You are on page 1of 88

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

HUYẾT HỌC LÂM SÀNG - VÒNG BỆNH HỌC - 307 CÂU

PHẦN I. CÂU HỎI GHI NHỚ - 148 CÂU

Câu 1. Fe là thành phần quan trọng tổng hợp:

A. Hemoglobin và bach cầu

B. Myoglobin và tiểu cầu

C. Hemoglobin và myoglobin

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: C.

Câu 2. Chu trình chuyển hóa sắt là chu trình kín?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B.

Câu 3. Lượng sắt trong cơ thể mất đi qua:

A. Phân

B. Nước tiểu

C. Mồ hôi

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 4. Chọn câu đúng:

A. Nhu cầu sắt hàng ngày bình thường để tạo hồng cầu là 20 - 25mg

B. Lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu ít được sử dụng từ quá trình phân
hủy cầu già

C. Cần 1,5 mg sắt/ngày để bù lại lượng sắt mất đi qua phân, nước tiểu, mồ hôi,
tế bào biểu mô bong ra

D. Nhu cầu sắt cơ thể không tăng ở trẻ em dậy thì


Đáp án: A

Câu 5. Chọn câu sai:

A. Sắt có mất đi qua phân, nước tiểu

B. Sắt không mất đi qua mồ hôi

C. Sắt mất đi qua tế bào biểu mô bong ra

D. Nhu cầu sắt tăng ở phụ nữ có thai

Đáp án: B

Câu 6. Sắt dữ trữ ở dạng nào?

A. Oligomer

B. Hemosiderin

C. A, B đúng

D. A, B sai

Đáp án: C

Câu 7. Cơ thể thiếu sắt trước tiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình nào?

A. Quá trình tổng hợp Hemoglobin

B. Quá trình tổng hợp ADN

C. Quá trình tổng hớp ARN

D. Quá trình tổng hợp Ribosom

Đáp án: A

Câu 8. Lượng sắt dự trữ có trong các men của tế bào giảm khi nào?

A. Giảm ngay khi thiếu sắt

B. Giảm khi thiếu sắt nặng

C. Không bao giờ giảm

D. Không có sắt trong men của tế bào

Đáp án: B

Câu 9. Sắt dự trữ ở cơ quan nào?


A. Gan

B. Lách

C. Tuỷ xương

D. Tất cả đúng

Đáp án: D

Câu 10. Sắt được vận chuyển ở dạng?

A. Ferritin

B. Transferin

C. Hemosiderin

D. Albumin

Đáp án: B

Câu 11. Khoảng bao nhiêu lượng sắt trong cơ thể chứa trong Hemoglobin?

A. 1/3

B. 2/3

C. 3/4

D. 1/2

Đáp án: B

Câu 12. Protein vận chuyển sắt trong cơ thể:

A. β1 - globulin

B. Apoferritin

C. Transferrin

D. Apoprotein

Đáp án: A

Câu 13. Khi hemoglobin bị phân hủy, sắt sẽ:

A. Phần nhỏ sẽ đi vào huyết tương

B. Phần lớn được dự trữ trong các đại thực bào dưới dạng ferritin.
C. Phần lớn được dự trữ một số mô cơ quan như gan, tim, tuyến nội tiết

D. Đi vào mật và thải theo phân ra ngoài

Đáp án: C

Câu 14. Sắt được hấp thu chủ yếu ở

A. Dạ dày

B. Tá tràng

C. Hồi tràng

D. Đại tràng

Đáp án: B

Câu 15. Vitamin nào tham gia vào quá trình hấp thu sắt:

A. Vitamin C

B. Vitamin E

C. Vitamin D

D. Vitamin B1

Đáp án: A

Câu 16. Có bao nhiêu nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt thường gặp:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Câu 17. Chế độ ăn thiếu sắt liên quan đến:

A. Thiếu sữa mẹ

B. Ăn bột kéo dài

C. Thiếu thức ăn nguồn gốc động vật

D. Tất cả đều đúng.


Đáp án: D

Câu 18. Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có thể gây:

A. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

B. Thiếu máu hồng cầu to

C. Thiếu máu thiếu sắt

D. Tất cả đúng

Đáp án: D

Câu 19. Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt:

A. Teo niêm mạc và gai lưỡi

B. Phù 2 chi dưới.

C. Tiểu đêm

D. Béo khu trú

Đáp án: A

Câu 20. Chọn các đáp án đúng:

1. Thiếu máu thiếu sắt dễ gây mệt mỏi, kém ăn

2. Người thiếu máu thiếu sắt dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn

3. Thường chỉ trẻ sơ sinh mới bị thiếu máu thiếu sắt

4. Thiếu máu thiếu sắt có thể gây rối loạn tiêu hóa

A. 1 - 2 đúng

B. 2 - 3 - 4 đúng

C. 1 - 2 - 3 đúng

D. 1 - 2 - 4 đúng

Đáp án: D

Câu 21. Hiện tượng chuỗi tiền hồng cầu gặp trong bệnh lý nào sau đây:

A. Bệnh lý tự miễn dịch.

B. Bệnh Thalassemia
C. Bệnh suy tủy

D. Bệnh Hemophilia

Đáp án: A

Câu 22. Bệnh lý thalassemia là nhóm bệnh hemoglobin di truyền do?

A. Thiếu hụt một hay nhiều chuỗi polypeptide trong globin của hemoglobin mà
không thay đổi cấu trúc chuỗi.

B. Thiếu hụt một hay nhiều chuỗi polypeptide trong globin của hemoglobin và
thay đổi cấu trúc chuỗi.

C. Thiếu 1 chuỗi polypeptide trong globin của hemoglobin.

D. Dư 1 chuỗi polypeptide trong globin của hemoglobin.

Đáp án: A

Câu 23. Theo tiếng Hy Lạp thalasssemia nghĩa là gì?

A. Bệnh máu vùng biển

B. Bệnh máu đại dương

C. Bệnh máu sắt

D. Bệnh máu khuyết

Đáp án: A

Câu 24. Alpha thalassemia thể ẩn?

A. Mất 1 gen alpha - globin

B. Là thể dị hợp tử a+

C. Có kiểu gen - a/aa

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 25. Bệnh thiếu máu tán huyết tự miễn:

A.Cơ thể xuất hiện kháng thể chống hồng cầu bản thân.

B. Bản chât kháng thể chủ yếu là IgD hoặc IgM


C. Coombs test trực tiếp, gián tiếp (-)

D.A và B đúng.

Đáp án: A

Câu 26. Chọn câu đúng:

A.Thiếu máu tan máu miễn dịch có liên quan đến nhiều lĩnh vực tế bào, miễn
dịch, sinh hoá,..

B. Bệnh lý thiếu máu tan máu miễn dịch rất phức tạp vì gặp nhiều nguyên nhân
bệnh gây nên nó.

C. Trong điều trị thiếu máu tan máu miễn dịch kháng thể nóng dùng corticoid
liệu pháp và cắt bỏ lách có hiệu quả hơn trong thiếu máu tan máu miễn dịch
kháng thể lạnh.

D.Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 27. Điều trị thiếu máu tan máu do yếu tố Rh:

A.Thay máu vào 3 giờ đầu thường có kết quả tốt, thay máu vào 6 giờ đầu vẫn
còn tốt, nếu thay máu muộn khi đã có triệu chứng nhiễm độc thần kinh thì điều
trị không có kết quả.

B. Lượng máu dùng để thay máu khoảng 100ml - 200ml.

C. Sử dụng máu để thay không nhất thiết phải cùng nhóm hệ ABO và hệ Rh (+).

D.Cho trẻ bú sữa mẹ bình thường.

Đáp án: A

Câu 28. Hậu quả của bất đồng miễn dịch trong truyền máu là:

A.Thiếu máu tan máu đồng miễn dịch

B. Giảm tiểu cầu đồng miễn dịch

C. Tử vong

D.Cả A, B, C đúng

Đáp án: D
Câu 29. Nhóm máu O nguy hiểm (a) là máu O của người có hiệu giá kháng
thể miễn dịch kháng A hoặc kháng B rất cao, (b) gây tan máu nội mạch khi
truyền cho bệnh nhân nhóm máu khác:

A.(a) đúng, (b) sai

B. (a) sai, (b) đúng

C. (a) (b) đều đúng

D.(a), (b) đều sai

Đáp án: C

Câu 30. Thai nhi không được nhận di truyền kháng nguyên nhóm máu, kháng
nguyên tiểu cầu từ đâu:

A. Cha

B. Mẹ

C. A, B đúng

D. A, B sai

Đáp án: B

Câu 31. Vị trí thứ 26 của chuỗi beta globin bị thay thể bằng Lysin, bất thường
này được xếp vào loại nào sau đây?

A. Bệnh alpha thalassemia

B. Bệnh beta thalassemia

C. Không ảnh hưởng đến hemoglobin

D. Bệnh cấu trúc hemoglobin

Đáp án: D

Câu 32. Bệnh nào sau đây gây tan máu nguyên nhân tại hồng cầu:

A. Bệnh hồng cầu hình liềm ( HbS)

B. Bị nhiễm kí sinh trùng sốt rét

C. Do rắn cắn

D. Tất cả sai
Đáp án: A

Câu 33. Beta thalassemia nào không phát hiện qua điện di hemoglobin:

A. Thể nặng

B. Thể trung bình

C. Thể nhẹ

D. Cả ba thể bệnh trên đều phát hiện trên điện di

Đáp án: D

Câu 34. Phân loại bệnh hemoglobin di truyền:

A. Hội chứng thalasssemia

B. Bệnh lý hemoglobin

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a và b đều sai

Đáp án: C

Câu 35. Hiện nay, có bao nhiêu loại bệnh lý Hemoglobin được phát hiện.

A. 500

B. 750

C. 1000

D. 1250

Đáp án: B

Câu 36. Tế bào máu của con (máu cuống rốn) không qua hàng rào nhau thai
qua máu mẹ vào thời điểm nào:

A.Đầu thai kì

B. Giữa thai kì

C. a,b đúng

D.a,b sai

Đáp án: C
Câu 37. Các cận lâm sàng để thấy được sự bất đồng miễn dịch trong truyền
máu:

A.Coomb’s test

B. Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp

C. Số lượng tiểu cầu

D.A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 38. Nguyên tắc an toàn về truyền máu:

A.Không có nguy cơ chống protein huyết thanh

B. Không có nguy cơ miễn dịch chống kháng nguyên bạch cầu, tiểu cầu và hồng
cầu

C. Không có nguy cơ lây lan bệnh

D. Tất cả câu trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 39. Đặc điểm HbM

A. Ít gặp, dễ bị oxy hóa, gây hội chứng xanh tím.

B. Hay gặp, dễ bị oxy hóa, gây hội chứng xanh tím.

C. Ít gặp, không dễ bị oxy hóa, không gây hội chứng xanh tím.

D. Hay gặp, không dễ bị oxy hóa, không gây hội chứng xanh tím.

Đáp án: A

Câu 40. Diễn tiến của bệnh nhân thalassemia thể nặng?

A. Tử vong bào thai

B. Sống nhờ truyền máu và thải sắt.

C. A và B đúng

D. A đúng B sai.

Đáp án: C
Câu 41. Đặc điểm thiếu máu trong bệnh lơ xê mi cấp là:

A. Thiếu máu bình sắc, hồng cầu lưới giảm

B. Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu lưới giảm

C. Thiếu máu bình sắc, hồng cầu lưới tăng

D. Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu lưới tăng.

Đáp án: A

Câu 42. Đặc điểm bạch cầu máu ngoại vi trong bệnh lơ xê mi cấp là:

A. Luôn giảm thấp, có thể gặp tế bào non ác tính

B. Luôn tăng cao, có thể gặp tế bào non ác tính

C. Luôn bình thường, có thể gặp tế bào non ác tính.

D. Tăng cao, có thể giảm thấp hoặc bình thường, có gặp tế bào non ác tính.

Đáp án: D

Câu 43. Kích thước tế bào non ác tính trong bệnh lơ xê mi cấp dòng lymphô
thể L1 là:

A. Tế bào lớn, không đồng đều

B. Tế bào nhỏ, đồng đều

C. Tế bào lớn, đồng đều

D. Tế bào nhỏ, không đồng đều

Đáp án: B

Câu 44. Bệnh lơ xê mi cấp đặc trưng bởi:

A. Sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào ác tính

B. Sự rối loạn hình thái của các tế bào ác tính

C. Sự rối loạn chức năng của tế bào ác tính

D. Sự rối loạn biệt hóa của tế bào ác tính

Đáp án: A

Câu 45. Bệnh lơ xê mi cấp dòng tủy thường gặp ở:


A. Phụ nữ

B. Trẻ em

C. Người lớn

D. Nam giới

Đáp án: C

Câu 46. Xét nghiệm chẩn đoán quyết định bệnh lơ xê mi cấp là:

A. Hóa học tế bào

B. Tủy đồ

C. Sinh thiết tủy xương

D. Công thức máu

Đáp án: B

Câu 47. Đặc điểm thiếu máu trong bệnh lơ xê mi cấp là:

A. Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu lưới giảm

B. Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu lưới tăng.

C. Thiếu máu bình sắc, hồng cầu lưới giảm

D. Thiếu máu bình sắc, hồng cầu lưới tăng

Đáp án: C

Câu 48. Đặc điểm lâm sàng bệnh bạch cầu cấp thời kỳ toàn phát thường có
các triệuchứng sau, ngoại trừ:

A. Không sốt.

B. Thiếu máu.

C. Xuất huyết.

D. Đau xương khớp.

E. Lách lớn.

Đáp án: A

Câu 49. Tiêu chuẩn quyết định để chẩn đoán bệnh lơ xê mi cấp là:
A. Tỉ lệ tế bào blast chiếm ít nhất 30% tế bào có nhân trong tủy.

B. Tỉ lệ tế bào blast chiếm không quá 30% bạch cầu ở máu.

C. Tỉ lệ tế bào blast chiếm không quá 30% tế bào có nhân trong tủy.

D. Tỉ lệ tế bào blast chiếm ít nhất 30% bạch cầu ở máu

Đáp án: A

Câu 50. Bệnh lơ xê mi cấp đặc trưng bởi:

A. Sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào ác tính

B. Sự rối loạn chức năng của tế bào ác tính

C. Sự rối loạn hình thái của các tế bào ác tính.

D. Sự rối loạn biệt hóa của tế bào ác tính

Đáp án: A

Câu 51. Đặc điểm bạch cầu máu ngoại vi trong bệnh lơ xê mi cấp là:

A. Luôn tăng cao, có thể gặp tế bào non ác tính

B. Thường tăng cao, có thể giảm thấp hoặc bình thường, có gặp tế bào non ác
tính.

C. Luôn giảm thấp, có thể gặp tế bào non ác tính

D. Luôn bình thường, có thể gặp tế bào non ác tính.

Đáp án: B

Câu 52. Trong xếp loại bệnh bạch cầu cấp theo phương pháp Anh - Mỹ
(FAB), loại bạch cầu cấp thể tiền tủy bào được xếp vào loại:

A. M1

B. M2

C. M3

D. M4

Đáp án: D

Câu 53. Lơ - xê - mi kinh dòng lympho là bệnh ác tính có đặc điểm nào sau
đây?
A. Tăng sinh và tích luỹ tế bào lympho trưởng thành

B. Tất cả đều đúng

C. Tăng sinh và tích luỹ tế bào dòng plasmo (tương bào)

D. Tăng sinh và tích luỹ tế bào non ác tính (tế bào blast) dòng lympho

Đáp án: A

Câu 54. Bệnh lơ xê mi cấp đặc trưng bởi:

A. Sự rối loạn hình thái của các tế bào ác tính

B. Sự rối loạn biệt hóa của tế bào ác tính

C. Sự rối loạn chức năng của tế bào ác tính

D. Sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào ác tính

Đáp án: D

Câu 55. Khoảng trống bạch cầu dùng để phân biệt bạch cầu kinh dựa vào
điểm sau:

A. Có bạch cầu non không có bạch cầu trung gian

B. Có bạch cầu non và có bạch cầu trung gian

C. Có bạch cầu non và tất cả các giai đoạn của bạch cầu trưởng thành

D. Không có bạch cầu non và có các giai đoạn của bạch cầu trưởng thành

E. Không có bạch cầu non và các giai đoạn trung gian

Đáp án: A

Câu 56. Đặc điểm bạch cầu máu ngoại vi trong bệnh lơ xê mi cấp là:

A. Luôn tăng cao, có thể gặp tế bào non ác tính.

B. Luôn giảm thấp, có thể gặp tế bào non ác tính.

C. Luôn bình thường, có thể gặp tế bào non ác tính.

D. Thường tăng cao, có thể giảm thấp hoặc bình thường, có gặp tế bào non ác
tính

Đáp án: D
Câu 57. Điều trị dự phòng cho hệ thần kinh trung ương để phòng các
leucoblast vào màng não ta có thể thực hiện như sau (ngoại trừ):

A. Tia xạ vào hộp sọ.

B. Bơm Methotrexate vào nước não tủy.

C. Bơm Hydrocortisone vào nước não tủy.

D. Bơm Cytosin - arabinoside vào nước não tủy.

E. Kháng sinh nội tủy

Đáp án: E

Câu 58. Leucemi cấp trẻ em dòng lymphô chiếm:

A. Trên 70% trường hợp

B. Trên 50% trường hợp

C. Trên 40% trường hợp

D. Trên 30% trường hợp

E. Trên 20% trường hợp

Đáp án: A

Câu 59. Đặc điểm lâm sàng bệnh bạch cầu cấp thời kỳ toàn phát thường có
các triệu chứng sau, ngoại trừ:

A. Không sốt.

B. Thiếu máu.

C. Xuất huyết.

D. Đau xương khớp.

E. Lách lớn

Đáp án: A

Câu 60. Bệnh bạch cầu cấp là bệnh tăng sinh ác tính những tế bào leucoblast.
Những leucoblast này có những đặc điểm sau, ngoại trừ:

A. Rất non.

B. Chưa biệt hóa.


C. Đã biệt hóa.

D. Nhân nhiều thùy và có hạt nhân.

E. Tế bào lớn

Đáp án: C

Câu 61. Phản ứng giả Leucemi cấp ở trẻ em có thể gặp trong những trường
hợp sau, ngoại trừ:

A. Ho gà

B. Lao

C. Bạch cầu kinh

D. Nhiễm siêu vi

Đáp án: C

Câu 62. Trong điều trị bạch cầu cấp, nếu bệnh nhân suy gan thì người ta
chống chỉ định sử dụng thuốc sau:

A. Prednisolone.

B. 6 - MP

C. Asparaginase.

D. Cytosine arabinoside.

E. Daunorubycine.

Đáp án: C

Câu 63. Ghép tủy trong điều trị bạch cầu cấp qua xác định HLA đạt tỷ lệ sống
trên 3 năm là:

A. 10%.

B. 15 - 20%.

C. 20 - 30%

D. 30 - 40%.

E. 50%.

Đáp án: B
Câu 64. Bạch cầu cấp trẻ em là bệnh ung thư nước lan tràn nhanh, thời gian
phân đôi ngắn do đó phải dùng đa hóa học điều trị, tuy vậy khi điều trị tấn công
dễ bị biến chứng:

A. Suy tuỷ

B. Suy gan

C. Suy thận

D. Suy đa phủ tạng

E. Tất cả đều đúng

Đáp án: A

Câu 65. Chúng ta gọi là lui bệnh hoàn toàn trong bệnh bạch cầu cấp khi số
lượng Leucoblast trong tủy xương nhỏ hơn:

A. 3%

B. 5%

C. 7%

D. 9%

E. 10%

Đáp án: B

Câu 66. Dấu hiệu đặc trưng của lơ - xê - mi kinh dòng bạch cầu hạt là:

A. Tăng số lượng bạch cầu lympho ở máu ngoại vi

B. Tăng cả mono và lympho

C. Tăng số lượng bạch cầu hạt ở máu ngoại vi

D. Tăng số lượng bạch cầu mono ở máu ngoại vi

Đáp án: C

Câu 67. Máu ngoại vi trong lơ - xê - mi kinh dòng bạch cầu hạt thường có
tăng bạch cầu gì?

A. Tăng bạch cầu ưa acid

B. Tăng bạch cầu ưa bazơ và ưa acid.


C. Tăng bạch cầu ưa bazơ.

D. Tăng bạch cầu mono

Đáp án: B

Câu 68. Lơ - xê - mi kinh dòng bạch cầu hạt là bệnh lý tăng sinh tế bào nào?

A. Tăng sinh tế bào dòng bạch cầu hạt và dòng lympho

B. Tăng sinh tế bào dòng bạch cầu hạt và dòng mono

C. Tăng sinh tế bào non dòng lympho

D. Tăng sinh tế bào dòng bạch cầu hạt biệt hoá

Đáp án: D

Câu 69. Trong công thức bạch cầu của lơ - xê - mi kinh dòng bạch cầu hạt có
đặc điểm nào sau:

A. Gặp đủ lứa tuổi dòng bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu

B. Tất cả đều đúng

C. Gặp đủ lứa tuổi dòng bạch cầu hạt và mono

D. Gặp đủ lứa tuổi dòng bạch cầu hạt

Đáp án: D

Câu 70. Lơ - xê - mi kinh dòng bạch cầu hạt là bệnh lý:

A. Tăng sinh tế bào non dòng lympho

B. Tăng sinh tế bào dòng bạch cầu hạt biệt hoá

C. Tăng sinh tế bào dòng bạch cầu hạt và dòng mono

D. Tăng sinh tế bào dòng bạch cầu hạt và dòng lympho

Đáp án: B

Câu 71. Bệnh bạch cầu tủy mạn nằm trong:

A. Hội chứng tăng sinh tủy ác tính cấp tính

B. Hội chứng tăng sinh tủy ác tính mạn tính

C. Bệnh leukemia cấp


D. Hội chứng rối loạn sinh tủy

Đáp án: B

Câu 72. Nhóm bệnh lý tăng sinh tủy ác tính mạn tính bao gồm, trừ:

A. Xơ xương tủy xương

B. Hội chứng tăng bạch cầu ưa acid

C. Bệnh bạch cầu tủy mạn

D. Bệnh bạch cầu lympho mạn

Đáp án: D

Câu 73. Bạch cầu tủy mạn thường gặp ở:

A. < 20 tuổi

B. 20 - 50 tuổi

C. 50 - 70 tuổi

D. > 70 tuổi

Đáp án: B

Câu 74. Nhiễm sắc thể Ph1 là:

A. Hiện tượng chuyển đoạn của nhiễm sắc thể số 9 và 22

B. Đột biến gen BCR - ABL

C. Đột biến nhiễm sắc thể số 5 và 7

D. Biến đổi ở vị trí 23 cánh dài của NST số 11

Đáp án: A

Câu 75. Bệnh bạch cầu tủy mạn có các giai đoạn:

A. 3 giai đoạn: mạn tính, tăng tốc, giai đoạn cuối.

B. 2 giai đoạn: mạn tính và tiến triển cấp tính.

C. 3 giai đoạn: lui bệnh hoàn toàn, lui bệnh không hoàn toàn và tái phát.

D. 3 giai đoạn: mạn tính, tăng tốc và tiến triển cấp tính.

Đáp án: D
Câu 76. Bạch cầu tủy mạn giai đoạn tiến triển mạn tính, tỷ lệ blast hoặc
nguyên tủy bào và tiền tủy bào trong tủy xương:

A. > 20%

B. 5 - 20%

C. < 15%

D. > 30%

Đáp án: C

Câu 77. Thuốc hydrea trong điều trị bệnh bạch cầu tủy mạn có chế tác dụng:

A. Cơ chế chống chuyển hoá

B. Chống phân bào kiểu alkyl

C. Ức chế hoạt tính tyrosin kinase

D. Kháng sinh chống ung thư

Đáp án: A

Câu 78. Thuốc imatinib trong điều trị bệnh bạch cầu tủy mạn có chế tác dụng:

A. Cơ chế chống chuyển hoá

B. Chống phân bào kiểu alkyl

C. Ức chế hoạt tính tyrosin kinase

D. Kháng sinh chống ung thư

Đáp án: C

Câu 79. Trong điều trị bệnh bạch cầu tủy mạn, gạn bạch cầu được chỉ định
khi:

A. Bạch cầu > 100 G/l

B. Bạch cầu > 200 G/l

C. Bạch cầu > 500 G/l

D. Bạch cầu > 1000 G/l

Đáp án: A
Câu 80. Trong điều trị bệnh bạch cầu tủy mạn, cắt được chỉ định khi:

A. Lách quá to

B. Bạch cầu > 100 G/l

C. Không đáp ứng điều trị hóa chất

D. Nhồi máu lách

Đáp án: D

Câu 81. Khi theo dõi điều trị bạch cầu tủy mạn, tủy đồ và NST Ph 1 được làm
sau điều trị:

A. 1 tháng

B. 3 tháng

C. 6 tháng

D. 1 năm

Đáp án: B

Câu 82. Trong bệnh bạch cầu tủy mạn, tiêu chuẩn đáp ứng về tế bào di
truyền, đáp ứng hoàn toàn khi:

A. Số lượng bạch cầu < 10 G/l

B. Không còn bạch cầu trung gian trong máu ngoại vi

C. Ph (+) 0%

D. Ph (+) 90 - 95%

Đáp án: C

Câu 83. Trong bệnh bạch cầu tủy mạn, tiêu chuẩn đáp ứng mức độ phân tử,
đáp ứng hoàn toàn khi:

A. Số lượng bạch cầu < 10 G/l

B. Không còn bạch cầu trung gian trong máu ngoại vi

C. Ph (+) 0%

D. Không phát hiện thấy thấy phiên bản của gen BCR - ABL khi xét nghiệm
PCR định lượng
Đáp án: D

Câu 84. Thuốc sau đây thuộc nhóm chống phân bào kiểu Alkyl điều trị trong
bệnh bạch cầu tủy mạn, trừ:

A. Busulfan

B. Dybomomanitol

C. Cyclophosphamide

D. Hydroxyurea

Đáp án: D

Câu 85. Bệnh u lympho ác tính là bệnh phát sinh từ tổ chức nào:

A. Tổ chức liên võng lympho.

B. Tổ chức hạch.

C. Tổ chức mô đệm của hạch.

D. Tổ chức võng nội mô.

Đáp án: A

Câu 86. Tế bào đặc hiệu trong bệnh lý u lympho Hodgkin là:

A. Tế bào Reed Hodgkin.

B. Tế bào Reed Stenberg.

C. Tế bào lympho mang tính chất ác tính.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án: B.

Câu 87. Yếu tố nào sau đây có liên quan đến sự phát sinh của bệnh lý u
lympho:

A. Tình trạng suy giảm miễn dịch di truyền hoặc mắc phải.

B. Hóa chất, phóng xạ.

C. Virus như EBV, HTLV…

D. Tất cả các yếu tố nêu trên.


Đáp án: D

Câu 88. Các triệu chứng toàn thân có thể gặp trong bệnh lý u lympho là:

A. Sốt.

B. Ra mồ hôi trộm.

C. Gầy sút cân.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D

Câu 89. Các thành phần của tổ chức Stenberg trong bệnh u lympho Hodgkin
không bao gồm:

A. Tổ chức bã đậu.

B. Tế bào Reed Stenberg.

C. Lymphocyte.

D. Eosinophile, Neutrophile, Plasmocyte

Đáp án: A

Câu 90. Đặc điểm đặc trưng của tế bào Reed Stenberg là:

A. Tế bào kích thước lớn khoảng từ 30 - 60µm.

B. Nguyên sinh chất rộng, bắt màu kiềm.

C. Có một hoặc nhiều nhân, nhân to, có hạt nhân (do các hạt vùi tạo thành), có
khoảng sáng quanh nhân, lưới nhân thô.

D. Tất cả các đặc điểm nêu trên.

Đáp án: D

Câu 91. Đặc điểm mô bệnh học tổ chức hạch trong bệnh u lympho Non
Hodgkin là:

A. Cấu trúc hạch bị phá vỡ.

B. Tăng sinh mạnh các tế bào thuộc dòng lympho.

C. Hình thái tế bào bị biến đổi mang đặc điểm của tế bào ung thư.

D. Tất cả các đặc điểm nêu trên.


Đáp án: D

Câu 92. Độ ác tính của u lympho Non Hodgkin tế bào B lớn lan tỏa theo WF
1982 là:

A. Độ ác tính thấp.

B. Độ ác tính trung bình.

C. Độ ác tính trung bình cao.

D. Độ ác tính cao.

Đáp án: B

Câu 93. Độ ác tính của u lympho Non Hodgkin thể nang, tế bào nhỏ theo WF
1982 là:

A. Độ ác tính thấp.

B. Độ ác tính trung bình thấp.

C. Độ ác tính trung bình.

D. Độ ác tính rất thấp.

Đáp án: A

Câu 94. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2008) dựa vào hình ảnh mô bệnh học,
bệnh Hodgkin được chia thành không bao gồm thể nào:

A. Thể giàu lymphocyt.

B. Thể MALT.

C. Thể hỗn hợp tế bào.

D. Thể xơ nốt.

Đáp án: B

Câu 95. Những yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân u lympho ác tính Non
Hodgkin:

A. Tuổi cao (> 60).

B. Có nhiều hạch hoặc hạch/khối u quá to.

C. Giai đoạn muộn (III, IV).


D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 96. Các phương pháp điều trị bệnh lý u lympho ác tính Non Hodgkin
không bao gồm:

A. Sử dụng 131I

B. Hóa trị.

C. Xạ trị.

D. Miễn dịch trị liệu.

E. Ghép tế bào gốc tạo máu.

Đáp án: A

Câu 97. Chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu:

A. Tuổi dưới 65 tuổi.

B. Phải có tiêu chuẩn đáp ứng với hoá chất trong đợt điều trị tấn công từ đầu
hay sau khi tái phát điều trị cứu vãn trước khi ghép.

C. Tùy từng thể tế bào có thời điểm chỉ định ghép phù hợp.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: D

Câu 98. Chỉ định của ritiximab, ngoại trừ:

A. Điều trị bệnh lý u lympho Non Hodgkin tế bào B có CD20(+).

B. Viêm khớp dạng thấp ở người lớn.

C. Bệnh nhân ghép thận.

D. Bệnh bạch cầu tủy mạn.

Đáp án: D

Câu 99. Rituximab là thuốc được chỉ định trong bệnh lý, ngoại trừ:

A. Lymphom Non Hodgkin có CD20(+).

B. Bạch cầu mạn dòng lympho


C. Bạch cầu cấp dòng tủy.

D. Viêm khớp dạng thấp.

Đáp án: C

Câu 100. Liều dùng của Rituximab trong điều trị bệnh lý u lympho ác tính Non
Hodgkin tế bào B có CD20(+) là:

A. 350mg/m2 da

B. 375 mg/m2 da

C. 400 mg/m2 da

D. 425 mg/m2 da

Đáp án: B

Câu 101. Các phác đồ hóa chất điều trị bệnh u lympho Hodgkin là:

A. ABVD.

B. MOPP.

C. BEACOOP.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D

Câu 102. Các hóa chất dùng trong phác đồ CHOP là:

A. Cyclophosphamid, Hydrocloroquine, Oncovin, Prednisolon.

B. Cyclophosphamid, Doxorubicin, Vincristin, Prednisolon.

C. Cyclosporin A, Doxorubicin, Oncovin, Procarbazin.

D. Cyclosporin A, Hydrodaunorubicin, Oncovin, Prednisolon.

Đáp án: B

Câu 103. Các hóa chất dùng trong phác đồ ABVD là:

A. Adriamycin, Bleomycin, Vincristin, Dacarbazin.

B. Adriamycin, Bleomycin, Vincristin, Dexamethasone.

C. Doxorubicin, Bleomycin, Vincristin, Dexamethasone.


D. Doxorubicin, Bleomycin, Vinblastin, Dacarbazin.

Đáp án: D

Câu 104. Tác dụng phụ của hóa chất doxorubicin bao gồm:

A. Viêm bàng quang xuất huyết.

B. Ức chế tủy xương.

C. Viêm đa dây thần kinh ngoại vi.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: B

Câu 105. Tác dụng phụ của hóa chất cyclophosphamide bao gồm:

A. Viêm bàng quang xuất huyết.

B. Tổn thương gan.

C. Rụng tóc.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: D

Câu 106. Tác dụng phụ của hóa chất vincristine là:

A. Viêm đa dây thần kinh ngoại vi.

B. Suy tim.

C. Viêm bàng quang xuất huyết.

D. Viêm điểm bám gân.

Đáp án: A

Câu 107. Liều xạ trị thường áp dụng cho bệnh nhân u lympho có chỉ định là trị
là:

A. 10 - 15 Gy.

B. 15 - 20 Gy.

C. 30 - 40 Gy.

D. 60 - 70 Gy.
Đáp án: C

Câu 108. Hóa chất thường dùng để tiêm nội tủy trong điều trị bệnh lý u
lympho là:

A. Cyclosporin A.

B. Methotrexate.

C. Cyclophosphamid.

D. Doxorubicin.

Đáp án: B

Câu 109. Về mô học, mạch máu được tạo thành bởi mấy lớp đồng tâm:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 110. Khi thành mạch bị tổn thương có sự co thắt mạch máu là do quá trình


nào sau đây?

A. Phản xạ thần kinh

B. Sự co thắt cơ tại chỗ

C. Kích thích hệ phó giao cảm

D. A và B đúng

E. B và C đúng

Đáp án: D

Câu 111. Câu nào sau đây không đúng đối với quá trình thành lập nút chận tiểu
cầu?

A. Thành mạch bị tổn thương để lộ ra lớp mô liên kết có collagen

B. Tiểu cầu bám dính vào lớp collagen

C. Tiểu cầu phát động quá trình đông máu
D. Tiểu cầu giải phóng ADP

E. ADP làm tăng tính bám dính của các tiểu cầu, tạo nên nút chận tiểu cầu

Đáp án: C

Câu 112. Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu hoạt hóa kết dính vào đâu? 

A.  Lớp cơ trơn 

B.  Lớp dưới nội mạc

C.  Lớp nội mạc 

D. Tất cả đều sai 

Đáp án: B

Câu 113. Kết quả nghiệm pháp dây thắt nào sau đây là dương tính (++) 

A. 3 - 5 nốt/1 cm2 

B. 5 - 9 nốt/1 cm2 

C. 10 - 19 nốt/1 cm2   

D. 19 - 25 nốt/1 cm2 

Đáp án: C

Câu 114. Khi thành mạch bị tổn thương cơ chế cầm máu được khởi động khi
nào?

A. Sau khi bộc lộ lớp collagen

B. Sau hiện tượng co mạch

C. Ngay lập tức khi thành mạch bị tổn thương

D. Sau khi tiểu cầu được hoạt hóa.

Đáp án: C

Câu 115. Lớp giữa của mạch máu được đại diện bởi:

A. Tế bào cơ trơn và nguyên bào sợi.

B. Tế bào cơ trơn và mô liên kết.

C. Tế bào cơ trơn và sợi chun


D. Nguyên bào sợi và sợi chun

Đáp án: C

Câu 116. Thành phần của lớp dưới nội mạc, ngoại trừ:

A. Collagen

B. Proteoglycan

C. Sợi chun

D. Vi sợi

Đáp án: C

Câu 117. Viêm thành mạch dị ứng còn được gọi là bệnh:

A. Bệnh Vaquez

B. Bệnh Schöenlein - Henoch

C. PNH

D. Hemophilia

Đáp án: B

Câu 118. Viêm thành mạch dị ứng thường gặp ở độ tuổi

A. < 20

B. 20 - 50

C. 50 - 70

D. > 70

Đáp án: A

Câu 119. Viêm thành mạch dị ứng thường xảy ra ở mùa nào trong năm

A. Đông xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Tất cả các mùa như nhau

Đáp án: A
Câu 120. Phân loại viêm thành mạch dị ứng theo diễn biến gồm các thể:

A. Thể xuất huyêt dưới da đơn thuần và thể hỗn hợp

B. Thể xuất huyêt dưới da đơn thuần, thể bụng, thể thận và thể hỗn hợp

C. Thể cấp tính và mạn tính

D. Thể tối cấp tính, cấp tính và mạn tính

Đáp án: D

Câu 121. Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm thành mạch dị ứng theo Hội thấp
khớp Hoa Kỳ bao gồm, trừ:

A. Ban xuất huyết dạng mạch ở da

B. Tuổi < 20 khi bệnh bắt đầu lần đầu tiên.

C. Hình ảnh sinh thiết da dạng viêm mao mạch leucocytoclastic.

D. Số lượng tiểu cầu và xét nghiêm đông máu bình thường.

Đáp án: D

Câu 122. Xét nghiệm máu ngoại vi ở viêm thành mạch di ứng thường có:

A. Giảm số lượng tiểu cầu

B. Giảm số lượng bạch cầu

C. Tăng bạch cầu ái toan

D. Tăng bạch cầu ái kiềm

Đáp án: C

Câu 123. Các biểu hiện lâm sàng gặp ở bệnh nhân viêm thành mạch dị ứng là:

A. Trong tiền sử thường có cơ địa dị ứng.

B. Biểu hiện của dị ứng ngoài da như mề đay, ngứa, mụn nước, phù mềm…

C. Đau sưng các khớp ngón, bàn tay, cổ tay, đầu gối, cổ chân, đôi khi đau ở
khớp háng, cột sống.

D. Ý A và B

E. Cả 3 ý trên
Đáp án: E

Câu 124. Theo Hội Thấp khớp Hoa Kỳ (ARA, 1990), chẩn đoán xác định bệnh
viêm thành mạch dị ứng khi có:

A. ≥ 2/3 triệu chứng

B. ≥ 2/4 triệu chứng

C. ≥ 2/5 triệu chứng

D. ≥ 2/7 triệu chứng

Đáp án: B

Câu 125. Triệu chứng nào không nằm trong các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm
thành mạch dị ứng theo Hội Thấp khớp Hoa Kỳ (ARA, 1990):

A. Tuổi < 16khi bị bệnh lần đầu tiên

B. Ban xuất huyết dạng mạch ở da.

C. Đau bụng lan tỏa, tăng lên sau bữa ăn, kèm đại tiện ra máu.

D. Hình ảnh sinh thiết da dạng viêm mao mạch leucocytoclastic.

Đáp án: A

Câu 126. Tiến triển của viêm thành mạch dị ứng thể thận có thể gặp là:

A. Khỏi hoàn toàn

B. Hội chứng thận hư

C. Suy thận mạn tính

D. Cả 3 ý trên

Đáp án: D

Câu 127. Thuốc ức chế miễn dịch có thể dùng trong điều trị viêm thành mạch
dị ứng, trừ:

A. 6 - MP

B. Imuran

C. Cyclophosphamide

D. Doxorubicin
Đáp án: D

Câu 128. Câu nào đúng khi nói về sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong điều
trị viêm thành mạch dị ứng:

A. Thường được dùng trong thể thông thường điển hình

B. Tác dụng chậm, sau 2 tuần mới có hiệu quả

C. Thường được dùng phối hợp với corticoid để tăng hiệu quả

D. Chống chỉ định trong các trường hợp có tổn thương thận

Đáp án: B

Câu 129. Chọn câu ĐÚNG. Tỉ lệ mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn
dịch:

A.Ở người lớn, nam mắc nhiều hơn nữ

B. Ở trẻ em, tỉ lệ nam nữ mắc như nhau

C. Tỉ lệ người lớn mắc nhiều hơn trẻ em

D.Tất cả đều sai

Đáp án: B

Câu 130. Chọn câu SAI. Lâm sàng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn
dịch:

A.Xuất huyết dưới da đa hình thái

B. Chảy máu chân răng

C. Lách to

D.Đại tiện phân đen

Đáp án: C

Câu 131. Tự kháng thể kháng tiểu cầu có thể thuộc type:

A.IgG

B. IgM

C. IgA

D.Tất cả đúng


Đáp án: D

Câu 132. Khi sử dụng anti D điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn dịch ở
trẻ em:

A.Dùng cho người Rh (-)

B. Dùng cho người Rh (+)

C. Dùng cho người đã cắt lách

D.Sau khi dùng corticoid đã ổn

Đáp án: B

Câu 133. Số lượng tiểu cầu giảm trong các bệnhnào sau đây:

A. Xuất huyết giảm tiểu cấu

B. Sốt xuất huyết

C. Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 134. Kết quả của quá trình cầm máu là gì?

A. Co mạch giảm chảy máu

B. Hình thành nút tiểu cầu

C. Hình thành sợi fibrin

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: B

Câu 135. Chọn câu đúng. Chức năng của tiểu cầu:

A. Bảo vệ nội mô 

B. Tham gia vào quá trình cầm máu 

C. Tham gia vào quá trình đông máu 

D. Tất cả đúng

Đáp án: D
Câu 136. Các yếu tố tham gia vào hiện tượng co cục máu, chọn câu đúng:

A. Tiểu cầu

B. Fibrin

C. Yếu tố XIII, Ca2+, glucose, ATP, ADP..

D. Tất cả đúng

Đáp án: D

Câu 137. Tính chất gây rối loạn đông máu trong bệnh xơ gan là:

A. Rối loạn đông máu do tiểu cầu

B. Rối loạn đông máu do huyết tương

C. Rối loạn đông máu do tiểu cầu và huyết tương

D. Rối loạn đông máu do huyết tương và thành mạch

Đáp án: C

Câu 138. Sự co cục máu phụ thuộc vào:

A. Số lượng Tiểu cầu

B. Chất lượng tiểu cầu

C. Lượng fibrinogen và Hematocrit

D. Tất cả đúng

Đáp án: D

Câu 139. Đặc tính cơ bản của tiểu cầu là gì?

A. Kết dính

B. Ngưng tập

C. Thay đổi hình dạng và phóng thích các chất

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 140. Các nhóm thuốc nào sau đây có thể dẫn đến giảm tiểu cầu do thuốc:

A. Hóa chất điều trị ung thư.


B. Heparin.

C. Thuốc chống viêm giảm đau non - steroid (NSAIDs).

D. Tất cả các nhóm thuốc nêu trên.

Đáp án: D

Câu 141. Các cơ chế bệnh sinh của giảm tiểu cầu trong bệnh xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch là:

A. Do kháng thể đồng chủng.

B. Do thuốc và hóa chất.

C. Do xuất hiện phản ứng miễn dịch nguyên phát.

D. Tất cả các cơ chế nêu trên.

Đáp án: D

Câu 142. Ở người lớn, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thường gặp:

A. Ở nữ nhiều hơn ở nam.

B. Ở nam nhiều hơn ở nữ.

C. Tỷ lệ ở nam nữ là như nhau.

D. Sau tuổi 60, tỷ lệ ở nam nhiều hơn ở nữ.

Đáp án: A

Câu 143. Bình thường giá trị của đời sống nửa tiểu cầu là:

A. 3 - 4 ngày.

B. 5 - 7 ngày.

C. 24 - 48 giờ.

D. 8 - 10 ngày.

Đáp án: B

Câu 144. Đặc điểm hình ảnh tủy đồ trong xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch:

A. Số lượng mẫu tiểu cầu trong tủy giảm.

B. Số lượng mẫu tiểu cầu có thể tăng, bình thường hoặc giảm.
C. Tỷ lệ mẫu tiểu cầu ái kiềm thường giảm.

D. Tăng tỷ lệ mẫu tiểu cầu có hạt sinh tiểu cầu.

Đáp án: B

Câu 145. Các phương pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là:

A. Corticoid liệu pháp, thuốc ức chế miễn dịch nhóm chống ung thư như:
cyclosphamide, cyclosporin A, azathioprin…

B. Globulin miễn dịch, TPO - R agonist, thuốc phong tỏa Fc receptor.

C. Cắt lách, chiếu xạ lách.

D. Tất cả các phương pháp trên.

Đáp án: D

Câu 146. Thuốc ức chế miễn dịch nào thuộc nhóm chống ung thư không được
áp dụng trong điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở Việt Nam là:

A. Cyclophosphamide.

B. Carboplatin.

C. Cycloporin A.

D. Mycophenonat mofetil.

Đáp án: B

Câu 147. Chỉ định cắt lách được thực hiện cho các bệnh nhân xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch trong trường hợp:

A. Điều trị 6 tháng bằng methylprednisolone và các thuốc ức chế miễn dịch
khác thất bại hoặc người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch tái phát nhiều
lần.

B. Tình trạng sinh mẫu tiểu cầu trong tuỷ còn tốt.

C. Phụ thuộc corticoid.

D. Tất cả các tiêu chuẩn kể trên.

Đáp án: D
Câu 148. Trước, trong và sau phẫu thuật cắt lách, bệnh nhân xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch cần được thực hiện các biện pháp điều trị dự phòng nào sau
đây:

A. Tiêm phòng trước khi cắt lách 2 tuần đối với các tác nhân bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm thường gặp.

B. Uống kháng sinh dự phòng sau khi cắt lách.

C. Truyền khối tiểu cầu trước và trong phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu.

D. Tất cả các biện pháp nêu trên

Đáp án: D
PHẦN II. CÂU HỎI HIỂU - 96 CÂU

Câu 149. Nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu to:

A. Thiếu acid folic

B. Thiếu vitamin B12

C. Cả 2 ý trên đều đúng

D. Cả 2 ý trên đều sai

Đáp án: C

Câu 150. Bệnh lý gây thiếu máu hồng cầu nhỏ

A. Thiếu máu do thiếu sắt

B. Bệnh thalassemia

C. Cả 2 ý trên đều đúng

D. Cả 2 ý trên đều sai

Đáp án: C

Câu 151. Hồng cầu đa sắc bắt màu gì trên kết quả phết máu ngoại vi?

A. Xanh tím.

B. Hồng nhạt.

C. Xanh đậm.

D. Xanh đen.

Đáp án: A

Câu 152. Hồng cầu nhược sắc gặp trong bệnh lý nào?

A. Bệnh lý huyết sắc tố.

B. Thiếu máu thiếu sắc.

C. Cả hai đều sai.

D. Cả hai đều đúng.

Đáp án: D

Câu 153. Chọn câu đúng:


A. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu hồng cầu to

B. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu nhẹ

C. Quá tải sắt sẽ gây ứ đọng sắt ở các mô như tim, gan, tuyến nội tiết… dẫn đến
rối loạn trầm trọng các cơ quan này

D. Quá tải sắt không ảnh hưởng tới cơ thể.

Đáp án: C

Câu 154. Cho các mệnh đề sau:

1. Trong cơ thể, nhu cầu sắt hằng ngày bình thường để tạo hồng cầu là 20 -
25mg

2. Lượng sắt trong cơ thể mỗi ngày mất đi qua phân nước tiểu mồ hôi tế bào
biểu mô bong ra

3. Nhu cầu sắt trong cơ thể tăng lên tring trường hợp mất máu qua các chu kì
kinh nguyệt.

Số mệnh đề nào đúng

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án: D

Câu 155. Phân loại mức độ thiếu máu trên lâm sàng dựa vào:

A. Mức độ rối loạn tiêu hóa nhiều hay ít.

B. Mức độ từ hồng đến nhạt từ từ của da niêm

C. Khả năng tập trung của bệnh nhân.

D. Cơn chóng mặt nhiều hay ít.

Đáp án: B

Câu 156. Bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt giai đoạn đầu, chọn câu đúng:

A. Ferritin giảm, sắt huyết thanh giảm


B. Ferritin tăng, sắt huyết thanh tăng

C. Ferritin giảm, sắt huyết thanh bình thường

D. Ferritin tăng, sắt huyết thanh giảm.

Đáp án: C

Câu 157. Bù sắt nào dễ hấp thu hơn:

A. Fe hóa trị II

B. Fe hóa trị III

C. Fe hóa trị II, III hấp thu như nhau

D. 3 câu đều sai

Đáp án: A

Câu 158. Hb: 8g/dl, MCV: 70fl, MCH: 20pg, sắt huyết thanh: 60mg/dl,
ferritin: 10ng/ml. Chẩn đoán phù hợp:

A. Thiếu máu do suy dinh dưỡng

B. Thiếu máu thiếu sắt

C. Thalassemia

D. Thiếu máu do viêm mạn tính

Đáp án: B

Câu 159. Nhu cầu sắt sẽ tăng lên trong trường hợp nào:

A. Phụ nữ có thai

B. Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt

C. Phụ nữ cho con bú

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 160. Ferritin giảm, sắt huyết thanh bình thường nghĩ đến:

A. Thiếu máu do thiếu sắt

B. Thiếu máu do viêm mạn tính


C. Thiếu máu do suy dinh dưỡng

D. Thalassemia

Đáp án: A

Câu 161. Xét nghiệm sắt ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt thường là:

A. Ferritin giảm, sắt huyết thanh giảm

B. Ferritin tăng, sắt huyết thanh giảm

C. Ferritin giảm, sắt huyết thanh tăng

D. Ferritin tăng, sắt huyết thanh tăng

Đáp án: A

Câu 162. Xét nghiệm ở bệnh nhân thiếu máu do thiếu vitamin B12 cho thấy.

A. Thiếu máu nhược sắc.

B. Thiếu máu đẳng sắc.

C. Thiếu máu ưu sắc

D. Thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Đáp án: C

Câu 163. Biếu hiện xét nghiệm thiếu sắt:

A. Ferritin giảm, chỉ số bão hòa transferritin giảm, protoporphyrin tự do hồng


cầu tăng

B. Ferritin giảm, chỉ số bão hòa transferritin giảm, protoporphyrin tự do hồng


cầu giảm

C. Ferritin giảm, chỉ số bão hòa transferritin tăng, protoporphyrin tự do hồng


cầu tăng

D. Ferritin giảm, chỉ số bão hòa transferritin tăng, protoporphyrin tự do hồng


cầu giảm

Đáp án: B

Câu 164. Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt khi bệnh nhân thiếu máu và có kết quả
xét nghiệm:
A. MCH < 37 pg, MCHC < 320g/l, MCV < 85 fl

B. MCH < 37 pg, MCHC < 300g/l, MCV < 85 fl

C. MCH < 27 pg, MCHC < 320g/l, MCV < 80 fl

D. MCH < 27 pg, MCHC < 300g/l, MCV < 80 fl

Đáp án: D

Câu 165. Chỉ định truyền máu cho bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt:

A. Thiếu máu nặng

B. Thiếu máu trung bình

C. Thiếu máu nhẹ

D. Huyết áp tụt

Đáp án: A

Câu 166. Chẩn đoán phân biệt thiếu máu thiếu sắt và thalassemia dựa vào:

A. Triệu chứng lâm sàng, công thức máu

B. Công thức máu, sắt huyết thanh

C. Sắt huyết thanh, ferritin

D. Ferritin, MI

Đáp án: C

Câu 167. Cách tính liều bù sắt:

A. Tính theo hàm lượng muối sắt

B. Tính theo hàm lượng sắt cơ thể hấp thu

C. Tính theo hàm lượng sắt nguyên tố

D. Tính theo lượng sắt thiếu

Đáp án: D

Câu 168. Nguyên tắc điều trị thiếu sắt:

A. Điều trị nguyên nhân, điều chỉnh chế độ ăn, bù sắt, truyền máu (nếu có chỉ
định).
B. Điều trị nguyên nhân, điều chỉnh chế độ ăn, bù sắt, truyền máu

C. Điều trị nguyên nhân, điều chỉnh chế độ ăn, bù sắt

D. Điều trị nguyên nhân, bù sắt, truyền máu (nếu có chỉ định)

Đáp án: A

Câu 169. Alpha thalassemia được phân loại dựa trên?

A. Số lượng gen alpha globin bị mất đi.

B. Biểu hiện lâm sàng

C. Tỉ lệ tử vong

D. Vị trí gen bị mất.

Đáp án: A

Câu 170. Bệnh cảnh thiếu máu tan máu tự miễn có thể xảy ra trong trường hợp
nào? Chọn câu sai .

A.Rối loạn chức năng tế bào T ức chế.

B. Hội chứng suy giảm miễn dịch.

C. Thiếu hụt men G6PD.

D.Rối loạn chức năng tuyến yên.

Đáp án: C

Câu 171. Biểu hiện lâm sàng nào không phải của thiếu máu tan máu tự miễn?

A.Hội chứng thiếu máu

B. Hội chứng vàng da

C. Suy thận cấp

D.Hội chứng xuất huyết

Đáp án: D

Câu 172. Thiếu máu tan máu tự miễn là? Chọn câu đúng

A.Do sai sót nguyên phát trong cấu trúc màng hồng cầu
B. Do phản ứng giữa kháng nguyên - kháng thể như bất đồng nhóm máu Rh,
truyền nhầm nhóm máu,.

C. Do phản ứng giữa tự kháng thể và kháng nguyên trên màng hồng cầu

D.Do loạn sản tủy xương

Đáp án: C

Câu 173. Nghiệm pháp Coobms. Chọn câu đúng:

A.Nghiệm pháp Coombs trực tiếp: tìm tự kháng thể trên bề mặt hồng cầu

B. Nghiệm pháp Coombs trực tiếp: tìm tự kháng thể lưu hành trong huyết tương

C. Nghiệm pháp Coombs gián tiếp: tìm tự kháng thể lưu hành trong huyết tương

D.Nghiệm pháp Coombs trực tiếp và Coombs gián tiếp không có vai trò trong
chẩn đoán thiếu máu tan máu tự miễn

Đáp án: A

Câu 174. Cơ chế thiếu tan máu tự miễn. Chọn câu sai:

A.Tan máu do kháng thể IgG: vai trò bổ thể là chủ yếu

B. Tan máu do kháng thể IgG: vai trò bổ thể là thứ yếu

C. Tan máu do kháng thể IgG: tan huyết chủ yếu do đại thực bào ở xoang lách

D.Kháng thể thuộc lớp IgG hoạt động ở nhiệt độ 37°C nên được gọi là tan máu
tự miễn do kháng thể nóng, còn lớp kháng thể thuộc lớp IgM hoạt động ở nhiệt
độ < 40°C nên gọi là tan máu do kháng thể lạnh.

Đáp án: A

Câu 175. Thiếu máu tan máu tự miễn:

A.Hệ thống miễn dịch sản xuất tự kháng thể kháng hồng cầu của chính bệnh
nhân.

B. Hệ thống miễn dịch sản xuất tự kháng thể kháng tiểu cầu của chính bệnh
nhân.

C. Hệ thống miễn dịch sản xuất tự kháng thể kháng bạch cầu của chính bệnh
nhân.

D.Tất cả điều đúng.


Đáp án: A

Câu 176. Bệnh lý gây thiếu máu hồng cầu nhỏ

A. Thiếu máu do thiếu sắt

B. Bệnh thalassemia

C. Cả 2 ý trên đều đúng

D. Cả 2 ý trên đều sai

Đáp án: C

Câu 177. Đột biến gen globin là 

A. Giảm về số lượng

B. Thay đổi cấu trúc

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 178. Bệnh nhân truyền máu nhiều lần sẽ sản xuất ra kháng thể miễn dịch
chống lại kháng nguyên lạ trên thành phần nào của máu người cho:

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D.A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 179. Phản ứng tán huyết cấp xảy ra ngay sau khi truyền máu là do nguyên
nhân nào sau đây:

A.Do quá tải tuần hoàn khi truyền máu tốc độ nhanh

B. Do bệnh lý chống ghép ký chủ vì hồng cầu không được tia xạ

C. Do sự lây nhiễm virus trong đơn vị truyền máu

D.Do hồng cầu người cho và huyết tương bệnh nhân không phù hợp
Đáp án: D

Câu 180. Bệnh lý thiếu máu tán huyết nào sau đây là do miễn dịch truyền máu
ở thai phụ:

A.Bệnh Henoch Shonlein

B. Bệnh Hemophilia

C. Bệnh lý bất đồng Rhesus mẹ và con

D.Bệnh Blackfan Diamond

Đáp án: C

Câu 181. Hội chứng suy tủy trong bạch cầu cấp bao gồm những đặc điểm sau,
ngoại trừ:

A. Dòng nguyên hồng cầu giảm.

B. Dòng tiểu cầu giảm.

C. Tỷ lệ hồng cầu / bạch cầu hạt giảm.

D. Chỉ số trưởng thành dòng hồng cầu bị rối loạn.

E. Dòng bạch cầu hạt giảm

Đáp án: D

Câu 182. Mục đích điều trị tấn công trong bệnh bạch cầu cấp trẻ em là đạt
được sự lui bệnh hoàn toàn với những tiêu chuẩn lui bệnh hoàn toàn như sau:

A. Tế bào non leucoblast > 5% tủy xương và tăng bạch cầu trung tính ở máu
ngoại vi > 1.5 G/l.

B. Tăng bạch cầu trung tính ở máu ngoại vi > 1.5 G/l và tăng hồng cầu lên 4
triệu/cc

C. Tăng tiểu cầu > 100 G/l.

D. Tăng hồng cầu lên 4 T/l

E. Tăng bạch cầu trung tính ở máu ngoại vi > 1.5 G/l.Tăng tiểu cầu > 100 G/l
và Tế bào non leucoblast < 5% tủy xương.

Đáp án: E
Câu 183. Hậu quả thiếu máu trên lâm sàng của lơ xê mi cấp là do nguyên
nhân:

A. Do xuất huyết

B. Do tan máu

C. Ức chế sản xuất hồng cầu trong tủy

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 184. Hậu quả của hiện tượng tăng sinh các tế bào non ác tính trong lơ xê
mi cấp là:

A. Phá vỡ hàng rào máu - tủy và lan tràn ra máu ngoại vi

B. Lấn át các tế bào bình thường trong tủy

C. Xâm lấn tổ chức cơ quan

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 185. Chất được sử dụng để kích thích tạo máu chọn câu sai:

A. G - CSF

B. GM - CSF

C. M - CSF

D. EPO

Đáp án: C

Câu 186. Phương pháp tối ưu nhất điều trị bệnh ác tính về máu:

A. Giúp tế bào gốc tạo máu

B. Truyền máu

C. Đa hóa trị liệu - tia xạ

D. Điều trị trúng đích

Đáp án: A
Câu 187. Nhuộm PAS nhằm xác định:

A. Dòng tiểu cầu

B. Tế bào dòng tủy

C. Tế bào dòng lympho

D. Dòng bạch cầu mono

Đáp án: C

Câu 188. HLA là viết tắt của cụm từ nào?

A. Human Leukocyte Antigen.

B. Human Leucin Antigen.

C. Human Late Antigen.

D. Human Lithium Antigen.

Đáp án: A

Câu 189. Các nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân bệnh bạch cầu cấp.

A. Xuất huyết.

B. Nhiễm khuẩn

C. Thiếu máu

D. A,B đúng.

Đáp án: D.

Câu 190. Chẩn đoán xác định bệnh bạch cầu cấp dựa vào.

A. Hội chứng xâm lấn bạch cầu non.

B. Huyết đồ.

C. Tủy đồ

D. Hội chứng nhiễm trùng.

Đáp án: C

Câu 191. Nguyên tắc điều trị hóa chất trong bệnh bạch cầu cấp.

A. Dùng hóa chất liều cao, dung nạp tối đa.


B. Dùng hóa chất đánh vào các giai đoạn khác nhau của quá trình phân bào.

C. Điều trị tấn công kết hợp điều trị củng cố và duy trì.

D. Tích cực phòng chống các biến chứng.

Đáp án: D

Câu 192. Phác đồ áp dụng điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.

A. VP

B. DOPA

C. 3 + 7

D. VPDo + Me

Đáp án: A

Câu 193. Đánh giá bệnh nhân bạch cầu cấp lui bệnh hoàn toàn khi.

A. Lâm sàng ổn định, BC đa nhân > 1,5 G/l, blast ở tủy xương < 5%.

B. Lâm sàng ổn định, BC đa nhân < 1,5 G/l, blast ở tủy xương < 5%

C. Lâm sàng không ổn định, BC đa nhân > 1,5 G/l, blast ở tủy xương > 20%.

D. BC đa nhân > 1,5 G/l, 5% < blast ở tủy xương < 20%.

Đáp án: A.

Câu 194. Khi bệnh nhân bệnh bạch câu cấp dòng lympho, điều trị tấn công
chưa đạt lui bệnh thì:

A. Chuyển điểu trị củng cố

B. Điều trị tấn công tiếp

C. Chuyển điều trị duy trì

D. Chỉ điều trị bổ trợ.

Đáp án: B

Câu 195. Các phác đồ thường dùng để điều trị củng cố BCC dòng lympho là.

A. Phác đồ DAT.

B. Phác đồ C - ARA - C
C. ARA - C - Mitox.

D. Tất cả các Đáp án: trên.

Đáp án: D.

Câu 196. Tuỷ xương trong lơ - xê - mi kinh dòng bạch cầu hạt thường có đặc
điểm tăng sinh như thế nào?

A. Tăng sinh dòng bạch cầu hạt và dòng hồng cầu

B. Tất cả đều đúng

C. Tăng sinh dòng bạch cầu hạt đủ các lứa tuổi

D. Tăng sinh dòng hồng cầu và dòng mẫu tiểu cầu

Đáp án: C

Câu 197. Lơ - xê - mi kinh dòng bạch cầu hạt là bệnh lý tăng sinh tế bào nào?

A. Tăng sinh tế bào dòng bạch cầu hạt và dòng lympho

B. Tăng sinh tế bào dòng bạch cầu hạt biệt hoá

C. Tăng sinh tế bào dòng bạch cầu hạt và dòng mono

D. Tăng sinh tế bào non dòng lympho

Đáp án: B

Câu 198. Phần lớn bệnh nhân lơ - xê - mi kinh dòng bạch cầu hạt có đặc điểm
nào sau đây?

A. Tăng số lượng hồng cầu máu ngoại vi

B. Tất cả đều đúng

C. Tăng số lượng tiểu cầu máu ngoại vi

D. Tăng số lượng tiểu cầu và hồng cầu máu ngoại vi

Đáp án: C

Câu 199. Kết quả xét nghiệm tuỷ đồ là không phù hợp trong bạch cầu kinh:

A. Tuỷ giàu tế bào

B. Chủ yêu là các tế bào dòng hạt


C. Dòng bạch cầu ưa acid và base tăng

D. Dòng mẫu tiểu cầu giảm

Đáp án: D

Câu 200. Kết quả xét nghiệm không phù hợp trong bệnh bạch cầu kinh:

A. Số lượng hồng cầu tăng cao

B. Số lượng bạch cầu tăng cao

C. Số lượng tiểu cầu tăng cao

D. Bạch cầu ưa acid tăng cao

Đáp án: A

Câu 201. Câu nào sai khi nói về bệnh Leukemi kinh dòng bạch cầu hạt:

A. Là một bệnh mắc phải

B. Thuộc hội chứng tăng sinh tủy ác tính cấp tính

C. Phóng xạ có thể là một nguyên nhân gây bệnh

D. Đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng bạch cầu hạt có biệt hóa trưởng
thành

Đáp án: B

Câu 202. Ở bệnh nhân bạch cầu tủy mạn, số lượng tiểu cầu khi chẩn đoán
thường:

A. Tăng

B. Giảm

C. Bình thường

D. Cả 3 ý trên

Đáp án: A

Câu 203. Biến chứng hay gặp trong bệnh bạch cầu tủy mạn là:

A. Nhiễm khuẩn

B. Xuất huyết
C. Tắc mạch

D. Di căn các cơ quan

Đáp án: C

Câu 204. Tạm ngừng thuốc Imatinib trong diều trị bệnh bạch cầu tủy mạn khi
bạch cầu hạt trong máu ngoại vi:

A. N < 100 G/l

B. N < 10 G/l

C. N < 4 G/l

D. N < 1 G/l

Đáp án: D

Câu 205. Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu tủy mạn giai đoạn tiến triền
mạn tính gồm:

A. Hóa trị liệu

B. Ghép tủy

C. Điều trị nhắm đích

D. Ý A và B

E. Cả 3 ý trên đều đúng

Đáp án: E

Câu 206. Trong bệnh u lympho Hodgkin, hạch xuất hiện đầu tiên ở vùng nào
là thường gặp nhất:

A. Vùng đầu, cổ.

B. Vùng bẹn.

C. Hạch ổ bụng.

D. Hạch trung thất.

Đáp án: A

Câu 207. Trong bệnh u lympho Non Hodgkin, hạch thường xuất hiện đầu tiên
ở vùng nào:
A. Vùng đầu, cổ.

B. Bất kỳ vị trí nào.

C. Vùng bẹn.

D. Hạch nội tạng

Đáp án: B

Câu 208. Các tính chất của hạch ngoại vi khi thăm khám được gợi ý bệnh lý
hạch ác tính là:

A. Hạch mật độ chắc.

B. Hạch kích thước lớn, phát triển nhanh.

C. Hạch không nóng, không đỏ, không hoá mủ.

D. Tất cả các ý kể trên.

Đáp án: D

Câu 209. Trong bệnh lý u lympho Hodgkin, tính chất điển hình của cơn sốt là:

A. Sốt hồi quy.

B. Sốt cơn.

C. Sốt hình cao nguyên.

D. Sốt hai pha.

Đáp án: A

Câu 210. Sốt hồi quy trong bệnh lý u lympho Hodgkin là thế nào:

A. Sốt trải qua 3 giai đoạn: sốt rét run, sốt nóng, ra mồ hôi.

B. Sốt thành chu kỳ hàng ngày: sáng không sốt, chiều sốt trở lại.

C. Sốt diễn ra từng đợt (2 - 7 ngày hoặc hơn), sau đó hết sốt một thời kỳ rồi lại
sốt.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án: C

Câu 211. U lympho có thể phát sinh ở các cơ quan nào:


A. Hạch ngoại vi.

B. Các hệ thống hạch sâu.

C. Tổ chức lympho ở các cơ quan ngoài hạch như đường ống tiêu hóa, lách,
gan, phổi…

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: D

Câu 212. U lympho Non Hodgkin có thể xuất phát từ tế bào nào:

A. Tế bào lympho T, lympho B.

B. Đại thực bào, tế bào giết tự nhiên NK.

C. Plasmocyte.

D. Cả 3 phương án trên.

E. Phương án 1 và 2 đúng.

Đáp án: E

Câu 213. U lympho Non Hodgkin xuất phát từ loại tế bào nào chiếm chủ yếu:

A. Tế bào lympho T.

B. Tế bào lympho B.

C. Đại thực bào.

D. Tế bào giết tự nhiên NK.

Đáp án: B

Câu 214. Đặc điểm của triệu chứng ngứa trong bệnh lý u lympho là:

A. Ngứa tập trung chủ yếu ở vùng da phủ bề mặt hạch.

B. Ngứa toàn thân, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với thuốc kháng
histamin.

C. Ngứa tăng lên sau khi điều trị corticoid.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: B
Câu 215. Để chẩn đoán xác định bệnh u lympho ác tính cần dựa vào kết quả
xét nghiệm:

A. Hóa mô miễn dịch.

B. Flowcytometry.

C. Mô bệnh học.

D. Sinh thiết hạch.

Đáp án: C

Câu 216. Giá trị của xét nghiệm hóa mô miễn dịch hạch/tổ chức lympho trong
chẩn đoán bệnh lý u lympho là:

A. Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán bệnh u lympho.

B. Phân chia thể bệnh.

C. Tiên lượng đáp ứng điều trị bệnh.

D. Đáp án: 2 và 3 đúng.

Đáp án: D

Câu 217. Giá trị của xét nghiệm PET/CT trong bệnh lý u lympho là:

A. Hướng dẫn cho sinh thiết hạch hoặc tổ chức lympho ở sâu.

B. Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán bệnh.

C. Phân chia giai đoạn bệnh, theo dõi, đánh giá đáp ứng điều trị.

D. Đáp án: 1 và 2 đúng.

Đáp án: C

Câu 218. Giai đoạn II trong phân chia giai đoạn bệnh bệnh lý u lympho ác tính
theo Ann Arbor (1971) là:

A. Tổn thương hai vùng hạch trở lên, ở cùng một phía của cơ hoành, có thể bao
gồm cả lách (IIS), ngoài hạch (IIE) hoặc cả hai.

B. Tổn thương hai vùng hạch trở lên, ở cùng một phía của cơ hoành.

C. Tổn thương hạch ở cả hai phía của cơ hoành, có thể tổn thương cả lách (IIIS)
hoặc vị trí ngoài hạch (IIIE) hoặc cả hai (IIIES).
D. Tổn thương hai hạch, ở cùng một phía của cơ hoành.

Đáp án: A

Câu 219. Một bệnh nhân bị bệnh u lympho ác tính Non Hodgkin phát hiện có
tổn thương ở hạch bẹn (P) và lách trên hình ảnh PET/CT thì giai đoạn bệnh của
bệnh nhân là:

A. Giai đoạn IV.

B. Giai đoạn IIS.

C. Giai đoạn III.

D. Giai đoạn IIIS.

Đáp án: B

Câu 220. Một bệnh nhân bị bệnh u lympho ác tính Hodgkin phát hiện có tổn
thương ở hạch thượng đòn (P) và gan trên hình ảnh PET/CT thì giai đoạn bệnh
của bệnh nhân là:

A. Giai đoạn II.

B. Giai đoạn III.

C. Giai đoạn IV.

D. Giai đoạn IIE.

Đáp án: C

Câu 221. Phác đồ không dùng trong điều trị bệnh u lympho Non Hodgkin là:

A. CHOP.

B. CHOP - E.

C. CVP.

D. 7+3.

Đáp án: D

Câu 222. Các  xét nghiệm khảo sát thời kỳ cầm máu ban đầu, ngoại trừ:

A. Sức bền mao mạch 

B. Thời gian máu chảy 
C. Co cục máu 

D. Thời gian Howell 

Đáp án: D

Câu 223. Khi thực hiện nghiệm pháp dây thắt, sức bền mao mạch giảm
(nghiệm pháp dương tính) trong những trường hợp nào:

A. Giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu.

B. Viêm mạch do độc tố hay dị ứng.

C. ThiếuVitamin C.

D. Cả 3 câu trên đềuđúng.

Đáp án: D

Câu 224. Bệnh nhân viêm thành mạch dị ứng cần:

A. Bất động tương đối, tránh đứng lâu

B. Đi lại nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến bệnh

C. Vận động bình thường tránh va đập

D. Thể xuất huyết dưới da đơn thuần có thể hoạt động bình thường

Đáp án: A

Câu 225. Đặc điểm nào không đúng khi nói về đặc điểm xuất huyết dưới da
trong viêm thành mạch dị ứng:

A. Tự nhiên

B. Chủ yếu ở ngọn chi, đối xứng

C. Đa hình thái

D. Có thể nồi gồ cao hơn mặt da khi có viêm kết hợp

Đáp án: C

Câu 226. Khi có sưng đau khớp ở bệnh nhân viêm thành mạch dị ứng cần chẩn
đoán phân biệt với bệnh:

A. Viêm nút quanh động mạch

B. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống


C. Viêm khớp dạng thấp

D. Thoái hóa khớp

Đáp án: B

Câu 227. Xét nghiệm nào sau đây không phù hợp ở bệnh nhân viêm thành
mạch dị ứng:

A. Protein niệu

B. Tăng ure, creatinin máu

C. Thiếu máu

D. Rối loạn hình thái bạch cầu trong máu ngoại vi

Đáp án: D

Câu 228. Trong viêm thành mạch dị ứng thể thận, xét nghiệm nước tiểu sẽ
thấy:

A. Hồng cầu niệu

B. Protein niệu

C. Bạch cầu niệu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 229. Câu nào sau đây không đúng khi nói về điều trị corticoid ở bệnh
nhân viêm thành mạch dị ứng:

A. Là thuốc điều trị chính, sử dụng trong tất cả các thể bệnh

B. Không nên sử dụng trong mức độ nhẹ và xuất huyết dưới da đơn thuần

C. Có thể sử dụng liều cao ngắn ngày ở những bệnh nhân có tổn thương thận
nặng

D. Ở thể nặng, không đáp ứng với điều trị thông thường có thể dùng liều methyl
prednisolone 500 - 1000mg/ ngày

Đáp án: A
Câu 230. Đau bụng dữ dội kiểu giả bụng ngoại khoa trong viêm thành mạch dị
ứng là do:

A. Phúc mạc bị kích thích

B. Tắc mạch hoặc hoại tử ruột

C. Biến chứng thủng ruột

D. Cả 3 ý trên

Đáp án: D

Câu 231. Xuất huyết tiêu hóa trong viêm thánh mạch dị ứng có đặc điểm:

A. Xuất huyết niêm mạc ống tiêu hóa lan tỏa

B. Nôn ra máu số lượng lớn

C. Một hoặc vài ổ xuất huyết lớn ở dạ dày

D. Do tăng áp lực tĩnh mạch

Đáp án: A

Câu 232. Các thuốc tăng sức bền mao mạch dùng trong viêm thành mạch dị
ứng, trừ:

A. Daflon

B. Vitamin C

C. Rutin C

D. Nước sắc hoa hòe

Đáp án: A

Câu 233. Các biện điều trị trong bệnh viêm thành mạch dị ứng chủ yếu là:

A. Điều trị nguyên nhân dị ứng

B. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh và triệu chứng

C. Điều trị triệu chứng xuất huyết và thiếu máu nếu có

D. Điều trị các biến chứng nặng

Đáp án: B
Câu 234. Chọn câu sai. Biểu hiện lâm sàng của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn
dịch là:

A. Xuất huyết chắc chắn kèm thiếu máu.

B. Xuất huyết có thể kèm thiếu máu.

C. Thiếu máu.

D. Xuất huyết.

E. Gan, lách, hạch to.

Đáp án: A

Câu 235. Tủy đồ của bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có hình
ảnh:

A. Nghèo mẫu tiểu cầu.

B. Tăng sinh lành tính, giàu mẫu tiểu cầu.

C. Có tế bào blast.

D. Phương án A và B đều đúng.

Đáp án: D

Câu 236. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý trong đó:

A. Tiểu cầu bị phá hủy bởi kháng thể kháng tiểu cầu.

B. Giảm sinh mẫu tiểu cầu trong tủy xưong.

C. Tiểu cầu bị phá hủy.

D. Tiểu cầu bị tiêu thụ.

Đáp án: A

Câu 237. Các xét nghiệm đông máu trong xuất huyết giảm tiểu cầu biểu hiện:

A. Thời gian máu đông kéo dài, Howell kéo dài, cục máu không co.

B. Thời gian máu chảy kéo dài, cục máu không co

C. Thời gian Howell kéo dài, máy chảy kéo dài, cục máu không co.

D. Thời gian máu chảy, máu đông kéo dài.


Đáp án: B

Câu 238. Sự khác biệt nào sau đây là SAI về hình thái xuất huyết trong bệnh
xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (XHGTCMD) và xuất huyết do viêm thành
mạch di ứng (VTMDU) là:

A. Xuất huyết do VTMDU chỉ có xuất huyết dưới da, trong khi xuất huyết do
bệnh XHGTCMD có thể xuất huyết nội tạng.

B. Trong bệnh lý XHGTCMD có thể gặp chảy máu niêm mạc, nội tạng.

C. Xuất huyết do VTMDU thường gặp xuất huyết dưới da chủ yếu dạng nốt,
đối xứng, cùng độ tuổi, chủ yếu ở vùng ngoại vi chi thể.

D. Nghiệm pháp dây thắt đều có thể dương tính trong hai bệnh lý này.

Đáp án: A

Câu 239. Chọn câu SAI. Sự khác biệt của hình thái xuất huyết trong bệnh xuất
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (XHGTCMD) và xuất huyết do bệnh Hemophillia
là:

A. Trong bệnh lý XHGTCMD có thể gặp chảy máu niêm mạc, nội tạng.

B. Xuất huyết do Hemophilia thường gặp xuất huyết ở các vị trí hay bị va
chạm, xuất huyết trong cơ khớp, có thể chảy máu niêm mạc và xuất huyết nội
tạng.

C. Xuất huyết Hemophilia không thể có xuất huyết dưới da dạng mảng.

D. Nghiệm pháp dây thắt có thể dương tính trong XHGTCMD.

Đáp án: C

Câu 240. Đặc điểm xét nghiệm đông - cầm máu nào sau đây là SAI trong bệnh
lý xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là:

A. Số lượng tiểu cầu giảm, một số trường hợp tiểu cầu có thể giảm thấp dưới <
10G/l.

B. Thời gian co cục máu: cục máu sau 3 giờ không co hay co không hoàn toàn.

C. Thời gian máu chảy giảm.

D. Thời gian máu đông và các xét nghiệm đông máu khác đều bình thường.
Đáp án: C

Câu 241. Các xét nghiệm cần chỉ định để chẩn đoán bệnh lý xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch là:

A. Công thức máu, xét nghiệm đông - cầm máu.

B. Tủy đồ.

C. Kháng thể kháng tiểu cầu, kháng thể kháng mẫu tiểu cầu.

D. Tất cả các xét nghiệm nêu trên.

Đáp án: D

Câu 242. Chọn câu SAI. Giá trị của xét nghiệm tủy đồ trong chẩn đoán và điều
trị bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là:

A. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định.

B. Tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác gây xuất huyết
giảm tiểu cầu.

C. Tiêu chuẩn chỉ định điều trị bệnh bằng cắt lách.

D. Tiên lượng đáp ứng của bệnh sau điều trị.

Đáp án: A

Câu 243. Chọn câu SAI. Chỉ định truyền khối tiểu cầu trong bệnh lý xuất huyết
giảm tiểu cầu là:

A. Khi bệnh nhân có xuất huyết lớn như xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa.

B. Khi bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết não trên lâm sàng.

C. Số lượng tiểu cầu dưới < 20G/l trong mọi trường hợp.

D. Nên chỉ định truyền khối tiểu cầu máy.

Đáp án: C

Câu 244. Khối tiểu cầu “máy” và khối tiểu cầu “pool” là:

A. Khối tiểu cầu “máy” là khối tiểu cầu được điều chế từ máu toàn phần của 1
người cho máu, còn khối tiểu cầu “pool” là khối tiểu cầu được điều chế từ máu
toàn phần của 2 người cho máu.
B. Khối tiểu cầu “máy” là khối tiểu cầu được điều chế từ máu toàn phần của 1
người cho máu, còn khối tiểu cầu “pool” là khối tiểu cầu được điều chế từ máu
toàn phần của nhiều người cho máu.

C. Khối tiểu cầu “máy” là khối tiểu cầu được điều chế từ máu toàn phần bằng
hệ thống máy từ động, còn khối tiểu cầu “pool” là khối tiểu cầu được điều chế từ
máu toàn phần bằng phương pháp thủ công.

D. Khối tiểu cầu “máy” là khối tiểu cầu được điều chế từ máu toàn phần bằng
hệ thống máy từ động, còn khối tiểu cầu “pool” là khối tiểu cầu được điều chế từ
máu toàn phần bằng hệ thống bán thủ công.

Đáp án: A
PHẦN III. CÂU HỎI ÁP DỤNG - 63 CÂU

Câu 245. Bệnh nhân nam 60 tuổi, tiền sử bệnh dạ dày tá tràng nhiều năm. Xuất
hiệ tình trạng mệt mỏi 1 năm nay, mệt mỏi tăng dần kèm theo hoa mắt chóng
mặt khi thay đổi tư thế và vận động, vào viện vì choáng sau khi leo cầu thang.
Sau khi thăm khám thấy: da xanh niêm mạc nhợt, gai lưỡi mòn nhiều nếp ấn
răng. Ấn thượng vị đau, đi ngoài phân táo. XN hồng cầu 2.69 T/l, Hb 41g/l,
HCT 0.166l/l, MCV 61 fL, MCH 15.2 pg, MCHC 247g/l. hồng càu lưới 2.54%,
sắt huyết thanh 1.27mcmol/l, ferritin 1.5 ng/ml. Acid folic và vitamin B12 trong
giới hạn bình thường. Nội soi dạ dày tá tràng thấy ổ loét mới, đáy có giả mạc,
bên cạnh có sẹo. Soi phân: không có máu, không có giun sán. Chẩn đoán được
đưa ra là.

A. Thiếu máu nhược sắc mức độ nặng do mất máu mạn qua ổ loét DD - TT.

B. Thiếu máu đẳng sắc mức độ trung bình do mất máu mạn qua ổ loét DD - TT.

C. Thiếu máu đẳng sắc mức độ nặng do mất máu mạn qua ổ loét DD - TT.

D. Thiếu máu nhược sắc mức độ nặng do mất máu cấp qua ổ loét DD - TT.

Đáp án: A

Câu 246. Bệnh nhân nam 60 tuổi, tiền sử bệnh dạ dày tá tràng nhiều năm. Xuất
hiệ tình trạng mệt mỏi 1 năm nay, mệt mỏi tăng dần kèm theo hoa mắt chóng
mặt khi thay đổi tư thế và vận động, vào viện vì choáng sau khi leo cầu thang.
Sau khi thăm khám thấy: da xanh niêm mạc nhợt, gai lưỡi mòn nhiều nếp ấn
răng. Ấn thượng vị đau, đi ngoài phân táo. XN hồng cầu 2.69 T/l, Hb 41g/l,
HCT 0.166l/l, MCV 61 fL, MCH 15.2 pg, MCHC 247g/l. hồng càu lưới 2.54%,
sắt huyết thanh 1.27mcmol/l, ferritin 1.5 ng/ml. Acid folic và vitamin B12 trong
giới hạn bình thường. Nội soi dạ dày tá tràng thấy ổ loét mới, đáy có giả mạc,
bên cạnh có sẹo. Soi phân: không có máu, không có giun sán. Hướng điều trị
cho bệnh nhân là.

A. Truyền khối hồng cầu, bổ sung sắt đường truyền, điều trị lành ổ loét.

B. Truyền khối hông cầu, bổ sung sắt đường uống, điều trị lành ổ loét.

C. Truyền máu toàn phần, bổ sung sắt đường uống, điều trị lành ổ loét.

D. Điều trị lành ổ loét, bổ sung sắt đường truyền.


Đáp án: A

Câu 247. Bệnh nhân nam 66 tuổi, tiền sử loét dạ dày chảy máu, đã cắt đoạn dạ
dày 26 năm trước. 1 năm nay bệnh nhân có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, mệt
mỏi, tăng lên khi vận động, thay đổi tư thế. Qua thăm khám thấy: da, niêm mạc
nhợt, lưỡi dày, đỏ au, nhiều vết nứt trên bề mặt. Xn hồng cầu 1.73 T/l, Hb 84 g/l,
HCT 0.223 l/l MCV 128.9 fL, MCH 48.6 pg, MCHC 377g/l. hồng cầu lưới 3%,
sắt huyết thanh bình thường, vitamin b12 giảm. Nội soi không thấy tổn thương
đường tiêu hóa. Các marker ung thư trong giới hạn bình thường. Chẩn đoán
được đưa ra là:

A. Thiếu máu đẳng sắc mức độ nặng do loét dạ dày tá tràng.

B. Thiếu máu đẳng sắc mức độ nặng do thiếu vitamin B12/ cắt đoạn dạ dày.

C. Thiếu máu ưu sắc mức độ nặng do loét dạ dày tá tràng.

D. Thiếu máu ưu sắc mức độ nặng do thiếu vitamin B12/ cắt đoạn dạ dày.

Đáp án: D

Câu 248. Bệnh nhân nam 66 tuổi, tiền sử loét dạ dày chảy máu, đã cắt đoạn dạ
dày 26 năm trước. 1 năm nay bệnh nhân có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, mệt
mỏi, tăng lên khi vận động, thay đổi tư thế. Qua thăm khám thấy: da, niêm mạc
nhợt, lưỡi dày, đỏ au, nhiều vết nứt trên bề mặt. Xn hồng cầu 1.73 T/l, Hb 84 g/l,
HCT 0.223 l/l MCV 128.9 fL, MCH 48.6 pg, MCHC 377g/l. hồng cầu lưới 3%,
sắt huyết thanh bình thường, vitamin b12 giảm. Nội soi không thấy tổn thương
đường tiêu hóa. Các marker ung thư trong giới hạn bình thường. Hướng điều trị
ở bệnh nhân là:

A. Bổ sung vitamin B12, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, bổ sung dinh dưỡng
đường tĩnh mạch.

B. Bổ sung sắt đường tĩnh mạch, truyền máu.

C. Điều trị bệnh lý dạ dày, bổ sung vitamin B12.

D. Điều trị bệnh lí dạ dày, bổ sung dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

Đáp án: A

Câu 249. Một bệnh nhân 35 tuổi đến phòng khám của bạn do thiếu máu thiếu
sắt dai dẳng. Tiền sử bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối được chạy thận,
tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp. Các thuốc dùng bao gồm Canxi acetat,
aspirin, nifedipin, sắt sulfat, vitamin, omeprazol. Hb của bệnh nhân 6 tháng
trước là 8mg/dL, bệnh nhân nói không có máu đỏ tươi trong phân và xét nghiệm
Guaiac âm tính trong hơn 6 tháng. Nguyên nhân thích hợp nhất gây ra thiếu máu
thiếu sắt ở bệnh nhân này là?

A. Bệnh Spra.
B. K đại tràng.
C. Trĩ.
D. Tác dụng phụ của thuốc
E. Loát dạ dày - tá tràng.

Đáp án: D

Câu 250. Một người đàn ông 62 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, vào viện vì lí do mệt
mỏi, hoa mắt chóng mặt, qua thăm khám thấy: da, niêm mạc nhợt, gai lưỡi mòn,
có vết ấn răng. XN thiếu máu hồng cầu nhỏ. Nguyên nhân cso khả năng cao nhất
là:

A. Chế độ ăn thiếu sắt.


B. Chảy máu đường tiêu hóa.
C. Bệnh máu khó đông.
D. Tăng nhu cầu về sắt.

Đáp án: A

Câu 251. Bệnh nhân nữ 56 tuổi, tiền sử loét dạ dày tá tràng 5 năm nay, vào
viện vì lí do hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Qua thăm khám thấy: da, niêm mạc nhợt,
lưỡi dày, đỏ, không có vết ấn răng. Xn thiếu máu, hồng cầu kích thyowcs lớn.
Nguyên nhân gây thiếu máu là:

A. Chảy máu ổ loét.


B. Thiếu vitamin B12.
C. Thiếu sắt.
D. Dinh dưỡng kém.

Đáp án: B
Câu 252. Một người đàn ông 18 tuổi, được đưa đến khoa cấp cứu vì một vết
đâm vào ngực trước đó 20 phút. Bệnh nhân đáp ứng kém biết rằng anh ta có thể
đã mất 1.5 lít máu, điều nào dưới đây có khả năng nhất xuất hiện ở bệnh nhân:

A. Giảm huyết áp.


B. Giảm hematocrit.
C. Giảm hemoglobin.
D. Giảm số lượng tế bào hồng cầu.
E. Tăng MCHC.

Đáp án: C

Câu 253. Bệnh nhân nam 40 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, nghề nghiệp làm ruộng,
vào viện vì hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, tăng khi thay đổi tư thế. Qua thăm
khám thấy: da, niêm mạc nhợt, gai lưỡi mòn, có vết ấn răng. XN máu thấy thiếu
máu, hồng cầu kích thước nhỏ. Nội soi tiêu hóa không thấy có tổn thương. Xét
nghiệm cần làm thêm ở bệnh nhân là ở bệnh nhân là.

A. Soi phân tìm KST.


B. Định lượng vit B12.
C. Định lượng acid folic.
D. Tủy đồ.

Đáp án: A

Câu 254. Bệnh nhân nam 40 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, nghề nghiệp làm ruộng,
vào viện vì hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, tăng khi thay đổi tư thế. Qua thăm
khám thấy: da, niêm mạc nhợt, gai lưỡi mòn, có vết ấn răng. XN máu thấy thiếu
máu, hồng cầu kích thước nhỏ. Nội soi tiêu hóa không thấy có tổn thương. XN
KST phát hiện giun móc. Xét nghiệm có thể thấy trên bệnh nhân là.

A. HC giảm, 3 chỉ số hồng cầu bình thường.


B. HC giảm, 3 chỉ số hồng cầu giảm.
C. HC, BC, TC giảm.

D. Không có câu nào đúng.

Đáp án: B

Câu 255. Biểu hiện xét nghiệm sinh hóa của tan máu là:

A. Giảm haptoglobin
B. Tất cả các ý trên.

C. Tăng sắt ferritin.

D. Tăng bilirubin gián tiếp.

E. Tăng LDH

Đáp án: B

Câu 256. Hồng cầu hình giọt nước gặp trong:

A. Loạn sản tủy

B. Xơ tủy

C. Thalassemia

D. A, B đúng

Đáp án: D

Câu 257. Nguyên nhân gây nên hồng cầu hình bia:

A. Loạn sản tủy

B. Thiếu máu tan máu tự miễn

C. Thalassemia

D. A, B, C đúng

Đáp án: C

Câu 258. Bất đồng nhóm máu ABO giữa người cho và người nhận dẫn đến:

A.Tan máu cấp

B. Suy thận cấp

C. Đông máu nội mạch

D.Cả A, B, C đúng

Đáp án: D

Câu 259. Kết quả điện di như sau: HbF 48,2% HbA2 6.6% HbE 45,2% kết
luận thích hợp nhất:

A. Bệnh lí HbE thể đồng hợp tử


B. Bệnh lí HbE thể dị hợp tử

C. Bệnh lí HbE + alpha thalassemia

D. Bệnh lí HbE + beta thalassemia

Đáp án: D

Câu 260. Bệnh nhi nữ 4 tháng tuổi có kết quả điện di Hemoglobin HbA= 85%,
HbA2=2%, HbF=13%. Kết luận nào sau đây phù hợp?

A. Alpha - thalassemie

B. Beta - thalassemie

C. Sinh lý bình thường

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: C

Câu 261. Kết quả điện di như sau: HbA 96,3%, HbA2 3,2% HbF 0,5% kết
luận thích hợp nhất:

A. Kết quả điện di bất thường

B. Chưa loại trừ alpha thalassemia

C. Chưa loại trừ beta thalassemia

D. Tất cả đều sai

Đáp án: B

Câu 262. Kết quả điện di như sau: HbH 4.4% HbA 94.8% HbA2 0,8% kết
luận thích hợp nhất:

A. Alpha thalassemia

B. Beta thalassemia

C. HbS

D. HbC

Đáp án: A

Câu 263. Một phụ nữ 36 tuổi người Mỹ gốc Phi bị lupus ban đỏ hệ thống hiện
đang có đợt cấp của vàng da và chứng ngủ lịm. Khởi đầu bệnh nhân có nhịp tim
nhanh, huyết áp hạ, tái nhợt, khó thở và khó đánh thức một chút. Khám lâm sàng
thấy lách to. Hemoglobin ban đầu là 6g/dL, bạch cầu 6300/µl, và tiểu cầu
294000/µL. Bilirabin toàn phần 4g/dL. Hồng cầu lưới 18%. Haptoglobin không
xác định đượC. Chức năng thận bình thường trên xét nghiệm nước tiểu. Bạn sẽ
loại trừ điều nào trên kết quả lam kính máu ngoại vi của bệnh nhân này?

A. Thiếu máu hồng cầu to và PMN với phân nhiều nhân.

B. Tiểu hồng cầu dày.

C. Mảnh vỡ hồng cầu.

D. Những tế bào hình liềm.

E. Những tế bào hình bia.

Đáp án: B

Câu 264. Bạn đang nghiên cứu nguyên nhân gây thiếu máu ở một bệnh nhân.
Ông ta 50 tuổi và định lượng Hematocrit thường khoảng 25%. Hematocrit của
bệnh nhân 1 năm trước là 47%. Thể tích trung bình hồng cầu(MCV) là 80, lượng
hemoglobin trung bình hồng cầu( MCH) là 25, nồng độ huyết sắc tố trung bình
hồng cầu (MCHC) là 25. Hồng cầu lưới 5%. Trên tiêu bản máu ngoại vi cho
thấy một số lượng lớn tế bào máu bắt màu nhiều. Feưitin là 340µg/dL. Đâu là
nguyên nhân gây ra thiếu máu ở bệnh nhân này?

A. Thiếu sót trong tăng sinh tủy tạo máu.

B. Tan máu ngoại mạch.

C. Tan máu trong lòng mạch.

D. Thiếu máu thiếu sắt.

E. Chảy máu đường tiêu hóa.

Đáp án: A

Câu 265. Một bệnh nhân nữ 34 Tuổi, tiền sử thiếu máu hồng cầu hình liềm
được đưa tới bệnh viện do mệt mỏi, thở ngắn, ngủ lịm. Bệnh nhân không có đau
ngực cũng như đau xương. Bệnh nhân không đi du lịch trong thời gian gần đây.
Đáng chú ý, đứa con gái 4 tuổi của bệnh nhân bị cảm lạnh 2 tuần trước. Khám
lâm sàng thấy bệnh nhân có mờ kết mạc, không vàng da, nhịp tim hơi nhanh.
Khám bụng không thấy gì bất thường. Kết quả xét nghiệm: Hemoglobin 3g/dL,
đường cơ sở là 8g/dL, bạch cầu và tiểu cầu bình thường. Hồng cầu lưới không
xác định đượC. Bilirabin toàn phần là 1.4 mg/dL, LDH ở giới hạn trên của
khoảng biến đổi bình thường. Trên lam máu ngoại vi cho thấy một vài tế bào
hình liềm nhưng tổng thể không có hồng cầu lưới. Bệnh nhân được truyền 2 đơn
vị hồng cầu khối và được đưa tới bệnh viện. Sinh thiết tủy xương cho thấy các tế
bào tuỷ bình thường nhưng không thấy có các tế bào tiền nguyên hồng cầu. Di
truyền tế bào học bình thường. Bước tiếp theo được thực hiện ở bệnh nhân này
là?

A. Sắp xếp để thay máu.

B. Xác định loại mô của những người trong gia đình để có thể ghép tủy.

C. Kiểm tra lượng Parvovirus.

D. Bắt đầu điều trị bằng Prednisolon và Cyclosporin.

E. Bắt đầu sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Đáp án: C

Câu 266. Một phụ nữ 21 tuổi, đang mang thai, đến từ Bắc Âu trình bày rằng
vào thời điểm 3 tháng của thai kỳ lần mang thai đầu tiên cô ta có mệt mỏi, xanh
xao và vàng da. Trước đó bệnh nhân vẫn thấy khỏe mạnh. Kết quả xét nghiệm:
Hb 8g/dL, hồng cầu lưới 9%, bilirabin gián tiếp 4.9 mg/dL, Haptoglobin không
xác định được. Khám lâm sàng chú ý đến bệnh nhân có lách to và tử cung bình
thường. Trên tiêu bản máu ngoại vi thấy có ít tế bào máu. chẩn đoán thích hợp
nhất là?

A. Polyp đại tràng.

B. Thiếu hụt G6PD.

C. Chứng hồng cầu hình bia di truyền.

D. nhiễm Parvoviras B19.

E. Ban xuất huyết và huyết khối do giảm tiểu cầu.

Đáp án: C

Câu 267. Một phụ nữ 32 tuổi được đưa tới phòng khám của bạn để đánh giá
tình trạng thiếu máu. Cô ta kể rằng đã bị mệt mỏi từ 2 tháng trước, không có đau
bụng nhưng mấy tuần gần đây bụng cô ta hơi to ra ngoài ra tiền sử không có gì
đặc biệt. Bố mẹ của cô ta vẫn sống và cô ta có 3 anh chị em một khỏe mạnh.
Khám lâm sàng thấy kết mạc nhợt, lách to 4cm dưới bờ sườn trái. Hct 31%,
bilirabin bình thường. Haptogloibin, LDH bình thường. Tỷ lệ hồng cầu lưới
thấp. Trên tiêu bản máu ngoại vi thấy dày đặc các tế bào hồng cầu hình giọt
nước, hồng cầu có nhân và ít tế bào tủy bào. Sinh thiết tủy xương cho thấy tăng
sản cả 3 dòng tế bào tủy và phù hợp với chẩn đoán sơ bộ xơ hóa tủy xương tự
phát mạn tính. Bạn truyền máu cho bệnh nhân để nâng Hct lên 40%. Bước tiếp
theo thích hợp nhất để theo dõi bệnh nhân này là?

A. Truyền Erythropoietin.

B. Tiếp tục như vậy đến 6 tháng sau.

C. Liệu pháp hóa trị kết hợp.

D. Ghép tủy phù hợp HLA.

E. Cắt lách.

Đáp án: D

Câu 268. Một phụ nữ 48 tuổi được đưa tới bệnh viện do thiếu máu và giảm
tiểu cầu sau khi phàn nàn về tình trạng mệt mỏi nhiều. Hb là 8.5g/dL, Hct
25.7%, tiểu cầu 42G/L, bạch cầu 9.54G/L, nhưng có 8% tế bào blast trong máu
ngoại vi. Phân tích nhiễm sắc thể cho thấy chuyển đoạn tương hỗ giữa nhánh dài
NST số 15 và NST số 17, t(15;17) và bệnh nhân được chẩn đoán bạch cầu cấp
dòng hậu tủy bào. Chế độ điều trị của bệnh nhân này nên bao gồm nhóm thuốc
nào sau đây?

A. ATRA.

B. ArseniC.

C. Cyclophosphamid, daunorubicin, vinblastine, prednison.

D. Rituximab.

E. Chiếu xạ toàn thân

Đáp án: A

Câu 269. Một bệnh nhân nam 76 tuổi được đưa tới bệnh viện do mệt mỏi từ 4
tháng trước và sốt được 1 tuần. nhiệt độ đo tại nhà là 38.3°C. Trong khoảng thời
gian này bệnh nhân đã bị sút 5.5kg, xuất hiện bầm tím nặng ngay cả khi chấn
thương nhẹ và có cảm giác đau xương. Bệnh nhân đã được khám cách đây 2
tháng và được chẩn đoán thiếu máu không rõ nguyên nhân. Tiền sử bệnh nhân
còn bị tai biến mạch máu não làm cho bệnh nhân bị liệt nửa người trái. Khám
lúc vào viện, các dấu hiệu sinh tồn: Huyết áp 158/86 mmHg, nhịp tim 98
lần/phút, nhịp thở 18 lần/phút, nhiệt độ 38°c, SaO2 95%. Bệnh nhân có các nốt
xuất huyết ở vòm miệng, không có hạch ngoại biên. Khám tim mạch thấy có
tiếng thổi tâm thu cường độ II/VI, phối bình thường, gan to 6cm dưới bờ sườn.
Tụ máu và xuất huyết ở nhiều tay, chân.

Kết quả xét nghiệm: Hb 5.1g/dL, Hct 15%, tiểu cầu 12G/L, bạch cầu 168G/L,
trong đó 45% tế bào blast, 20% BC lympho, 30% BC trung tính, 5% BC mono.
Xét nghiệm tủy đồ cho kết quả bạch cầu cấp dòng tủy bào nhóm Ml. Yếu tố nào
sau đây không phải là tiên lượng xấu cho bệnh nhân này?

A. Tuổi cao.

B. Phức hợp NST bất thường trên xét nghiệm di truyền họC. C. Hb < 7g/dL.

C. Khoảng cách kéo dài giữa lúc khởi phát triệu chứng và chẩn đoán.

D. Bạch cầu > 100G/L.

Đáp án: D

Câu 270. Một bệnh nhân bị bạch cầu cấp dòng lympho (ALL) cảm thấy đau
ngực và khó thở. Bệnh nhân kể rằng thấy khó thở từ 1 ngày trước và không liên
quan đến ho. Không có mối liên hệ với bệnh tật, và trước khi xuất hiện các triệu
chứng tại hệ hô hấp bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi. Phim chụp xquang cho
thấy mờ khoảng kẽ rải rác mà không có phù phổi, bóng tim bình thường. Kết
quả khí máu động mạch PaO2 54 mmHg, trong khi phân áp oxy máu động mạch
là 97%. Nồng độ co bình thường. Các kết quả xét nghiệm sau được mong đợi có
ở bệnh nhân này ngoại trừ?

A. Đột biến gen BCR - ABL.

B. Tế bào Blast > 100000/µL.

C. Nồng độ LDH tăng lên.

D. Độ nhớt máu tăng .

E. Methemoglobin máu.
Đáp án: E

Câu 271. Một người đàn ông 45 tuổi phàn nàn về tình trạng chán ăn và sụt cân.
Khám lâm sàng, lách của ông ta to 10 cm ở dưới bờ sườn trái, và sờ vào thấy hơi
đau. Kết quả xét nghiệm cho bạch cầu 125G/L, trong đó 80% bạch cầu đa nhân
trung tính, 9% bands, 3% tủy bào, 9% hậu tủy bào, 1% tế bào Blast, 1% lympho
bào, 1% bạch cầu ái toan 1% bạch cầu ái kiềm. Hb 8.4 g/dL, Hct 26.8%, tiểu cầu
668G/L. Sinh thiết tủy xương cho thấy tăng sinh các dòng tế bào tủy bào và tăng
tỷ lệ dòng hồng cầu. Bất thường di truyền thích hợp nhất ở bệnh nhân này là?

A. Mất đoạn trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 5.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể số 16.

C. Trao đổi tương hỗ nhiễm sắc thể 9 và 22 (NST Philadenphia).

D. Trao đổi nhánh dài nhiễm sắc thể 15 và 17.

E. 3 nhiễm sắc thể 21.

Đáp án: C

Câu 272. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt sốt
cao liên tục hay dao động, kèm theo có nhiều nốt, mảng xuất huyết dưới da, xuất
huyết tự nhiên, tăng khi va chạm. Xét nghiệm: Hb 5.1g/dL, Hct 15%, tiểu cầu
12G/L, bạch cầu 168G/L, trong đó 45% tế bào blast, 20% BC lympho, 30% BC
trung tính, 5% BC mono. Bệnh nhân cần làm thêm xét nghiệm gì để chẩn đoán
xác định:

A. Tủy đồ

B. Sinh thiết tủy xương

C. Huyết đồ

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: A

Câu 273. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt sốt
cao liên tục hay dao động, kèm theo có nhiều nốt, mảng xuất huyết dưới da, xuất
huyết tự nhiên, tăng khi va chạm. Xét nghiệm: Hb 5.1g/dL, Hct 15%, tiểu cầu
12G/L, bạch cầu 168G/L, trong đó 45% tế bào blast, 20% BC lympho, 30% BC
trung tính, 5% BC mono. Xét nghiệm tủy đồ cho kết quả bạch cầu cấp dòng tủy
bào nhóm Ml. Phác đồ hóa chất được sử dụng cho bệnh nhân có thể là:

A. CHOP

B. VCD

C. 3+7

D. ECHOP

Đáp án: C

Câu 274. Một bệnh nhân nữ 50 tuổi được đưa tới phòng khám để định lượng
tiểu cầu. Kết quả: Bạch cầu 7G/L, Hct 34%, tiểu cầu 600 G/L. Yếu tố nào sau
đây không gây ra tăng tiểu cầu?

A. Thiếu máu thiếu sắt.

B. Tăng tiểu cầu vô căn.

C. Bạch cầu cấp dòng tiền tủy bào.

D. Loạn sản tủy.

E. Thiếu máu ác tính.

Đáp án: E

Câu 275. Bệnh nhân nam 18 tuổi vào viện trong tình trạng mệt mỏi, hoa mắt
chóng mặt sốt cao liên tục hay dao động, kèm theo có nhiều nốt, mảng xuất
huyết dưới da, xuất huyết tự nhiên, tăng khi va chạm. Xét nghiệm: Hb 5.1g/dL,
Hct 15%, tiểu cầu 12G/L, bạch cầu 168G/L, trong đó 45% tế bào blast, 20% BC
lympho, 30% BC trung tính, 5% BC mono. Xét nghiệm tủy đồ cho kết quả:
monoblast, promonocyt, monocyt thường chiếm 80% tế bào tủy, estere hông đặc
hiệu (+). Bệnh nhân được chẩn đoán thể gì là phù hợp nhất:

A. M1

B. M3

C. M5

D. M7

Đáp án: C
Câu 276. Bệnh nhân vào viện được chẩn đoán là bạch cầu cấp. Để điều trị dự
phòng cho hệ thần kinh trung ương để phòng các leucoblast vào màng não ta có
thể thực hiện như sau ngoại trừ:

A. Tia xạ vào hộp sọ.

B. Tiêm methotrexate vào dịch não tủy.

C. Tiêm hydrocortisone vào dịch não tủy.

D. Tiêm cytarabine vào dịch não tủy.

E. Kháng sinh nội tủy

Đáp án: E

Câu 277. Bệnh nhân vào viện được chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp, điều trị hóa
chất theo phác đồ. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân được chẩn đoán là lui bệnh
hoàn toàn khi số lượng Leucoblast trong tủy xương nhỏ hơn:

A. 3%

B. 5%

C. 7%

D. 9%

E. 10%

Đáp án: B

Câu 278. Một phụ nữ 53 tuổi được chẩn đoán Leucemi kinh dòng tủy, NST
Philadenphia dương tính. Hiện tại số lượng bạch cầu là 127G/L, tỷ lệ tế bào
Blast < 2%, Hct 21.1%. Bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi. Bệnh nhân không có
anh chị em một. Đâu là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân này?

A. Ghép tủy của người khác.


B. Cấy ghép tế bào gốC.
C. Dùng thuốc Imatinib mesylate( Veenat).
D. Interferon - α.
E. Li tâm máu để tách bạch cầu.

Đáp án: C
Câu 279. Một người đàn ông 45 tuổi phàn nàn về tình trạng chán ăn và sụt cân.
Khám lâm sàng, lách của ông ta to 10 cm ở dưới bờ sườn trái, và sờ vào thấy hơi
đau. Kết quả xét nghiệm cho bạch cầu 125G/L, trong đó 80% bạch cầu đa nhân
trung tính, 9% bands, 3% tủy bào, 9% hậu tủy bào, 1% tế bào Blast, 1% lympho
bào, 1% bạch cầu ái toan 1% bạch cầu ái kiềm. Hb 8.4 g/dL, Hct 26.8%, tiểu cầu
668G/L. Sinh thiết tủy xương cho thấy tăng sinh các dòng tế bào tủy bào và tăng
tỷ lệ dòng hồng cầu. Bất thường di truyền thích hợp nhất ở bệnh nhân này là?

A. Mất đoạn trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 5.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể số 16.

C. Trao đổi tương hỗ nhiễm sắc thể 9 và 22 (NST Philadenphia).

D. Trao đổi nhánh dài nhiễm sắc thể 15 và 17.

E. 3 nhiễm sắc thể 21.

Đáp án: C

Câu 280. Một bệnh nhân nam 64 tuổi bị leucemi kinh dòng tủy và viêm gan c
mạn được theo dõi hàng năm. Bạch cầu 83G/L nhưng Hct giảm từ 35% xuống
26% và tiểu cầu giảm từ 178G/L xuống 69G/L. Xét nghiệm nào sau đây không
cần thực hiện cho bệnh nhân?

A. AST, ALT và thời gian thombin.

B. Sinh thiết tủy xương

C. Test Coomb

D. Tiêu bản máu ngoại vi.

E. Khám lâm sàng

Đáp án: A

Câu 281. Một bệnh nhân nam 53 tuổi, đang điều trị bệnh bạch cầu tủy mạn
bằng thuốc hydrea liều 400mg/ngày, khi xét nghiệm công thức máu thấy Bạch
cầu 3.5 G/l, N45%, HST 80 g/l; tiểu cầu 94 G/l. Cần làm gì trên bệnh nhân này?

A. Giảm liều hydrea xuống 200mg/ngày

B. Tăng liều hydrea lên 600mg/ngày

C. Tạm thời ngừng thuốc Hydrea


D. Truyền máu

Đáp án: C

Câu 282. Một bệnh nhân nữ 60 tuổi, đi khám sức khỏe định kỳ tình cờ siêu âm
ổ bụng phát hiện lách to, kích thước dọc 19cm. Khám trên lâm sàng thấy lách to
ngang rốn, chắc, không đau, da niêm mạc hơi nhợt. Xét nghiệm công thức máu
có Bạch cầu 155 G/l; N 85%; HC 3.5 T/l; HST 105 g/l;Tiểu cầu 600 G/l. Xét
nghiệm nào cần làm tiếp theo?

A. LDH máu

B. Huyết đồ

C. Sinh thiết tủy xương

D. Đông máu toàn bộ

Đáp án: B

Câu 283. Một bệnh nhân 68 tuổi đi kiểm tra sức khỏe do mệt mỏi, sụt cân,
chán ăn mà các triệu chứng này xuất hiện từ khoảng 4 tháng trước. Khám lâm
sàng thấy lách to, chắc và ra đến đường giữa. Cực dưới của lách đến hố chậu.
Hb 11.1 mg/dL, Hct 33.7%, bạch cầu 6.2G/L, tiểu cầu 220 G/L, bạch cầu hạt
75%, tủy bào 8%, hậu tủy bào 4%, lympho bào 8%, mono 3%, bạch cầu ái toan
2%. Trên tiêu bản phết máu ngoại vi thấy nhiều tế bào hình giọt nước, hồng cầu
có nhân, bạch cầu hạt non. Yếu tố dạng thấp dương tính. Sinh thiết tủy xương
không lấy ra được tế bào nào. Không có chứng cớ của bạch cầu cấp hay u
lympho. Nguyên nhân gây ra lách to thích hợp nhất trong trường hợp này là?

A. Xơ hóa tủy xương tự phát mạn tính.

B. Bạch cầu tủy bào kinh.

C. Viêm khớp dạng thấp.

D. Lupus ban đỏ hệ thống.

E. Lao.

Đáp án: A

Câu 284. Một bệnh nhân nam 45 tuổi vào viện vì lý do sốt 3 ngày nay, sốt
nóng, gai rét, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, xét nghiệm thấy BC tăng cao 155
G/l; N 50%, M 40%, L 10%, HST 65g/l; TC 50 G/l trên lâm sàng có gan to dưới
bờ sườn 5cm, lách to dưới bờ sườn 10cm, xét nghiệm phân tử nào sau đây
không phù hợp ở bệnh nhân:

A. NST Philadenphia dương tính

B. Đột biến gen BCR - ABL dương tính

C. Gen JAK2 dương tính

D. Trao đổi nhánh dài nhiễm sắc thể 15 và 17.

Đáp án: C

Câu 285. Một bệnh nhân nam 45 tuổi vào viện vì lý do sốt 3 ngày nay, sốt
nóng, gai rét, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, xét nghiệm thấy BC tăng cao 155
G/l; N50%, M40%, L10%, HST 65g/l; TC 50 G/l trên lâm sàng có gan to dưới
bờ sườn 5cm, lách to dưới bờ sườn 10cm, chẩn đoán nào sau đây không nghĩ
đến ở bệnh nhân:

A. Bạch cầu tủy cấp

B. Bạch cầu tủy mạn chuyển cấp

C. Bạch cầu tủy mạn giai đoạn tiến triển mạn tính

D. Bạch cầu tủy mạn giai đoạn tăng tốc

Đáp án: C

Câu 286. Một bệnh nhân nam 45 tuổi vào viện vì lý do sốt 3 ngày nay, sốt
nóng, gai rét, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, xét nghiệm thấy BC tăng cao 155
G/l; N50%, M40%, L10%, HST 65g/l; TC 50 G/l trên lâm sàng có gan to dưới
bờ sườn 5cm, lách to dưới bờ sườn 10cm, xét nghiệm phân tử đột biến gen BCR
- ABL dương tính, biện pháp điều trị nào không sử dụng ở bệnh nhân:

A. Imatinib

B. Hydrea

C. Ghép tủy

D. Hóa chất

Đáp án: B
Câu 287. Một bệnh nhân 50 tuổi, đi khám vì mệt mỏi, gầy sút cân, xét nghiệm
thấy máu ngoại vi BC tăng cao 300G/l, đầy đủ các giai đoạn trung gian của bạch
cầu, HST 120 g/; TC 700G/l. Phương pháp điều trị nào sau đây không được sử
dụng ở bệnh nhân này:

A. Gạn bạch cầu

B. Gạn tiểu cầu

C. Hydrea

D. Imatinib

Đáp án: B

Câu 288. Một bệnh nhân được đã được chẩn đoán U lympho ác tính Non
Hodgkin giai đoạn IIIB, sau 3 chu kỳ điều trị phác đồ CHOP xuất hiện biểu
hiện thiếu máu tính chất đẳng sắc mức độ trung bình. Nguyên nhân nào có thể
dẫn đến thiếu máu ở bệnh nhân này:

A. Di căn tủy xương do u lympho.

B. Bệnh Thalassemia.

C. Tác dụng phụ của Vincristine.

D. Chảy máu tiêu hóa mạn tính.

Đáp án: A

Câu 289. Một bệnh nhân 40 tuổi là cán bộ ở đơn vị, 2 tháng nay tự sờ thấy
hạch to vùng góc hàm, hạch nách, hạch bẹn 2 bên, kích thước các hạch ban đầu
bằng hạt đậu, sau to dần, có hạch to bằng ngón chân cái, các hạch mật độ chắc,
di động tốt, da bề mặt hạch bình thường; bệnh nhân không có biểu hiện sốt, ra
mồ hôi trộm, gầy sút cân. Bệnh nhân đến khám tại bệnh xá quân y đơn vị bạn,
trên cương vị chủ nhiệm quân y trung đoàn, bạn cần làm xét nghiệm gì tại bệnh
xá cho bệnh nhân này:

A. Chọc hút hạch làm tế bào học.

B. Sinh thiết hạch ngoại vi làm mô bệnh học.

C. Chuyển bệnh nhân lên bệnh viện có chuyển khoa huyết học.

D. Sinh thiết hạch sau đó làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch.
Đáp án: C

Câu 290. Một bệnh nhân 40 tuổi là cán bộ ở đơn vị, 2 tháng nay tự sờ thấy
hạch to vùng góc hàm, hạch nách, hạch bẹn 2 bên, kích thước các hạch ban đầu
bằng hạt đậu, sau to dần, có hạch to bằng ngón chân cái, các hạch mật độ chắc,
di động tốt, da bề mặt hạch bình thường; bệnh nhân không có biểu hiện sốt, ra
mồ hôi trộm, gầy sút cân. Bệnh nhân đến vào viện khoa A7 bệnh viện 103. Là
bác sĩ điều trị, bạn cần chỉ định cho bệnh nhân này làm xét nghiệm gì để chẩn
đoán bệnh.

A. Mô bệnh học tổ chức hạch.

B. Hóa mô miễn dịch tổ chức hạch.

C. Tủy đồ.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 291. Bệnh nhân nữ 45 tuổi được chẩn đoán U lympho ác tính Non
Hodgkin giai đoạn III 4 tháng nay, đã được điều trị 5 chu kỳ phác đồ R - CHOP,
đáp ứng điều trị tốt, hạch ngoại vi nhỏ lại nhiều, tăng cân trở lại. 2 tuần nay,
bệnh nhân xuất hiện tê bì các đầu ngón chân, ngón tay, không có yếu liệt cơ,
không có sốt. Nguyên nhân thường gặp nhất nào có thể dẫn đến triệu chứng tê bì
ở bệnh nhân này:

A. Tác dụng phụ của hóa chất.

B. Viêm đa rễ dây thần kinh.

C. Xâm lấn của các tế bào ung thư.

D. Ăn uống kém gây thiếu vitamin B.

Đáp án: B

Câu 292. Bệnh nhân nam 28 tuổi, 3 tháng trước xuất hiện hạch to vùng góc
hàm, nách 2 bên, được sinh thiết hạch làm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch
chẩn đoán U lympho ác tính Non Hodgkin tế bào T, được điều trị phác đồ
CHOP 3 chu kỳ, sau điều trị hạch ngoại vi nhỏ lại ít. Lần này bệnh nhân vào
viện xuất hiện thiếu máu, giảm tiểu cầu, lách to. Nguyên nhân nào có thể gây
nên những triệu chứng mới ở bệnh nhân này:
A. U lympho giai đoạn IV xâm lấn đa cơ quan.

B. U lympho chuyển thể bệnh bạch cầu cấp.

C. U lympho kết hợp cường lách.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: D

Câu 293. Bệnh nhân nữ 50 tuổi đã được chẩn đoán bệnh u lympho ác tính Non
Hodgkin, đã điều trị 08 chu kỳ hóa chất phác đồ R - CHOP. Sau khi kết thúc liệu
trình hóa chất, bệnh nhân được chỉ định chụp PET/CT, không phát hiện còn tổ
chức ác tính. Bệnh nhân ra viện và này cần được hẹn tái khám sau bao lâu:

A. 3 tháng.

B. 6 tháng.

C. 1 năm.

D. Thời gian tái khám phụ thuộc vào thể mô bệnh học của bệnh nhân.

Đáp án: D

Câu 294. Bệnh nhân nam, 20 tuổi, vào viện vì sốt 2 ngày nay, kèm theo xuất
huyết dưới da dạng nốt 2 chi dưới, đồng đều. Xét nghiệm chưa cần thực hiện ở
bệnh nhân này là:

A. Công thức máu

B. Huyết đồ

C. Đông máu toàn bộ

D. Nước tiểu 10 thông số

Đáp án: B

Câu 295. Bệnh nhân nữ, 25 tuổi vào viện vì lý do, 2 ngày nay đau bụng vùng
thượng vị, liên tục, đại tiện phân đen, kèm theo xuất huyết dưới da dạng nốt ở tứ
chi, đối xứng. Xét nghiệm nào được mong đợi ở bệnh nhân này:

A. Công thức máu có tiểu cầu giảm

B. PT kéo dài

C. Nội soi dạ dày có xuất huyết niêm mạc lan tỏa


D. Nội soi có ổ loét đang chảy máu

Đáp án: C

Câu 296. Bệnh nhân nam, 16 tuổi vào viện vì lý do, 2 ngày nay đau các khớp,
tiểu tiện nước tiểu như nước rửa thịt, kèm theo xuất huyết dưới da tứ chi dạng
nốt. Xét nghiệm công thức máu có HC 3.9 T/l; HST 115 g/l; TC 230 G/l; BC 10
G/l; N 50%, L 20%, E 20%, M 8%. Chẩn đoán sơ bộ nào phù hợp với bệnh
nhân:

A. Viêm khớp dạng thấp

B. Lupus ban đỏ hệ thống

C. Viêm thành mạch dị ứng thể hỗn hợp

D. Huyết sắc tố niệu kịch phát về đêm

Đáp án: C

Câu 297. Một bệnh nhân nam, 18 tuổi vì xuất huyết dưới da dạng nốt 2 chi
dưới, đối xứng, xét nghiệm công thức máu trong giới hạn bình thường, PT bình
thường, HC niệu âm tính, biện pháp điều trị nào cần thiết được sử dụng cho
bệnh nhân:

A. Daflon

B. Kháng histamine

C. Corticoid

D. Transamin

Đáp án: B

Câu 298. Bệnh nhân nam 25 tuổi, được chẩn đoán viêm thánh mạch dị ứng từ
năm 16 tuổi, đã bị nhiều lần xuất huyết, điều trị ổn định, 2 tháng nay bệnh nhân
xuất huyết dưới da dạng nốt, đối xứng, kèm theo xét nghiệm 3 lần Hc niệu
dương tính, đã dùng corticoid, kháng histamine, các nốt xuất huyết vẫn còn, xét
nghiệm nước tiểu HC niệu vẫn dương tính. Biện pháp điều trị nào nên được sử
dụng cho bệnh nhân:

A. Methylprednisolon 500 - 100mg/ngày

B. Endoxan 2mg/kg/ngày
C. Ghép tủy

D. Cắt lách

Đáp án: B

Câu 299. Bệnh nhân nam 25 tuổi, vào viện với lý do xuất huyết dưới da dạng
nốt, mảng nhiều vị trí, toàn thân, kèm theo chảy máu chân răng, chảy máu cam.
Qua thăm khám, bệnh nhân không có hạch to, gan lách không to, không đau
xương. Kết quả xét nghiệm ở bệnh nhân này có thể gặp bất thường nào sau đây:

A. Số lượng tiểu cầu giảm.

B. Hemoglobin giảm.

C. Số lượng bạch cầu tăng.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D

Câu 300. Bệnh nhân nam 20 tuổi, khởi phát bệnh 5 ngày trước khi vào viện với
triệu chứng sốt, sau đó 2 ngày bệnh nhân xuất huyết dưới da rải rác toàn thân,
chảy máu chân răng, chảy máu cam. Qua thăm khám, bệnh nhân không có hạch
to, gan lách không to, ấn xương ức không đau. Trong các xét nghiệm dưới đây
xét nghiệm nào ít có ý nghĩa nhất trong chẩn đoán bệnh lý cho bệnh nhân:

A. Siêu âm ổ bụng.

B. Công thức máu ngoại vi, huyết đồ.

C. Tủy đồ.

D. Test Dengue NS1, IgM, IgG.

Đáp án: A

Câu 301. Bệnh nhân nữ 28 tuổi tiền sử khỏe mạnh, vào viện với lý do xuất
huyết dưới da dạng nốt, mảng nhiều vị trí, toàn thân, kèm theo có chảy máu
chân răng, chảy máu cam số lượng ít, không sốt. Thăm khám lâm sàng phát hiện
thêm bệnh nhân có niêm mạc mắt hơi nhợt, mạch 85 lần/phút, HA
120/80mmHg, gan, lách, hạch ngoại vi không to. Trong các xét nghiệm dưới
đây, xét nghiệm nào ít khả năng gặp ở bệnh nhân này nhất:

A. Số lượng tiểu cầu tăng.


B. Tỷ lệ prothrombin máu giảm.

C. Tỷ lệ aPTT máu giảm.

D. Thiếu máu nhược sắc.

Đáp án: C

Câu 302. Bệnh nhân nữ 28 tuổi tiền sử khỏe mạnh, vào viện với lý do xuất
huyết dưới da dạng nốt, mảng nhiều vị trí, toàn thân, kèm theo có chảy máu
chân răng, chảy máu cam, không sốt. Thăm khám lâm sàng phát hiện thêm bệnh
nhân có niêm mạc mắt hơi nhợt, mạch 85 lần/phút, HA 120/80mmHg, gan, lách,
hạch ngoại vi không to. Trong các xét nghiệm dưới đây, xét nghiệm nào có thể
không cần phải thực hiện ngay ở bệnh nhân này:

A. Công thức máu.

B. Đông máu cơ bản.

C. Tủy đồ.

D. Nhóm máu.

Đáp án: C

Câu 303. Bệnh nhân nữ 37 tuổi đi khám tại bệnh viện do biểu hiện xuất huyết
dưới da rải rác toàn thân 10 ngày nay, thỉnh thoảng có chảy máu chân răng khi
đánh răng, không sốt. Qua thăm khám, bệnh nhân không có hạch to, gan lách
không to, ấn xương ức không đau. Bệnh nhân đã làm xét nghiệm công thức máu
và sinh hóa máu ở phòng xét nghiệm gần nhà 1 ngày trước khi vào viện: HC 3,8
T/l, Hemoglobin 95g/L; BC 13,4G/l; N 57%, L 23%, M 17%; TC 45G/l; các chỉ
số sinh hóa cơ bản trong giới hạn bình thường. Trong các bệnh lý sau đây, bệnh
lý nào nghĩ tới nhiều nhất ở bệnh nhân này:

A. Bệnh bạch cầu cấp.

B. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

C. Dengue xuất huyết.

D. Suy tủy xương.

Đáp án: B
Câu 304. Bệnh nhân nam 25 tuổi chẩn đoán Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn
dịch 2 tháng nay, vào viện với lý do xuất huyết dưới da dạng nốt, mảng rải rác
toàn thân, chủ yếu tại vị trí va chạm, không có xuất huyết niêm mạc, không có
chảy máu niêm mạc, không sốt. Kết quả xét nghiệm phát hiện số lượng tiểu cầu
giảm 18 G/l, dòng hồng cầu, bạch cầu trong giới hạn bình thường. Các chỉ số
đông máu và sinh hóa cơ bản không phát hiện bất thường. Biện pháp điều trị nào
nên được thực hiện ngay ở bệnh nhân này:

A. Sử dụng corticoid liệu pháp.

B. Truyền khối tiểu cầu pool.

C. Kháng sinh phối hợp dự phòng.

D. Sử dụng liều xung cyclophosphamide.

Đáp án: A

Câu 305. Bệnh nhân nữ 65 tuổi tiền sử tăng huyết áp đang duy trì sử dụng 3
loại thuốc chống tăng huyết áp phối hợp, huyết áp ổn định ở mức 120/80
mmgHg. Vào viện với lý do xuất huyết dưới da dạng nốt, mảng nhiều vị trí, toàn
thân, kèm theo có chảy máu chân răng, chảy máu cam, không sốt. Kết quả xét
nghiệm phát hiện số lượng tiểu cầu giảm 25 G/l, dòng hồng cầu, bạch cầu trong
giới hạn bình thường. Các chỉ số đông máu và sinh hóa cơ bản không phát hiện
bất thường. Trong các biện pháp điều trị dưới đây, biện pháp nào có thể thực
hiện để điều trị cho bệnh nhân này:

A. Sử dụng corticoid liệu pháp.

B. Truyền khối tiểu cầu pool.

C. Điều trị bằng cyclophosphamide.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: D

Câu 306. Bệnh nhân nam 25 tuổi được chẩn đoán Xuất huyết giảm tiểu cầu
miễn dịch 1 tháng nay, vào viện với lý do xuất huyết dưới da dạng nốt, mảng rải
rác toàn thân, chủ yếu tại vị trí va chạm, không có xuất huyết niêm mạc, không
sốt. Kết quả xét nghiệm phát hiện số lượng tiểu cầu giảm 18 G/l, dòng hồng cầu,
bạch cầu trong giới hạn bình thường. Các chỉ số đông máu và sinh hóa cơ bản
không phát hiện bất thường. Trong các biện pháp điều trị dưới đây, biện pháp
nào có thể trì hoãn nếu bệnh nhân không có diễn biến nặng lên bất thường:

A. Corticoid liệu pháp.

B. Tiếp tục điều trị cyclosporin A nếu đang sử dụng.

C. Truyền khối tiểu cầu.

D. Tiếp tục điều trị cyclophosphamide nếu đang sử dụng.

Đáp án: C

Câu 307. Bệnh nhân nam 25 tuổi được chẩn đoán Xuất huyết giảm tiểu cầu
miễn dịch 1 năm nay, bệnh nhân đã được điều trị tấn công theo nhiều phác đồ
corticoid liệu pháp, endoxan, cellcept. Trong quá trình điều trị tấn công, số
lượng tiểu cầu của bệnh nhân tăng lên và trở về mức bình thường, tuy nhiên sau
khi dừng thuốc và giảm liều corticoid thì số lượng tiểu cầu của bệnh nhân lại
giảm thấp, xuất hiện xuất huyết trở lại. Lần này bệnh nhân vào viện, xét nghiệm
số lượng TC 23G/l. Bệnh nhân được chỉ định cắt lách. Bệnh nhân cần được làm
xét nghiệm nào trước khi tiến hành phẫu thuật:

A. Tủy đồ.

B. Sinh thiết lách.

C. Huyết đồ.

D. Công thức bạch cầu máu ngoại vị.

Đáp án: A

You might also like