You are on page 1of 14

MẪU NHẬP NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Bộ môn: AM11
Môn thi: NỘI BỆNH HỌC
Chương:…………………………………
Loại câu hỏi: MỨC VẬN DỤNG
Phân loại:……………………………………….
Ghi chú: Soạn câu hỏi hoàn toàn trên word; Chứa mọi dữ liệu hình ảnh, công thức;
Định dạng sẽ được giữ nguyên khi thi; Số phương án tối đa có thể lên đến 8 phải
giữ nguyên cấu trúc (dòng 1 là câu dấn, dòng 2-9 là phương án chọn, dòng 10 là ký
hiệu đáp án đúng A, B, C); Mỗi một chương để trong 01 file; câu hỏi đa lựa chọn để
riêng file, câu hỏi chỉ có một đáp án để riêng, phân loại để trong file riêng soạn
Unicode

Câu 1 Triệu chứng gặp trong u tuyến yên:


A) Mất thị trường thái dương hai bên
B) Mất thị trường mũi hai bên
C) Đục thủy tinh thể
D) Bệnh võng mạc tăng sinh
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 2 Xét nghiệm nào cần làm để chẩn đoán bệnh to đầu chi
A) Điện tim
B) XQ ổ bụng không chuẩn bị
C) Siêu âm ổ bụng
D) Chụp MRI tuyến yên
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 3 Xét nghiệm chỉ định trong bệnh đái tháo nhạt
A) XQ ổ bụng không chuẩn bị
B) Siêu âm ổ bụng
C) HbA1c
D) Tỷ trọng nước tiểu
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 4 Hội chứng viêm khớp điển hình gồm có các triệu chứng:
A) Sưng, đau, nóng, đỏ tại khớp.
B) Sưng, đau, nóng, đỏ tại khớp, CRP máu tăng.
C) Sưng, đau, nóng, đỏ tại khớp, CRP tăng, số lượng bạch cầu
tăng.
D) Đau mỏi cơ, sốt, CRP tăng, số lượng bạch cầu tăng.
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Câu 5 Câu nào dưới đây là sai khi nói về u tuyến yên
A) Hội chứng Cushing liên quan với rối loạn dung nạp glucose
B) Bệnh to đầu chi liên quan với rối loạn chức năng tim mạch
C) U tiết prolactin là ademoma hiếm gặp nhất của u tuyến yên
D) Tăng tiết quá mức prolactin dẫn đến đa tiết sữa
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 6Xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm khớp:
A)ESR, CRP, số lượng bạch cầu, siêu âm khớp.
B)ESR, CRP, siêu âm khớp, số lượng bạch cầu, công thức bạch
cầu.
C) Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu.
D) Glucose máu, axit uric, ESR, CRP, siêu âm khớp, số lượng
bạch cầu, công thức bạch cầu.
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Những kết quả xét nghiệm nào phù hợp với thoái hóa
Câu 7
khớp:
A) CRP tăng, số lượng bạch cầu tăng cao, RF dương tính, nồng
độ axit uric trong huyết thanh tăng.
B) CRP bình thường, số lượng bạch cầu bình thường, RF âm
tính, nồng độ axit uric trong huyết thanh bình thường.
C) CRP bình thường, số lượng bạch cầu bình thường, RF âm
tính, nồng độ axit uric trong huyết thanh tăng.
D) CRP tăng, số lượng bạch cầu tăng cao, RF âm tính, nồng độ
axit uric trong huyết thanh bình thường.
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 8 Xét nghiệm x quang khớp gối có giá trị:
A) Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp.
B) Chẩn đoán giai đoạn thoái hóa khớp.
C) Chẩn đoán bệnh và giai đoạn thoái hóa khớp.
D) Chẩn đoán bệnh và mức độ viêm khớp trong thoái hóa khớp.
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Những triệu chứng nào sau đây được sử dụng trong tiêu
Câu 9 chuẩn chẩn
đoán thoái hóa khớp:
A) Đau viêm khớp đối xứng và ở các khớp nhỏ ngoại vi
B) Hình ảnh tràn dịch khớp trên siêu âm.
C) X quang có hình ảnh của bào mòn khớp và các ổ khuyết
xương.
D) Dấu hiệu lạo xạo khớp và gai xương ở rìa khớp.
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 10 Điều trị thoái hóa khớp có thể phối hợp các thuốc:
A) NSAID và corticoid đường uống.
B) NSAID và thuốc điều trị thoái hóa khớp tác dụng chậm.
C) Corticoid đường uống và thuốc điều trị thoái hóa khớp tác
dụng chậm
D) Corticoid tiêm tại chỗ và thuốc ức chế miễn dịch.
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân đái tháo
Câu 11
đường các xét nghiệm cho thấy:
A) Glucose máu tăng.
B) pH máu giảm.
C) Dự trữ kiềm giảm.
D) Áp lực thẩm thấu máu bình thường.
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 12 Hạ glucose máu khi:
A) Glucose máu ≤ 2,9 mmol/L.
B) Glucose máu ≤ 3,9 mmol/L.
C) Glucose máu ≤ 4,9 mmol/L.
D) Glucose máu ≤ 5,9 mmol/L.
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 13 Đái tháo đường hay gặp biến chứng tim nào sau đây?
A) Hở van 2 lá.
B) Hẹp van 2 lá.
C) Nhồi máu cơ tim.
D) Bệnh cơ tim giãn.
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Câu 14 Tổn thương thận trong đái tháo đường là:
A) Albumin niệu.
B) Sỏi thận.
C) Viêm khe thận.
D) Thận đa nang.
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Mục tiêu kiểm soát Glucose máu lúc đói của bệnh nhân
Câu 15
đái tháo đường là:
A) Glucose máu lúc đói < 4,4 mmol/L.
B) Glucose máu lúc đói 4,4 - 7,2 mmol/L.
C) Glucose máu lúc đói 7,2 - 8,0 mmol/L.
D) Glucose máu lúc đói < 7,2 mmol/L.
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Mục tiêu kiểm soát huyết áp khi có tổn thương thận ở
Câu 16
bệnh nhân đái tháo đường là:
A) < 160/90 mmHg.
B) < 140/90 mmHg.
C) < 130/80 mmHg.
D) < 120/70 mmHg.
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
DMARDs được lựa chọn hàng đầu trong điều trị viêm
Câu 17
khớp dạng thấp là
A) Sulfasalazine
B) Methotrexate
C) Leflunomide
D) Hydroxychloroquine
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp khi bệnh nhân có biểu
Câu 18
hiện
A) Viêm nhiều khớp mạn tính đối xứng ở cổ tay, bàn ngón tay,
liên đốt xa ngón chân và RF huyết thanh âm tính
B) Viêm nhiều khớp mạn tính đối xứng ở vai, bàn ngón tay, liên
đốt xa ngón tay và anti-CCP huyết thanh dương tính
C) Viêm nhiều khớp mạn tính đối xứng ở cổ tay, bàn ngón tay,
liên đốt xa ngón tay và RF huyết thanh dương tính
D) Viêm nhiều khớp mạn tính đối xứng ở cổ tay, bàn ngón tay,
bàn ngón chân và RF huyết thanh dương tính
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một bệnh nhân nữ 40 tuổi có viêm nhiều khớp mạn tính ở
Câu 19 các vị trí cổ tay, bàn ngón tay, liên đốt gần; để chẩn đoán
xác định viêm khớp dạng thấp cần làm các xét nghiệm
A) Công thức máu, CRP, Chụp X quang cổ tay hai bên thẳng
B) Công thức máu, máu lắng, chụp X quang bàn tay hai nghiêng
C) Công thức máu, RF, chụp X quang bàn tay hai bên thẳng
D) Công thức máu, ANA, chụp X quang bàn tay hai bên thẳng
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Câu 20 Các tác dụng ngoại ý hay gặp của methotrexate
A) Giảm bạch cầu, tổn thương gan, tổn thương phổi kẽ
B) Tổn thương thận, viêm dạ dày, thiếu máu tan máu
C) Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tổn thương cơ tim
D) Thiếu máu mạn tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Thời gian tái khám thông thường cho một bệnh nhân viêm
Câu 21
khớp dạng thấp hoạt động là
A) Mỗi hai tuần
B) Mỗi bốn tuần
C) Mỗi sáu tuần
D) Mỗi tám tuần
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 22 Thuốc điều trị triệu chứng trong gút bao gồm:
A) Corticoid đường uống và Methotrexate
B) NSAIDs và Sulfasalazin
C) NSAIDs và corticoid đường uống
D) NSAIDs và colchicin
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 23 Mức acid uric máu ở nam giới nên được hạ về mức nào:
A) Dưới 120 micromol/L
B) Dưới 420 micromol/L
C) Dưới 360 micromol/L
D) Dưới 500 micromol/L
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Thuốc được lựa chọn để kiểm soát acid uric máu trong gút
Câu 24
mạn có suy thận là:
A) Colchicin
B) Corticoid
C) Allopurinol
D) Probenecid
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Câu 25 Bệnh nhân gút mạn có sỏi thận không nên dùng thuốc nào
sau đây?
A) Allopurinol
B) Probenecid
C) Colchicin
D) Corticoid
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 26 Bệnh nhân có acid uric niệu cao trên 600 mg/24 giờ không
nên dùng thuốc nào sau đây?
A) Probenecid
B) Allopurinol
C) Colchicin
D) Corticoid
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 27 Một bệnh nhân nữ 47 tuổi, khoảng 2 năm điều trị bệnh
Viêm khớp dạng thấp, tự mua thuốc uống Medrol 16mg/
ngày. Khoảng 3 tháng gần đây xuất hiện tình trạng mặt
tròn đỏ, lông và tóc mọc rậm, tăng 10kg/ 3 tháng, béo
bụng bờm mỡ sau gáy, chân tay teo nhỏ, da mỏng khô có
vết rạn da màu tím đỏ ở bụng và đùi. Bệnh nhân được làm
xét nghiệm: cortisol tự do trong nước tiểu 24h: 120 µg/dL;
cortisol máu lúc 8h: 540 nmol/L; cortisol máu lúc 20h: 480
nmol/L
Hỏi bệnh nhân có thể mắc hội chứng nào sau đây?
A) Hội chứng Pheocromocytoma.
B) Hội chứng nhiễm độ hormon tuyến giáp.
C) Hội chứng Cushing do dùng corticoid kéo dài.
D) Hội chứng Chuyển hóa
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Câu 28 Một bệnh nhân nữ 32 tuổi, tiền sử khỏe mạnh. Khoảng 1
năm gần đây xuất hiện tình trạng mặt tròn đỏ, lông và tóc
mọc rậm, tăng 15kg/1năm, béo bụng, bờm mỡ sau gáy và
cổ, chân tay teo nhỏ, da mỏng khô dễ xuất huyết dưới da,
vết rạn da màu tím đỏ tại đùi, rối loạn kinh nguyệt, giảm
thị lực và thị trường mắt phải. Chụp XQ sọ não hố yên
giãn rộng; MRI sọ não phát hiện quá sản tuyến yên.
Hỏi bệnh nhân có thể có kết quả xét nghiệm nào dưới đây?
A) Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều cao ức chế
được.
B) Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều cao không ức
chế được.
C) Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều thấp qua đêm
không ức chế được.
D) Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều thấp qua đêm
ức chế được.
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 29 Một bệnh nhân nữ 32 tuổi, tiền sử khỏe mạnh. Khoảng 1
năm gần đây xuất hiện tình trạng mặt tròn đỏ, lông và tóc
mọc rậm, tăng 15kg/1 năm, béo bụng, bờm mỡ sau gáy và
cổ, chân tay teo nhỏ, da mỏng khô dễ xuất huyết dưới da,
vết rạn da màu tím đỏ tại đùi, rối loạn kinh nguyệt, giảm
thị lực và thị trường mắt phải. Chụp XQ sọ não hố yên
giãn rộng; MRI sọ não phát hiện quá sản tuyến yên.
Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều cao ức chế
được.
A) Hỏi bệnh nhân có thể mắc bệnh nào sau đây?
B) Bệnh Cushing
C) Adenoma thượng thận
D) Ung thư thượng thận
E) Ung thư phổi
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 30 Một bệnh nhân nam 52 tuổi, bị Gút 15 năm tự mua thuốc
uống Dexamethasone 5mg/ ngày. Khoảng 3 năm gần đây
xuất hiện tình trạng mặt tròn đỏ, lông và tóc mọc rậm,
tăng 10kg/ 3 tháng, béo bụng, chân tay teo nhỏ, da mỏng
khô dễ xuất huyết dưới da, vết rạn da màu tím đỏ tại bụng
và đùi. Gần đây bệnh nhân giảm liều thuốc và người mệt
mỏi, chán ăn, buồn nôn khan, tụt huyết áp tư thế. Đã xét
nghiệm cortisol máu 8h: 1µg/dL
Hỏi bệnh nhân có thể mắc bệnh nào sau đây?
A) Suy thượng thận cấp.
B) Suy thượng thận mạn do corticoid
C) Suy thận mạn tính
D) Suy thận cấp tính
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 31 Một bệnh nhân nữ 56 tuổi, tiền sử khỏe mạnh. Khoảng 1
năm nay xuất hiện tình trạng mặt tròn đỏ, lông và tóc mọc
rậm, tăng 12kg/ 1 năm, béo bụng, chân tay teo nhỏ, da
mỏng khô dễ xuất huyết dưới da. Khám thấy BMI 27,8; đo
HA 160/100mmHg.
Xét nghiệm sinh hóa máu: Glucose máu tăng, cortisol máu
tăng.
Siêu âm và CT scanner ổ bụng: phát hiện u tuyến thượng
thận.
XQ sọ não bình thường, MRI sọ não bình thường.
Hỏi bệnh nhân có thể mắc bệnh nào sau đây?
A) Bệnh Adenoma tuyến thượng thận
B) Bệnh Cushing
C) Bệnh Đái tháo đường
D) Bệnh To đầu chi
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 32 Khi phát hiện bệnh nhân bị cường giáp trong thời gian
điều trị duy trì bệnh Basedow thì:
A) Tăng liều kháng giáp tổng hợp.
B) Tránh căng thẳng, kiêng chất kích thích.
C) Giảm liều kháng giáp tổng hợp.
D) Giữ nguyên liều kháng giáp tổng hợp.
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 33 Tác dụng phụ của thuốc kháng giáp tổng hợp trong điều
trị bệnh Basedow hay gặp trong thời gian nào:
A) Bất cứ thời gian nào.
B) Thời gian điều trị duy trì.
C) Thời gian điều trị tấn công.
D) 4 tuần đầu tiên của thời gian điều trị tấn công.
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 34 Chỉ định ngoại khoa trong điều trị Basedow là:
A) Bệnh nhân mới được chẩn đoán.
B) Bệnh nhân đã được điều trị nội khoa nhưng tái phát nhiều lần.
C) Khi kết thúc thời gian điều trị tấn công.
D) Khi đã điều trị nội khoa về bình giáp.
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 35 Bệnh nhân Basedow sau phẫu thuật bị suy giáp thì điều trị
bằng:
A) Iod.
B) Kháng giáp tổng hợp.
C) Chẹn beta giao cảm.
D) Thyroxin.
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 36 Bệnh nhân bị suy giáp được điều trị bằng Thyroxin liều
phù hợp khi:
A) Nồng độ T3 và T4 về bình thường.
B) Nồng độ T3, T4 và TSH về bình thường.
C) Nồng độ T3 và T4 giảm nhẹ, TSH tăng.
D) Nồng độ T3 và T4 tăng nhẹ, TSH giảm.
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 37 Bệnh nhân bị suy giáp sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp
được điều trị bằng Thyroxin liều phù hợp khi:
A) Nồng độ T3 và T4 về bình thường.
B) Nồng độ T3, T4 và TSH về bình thường.
C) Nồng độ T3 và T4 giảm nhẹ, TSH tăng.
D) Nồng độ T3 và T4 tăng nhẹ, TSH giảm nhẹ.
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 38 Bệnh viêm tuyến giáp cấp tính có thể gây ra:
A) Cường chức năng tuyến giáp thoáng qua.
B) Suy chức năng tuyến giáp thoáng qua.
C) Cường chức năng tuyến giáp dai dẳng.
D) Suy chức năng tuyến giáp vĩnh viễn.
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 39 Nhiễm độc giáp do bệnh viêm tuyến giáp bán cấp tính cần
được điều trị bằng:
A) Thuốc kháng giáp tổng hợp.
B) NSAIDs hoặc Corticoid.
C) Kháng sinh.
D) Vitamin.
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 40 Bệnh viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto có diễn biến
thường gặp là:
A) Suy giáp thoáng qua.
B) Cường giáp thoáng qua.
C) Cường giáp thoáng qua, sau đó suy giáp.
D) Chức năng tuyến giáp bình thường.
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Câu 41 12 tiếng sau phẫu thuật nọi soi qua xoang bướm điều trị u
tuyến yên, bệnh nhân trở nên bứt rứt, khó chịu và kết quả
xét nghiệm cho thấy: Na+ 120 mmol/l, K+ 4 mmol/l, Natri
niệu 40 mmol/l, Glucose máu 8,3 mmol/l. Chẩn đoán phù
hợp nhất với bệnh nhân này là?
A) Đái tháo nhạt
B) Thiếu oxy máu
C) Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH)
D) Truyền quá nhiều Glucose 5%
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Câu 42 Yếu tố kích thích tiết prolactin bao gồm
A) Giấc ngủ
B) Cực khoái
C) Kích thích núm vú
D) Giấc ngủ, cực khoái, kích thích núm vú
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 42 Kích thước bình thường của tuyến yên là:
A) < 2 cm
B) < 5 cm
C) < 8 cm
D) < 1 cm
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 43 BN nữ 28T bị vô kinh thứ phát và tăng tiết sữa trong vòng
6 tháng gần đây. Xét nghiệm prolactin máu tăng cao 3250
mU/L; MRI có microadenoma. Biện pháp nào điều trị phù
hợp cho BN? (BN dự định lập gia đình trong thời gian
gần)
A) Dostinex
B) Phẫu thuật chọn lọc qua xoang bướm
C) Ocreotide
D) Xạ trị
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 44 BN nữ 22T tình cờ phát hiện tăng prolactin máu, không có
tiền sử đa tiết sữa, chu kì kinh nguyệt bình thường, xét
nghiệm không có gì đặc biệt, MRI sọ không thâý có biểu
hiện bất thường, thái độ xử trí phù hợp là:
A) Phẫu thuật tuyến yên
B) Xạ trị tuyến yên
C) Hóa trị
D) Tiếp tục theo dõi
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 45Điều trị thoái hóa khớp có thể phối hợp các thuốc:
A)NSAID và corticoid đường uống.
B)NSAID và thuốc điều trị thoái hóa khớp tác dụng chậm.
C)Corticoid đường uống và thuốc điều trị thoái hóa khớp tác
dụng chậm
D) Corticoid tiêm tại chỗ và thuốc ức chế miễn dịch.
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 46 Bệnh nhân nữ 30 tuổi xuất hiện đau, sưng nhẹ các khớp
bàn ngón tay và khớp cổ tay 2 bên khoảng 2 tháng nay;
kèm theo có sốt nhẹ đến vừa. Vài ngày gần đây xuất hiện
thêm ho khan và đau ngực cả 2 bên. Không thấy có tổn
thương da và niêm mạc.
Kết quả của các xét nghiệm:
Số lượng bạch cầu máu ngoại vi 3 x106 tế bào/L
Xquang tim – phổi thường: hình ảnh tràn dịch màng phổi
2 bên mức độ ít.
Xquang khớp cổ tay- bàn tay: chưa thấy tổn thương.
Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu 750 mg/24 giờ.
Chẩn đoán nào là phù hợp:
A) Viêm khớp dạng thấp
B) Lupus ban đỏ hệ thống
C) Viêm cột sống dính khớp
D) Xơ cứng bì
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 47 Bệnh nhân nữ 27 tuổi xuất hiện đau, sưng nhẹ các khớp
bàn ngón tay và khớp cổ tay, cổ chân 2 bên khoảng 3
tháng nay, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng khoảng 45
phút; kèm theo có sốt nhẹ đến vừa. Vài ngày gần đây xuất
hiện thêm ho khan và đau ngực cả 2 bên. Bệnh nhân cần
được chỉ định những xét nghiệm nào để có thể chẩn đoán
phân biệt giữa lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng
thấp
A) CRP, kháng thể kháng nhân, chụp xquang tim phổi, Số lượng
hồng cầu, công thức bạch cầu, số lượng tiểu cầu
B) CRP, Số lượng hồng cầu, công thức bạch cầu, số lượng tiểu
cầu, chụp xquang khớp bàn tay, anti CCP
C) Công thức bạch cầu, kháng thể kháng nhân, protein niệu, chụp
xquang tim phổi, chụp xquang khớp bàn tay, anti CCP
D) Công thức bạch cầu, kháng thể kháng nhân, protein niệu, chụp
xquang tim phổi, siêu âm khớp, CRP
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Câu 48 Bệnh nhân nam 22 tuổi xuất hiện bệnh khoảng 10 tuần
nay với các triệu chứng sau:
Sốt nhẹ đến vừa.
Đau và sưng nhẹ các khớp khuỷu tay, cổ tay, khớp cổ chân
2 bên.
Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt
Loét miệng
Rụng tóc
Số lượng bạch cầu giảm
Protein niệu 1200 mg/24 giờ
Kháng thể kháng nhân dương tính
Bệnh nhân này có bao nhiêu tiêu chí để chẩn đoán lupus
ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn của ACR 1997
A) Có 4 tiêu chí
B) Có 6 tiêu chí.
C) Có 7 tiêu chí
D) Có 8 tiêu chí
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 49 Bệnh nhân nữ 31 tuổi xuất hiện bệnh khoảng 3 tháng nay
với các triệu chứng sau:
Sốt nhẹ đến vừa.
Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt
Loét miệng
Rụng tóc
Số lượng hồng cầu giảm
Số lượng bạch cầu giảm
Protein niệu 1200 mg/24 giờ
Cặn lắng nước tiểu có trụ hạt
Kháng thể kháng Ds-DNA dương tính
Kháng thể kháng nhân dương tính
Bệnh nhân này có bao nhiêu tiêu chí để chẩn đoán lupus
ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn của ACR 1997
A)Có 5 tiêu chí
B)Có 7 tiêu chí
C)Có 9 tiêu chí
D)Có 11 tiêu chí
E)
F)
G)
H)
Đáp án A

You might also like