You are on page 1of 21

Bệnh cầu thận

1. Trường hợp nào sau đây thuộc nhóm bệnh cầu thận nguyên phát
a. Bệnh thận lgA
b. Bệnh thận do Lupus đỏ hệ thống
c. Cầu thận sang thương tối thiểu
d. Đái tháo đường
2. Biểu hiện nào sau đây quan trọng nhất trong chẩn đoán HCTH
a. Phù toàn thân
b. Đạm niệu > 3,5g/1,73 m2 da/24h
c. Tiểu Liid
d. Giảm Albumine máu
3. Nguyên nhân nào sau đây không gây nên tình trạng tiểu đạm tại thận cho các bệnh nhân?
a. Hội chứng thận hư
b. Đa u tủy
c. Hội chứng viêm vi cầu thận
d. Bệnh ống thận mô kẽ
4. Nhóm bệnh cầu thận nguyên phát hay xảy ra ở trẻ em và có tiên lượng lâu dài tốt?
a. Bệnh cầu thận tăng sinh trung mô
b. Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng
c. Bệnh cầu thận màng
d. Bệnh cầu thận sang thương tối thiểu

5. Tình trạng nào sau đây không phải là biểu hiện thường gặp của một bệnh lý cầu thận?
a. Tiểu Lipid đơn độc
b. Tiểu máy kéo dài hoặc tái phát
c. Hội chứng thận hư
d. Hội chưng viêm vi cầu thận
6. Cơ chế bệnh sinh nào sau đây thường đưa đến tình trạng mất nhiều Albumin qua nước tiểu ở bệnh nhân mắc Hội chứng thận hư?
a. Tổn thương lớp nội mô mao mạch thận
b. Tổn thương lớ biểu mô ống thận
c. Tổn thương các tế bào trong mô kẽ thận
d. Tổn thương lớp tế bào có chân của các tế bào nội mô

7.. Triệu chứng nào sau đây KHÔNG thường gặp trong Hội chứng viêm vi cầu thận?
a. Tiểu máu tái phát nhiều lần kèm trụ hồng cầu.
b. Tiểu đạm >3,5 gr/1,73m2 da/24 giờ.
c. Tăng huyết áp.
d. Suy giảm chức năng thận (giảm eGFR).

8. Nhóm thuốc được ưu tiên dùng điều trị đặc hiệu cho HCTH nguyên phát sang thương tối thiểu?
a. Corticosteroide
b. Cyclosporine A
c. Cyclophosphamide
d. Mycophenolate moeftil

9. Các cận lâm sàng chính được chỉ định trong chẩn đoán bệnh lý bệnh thận
a. Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, chụp MRI
b. Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, chụp X-Quang
c. Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, sinh thiết thận
d. Tất cả đều đúng

10. Nhóm bệnh cầu thận nào có hình ảnh tổn thương phức tạp trên giải phẫu bệnh sinh thiết thận?
a. Bệnh cầu thận tăng sinh màng
b. Bệnh thận đái tháo đường
c. Bệnh thận do lgA
d. Bệnh thận hậu nhiễm liên cầu

11. Bệnh nào sau đây thuộc nhóm bệnh cầu thận thứ phát? Ngoại trừ.
a. Bệnh cầu thận do lắng đọng amyloid
b. Bệnh cầu thận do hậu nhiễm liên cầu trùng
c. Bệnh cầu thận lgA
d. Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng

12. Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng được định nghĩa trên mẫu sinh thiết thận? Chọn câu đúng nhất.
a. Có trên 60% cầu thận bị tổn thương
b. Có dưới 50% cầu thận bị tổn thương và không có vùng nào bị xơ hóa
c. Có dưới 50% cầu thận bị tổn thương (khu trú) và chỉ một vùng trên cầu thận bị xơ hóa (từng vùng)
d. Có dưới 50% cầu thận bị tổn thương và cầu thận bị xơ hóa toàn bộ
13. Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng, đột biến gen quy định một số protein gây biểu hiện ?
a. Podocin (NPHS2)
b. Nephrin (NPHS2)
c. Podocin (NPHS3)
d. Nephrin (NPHS3)

14. Nguyên nhân nào sau đây gây nên tình trạng tiểu đạm sau thận? Chọn câu sai.
a. Nhiễm trùng tiểu
b. Sỏi thận
c. U bướu
d. Viêm vi cầu thận

15. Nhóm thuốc nào có tác dụng làm giảm bớt mức độ tiểu đạm ở bệnh nhân có bệnh cầu thận?
a. Nhóm ức chế Beta
b. Nhóm thuốc không lợi tiểu
c. Nhóm ức chế men chuyển
d. Nhóm ức chế Canxi

16. Các hội chứng lâm sàng của bệnh cầu thận? Chọn câu đúng nhất.
a. Bất thường nước tiểu không triệu chứng, hội chứng thận hư, hội chứng viêm vi cầu thận, phối hợp cả hai.
b. Bất thường nước tiểu không triệu chứng, hội chứng viêm vi cầu thận, phối hợp cả hai.
c. Không câu nào đúng
d. Hội chứng thận hư, hội chứng viêm vi cầu thận, phối hợp cả hai.

17. Bệnh cầu thận màng? Chọn câu đúng nhất


a. Do lắng đọng phức hợp miễn dịch trong vùng dưới tế bào biểu mô cầu thận.
b. Đặc trưng bằng sự dày màng nền cầu thận lan tỏa và không tăng sinh tế bào
c. 80% là nguyên phát còn lại là thứ phát sau bệnh lý miễn dịch
d. Tất cả đều đúng

18. Tổn thương cầu thận trong lupus có thể chia thành mấy nhóm
a. 3 nhóm
b. 4 nhóm
c. 5 nhóm
d. Không chia nhóm

19. Điều trị HCTH nguyên phát do bệnh cầu thận màng?
a. Nhóm Corticosteroid không là nhóm thuốc lựa chọn hàng đầu do không đáp ứng đầy đủ với điều trị.
b. Điều trị tấn công sẽ là phối hợp đồng thời cả nhóm Corticosteroid và nhóm thuốc độc tế bào.
c. Điều trị tấn công: Cyclophosphamide 1- 2mg/kg/ngày, phối hợp Prednisolone 0,5mg/kg/ngày, trong 6 tháng.
d. Tất cả đều đúng

20. Điều trị HCTH nguyên phát do viêm cầu thận tăng sinh màng ? Chọn câu sai.
a. Nhóm Corticosteroid có đáp ứng với trẻ em.
b. Cyclophosphamide và Cyclosporine A là nhóm thuốc độc tế bào.
c. Nhóm thuốc độc tế bào có hiệu quả giảm đạm niệu nên được khuyến cáo sử dụng.
d. Nhóm thuốc độc tế bào không có hiệu quả giảm đạm niệu nên không được khuyến cáo sử dụng.

21. Nếu không đáp ứng với Corticosteroid điều trị HCTH nguyên phát do sang thương tối thiểu? Ngoại trừ.
a. Dùng Cyclophosphamide 1-2mg/kg/ngày kéo dài trong 12-16 tuần.
b. Chuyển sang nhóm thuốc độc tế bào (Cyclophosphamide…).
c. Thuốc Prednisolon là thuốc được lựa chọn phối hợp liều thấp
d. Dùng Cyclophosphamide 1-2mg/kg/ngày kéo dài trong 8-12 tuần.

22. Điều trị HC viêm vi cầu thận? Chọn câu đúng nhất.
a. Kiểm soát tăng huyết áp và làm chậm suy chức năng thận.
b. Điều trị thay thế thận khi cần thiết.
c. Điều trị nguyên nhân và điều trị bệnh phối hợp.
d. Tất cả đều đúng

23. Nguyên tắc điều trị HCTH để giảm phù và giảm niệu ?
a. Tiết chế muối, đạm.
b. Hạn chế vận động nặng.
c. Không dùng nhóm thuốc huyết áp như UCMC.
d. a và b đúng.

24. Dựa vào sinh thiết thận, theo Hội thận học Hoa kỳ (2003) phân loại bệnh thận lupus thành mấy nhóm?
a. 2 nhóm
b. 4 nhóm
c. 6 nhóm
d. 5 nhóm

Bệnh Thận Mạn


1. Trên bệnh nhân bệnh thận mạn (BTM) với điều trị nào có thể cải thiện làm chậm tiến triển của bệnh? Chọn câu đúng nhất?
a. Tăng cường dinh dưỡng, nhiều đạm.
b. Ăn nhạt và tăng nhập K+
c. Không cần ăn nhạt
d. Ức chế men chuyển, ăn nhạt và giảm nhập K+

2. Biểu hiện nào sau đây trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có thể cải thiện đáng kể với điều trị lọc máu?
a. Tăng Phosphate máu
b. Thiếu máu
c. Cường cận giáp thứ phát
d. Tăng Creatinie máu

3. Hai cơ chế hoạt động chính trong Thận nhân tạo?


a. Cơ chế khuếch tán.
b. Khuếch tán và Siêu lọc
c. Cơ chế thẩm thấu tự nhiên
d. Cơ chế siêu lọc.

4. Sự ứ đọng chất nào sau đây trong hội chứng U rê huyết cao dẫn đến tang mạnh nguy cơ bệnh lý tim mạch
a. Homocystein
b. U rê
c. Creatinine
d. Acid Uric

5. Sự ứ đọng chất nào sau đây trong hội chứng u rê huyết cao gây triệu chứng đường tiêu hóa như nôn, loét miệng...?
a. Homocystein
b. Creatinine
c. U rê
d. Acid Uric

6. Giả thuyết Bricker được chấp nhận rộng rãi để lý giải cơ chế sinh bệnh học của bệnh thận mạn?
a. Giả thuyết cầu thận toàn vẹn còn bù.
b. Giả thuyết nephron toàn vẹn còn bù.
c. Giả thuyết ống thận toàn vẹn còn bù.
d. Giả thuyết mạch máu thận toàn vẹn.

7. Biểu hiện nào sau đây ÍT có giá trị trong phân biệt giữa bệnh nhân bệnh thận mạn với một trường hợp tổn thương thận
cấp?
a. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
b. Mất phân biệt vỏ thận và tủy thận trên siêu âm 2D
c. Cường cận giáp thứ phát
d. Tốc độ giảm chức năng thận theo thời gian

8. Định nghĩa bệnh thận mạn?


a. Giảm độ lọc cầu thận không hồi phục theo thời gian.
b. Những rối loạn ảnh hưởng gây mất dần các Nephron.
c. Tất cả đều đúng.
d. Là hậu quả của các bệnh mãn tính ảnh hưởng lên thận.

9. Bệnh thận mạn được xem là cần điều trị thay thế thận khi độ lọc cầu thận giảm đến mức nào sau đây?
a. < 60 ml/ph/1.73 m2 da
b. < 15 ml/ph/1.73 m2 da
c. < 51 ml/ph/1.73 m2 da
d. < 30 ml/ph/1.73 m2 da
10. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn theo KDIGO 2012 ?
a. Triệu chứng tổn thương thận kéo dài > 3 tháng
b. Giảm độ lọc cầu thận < 60ml/ph/1.73m2 da kéo dài > 3 tháng
c. Bất thường về mô bệnh học thận (giải phẫu bệnh)
d. Giảm độ lọc cầu thận < 60ml/ph/1.73m2

11. Bệnh lý sau đây được xem là nguyên nhân hàng đầu đưa đến suy thận mạn ở nước ta?
a. Bệnh đái tháo đường
b. Tăng huyết áp
c. Bệnh cầu thận
d. Hội chứng viêm vi cầu thận

12. Bệnh nhân nào được xem là KHÔNG có bệnh thận mạn?
a. Bệnh nhân có tình trạng tiểu đạm kéo dài >3 tháng
b. Bệnh nhân ghép thận ổn định.
c. Bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo vi đạm niệu > 3 tháng
d. Bệnh nhân từng bị tổn thương thận cấp và hồi phục hoàn toàn sau điều trị.

13. Các nhóm yếu tố có thể thay đổi được, ảnh hưởng lên sự tiến triển của bệnh? Chọn nhiều câu đúng
a. Mức protein niệu.
b. Giảm thể tích máu lưu thông.
c. Tắc nghẽn đường tiểu và nhiễm trùng đường tiểu.
d. Trẻ sơ sinh non tháng.

14. Các rối loạn chức năng nội tiết của bệnh thận mạn ? Chọn nhiều câu đúng.
a. Rối loạn chức năng tiết renine
b. Rối loạn chức năng tiết erythropoietine
c. Rối loạn chức năng chuyển hóa calcitrion.
d. Rối loạn thăng bằng kiềm nước và điện giải.

15. Các nguyên nhân gây hội chứng Ure huyết cao của bệnh thận mạn ? Chọn nhiều câu đúng.
a. Tích lũy các sản phẩm nito phi protein trong máu.
b. Tích lũy các chất có trọng lượng phân tử trung bình.
c. Tăng phosphats trong máu
d. Tăng Homocystein trong máu

16. Mục tiêu điều trị BTM ? Chọn nhiều câu đúng nhất:
a. Điều trị không làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn.
b. Điều trị các biến chứng tim mạch và các yếu tố nguy cơ tim mạch
c. Điều trị các nguyên nhân gây giảm GFR cấp tính có thể hồi phục được.
d. Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn.

17. Bệnh thận mạn với điều trị nào có thể cải thiện làm chậm tiến triển của bệnh? Chọn câu đúng nhất.
a. Ức chế men chuyển.
b. Tăng cường dinh dưỡng, nhiều đạm.
c. Ăn nhạt và giảm nhập K+
d. a và c đúng.

18. Phân giai đoạn 3 bệnh thận mạn theo KDOQI 2002?
a. Tổn thương thận với eGFR giảm nhẹ > 89 ml/ph/1.73 m2 da.
b. Tổn thương thận với eGFR giảm trung bình 60-89 ml/ph/1.73 m2 da.
c. Tổn thương thận với eGFR giảm nhẹ 60-89 ml/ph/1.73 m2 da.
d. Tổn thương thận với eGFR giảm trung bình 30-59 ml/ph/1.73 m2 da.

19. Sự suy giảm chức năng nào sau đây đưa đến các biểu hiện chính trong hội chứng Ure huyết cao ?
a. Chức năng lọc tại cầu thận
b. Chức năng tái hấp thu và bài tiết tại ống thận.
c. Chức năng tổng hợp Erythropoietin.
d. Chức năng nội và ngoại tiết

20. Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đoạn 2 là?
a. Ước đoán giới hạn yếu tố nguy cơ.
b. Ước đoán tốc độ tiến triển của bệnh.
c. Đánh giá và điều trị các biến chứng.
d. Chuẩn bị điều trị thay thế thận.

21. Phân giai đoạn 3a bệnh thận mạn theo KDIGO 2012?
a. eGFR giảm nhẹ- trung bình 45-59 ml/ph/1.73 m2 da. NC cao.
b. eGFR giảm nhẹ 60-89 ml/ph/1.73 m2 da. NC trung bình.
c. eGFR giảm nhẹ- trung bình 45-59 ml/ph/1.73 m2 da. NC Trung bình.
d. eGFR giảm nhẹ 35-59 ml/ph/1.73 m2 da. NC trung bình

22. Về mặt sinh lý, sau 30 tuổi ở người bình thường không có bệnh thận, độ lọc cầu thận cũng giảm dần trung bình?
a. Giảm dần trung bình 5ml/phút/1.73 m2 da mỗi năm.
b. Giảm dần trung bình 1ml/phút/1.73 m2 da mỗi năm.
c. Giảm dần trung bình 4 ml/phút/1.73 m2 da mỗi năm.
d. Giảm dần trung bình 2ml/phút/1.73 m2 da mỗi năm.

23. Biểu hiện nào có giá trị trong phân biệt giữa bệnh thận mạn với tổn thương thận cấp?
a. Tăng hồng cầu non ở máu ngoại vi.
b. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
c. Thiếu máu hình thái đẳng sắc, đẳng bào.
d. Thiếu máu hồng cầu to nhược sắc.

Bệnh Tăng Huyết Áp


1. Theo JNV 2014, một người trưởng thành có trị số huyết ap như thế nào thì được xem là KHÔNG bị tăng huyết áp?
a. HA tâm thu bằng 140mmHg và HA tâm trương trên 90mmHg
b. HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương dưới 90mmHg
c. HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg
d. HA tâm thu bằng 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg
2. Triệu chứng cơ năng thường gặp trong THA là gì?
a. Chóng mặt
b. Đau đầu
c. Khó thở
d. Mờ mắt
3. HA tâm thu là trị số đc chọn vào thời điểm nào lúc đo HA theo pp gián tiếp:
a. Tiếng đạp của mạch thay đổi âm sắc
b. Bắt đầu xuất hiện tiếng đạp của mạch
c. Tiếng đập của mạch to và rõ
d. Tiếng đập của mạch mất hoàn toàn
4. Nguyên nhân nào sau đây hay gặp nhất gây THA thứ phát?
a. Thận đa nang
b. Hẹp động mạch thận
c. Bệnh nhu mô thận
d. U tủy thượng thận
5. Bệnh nhân THA có kèm ĐTĐ thường đc xếp vào nhóm nguy cơ tim mạch nào:
a. Không có nguy cơ
b. Nguy cơ trung bình
c. Nguy cơ thấp
d. Nguy cơ cao
6. Chọn đáp án đúng nhất khi nói về THA cấp cứu:
a. A.HA tăng >180/120mmHg kèm theo đau đầu
b. B.Có các biểu hiện tổn thương hay đe dọa cơ quan đích đang tiến triển
c. C.Bệnh nhân điều trị HA bằng thuốc tiêm,không cần nhập viện, tái khám sau 24h
d. D.HA tâm thu tăng >220mmHg đơn thuần
7. Nguyến tắc không đúng trong điều trị THA:
a. Theo dõi chặt chẽ
b. Đơn gián
c. Kinh tế
d. Chỉ dùng thuốc khi đo HA cao
8. Yếu tố nào sau đây không góp phần làm THA:
a. Tăng tần số tim
b. Tăng sức cản nội biên
c. Tăng tiền tải
d. Tăng tưới máu thận
9. Chất nào sau đây do tế bào nội mô tiết ra có tác động mạch gây co mạch mạnh:
a. Angiotensin
b. Endothelin 1
c. Andrenalin
d. Renin
10. Chọn câu sau đây đúng khi nói về mục tiêu điều trị THA cho các bệnh nhân già >80 tuổi:
a. <140/90 mmHg nếu không kèm theo ĐTĐ
b. <150/90 mmHg nếu không kèm theo ĐTĐ
c. <130/80 mmHg nếu có kèm theo ĐTĐ
d. Tương tự như mục tiêu điều trị co các bệnh nhân <80 tuổi
11. Câu nào sau đây không dung khi nói về các phương pháp điều trị THA không dùng thuốc:
a. Hạn chế miối NaCl trong khẩu phần ăn
b. Ăn ít rau củ, trái cây
c. Không hút thuốc lá
d. Tập luyện thể lực tất cả các ngày trong tuần

12. Nguyên nhân nào sau đây thường gặp nhất trong tăng huyết áp thứ phát?
a. Thận đa nang
b. Bệnh nhu mô thận
c. Hẹp động mạch thận
d. U tủy thượng thận

13. Huyết áp tâm thu là trị số ở thời điểm nào khi đo bằng phương pháp gián tiếp?
a. Tiếng đập của mạch thay đổi âm sắc
b. Tiếng đập của mạch to và rõ nhất
c. Bắt đầu xuất hiện tiếng đập của mạch
d. Tiếng đập của mạch mất hoàn toàn

14. Bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đái tháo đường thường được xếp vào nhóm nguy cơ tim mạch nào sau đây?
a. Nguy cơ thấp
b. Nguy cơ thấp – trung bình
c. Nguy cơ trung bình
d. Nguy cơ cao

15. Chọn câu đúng nhất khi nói về tình trạng tăng huyết áp cấp cứu?
a. HA >180/120mmHg đau đầu chóng mặt
b. HA tăng cao kèm các biểu hiện tổn thương hoặc đe dọa tổn thương cơ quan đích đang tiến triển
c. Cần điều trị hạ áp bằng thuốc tiêm tĩnh mạch và tái khám sau 24h không cần nhập viện
d. HA tâm thu > 220mmHg đơn thuần

16. Yếu tố nào sau đây KHÔNG góp phần làm tăng huyết áp?
a. Tăng tần số tim
b. Tăng tiền tải
c. Tăng sức cản ngoại biên
d. Tăng tưới máu thận

17. Chọn câu đúng về huyết áp mục tiêu khi điều trị bệnh nhân >80 tuổi?
a. <140/90 mmHg nếu không kèm đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn
b. <130/80 mmHg nếu có kèm đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn
c. >160/90 mmHg nếu không kèm đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn
d. <150/90 – 140/90 mmHg nếu có kèm đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn

18. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về điều trị tăng huyết ap không dung thuốc?
a. Hạn chế muối Na trong khẩu phần ăn
b. Không hút thuốc lá
c. Ăn ít rau quả
d. Luyện tập tăng thể lực hằng ngày

19. Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG đúng trong điều trị tăng huyết áp?
a. Theo dõi chặt chẽ
b. Kinh tế
c. Đơn giản
d. Chỉ dùng thuốc khi đo HA thấy cao

20. Chọn câu đúng nhất cho dự phòng tăng huyết áp?
a. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ
b. Hoạt động thể lực hang ngày
c. Chọn thuốc mạnh ngay từ đầu
d. Phối hợp thuốc ngay từ đầu

21. Tác dụng phụ nào sau đây KHÔNG phải là của thuốc chẹn beta?
a. Nhịp tim chậm
b. Nhịp tim nhanh
c. Chậm dẫn truyền nhĩ thất
d. Co thắt phế quản

Bệnh Đái Tháo Đường


1. LADA là đái tháo đường:
a. Ở người có thai
b. Type 1, tự miễn, ở người trẻ
c. Type 1 ở người có tuổi
d. Type 1, tự miễn, khởi phát chậm ≥ 30 tuổi
2. Biểu hiện nào sau đây KHÔNG phải là tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường?
a. HbA1C ≥ 6.5 % (không có mất máu hay bệnh Hb) trong 2 lần xét nghiệm.
b. Đường huyết 2h sau uống 75 gr glucose ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L) trong 2 lần xét nghiệm.
c. Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L) trong 2 lần xét nghiệm.
d. Đường huyết bất kỳ ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L) kèm khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân.
3. Tình trạng tiền đái tháo đường được đặc trưng bởi ?
a. Tăng sản xuất glucose nội sinh
b. Giảm sử dụng glucose ở cơ quan đích.
c. Đường huyết 2h sau uống 75 gr glucose ≥ 140 mg/dL (7.8 mmol/L)
d. Đường huyết lúc đói ≥ 100 mg/dL (5.6 mmol/L)
4. Xét nghiệm được dùng để kiểm tra nồng độ glucose máu trung bình trong 2-3 tháng trước là ?
a. HbA1c.
b. Nghiệm pháp dung nạp glucose.
c. Glucose máu lúc đói
d. Fructosamine
5. Nhóm thuốc hạ đường huyết nào vừa kích thích tế bào beta tụy tăng tiết insulin, vừa làm giảm đề kháng insulin tại tế bào
gan?
a. Ức chế alpha-glucosidase.
b. Biguanides
c. Sulphonylureas.
d. Thiazolidinediones
6. Biến chứng nào sau đây KHÔNG phải là của mạch máu nhỏ trong đái tháo đường?
a. Thần kinh
b. Thận
c. Xơ vữa động mạch
d. Võng mạc mắt
7. Chọn câu đúng nhất về định nghĩa đái tháo đường?
a. Là một nhóm bệnh chuyển hóa do đề kháng insulin.
b. Là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu, do khiếm khuyết về bài tiết hoặc hoạt động
của insulin, hoặc cả hai.
c. Là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose niệu, do khiếm khuyết về bài tiết hoặc hoạt động của
insulin, hoặc cả hai
d. Là một nhóm bệnh chuyển hóa do thiếu insulin
8. Chẩn đoán Đái tháo đường typ 1:
a. Khởi phát < 40 tuổi với triệu chứng rầm rộ
b. Insulin máu rất thấp
c. Có tự kháng thể kháng đảo tụy
d. Tất cả đều đúng
9. Đái tháo đường thai kỳ là đái tháo đường được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, ………………..
a. Sẽ khỏi hẳn sau sinh.
b. Sẽ vẫn tồn tại sau sinh.
c. Không loại trừ khả năng sản phụ đã bị đái tháo đường trước đó nhưng chưa được phát hiện
d. Có thể khỏi hẳn hoặc vẫn tồn tại sau sinh
10. Các biến chứng cấp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 ?
a. Hôn mê hạ đường huyết
b. Hôn mê toan ceton
c. Hôn mê quá ưu trương (đường huyết tăng quá cao)
d. Tất cả đều đúng

11. LADA là đái tháo đường ?


a. Ở người có thai.
b. Type 1, tự miễn, ở người trẻ.
c. Type 1 ở người có tuổi.
d. Type 1, tự miễn, khởi phát chậm ≥ 30 tuổi.

12. Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 : type 1 là ?


a. 9:1
b. 3:1
c. 5:1
d. 6:1

13. Phát biểu nào sau đây là “KHÔNG” đúng đối với Đái tháo đường thể LADA?
a. Đặc trưng bởi sự hiện diện của tự kháng thể kháng tế bào beta đảo tụy trong huyết thanh.
b. Khởi phát chậm > 30 tuổi.
c. Thường không đi kèm với các bệnh tự miễn khác như Basedow, viêm giáp Hashimoto...
d. Thường phải dùng Insulin sớm, nên cân nhắc dùng Insulin ngay từ khi được chẩn đoán.

14. Biểu hiện nào sau đây “KHÔNG” phải là tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường?
a. HbA1C ≥ 6.5 % (không có mất máu hay bệnh Hb) trong 2 lần xét nghiệm.
b. ) Đường huyết 2h sau uống 75 gr glucose ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L) trong 2 lần xét nghiệm.
c. Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L) trong 2 lần xét nghiệm.
d. Đường huyết bất kỳ ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L) kèm khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân.
15. Tình trạng tiền đái tháo đường được đặc trưng bởi ?
a. Tăng sản xuất glucose nội sinh.
b. Giảm sử dụng glucose ở cơ quan đích.
c. Đường huyết 2h sau uống 75 gr glucose ≥ 140 mg/dL (7.8 mmol/L).
d. Đường huyết lúc đói ≥ 100 mg/dL (5.6 mmol/L).

16. Xét nghiệm được dùng để kiểm tra nồng độ glucose máu trung bình trong 2-3 tuần trước là ?
a. HbA1C.
b. Nghiệm pháp dung nạp glucose.
c. Glucose máu lúc đói.
d. Fructosamine.

17. Xét nghiệm được dùng để kiểm tra nồng độ glucose máu trung bình trong 2-3 tháng trước là ?

a. HbA1C.
b. Nghiệm pháp dung nạp glucose.
c. Glucose máu lúc đói.
d. Fructosamine.

18. Nhóm thuốc hạ đường huyết nào vừa kích thích tế bào beta tụy tăng tiết insulin, vừa làm giảm đề kháng insulin tại tế bào gan ?
a. Ức chế alpha-glucosidase.
b. Biguanides.
c. Sulphonylureas.
d. Thiazolidinediones.

19. Nhóm thuốc hạ đường huyết nào làm giảm hấp thu glucose tại ruột sau bữa ăn ?
a. Ức chế alpha-glucosidase
b. Biguanides.
c. Sulphonylureas.
d. Thiazolidinediones.

20. Nhóm thuốc hạ đường huyết nào làm tăng đáp ứng của thụ thể insulin tại màng tế bào ?
a. Ức chế alpha-glucosidase.
b. Biguanides.
c. Sulphonylureas.
d. Losartan

21. NPH là tên gọi của nhóm Insulin nào sau đây ?
a. Insulin tác dụng nhanh.
b. Insulin tác dụng chậm.
c. Insulin tác dụng trung gian.
d. Insulin hỗn hợp

22. Bệnh nhân 35 tuổi ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân trong vài tháng gần đây, được chẩn đoán đái tháo đường. Xét nghiệm máu C-
Peptide (-) và tự kháng thể kháng đảo tụy (+). Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất ?

a. Đái tháo đường type 1.


b. Đái tháo đường type 2.
c. Đái tháo đường LADA.
d. Đái tháo đường MODY.

23. Biến chứng nào sau đây KHÔNG phải là của mạch máu nhỏ trong đái tháo đường ?
a. Thần kinh.
b. Thận.
c. Xơ vữa động mạch.
d. Võng mạc mắt.

24. Chọn câu đúng nhất về định nghĩa đái tháo đường ?
a. Là một nhóm bệnh chuyển hóa do đề kháng insulin.
b. Là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu, do khiếm. khuyết về bài tiết hoặc hoạt động của insulin,
hoặc cả hai.
c. Là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose niệu, do khiếm khuyết về bài tiết hoặc hoạt động của insulin,
hoặc cả hai.
d. Là một nhóm bệnh chuyển hóa do thiếu insulin

25. Chẩn đoán Đái tháo đường typ 1 ?


a. Khởi phát < 40 tuổi với triệu chứng rầm rộ.
b. Insulin máu rất thấp.
c. Có tự kháng thể kháng đảo tụy
d. Tất cả đều đúng.

26. Đái tháo đường thai kỳ là đái tháo đường được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, ____________ ?
a. Sẽ khỏi hẳn sau sinh.
b. Sẽ vẫn tồn tại sau sinh.
c. Không loại trừ khả năng sản phụ đã bị đái tháo đường trước đó nhưng chưa được phát hiện.
d. Có thể khỏi hẳn hoặc vẫn tồn tại sau sinh.

27. Các biến chứng cấp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 ?
a. Hôn mê hạ đường huyết.
b. Hôn mê toan ceton.
c. Hôn mê quá ưu trương (đường huyết tăng quá cao).
d. Tất cả đều đúng.

28. Các biến chứng cấp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 ?
a. Hôn mê hạ đường huyết.
b. Hôn mê toan ceton.
c. Hôn mê sâu.
d. Tất cả đều đúng.

29. Insulin được chỉ định trong đái tháo đường type 2 khi:Select one:
a. Có tăng đường huyết cấp cứu (trong hôn mê quá ưu trương).
b. Có tăng nhu cầu insulin như nhiễm trùng, phẫu thuật.
c. Thất bại hoặc có chống chỉ định điều trị thuốc phối hợp.
d. Tất cả đều đúng.

30. Vận động thể lực trong điều trị tiểu đường type 2 có tác dụng:
a. Giảm cân.
b. Giảm đường máu lúc đói.
c. Giảm đường máu sau ăn.
d. Như trong tiểu đường type 1.

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng


1. Ở liều chuẩn, thuốc ức chế bơm proton mạnh nhất là nhóm nào sau đây?
a. Omeprazole
b. Pantoprazole
c. Esomeprazole
d. Rabeprazole
2. Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi cho bệnh nhân viêm loét dạ dày nào là đúng?
a. Không uống rượu
b. Tất cả đúng
c. Tránh căng thẳng
d. Không hút thuốc
3. Loét dạ dày tá tràng có thể gây biến chứng nào sau đây?
a. Thủng dạ dày
b. Tất cả đúng
c. Ung thư hóa ổ loét
d. Xuất huyết tiêu hóa
4. Tác dụng phụ thường gặp khi dùng sucralfate là gì?
a. Đen lưỡi
b. Buồn nôn
c. Đau bụng
d. Táo bón
5. Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày không đáp ứng với thuốc, NGOẠI TRỪ:
a. Hút thuốc lá
b. Ăn nhiều thức ăn chua cay
c. Còn vi khuẩn H.P
d. Ung thư hóa ổ loét
6. Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với nhóm thuốc bơm proton?
a. Ức chế không hồi phục bơm proton
b. Nên dùng trước khi ăn 30 phút – 1 giờ
c. Có thể uống cùng antacid
d. Ức chế tiết acid mạnh nhất
7. Bệnh nhân đang bị viêm dạ dày kèm tiêu chảy, thuốc trung hòa acid nào là phù hợp?
a. CaCO3
b. Mg(OH)2
c. NaHCO3
d. Al(OH)3
8. Viêm dạ dày mạn tính với tổn thương chủ yếu ở vùng phình vị và thân vị thường thuộc típ phân loại nào?
a. Típ C
b. Típ D
c. Típ B
d. Típ A
9. Câu nào là SAI khi nói về thuốc kháng thụ thể histamine H2?
a. Không nên uống kèm antacid
b. Có thể gây tiết sữa bất thường
c. Có thể gây nữ hóa tuyến vú
d. Cimetidine là thuốc mạnh nhất
10. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày hiện nay là gì?
a. HCL
b. Thuốc NSAIDs
c. Helicobacter pylori
d. Hút thuốc lá
11. Khi nội soi dạ dày, trên 90% loét gặp ở vị trí sau:
a. Mặt trước hành tá tràng
b. Tất cả đều đúng.
c. Mặt sau hành tá tràng
d. Vùng thân vị
e. Câu B, C đúng

12. Biến chứng nào sau đây thường gặp trong loét dạ dày
a. Ung thư hoá
b. Ung thư gây hẹp môn vị
c. Không biến chứng nào đúng cả
d. Hẹp môn vị.
e. Thủng và chảy máu.

13. Trong biến chứng thủng dạ dày do loét thường có các yếu tố thuận lợi sau:
a. Do ổ loét lâu năm.
b. Sau khi dùng các thuốc kháng viêm không steroide
c. Do điều trị không đúng qui cách
d. Các câu trên đều đúng.
e. Xãy ra sau khi ăn.

14. Triệu chứng của hep môn vị:


a. Đau nóng rát thường xuyên
b. Dấu óc ách dạ dày lúc đói
c. Có dịch ứ trong dạ dày > 50ml
d. Nôn ra thức ăn cũ > 24 giờ
e. Câu A, B đúng

15. Kháng sinh nào sau đây dùng để điều trị H.P
a. Rifamicine.
b. Chlorocide.
c. Gentamycine
d. Bactrim.
e. Clarithromycine

16. Loét dạ dày có đặc điểm chủ yếu sau


a. Đau theo nhịp 3 kỳ
b. Bạch cầu đa nhân trung tính cao.
c. Đau theo nhịp 4 kỳ
d. Thường có sốt.
e. Thường kèm theo vàng da vàng mắt.

17. Phương tiện chính để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng hiên nay là
a. Chụp Phim dạ dày tá tràng có Baryte
b. Đo lượng acid dạ dày
c. Xét nghiệm máu
d. Nội soi dạ dày tá tràng.
e. Nghiệm pháp kích thích tiết dịch vị.

18. Xét nghiệm nào sau đây dùng để phát hiện H.P:
a. Widal.
b. Martin Petit
c. Waaler Rose
d. Clotest
e. Bordet Wasseman.

19. Phân biệt loét tá tràng và viêm đường mật cần dựa vào
a. Vị trí đau.
b. Chụp phim bụng không sửa soạ
c. Liên hệ với bửa ăn
d. CT Scanner bụng.
e. Nội soi và siêu âm.

20. Biến chứng loét tá tràng không gặp:


a. Thủng.
b. Hẹp môn vị.
c. Xơ chai
d. Chảy máu.
e. Ung thư hóa.

21. Loét tá tràng thường gặp ở những trường hợp sau:


a. < 20 tuổi
b. > 60 tuổi.
c. Nữ > nam
d. 20-30 tuổi
e. Bệnh nhân > 50 tuổi.

22.Vi khuẩn H.P là loại:


a. Kỵ khí tuyệt đối
b. Ái khí tối thiểu
c. Ái khí
d. Kỵ khí
e. Ái - kỵ khí

23. Vị trí nào sau đây thường là nơi cư trú của Hélicobacter pylori
a. Phình vị
b. Thân vị.
c. Tâm vị
d. Hang vị
e. Môn vị

24. Vi khuẩn H.P tiết ra các men sau đây:


a. Catalase
b. Hyaluronidase
c. Transaminase.
d. Urease.
e. a và e đúng

25. Các thuốc nào sau đây có thể gây lóet dạ dày tá tràng
a. Paracétamol
b. Tất cả các thuốc trên.
c. Amoxicilline.
d. Kháng viêm không stéroide
e. Chloramphénico

Viêm Phổi Cộng Đồng


1. Tác nhân nào thuộc nhóm vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình?
a. Legionella pneumophila
b. Streptococcus pneumoniae.
c. Moraxella cattarrhalís
d. Hemophilus ìnfluenzae
2. Tác nhân nào thuộc nhóm vi khuẩn gây viêm phổi điển hình?
a. Chlamydia pneumoniae.
b. Klebsiella pneumoniae.
c. Mycoplasma pneumoniae.
d. Streptococcuc pneumoniae.
3. Mẫu đàm đúng tiêu chuẩn phải đạt điều kiện gì sau đây?
a. > 25 neutrophil và < 10 tế bào thượng bì lát.
b. < 25 neutrophil và > 10 tế bào thượng bì lát.
c. > 25 neutrophil và > 10 tế bào thượng bì lát.
d. < 25 neutrophil và < 10 tế bào thượng bì lát.
4. Chẩn đoán viêm phổi không điển hình dựa chủ yếu vào biểu hiện nào sau đây?
a. Cấy máu.
b. Biểu hiện lâm sàng.
c. Huyết thanh chẩn đoán.
d. Cấy đàm.
5. Khi nghi ngờ nhiễm pseudomonas, bệnh nhân nên được cho sử dụng nhóm kháng sinh nào sau đây?
a. Vancomycin.
b. Imipenem.
c. Clindamycin.
d. Cefuroxime.
6. Bệnh nhân nam bị viêm phổi có yếu tố dịch tễ là hay đi vào hang dơi làm việc, khả năng bị nhiễm vi khuẩn nào sau đây cao nhất?
a. Staphylococcus aureus.
b. Pseudomonas aeruginosa.
c. Burkholderia cepacia.
d. Histoplasma cápsulatum.
7. Tác nhân viêm phổi nào sau đây thuộc nhóm vi khuẩn gram âm?
a. Hemophillus influenzae.
b. Streptococcus pneumoniae.
c. Moraxella cattarrhalis.
d. Klebsiella pneumoniae.
8. Tác nhân gây viêm phổi nào sau đây thuộc nhóm vi khuẩn gram dương.
a. Chlamydia pneumoniae.
b. Streptococcus pneumoniae.
c. Klebsiella pneumoniae.
d. Mycoplasma pneumoniae.
9. Bệnh nhân nam, 45 tuổi, nhập viện với đau ngực khi hít thở kèm ho, khạc đàm rỉ sét, Xquang thấy viêm phổi thùy có thể nghĩ đến
tác nhân nào sau đây nhiều nhất?
a. Klebsiella pneumoniae.
b. Streptococcus pneumoniae.
c. Hemophillus influenza.
d. Moraxella cattarrhalis
10. Xét nghiệm nào nên ưu tiên làm để chẩn đoán viêm phổi?
a. Công thức máu.
b. Cấy máu.
c. XQ ngực.
d. Khí máu động mạch.
11. Giai đoạn khởi phát của viêm phổi thùy có đặc điểm
a. Triệu chứng thực thể đầy đủ và điển hình
b. Có hội chứng đông đặc phổi điển hình
c. Biến chứng xuất hiện sớm
d. Hội chứng nhiễm trùng không rõ ràng
e. Hội chứng nhiễm trùng và triệu chứng chức năng là chủ yếu
12. Giai đoạn toàn phát của viêm phổi thùy do phế cầu có đặc điểm
a. Hội chứng đông đặc phổi điển hình
b. Hội chứng nhiễm trùng giảm dần
c. Biểu hiện suy tim cấp
d. Thường có tràn dịch màng phổi đi kèm
e. Triệu chứng cơ năng không điển hình
13. Phế quản phế viêm có đặc điểm
a. Nghe được ran nỗ, ran ấm, ran ít rãi rác 2 phổi
b. Ít khi gây suy hô hấp cấp
c. Bệnh diễn tiến âm thầm và kéo dài
d. Triệu chứng cơ năng tương ứng triệu chứng thực thể.
e. Âm thổi ống nghe rõ cả 2 bên phổi
14. Chẩn đoán xác định phế viêm thùy căn cứ vào các hội chứng
a. Nhiễm trùng và suy hô hấp cấp
b. Suy hô hấp cấp và khạc đàm máu
c. Thương tổn phế nang và phế quản lan tỏa
d. Nhiễm trùng và đông đặc phổi
e. Đông đặc phổi và tràn dịch màng phổi
15. Tần số hô hấp bình thường ở người lớn:
a. 16-20 lần/phút
b. 20-24 lần/phút
c. 8-12 lần/phút
d. 12-14 lần/phút
16. Gía trị bình thường của pH trong máu động mạch là :
a. <7,20
b. 7,20-7,30
c. >7,50
d. 7,35-7,45
17. Triệu chứng viêm phổi không điển hình, Ngoại trừ:
a. Khó thở nhiều.
b. Ho khan, có ít đàm nhầy.
c. Không đau ngực.
d. Sốt nhẹ, từ từ
18. Mầm bệnh thường gặp trong viêm phổi điển hình, Ngoại trừ:
a. Vi khuẩn kỵ khí.
b. Streptococcus pneu moniae.
c. Moraxella catarrhalis.
d. Haemophilus inflluenzae.
19. Vi khuẩn thường gặp nhất gây áp xe phổi là:
a. Klebsiella pneumoniae
b. Kỵ khí
c. Tụ cầu vàng
d. Liên cầu, phế cầu
e. Các vi khuẩn g (-)
20. Hội chứng ba giảm kèm theo lồng ngực hai bên cân xứng, nghe được ít ran nổ,có tiếng thổi ống và ngực thầm, giúp nghĩ đến bệnh
cảnh:
a. Đông đặc phổi không điển hình
b. Xẹp phổi
c. Dày dính màng phổi
Dày dính màng phổi
d. Tràn dịch màng phổi

Bệnh Tuyến Giáp


1. Dạng có hoạt tính mạnh của hormone giáp tại mô ngoại vi là: T3
2. Hormone của tuyến yên điều hòa sự tiết hormone giáp là: TSH
3. Thuốc điều trị triệu chứng chủ yếu trong hội chứng cường giáp là: PROPRANOLOL
4. Thức ăn chứa nhiều iod bao gồm
a. Tảo biển và hải sản
b. Tất cả đều đúng
c. Trứng
d. Sữa
5. Cordarone (Amiodarone) dùng dài ngày có thể gây (chọn câu đúng nhất)
a. Cường giáp hoặc Suy giáp
b. Cường giáp
c. ảnh hưởng nhẹ đến chức năng tuyến giáp
d. Suy giáp
6. Bệnh nào sau đây có thể được điều trị bằng thuốc kháng giáp?
a. Nhân độc tuyến giáp
b. Basedow
c. Bướu giáp đa nhân độc
d. Viêm giáp giai đoạn cường giáp
7. TSH máu giảm là hậu quả của
a. Suy giáp do thiếu iode
b. Suy giáp thứ phát (suy chức năng tuyến yên)
c. Suy giáp tiên phát (suy chức năng tuyến giáp)
d. Cường giáp
8. Bệnh nào sau đây có chỉ định điều trị bằng Thyroxine?
a. Ung thư giáp thể không biệt hóa
b. Bướu giáp đơn
c. Viêm giáp giai đoạn bình giáp
d. Suy giáp
9. Bướu giáp đơn và Bướu giáp địa phương giống nhau ở chỗ
a. Đều có suy giáp
b. Đều là dạng phình giáp lan tỏa
c. Bướu giáp địa phương vẫn bình giáp khi mức độ thiếu iod nhẹ
d. Đều đáp ứng với điều trị bằng hormone giáp
10. Xét nghiệm máu trong Hội chứng Cường giáp cho thấy
T3 tăng
T4 tăng
TSH giảm
11. Xét nghiệm máu trong Hội chứng Suy giáp cho thấy
T4 giảm
T3 giảm
TSH tăng
12. Mục đích của việc dùng Thyroxine (T4) trong điều trị bướu giáp đơn là
a. Ức chế tuyến yên tiết TSH
b. Bổ sung sự thiếu hụt hormone giáp
c. Giảm sử dụng iode của tuyến giáp
d. Giảm kích thước tuyến giáp
13. Bắt giữ Iode 131 là đặc điểm của ung thư giáp dạng
Select one or more:
a. không biệt hóa
b. nhú hoặc nang
c. biệt hóa
d. tủy
14. Rối loạn chức năng tuyến giáp là biểu hiện thường gặp của ung thư giáp
True
False
15. Phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường dùng nhất trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp là
a. Siêu âm
b. Xạ hình tuyến giáp
c. MRI
d. CT scan

Suy Tim Mạn


1. Suy tim là tình trạng cơ tim không duy trì đủ CUNG LƯỢNG TIM để đáp ứng nhu cầu cơ thể, lúc đầu là khi gắng sức và về sau cả
khi nghỉ ngơi

2. Cung lượng tim (lưu lượng máu qua tim) = tần số tim x THỂ TÍCH NHÁT BÓP

3. Cung lượng tim lúc nghỉ trung bình là 4-6 L/phút

4. Cung lượng tim phụ thuộc vào tần số tim và:


a. Tiền tải (thể tích cuối tâm trương)
b. Hậu tải (kháng lực của hệ mạch máu ngoại vi)
c. Huyết áp
d. Sưc co bóp cơ tim
5. Tiền tải là?
a. Độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương, phụ thuộc vào lượng máu đổ về tâm thất cuối tâm trương
b. Lực cản mà cơ tim gặp phải trong quá trình co bóp tống máu, chủ yếu là của hệ mạch máu ngoại vi.
c. Độ kéo dài của các sợi cơ tim cuối tâm thu, phụ thuộc vào thể tích cuối tâm thu
d. Độ co rút của các sợi cơ tim cuối tâm thu, thể hiện bằng thể tích máu còn lại trong tâm thất cuối tâm thu

6. hậu tải là?


a. Độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương, phụ thuộc vào lượng máu đổ về tâm thất cuối tâm trương
b. Lực cản mà cơ tim gặp phải trong quá trình co bóp tống máu, chủ yếu là của hệ mạch máu ngoại vi.
c. Độ kéo dài của các sợi cơ tim cuối tâm thu, phụ thuộc vào thể tích cuối tâm thu
d. Độ co rút của các sợi cơ tim cuối tâm thu, thể hiện bằng thể tích máu còn lại trong tâm thất cuối tâm thu

7. Suy tim tâm trương là tình trạng giảm cung lượng tim do
a. Tăng tiền gánh
b. Tăng hậu gánh
c. giảm thể tích đổ đầy thất cuối tâm trương
d. giảm thể tích nhát bóp

8. Suy tim tâm thu là tình trạng giảm cung lượng tim do
a. Tăng tiền gánh
b. Tăng hậu gánh
c. giảm sức co bóp cơ tim biểu hiện bằng giảm EF trên siêu âm tim
d. giảm thể tích nhát bóp

9. Phân suất tống máu EF (Ejection Fraction) = (Thể tích cuối tâm trương EDV - Thể tích cuối tâm thu ESV) / THỂ TÍCH CUỐI
TÂM TRƯƠNG EDV

10. Thể tích nhát bóp (strove volume) phụ thuộc vào
a. tiền gánh
b. hậu gánh
c. sức co bóp cơ tim
d. cung lượng tim

11. Tần số tim phụ thuộc vào


a. Trương lực giao cảm
b. Trương lực phó giao cảm
c. Thể tích cuối tâm trương (phản xạ Bainbridge tại tim)
d. cung lượng tim

12. Biểu hiện lâm sàng chính của suy tim trái là
a. Ran ẩm ở phổi (do ứ trệ tuần hoàn phổi)
b. Khó thở khi nằm
c. Khó thở kịch phát về đêm (cơn hen tim)
d. Phù chân

13. Biểu hiện lâm sàng chính của suy tim phải là
a. Phù chân
b. Khó thử khi nằm
c. Khó thở kịch phát về đêm
d. Gan to kèm tĩnh mạch cổ nổi ở tư thế 45 độ

14. Biểu hiện lâm sàng của thiếu cung lượng tim trong suy tim là
a. Mệt mỏi, chóng mặt và khó thở khi gắng sức
b. Khó thở khi nằm và cơn khó thở kịch phát về đêm
c. Phù chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi ở tư thế 45 độ
d. Tiểu ít

15. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của hội chứng suy tim phải là hậu quả của tình trạng:
a. Thiếu O2 máu
b. Ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
c. Ứ trệ tuần hoàn phổi
d. Thiếu cung lượng tim

16. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của hội chứng suy tim trái là hậu quả của tình trạng:

a. Thiếu O2 máu
b. Ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
c. Ứ trệ tuần hoàn phổi
d. Thiếu cung lượng tim

18. Tác dụng của Digoxin:


a. Chậm nhịp tim
b. Chậm dẫn truyền
c. Tăng co bóp cơ tim
d. Tăng dẫn truyền

17. Biểu hiện lâm sàng của cơn phù phổi cấp do tim:
a. Ho khạc đàm bọt hồng
b. Khó thở nhanh nông, co kéo hõm ức và gian sườn
c. Ran ẩm ở phổi dâng lên nhanh chóng
d. Khó thở nhanh sâu

19. Tác dụng của Dopamin:


a. Liều cao làm tăng huyết áp do tăng co bóp cơ tim và tăng sức cản hệ thống.
b. Liều thấp gây lợi tiểu do kích thích các thụ thể đặc hiệu dopamin ở mạch thận.
c. Không phụ thuộc vào liều lượng
d. Nhịp tim nhanh

20. Tác dụng của Doputamin


a. Tăng co bóp cơ tim
b. Nhịp tim nhanh
c. Liều thấp gây lợi tiểu
d. Liều cao gây tăng sức cản hệ thống

21. Khẳng định nào sau đây là KHÔNG đúng khi dùng thuốc chẹn beta trong điều trị suy tim mạn?
a. Chống chỉ định trong suy tim
b. Cải thiện tỉ lệ tử vong trong suy tim mạn
c. Không dùng trong đợt cấp của suy tim mạn
d. Khởi đầu bằng liều rất thấp trong suy tim tâm thu

22. Liều Digoxine viên 0.25 mg đề xuất trong suy tim độ II là


a. 1 viên/ngày trong 2 ngày, nghỉ 5 ngày
b. 1 viên/ngày trong 5 ngày, nghỉ 2 ngày
c. 2 viên/ngày trong 5 ngày nghĩ 2 ngày
d. 1 viên/ngày

23. Thuốc giảm hậu gánh đầu tay trong điều trị suy tim là:
a. Ức chế men chuyển
b. Hydralazin
c. Ức chế kênh canxi
d. Nitrate

24. Thuốc đầu tay khi xử trí đợt cấp của suy tim mất bù là
a. Lợi tiểu
b. ức chế men chuyển
c. ức chế beta
d. ức chế kênh canxi

25. Khẳng định nào sau đây là KHÔNG đúng trong điều trị suy tim bằng thuốc ức chế men chuyển
a. Nên bắt đầu bằng liều thấp
b. Không nên phối hợp với lợi tiểu
c. Cần theo dõi Kali máu khi phối hợp với Aldactone.
d. Có thể chỉ định sớm khi suy tim chưa có triệu chứng

26. Cơ chế gây phù chủ yếu trong suy tim là


a. Giảm áp lực keo
b. Tăng tính thấm thành mạch
c. Tăng áp lực thủy tĩnh
d. Tất cả đều đúng

27. Phù do suy tim thường xuất hiện đầu tiên ở vị trí
a. Chân (mắt cá, mặt trước cẳng chân)
b. Màng bụng, màng phổi (tràn dịch)
c. Các đầu chi
d. Mặt (mí mắt)

28. Trong vòng tuần hoàn hệ thống, tiền tải phụ thuộc vào lượng máu đổ về tim từ những khu vực nào sau đây:
a. Hệ tĩnh mạch chủ
b. Hệ tĩnh mạch phổi
c. Hệ động mạch chủ
d. Hệ động mạch phổi

29. Trong vòng tuần hoàn phổi, tiền tải phụ thuộc vào lượng máu đổ về tim từ những khu vực nào sau đây:
a. Hệ tĩnh mạch chủ
b. Hệ tĩnh mạch phổi
c. Hệ động mạch chủ
d. Hệ động mạch phổi

30. Khu vực có áp lực máu cao nhất trong vòng tuần hoàn (tương ứng với trị số huyết áp đo được bằng phương pháp gián tiếp) là:
a. Hệ tĩnh mạch chủ
b. Hệ tĩnh mạch phổi
c. Hệ động mạch chủ
d. Hệ động mạch phổi
31. Nhóm nguyên nhân gây suy tim trái bao gồm
a. Tăng huyết áp (tăng hậu tải)
b. Hở van hai lá (tăng hậu tải)
c. Hẹp van hai lá (suy tâm trương)
d. Thông liên nhĩ (tăng tiền tải)
e. Hở van ba lá (tăng tiền tải)
f. Hẹp đường ra động mạch phổi (tăng hậu tải)
g. Hẹp đường ra động mạch chủ (tăng hậu tải)
h. COPD (tăng hậu tải)
32. Nhóm nguyên nhân gây suy tim phải bao gồm
a. Tăng huyết áp (tăng hậu tải)
b. Hở van hai lá (tăng hậu tải)
c. Hẹp van hai lá (suy tâm trương)
d. Thông liên nhĩ (tăng tiền tải)
e. Hở van ba lá (tăng tiền tải)
f. Hẹp đường ra động mạch phổi (tăng hậu tải)
g. Hẹp đường ra động mạch chủ (tăng hậu tải)
h. COPD (tăng hậu tải)
33. Nhóm nguyên nhân chính của suy tim toàn bộ là suy tim trái không điều trị dẫn đến suy tim phải, do xung huyết phổi lâu ngày gây
TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI , làm tăng hậu tải cho thất phải
34. Theo phân độ NYHA (Hội Tim mạch NewYork), triệu chứng cơ năng của thiếu cung lượng tim xuất hiện khi gắng sức nhưng ít
làm hạn chế các hoạt động thể lực là suy tim
a. Độ 1
b. Độ 2
c. Độ 3
d. Độ 4
35. Theo phân độ NYHA (Hội Tim mạch NewYork), triệu chứng cơ năng của thiếu cung lượng tim xuất hiện ngay cả khi gắng sức
nhẹ làm hạn chế rõ các hoạt động thể lực là suy tim
a. Độ 1
b. Độ 2
c. Độ 3
d. Độ 4
36. Mục tiêu điều trị suy tim là
a. Cải thiện chất lượng sống bằng cách giảm triệu chứng và nâng cao mức gắng sức.
b. Giảm tỉ lệ nhập viện và tử vong bằng cách ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng như phù phổi cấp, choáng tim. loạn
nhịp nặng
c. Kéo dài đời sống bằng cách làm chậm tiến triển của suy tim
d. Tăng tối đa sức co bóp cơ tim
37. Phương tiện cận lâm sàng quan trọng nhất trong chẩn đoán suy tim là
a. X quang
b. Siêu âm tim
c. MRI
d. Điện tâm đồ (ECG)
38. Chẩn đoán xác định suy tim tâm thu trên siêu âm khi
a. Phân xuất tống máu EF (Ejection Fraction) ≤ 40%
b.  Phân suất tống máu EF (Ejection Fraction) ≤ 50%
c. Chỉ số E/A < 1
d. Dãn thất trái
39. Nghi ngờ suy tim tâm trương trên siêu âm khi
a. Chỉ số E/A < 1
b. Dày thất trái
c. EF bảo tồn
d. Nhĩ trái dãn
40. Mục đích của cơ chế bù trừ trong suy tim là
a. Duy trì đủ cung lượng tim để đảm bảo tưới máu mô
b. Duy trì huyết áp để đảm bảo tưới máu cho não và tim
c. Duy trì lưu lượng máu qua thận để tránh suy thận
d. Duy trì tưới máu cho cơ xương để đảm bảo mức gắng sức
41. Phân loại bệnh tuyến giáp về mặt chức năng
a. Phình giáp, Viêm giáp, Ung thư giáp, Dị tật bẩm sinh
b. Cường giáp, Bình Giáp, Suy giáp lâm sàng và Suy giáp dưới lâm sàng
c. Bướu giáp đơn, Phình giáp, Viêm giáp, Ung thư giáp
d. Bướu giáp đơn, Cường giáp, Suy giáp, Ung thư giáp
42. Phân loại bệnh tuyến giáp về mặt mô bệnh học
a. Phình giáp (tăng sản), Viêm giáp, U lành tuyến giáp, Ung thư giáp
b. Phình giáp, Hội chứng cường giáp, Hội chứng suy giáp, Viêm giáp, Ung thư giáp
c. Bướu giáp đơn, Bướu giáp dịch tể, Hội chứng cường giáp, Hội chứng suy giáp
d. Phình giáp, Viêm giáp, Ung thư giáp
43. Tác dụng của hormone tuyến giáp là
a. tăng chuyển hóa cơ bản và chuyển hóa của hầu hết các mô trong cơ thể
b. tăng nồng độ canxi máu
c. giúp tăng trưởng xương ở trẻ em và gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
d. cường giao cảm kèm giãn mạch ngoại biên
44. Tác dụng quan trọng nhất của hormone giáp trong thời kỳ bào thai là
a.  phát triển não bộ
b. phát triển hệ cơ xương
c. phát triển hệ da niêm
d. cốt hóa tế bào sụn
45. Xét nghiệm Iod niệu có tác dụng chẩn đoán phân biệt Bướu giáp đơn và Bướu giáp ĐỊA PHƯƠNG
46. Nguyên nhân của bướu giáp đơn thuần
a. tăng nhu cầu hormone giáp (dậy thì, có thai)
b. thức ăn có chất gây ức chế gắn iod vào tyrosin
c. rối loạn nhẹ quá trình tổng hợp hormone giáp (có tính gia đình)
d. thiếu iod
47. Triệu chứng cơ năng của bướu giáp đơn thuần là
a. sợ lạnh
b. hồi hộp ngực
c. khó ngủ
d. không đặc hiệu
48. Bướu giáp đơn thuần:
a. chỉ bổ sung iod trong chế độ ăn nếu nồng độ iod niệu thấp
b. có thể đáp ứng với điều trị bằng hormone giáp tổng hợp
c. đáp ứng với điều trị kháng giáp
d. nên phẫu thuật để tránh biến chứng chèn ép
49. Bướu giáp địa phương
a. có thể bình giáp hoặc suy giáp
b. do thiếu iod tương đối
c. do thiếu Iod
d. tỉ lệ bướu giáp > 10% số dân trong vùng

50. Suy giáp dưới lâm sàng được chẩn đoán khi xét nghiệm

a. T3 và T4 máu giảm, TSH máu giảm


b. T3 và T4 máu bình thường, TSH máu tăng
c. T3 và T4 máu giảm, TSH máu tăng
d. Độ tập trung Iode tuyến giáp giảm

51. Mức độ thiếu Iod NHẸ tại địa phương gây bướu giáp

a. Suy giáp
b. Đần độn
c. Suy giá và đần độn
d. Bình giáp

52. Mức độ thiếu Iod TRUNG BÌNH tại địa phương gây bướu giáp

a. Suy giáp
b. Đần độn
c. Suy giá và đần độn
d. Bình giáp

53. Mức độ thiếu Iod NẶNG tại địa phương gây bướu giáp

a. Suy giáp
b. Bình giáp
c. Suy giá và đần độn
d. Đần độn

54. Tác dụng của hormone giáp tổng hợp trong điều trị bướu giáp đơn thuần là

a. ức chế tiết TSH để làm giảm thể tích tuyến giáp

b. bù đắp thiếu hụt hormone giáp


c. kích thích tiết TSH để làm giảm thể tích tuyến giáp
d.  tăng cường chức năng tuyến giáp

55. Thừa Iod trong thức ăn có thể gây tình trạng

a. cường giáp do hiệu ứng Jod-Basedow


b. suy giáp do hiệu ứng Wolff-Chaikoff
c. suy thận do thừa Iode niệu
d. viêm tuyến giáp do Iode

56. Khi bổ sung muối iod trong điều trị dự phòng bướu giáp địa phương, cần kiểm tra tình trạng thiếu iod bằng xét nghiệm

a. nồng độ Iod nước tiểu


b. nồng độ Iod máu.
c. nồng độ hormone giáp máu
d. nồng độ TSH máu

57. Một bệnh nhân ung thư giáp được phẫu thuật cắt tuyến giáp. Ngay sau phẫu thuật bệnh nhân bị khàn tiếng, nguyên nhân nào sau
đây được nghĩ đến?
a. Tụ dịch gây chèn ép dây thần kinh quặt ngược sau phẫu thuật
b. Tổn thương dây thần kinh quặt ngược trong lúc phẫu thuật
c. Tụ dịch sau thanh quản
d. Suy tuyến giáp

58. Loại ung thư giáp nào sau đây thường gặp nhất và có tiên lượng sống sau 5 năm tốt nhất?

a. K giáp dạng tủy


b. K giáp dạng nang
c. K giáp dạng nhú
d. K giáp kém biệt hóa

59. Bệnh Graves (Basedow) là tình trạng cường giáp với tăng sản lan tỏa tuyến giáp do nguyên nhân tự miễn, thường gặp ở

a. nữ 20-40 tuổi
b. nam 20-40 tuổi
c. tuổi dậy thì hoặc có thai
d. nữ > 40 tuổi

60. Kháng thể kháng Thyroglobulin và kháng Thyroperoxidase thường dương tính cao ở bệnh nào sau đây?

a. Viêm giáp mạn tính Hashimoto


b. Viêm giáp bán cấp De Quervain
c. Viêm giáp Riedel
d. Bệnh Graves (Basedow)

61. Bệnh nhân ung thư giáp được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, tái khám vì vọp bẻ thường xuyên, dị cảm quanh miệng và co thắt thanh
quản. Nguyên nhân nào sau đây cần được nghĩ đến?

a. Hạ canxi máu do tổn thương tuyến cận giáp


b. Hạ canxi máu do suy giáp
c. Tổn thương dây thần kinh quặt ngược
d. Tụ dịch sau thanh quản

62. Thuốc nào sau đây thuộc nhóm thuốc kháng giáp (ức chế tổng hợp hormone giáp)?

a. PropylThioUracil (PTU)
b. Methimazol
c. Propranolol
d. Amiodarone

63. Phương pháp điều trị cường giáp bằng Iod 131 KHÔNG được sử dụng trong trường hợp nào sau đây?

a. Bệnh Graves (Basedow)


b. Nhân giáp độc > 50 tuổi
c. Viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain
d. Bướu giáp đa nhân do nhiễm độc iode (hiệu ứng Jod-Basedow)

64. Hội chứng cường giáp giống với bệnh đái tháo đường type 1 ở chỗ

a. đều có hội chứng 4 nhiều: ăn nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều
b. tất cả đều do nguyên nhân tự miễn
c. đều có yếu cơ
d. đường huyết có thể hơi cao trong hội chứng cường giáp

65. Có thể loại trừ hội chứng cường giáp khi bệnh nhân
a. thừa cân
b. có nhịp tim < 90 lần/phút
c. không có lồi mắt
d. sợ lạnh

66. Nghi ngờ bướu giáp do Basedow khi siêu âm tuyến giáp có hình ảnh

a. tuyến giáp phì đại toàn bộ, echo kém, tăng sinh mạch máu
b. tuyến giáp phì đại toàn bộ, echo không đồng nhất
c. tuyến giáp phì đại từng vùng với echo dày kèm tăng sinh mạch máu
d. tuyến giáp phì đại với các nốt echo kém kèm tăng sinh mạch máu

67. Rối loạn tim mạch thường gặp ở bệnh nhân Basedow không điều trị là

a. Rung nhĩ nhanh


b. Suy tim cung lượng cao
c. Nhịp nhanh xoang
d. Bloc nhĩ thất

68. Thuốc làm giảm triệu chứng đầu tay (nếu không có chống chỉ định) trong điều trị hội chứng cường giáp là

a. Propranolol
b. Ức chế chọn lọc beta 1
c. Ức chế chọn lọc beta 2
d. Imidazole

69. Viêm giáp mạn tính Hashimoto

a. giai đoạn đầu bình giáp, sau đó thường diễn tiến đến suy giáp
b. thường có đau ở tuyến giáp
c. giai đoạn bình giáp cần phân biệt với bướu giáp đơn và Basedow giai đoạn sớm
d. thường đi kèm với các bệnh tự miễn khác như tiểu đường type 1, viêm đa khớp dạng thấp

70. Viêm giáp bán cấp De Quervain

a. có từng đợt viêm với triệu chứng cường giáp kèm đau tuyến giáp xen kẽ giai đoạn hồi phục với bình giáp hoặc suy giáp
b. Là bệnh tự miễn
c. Chống chỉ định điều trị bằng Iode phóng xạ
d. Xạ hình tuyến giáp cho thấy độ tập trung Iode giảm (khác với Basedow)

You might also like