You are on page 1of 27

Hai học viên A và B chơi thân với nhau, ở trong phòng

trọ. Cả hai đi khám cùng được chẩn đoán bị bệnh nấm kẽ


Câu 1
chân. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến 2 học viên bị
nhiễm nấm:
A) Do ở chung phòng với nhau
B) Do cùng nhau tập thể dục
C) Do đi chung giầy dép
D) Do sử dụng chung nguồn nước trong ký túc để tắm giặt
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Một học viên sau khi quan sát tiêu bản sán lá phổi trưởng
thành đã có 1 thắc mắc với bạn cùng lớp: con sán trưởng
Câu 2 thành trong tiêu bản này thu thập ở vật chủ nào? Người
bạn đã trả lời 4 vật chủ nhưng chỉ có 1 đáp án đúng là
đáp án nào?
A) Chim bồ câu
B) Cá trắm
C) Dê
D) Chó
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Sau khoảng 1 tuần dự tiệc, những người dự tiệc có ăn tiết
canh lợn cùng có biểu hiện đau sốt tăng dần, phù mi mắt,
Câu 3
tiêu chảy, đau cứng cơ. Theo em, nguyên nhân nào sau
đây gây ra tình trạng trên?
A) Ăn rau sống
B) Uống nước lã
C) Ăn tiết canh lợn
D) Ăn thức ăn bị nhiễm bẩn do ruồi nhặng đậu vào
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Sau khoảng 1 tuần dự tiệc, những người dự tiệc có ăn tiết
canh lợn cùng có biểu hiện đau sốt tăng dần, phù mi mắt,
Câu 4 tiêu chảy, đau cứng cơ. Tại cơ sở y tế những người này
được chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng. Theo em, nguyên
nhân nào sau đây gây ra tình trạng trên?
A) Clonorchis sinensis
B) Trichinella spiralis
C) Taenia solium
D) Schistosoma japonicum
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một người trên da xuất hiện nhiều sẩn cục cứng, di động,
kích thước chiều dài 0.5-1cm. Đi khám, người này được
Câu 5 bác sĩ giải thích các sản cục này là do ký sinh trùng gây
ra. Hành vi nào có thể là nguyên nhân gây ra các sẩn cục
trên?
A) Ăn rau sống
B) Ăn gỏi cá
C) Ăn tiết canh lợn
D) Ăn thịt bò tái
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một người trên da xuất hiện nhiều sẩn cục cứng, di động,
kích thước chiều dài 0.5-1cm. Đi khám, người này được
Câu 6 bác sĩ giải thích các sản cục này là do ký sinh trùng gây
ra. Hành vi nào có thể là nguyên nhân gây ra các sẩn cục
trên?
A) Clonorchis sinensis
B) Trichinella spiralis
C) Taenia solium
D) Taenia saginata
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Một cháu bé 4 tuổi, buổi tối thường ngứa hậu môn trước
khi đi ngủ. Cháu bé bị nghi ngờ bị nhiễm ký sinh trùng
Câu 7
(giun). Nên làm xét nghiệm thời điểm nào để chẩn đoán
cháu bé nhiễm ký sinh trùng?
A) Buổi sáng
B) Buổi trưa
C) Buổi chiều
D) Buổi tối
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một cháu bé 4 tuổi, buổi tối thường ngứa hậu môn trước
khi đi ngủ. Cháu bé bị nghi ngờ bị nhiễm ký sinh trùng
Câu 8
(giun). Nên làm xét nghiệm nào để chẩn đoán nhiễm ký
sinh trùng cho cháu bé này?
A) Soi tươi, nhuộm lugol phân
B) Lấy phân làm nổi trứng
C) Giấy bóng kinh áp hậu môn
D) Lấy phân làm lắng trứng
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một cháu bé 4 tuổi, buổi tối thường ngứa hậu môn trước
Câu 9 khi đi ngủ. Cháu bé bị nghi ngờ bị nhiễm ký sinh trùng
(giun). Cháu bé này nên được điều trị thế nào?
A) Uống thuốc tẩy giun, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, không
cho cháu bé ngậm mút ngón tay
B) Uống thuốc tẩy sán, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, không cho
cháu bé ngậm mút ngón tay
C) Uống thuốc kháng sinh, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, không
cho cháu bé ngậm mút ngón tay
D) Sát trùng hậu môn, uống thuốc chống ngứa hàng ngày
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một đơn vị bộ đội mới đến đóng quân tại Yên Bái nơi có
Câu 10 bệnh Sán lá phổi lưu hành. Quân y đơn vị nên điều tra
dịch tễ nhiễm Sán lá phổi trên động vật nào sau đây?
A) Dê
B) Chim bồ câu
C) Chó
D) Bò
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
3 sinh viên Mai, Thành, Hương có các nhận định về sán
lá gan lớn như sau: Mai (Sán lá gan lớn ở người có thể di
trú ký sinh ngoài gan), Thành (Sán lá gan lớn thường gặp
Câu 11
ở các động vật ăn cỏ, ăn tạp), Hương (Sán lá gan lớn lây
truyền qua ăn thịt động vật). Hãy chọn ý đúng nhất dưới
đây
A) Mai đúng, Thành sai, Hương sai
B) Mai sai, Thành sai, Hương sai
C) Mai đúng, Thành đúng, Hương sai
D) Mai đúng, Thành sai, Hương đúng
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Trong giờ thảo luận, thầy giáo đã đưa ra một yêu cầu cho
học viên: “hãy kể tên các mầm bệnh giun sán lây truyền
Câu 12
cho con người do con người uống nước lã nhiễm mầm
bệnh”. Phương án trả lời nào dưới đây đúng nhất?
A) Giun đũa, tóc, móc, kim, sán lá gan lớn.
B) Sán lá phổi, sán lá ruột, giun đũa chó mèo.
C) Giun lươn, sán lá gan bé, sán dây lợn, sán dây bò
D) Giun đũa chó mèo, sán máu, giun chỉ
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Người dân ở miền Bắc nước ta có thói quen ăn rau sống,
Câu 13 uống nước lã. Hành vi này có nguy cơ bị nhiễm loài giun
sán nào sau đây?
A) Trichuris trichiura
B) Clonorchis sinensis
C) Trichinella spiralis
D) Paragonimus ringer
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một bệnh nhân nữ 40 tuổi có biểu hiện thiếu máu, viêm
đại tràng. Đi khám, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm ký
Câu 14 sinh trùng. Khai thác tiền sử thấy người này có thói quen
ăn rau sống. Với các thông tin trên, nghĩ tới bệnh nhân
nhiễm ký sinh trùng nào sau đây?
A) Necator americanus
B) Taenia solium
C) Trichuris trichiura
D) Clonorchis sinensis
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Một kỹ thuật viên đang sử dụng dung dịch NaCl bão hòa
xét nghiệm phân để chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng cho
Câu 15
bệnh nhân? Bằng kỹ thuật này, chẩn đoán ký sinh trùng
nào sau đây dễ bị bỏ sót.
A) Necator americanus
B) Ascaris lumbricoides
C) Trichuris trichiura
D) Clonorchis sinensis
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một sinh viên, sau khi về nhà giúp gia đình làm ruộng (đi
chân đất) thấy xuất hiện viêm da với biểu hiện là các
Câu 16
đường ngoằn ngoèo nghi do ấu trùng giun. Tác nhân nào
sau đây có thể đã gây ra tình trạng trên?
A) Trichuris trichiura
B) Necator americanus
C) Taenia solium
D) Ascaris lumbricoides
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một cháu bé 13 tuổi có biểu hiện đau bụng vùng thượng
vị, đau quặn thành cơn, trong cơn đau nếu nằm sấp ở tư
Câu 17
thế chổng mông thì đau giảm. Nếu nghĩ tới ký sinh trùng
thì nên nghĩ tới nguyên nhân nào sau đây?
A) Ascaris lumbricoides
B) Taenia solium
C) Strongyloides stercoralis
D) Necator americanus
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Câu 18 Một bệnh nhân thường xuyên đau đầu, thình thoảng xuất
hiện những cơn động kinh. Đi khám thấy có liệt nhẹ cơ 1
bên và làm xét nghiệm thấy bạch cầu ái toan tăng. Khai
thác dịch tễ thấy bệnh nhân có thói quen ăn rau sống.
Loài ký sinh trùng nào có thể là nguyên nhân gây ra tình
trạng trên?
A) Necator americanus
B) Taenia solium
C) Trichuris trichiura
D) Enterobius vermicularis
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một người đi khám bệnh phát hiện thấy nang ấu trùng
Câu 19 của sán trên cơ thể và xét nghiệm thấy các đốt sán dây
trong phân? Loài giun sán người này nhiễm là
A) Clonorchis sinensis
B) Trichinella spiralis
C) Taenia saginata
D) Taenia solium
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một bệnh nhân nhi bị nhiễm giun và mới được tẩy giun.
Sau 1 tuần xét nghiệm lại cho kết quả âm tính. Tuy
Câu 20
nhiên, sau đó 4 tuần đi xét nghiệm phân lại nhiễm giun?
Bệnh nhân khả năng đã nhiễm loại giun nào sau đây?
A) Necator americanus
B) Ascaris lumbricoides
C) Trichuris trichiura
D) Enterobius vermicularis
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 21 Một thanh niên thấy tức ngực, ho khan, không sốt. Đi
chụp X-Quang phổi thấy hình ảnh đám mở ở phổi phải,
xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng cao. Sau 2
tuần không điều trị gì hình ảnh ở phổi tự biến mất. Loại
giun sán nào sau đây có thể gây ra tình trạng trên?
A) Ascaris lumbricoides
B) Taenia solium
C) Enterobius vermicularis
D) Trichuris trichiura
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Sau 1 tuần sử dụng các món ăn tiết canh, nem chua, thịt
gà luộc, gỏi cá, rau sống, bệnh nhân xuất hiện các triệu
Câu 22 chứng sốt, đau mỏi cơ, dị ứng toàn thân, khó thở. Các
biểu hiện trên ở bệnh nhân này nghĩ tới nhiễm ký sinh
trùng nào?
A) Taenia solium
B) Trichuris trichiura
C) Fasciola gigantic
D) Trichinella spiralis
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Sau khi thực hiện xét nghiệm phân người, 3 cán bộ y tế
đã kết luận như sau: (A) Mẫu phân nhiễm trứng giun
lươn, trứng giun đũa, trứng giun móc; (B) Mẫu phân
Câu 23 nhiễm trứng giun đũa, trứng giun tóc, trứng sán lá gan
lớn; (C) Mẫu phân nhiễm ấu trùng giun lươn, trứng giun
móc, trứng giun đũa chó. Hãy cho biết phương án nào
sau đây đúng nhất?
A A đúng, B sai, C đúng
B) A sai, B sai, C đúng
C) A đúng, B đúng, C đúng
D) A sai, B đúng, C sai
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một người có thói quen ăn rau sống. Người này xét
Câu 24 nghiệm phân thấy nhiễm trứng giun. Theo em, phân của
người này có thể nhiễm trứng loại giun nào sau đây?
A) Taenia solium
B) Strongyloides stercoralis
C) Ascaris lumbricoides
D) Toxocara canis
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Một người được xác định bị nhiễm đồng thời giun đũa và
Câu 25 nang ấu sán dây lợn. Hãy cho biết nguyên nhân nào dưới
đây có thể gây ra tình trạng trên
A) Ăn rau sống, uống nước lã
B) Ăn nem chua thịt lợn
C) Ăn gỏi cá
D) Ăn món lạp thịt bò (thịt bò sống)
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một người đàn ông có thói quen ăn tiết canh lợn sống.
Người này được chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng. Ăn tiết
Câu 26
canh khiến người đàn ông bị nhiễm ký sinh trùng nào sau
đây?
A) Giun đũa
B) Giun tóc
C) Giun xoắn
D) Giun lươn
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Trong giờ thảo luận, thầy giáo yêu cầu tìm ra ký sinh
Câu 27 trùng có kiểu vòng đời khác với các loài còn lại. Ký sinh
trùng này là loài nào:
A) Sán lá gan nhỏ
B) Sán lá ruột lớn
C) Sán lá phổi
D) Sán lá ruột nhỏ
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Điều tra dịch tễ tại huyện Kim Sơn – Ninh Bình thấy rất
nhiều người dân có thói quen ăn gỏi cá? Cán bộ y tế nên
Câu 28
tư vấn cho người dân xét nghiệm ký sinh trùng nào sau
đây?
A) Sán lá gan nhỏ
B) Sán lá gan lớn
C) Sán dây lợn
D) Sán đây bò
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một học viên đã liệt kê các ký sinh trùng có thể nhiễm ở
Câu 29 người do ăn phải trứng của chúng. Học viên này đã sai
đáp án nào?
A) Taenia solium
B) Enterobius vermicularis
C) Trichuris trichiura
D) Clonorchis sinensis
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Câu 30 Một năm về trước, một người đàn ông đi khám bệnh
được chẩn đoán nhiễm nang ấu trùng sán dây lợn, trong
phân không nhiễm sán. Khám bệnh lần này bệnh nhân
được xét nghiệm phân và trong phân tìm thấy đốt sán dây
lợn trưởng thành. Nguyên nhân xuất hiện đốt sán trong
phân người này là do:
A) Nang ấu trùng di chuyển đến ruột phát triển thành con
trưởng thành
B) Người này ăn nem chua (thịt lợn) nhiễm sán
C) Người này ăn rau sống nhiễm trứng sán
D) Do lây truyền từ một người trong gia đình nhiễm sán
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một người đi khám bệnh được xét nghiệm phân và chụp
X-Quang. Kết quả xét nghiệm cho thấy: phân nhiễm sán
Câu 31 dây lợn trưởng thành, X-quang thấy hình ảnh nang sán
dây lợn. Nguyên nhân nào không thể gây ra tình trạng
trên?
A) Đã nhiễm nang ấu trùng sán lại ăn phải trứng sán
B) Đã nhiễm sán trưởng thành lại ăn phải trứng sán
C) Đã nhiễm sán trưởng thành lại ăn phải nang sán còn sống
D) Đã nhiễm sán trưởng thành lại ăn phải trứng sán
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một người có triệu trứng đau tức ngực, ho khan. Xét
nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng cao, chụp X-
Câu 32
Quang thấy hình ảnh viêm phổi. Ký sinh trùng nào sau
đây có thể gây ra bệnh cảnh trên?
A) Strongyloides stercoralis
B) Taenia saginata
C) Enterobius vermicularis
D) Trichuris trichiura
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một người được mời ăn món gỏi. Sau đó, món gỏi cá
trong bữa ăn được xét nghiệm thấy nhiễm nang ấu trùng
Câu 33
sán lá gan nhỏ. Sau bao lâu kể từ khi ăn món gỏi cá này,
xét nghiệm phân người này sẽ thấy trứng sán?
A) Khoảng 15 ngày
B) Khoảng 2 tháng
C) Khoảng 6 tháng
D) Khoảng 12 tháng
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một người được xác định bị nhiễm đồng thời giun đũa và
Câu 34 sán dây lợn trưởng thành. Hãy cho biết những hành vi
nào dưới đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trên
A) Ăn rau sống cùng với ăn gỏi cá
B) Uống nước lã cùng với ăn rau sống
C) Ăn nem chua thịt lợn cùng với gỏi cá
D) Ăn nem chua thịt lợn cùng với ăn rau sống
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một người được xác định bị nhiễm đồng thời giun móc
Câu 35 và giun lươn. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây có thể
gây ra tình trạng trên
A) Đi chân đất
B) Ăn rau sống
C) Uống nước lã
D) Ăn thịt sống
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một người được xác định bị nhiễm đồng thời giun lươn
Câu 36 và sán lá gan bé. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây có
thể gây ra tình trạng trên
A) Đi chân đất, Ăn rau sống
B) Ăn rau sống, ăn gỏi cá
C) Ăn gỏi cá, Uống nước lã
D) Ăn gỏi cá, đi chân đất
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một người được xác định bị nhiễm đồng thời giun lươn
Câu 37 và sán dây bò trưởng thành. Hãy cho biết hành vi nào
dưới đây có thể gây ra tình trạng trên
A) Ăn rau sống, uống nước lã
B) Ăn năm chua thịt lợn, uống nước lã
C) Ăn phở bò, uống nước lã
D) Ăn phở bò, đi chân đất
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một người được xác định bị nhiễm đồng thời sán lá gan
Câu 38 nhỏ và nang ấu trùng sán dây lợn. Hãy cho biết hành vi
nào dưới đây có thể gây ra tình trạng trên
A) Ăn rau sống, uống nước lã
B) Ăn năm chua thịt lợn, uống nước lã
C) Ăn gỏi cá, uống nước lã
D) Ăn gỏi cá, ăn nem chua thịt lợn
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Một người được xác định bị nhiễm đồng thời sán dây bò
Câu 39 trưởng thành và nang ấu trùng sán dây lợn. Hãy cho biết
hành vi nào dưới đây có thể gây ra tình trạng trên
A) Ăn rau sống, uống nước lã
B) Ăn năm chua thịt lợn, uống nước lã
C) Ăn phở bò, ăn rau sống
D) Ăn phở bò, ăn năm chua thịt lợn
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Một người được xét nghiệm phân vừa tháy đốt sán dây
Câu 40 lợn, vừa thấy trứng sán lá gan nhỏ. Hãy cho biết hành vi
nào dưới đây có thể gây ra tình trạng trên
A) Ăn rau sống, uống nước lã
B) Ăn gỏi cá, ăn rau sống
C) Ăn rau sống, ăn nem chua thịt lợn
D) Ăn nem chua thịt lợn, ăn gỏi cá
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Xét nghiệm phân của 1 bệnh nhân thấy nhiễm đồng thời
Câu 41 trứng sán lá ruột lớn và trứng sán lá gan nhỏ. Hãy cho
biết hành vi nào dưới đây gây ra tình trạng trên
A) Người đó ăn rau sống, uống nước lã
B) Người đó thường ăn gỏi cá sống
C) Người đó ăn gỏi cá và ăn rau sống, uống nước lã
D) Người đó ăn tôm cua nướng và ăn rau sống, uống nước lã
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Xét nghiệm phân của 1 bệnh nhân thấy nhiễm đồng thời
Câu 42 trứng sán lá ruột lớn và trứng sán lá gan lớn. Hãy cho
biết hành vi nào dưới đây gây ra tình trạng trên
A) Người đó ăn rau sống, uống nước lã
B) Người đó thường ăn gỏi cá sống
C) Người đó thường đi chân đất
D) Người đó ăn nem chua thịt lợn
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Xét nghiệm phân của 1 bệnh nhân thấy nhiễm đồng thời
Câu 43 trứng sán lá ruột nhỏ và trứng sán lá gan nhỏ. Hãy cho
biết hành vi nào dưới đây gây ra tình trạng trên
A) Người đó ăn rau sống, uống nước lã
B) Người đó thường ăn gỏi cá
C) Người đó thường đi chân đất
D) Người đó ăn nem chua thịt lợn
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Xét nghiệm phân của 1 bệnh nhân thấy nhiễm đồng thời
Câu 44 trứng sán lá gan lớn và trứng giun đũa. Hãy cho biết hành
vi nào dưới đây gây ra tình trạng trên
A) Người đó ăn rau sống, uống nước lã
B) Người đó thường ăn gỏi cá
C) Người đó thường đi chân đất
D) Người đó ăn nem chua thịt lợn
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một người có biểu hiện dị ứng da, được chẩn đoán lâm
sàng nghi nhiễm giun đũa chó/mèo Toxocara canis.
Câu 45
Người này nên làm xét nghiệm nào để củng cố chẩn
đoán.
A) Xét nghiệm phân tìm trứng giun
B) Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể trong máu
C) Chiếu đèn Wood
D) Cạo vảy da tìm giun
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 46 Một người có thói quen ăn thịt lợn tái, sộng. Người này
đi khám được bác sĩ khuyên không nên ăn món này vì có
nguy cơ nhiễm những ký sinh trùng sau đây
A) Toxocara canis, Ascaris lumbricoides
B) Ascaris lumbricoides, Trichinella spiralis
C) Trichinella spiralis, Taenia solium
D) Taenia solium, Toxocara canis
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Một bệnh nhân nam 35 tuổi xuất hiện đau mỏi cơ, dưới
Câu 47 da có nhiều sẩn cục kích thước 1-1.5cm. Bác sĩ nên nghĩ
tới bệnh nhân này nhiễm ký sinh trùng nào sau đây:
A) Toxocara canis
B) Trichinella spiralis
C) Taenia solium
D) Taenia saginata
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Một người có thói quen ăn rau sống, uống nước lã. Xét
Câu 48 nghiệm phân người này thấy trứng của ký sinh trùng.
Người đó nhiễm ký sinh trùng nào sau đây?
A) Toxocara canis
B) Clonorchis sinensis
C) Taenia solium
D) Trichuris trichiura
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một người có thói quen ăn rau sống, uống nước lã. Xét
Câu 49 nghiệm phân người này thấy trứng của ký sinh trùng.
Người đó nhiễm ký sinh trùng nào sau đây?
A) Trichinella spiralis
B) Clonorchis sinensis
C) Taenia solium
D) Paragonimus ringer
E)
F)
G)
H)
Đáp án C
Một bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, đi ngoài táo
lỏng thất thường. Bác sĩ nghi ngờ nhiễm giun lươn nên
Câu 50
chỉ định xét nghiệm. Xét nghiệm phân nào được chỉ định
là phù hợp nhất.
A) Soi tươi
B) Nhuộm lugol
C) Tập trung trứng (Kỹ thuật làm nổi)
D) Làm lắng bằng cốc nhọn đáy
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra dịch tễ bệnh do
sán lá gan nhỏ tại cộng đồng. Ngoài xét nghiệm phân
Câu 51
người, nhóm nghiên cứu nên xét nghiệm phân của các
động vật nuôi nào sau đây?
A) Gà
B) Chó
C) Chim bồ câu
D) Bò
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Điều trị dịch tễ tại tại một ngôi làng thấy nhiều người
Câu 52 nhiễm sán Fasciolopsis buski. Nên khai thác hành vi ăn
uống nào liên quan đến nhiễm ký sinh trùng này?
A) Ăn rau sống
B) Ăn gỏi cá
C) Ăn nem chua
D) Ăn phở bò tái
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Điều trị dịch tễ tại tại một ngôi làng thấy nhiều người
Câu 53 nhiễm sán Fasciolopsis buski. Nên điều tra nhiễm loài
sán này ở động vật nuôi nào sau đây?
A) Gà
B) Chó
C) Chim
D) Lợn
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một người thường xuyên đau bụng dọc khung đại tràng.
Câu 54 Những nguyên nhân nào sau đây có thể gây ra tình trạng
trên?
A) E. histolytica, B. coli, T. trichiura, E. vermicularis
B) A. lumbricoides, T. solium, T. saginata
C) F. buski, F. gigantica, C. sinensis
D) B. coli, L. intestinalis, Cryptosporidium
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Kỹ thuật làm nổi trứng Fulerborn thường được dùng để
Câu 55
xét nghiệm các loại ký sinh trùng nào sau đây?
A) A. lumbricoides, T. trichiura, N. americanus
B) C. sinensis, F. gigantica, T. sodium
C) E. coli, E. histolytica, L. intestinalis
D) Cryptosporidium, Isospora, Leishmania
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một nghiên cứu khi điều tra nhiễm sán lá gan nhỏ ở cộng
đòng đã lấy cá để xét nghiệm. Nhóm nghiên cứu này
Câu 56
đang tìm giai đoạn phát triển nào của sán lá gan bé trong
cá?
A) Sán trưởng thành
B) Redae
C) Ấu trùng đuôi
D) Nang ấu trùng
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một người nông dân 30 tuổi có thói quen đi chân đất.
Gần đây người này có biểu hiện đau bụng vùng thượng
Câu 57 vị. Người này đi khám và được làm xét nghiệm thấy
thiếu máu. Nên nghĩ tới bệnh nhân này bị nhiễm ký sinh
trùng nào sau đây?
B) Giun đũa
C) Giun móc
D) Giun tóc
E) Giun kim
F)
G)
H)
Đáp án C
Một bệnh nhân nam 28 tuổi có biểu hiện đau vùng
thượng vi, rối loạn tiêu hóa. Xét nghiệm phân (trong 24
Câu 58
giờ) thấy ấu trùng. Nên nghĩ tới bệnh nhân bị nhiễm giun
nào sau đây?
A) Giun đũa
B) Giun móc
C) Giun tóc
D) Giun lươn
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Một phụ nữ 30 tuổi xuất hiện đau bụng dọc khung đại
tràng, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu. Nếu nghĩ tới nguyên
Câu 59
nhân ký sinh trùng thì nên nghĩ tới căn nguyên nào dưới
đây?
A) Toxocara canis
B) Trichuris trichiura
C) Strongyloides stercoralis
D) Trichinella spiralis
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một gia đình có 3 thành viên, xét nghiệm phân của 3
người thấy nhiễm 3 loại giun khác nhau là giun đũa, giun
Câu 60 tóc, sán lá ruột lớn. Theo em, 3 người trong gia đình này
có cùng thói quen ăn uống gì dẫn tới nhiễm các loại giun
trên.
A) Ăn rau sống
B) Ăn gỏi cá
C) Ăn nem chua
D) Ăn phở bò
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Hai người trong gia đình có cùng thói quen ăn thịt lợn
tái, sống. 2 người này được chẩn đoán nhiễm ký sinh
Câu 61
trùng nhưng xét nghiệm phân không thấy trứng giun sán.
Hai người này có thể nhiễm ký sinh trùng nào sau đây?
A) Toxocara canis
B) Trichuris trichiura
C) Strongyloides stercoralis
D) Trichinella spiralis
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Hai người trong gia đình có cùng thói quen ăn rau sống.
2 người này được chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng nhưng
Câu 62
xét nghiệm phân không thấy trứng giun sán. 2 người này
có thể nhiễm ký sinh trùng nào sau đây?
A) Toxocara canis
B) Trichuris trichiura
C) Ancylostoma doudenale
D) Trichinella spiralis
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một đình có cùng thói quen ăn rau sống. Tất cả những
người trong gia đình được chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng
Câu 63 nhưng xét nghiệm phân không thấy trứng giun sán.
Những người trong có thể nhiễm ký sinh trùng nào sau
đây?
A) Taenia solium
B) Trichuris trichiura
C) Necator americanus
D) Trichinella spiralis
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Bệnh nhân A được chẩn đoán nhiễm giun đũa, bệnh nhân
Câu 64 B được chẩn đoán nhiễm sán dây lợn. Hai bệnh nhân này
có cùng thói quen nào dẫn tới tình trạng trên.
A) Ăn rau sống
B) Ăn gỏi cá
C) Ăn nem chua thịt lợn
D) Ăn tiết canh lợn
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm đồng thời giun
Câu 65 đũa người và giun đũa chó mèo. Biểu hiện nào sau đây
có thể do cả 2 loại giun này gây ra.
A) Viêm phổi
B) Tắc ruột
C) Suy dinh dưỡng
D) Giun chui ống mật
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm đồng thời sán lá
Câu 66 gan lớn và giun đũa chó mèo. Biểu hiện nào sau đây có
thể do cả 2 loại giun này gây ra.
A) Viêm phổi
B) Dị ứng trên da
C) Suy dinh dưỡng
D) Tắc mật
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm đồng thời sán lá gan lớn
và giun đũa chó mèo. Bác sĩ nên chỉ định phương pháp
Câu 67
xét nghiệm nào để chẩn đoán nhiễm cả 2 căn nguyên
trên?
A) Tìm trứng trong phân
B) Xét nghiệm miễn dịch tìm kháng thể trong máu
C) Siêu âm gan
D) Chụp CT-scanner
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một người đàn ông 30 tuổi, 1 tháng trước khi vào viện
bệnh nhân đã đi du lịch khu vực rừng núi có lội suối, đi
chân đất leo nui, ăn các món ăn vùng rừng núi. Bệnh
nhân xuất hiện ngứa trên da và tự điều trị bằng corticoid.
Sau đó, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, tràn
Câu 68
dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi, xét nghiệm máu
thấy bạch cầu ái toan tăng cao. Bệnh nhân sau đó chọc
hút dịch màng bụng, màng phổi, uống thuốc trị giun sán.
Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Theo em,
bệnh nhân này đã bị nhiễm loại giun nào sau đây:
A) Taenia solium
B) Strongyloides stercolaris
C) Necator americanus
D) Trichinella spiralis
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm đồng thời sán lá gan lớn
và giun đũa chó mèo. Bác sĩ nên chỉ định phương pháp
Câu 69
xét nghiệm nào để chẩn đoán nhiễm cả 2 căn nguyên
trên?
A) Tìm trứng trong phân
B) Xét nghiệm miễn dịch tìm kháng thể trong máu
C) Siêu âm gan
D) Chụp CT-scanner
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm đồng thời sán lá gan bé
Câu 70 và sán lá ruột lớn. Bác sĩ nên chỉ định phương pháp xét
nghiệm nào để chẩn đoán nhiễm cả 2 căn nguyên trên?
A) Tìm trứng trong phân
B) Xét nghiệm miễn dịch tìm kháng thể trong máu
C) Siêu âm gan
D) Nội soi dạ dày tá tràng
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm đồng thời giun móc và
giun lươn. Bác sĩ nên chỉ định kỹ thuật xét nghiệm phân
Câu 71
trong vòng 24 giờ nào để xác định đồng thời 2 căn
nguyên này:
A) Soi tươi - nhuộm lugol
B) Làm nổi trứng
C) Bearman (phát hiện ấu trùng)
D) Làm lắng bằng cốc nhọn đáy
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm đồng thời sán dây
Câu 72 lợn và sán dây bò trưởng thành. Kỹ thuật xét nghiệm nào
cùng áp dụng để chẩn đoán 2 căn nguyên này:
A) Tìm đốt sán trong phân
B) Tìm trứng trong phân
C) Xét nghiệm miễn dịch tìm kháng thể trong máu
D) Chụp X-quang phát hiện nang sán
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một bệnh nhân nam 45 tuổi có thói quen ăn rau sống.
Hiện tại bệnh nhân có biểu hiện ho khan, đau ngực. Bệnh
nhân đi xét nghiệm phân không thấy trứng giun sán.
Câu 73 Bệnh nhân không điều trị gì, các triệu chứng ho khan,
đau ngực tự hết sau 2 tuần. Hai tháng sau dó bệnh nhân
xét nghiệm phân thấy trứng giun. Người này đã nhiễm
loại giun nào sau đây?
A) Trichuris trichiura
B) Toxocara canis
C) Enterobius vermicularis
D) Ascaris lambricoides
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Trên bàn chân một nữ nông dân 45 tuổi xuất hiện tổn
thương viêm dạng các đường ngoằn ngoèo. Tại thời điểm
này xét nghiệm phân cho kết quả âm tính và sau 5 ngày
Câu 74
tổn thương trên da tự hết. Ba tháng tháng sau đó bệnh
nhân xét nghiệm phân thấy trứng giun. Các thông tin trên
nói lên bệnh nhân nhiễm loại giun nào?
A) Trichuris trichiura
B) Necator americanus
C) Schistosoma mansoni
D) Strongyloides stercoralis
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 75 Trên bàn chân một nữ nông dân 45 tuổi xuất hiện tổn
thương viêm dạng các đường ngoằn ngoèo. Tại thời điểm
này xét nghiệm phân cho kết quả âm tính và sau 5 ngày
tổn thương trên da tự hết. Xét nghiệm phân người này
nhiều lần sau đó không thấy nhiễm giun. Các thông tin
trên nói lên bệnh nhân có thể đã nhiễm loại giun nào?
A) Ancylostoma caninum
B) Necator americanus
C) Schistosoma mansoni
D) Strongyloides stercoralis
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Một bệnh nhân vào viện với các biểu hiện như động
kinh, giảm thị lực, liệt khu trú. Xét nghiệm máu thấy
Câu 76
bạch cầu ái toán tăng. Bác sĩ nên nghĩ bệnh nhân này
nhiễm loại giun sán nào dưới đây?
A) Ancylostoma doudenale
B) Taenia solium
C) Schistosoma mansoni
D) Enterobius vermicularis
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Một cháu bé 4 tuổi có thói quen ngậm mút ngón tay, đồ
Câu 77 chơi. Cháu bé có nguy cơ nhiễm loại giun sán nào sau
đây?
A) Ancylostoma doudenale
B) Taenia solium
C) Ascaris lumbricoides
D) Enterobius vermicularis
E)
F)
G)
H)
Đáp án D
Loài giun này xâm nhập vào cơ thể qua da nhưng chúng
Câu 78 không hoàn thiện vòng đời. Hãy cho biết đó là loại giun
sán nào dưới đây?
A) Ancylostoma caninum
B) Necator americanus
C) Schistosoma mansoni
D) Strongyloides stercoralis
E)
F)
G)
H)
Đáp án A
Nhiễm loại giun này thường xuất hiện sau khi ăn thịt lợn
tái, sống. Những người nhiễm thường có biểu hiện đau
Câu 79
bụng, tiêu chảy, đau mỏi cơ toàn thân, sốt, dị ứng toàn
thân…. Hãy cho biết đó là loại giun sán nào dưới đây?
A) Trichinella spiralis
B) Taenia solium
C) Ascaris lumbricoides
D) Enterobius vermicularis
E)
F)
G)
H)
Đáp án A

You might also like