You are on page 1of 20

PHIẾU BÀI TẬP

CHỦ ĐỀ 1 MIỄN DỊCH

Câu 1: Trên bề mặt các virus, vi khuẩn, nọc rắn, nọc ong, tế bào lạ,…có chứa các
A. Kháng nguyên. B. Kháng thể. C. Miễn dịch. D. Cả A, B,
C.
Câu 2: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là
A. chất kháng sinh. B. kháng thể. C. kháng nguyên. D. protein
độc.
Câu 3: Kháng nguyên có bản chất là
A. Protein. B. Carbohydrate. C. Chất xơ. D. Cả A và
B.
Câu 4: Kháng thể có bản chất là
A. Protein. B. Carbohydrate. C. Chất xơ. D. Cả A và
B.
Câu 5: Miễn dịch là
A. Khả năng đuổi các yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể.
B. Khả năng cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh bằng cách tạo ra kháng thể.
C. Khả năng tạo ra các virus mới mạnh hơn virus gây bệnh.
D. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ virus.
Câu 6: Thành phần chính trong hệ miễn dịch là
A. Các tế bào hồng cầu. B. Các tế bào huyết tương.
C. Các tế bào bạch cầu. D. Các tế bào tiểu cầu.
Câu 7: Tế bào bạch cầu được chia làm bao nhiêu loại?
A. 3 loại. B. 4 loại. C. 5 loại. D. 6 loại.
Câu 8: Tế bào nào sau đây là tế bào bạch cầu?
A. Tế bào thực bào. B. Tế bào lympho B.
C. Tế bào lympho T. D. Cả A, B, C.
Câu 9: Tế bào nào sau đây không phải tế bào bạch cầu?
A. Tế bào thực bào. B. Tế bào đơn bào.
C. Tế bào lympho B. D. Tế bào lympho T.
Câu 10: Tế bào thực bào có chức năng
A. Tiêu diệt mầm bệnh.
B. Giúp cơ thể ghi nhớ và nhận biết những bệnh trước đây đã gặp phải.
C. Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh.
D. Cả A, B, C.
Câu 11: Tế bào lympho B có chức năng
A. Tiêu diệt mầm bệnh.
B. Giúp cơ thể ghi nhớ và nhận biết những bệnh trước đây đã gặp phải.
C. Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh.
D. Cả A, B, C.
Câu 12: Tế bào lympho T có chức năng
A. Tiêu diệt mầm bệnh.
B. Giúp cơ thể ghi nhớ và nhận biết những bệnh trước đây đã gặp phải.
C. Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh.
D. Cả A, B, C.
Câu 13: Tế bào ________ tiêu diệt mầm bệnh bằng cách bao trọn, hấp thụ, sau đó
nghiền nát và ăn các phần còn sót lại của mầm bệnh
A. Hồng cầu. B. Thực bào. C. Lympho B. D. Lympho
T.
Câu 14: Cơ chế miễn dịch của cơ thể người trải qua bao nhiêu hàng rào bảo vệ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Vaccine là chế phẩm chứa
A. Một lượng nhỏ kháng thể hoặc mầm bệnh.
B. Một lượng rất nhỏ hồng cầu hoặc mầm bệnh đã được bất hoạt hoặc làm giảm
độc lực.
C. Một lượng rất nhỏ bạch cầu hoặc mầm bệnh đã được bất.
D. Một lượng rất nhỏ kháng nguyên hoặc mầm bệnh đã được bất hoạt hoặc làm
giảm độc lực.
Câu 16: Vaccine có vai trò
A. Kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.
B. Kích thích cơ thể tạo ra kháng nguyên chống lại tác nhân gây bệnh.
C. Kích thích cơ thể tạo ra bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh.
D. Kích thích cơ thể tạo ra hồng cầu chống lại tác nhân gây bệnh.
Câu 17: Cơ thể con người có khả năng không bị mắc một số bệnh vì đã có sẵn miễn
dịch, miễn dịch đó được gọi là
A. Miễn dịch nhân tạo. B. Miễn dịch bẩm sinh.
C. Miễn dịch tập nhiễm. D. Miễn dịch huyết tương.
Câu 18: Cơ thể con người không bị tái nhiễm một số bệnh đã từng mắc phải trước đó
vì đã có sẵn miễn dịch, miễn dịch đó được gọi là
A. Miễn dịch nhân tạo. B. Miễn dịch tự nhiên.
C. Miễn dịch tập nhiễm. D. Miễn dịch huyết tương.
Câu 19: Sau khi tiêm vaccine đủ liều lượng và thời gian thì người được tiêm phòng có
khả năng miễn dịch đối với bệnh đó, miễn dịch đó được gọi là
A. Miễn dịch nhân tạo. B. Miễn dịch tự nhiên.
C. Miễn dịch tập nhiễm. D. Miễn dịch huyết tương.
Câu 20: Khi được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh
này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào?
A. Miễn dịch tự nhiên. B. Miễn dịch nhân tạo.
C. Miễn dịch tập nhiễm. D. Miễn dịch bẩm sinh.
Câu 21: Sau khi tiêm phòng chúng ta sẽ không bị mắc bệnh này nữa trong tương lai,
đó là miễn dịch:
A. Miễn dịch bẩm sinh. B. Miễn dịch tập nhiễm.
C. Miễn dịch chủ động. D. Miễn dịch tự nhiên.
Câu 22: Miễn dịch tự nhiên bao gồm
A. Miễn dịch bẩm sinh.
B. Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm.
C. Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch huyết tương.
D. Miễn dịch tập nhiễm và miễn dịch nhân tạo.
Câu 23: Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em?
A. Bạch hầu. B. Ho gà. C. Bại liệt. D. Cả A, B,
C.
Câu 24: Tiêm vaccine giúp
A. Giảm thiểu rủi ro do bệnh, tật như biến chứng, di chứng, tử vong.
B. Tăng cường trí nhớ.
C. Ngăn ngừa lão hóa.
D. Chữa trị bệnh ung thư.
Câu 25: Lợi ích của việc tiêm phòng là
A. Góp phần phát triển nguồn nhân lực.
C. Xóa đói giảm nghèo bền vững do hạn chế ốm đau, bệnh, tật.
B. Hạn chế nguồn tài chính phải chi trả để điều trị bệnh do virus, vi khuẩn gây nên.
D. Cả A, B, C.
Câu 26: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào
dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá?
A. Kháng nguyên – kháng thể. B. Kháng nguyên – kháng sinh.
C. Kháng sinh – kháng thể. D. Vi khuẩn – protein độc.
Câu 27: Tế bào lympho T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây?
A. Protein độc. B. Kháng thể. C. Kháng nguyên. D. Kháng
sinh.
Câu 28: Tại sao người nhiễm HIV lại mất khả năng miễn dịch đối với nhiều loại
virus, vi khuẩn?
A. Vì HIV gây nhiễm ngay trên tế bào bạch cầu lympho T, làm rối loạn chức năng
của tế bào dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch.
B. Vì HIV gây nhiễm ngay trên tế bào lympho B, làm rối loạn chức năng của tế bào
dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch.
C. Vì HIV gây nhiễm ngay trên tế bào thực bào, làm rối loạn chức năng của tế bào
dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch.
D. Vì HIV gây nhiễm ngay trên tế bào hồng cầu, làm rối loạn chức năng của tế bào
dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch.
Câu 29: Thành phần nào sau đây không thuộc hệ miễn dịch?
A. Tế bào bạch cầu. B. Kháng thể.
C. Tuỷ xương. D. Kháng nguyên.
Câu 30: Tế bào miễn dịch nào chịu trách nhiệm giải phóng histamine nhanh nhất gây
ra các nốt đỏ và ngứa liên quan đến dị ứng?
A. Tế bào mast ở dưới da.
B. Tế bào lympho B.
C. Tế bào bạch cầu trung tính (neutrophils).
D. Tế bào đuôi gai.
Câu 31: Loại vaccine nào sau đây được khuyến cáo tiêm ngay sau khi trẻ được sinh ra
trong vòng 24h với điều kiện trẻ sinh ra khoẻ mạnh, phát triển ổn định, không nằm
trong chế độ chăm sóc đặc biệt?
A. Vaccine phòng bệnh bạch hầu và ho gà.
B. Vaccine phòng bệnh lao BCG.
C. Vaccine phòng bệnh uốn ván.
D. Vaccine phòng bệnh quai bị.
Câu 32: Những loại bệnh nào trên người sau đây có thể được phòng ngừa bằng
vaccine?
A. Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. B. Bệnh suy giảm hệ miễn dịch HIV.
C. Bệnh nhồi máu cơ tim. D. Bệnh bướu cổ và loãng xương.
Câu 33: Những yếu tố nào sau đây không làm suy giảm hệ thống miễn dịch?
A. Thừa cân và béo phì.
B. Tiểu đường và tăng huyết áp.
C. Tuổi cao và tiêu thụ lượng muối nhiều.
D. Chế độ sinh hoạt điều độ và ăn uống lành mạnh.
CHỦ ĐỀ 2 HỆ HÔ HẤP

Câu 1: Khi hít vào, không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan:
A. khoang mũi → khí quản → hầu → thanh quản → phế quản → phế nang.
B. khoang mũi → hầu → phế quản → phế nang → khí quản → thanh quản.
C. khoang mũi → khí quản → phế quản → hầu → thanh quản → phế nang.
D. khoang mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phế quản → phế nang.
Câu 2: Quá trình hô hấp là
A. quá trình hít vào đưa không khí giàu khí CO2 từ môi trường vào phổi.
B. quá trình khí O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO 2 từ mao mạch phổi đi
ra phế nang.
C. quá trình khí CO2 được vận chuyển từ phế nang đến tế bào nhờ hệ tuần hoàn.
D. quá trình thở ra đưa không khí giàu O2 từ phổi ra ngoài môi trường.
Câu 3: Quan sát hình và cho biết, khi chúng ta thở ra thì

A. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực
tăng.
B. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực
giảm.
C. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực
tăng.
D. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực
giảm.
Câu 4: Cơ quan nào sau đây không phải của hệ hô hấp
A. Phế nang. B. Thanh quản. C. Tiểu cầu. D. Hầu.
Câu 5: Hô hấp có chức năng chính là
A. Chứa và dẫn không khí. B. Tạo kháng thể bảo vệ.
C. Giữ lại các dị vật. D. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi
trường.
Câu 6: Vị trí của hầu là
A. Nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở.
B. Gần phổi.
C. Nằm bên dưới thanh quản.
D. Gần phế quản.
Câu 7: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào?
A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn. B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành.
C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu. D. Cơ liên sườn và cơ hoành.
Câu 8: Quan sát hình và cho biết loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu trong
quá trình trao đổi khí ở tế bào?

A. Khí N2. B. Khí H2. C. Khí CO2. D. Khí O2.


Câu 9: Con đường nào sau đây đúng khi không khí di chuyển từ ngoài vào hệ hô hấp
của con người?
A. mũi, hầu và họng, khí quản, phổi.
B. mũi, khí quản, phổi, hầu và họng.
C. khí quản, mũi, hầu và họng, phổi.
D. hầu và họng, mũi, phổi, khí quản.
Câu 10: Đường hô hấp trên ở người bao gồm các bộ phận nào sau đây?
A. xoang mũi, khí quản, phổi. B. xoang mũi, hầu, họng.
C. khí quản, xoang mũi, hầu. D. hầu, họng, khí quản.
Câu 11: Hầu chứa ________ tại các hạch amidan, tạo kháng thể bảo vệ
A. Tế bào thực bào. B. Tế bào lympho. C. Hồng cầu. D. Huyết
tương.
Câu 12: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và thải ra khí gì ?
A. Sử dụng khí N2 và thải khí CO2. B. Sử dụng khí CO2 và thải khí O2.
C. Sử dụng khí O2 và thải khí CO2. D. Sử dụng khí O2 và thải khí N2.
Câu 13: Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là
A. khí quản. B. phế quản. C. phế nang. D. thanh
quản.
Câu 14: Khi quản có chức năng
A. phát âm.
B. cho thức ăn đi qua.
C. cho không khí đi qua và làm sạch không khí.
D. trao đổi khí với mao mạch.
Câu 15: Bộ phận gồm hai ống, phân nhánh nhiều lần, nối khi quản với phổi là
A. thanh quản. B. phế nang. C. màng phổi. D. phế quản.
Câu 16: Nhiệm vụ chính của mũi là
A. bảo vệ hệ hô hấp khỏi tác nhân gây hại của môi trường.
B. dẫn khí, làm sạch khí và sưởi ấm trước khi đưa không khí vào phổi.
C. dẫn khí vào phổi, đảm bảo cho hoạt động hô hấp diễn ra bình thường.
D. bảo vệ phổi khỏi các tác nhân từ bên ngoài.
Câu 17: Oxygen từ không khí đi vào máu ở vị trí nào?
A. van tim. B. tĩnh mạch phổi. C. phế nang. D. xoang
cạnh mũi
Câu 18: Những bệnh nào sau đây không thuộc bệnh dễ bị lây nhiễm qua đường hô
hấp?
A. Bệnh cúm mùa và bệnh cảm cúm do virus.
B. Bệnh viêm phế quản.
C. Bệnh viêm xoang do virus gây ra.
D. Bệnh dị ứng phấn hoa.
Câu 19: Trong quá trình hô hấp, sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường diễn ra ở
A. khí quản. B. mũi. C. phổi. D. tiểu phế
quản.
Câu 20: Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ
oxygen để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt,
thậm chí tử vong.
A. N2. B. CO. C. CO2. D. NO2.
Câu 21: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?
A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn..
C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co.
D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn.
Câu 22: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào
máu?
A. Khí nitrogen. B. Khí carbon dioxide. C. Khí oxygen. D. Khí
hydrogen.
Câu 23: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế
A. bổ sung. B. chủ động. C. thẩm thấu. D. khuếch
tán.
Câu 24: Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác?
A. Khí quản. B. Thanh quản. C. Phổi. D. Phế quản.
Câu 25: Chức năng của phế nang là
A. trao đổi khí. B. dẫn khí vào phổi.
C. làm ẩm không khí. D. cung cấp O2 cho phổi.
Câu 26: Chức năng của hầu đối với hệ hô hấp là
A. cho phép không khi đi từ đường dẫn khí vào máu.
B. cho phép không khí từ mũi đi vào thanh quản.
C. cho phép không khí đi từ mũi xuống miệng.
D. làm sạch không khí.
Câu 27: Chức năng chính của thanh quản là
A. Phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí.
B. Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi.
C. Giúp sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào các cơ quan khác của đường
dẫn khí.
D. Giúp máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại.
Câu 28: Chức năng chính của mũi là
A. Phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí.
B. Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi.
C. Giúp sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào các cơ quan khác của đường
dẫn khí.
D. Giúp máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại.
Câu 29: Chức năng chính của khí quản là
A. Phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí.
B. Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi.
C. Giúp sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào các cơ quan khác của đường
dẫn khí.
D. Giúp máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại.
Câu 30: Chức năng chính của phế quản là
A. Phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí.
B. Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi.
C. Giúp sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào các cơ quan khác của đường
dẫn khí.
D. Giúp máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại.
Câu 31: Cơ quan nào không có ở đường dẫn khí trong hệ hô hấp?
A. Tim. B. Thanh quản. C. Phổi. D. Họng.
Câu 32: Cơ quan chứa hạch amidan là
A. Mũi. B. Hầu. C. Thanh quản. D. Phế quản.
Câu 33: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với
A. họng và phế quản. B. phế quản và mũi.
C. họng và thanh quản. D. thanh quản và phế quản.
Câu 34: Khi chúng ta thở ra thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Cơ liên sườn ngoài co. C. Cơ hoành co.
B. Thể tích lồng ngực giảm. D. Thể tích lồng ngực tăng.
Câu 35: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra là
A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm.
B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng.
C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng.
D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm.
Câu 36: Vai trò của sự thông khí ở phổi là gì?
A. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
B. Tạo đường cho không khí đi vào.
C. Tạo đường cho không khí đi ra.
D. Vận chuyển không khí trong cơ thể.
Câu 37: Trong hệ hô hấp cơ quan giữ các dị vật lại là
A. Hầu. B. Thanh quản. C. Khí quản. D. Mũi.
Câu 38: Nguyên nhân gây viêm phổi là
A. Do virus, vi khuẩn, nấm hoặc hóa chất độc hại gây nên.
B. Do nhiễm vi khuẩn hoặc lây từ người bệnh.
C. Do vi khuẩn, virus hoặc hóa chất, cảm lạnh, ô nhiễm không khí.
D. Do nhiễm vi khuẩn, tiếp xúc hóa chất, ô nhiễm không khí, sức đề kháng kém.
Câu 39: Nguyên nhân gây lao phổi là
A. Do virus, vi khuẩn, nấm hoặc hóa chất độc hại gây nên.
B. Do nhiễm vi khuẩn hoặc lây từ người bệnh.
C. Do vi khuẩn, virus hoặc hóa chất, cảm lạnh, ô nhiễm không khí.
D. Do nhiễm vi khuẩn, tiếp xúc hóa chất, ô nhiễm không khí, sức đề kháng kém.
Câu 40: Nguyên nhân gây viêm họng là
A. Do virus, vi khuẩn, nấm hoặc hóa chất độc hại gây nên.
B. Do nhiễm vi khuẩn hoặc lây từ người bệnh.
C. Do vi khuẩn, virus hoặc hóa chất, cảm lạnh, ô nhiễm không khí.
D. Do nhiễm vi khuẩn, tiếp xúc hóa chất, ô nhiễm không khí, sức đề kháng kém.
Câu 41: Ho có đờm lẫn máu, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, sốt kéo dài, sút cân là triệu
chứng của bệnh
A. Viêm phổi. B. Lao phổi. C. Viêm mũi dị ứng. D. Viêm
xoang.
Câu 42: Ngứa mũi, chảy dịch nhầy, đau hốc mũi, đau đầu là triệu chứng của bệnh
A. Viêm phổi. B. Lao phổi. C. Viêm mũi dị ứng. D. Viêm
xoang.
Câu 43: Ho, khó thở, sốt là triệu chứng của bệnh
A. Viêm phổi. B. Lao phổi. C. Viêm mũi dị ứng. D. Viêm
xoang.
Câu 44: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
A. Lượng khí cặn của phổi. B. Dung tích sống của phổi.
C. Khoảng chết trong đường dẫn khí. D. Lượng khí lưu thông trong hệ hô
hấp.
Câu 45: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi
cao?
A. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh.
B. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh.
C. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào.
D. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được.
Câu 46: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng
A. hai lần hít vào và một lần thở ra. B. một lần hít vào và một lần thở ra.
C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra. D. một lần hít vào và hai lần thở ra.
Câu 47: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?
A. Caffeine. B. Cocaine. C. Moocphin. D. Nicotine.
Câu 48: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau
đây ?
A. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc
hại.
B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở.
C. Nói không với thuốc lá.
D. Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 49: Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng
A. 2 500 – 3 000 mL. B. 3 500 – 4 500 mL.
C. 1 000 – 2 000 mL. D. 800 – 1 500 mL.
Câu 50: Phổi người trưởng thành có khoảng
A. 200 – 300 triệu phế nang. B. 800 – 900 triệu phế nang.
C. 700 – 800 triệu phế nang. D. 500 – 600 triệu phế nang.
Câu 51: Bệnh nào dưới đây được xem là một trong Tứ chứng nan y của nền Y học
cổ?
A. Tiểu đường. B. Ung thư. C. Lao phổi. D. Thống
phong.
Câu 52: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt
động của hệ cơ quan nào ?
A. Hệ tiêu hoá. B. Hệ sinh dục. C. Hệ bài tiết. D. Hệ tuần
hoàn.
Câu 53: Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng?
A. 4 lớp. B. 3 lớp. C. 2 lớp. D. 1 lớp.
Câu 54: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng
trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.
B. Vì khi hít thở sâu thì oxygen sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do
đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.
C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí
ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.
D. Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 55: Thông thường, tỉ lệ khí carbon dioxide trong không khí hít vào là bao nhiêu?
A. 0,03%. B. 0,5%. C. 0,46%. D. 0,01%.
Câu 56: Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là
A. lá thành. B. lá tạng. C. phế nang. D. phế quản.
Câu 57: Chất nào sau đây làm tê liệt lớp long rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc
sạch không khí, chất này còn làm tăng nguy cơ ung thư phổi?
A. Nicotine. B. Hormone. C. Caffeine. D. Heroin.
Câu 58: Những phát biểu nào dưới đây về xoang mũi là đúng?
(1) Xoang mũi có hệ thống mao mạch dày đặc có chức năng làm ấm không khí.
(2) Xoang mũi có tuyến tiết chất nhầy có chức năng làm ẩm không khi trước khi
vào phổi.
(3) Xoang mũi có hệ thống mao mạch dày đặc, có chức năng trao đổi không khí: O 2
đi từ xoang mũi vào mao mạch, CO2 đi từ mao mạch ra xoang mũi.
(4) Xoang mũi có nhiều lông mũi có chức năng lọc không khí.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).
Câu 59: Phương pháp tập thở đúng cách (hít khí vào thật sâu bằng mũi, chậm, nhịp
nhàng và thở ra từ từ bằng miệng):
(1) Làm tăng lượng oxygen hấp thụ và làm dịu tâm trí của chúng ta.
(2) Làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng.
(3) Tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ.
(4) Cải thiện chức năng của phổi và hoạt động hô hấp.
Có bao nhiêu tác dụng giúp hệ hô hấp và cơ thể khoẻ mạnh?
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
CHỦ ĐỀ ĐIỀU HÒA MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

Câu 1: Môi trường trong của cơ thể gồm


A. Máu. B. Bạch huyết. C. Nước mô. D. Cả A, B,
C.
Câu 2: Việc điều chỉnh hoạt động nhằm thiết lập cân bằng trong của cơ thể được thực
hiện thông qua
A. Hệ bài tiết. B. Cơ quan, hệ cơ quan.
C. Tim. D. Phổi.
Câu 3: Vai trò cân bằng của môi trường trong là
A. Đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể có thể phát triển tốt hơn.
B. Đảm bảo cho các neuron thần kinh hoạt động bình thường.
C. Đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
D. Đảm bảo cho hệ bài tiết hoạt động bình thường.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa các thành phần môi trường trong
cơ thể là sai?
A. Máu thực hiện trao đổi chất và trao đổi khi với tế bào thông qua dịch mô.
B. Dịch mô là dịch bao quanh tế bào.
C. Tập hợp dịch mô vào mạch bạch huyết tạo dịch bạch huyết.
D. Dịch bạch huyết đổ vào thận và thải ra ngoài.
Câu 5: Nồng độ glucose, NaCl, urea, uric acid và pH trong máu có vai trò
A. duy trì sự ổn định môi trường sống của cơ thể.
B. duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể.
C. duy trì sự ổn định môi trường trong và ngoài cơ thể.
D. ổn định môi trường của cơ thể.
Câu 6: Khi cơ thể thiếu nguyên tố sắt trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh gì?
A. Thiếu máu. B. Loãng xương. C. Phù nề. D. Gout.
Câu 7: Nồng độ uric acid trong máu cao và kéo dài có thể là nguyên nhân gây bệnh
gì?
A. Bệnh sỏi thận. B. Bệnh gout.
C. Bệnh đái tháo đường. D. Bệnh thiếu máu.
Câu 8: Khi vận động quá sức, mồ hôi ra quá nhiều, có thể dẫn đến nội môi của cơ thể
mất cân bằng yếu tố nào sau đây?
A. pH. B. Hàm lượng đường trong máu.
C. Nồng độ carbong dioxide. D. Lượng nội tiết tố.
Câu 9: Ví dụ nào sau đây cho thấy sự mất cân bằng cân bằng nội môi trường sinh lí
trong cơ thể?
A. Ung thư phổi hoặc ung thư dạ dày.
B. Nhịp tim tăng, lo âu, mệt mỏi.
C. Căng cơ và đau nhức xương khớp.
D. Không có ví dụ nào ở các câu trên là đúng.
Câu 10: Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông
qua
A. các hệ cơ quan bên trong cơ thể.
B. hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá.
C. hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
D. hệ bài tiết, hệ tiêu hoá, hệ vận động.
Câu 11: Môi trường trong của cơ thể là
A. Môi trường các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.
B. Môi trường dành riêng cho các tế bào bạch cầu lưu thông.
C. Môi trường cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa.
D. Cả A, B, C.
Câu 12: Môi trường trong của cơ thể có
A. Sự thay đổi của các yếu tố tùy theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.
B. Sự ổn định tương đối về tính chất vật lí và hóa học.
C. Sự ổn định tương đối về mặt sinh học.
D. Sự bất ổn định trong các tính chất vật lí.
Câu 13: Mất cân bằng nội môi xảy ra khi
A. Điều kiện vật lí, hóa học của môi trường bị biến đổi.
B. Ăn quá nhiều đồ mặn.
C. Uống quá nhiều nước.
D. Hấp thụ nhiều chất béo.
Câu 14: Mất cân bằng nội môi dẫn đến
A. Rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan.
B. Rối loạn nhịp tim.
C. Tăng hàm lượng đường trong máu.
D. Giảm lượng hồng cầu.
Câu 15: Việc rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan có thể gây
A. Bệnh, tật. B. Tử vong. C. Lão hóa sớm. D. Cả A và
B.
Câu 16: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?
A. Điều hòa glucose. B. Tăng hàm lượng acid H2SO4.
C. Tăng lượng muối hấp thụ. D. Điều hòa lượng khí CO2 hấp thụ.
Câu 17: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?
A. Điều hòa khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng.
B. Điều hòa áp suất thẩm thấu.
C. Tăng lượng muối hấp thụ.
D. Điều hòa lượng khí CO2 thu vào.
Câu 18: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?
A. Điều hòa khả năng tự trao đổi chất với môi trường.
B. Tăng hàm lượng acid HCN.
C. Tăng lượng muối hấp thụ.
D. Điều hòa pH nội môi.
Câu 19: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?
A. Điều hòa lượng potassium chloride trong cơ thể.
B. Tăng hàm lượng acid HCl.
C. Điều hòa lượng urea trong cơ thể.
D. Điều hòa lượng khí N2 thải ra.
Câu 20: Đâu là ví dụ về điều hòa các chất của môi trường trong của cơ thể?
A. Điều hòa lượng uric acid trong cơ thể.
B. Tăng hàm lượng hơi nước trong không khí.
C. Tăng nhiệt độ ngoài trời.
D. Điều hòa lượng khí O2 thải ra.
Câu 21: Bệnh Gout là
A. Một dạng viêm khớp.
B. Một loại bệnh do thiếu hồng cầu gây ra.
C. Một dạng thiếu máu lên não.
D. Một loại bệnh do ăn nhiều chất bột đường gây ra.
Câu 22: Xét nghiệm đường huyết là
A. Xác định chỉ số uric acid có trong máu. B. Xác định chỉ số glucose trong
máu.
C. Xác định hàm lượng chất béo trong máu. D. Xác định số lượng hồng cầu trong
máu.
Câu 23: Người ta thường đo nồng độ đường trong máu vào thời điểm nào?
A. Đo vào sáng sớm, lúc cơ thể đói và chưa ăn, uống gì (kể cả hút thuốc lá).
B. Thời điểm khám sức khỏe định kì.
C. Thời điểm nghi ngờ mắc đái tháo đường.
D. Cả A, B, C.
Câu 24: Dấu hiệu của tăng nồng độ glucose trong máu là
A. Tiểu nhiều. B. Mệt mỏi, mờ mắt.
C. Nhiễm trùng lâu lành. D. Cả A, B, C.
Câu 25: Có thể xác định mức độ mắc bệnh tiểu đường dựa vào
A. Chỉ số glucose trong máu. B. Chỉ số uric acid trong máu.
C. Chỉ số hồng cầu trong máu. D. Chỉ số huyết tương trong máu.
Câu 26: Chỉ số uric acid cho biết
A. Nồng độ đường glucose có trong 1 L máu.
B. Nồng độ uric acid có trong 1 L máu.
C. Nồng độ đường glucose có trong 100 mL máu.
D. Nồng độ uric acid có trong 100 mL máu.
Câu 27: Chỉ số uric acid
A. Giống nhau ở mọi độ tuổi. B. Tăng nhanh ở người cao trên 1m8.
C. Khác nhau ở nam và nữ giới. D. Giống nhau ở nam và nữ giới.
Câu 28: Nguyên nhân gây bệnh Gout là
A. Nồng độ uric acid trong máu vượt quá chỉ số cho phép.
B. Nồng độ glucose trong máu vượt quá chỉ số cho phép.
C. Nồng độ muối trong máu vượt quá chỉ số cho phép.
D. Nồng độ chất béo trong máu vượt quá chỉ số cho phép.
Câu 29: Khi nồng độ muối trong máu tăng lên
A. Muối dư thừa sẽ được thải qua da. B. Lượng CO2 thải ra nhiều hơn.
C. Lượng O2 hấp thụ vào ít hơn. D. Thận phải thải ra nhiều muối hơn.
Câu 30: Sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa các thức ăn giàu đạm từ các
chất trong tế bào, được tích lũy trong gan sau đó chuyển về máu và được lọc qua thận

A. Urea. B. Uric acid. C. Glycogen. D. Glucagon.
CHỦ ĐỀ HỆ BÀI TIẾT

Câu 1: Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan có chức năng bài tiết?
A. Ruột già. B. Thận. C. Da. D. Phổi.
Câu 2: Sản phẩm bài tiết của thận là gì?
A. Nước mắt. B. Nước tiểu. C. Phân. D. Mồ hôi.
Câu 3: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?
A. Ống dẫn nước tiểu. B. Ống thận.
C. Ống đái. D. Ống góp.
Câu 4: Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức?
A. Dương vật. B. Bể thận. C. Ống thận. D. Nang cầu
thận.
Câu 5: Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ?
A. Ống thận. B. Ống góp. C. Nang cầu thận. D. Cầu thận.
Câu 6: Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là
A. bóng đái. B. thận. C. ống dẫn nước tiểu. D. ống đái.
Câu 7: Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây?
A. Hồng cầu. B. Nước.
C. Ion khoáng. D. Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 8: Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây ?
A. Ống góp. B. Ống thận. C. Cầu thận. D. Nang cầu
thận.
Câu 9: Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái?
A. Bàng quang. B. Thận. C. Ống dẫn nước tiểu. D. Niệu
quản.
Câu 10: Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết ?
A. Ruột già. B. Phổi. C. Thận. D. Da.
Câu 11: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan
A. thận, cầu thận, bóng đái, ống đái.
B. thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
C. thận, ống thận, bóng đái, ống đái.
D. thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống thận.
Câu 12: Cấu tạo của thận gồm
A. phần vỏ, bể thận, bóng đái. B. phần vỏ, phần tuỷ, ống góp.
C. phần vỏ, phần tuỷ, ống dẫn nước tiểu. D. phần vỏ, phần tuỷ, bể thận.
Câu 13: Hệ bài tiết có chức năng
A. thanh lọc cơ thể, bảo vệ thận.
B. lọc các chất thải, chất độc hại, chất dư thừa, giúp môi trường trong cơ thể ổn
định.
C. lọc và thải các chất dư thừa, chất độc hại, giúp ổn định môi trường trong cơ thể.
D. thải các chất dư thừa, chất độc hại, giúp môi trường trong cơ thể ổn định.
Câu 14: Các chất được hấp thụ lại ở ống thận là
A. các chất độc hại.
B. chất dinh dưỡng và các chất cần thiết khác.
C. các sản phẩm trao đổi chất gây độc cho cơ thể.
D. các chất dinh dưỡng và chất cặn bã.
Câu 15: Vai trò chính của quá trình bài tiết?
A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định
B. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới
C. Thanh lọc cơ thê, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa
D. Giúp giảm cân.
Câu 16: Quá trình bài tiết không thải chất nào dưới đây?
A. Chất độc. B. Chất cặn bã. C. Chất dinh dưỡng. D. Nước
tiểu.
Câu 17: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về các biện pháp phòng bệnh liên
quan đến hệ bài tiết?
A. Cần ống đủ nước.
B. Tăng cường ăn thức ăn chế biến sẵn.
C. Không nhịn tiểu.
D. Không tự ý uống thuốc.
Câu 18: Để phòng bệnh sỏi thận cần
A. uống đủ nước và có chế độ ăn hợp lí.
B. uống nhiều nước hơn bình thường.
C. hạn chế ăn các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật.
D. tăng cường ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật.
Câu 19: Bệnh nhân suy thận nên có chế độ
A. ăn mặn, chua, nhiều đường.
B. ăn nhạt, tăng lượng thịt, cá giàu đạm trong bữa ăn.
C. ăn mặn, uống nhiều nước, ăn nhiều chất béo.
D. ăn nhạt, hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đạm.
Câu 20: Ghép thận được thực hiện bằng cách
A. ghép thận khoẻ mạnh vào cơ thể người bệnh.
B. ghép thận khoẻ mạnh vào cơ thể người bệnh thay thế cho thận bị hỏng.
C. ghép thận khoẻ mạnh vào cơ thể người bình thường.
D. ghép thận vào cơ thể người bệnh.
Câu 21: Phương pháp điều trị nào dưới đây phù hợp với bệnh nhân suy thận giai đoạn
cuối?
A. Truyền nước. B. Uống thuốc nam.
C. Chạy thận nhân tạo. D. Truyền máu.
Câu 22: Vị trí thận mới được ghép vào cơ thể là
A. ngay đúng vị trí thận bị suy.
B. trong lồng ngực.
C. trong bóng đái.
D. trong ổ bụng, giữa thận bị suy và bóng đái.
Câu 23: Chạy thận nhân tạo là dùng máy lọc máu nhằm
A. thải chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm.
B. thải chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể.
C. thải chất độc ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm.
D. thải chất thải ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm.
Câu 24: Bộ phận nào có chức năng vận chuyển urea từ thận đến bàng quang?
A. Niệu đạo. B. Bàng quang.
C. Ống dẫn nước tiểu. D. Tuyến thượng thận.
Câu 25: Thành phần cấu tạo đơn vị chức năng nhỏ nhất của thận là
A. cầu thận. B. nephron – bao gồm cầu thận và
ống thận.
C. niệu đạo. D. bể thận.
Câu 26: Những thói quen sinh hoạt nào sau đây thường dễ gây hại thận?
A. Ăn thức ăn chiên rán và thức ăn quá nhiều muối.
B. Ít uống nước lọc.
C. Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
D. Ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ, nguyên cám.
Câu 27: Nguyên nhân chính nào sau đây dẫn đến viêm bàng quang – bệnh viêm
đường tiết niệu phổ biến ở giới nữ?
A. Do nhiễm khuẩn Escherichia coli (E. coli).
B. Do nhiễm trùng roi.
C. Do ngồi một chỗ quá lâu.
D. Do virus HPV (Human papilloma virus).
Câu 28: Tuyến nào tập trung nhiều nhất là xung quanh khu vực trán, nách, lòng bàn
tay và lòng bàn chân?
A. Tuyến bã nhờn. B. Tuyến mồ hôi.
C. Tuyến nội tiết. D. Tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi.
Câu 29: Những bệnh nào sau đây thuộc bệnh về hệ bài tiết?
A. Sỏi thận, viêm cầu thận, giang mai, AIDS.
B. Sỏi thận, viêm cầu thận, suy dãn tĩnh mạch.
C. Sỏi bàng quang, hội chứng hư thận, viêm đường tiết niệu.
D. Suy thận, sỏi bàng quang, đái tháo đường.
Câu 30: Thận ở những bệnh nhân mắc bệnh suy thận bị giảm thậm chí mất chức năng
lọc máu, thải chất độc. Để duy trì sự sống cho những bệnh nhân này, cần thực hiện
phương pháp ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho
biết bộ phận máy lọc (có hệ thống màng lọc) trong máy chạy thận tương ứng với bộ
phận nào trong quả thận.
A. Nang cầu thận. B. Cầu thận. C. Ống thận. D. Ống góp.
Câu 31: Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu?
A. 1,5 lít. B. 2 lít. C. 1 lít. D. 0,5 lít.
Câu 32: Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết?
A. Uống nhiều nước. B. Nhịn tiểu.
C. Đi chân đất. D. Không mắc màn khi ngủ.
Câu 33: Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức
năng?
A. Một tỉ. B. Một nghìn. C. Một triệu. D. Một trăm.
Câu 34: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Đi tiểu đúng lúc. B. Uống đủ nước.
C. Giữ gìn vệ sinh thân thể. D. Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 35: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây?
A. Ăn quá mặn, quá chua. B. Uống nước vừa đủ.
C. Đi tiểu khi có nhu cầu. D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm
độc.
Câu 36: Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây?
A. Thủy ngân. B. Nước. C. Glucose. D. Vitamin.
Câu 37: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ
A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của protein xuyên màng.
D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.
Câu 38: Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì
cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện?
A. 50 mL. B. 1000 mL. C. 200 mL. D. 600 mL.
Câu 39: Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
nào sau đây?
A. Bài tiết nước tiểu. B. Lọc máu.
C. Hấp thụ và bài tiết tiếp. D. Bài tiết và lọc máu.
Câu 40: Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Ở người,
thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí carbon dioxide).
A. 80%. B. 70%. C. 90%. D. 60%.

You might also like