You are on page 1of 15

LỜI MỞ ĐẦU

Xin chào tất cả mọi người, mình là Đức Tài đây!

Nhân dịp 2 năm chúng ta đồng hành cùng nhau, Tài xin gửi tặng mọi người một trong
những món quà đó là đề ôn tập môn VI SINH Y HỌC được tổng hợp từ đề thi của các năm
gần đây. Mong rằng khi nhận món quà này mọi người có thể chia sẻ cho bạn bè, người quen
của mình để chúng ta cùng nhau ôn tập và đưa ra phần đáp án ưng ý nhất của bản thân nhé

Ngoài ra Tài vẫn còn những món quà khác nữa dành tặng cho mọi người. Để nhận
những phần quà này, mọi người vui lòng truy cập vào phần “Cộng đồng” ở kênh youtube
của Đức Tài theo đường link sau:
https://www.youtube.com/%C4%90%E1%BB%A9cT%C3%A0iYoutubeChannel
Hoặc mọi người có thể quét mã QR:

Và cuối cùng, không biết nói gì hơn, Tài luôn biết ơn và trân trọng tất cả tình yêu
thương của mọi người rất nhiềuuuuuuuu

Mọi thông tin vui lòng liên hệ qua:


Gmail: nductai0811@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100013433282590
Câu 1: Vi khuẩn nào sau đây không có vách tế bào:
A. Mycoplasma
B. Mycobacteria
C. Enterobacteria
D. Staphylococci

Câu 2: Vai trò của chẩn đoán vi sinh trong y học, NGOẠI TRỪ:
A. Chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh cụ thể và bệnh cảnh lâm sàng
B. Truy vết trong điều tra dịch tễ học những tác nhân gây thành dịch
C. Đánh giá được tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
D. Quản lý và dự đoán được bệnh với tác nhân gây bệnh tương ứng

Câu 3: Chọn câu SAI, về điều kiện môi trường giúp vi khuẩn phát triển và sinh trưởng:
A. Nhiệt độ
B. Ánh sáng
C. pH
D. Oxy

Câu 4: Chọn câu SAI, về đặc tính của vỏ vi khuẩn:


A. Giúp vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào
B. Dự trữ nguồn carbon hydrat
C. Có tính kháng nguyên
D. Đề kháng kháng sinh

Câu 5: Các yếu tố sau ảnh hưởng đến độc lực vi khuẩn, NGOẠI TRỪ:
A. sức đề kháng trong môi trường ngoại cảnh của mầm bệnh
B. độc tính
C. enzym
D. độc tố

Câu 6: Khi chích vaccin sẽ tạo được miễn dịch đặc hiệu:
A. Tự nhiên, chủ động
B. Tự nhiên, thụ động
C. Nhân tạo, chủ động
D. Nhân tạo, thụ động

Câu 7: Virus có các kháng nguyên sau, NGOẠI TRỪ:


A. Kháng nguyên lông
B. Kháng nguyên capsid
C. Kháng nguyên vỏ ngoài
D. Kháng nguyên nucleoprotein

Câu 8: Kháng thể có các hoạt động sau, NGOẠI TRỪ:


A. Trung hòa độc lực của virus, ngoại độc tố và enzyme
B. Bất động vi khuẩn
C. Tăng khả năng bám dính của vi sinh vật
D. Lôi kéo và hoạt hóa bổ thể

Câu 9: Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể phụ thuộc vào:
A. cấu tạo hóa học của phân tử kháng nguyên
B. tính “lạ” của phân tử kháng nguyên
C. cấu trúc bề mặt của kháng nguyên và kháng thể
D. hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh

1
Câu 10: Cơ chế tác động của thuốc Rifamycin là:
A. Ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn
B. Tác dụng lên màng bào tương
C. Ức chế tổng hợp acid nucleic
D. Tác động lên sự tổng hợp protein

Câu 11: Vi khuẩn đề kháng kháng sinh bằng các cơ chế sau, NGOẠI TRỪ:
A. Vi khuẩn sinh enzyme phá hủy thuốc
B. Giảm tính thấm thuốc của thành tế bào vi khuẩn
C. Thay đổi điểm gắn kết
D. Xâm nhập vào tế bào ký chủ, nơi kháng sinh không đến được

Câu 12: Cơ chế tác động của thuốc Ribavirin:


A. Ức chế quá trình sao chép genom của vi-rút
B. Ức chế tổng hợp protein của vi-rút
C. Ngăn chặn sự tập hợp và phóng thích vi-rút
D. Tác động vào sự xâm nhập vào tế bào của vi-rút

Câu 13: Vắc-xin VAT thuộc loại:


A. chết
B. giải độc tố
C. sống giảm độc lực
D. tái tổ hợp

Câu 14: Kháng thể đặc hiệu làm mất hoạt tính sinh học của kháng nguyên là nguyên lý của phản ứng:
A. kết tủa
B. miễn dịch huỳnh quang
C. kết hợp bổ thể
D. ngăn ngưng kết hồng cầu

Câu 15: Khi sử dụng kháng thể điều trị bệnh, để đề phòng phản ứng quá mẫn, chọn câu SAI:
A. Hỏi bệnh nhân tiền sử điều trị bằng kháng thể
B. Kiểm tra bệnh nhân có mẫn cảm với huyết thanh
C. Trong quá trình tiêm, cần theo dõi bệnh nhân liên tục
D. Ở bệnh nhân đã tiêm huyết thanh ngựa, ở lần tiêm thứ hai, không cần theo dõi

Câu 16: Vi khuẩn nào sau đây có khả năng gây hội chứng tan máu – ure huyết cao:
A. Enterotoxigenic E.coli (ETEC)
B. Enteroaggregative E. coli (EAEC)
C. Shiga toxin – producing E.coli (STEC)
D. Enteropathogenic E.coli (EPEC)

Câu 17: Vi khuẩn nào sau đây tiết ra ngoại độc tố ruột gây nhiễm trùng – nhiễm độc thức ăn:
A. Salmonella typhi
B. Shigella flexneri
C. Staphylococcus aureus
D. Vibrio parahaemolyticus

Câu 18: Bệnh nhân nam bị nhiễm trùng và đang được điều trị bằng kháng sinh. Sau đó vài ngày bệnh nhân bị tiêu
phân lỏng lẫn màng nhầy ruột. Thuốc kháng sinh nào sau đây có thể gây ra tình trạng này?
A. Chloramphenicol
B. Clindamycin
C. Gentamicin
D. Metronidazole

2
Câu 19: Về vi khuẩn dịch hạch, chọn câu SAI:
A. Thuộc họ vi khuẩn đường ruột
B. Có khả năng sinh nha bào
C. Ưa - kỵ khí tùy nghi
D. Có khả năng sống ở ngoại cảnh

Câu 20: Đặc điểm sinh học của vi khuẩn than, chọn câu ĐÚNG:
A. Trực khuẩn Gram (-)
B. Sinh nha bào
C. Không sinh vỏ
D. Không di động

Câu 21: Đặc điểm gây bệnh của Vibrio cholerae, chọn câu SAI:
A. Vị trí tác động là ở ruột non
B. Cơ chế chính là tiết ra ngoại độc tố
C. Gây tiêu phân lỏng kèm nhày máu
D. Người bệnh mất nước và điện giải rất nhanh

Câu 22: Về Campylobacter jejuni, chọn câu SAI:


A. Thuộc họ vi khuẩn đường ruột
B. Là vi khuẩn Gram (-)
C. Có khả năng di động
D. Không sinh nha bào

Câu 23: Một bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng do 𝘏. 𝘱𝘺𝘭𝘰𝘳𝘪, điều trị nhiều đợt nhưng không
hết hẳn. Bác sĩ nghi ngờ nhiễm 𝘏. 𝘱𝘺𝘭𝘰𝘳𝘪 kháng thuốc. Xét nghiệm nào sau đây cần thiết cho quá trình điều trị của
bệnh nhân:
A. Cấy và làm kháng sinh đồ mẫu sinh thiết dạ dày
B. Định lượng kháng nguyên trong phân
C. Làm huyết thanh đôi để đánh giá biến động kháng thể
D. Real-time PCR mẫu sinh thiết dạ dày

Câu 24: Nghĩ nhiều đến viêm đường hô hấp dưới do 𝘔𝘺𝘤𝘰𝘣𝘢𝘤𝘵𝘦𝘳𝘪𝘶𝘮 𝘵𝘶𝘣𝘦𝘳𝘤𝘶𝘭𝘰𝘴𝘪𝘴 gây ra, NGOẠI TRỪ:
A. sống với người từng nhiễm lao
B. đến vùng dịch tễ có vi trùng lao
C. ho kéo dài kèm khó thở
D. yếu tố nguy cơ: nghiện rượu, ung thư, đái tháo đường

Câu 25: Bệnh nhân nam 3 tuổi, nhập viện vì sốt + khó thở 02 ngày. Qua thăm khám lâm sàng xác định bệnh nhân
chưa bao giờ được tiêm vắc xin, vùng hầu họng có giả mạc trắng, sốt cao 39 độ, bệnh phẩm nào được lấy để chẩn
đoán tác nhân gây bệnh?
A. Giả mạc hầu họng
B. Máu
C. Đàm
D. Tất cả đều đúng

Câu 26: Chọn câu SAI, về đặc điểm của tác nhân gây bệnh phong:
A. Nuôi cấy được trên các môi trường dinh dưỡng nhân tạo
B. Lây qua đường hô hấp
C. Gây viêm mạn tính dây thần kinh ngoại biên
D. Chưa có vắc-xin phòng ngừa

3
Câu 27: Bệnh nhân nữ 45 tuổi, tiền căn hen phế quản nhập viện với triệu chứng khó thở kèm sốt 39 độ, ho đàm
đặc vàng xanh, được bác sĩ chẩn đoán ban đầu là viêm phổi nặng và cho xét nghiệm vi sinh với kết quả nhuộm ban
đầu song cầu Gram dương. Tác nhân nào có thể xuất hiện trên bệnh nhân này?
A. 𝘚𝘵𝘳𝘦𝘱𝘵𝘰𝘤𝘤𝘰𝘤𝘶𝘴 𝘱𝘯𝘦𝘶𝘮𝘰𝘯𝘪𝘢𝘦
B. 𝘌𝘴𝘤𝘩𝘦𝘳𝘪𝘤𝘩𝘪𝘢 𝘤𝘰𝘭𝘪
C. 𝘗𝘴𝘦𝘶𝘥𝘰𝘮𝘰𝘯𝘢𝘴 𝘢𝘦𝘳𝘶𝘨𝘪𝘯𝘰𝘴𝘢
D. 𝘉𝘶𝘳𝘬𝘩𝘰𝘭𝘥𝘦𝘳𝘪𝘢 𝘤𝘦𝘱𝘢𝘤𝘪𝘢

Câu 28: Các tác nhân sau thường gặp trong nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ em, NGOẠI TRỪ:
A. 𝘉𝘰𝘳𝘥𝘦𝘵𝘦𝘭𝘭𝘢 𝘱𝘦𝘳𝘵𝘶𝘴𝘴𝘪𝘴
B. 𝘏𝘢𝘦𝘮𝘰𝘱𝘩𝘪𝘭𝘶𝘴 𝘪𝘯𝘧𝘭𝘶𝘦𝘯𝘻𝘢𝘦
C. 𝘐𝘯𝘧𝘭𝘶𝘦𝘯𝘻𝘢 𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴
D. 𝘚𝘢𝘳𝘴-𝘊𝘰𝘷-2

Câu 29: Bệnh nhân nam 57 tuổi, tiền căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ba ngày nay bệnh nhân có triệu
chứng đau họng, sốt 38,5 độ, đau nhức cơ, giảm vị giác, ho đàm. Có thể lấy các bệnh phẩm sau để xét nghiệm chẩn
đoán bệnh lý nhiễm trùng, NGOẠI TRỪ:
A. Máu
B. Tỵ hầu
C. Hầu họng
D. Đàm

Câu 30: Các phương pháp xét nghiệm vi sinh giúp chẩn đoán 𝘔𝘺𝘤𝘰𝘣𝘢𝘤𝘵𝘦𝘳𝘪𝘶𝘮 𝘵𝘶𝘣𝘦𝘳𝘤𝘶𝘭𝘰𝘴𝘪𝘴, NGOẠI TRỪ:
A. Nhuộm vi khuẩn kháng acid-cồn
B. Nuôi cấy
C. Test nhạy cảm kháng sinh
D. RT-PCR (Reverse transcription polymerase chain reaction)

Câu 31: Đặc điểm của 𝘉𝘰𝘳𝘥𝘦𝘵𝘦𝘭𝘭𝘢 𝘱𝘦𝘳𝘵𝘶𝘴𝘴𝘪𝘴, NGOẠI TRỪ?


A. Vi khuẩn hình que Gram âm
B. Không di động, sinh nha bào
C. Đối tượng thường gặp ở trẻ em
D. Độc tố tác động lên hệ thần kinh trung ương

Câu 32: Các tác nhân sau thường gây ra bệnh viêm phổi cộng đồng, NGOẠI TRỪ:
A. 𝘏𝘢𝘦𝘮𝘰𝘱𝘩𝘪𝘭𝘶𝘴 𝘪𝘯𝘧𝘭𝘶𝘦𝘯𝘻𝘢𝘦
B. 𝘚𝘵𝘳𝘦𝘱𝘵𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘢𝘨𝘢𝘭𝘢𝘤𝘵𝘪𝘢𝘦
C. 𝘚𝘵𝘳𝘦𝘱𝘵𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘱𝘯𝘦𝘶𝘮𝘰𝘯𝘪𝘢𝘦
D. 𝘊𝘰𝘳𝘺𝘯𝘦𝘣𝘢𝘤𝘵𝘦𝘳𝘪𝘶𝘮 𝘥𝘪𝘱𝘩𝘵𝘩𝘦𝘳𝘪𝘢𝘦

Câu 33: Đặc điểm sinh học nổi bật của trực khuẩn mủ xanh là gì?
A. Kỵ khí tuyệt đối
B. Không mọc trên các môi trường dinh dưỡng nhân tạo
C. Phản ứng oxidase (-)
D. Không lên men các loại đường

Câu 34: 𝘊𝘩𝘭𝘢𝘮𝘺𝘥𝘪𝘢𝘦 sp. có đặc tính nổi bật nào sau đây?
A. Là vi khuẩn Gram dương
B. Vi khuẩn ký sinh tuyệt đối trong tế bào
C. Không nhạy cảm với kháng sinh
D. Vi khuẩn chỉ chứa DNA trong nhân

4
Câu 35: Các phương pháp xét nghiệm sau có thể được dùng để chẩn đoán các bệnh lý do 𝘊𝘩𝘭𝘢𝘮𝘺𝘥𝘪𝘢𝘦 sp.,
NGOẠI TRỪ:
A. Huyết thanh miễn dịch
B. PCR
C. Nuôi cấy trên tế bào nuôi trong ống nghiệm
D. Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo

Câu 36: Những virus sau thuộc nhóm Picornavirus, NGOẠI TRỪ:
A. 𝘗𝘰𝘭𝘪𝘰𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴
B. 𝘝𝘪𝘳𝘶𝘴 𝘊𝘰𝘹𝘢𝘬𝘪𝘦 𝘈
C. 𝘝𝘪𝘳𝘶𝘴 𝘊𝘰𝘹𝘬𝘪𝘦 𝘉
D. 𝘝𝘪𝘳𝘶𝘴 𝘏𝘦𝘳𝘱𝘦𝘴

Câu 37: 𝘗𝘰𝘭𝘪𝘰𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴 gây bệnh cảnh liệt cơ không hồi phục là do tác động hủy hoại:
A. tế bào sừng trước tuỷ sống
B. tế bào sừng sau tuỷ sống
C. cơ hoàn toàn
D. cơ không hoàn toàn

Câu 38: Trẻ nhỏ 2 tuổi sốt cao, nôn ói tiêu chảy nhiều lần vào tháng lạnh cuối năm, thường do tác nhân nào sau
đây?
A. 𝘙𝘰𝘵𝘢𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴
B. 𝘙𝘢𝘣𝘪𝘦𝘴 𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴
C. 𝘔𝘦𝘢𝘴𝘭𝘦 𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴
D. 𝘔𝘶𝘮𝘱𝘴 𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴

Câu 39: 𝘙𝘢𝘣𝘪𝘦𝘴 𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴 lan truyền chủ yếu qua:


A. Vết cắn
B. Đường tiêu hoá
C. Đường hô hấp
D. Đường máu

Câu 40: Vi khuẩn nào sau đây gây nhiễm trùng da thuộc nhóm kỵ khí?
A. 𝘚𝘵𝘢𝘱𝘩𝘺𝘭𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘢𝘶𝘳𝘦𝘶𝘴
B. 𝘕𝘦𝘪𝘴𝘴𝘦𝘳𝘪𝘢 𝘮𝘦𝘯𝘪𝘯𝘨𝘪𝘵𝘪𝘥𝘪𝘴
C. 𝘊𝘭𝘰𝘴𝘵𝘳𝘪𝘥𝘪𝘶𝘮 𝘱𝘦𝘳𝘧𝘳𝘪𝘯𝘨𝘦𝘯𝘴
D. 𝘗𝘴𝘦𝘶𝘥𝘰𝘮𝘰𝘯𝘢𝘴 𝘢𝘦𝘳𝘶𝘨𝘪𝘯𝘰𝘴𝘢

5
Câu 41: Hình ảnh nhiễm trùng móng có màu xanh gợi ý nhiều đến tác nhân gây nhiễm trùng nào sau đây?

A. 𝘚𝘵𝘢𝘱𝘩𝘺𝘭𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘴𝘱.
B. 𝘚𝘵𝘳𝘦𝘱𝘵𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘴𝘱.
C. 𝘕𝘦𝘪𝘴𝘴𝘦𝘳𝘪𝘢 𝘮𝘦𝘯𝘪𝘯𝘨𝘪𝘵𝘪𝘥𝘪𝘴
D. 𝘗𝘴𝘦𝘶𝘥𝘰𝘮𝘰𝘯𝘢𝘴 𝘢𝘦𝘳𝘶𝘨𝘪𝘯𝘰𝘴𝘢

Câu 42: Hình ảnh sang thương có mài vàng mật ong gợi ý nhiều đến tác nhân gây nhiễm trùng nào sau đây?

A. 𝘕𝘦𝘪𝘴𝘴𝘦𝘳𝘪𝘢 𝘮𝘦𝘯𝘪𝘯𝘨𝘪𝘵𝘪𝘥𝘪𝘴
B. 𝘗𝘴𝘦𝘶𝘥𝘰𝘮𝘰𝘯𝘢𝘴 𝘢𝘦𝘳𝘶𝘨𝘪𝘯𝘰𝘴𝘢
C. 𝘓𝘦𝘱𝘵𝘰𝘴𝘱𝘪𝘳𝘢 𝘪𝘯𝘵𝘦𝘳𝘳𝘰𝘨𝘢𝘯𝘴
D. 𝘚𝘵𝘢𝘱𝘩𝘺𝘭𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘢𝘶𝘳𝘦𝘶𝘴

Câu 43: Tác nhân nào sau đây gây nhiễm trùng sinh dục và có biểu hiện da toàn thân?
A. 𝘛𝘳𝘦𝘱𝘰𝘯𝘦𝘮𝘢 𝘱𝘢𝘭𝘭𝘪𝘥𝘶𝘮
B. 𝘊𝘩𝘭𝘢𝘮𝘺𝘥𝘪𝘢 𝘵𝘳𝘢𝘤𝘩𝘰𝘮𝘢𝘵𝘪𝘴
C. 𝘒𝘭𝘦𝘣𝘴𝘪𝘦𝘭𝘭𝘢 𝘨𝘳𝘢𝘯𝘶𝘭𝘰𝘮𝘢𝘵𝘪𝘴
D. 𝘏𝘢𝘦𝘮𝘰𝘱𝘩𝘪𝘭𝘶𝘴 𝘥𝘶𝘤𝘳𝘦𝘺𝘪

6
Câu 44: Hình ảnh sau đây của bệnh nhân nam 30 tuổi tiểu gắt buốt, tác nhân nào sau đây có khả năng gây bệnh?

A. 𝘕𝘦𝘪𝘴𝘴𝘦𝘳𝘪𝘢 𝘨𝘰𝘯𝘰𝘳𝘳𝘩𝘰𝘦𝘢𝘦
B. 𝘊𝘩𝘭𝘢𝘮𝘺𝘥𝘪𝘢 𝘵𝘳𝘢𝘤𝘩𝘰𝘮𝘢𝘵𝘪𝘴 𝘵𝘺𝘱𝘦 𝘓1-3
C. 𝘒𝘭𝘦𝘣𝘴𝘪𝘦𝘭𝘭𝘢 𝘨𝘳𝘢𝘯𝘶𝘭𝘰𝘮𝘢𝘵𝘪𝘴
D. 𝘏𝘢𝘦𝘮𝘰𝘱𝘩𝘪𝘭𝘶𝘴 𝘥𝘶𝘤𝘳𝘦𝘺𝘪

Câu 45: Ban đào giang mai từ hình ảnh của bệnh nhân, có thể cho chẩn đoán nào sau đây?

A. Giang mai thời kỳ 1


B. Giang mai thời kỳ 2
C. Giang mai bẩm sinh
D. Giang mai đã hồi phục

7
Câu 46: Về kháng nguyên gp120 của HIV, chọn câu ĐÚNG:
A. nằm ở lớp capside của vi-rút
B. giúp vi-rút nhận dạng và bám vào tế bào đích
C. ít biến đổi nên được dùng để chẩn đoán nhiễm HIV
D. là dấu ấn cho sự tăng sinh của vi-rút

Câu 47: Về vi-rút Dengue, chọn câu SAI:


A. Thuộc họ Flaviviridae
B. Là vi-rút ADN
C. Có 4 týp huyết thanh
D. Có màng bọc ngoài

Câu 48: Về Vi-rút Viêm não Nhật Bản, chọn câu SAI:
A. Thuộc nhóm Arbo vi-rút
B. Lây truyền chủ yếu qua muỗi Culex
C. Người là ổ chứa tự nhiên
D. Có thể gây bệnh cho động vật

Câu 49: Yếu tố giúp vi-rút Adeno gắn vào tế bào ký chủ:
A. Fiber
B. Hexon
C. Penton
D. Ngưng kết hồng cầu

Câu 50: 𝘏𝘦𝘳𝘱𝘦𝘴 𝘚𝘪𝘮𝘱𝘭𝘦𝘹 𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴 type 2 thường gây bệnh ở:


A. Kết mạc mắt
B. Niêm mạc miệng
C. Hầu họng, thanh quản
D. Bộ phận sinh dục

Câu 51: Đường lây truyền chủ yếu của 𝘝𝘢𝘳𝘪𝘤𝘦𝘭𝘭𝘢 – 𝘡𝘰𝘴𝘵𝘦𝘳 𝘷𝘪𝘳𝘶𝘴:
A. Tiêu hóa
B. Hô hấp
C. Tiếp xúc trực tiếp
D. Quan hệ tình dục

Câu 52: Các virus sau có khả năng sinh u, NGOẠI TRỪ:
A. HAV
B. HBV
C. HIV
D. HPV

Câu 53: Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết:
A. Cấy máu
B. PCR
C. Tìm kháng nguyên
D. Tìm kháng thể

Câu 54: Tác nhân thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh, NGOẠI TRỪ:
A. 𝘌. 𝘤𝘰𝘭𝘪
B. 𝘚. 𝘢𝘨𝘢𝘭𝘢𝘤𝘵𝘪𝘢𝘦
C. 𝘓. 𝘮𝘰𝘯𝘰𝘤𝘺𝘵𝘰𝘨𝘦𝘯𝘦𝘴
D. 𝘕. 𝘮𝘦𝘯𝘪𝘯𝘨𝘪𝘵𝘪𝘥𝘪𝘴

8
Câu 55: Tác nhân nào sau đây thường gặp trong viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh:
A. 𝘕𝘦𝘪𝘴𝘴𝘦𝘳𝘪𝘢 𝘮𝘦𝘯𝘪𝘯𝘨𝘪𝘵𝘪𝘥𝘪𝘴
B. 𝘚𝘵𝘳𝘦𝘱𝘵𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘱𝘯𝘦𝘶𝘮𝘰𝘯𝘪𝘢𝘦
C. 𝘚𝘵𝘳𝘦𝘱𝘵𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘢𝘨𝘢𝘭𝘢𝘤𝘵𝘪𝘢𝘦
D. 𝘚𝘵𝘢𝘱𝘩𝘺𝘭𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘢𝘶𝘳𝘦𝘶𝘴

Câu 56: Một bệnh nhân nhập viện vì sốt, nhức đầu và nôn ói. Qua thăm khám bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm
màng não do vi khuẩn và chọc dịch não tủy xét nghiệm. Khoa vi sinh báo nhuộm soi thấy cầu khuẩn Gram dương
xếp thành chùm. Tác nhân có thể nghĩ đến là:
A. 𝘚𝘵𝘳𝘦𝘱𝘵𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘴𝘶𝘪𝘴
B. 𝘚𝘵𝘳𝘦𝘱𝘵𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘱𝘯𝘦𝘶𝘮𝘰𝘯𝘪𝘢𝘦
C. 𝘕𝘦𝘪𝘴𝘴𝘦𝘳𝘪𝘢 𝘮𝘦𝘯𝘪𝘯𝘨𝘪𝘵𝘪𝘥𝘪𝘴
D. 𝘚𝘵𝘢𝘱𝘩𝘺𝘭𝘰𝘤𝘰𝘤𝘶𝘴 𝘢𝘶𝘳𝘦𝘶𝘴

Câu 57: Streptococci được chia thành 20 nhóm huyết thanh theo hệ thống phân loại Rebecca Lancefield, dựa vào
kháng nguyên nào sau đây?
A. Polysaccharide C
B. Nucleoprotein P
C. Protein M
D. Protein T

Câu 58: Bệnh cảnh lâm sàng chung của các cầu khuẩn gây bệnh là gì?
A. Nhiễm khuẩn bệnh viện
B. Nhiễm khuẩn cơ hội
C. Viêm sinh mủ
D. Viêm mạn tính dẫn đến xơ hóa mô và tổ chức

Câu 59: Ở trẻ sơ sinh, 𝘕𝘦𝘪𝘴𝘴𝘦𝘳𝘪𝘢 𝘨𝘰𝘯𝘰𝘳𝘳𝘩𝘰𝘦𝘢𝘦 thường gây bệnh gì?
A. Bệnh lậu cấp đường sinh dục
B. Viêm họng cấp
C. Viêm kết mạc cấp
D. Nhiễm trùng huyết

Câu 60: Nguyên tắc cơ bản quan trọng trong điều trị nhọt da do 𝘚𝘵𝘢𝘱𝘩𝘺𝘭𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘢𝘶𝘳𝘦𝘶𝘴?
A. Dẫn lưu dịch tốt
B. Kháng viêm và giảm đau
C. Bồi hoàn nước và điện giải
D. Kháng sinh đường truyền tĩnh mạch

Câu 61: Thành phần kháng nguyên trong vaccine phòng bệnh viêm gan B là gì?
A. HBsAg
B. HBcAg
C. HBeAg
D. cccDNA

Câu 62: 𝘓𝘦𝘱𝘵𝘰𝘴𝘱𝘪𝘳𝘢 𝘪𝘯𝘵𝘦𝘳𝘳𝘰𝘨𝘢𝘯𝘴 là vi khuẩn có đặc tính nào sau đây?
A. Vi hiếu khí
B. Kỵ khí tuyệt đối
C. Ưa - kỵ khí tùy nghi
D. Ưa khí tuyệt đối

Câu 63: Bệnh leptospirosis lây truyền chủ yếu qua con đường nào?
A. Đường hô hấp
B. Tiêm chích, truyền máu
C. Quan hệ tình dục không an toàn
D. Qua vết xây xước của da và niêm mạc

9
Câu 64: Phản ứng huyết thanh chẩn đoán bệnh giang mai nào sau đây là chuyên biệt?
A. V.D.R.L
B. TpHA
C. RPR
D. Bordet – Wassermann

Câu 65: Vi khuẩn nào sau đây KHÔNG gây nhiễm độc thức ăn?
A. 𝘚𝘵𝘢𝘱𝘩𝘺𝘭𝘰𝘤𝘰𝘤𝘤𝘶𝘴 𝘢𝘶𝘳𝘦𝘶𝘴
B. 𝘊𝘭𝘰𝘴𝘵𝘳𝘪𝘥𝘪𝘶𝘮 𝘣𝘰𝘵𝘶𝘭𝘪𝘯𝘶𝘮
C. 𝘗𝘴𝘦𝘶𝘥𝘰𝘮𝘰𝘯𝘢𝘴 𝘢𝘦𝘳𝘶𝘨𝘪𝘯𝘰𝘴𝘢
D. 𝘓𝘢𝘤𝘵𝘰𝘣𝘢𝘤𝘪𝘭𝘶𝘴 𝘢𝘤𝘪𝘥𝘰𝘱𝘩𝘪𝘭𝘶𝘴

Câu 66: Virus viêm gan nào sau đây có vật chất di truyền là DNA?
A. Hepatitis B virus
B. Hepatitis D virus
C. Hepatitis E virus
D. Hepatitis G virus

Câu 67: Virus viêm gan nào hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh?
A. Hepatitis A virus
B. Hepatitis B virus
C. Hepatitis C virus
D. Hepatitis E virus

Câu 68: Tình trạng mang Hepatitis B virus dai dẳng ở người nhiễm Hepatitis B virus có liên quan đến thành phần
nào sau đây?
A. HBsAg
B. HBcAg
C. HBeAg
D. cccDNA

Câu 69: Một người bị nhiễm virus viêm gan B, kết quả xét nghiệm máu: HBsAg (+), HBeAg (+) và Anti-HBc
IgM (+) cho biết điều gì sau đây?
A. Người này là người lành mang virus mạn tính
B. Người này bị viêm gan B cấp
C. Người này bị viêm gan B mạn
D. Người này bị viêm gan B ở giai đoạn hồi phục

Câu 70: Một người đến phòng khám muốn kiểm tra xem có bị nhiễm virus viêm gan C hay không, xét nghiệm cần
làm là gì?
A. Anti-HCV định lượng
B. Anti-HCV định tính
C. HCV-RNA định tính
D. HCV-RNA định lượng

Câu 71: Các virus nào sau đây gây liệt hồi phục ? NGOẠI TRỪ
A. Poliovirus
B. ECHO virus
C. Coxakie A virus
D. Coxakie B virus

10
Câu 72: Các virus nào sau đây KHÔNG gây huỷ hoại cơ mà vẫn gây liệt cơ?
A. Coxakie B virus
B. Coxakie A virus
C. Poliovirus
D. ECHO virus

Câu 73: Viêm cơ lan toả là tổn thương do tác nhân nào sau đây?
A. Coxakie A virus
B. ECHO virus
C. Poliovirus
D. Coxakie B virus

Câu 74: Poliovirus gây tổn thương nào sau đây?


A. Viêm cơ giới hạn
B. Huỷ hoại tế bào sừng trước tuỷ sống
C. Huỷ hoại tế bào sừng sau tuỷ sống
D. Viêm cơ lan toả

Câu 75: Rotavirus gây bệnh cho các đối tượng nào sau đây?
A. Người lớn trưởng thành
B. Trẻ nhỏ từ 2 - 5 tuổi
C. Thanh thiếu niên
D. Người già

Câu 76: Chlamydiae spp. thường được chẩn đoán vi sinh bằng phương pháp nào sau đây? NGOẠI TRỪ
A. PCR
B. Nuôi cấy trên môi trường thạch nhân tạo
C. Test nhanh
D. Huyết thanh miễn dịch

Câu 77: Chlamydiae trachomatis gây ra các bệnh cảnh nào sau đây? NGOẠI TRỪ
A. Bệnh đau mắt hột
B. Gây vô sinh ở nữ giới
C. Viêm đường tiết niệu ở nam giới
D. Viêm phổi

Câu 78: Pseudomonas spp. gây ra các bệnh cảnh nào sau đây? NGOẠI TRỪ
A. Viêm tai giữa
B. Viêm não màng não
C. Nhiễm trùng da, vết bỏng, vết thương, niêm mạc
D. Viêm giác mạc

Câu 79: Tác nhân nào sau đây thường gặp gây nhiễm trùng da?
A. Bartonella
B. Staphylococcus spp.
C. Nocardiosis
D. Actinomyces

11
Câu 80: Bệnh nhân nam đến khám vì viêm niệu đạo có mủ, phết mủ nhuộm có hình ảnh như bên dưới.
Hãy cho biết tác nhân gây bệnh là gì?

A. Staphylococcus auresu
B. Neisseria meningitidis
C. Neisseria gonorrhoeae
D. Streptococcus spp.

Câu 81: Tác nhân chiếm tỷ lê cao là trong nhiễm trùng huyết là:
A. Vi - rút
B. Vi khuẩn
C. Nấm
D. Ký sinh trùng

Câu 82: Streptococcus pneumoniae thường xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương qua đường:
A. Thần kinh
B. Máu
C. Bach huyết
D. Tất cả đều đúng

Câu 83: Tác nhân thường gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não ở trẻ dưới 1 tháng tuổi, NGOẠI
TRỪ:
A. Streptococcus agalactiae
B. Haemophilus influenzae
C. Escherichia coli
D. Listeria monocytogenes

12
Câu 84: Viêm màng não do các tác nhân sau đã có vaccin phòng ngừa, NGOẠI TRỪ:
A. Streptococcus pneumoniae
B. Haemophilus ìnluenzae
C. Nesseria menigitidis
D. Escherichia coli

Câu 85: Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây nhiễm khuẩn huyết và thần kinh trung ương của vi
khuẩn, NGOẠI TRỪ:
A. Nội độc tố
B. Các tua (pili) bám dính
C. IgA Protease
D. Màng tế bào vi khuẩn

Câu 86: Nhiễm trùng thần kinh trung ương do tác nhân nào sau đây đã có vaccin phòng ngừa:
A. Virus Dengue
B. Virus Entero
C. Virus Herpes
D. Virus Viêm não Nhật Bản

Câu 87: Bé trai 1 tuần tuổi nhập viện vì sốt, bỏ bú. Qua thăm khám bác sĩ chẩn đoán theo dõi nhiễm
khuẩn huyết và cho chỉ định cấy máu. Ngày hôm sau, phòng vi sinh báo kết quả nhuộm Gram mẫu cấy
máu như sau: TRỰC KHUẨN GRAM (-) xếp rải rác. Theo bạn, tác nhân nghĩ đến nhiều nhất trong
trường hợp này là:
A. Streptococcus agalactiae
B. Haemophilus influenzae
C. Escherichia coli
D. Listeria monocytogenes

Câu 88: Vi-rút nào sau đây có khả năng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương qua đường thần kinh:
A. Virus Dengue
B. Virus Entero
C. Virus Rabies
D. Virus viêm não Nhật Bản

Câu 89: Kết quả nhuộm Gram mẫu máu của một bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm khuẩn huyết từ vết
thương mưng mủ ở bàn chân như sau: TỤ CẦU KHUẨN GRAM (+). Theo bạn tác nhân nào có thể
nghĩ đến trong trường hợp này:
A. Streptococcus sp.
B. Staphylococcus sp.
C. Streptococcus pneumoniae
D. Pseudomonas aeruginosa

Câu 90: Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán một bệnh nhân viêm não do Herpex Simplex virus là:
A. Nuôi cấy virus Herpes
B. Tìm kháng thể Herpes
C. PCR Herpes
D. Tìm kháng nguyên Herpes

13

You might also like