You are on page 1of 14

TT^^ - T16 1

ĐỀ THI LÍ THUYẾT VI SINH D2013


Ngày 20/12/2015

1/ Độc tố của vi khuẩn bạch hầu là ngoại độc tố


A. Endotoxin B. Enterotoxin C. Exotoxin D. Neurotoxin
2/ Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của M. tuberculosis bằng phương pháp kháng
sinh đồ cho kết quả bất tiện vì
A. Khó quan sát kết quả
B. Khó nuôi cấy trên môi trường
C. Cho kết quả chậm
D. Kết quả không chính xác
3/ Đặc điểm của virus gây U, ngoại trừ
A. Cơ chế phiên mã ngược
B. Gây ung thư ác tính
C. Có độc tính tế bào
D. Hợp nhất DNA với gen của tế bào chủ
4/ Kháng sinh tác dộng vào cấu trúc nào sau đây thì có tác dụng kiềm khuẩn
A. Thành tế bào B. Màng tế bào
C. DNA D. Ribosome
5/ Đặc điểm nào không có ở tất cả các yếu tố di truyền vận động
A. Chứa trình tự lặp lại đảo ngược IR
B. Có thể tồn tại trên NST hay plasmid
C. Chứa gen mã hóa cho protein transposase
D. Có thể chuyển gen đề kháng kháng sinh
6/ Quá trình nào là quá trình phản Nitrat hóa
A. Vi khuẩn khử nitrat đến ammonia
B. Vi khuẩn khử nitrat đến N2
C. Khử đồng hóa, dị hóa nitrat do vi khuẩn, thực vật
D. Khử dị hóa N2 bởi phân giải hóa học
7/ Vi khuẩn nào sau đây không được nhận định bằng phương pháp huyết thanh học
A. Salmonella typhi B. Streptococcus pyogenes
C. Neisseria meningitidis D. Neisseria gonorrhoeae
8/ Yếu tố làm cho bệnh lao từ trạng thái sơ nhiễm chuyển qua giai đoạn tiến triển
A. Huyết áp cao B. Có tổn thương phổi trong bệnh bụi phổi
C. Béo phì D. Viêm phổi do nhiễm khuẩn khác
9/ Enzym giúp vi khuẩn dễ xâm lấn
A. Hyaluronidase B. Protease C. Amylase D. Coagulase
10/ Có thể phân biệt não cầu khuẩn và Neisseria cộng sinh dựa vào
A. Hình dạng khóm B. Tác động của pH trong quá trình nuôi cấy
C. Nhiệt độ nuôi cấy D. Hình dạng tế bào
11/ Bệnh tróc mảng da gây ra bởi
A. Staphylococcus aureus B. Virus hướng da như virus thủy đậu
C. Streptococcus hemolyticus D. Streptococcus epidermatis
12/ Chlamydia được xếp vào nhóm
A. VK Gram + B. Virus
C. Kí sinh nội bào bắt buộc D. Thực khuẩn thể
TT^^ - T16 2

13/ Penicillin tác động diệt khuẩn là do


A. Ngăn cản sự sinh tổng hợp màng tế bào ở vi khuẩn đang tăng trưởng
B. Ngăn cản sự sinh tổng hợp thành tế bào ở vi khuẩn đang tăng trưởng
C. Phá hủy dây glycan của cấu trúc peptidoglycan
D. Phá hủy cầu peptid của peptidoglycan
14/ Enzym của Streptococi có khả năng ly giải hồng cầu
A. Streptodomase B. Streptolysin O C. Hyaluronidase D. Hemolysin
15/ Phản ứng lepomin dùng để phát hiện bệnh phong khi có triệu chứng
A. Có nhứng nốt nâu mất cảm giác trên da
B. Có những nốt đỏ trên da
C. Có vết loét trên da
D. Mất cảm giác, có những cục lớn ở da
16/ Điều nào không đúng với vi khuẩn nội sinh
A. Sử dụng những chất cặn bã phóng thích từ các tế bào sinh vật
B. Là vi khuẩn gây bệnh chuyên biệt
C. Hệ vi khuẩn cổ họng là 1 ví dụ
D. Gồm hội sinh, cộng sinh, kí sinh
17/ Phối hợp kháng sinh trong điều trị bệnh lao nhằm mục đích
A. Phòng ngừa sự chọn lọc chủng đề kháng tự nhiên
B. Tăng khả năng diệt vi khuẩn
C. Diệt vi khuẩn nội bào
D. Giảm tác dụng phụ
18/ Yếu tố quan trọng nhất làm cho kháng sinh khó diệt được vi khuẩn lao là
A. VK có thành tế bào B. VK ở dạng nội bào
C. VK có yếu tố tạo xoắn D. VK tăng trưởng chậm
19/ Bệnh lao ở giai đoạn sơ nhiễm, vi khuẩn lao ở trong tình trạng
A. Sinh sản nhanh B. Bị nhốt trong các nang
C. Dễ bị kháng sinh tiêu diệt D. Dễ dàng bị hệ thống miễn dịch tiêu diệt
20/ Bổ túc thể là
A. Protein có vai trò như kháng thể
B. Có cấu trúc lipid có vai trò trong phản ứng miễn dịch
C. Protein có vai trò hỗ trợ trong phản ứng miễn dịch
D. Protein có tính kháng nguyên cao
21/ E. Coli nhóm EIEC thường gây tiêu chảy giống
A. Bệnh thương hàn B. Bệnh tả C. Bệnh lỵ D. Ngộ đọc thức ăn
22/ Có thể tiệt trùng hộp Petri thủy tinh bằng cách nào, ngoại trừ
A. Tia UV B. Tia γ
C. Dùng autoclave D. Sấy khô ở 180 độ C trong 2h
23/ Chẩn đoán nhanh bệnh bạch hầu dựa trên
A. Phản ứng huyết thanh học B. Xét nghiệm trực tiếp và lâm sàng
C. Chỉ cần xét nghiệm trực tiếp D. Xét nghiệm invivo
24/ Có thể dùng oxy để diệt khuẩn với
A. Vi khuẩn kị khí tùy ý B. Vi khuẩn vi hiếu khí
C. Vi khuẩn hiếu khí tùy ý D. Vi khuẩn kị khí bắt buộc
25/ Sự khác biệt giữa glycocalix và nang của vi khuẩn là
A. Thể chất B. Bản chất hóa học
C. Độ dày D. Tính kháng nguyên
TT^^ - T16 3

26/ Trong phản ứng ngưng kết hồng cầu tìm xoắn khuẩn giang mai, kháng nguyên là
A. Xoắn khuẩn dòng Nichols B. Cardiolipin
C. Huyết thanh bệnh nhân D. Xoăn khuẩn dòng gây bệnh ở người
27/ Đặc điểm của kháng sinh kháng vi khuẩn lao
A. Có khả năng diệt khuẩn B. Hấp thu nhanh
C. Có tác động trên vi khuẩn nội bào D. Có MIC thấp
28/ Đặc điểm không đúng với tăng trưởng lũy thừa
A. Là đường thẳng khi biểu diễn sự tăng trưởng trên đồ thị bán logarit
B. Trạng thái lí tưởng để nghiên cứu về enzym
C. Cấy giống vi khuẩn giai đoạn này sẽ rút ngắn giai đoạn tăng trưởng
D. Tốc độ tăng trưởng không tùy thuộc nhiệt độ nuôi cấy
29/ Xét nghiệm nào không dùng để phát hiện xoăn khuẩn giang mai
A. Quan sát kính hiển vi nền đen có đèn UV B. ELISA
C. Phản ứng không đặc hiệu D. Nhuộm Gram
30/ Khi bị ngộ độc do thức ăn nhiễm Staphylococcus aureus sản xuất độc tố cần phải
A. Chỉ bù nước và chất điện giải
B. Bù nước, chất điện giải và dược phẩm chống co thắt
C. Sử dụng kháng sinh
D. Bù nước, chất điện giải và sử dụng kháng sinh
31/ Điều nào không đúng trong pha ổn định
A. Dân số vi khuẩn tăng theo lũy thừa
B. Tế bào vi khuẩn không đồng nhất về cấu hình
C. Tỷ suất tăng trưởng của vi khuẩn giảm
D. Vi khuẩn không lấy nhiều chất dinh dưỡng từ môi trường
32/ Có thể coi đường phân là giai đoạn yếm khí của hô hấp vì tạo ra chất trung gian
A. CH3CHO B. CH3COCOOH không cần oxy
C. CH3COCOOH D. CH3CHOHCOOH
33/ Có thể phát hiện các kháng nguyên trong 1 hỗn hợp nhờ kĩ thuật
A. Kết tủa trong gel B. Ngưng tập
C. ELISA D. Kháng thể huỳnh quang
34/ Thử nghiệm Widal tìm khán thể vi khuẩn thương hàn có thể cho kết quả + giả
trong trường hợp
A. Bệnh nhân đang điều trị kháng sinh C. Bệnh nhân nhiễm ở tuần thứ 2
B. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch D. 1 tháng sau khi bệnh nhân khỏi bệnh
35/ Có thể nhận đinh Staphylococcus aureus 1 cách nhanh chóng và đơn giản dựa
vào
A. Hình dạng và cách sắp xếp tế bào, phản ứng coagulase
B. Hình dang khóm
C. Phản ứng sinh hóa
D. Phản ứng coagulase
36/ Khi sự sinh tổng hợp protein bị ngưng, vi khuẩn có thể bị chết do
A. Thiếu năng lượng B. Bị thay đổi cấu trúc
C. Thay đổi tính thấm tế bào D. Thiếu enzym
37/ Khẳng định nhiễm vi khuẩn lậu dựa trên
A. Phản ứng huyết thanh và vị trí lấy mẫu bệnh
B. Hình dạng vi khuẩn và vị trí lấy mẫu bệnh
C. Quan sát kính hiển vi nền đen và phản ứng huyết thanh
D. Hình dạng vi khuẩn và phản ứng huyết thanh
TT^^ - T16 4

38/ Dạng tế bào nào có thể truyền yếu tố giớ tính F


A. F+, F- B. Hfr, F+ C. F+, RTF D. Hfr, F-
39/ Viêm niệu đạo không do lậu cầu thường do
A. Ureapasma urealyticum B. Treponema pallidum
C. Haemophilus ducreyi D. Mycoplasma pneumoniae
40/ Quá trình sinh tổng hợp Protein ở vi khuẩn có thể bị ngăn chặn khi kháng sinh tác
động vào
A. Peptidyl transferase B. 50S
C. mARN D. tARN
41/ Phản ứng huyêt thanh VDRL tìm xoắn khuẩn giang mai dùng để
A. Sàng lọc bệnh nhân B. Khẳng định bệnh nhân nhiễm
C. Theo dõi giai đoạn mạn tính D. Xác định giai đoạn bệnh nhân đang nhiễm
42/ Lợi ích của việc nuôi Streptococcus hemolyticus trêm thạch máu là
A. Quan sát sự huyết giải B. Quan sát khóm vi khuẩn
C. Vi khuẩn có năng lực yếu sẽ phát triển mạnh hơn D. Tất cả đều đúng
43/ Đối với bệnh nhân viêm khớp do Streptococcus pyogenes cần phải
A. Điều trị với kháng sinh liều cao B. Sử dụng thuốc kháng viêm
C. Phối hợp kháng sinh điều trị D. Điều trị dự phòng hằng năm
44/ Độc tính của lậu cầu chủ yếu do
A. Pili B. Protein II C. Lipopolysaccharid D. Protein khác
45/ Tế bào vi khuẩn gram – mất tính cứng rắn khi phá hủy
A. Lớp màng ngoài B. Lipopolysaccharid
C. Polysaccharid D. Lớp màng ngoài và màng tế bào
46/ Để diệt vi khuẩn gây bệnh trong sữa người ta thường tiệt trùng sữa bằng
A. Ion phóng xạ B. Tyndall C. Pasteur D. Ánh sáng tử ngoại
47/ Tổ hợp đúng trong lên men rượu
1. Phenol từ đỏ sang vàng 2. Phenol từ vàng sang đỏ
3. pH từ 7 sang 6 4. pH từ 6 sang 7
A. 2,4 B. 1,2 C. 3,1 D. 2,3
48/ Acyclovir khi được chuyển sang dạng triphosphate, tác động trên virus vì được
thu nhận như base nito sai cấu trúc với
A. Guanosine triphosphate B. Adenosin triphosphate
C. Cytosine triphosphate D. 2-deoxyguanosine triphosphate
49/ Xét nghiệm tìm Streptococcus pyogenes thường căn cứ vào lượng kháng thể của
A. Hyaluronidase B. Streptokinase C. Streptodornase D. Streptolysin O
50/ Kết quả của chu trình tiêu giải tiềm ẩn
A. Chỉ chuyển những đoạn DNA nhất định
B. Những gen được chuyển nằm sát chỗ prophage gắn vào
C. Thường do phage độc thực hiện
D. Đáp án khác
51/ Shigatoxin có ái lực với thụ thể
A. cGMP B. GMP C. Gb3 D. GM1
52/ ID50 là
A. Số lượng vi khuẩn gây nhiễm 50% thú thử nghiệm
B. Khả năng vi sinh vật gây chết 50% thú thử nghiệm
C. Khả năng gây bệnh của 1 chủng vi sinh vật
D. Khả năng vi sinh vật làm chết thú thử nghiệm trong 1 thời gian nhất định với 1 liều
TT^^ - T16 5

53/ Vi khuẩn gay bệnh đường ruột, kháng nguyên O hiện diện ở
A. Màng sinh chất B. Tế bào chất C. Nang D. Màng ngoài tế bào
54/ Tính chất ngoại độc tố protein
A. Độc tố phóng thích ra môi trường ngoài khi vi khuẩn chết
B. Không thể làm biến tính
C. Không có tính kháng nguyên chuyên biệt
D. Rất độc
55/ Định lượng kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật dựa trên nguyên tắc
A. Xác định MIC của kháng sinh
B. Xác định MBC của kháng sinh
C. So sánh khả năng ức chế của kháng sinh mẫu so với kháng sinh chuẩn
D. So sánh tính nhạy cảm với kháng sinh của vi sinh vật
56/ Trong xác đinh MBC, phương pháp đo được sử dụng là
A. Đo đường kính vùng ức chế C. Đo độ đục
B. Đo mật độ quang D. Đếm sống
57/ Yếu tố nào giúp bào tử vi khuẩn có khả năng đề kháng với các yếu tố môi trường
A. Vỏ bòa tử B. Enzym trong tế bào chất
C. Màng bào tử chất D. Protein
58/ Vai trò của enzym transposase đối với yếu tố di truyền vận động
A. Là yếu tố giới tính F giúp vi khuẩn tiếp hợp
B. Giúp phage bám vào tế bào vi khuẩn
C. Giúp cho sự chuyển vị transposon
D. Giúp vi khuẩn đề kháng kháng sinh
59/ Vi khuẩn Lactobacillus được dùng để định lượng vitamin B12 vì
A. B12 là yếu tố tăng trưởng của vi khuẩn
B. Lactobacillus sản xuất vitamin B12
C. B12 là chất ức chế tăng trưởng của Lactobacillus
D. Lactobacillus phân hủy B12
60/ Ý nào đúng với vi khuẩn vi hiếu khí
A. Mọc tốt nhất trên môi trường không khí bình thường
B. Mọc tốt trong khí trường có gia tăng nồng độ CO2
C. Có thể tăng trưởng trong khí trường có hay không có O2
D. Lấy năng lượng từ sự lên men
61/ Cách lây truyền vi khuẩn phong là qua
A. Nhau thai B. Tiếp xúc dịch tiết vết thương
C. Đường truyền máu D. Vết thương
62/ Bệnh nhiễm Streptococcus pyogenes nguy hiểm do
A. Đa đề kháng kháng sinh
B. Gây bệnh nhiễm cấp tính chuyên biệt
C. Có nhiều chủng nên không có thuốc đặc trị
D. Biến chứng
63/ Sử dụng phác đồ các kết hợp “cooktail” kháng retrovirus nào là đúng
A. 2 thuốc ức chế RT giống nucleoside
B. 1 thuốc ức chế RT và 1 thuốc ức chế protease (PI)
C. 2 thuốc ức chế RT giống nucleoside và 1 thuốc ức chế protease (PI)
D. 2 thuốc ức chế protease (PI)
TT^^ - T16 6

64/ Streptococcus pyogenes là vi khuẩn gây bệnh


A. Cơ hội B. Vừa cơ hội vừa chuyên biệt
C. Chuyên biệt D. Cơ hội với người suy giảm miễn dịch
65/ Pili của tế bào vi khuẩn bám dinh vào tế bào vật chủ 1 cách đặc hiệu là do
A. Lipid đặc hiêu B. Protein đặc hiệu
C. Các đường đặc hiệu D. Cấu trúc đặc biệt
66/
67/ Protein có vai trò trong sự hình thành các porin của thành tế bào vi khuẩn Gram –

A. Omp C, D, F B. Omp A C. Lam B D. Tsx
68/ Vi khuân ngoại sinh không có đặc điểm
A. Là hệ vi khuẩn trong đất nước không khí
B. Có thể gây bệnh cho người
C. Có lợi cho cơ thể người và động vật
D. Có vai trò trong các chu trinh S, N, C, …
69/ Để tạo vacxin ngừa bệnh lao, sử dụng phương pháp
A. Sử dụng 1 cấu tử của vi khuẩn B. Giết chết vi khuẩn
C. Giảm độc lực của vi khuẩn D. Phối hợp các phương pháp trên
70/ Bệnh nguy hiểm nhất do Streptococcus pyogenes gây ra là
A. Viêm khớp B. Nhiễm khuẩn huyết
C. Viêm cầu thận D. Viêm ống dẫn trứng
71/ Lớp màng tế bào chất có nhiệm vụ
A. Cho các chất thân lipid đi qua
B. Chứa các hệ thống enzym chuyên chở electron
C. Ngăn cản sự thấm của tất cả kháng sinh
D. Ngăn cản sự mất nước
72/ sự vận chuyển chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trong nhất qua màng tế bào
chất là
A. Thẩm thấu B. Chyên chở chủ động
C. Khuếch tán D. Chuyên chở dễ dàng
73/ Quá trình biến nạp là sự biến đổi tính trạng của vi khuẩn thông qua
A. Sự truyền DNA virus B. Sự tiếp xúc 2 tế bào
C. Sự truyền DNA hòa tan xâm nhập D. Sự tái tổ hợp không tương đồng
74/ Khi bị nhiễm Vibrio cholerea, tế bào biểu mô ruột bị tróc do
A. Ngoại độc tố B. Nội độc tố
C. Hemolysin D. Mucinase
75/ Vaccin nào có hiệu quả bảo vệ cơ thể thấp
A. Đậu mùa, bại liệt B. Uốn ván, bạch hầu, ho gà
C. Dịch tả, thương hàn, kiết lỵ D. Viêm gan siêu vi B
76/ Campylobacter jejuni gây
A. Viêm màng não B. Viêm van tim
C. Nhiễm khuẩn huyết D. Tiêu chảy
77/ Miễn dịch chủ động được thành lập
A. Ngay khi cơ thể tiếp xúc tác nhân gây bệnh
B. Khi cơ thể tiếp xúc tác nhân gây bệnh hay chủng ngừa bằng vaccin sau 1 thời gian
C. Khi nhận huyết thanh trị liệu
D. Trong tất cả các bệnh nhiễm
TT^^ - T16 7

78/ Tải nạp chung có đặc điểm


A. là sự vận chuyển 1 đoạn DNA ngoại lai vào tế bào vi khuẩn nhận
B. Là kết quả của chu trình tiêu giải tiềm ẩn
C. Thường do phage ôn hòa thự hiện
D. Có thể chuyển bất kì đoạn gen nào từ tế bào cho sang tế bào nhận
79/ Loạn khuẩn đường ruột không là tình trạng
A. Các vi khuẩn lên men thối gia tăng
B. Giảm lượng vi khuẩn kỵ khí
C. Giảm đáng kể lượng vi khuẩn E. Coli
D. Gia tăng lượng vi khuẩn Staphylococcus aureus
80/ Đặc điểm nào không phải của tế bào F+
A. Các yếu tố F tồn tại độc lập
B. Yếu tố F được truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận
C. Yếu tố F không chuyển gen trên NST của tế bào cho sang tế bào nhận
D. Yếu tố F chuyển 1 phần gen trên NST cho tế bào nhận
81/ HIV có ái lực mạnh với thụ thể
A. CXCR4 trên Macrophage và CCR5 trên tế bào Lympho T CD4
B. CXCR4 trên tế bào Lympho T CD4 và CCR5 trên macrophage
C. CXCR4 trên Bạch bào và CCR5 trên tế bào Lympho T CD4
D. tất cả
82/ Tuần đầu tiên sau khi bệnh nhân bị nhiễm, Salmonella typhi cư trú tại
A. Gan B. lách
C. Payer patch của ruột non D. Niêm mạc ruột già
83/ Bifidobacterium bifidum không sinh ra
A. Acid citric B. Ethanol C. Acid succinic D. Acid lactic
84/ Ở vi khuẩn Streptococcus pyogenes, cấu trúc giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật
chủ là
A. Protein M B. Protein của thành tế bào
C. Nang D. Pili
85/ Cấu trúc cơ bản của virus gồm
A. Nucleocapsid B. Nucleocapsid và màng bao
C. Nucleocapsid, capsid và gai D. Acid nucleic và capsid
86/ Không thể phân loại virus dựa vào
A. Khả năng gây bệnh B. Hình dạng kích thước
C. Kiểu kháng nguyên D. Loài ký chủ và phản ứng của ký chủ
87/ Vi khuẩn nào gây triệu chứng lâm sàng giống bệnh lậu
A. Chlamydia trachomatis B. treponema pallidum
C. Neisseria gonorrhoeae D. Ureaplasma urealyticum
88/ Phân loại Salmonella theo kháng nguyên
A. Kháng nguyên Vi không thay đổi, kháng nguyên O, H thay đổi
B. Kháng nguyên H không thay đổi, kháng nguyên O, Vi thay đổi
C. Kháng nguyên O không thay đổi, kháng nguyên H, Vi thay đổi
D. Kháng nguyên O, H, Vi thay đổi
89/ Chọn trình tự đúng cho quá trình nhân lên ở virus
1. Gắn vào 2. Xâm nhập 3. Sao chép 4. Biểu hiện gen
5. Trưởng thành và phóng thích 6. Bỏ vỏ
A. 1-2-3-4-5-6-7 B. 1-3-2-4-5-6-7 C. 1-2-6-3-4-5-7 D. 1-2-6-4-3-7-5
TT^^ - T16 8

90/ Vi khuẩn đặc trưng cho sự lên men acid hỗn hợp không gồm
A. E.Coli B. Shigella C. Salmonella D. Bacillus
91/ Ý nào không đúng với hô hấp
A. O2 nhận H+ thành H2O B. Chất hữu cơ nhận H+ thành chất hữu cơ
2-
C. SO4 nhận H+ thành H2S D. NO3 nhận H+ thành N2
92. Hapten lipid là kháng nguyên
A. Có nhiều ở vi sinh vật B. Chuyên biệt ở treponema pallidum
C. Chuyên biệt ở treponema D. Chuyên biệt ở treponema pallidum Niche
93/ Vi khuẩn tác động lên hệ thần kinh trung ương do
A. Nội độc tố B. Ngoại độc tố
C. VK theo máu đến hệ TK D. Enzym
94/ Phân loại Salmonella dựa trên mẫu huyết thanh tối thiểu cần
A. Kháng nguyên O4 → O9 B. Kháng nguyên Vi
C. Kháng nguyên H1, H2 D. Kháng nguyên O1 → O9
95/ Cholera enterotoxin gắn vào thụ thể trên tế bào biểu mô ruột nhờ
A. Phần A B. Phần B C. Phần M D. Thụ thể GM1
96/ Phương pháp nào cho phép xác định nhanh nhất số tế bào vi khuẩn
A. Đếm sống B. MPN C. Đo độ đục D. Đo mật độ quang
97/ Vi khuẩn tả gây tiêu chảy do
A. Sản xuất mucinase B. Tăng tiết cAMP
C. Phá hủy đại thực bào D. Tăng thụ thể tiếp nhậ đọc tố
98/ Vi khuẩn nào có khả năng tích lũy 90% acid lactic trong sản phẩm lên men
A. Streptococcus lactis, Lactobacillus casei, Lactobacillus brevis
B. Streptococcus lactis, Lactobacillus casei, L. bulgaricus
C. Lactobacillus brevis, L. fermenti, Bifidobacterium bifidum
D. Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces carlsberginensis
99/ Giang mai bẩm sinh nguy hiểm vì
A. Phải điều trị kịp thời sau khi sinh C. Di truyền qua các thế hệ
B. Trẻ bị giang mai mãn tính D. Có nguy cơ đề kháng đa kháng sinh
100/ Sự miễn dịch khác phản ứng tăng cảm ở chỗ
A. Có sự tham gia của kháng thể và tế bào miễn dịch
B. Có sự tham gia của tế bào miễn dịch
C. Có sự bảo vệ
D. Có sự tham gia của đại bạch bào
101/ Phương pháp huyết thanh học invitro xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu
A. Phương pháp ngưng kết giữa vi khuẩn và kháng thể
B. Phương pháp khuếch tán trong bản thạch
C. Phương pháp huỳnh quang
D. ELISA
102/ Virus ARN sợi âm
A. Là khuôn mẫu trực tiếp tổng hợp mARN
B. Tổng hợp tạo sợi bổ sung ARN
C. Phiên mã ngược tạo sợi kép DNA nhờ DNA polymerase của tế bào vật chủ
D. Tạo provirus
103/ Môi trường chuyên chở
A. Có chứa chất cho vi khuẩn cần phân lập phát triển
B. Chứa chất dinh dươngx cần thiết
C. Đảm bảo cho vi khuẩn sống nhưng không phát triển
TT^^ - T16 9

D. Môi trường cơ bản pha thêm máu, huyết thanh


104/ Từ mẹ truyền sang con vi khuẩn lậu thường nhiễm ở
A. Mắt B. Máu C. Mũi, họng D. Não
105/ Đối với bệnh nhân viêm khớp do Sstreptococcus pyogenes cần phải
A. Sử dụng kháng sinh liều cao B. Điều trị dự phòng hằng năm
C. Sử dụng thuốc kháng viêm D. Phối hợp kháng sinh điều trị
106/ Vi khuẩn đề kháng đa kháng sinh là do
A. Vi khuẩn sinh bào tử B. Chứa plasmid đề kháng
C. Đột biến ở thể nhân D. Thành tế bào bị hư hại
107/ Vi khuẩn gây bệnh đường ruột nào không chỉ giới hạn tại đường tiêu hóa
A. Tả B. Lỵ C. Thương hàn D. Ngộ độc thức ăn
108/ Cấu trúc không được sử dụng để tạo vacxin
A. Acid teichoic B. LPS C. Tiêm mao D. Ngoại độc tố Pr
109/ Chất nhận H+ là vô cơ, hữu cơ và O2 không độc đối với
A. Vi khuẩn hiếu khí bắt buộc B. Vi khuẩn vi hiếu khí
C. Vi khuẩn kị khí bắt buộc D. VK kỵ khí không bắt buộc
110/ Vi khuẩn tả gây tử vong cao do
A. Gây mất nước, chất điện giải B. Nhiễm trùng máu
C. Thủng ruột D. Tác động lên hệ thần kinh trung ương
TT^^ - T16 10

ĐIỀN KHUYẾT

 Tác dụng của Interferon trong bệnh nhiễm do virus…ức chế sự nhân lên của virus,
kích thích hoạt động hệ thống miễn dịch

 Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi…Aedes aegypti và Aedes
albopictus

 Phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C hiện nay Interferon α + Ribavirin

 Thời điểm tốt nhất để điều trị dự phòng HIV…trong 2-3h đầu sau tai nạn

 Vai trò của enzym revere transcriptase ở retrovirus….. xúc tác tổng hợp DNA từ
RNA

 Virus Ebola có thể tồn tại lâu ở đâu trong cơ thể người đã được điều trị khỏi
………tế bào bạch cầu

 Đích tác động của thuốc kháng virus là………………và……………….

 Hệ thống enzym hô hấp được hình thành trong điều kiện…không có hoặc thiếu oxy

 Chu trình HMP, glucose 6-phosphat bị oxy hóa thành…hợp chất 5C

 Để tạo môi trường kỵ khí người ta có thể thêm…thioglyconat………….trực tiếp vào


môi trường

 Kể tên 2 loại vi khuẩn sinh bào tử gây bệnh nguy hiểm…Bacillus anthracis,
Clostridium tetani

 Để phân hủy oxy độc, vi sinh vật cần có các enzym…catalase, peroxidase, superoxid
dismutase

 Khi tiệt trùng bề mặt dùng tia……UV………, khi tiệt trùng xuyên sâu dùng tia…γ

 Gen có trách nhiệm trong sự di chuyển yếu tố R gọi là….RTF………


Gen có trách nhiệm tạo tính đề kháng gọi là………r……….

 Những cấu trúc tế bào có tính kháng nguyên……..màng ngoài, thành tế bào, nang,
pili, ……………

 Về khả năng gây bệnh, vi khuẩn gây bệnh cơ hội khác vi khuẩn gây bệnh chuyên
biệt ở đặc điểm…chỉ gây bệnh khi số lượng tăng cao, hoặc hệ thống miễn dịch cơ
thể suy giảm

 Acid…mycolid . Là 1 trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự kháng acid ở
vi khuẩn Lao

 Lao kê là tình trạng lao……Lao lan tỏa, vk theo máu đến gan, thận, não, ….

 Protein đặc biệt xuyên qua màng ngoài tạo những kênh nhỏ cấu tạo bởi các Protein
…Omp C D E…….
TT^^ - T16 11

 4 độc tố, enzym do E. Coli sản xuất ……β-lactamase, bacteriocin, hemolysin,


enterotoxin……

 Trong xét nghiệm chẩn đoán thương hàn, phản ứng Widal dựa trên phát hiện định
lượng……kháng nguyên O và H………….. trong huyết thanh bệnh nhân

 Hai chủng vi khuẩn tả gây trận dịch lớn………O1 và O139……………

 E. Coli gây tiêu chảy giống vi khuẩn tả có khả năng sản xuất 2 độc tố là ……
LT (không bền với nhiệt) và ST (bền với nhiệt)………

 Trong bệnh phong, nếu đáp ứng miễn dịch tế bào 1 phần, biểu hiện bệnh lâm sàng
sẽ ở dạng………phong củ…………….

 Bệnh phong lây qua những vết thương ở da do tiếp xúc với …chất tiết từ mũi, dịch
tiết vết thương………. của người hủi

 Tại sao phản ứng lên bông tìm xoắn khuẩn giang mai không đặc hiệu………..
……kháng nguyên là cardiolipin có ở nhiều loài………………

 Viêm màng não tủy ngoài não cầu còn có thể do…Amip, phế cầu khuẩn……….

 Hội chứng bỏng da hay bệnh Ritter do vi khuẩn …Stal. aureus…….gây ra

 Bệnh phong do vi khuẩn …Mycobacterium leprae……….gây ra

 Vi khuẩn bệnh phong gây tổn thương ở………biểu mô và dây thần kinh

 Để đạt hiệu quả cao nhất, nguyên tắc hàng đầu trong điều trị bệnh phong là………
… phát hiện và điều trị sớm

 Dạng vi khuẩn đột biến mất lớp thành tế bào gọi là ……….Vi khuẩn dạng L……

 Khi phản ứng không đặc hiệu tìm xoắn khuẩn giang mai cho kết quả dương tính.
Cần tiếp tục thực hiện phản ứng……đặc hiệu………..

 2 đặc điểm khẳng định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lậu là: song cầu gram – trong tế
bào bạch cầu và vị trí lấy mẫu bệnh phẩm là cơ quan SD

 Bệnh nhân có thể tái nhiễm vi khuẩn lậu không? Tại sao…có vì kháng thể không tạo
đáp ứng miễn dịch, không có tính bảo vệ

 Kit multiplex-PCR dùng để phát hiện Herpes simplex virus HSV và ……hạ cam mềm
(Haemophilus ducreyi) và Treponema pallidum………………….

 Sự phiên mã của virus RNA sợi âm………phiên mã ngược tạo sợi kép DNA →
mARN

 Virus không màng bao sau khi nhân lên sẽ phóng thích ra ngoài môi trường như thế
nào……tế bào nhiếm vỡ bung giải phóng virus……
TT^^ - T16 12

 Tác nhân gây bệnh não xốp bán cầu………do các Prion……….

 Miễn dịch chủ động được thành lập khi……cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh
hoặc chủng ngừa bằng vaccin………..

 Bản chất của nội độc tố vi khuẩn đường ruột………LPS…………..

 Chất kiềm khuẩn là những chất……ngăn chặn sự sinh sản của vk, vk sẽ sinh sản trở
lại nếu loại bỏ chất này…..

 Tia UV và tia phóng xạ giết chết vi khuẩn do tác động lên ………DNA…………của vi
khuẩn

 Vi khuẩn gia giảm lực độc khi……cấy nhiều lần qua môi trường……………

 Tụ cầu khuẩn S. aureus đề kháng kháng sinh do sản xuất enzym…β-lactamase

 Phân biệt tụ cầu khuẩn S. aureus gây bệnh và không gây bệnh căn cứ vào sự hiện
diện của enzym………coagulase

 Phương pháp PCR phát hiện ra Campylobacter coli, C.jejuri, C. lari dựa vào gen
………LpxA……………

 Để điều trị bệnh phong hiệu quả nhất cần……phát hiện và điều trị sớm………….

 Vi khuẩn đề kháng cephalexin là do……………..

 Để phá vỡ cấu trúc peptidoglycan cần phá hủy…dây glycan……và…chuỗi


peptid……

 Kháng sinh tác động trên sự tổng hợp protein ở vi khuẩn sẽ có tác dụng ……kìm
khuẩn………..

 Đặc điểm thể nhân ở vi khuẩn…NST nằm trong tế bào chất, đơn bội chỉ gồm 1 phân
tử DNA có dạng vòng, không liên kết với protein, không có màng nhân bao quanh

 1 đặc điểm của thể nhân được áp dụng để tạo ra 1 số sản phẩm vi sinh công nghệ
……plasmid có khả năng nhân đôi độc lập DNA thể nhân

 Nang và glycocalix ở vi khuẩn có bản chất là…..polysaccharid hoặc protein……..

 Cấu trúc quyết định tính kháng nguyên của tiêm mao…gen H1 và H2…….

 Đề kháng đa kháng sinh là do vi khuẩn có chứa………plasmid đề kháng KS……..

 Đặc điểm lớp vở bào tử vi khuẩn……được bọc bởi 2 lớp bao chứa nhiều protein có
thành phần cystein cao giống như keratin; 2 lướp này che chở cho bào tử

 Khả năng gây bệnh của E.Coli còn tùy thuộc vào đường xâm nhập của vk

 Trong bệnh phong nếu đáp ứng miễn dịch suy giảm, biểu hiện bệnh lâm sàng sẽ ở
dạng……phong u……….
TT^^ - T16 13

 Vi khuẩn trong không khí gây nhiễm các vật dụng cần vô khuẩn là……
Strep hemolitycus………

 Biến chứng hậu nhiễm Streptococci huyết giải β nhóm A là ……viêm khớp, viêm
màng trong tim, viêm cuộn tiểu cầu thận cấp tính…………….

 Shigatoxin tác động lên thàn kinh trung ương do………có ái lực với tế bào Gb3…

 E.Coli cho phản ứng MR dương tính là do lên men tạo ……acid hỗn hợp……..

 Sản phẩm phụ của quá trình lên men rượu ở pH 4-4,5 là……glycerin………..

 Chủng vi sinh vật thường được sử dụng để lên men sản xuất bia …Saccharomyces
cerevisiae và S. carlsberginensis……

 Ứng dụng thường được sử dụng trong gia đình của nhóm vi khuẩn lên men Lactic
………Muối dưa, làm sữa chua, ủ thức ăn gia súc…………….

 Khi nào xuất hiện hiệu ứng Paster trong quá trình lên men…khi có sự kìm hãm qt lên
men bằng O2….

 Phương trình tổng quát của quá trình đường phân…………………….

 Vi khuẩn muốn sử dụng được polysaccharid thì phải trải qua quá trình nào trước
…………phosphoryl hóa……………….

 Virion là gì……hạt virus hoàn chỉnh…………………..

 Vì sao chưa sản xuất được vacxin phòng HIV…lõi p24 thay đổi liên tục……….

 Virus gây ung thư cổ tử cung ở người…HPV-16 đến HPV-18………….

 Human papilloma virus 16 và HPV-18 là………virus gây ung thư cổ tử cung ở


người…………

 Sản phẩm cuối cùng trong quá trình phiên mã ở virus………mARN…………….

 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm gan do HCV……sự tuân thủ phác đồ
và thể trạng bệnh nhân……

 Mối nguy hiểm của bệnh nhiễm không biểu lộ là…nguồn lây khó phát hiện.

 Vi khuẩn nào là tác nhân chủ yếu gây viêm phổi ở tre em………Strep……………

 Bệnh viêm màng não có thể do các tác nhân……Não cầu, amip, phế cầu…………….

 Nguyên tắc phối hợp kháng sinh điều trị bệnh Lao…………………………..

 Có thể nhuộm vi khuẩn phong bằng cách…………kháng acid cồn………………

 Phản ứng lepromin phát hiện bệnh phong ở giai đoạn nào….dạng phong củ.
TT^^ - T16 14

 Nguyên nhân không chế tạo vacxin ngừa bệnh phong vì……không nuôi được trên
môi trường phòng thí nghiệm……………..

 Kháng nguyên thường hiện diện ở vi khuẩn S. aureus để phân biệt với S.albus bằng
phản ứng miễn dịch học……Polysaccharid A và B………

 Enzym của S. aureus thường được sử dụng để gia tăng tính thấm của thuốc
……Hyaluronidase……………..

 S.aureus có khả năng đề kháng kháng sinh cao do sản xuất enzym…β-lactamase

 Antitoxin là……kháng thể kháng đọc tố………..

 Để phòng ngừa bệnh do Pneumococcus pneumonia cần phải …tăng cường hệ miễn
dịch cơ thể, tiêm chủng ở tre em người già………………

 Để điều trị viêm màng não do não cầu khuẩn cần phải……điều trị sớm, sd KS qua
được màng não tủy như cephalosporin………

 Vacxin ngừa bệnh bạch hầu chứa……giải độc tố bạch hầu, thường phối hợp với
vacxin ngừa uốn ván ho gà………………

 Ở người hệ vi khuẩn cư trú ở đâu phức tạp nhất……………đg ruột………….

 Nguồn lây nhiễm chủ yếu của vi khuẩn là………nguồn nước, thực phẩm………….

 Vi khuẩn tả có thể có enzym……………………………….

 Ở vi khuẩn gây bệnh đường ruột kháng nguyên O hiện diện ở……thành tế bào vi
khuẩn……………

 Tử vong do nhiễm Salmonella typhi thường xảy ra ở tuần thứ mấy……3….

 Phương pháp chủ yếu phòng ngừa vi khuẩn đường ruột…vệ sinh nguồn nước,thực
phẩm

 Sau 2 tuần nhiễm Salmonella typhi mẫu bệnh phẩm là…máu tủy xương nc tiểu…….

 Cấu tạo của shigatoxin gồm………phần B gắn tế bào, phần A gây độc…………

 Nếu bị súc vật cắn ở mặt, tay để phòng ngừa bệnh dại cần ……tiêm phòng vacxin
dại và huyết thanh kháng dại……….

 Virus gây bệnh dại sau khi sinh sản ở nơi xâm nhập sẽ tác động đến …hệ thần kinh
trung ương, virus sinh sản trong não……………..

 Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi .viêm não, bội nhiễm vi khuẩn ở đường hô hấp

 Đường lây nhiễm chủ yếu của virus bại liệt……qua đường miệng…………………

 2 đặc điểm khẳng định bị bệnh lậu ………………

 Vi khuẩn tả có các enzym là : …hemolysin, mucinase, neuraminidase

You might also like