You are on page 1of 3

SINH 10-ÔN TẬP CUỐI KÌ 2

Câu 1: Giai đoạn chuỗi chuyền êlectron hô hấp trong hô hấp tế bào tạo ra bao nhiêu phân tử ATP?
A. 4. B. 34. C. 38. D. 2.
Câu 2: Trong quang hợp, chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha sáng?
A. ATP. B. NADPH. C. CO2. D. O2.
Câu 3: Trong chu kì tế bào, quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của tế bào diễn ra ở
A. đầu pha S. B. pha G1. C. pha G2. D. cuối pha S.
Câu 4: Giai đoạn nào trong quá trình giảm phân, nhiễm sắc thể tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng
xích đạo của thoi vô sắc?
A. Kì trung gian. B. Kì đầu I. C. Kì giữa I. D. Kì đầu II.
Câu 5: Căn cứ vào chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia làm
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại.
Câu 6: Việc làm nước tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện
quá trình nào sau đây?
A. Phân giải pôlisaccarit. B. Phân giải prôtêin.
C. Phân giải xenlulôzơ. D. Lên men lactic.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở môi trường nuôi cấy liên tục?
A. Không bổ sung thêm chất dinh dưỡng và không lấy đi sản phẩm chuyển hóa.
B. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật theo hai pha.
C. Không xảy ra pha suy vong.
D. Quần thể sinh vật sinh trưởng liên tục.
Câu 8: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời
gian ở pha
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.
Câu 9: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào?
A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Ngoại bào tử. D. Bào tử đốt.
Câu 10: Những chất nào sau đây được xem là nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Ôxi, nitơ, vitamin. B. Hiđrô, nitơ.
C. Vitamin, axit amin. D. Cacbon, hiđrô, nitơ.
Câu 11: Foocmanđêhit là chất làm bất hoạt các prôtêin. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong
thanh trùng, đối với vi sinh vật foocmanđêhit là
A. chất ức chế sinh trưởng. B. nhân tố sinh trưởng.
C. chất dinh dưỡng. D. chất hoạt hóa enzim.
Câu 12: Đa số vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể người và động vật thuộc nhóm
A. ưa nhiệt. B. ưa lạnh. C. ưa ấm. D. ưa siêu nhiệt.
Câu 13: Hệ gen của virut là
A. ADN hoặc ARN. B. ADN, ARN, prôtêin.
C. ADN hoặc prôtêin. D. nuclêôcapsit.
Câu 14: Virut HIV tấn công vào loại tế bào nào sau đây?
A. Hồng cầu. B. Tiểu cầu. C. Biểu bì. D. Bạch cầu.
Câu 15: Các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm
A. truyền ngang. B. truyền dọc. C. qua tiêu hóa. D. truyền ngang và truyền dọc.
Câu 16: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầupha
A. lag. B. log. C. cân bằng động. D. suy vong.
Câu 17: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha
A. lag. B. log. C. cân bằng động. D. suy vong
Câu 18: Loại bào tử sau là loại bào tử sinh sản của vi khuẩn
A. bào tử nấm. B. bào tử vô tính. C. bào tử hữu hình. D. ngoại bào tử.
Câu 19: Loại bào tử không phải bào tử sinh sản của vi khuẩn là
A. nội bào tử. B. ngoại bào tử. C. bào tử đốt. D. cả A, B, C.
Câu 20: Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là
A. phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử.
B. phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.
C. phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính.
D. phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi.
Câu 21. Capsome là
A. lõi của virut. B. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut.
C. vỏ bọc ngoài virut. D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.
Câu 22. Cấu tạo của virut trần gồm có
A. axit nucleic và capsit. B. axit nucleic, capsit và vỏ ngoài.
C. axit nucleic và vỏ ngoài. D. capsit và vỏ ngoài.
Câu 23. Cấu tạo của 1 virion bao gồm
A. axit nucleic và capsit. B. axit nucleic và vỏ ngoài.
C. capsit và vỏ ngoài. D. axit nucleic, capsit và vỏ ngoài.
Câu 23. Virut gây hại cho cơ thể vật chủ vì chúng…
A. sống kí sinh trong tế bào vật chủ. B. sử dụng nguyên liệu của tế bào vật chủ.
C. phá huỷ tế bào vật chủ. D. cả B và C.
Câu 24. Công nghệ sinh học đã sản xuất prôtêin dựa vào sự sinh trưởng của vi sinh vật theo…
A. cấp số nhân B. cấp số cộng. C. cấp số mũ. D. hàm log.
Câu 25. Đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV là…
A. học sinh, sinh viên. B. trẻ sơ sinh.
C. người cao tuổi, sức đề kháng yếu. D. người nghiện ma tuý và gái mại dâm.
Câu 26. Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở
giai đoạn…
A. hấp phụ. B. xâm nhập C. tổng hợp. D. lắp ráp.
II/ Tự luận
1. Phân loại virut, hình dạng và cấu trúc
*Cấu trúc: cấu trúc đơn giản bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nucleic (hệ gen) và vỏ là
protein (capsit)
- Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc kép)
- Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là capsome
*Phân loại: + Virut trần
+ Virut có vỏ bọc (có lớp vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit)
- Phân loại theo lõi axit nucleic: + Virut ADN
+ Virut ARN
*Hình thái: có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối, hỗn hợp (phúc tạp)
- Cấu trúc xoắn: Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut
có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (ví dụ: virut cúm,
virut sởi).
- Cấu trúc khối: Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (ví dụ: virut bại liệt).
- Cấu trúc hỗn hợp: Ví dụ phagơ (virut kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là thể thực khuẩn) có cấu tạo giống
con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn
2. Phân biệt miễn dịch thụ động và chủ động
Miễn dịch không đặc hiệu (thụ động) Miễn dịch đặc hiệu (chủ động)
Khái niệm - Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh - Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
Đặc điểm - Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với kháng - Gồm có miễn dịch thể dịch và miễn
nguyên. Có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch tế bào.
dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
- Có tác dụng không cao, không chống lại được
3. Các kiểu dinh dưỡng
Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ
Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi
khuần lưu huỳnh màu tía và màu
lục.
Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2 Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi
hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh
Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh
màu lục và màu tía
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm,động vật nguyên sinh, phần
lớn vi khuẩn không quang hợp
4. Vận dụng thực tế về vaccine phòng chống virut

You might also like