You are on page 1of 8

ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 SINH HỌC 10

NỘI DUNG:
+ HỌC CHỦ ĐỂ 8,9
+ CÁC EM LÀM CÂU HỎI ÔN TẬP CHỦ ĐỂ 8,9 TRONG TÀI LIỆU HỌC TẬP.
+ THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO DƯỚI ĐÂY!
Câu 1: Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể vi sinh
vật tăng gấp đôi gọi là:
A. Thời gian nuôi cấy. B. Thời gian thế hệ (g).
C. Thời gian phân chia. D. Thời gian sinh trưởng.
Câu 2: Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là
A. Phân đôi, nội bào tử, bằng ngoại bào tử. B. Phân đôi, ngoại bào tử, nảy chồi.
C. Phân đôi, bào tử hữu tính, nảy chồi. D. Phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử, nảy chồi.
Câu 3: Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh
vật khác?
A. Chất kháng sinh. B. Axit amin. C. Các hợp chất cacbohiđrat. D. Axit pyruvic.
Câu 4: Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1- Trong nuôi cấy không liên tục có 4 pha: Tiềm phát → Luỹ thừa → Cân bằng → Suy vong.
2- Trong nuôi cấy liên tục có 2 pha: Luỹ thừa → Cân bằng.
3- Trong nuôi cấy liên tục quần thể VSV sinh trưởng liên tục, mật độ VSV tương đối ổn định.
4- Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh ở pha cân bằng.
5- Mục đích của 2 phương pháp nuôi cấy là để nghiên cứu và sản xuất sinh khối.
Phương án trả lời:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Đối với mỗi loại bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau do
thuốc kháng sinh
A.diệt khuẩn không có tính chọn lọc B.diệt khuẩn có tính chọn lọc.
C.giảm sức căng bề mặt. D.ôxi hóa các thành phần tế bào.
Câu 6: Chất kháng sinh penicillin có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn. Trong nuôi cấy
không liên tục, penicillin ảnh hưởng ít nhất đến sinh trưởng ở quần thể vi khuẩn ở pha
A. Pha lũy thừa B. Pha tiềm phát C. Pha tăng trưởng. D. Pha cân bằng.
Câu 7: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được
nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi
nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ?
A. 9 B. 6 C. 8 D. 7
Câu 8: Một công ty thực phẩm công bố sản phẩm mới của công ty có chứa triptôphan. Một trong các biện pháp
để kiểm tra thực phẩm có triptôphan là:
A.sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan dương vì vi khuẩn này không tự tổng hợp được triptôphan nên không
hình thành khuẩn lạc trong môi trường không có triptôphan.
B.sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan dương vì vi khuẩn này tự tổng hợp được triptôphan nên hình thành khuẩn
lạc to và sặc sỡ hơn so với bình thường.
C.sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan âm vì vi khuẩn này không tự tổng hợp được triptôphan nên không hình
thành khuẩn lạc trong môi trường không có triptôphan.
D.sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan âm vì vi khuẩn này tự tổng hợp được triptôphan nên hình thành khuẩn lạc
to và sặc sỡ hơn so với bình thường.
Câu 9: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là:
A. Sự sinh sản của vi khuẩn. B. Sự tăng lên về kích thước của vi khuẩn của quần thể.
C. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể. D. Sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể.
Câu 10 : Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy
A. được bổ sung chất dinh dưỡng mà không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
B. không được bổ sung chất dinh dưỡng nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
C. không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
D. được bổ sung chất dinh dưỡng và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Câu 11: Vi khuẩn H.pylori ký sinh trong dạ dày người thuộc nhóm vi sinh vật
A. ưa kiềm. B. ưa pH trung tính. C. ưa axit. D. ưa lạnh.
Câu 12: Quan sát các hình sau, hình nào mô tả đúng đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
trong nuôi cấy không liên tục?

A. Hình 1. B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4.


Câu 13. Khi nói đến quá trình hình thành bào tử của vi khuẩn, loại bào tử nào không phải là bào tử sinh
sản?
A. Nội bào tử. B. Ngoại bào tử.
C. Bào tử đốt. D. Nảy chồi.
Câu 14 : Ống tiêu hóa của người đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy
A. Không liên tục B. Liên tục
C. Thường xuyên thay đổi thành phần D. Vừa liên tục vừa không liên tục
Câu 15: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút?
A. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.
B. Vì nước muối vi sinh vật không phát triển.
C. Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được.
D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.
Câu 16. Ở trong tủ lạnh, thực phẩm giữ được khá lâu là vì:
A. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp
B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được
C. khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được
D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế.
Câu 17: Khi nói về bệnh truyền nhiễm, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác
B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh trong bất kì điều kiện nào
C. Vi sinh vật chỉ có thể gây bệnh khi hội tụ đủ ba điều kiện: mầm bệnh và độc tố; số lượng nhiễm đủ lớn; con
đường xâm nhiễm thích hợp
D. Tác nhân gây bệnh có thể rất đa dạng như: virut, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh
Câu 18: Thành phần cơ bản cấu tạo nên virut gồm bao nhiêu thành phần?
A.Vỏ prôtêin và lõi Axit nucleic B.Lõi axit nucleic và capsome
C.Capsome và capsit D.Nucleôcapsit và prôtêin
Câu 19: Trong quá trình nhân lên của virut, giai đoạn nào sau đây virut dùng bộ máy của tế bào chủ tạo nên các
capsome?
A. Hấp phụ B. Phóng thích C. Sinh tổng hợp D. Lắp ráp
Câu 20: Nhận định nào sau đây là đúng với sự xâm nhập của phago vào tế bào chủ?
A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ
B. Phago đưa cả axit nucleic và vỏ protein vào tế bào chủ
C. Phago chỉ đưa vỏ protein vào tế bào chủ
D. Tùy từng loại tế bào chủ mà phago đưa axit nucleic hay vỏ protein vào
Câu 21: Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virut gây ra là bệnh nào?
A.Viêm não Nhật bản B.Thương hàn C.Uốn ván D.Dịch hạch
Câu 22: Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì sao?
A.kích thước của virut vô cùng nhỏ bé B.hệ gen của virut chỉ chứa một loại axit nuclêic
C.virut không có hình thái đặc thù D.virut kí sinh nội bào bắt buộc
Câu 23: Trong sản xuất intefêron, người ta thường sử dụng tế bào nhận là loài nào?
A.E.coli B.nấm men C.tảo D.phagơ lamđa
Câu 24: Thành phần nào sau đây có trong sữa mẹ mà không có trong các loại sữa bột và sữa đặc?
A. Kháng nguyên B. Kháng thể và lizozim C. Chất vi lượng D. Lơi khuẩn
Câu 25: Sơ đồ nào sau đây là đúng với quy trình sản xuất inteferon?
(1).Gắn IFN vào ADN phago tạo ra phago tái tổ hợp (2).Nhiễm phago tái tổ hợp vào E. coli
(3).Nuôi E. coli nhiễm phago tái tổ hợp trong một nồi lên men (4).Tách gen IFN ở người
Phương án đúng là
A. 4 → 1 → 2 → 3 B. 3 → 2 → 4 → 1 C. 4 → 2 → 3 → 1 D. 3 → 4 → 2 → 1
Câu 26: Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ virut?
A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut
B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virut
C. Chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định
D. Chế phẩm gồm những hợp chất là protein, các protein này được tạo nên từ những gen thuộc hệ gen của virut
Câu 27: Có bao nhiêu phương thức sau đây là phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm?
(1).Lây truyền theo đường hô hấp (2).Lây truyền theo đường máu
(3).Lây truyền qua niêm mạc bị tổn thương (4).Lây truyền theo đường tiêu hóa
(5).Truyền từ mẹ sang con
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 28: Hoạt động nào sau đây diễn ra ở chu trình tan mà không diễn ra ở chu trình tiềm tan?
A. Sao chép axit nucleic B. Bơm axit nucleic vào tế bào chủ
C. Sử dụng bộ máy và năng lượng của tế bào chủ tổng hợp các bộ phận cấu trúc virut
D. Sau khi nhân lên virut phá vỡ tế bào để giải phóng ra ngoài
Câu 29: Mục đích của việc tiêm vacxin phòng bệnh là gì?
A. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể
C. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
D. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
Câu 30: Ở động vật có một số bệnh do virut có lõi gây ra. Việc sử dụng vacxin phòng bệnh này có hiệu quả rất
thấp vì:
A. Các virut này có enzym phân hủy các vacxin phòng bệnh
B. Virut có lõi ARN dễ phát sinh đột biến, vacxin không đáp ứng kịp tốc độ thay đổi đặc tính kháng nguyên của
virut
C. Các vacxin chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với các bệnh do virut có lõi ADN tạo ra
D. Virut có lõi ARN chỉ bám bên ngoài tế bào nên không chịu tác động của các kháng thể do vacxin kích thích
tạo ra.
Câu 31: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người?
A. Sống cách li hoàn toàn với động vật
B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut
Câu 32: Để phòng ngừa lây nhiễm HIV, chúng ta không nên làm điều gì sau đây ?
1. Thực hiện ghép tạng 2. Dùng chung kim tiêm với người khác
3. Quan hệ tình dục không an toàn 4. Hiến máu nhân đạo
5. Truyền máu
Có bao nhiêu ý trả lời đúng ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 33: Thụ thể CD4 là thụ thể của virut HIV. Nếu đưa hồng cầu có thụ thể CD4 vào bệnh nhân HIV thì điều
gì sau đây sẽ xảy ra?
A. Bệnh nhân sẽ thiếu máu nghiêm trọng vì HIV sẽ phá hủy hồng cầu
B. Bệnh của bệnh nhân sẽ không tiến triển thêm vì HIV sẽ không nhân lên được trong hồng cầu
C. HIV sẽ xâm nhập được nhưng không nhân lên được trong hồng cầu có thụ thể CD4
D. Bệnh nhân sẽ thiếu máu nghiêm trọng vì bạch cầu sẽ tiêu diệt các hồng cầu chứa HIV.
Câu 34. Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở
A. vi khuẩn. B. người. C. động vật D. thực vật
Câu 35. Virut đẩy bộ gen của virut vào tế bào chủ là diễn biến của giai đoạn
A. hấp phụ. B. lắp ráp. C. xâm nhập D. sinh tổng hợp
Câu 36. Đặc điểm nào sau đây là sự khác biệt của virut đối với vi khuẩn?
A. Virut có cấu tạo tế bào. B. Virut có khả năng sinh sản độc lập.
C. Virut không có bào quan ribôxôm. D. Hệ gen virut luôn chứa AND
Câu 37. Cấu tạo của virut trần gồm có :
A. Axit nucleic và capsit. B. Axit nucleic, capsit và vỏ ngoài.
C. Axit nucleic và vỏ ngoài. D. Capsit và vỏ ngoài.
Câu 38. Thành phần nào sau đây có trong sữa mẹ mà không có trong các loại sữa bột và sữa đặc?
A. Kháng nguyên. B. Kháng thể và lizozim.
C. Chất vi lượng. D. Lợi khuẩn.
Câu 39: Trong cơ thể người, thành phần nào dưới đây không phải là một bộ phận của miễn dịch không
đặc hiệu ?
A. Kháng thể do tế bào limphô B tiết ra
B. Dịch axit của dạ dày
C. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp
D. Đại thực bào và bạch cầu trung tính
Câu 40. Một trong các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm là tiêm vacxin, vacxin có bản chất là:
A. Kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh
B. Tế bào lympho B có khả năng tiết kháng thể
C. Mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính.
D. Tế bào lympho T
Câu 41. Bệnh nào sau đây do virut gây ra, thông qua côn trùng sau đó xâm nhập vào người?
A. Bệnh cúm H5N1 B. Bệnh viêm gan B
C. Bệnh sốt rét D. Bệnh sốt xuất huyết
Câu 42. Phương thức lây truyền nào dưới đây không cùng nhóm với những phương thức lây truyền
còn lại ?
A. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi B. Truyền qua đường tiêu hóa
C. Truyền qua vết thương hở D. Truyền từ mẹ sang con
Câu 43. HIV chỉ xâm nhập và làm tan tế bào limphô T ở người vì:
A. HIV không thể tồn tại được bên ngoài tế bào chủ.
B. Mỗi loại vi rut chỉ có thể xâm nhập vào 1 số tế bào nhất định.
C. Gai glicôprôtêin của chúng đặc hiệu với thụ thể trên tế bào limphô T ở người.
D. Kích thước của chúng quá nhỏ nên chỉ có thể xâm nhập vào tế bào limphô T ở người.
Câu 44: Trong nhóm bệnh do virut gây ra, loại miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực ?
A. Miễn dịch tế bào B. Miễn dịch thể dịch
C. Miễn dịch tập nhiễm D. Miễn dịch không đặc hiệu.
Câu 45: Chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Khi côn trùng ăn lá cây chứa
virut, ... trong ruột côn trùng sẽ phân giải thể bọc và giải phóng chúng.
A. các enzim tiêu hóa B. axit C. chất kiềm D. dịch nhầy.
Câu 46: Bệnh nào dưới đây lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa ?
A. Viêm gan A B. Viêm gan B C. Viêm gan C D. Viêm phế quản

Câu 47. Các hình dưới đây mô tả các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut.

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5


Hạt virut
Chú thích: Tế bào
ADN

Trình tự của các hình theo đúng trình tự các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut.
A. hình 2, hình 5, hình 4, hình 3, hình 1 B. hình 1, hình 5, hình 4, hình 3, hình 2
C. hình 5, hình 1, hình 3, hình 4, hình 2 D. hình 3, hình 2, hình 4, hình 3, hình 1
Câu 48. Virut HIV có trong máu người bệnh nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, muỗi đốt người bệnh sau
đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao HIV/AIDS không truyền từ
người sang người qua đường muỗi đốt?
A. Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virut mới xâm nhập.
B. Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virut.
C. Vì khi xâm nhập cơ thể người, virut đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.
D. Vì virut không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi
Câu 49: Nếu trộn axit nucleic của chủng virut B với vỏ protein của chủng virut A tạo ra virut lai và cho
lây nhiễm vào tế bào vật chủ. Nếu virut lai nhân lên thì các virut mới thuộc:
A. Giống chủng A B. Giống chủng B
C. Vỏ giống A, lõi giống B D. Vỏ giống A và B, lõi giống B
Câu 50: Làm mứt trái cây là một trong những biện pháp bảo quản thực phẩm lâu dài. Để ức chế sự sinh trưởng
của vi sinh vật có hại.
a.Yếu tố vật lý được con người vận dụng trong quá trình này là gì?
b.Giải thích?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 51: Khi dùng một lọai vi khuẩn có khả năng phân hủy rỉ đường thành bột ngọt; glutamatnatri, người ta
nhận thấy có một trường hợp trong các bình nuôi cấy trở nên trong suốt có nghĩa là đã bị hỏng.
a.Theo em, bình nuôi cấy bị hỏng do nguyên nhân nào, giải thích?
b.Vấn đề này gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 52: Thời gian thế hệ của E. coli là 20 phút. Người ta thả vào bình nuôi cấy 600 tế bào vi khuẩn E.
coli . Tính số lương tế bào vi khuẩn có trong bình sau 80 phút.
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 53: Ba bệnh sốt rất phổ biến ở Việt Nam do muỗi là vật trung gian truyền bệnh gồm sốt rét, sốt
xuất huyết và viêm não nhật bản. Theo em bệnh nào là do virus? Cần phải làm gì để chống các bệnh
này?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 54: Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi sử dụng văcxin
phòng chống thì hiệu quả rất thấp?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 55: Hình vẽ dưới đây mô tả cấu tạo của hai loại virut

3
4
(5) (6)

a.1, 2, 3, 4 là những thành phần nào của virut


b.Virut (5) và (6) gọi là virut gì?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

You might also like