You are on page 1of 6

Câu 1. Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là gì?

A. Tăng hệ vi sinh vật kháng khuẩn cho vật nuôi.


B. Phân hủy cellulose trong thức ăn thành đường.
C. Tăng hàm lượng protein, lipid cho thức ăn.
D. Lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.
Câu 2. Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?
A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng.
B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis  có khả năng kí sinh và làm chết côn trùng.
C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự sinh sản của côn trùng.
D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự di chuyển của côn trùng.
Câu 3. Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau
đây?
A. Liên kết peptide. B. Liên kết hóa trị.
C. Liên kết hydrogen. D. Liên kết glycoside.
Câu 4. Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là
A. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.
B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.
C. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.
D. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
(1) Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn.
(2) Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở cả vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.
(3) Một số động vật nguyên sinh có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
(4) Bản chất của quá trình sinh sản vô tính ở vi sinh vật là quá trình nguyên phân.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 6. Virus được phân thành 3 nhóm gồm virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu
trúc hỗn hợp. Sự phân loại này dựa trên tiêu chí nào sau đây?
A. Sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid.
B. Loại vật chất di truyền.
C. Loại vật chủ.
D. Sự tồn tại của lớp vỏ ngoài.
Câu 7. Có bao nhiêu lí do trong các lí do sau đây giải thích cho việc giảm dần số lượng cá thể ở pha suy
vong trong nuôi cấy vi khuẩn không liên tục?
(1) Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt.
(2) Các chất độc hại tích tụ nhiều.
(3) Môi trường nuôi cấy không còn không gian để chứa vi khuẩn.
(4) Nồng độ oxygen giảm xuống rất thấp.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 8. Các phương thức lây truyền bệnh do virus gồm
A. truyền ngang và truyền dọc.
B. truyền qua đường hô hấp và truyền qua tiếp xúc trực tiếp.
C. truyền trực tiếp và truyền gián tiếp.
D. truyền qua đường hô hấp và truyền qua đường tiêu hóa.
Câu 9. Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
A. Phân li NST về hai cực của tế bào. B. Nhân đôi NST.
C. Co xoắn và tháo xoắn NST. D. Tiếp hợp 2 NST kép cặp tương đồng.
Câu 10. Trong nuôi cấy không liên tục, pha có tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa là
A. pha tiềm phát. B. pha cân bằng. C. pha suy vong. D. pha lũy thừa.
Câu 11. Virus RNA có tỉ lệ đột biến cao hơn virus DNA vì
A. virus RNA có khả năng lây nhiễm trên nhiều đối tượng vật chủ.
B. virus RNA có khả năng nhân lên nhanh chóng hơn virus DNA.
C. virus RNA không có khả năng chống lại sự bảo vệ của hệ miễn dịch.
Mã đề 101 Trang 1
D. virus RNA không có khả năng tự sửa chữa khi sao chép.
Câu 12. Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?
A. Lactococcus lactis. B. Bacillus thuringiensis.
C. Saccharomyces cerevisiae. D. Aspergillus oryzae.
Câu 13. Cần bảo quản sữa chua thành phẩm trong ngăn mát tủ lạnh (2 – 8 oC) nhằm
A. tăng cường sự phát triển của vi khuẩn lactic để ức chế vi khuẩn có hại.
B. hạ thấp nhiệt độ của sữa chua thành phẩm để tăng độ đông tụ.
C. hạ thấp nhiệt độ của sữa chua thành phẩm để tăng độ thơm ngon.
D. ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic để tránh sự lên men quá mức.
Câu 14. Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng phương pháp nào
sau đây?
A. Phương pháp nuôi cấy.
B. Phương pháp định danh vi khuẩn.
C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
D. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
Câu 15. Để tạo ra số lượng lớn virus trong sản xuất thuốc trừ sâu từ virus, người ta sử dụng phương pháp
nào sau đây?
A. Sử dụng vi khuẩn làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
B. Sử dụng thực vật làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
C. Sử dụng sâu làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
D. Sử dụng môi trường tổng hợp nhân tạo để nhân nhanh số lượng virus.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau của virus và vi khuẩn?
A. Virus không nhất thiết phải sống kí sinh nội bào bắt buộc còn vi khuẩn phải sống kí sinh nội bào bắt
buộc.
B. Virus có thể mẫn cảm với các chất kháng sinh còn vi khuẩn thì không mẫn cảm với các chất kháng
sinh.
C. Virus có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên còn vi khuẩn thì không có hiện tượng sinh trưởng và
nhân lên.
D. Virus không có hệ thống sinh năng lượng còn vi khuẩn thì có hệ thống sinh năng lượng.
Câu 17. Trong ứng dụng di truyền học, Đôli là sản phẩm của phương pháp?
A. biến dị tổ hợp. B. sinh sản hữu tính.
C. nhân bản vô tính. D. gây đột biến.
Câu 18. Xét lần lượt 2 hình ảnh A và B cho dưới đây. Kết luận chính xác là:

A. Hình A có NST 16 đơn. B. hình A có 8 NST kép.


C. Hình B có 8 NST kép D. hình B 16 NST đơn
Câu 19. Cho các nhóm sinh vật sau đây:
(1) Vi khuẩn (2) Động vật nguyên sinh (3) Động vật không xương sống
(4) Vi nấm (5) Vi tảo (6) Rêu
Số nhóm sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Câu 20. Các sản phẩm được tạo ra bằng con đường sinh học được gọi là
A. chất kháng sinh. B. chế phẩm sinh học.
C. interferon. D. sản phẩm tái tổ hợp.
Câu 21. Nhận định nào sau đây đúng về vật chất di truyền của virus?
Mã đề 101 Trang 2
A. Chỉ có thể là RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
B. Chỉ có thể là DNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
C. Có thể là DNA mạch kép hoặc RNA mạch đơn.
D. Có thể là DNA hoặc RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus?
A. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA.
B. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ.
C. Có cấu tạo tế bào mặc dù còn rất đơn giản.
D. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm).
Câu 23. Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?
A. Động vật nguyên sinh. B. Rêu.
C. Vi khuẩn. D. Tảo đơn bào.
Câu 24. Khi nuôi cấy trên môi trường đặc thích hợp, từ một tế bào vi khuẩn ban đầu sẽ phát triển thành
A. một quần thể tế bào vi khuẩn đa dạng về chủng loài.
B. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng sợi, màu hồng cam.
C. một quần thể tế bào vi khuẩn thuần nhất về chủng loài.
D. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng tròn, màu trắng sữa.
Câu 25. Tại sao đeo khẩu trang là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống đại dịch Covid –
19?
A. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự phát tán và lây nhiễm của các giọt bắn chứa virus SARS –
CoV – 2 qua không khí.
B. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng tiêu diệt virus SARS – CoV – 2.
C. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự nhân lên và gây hại của virus SARS – CoV – 2 trong cơ thể
đã nhiễm bệnh.
D. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng làm biến chủng virus SARS – CoV – 2 từ dạng
có hại thành dạng vô hại.
Câu 26. Môi trường nuôi cấy không liên tục là
A. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không được lấy đi các sản
phẩm của quá trình nuôi cấy.
B. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới nhưng được lấy đi các sản phẩm của
quá trình nuôi cấy.
C. môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới và được lấy đi các sản phẩm của quá trình
nuôi cấy.
D. môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản
phẩm của quá trình nuôi cấy.
Câu 27. Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là
A. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh.
B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người.
C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào.
D. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc.
Câu 28. Cho các biện pháp sau:
(1) Không tiêm chích ma túy (2) Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế
(3) Không giao tiếp với người bị HIV (4) Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng
Số biện pháp đúng trong phòng tránh lây nhiễm HIV là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 29. Trình tự các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus là
A. xâm nhập → hấp phụ → tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.
B. hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → tổng hợp → phóng thích.
C. xâm nhập → hấp phụ → lắp ráp → tổng hợp → phóng thích.
D. hấp phụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.
Câu 30. Cho một số đặc điểm sau:

Mã đề 101 Trang 3
(1) Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh (2) Có khả năng tổng hợp được một số chất
quý
(3) Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa (4) Có thể gây độc cho một số loài gây hại
mùa màng
Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 31. Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là
A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào.
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST.
D. Tạo nhiều loại giao tử đa dạng sinh học.
Câu 32. Có bao nhiêu ứng dụng sau đây là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn?
(1) Xử lí rác thải (2) Tổng hợp chất kháng sinh (3) Lên men sữa chua
(4) Tạo ra máy đo đường huyết (5) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 33. Công nghệ vi sinh vật là
A. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các loại đồ ăn, thức uống giàu
giá trị dinh dưỡng.
B. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm thuốc chữa bệnh
cho người và động vật.
C. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống
con người.
D. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm xử lí ô nhiễm môi
trường.
Câu 34. Có bao nhiêu bệnh sau đây có hình thức lây truyền qua đường hô hấp?
(1) SARS – CoV – 2 (2) Cúm (3) Sởi (4) Viêm gan B
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 35. Dựa vào trạng thái môi trường, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 2 loại gồm
A. môi trường tự nhiên và môi trường tổng hợp.
B. môi trường dạng đặc và môi trường dạng lỏng.
C. môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.
D. môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.
Câu 36. Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?
A. Vi nấm. B. Vi tảo.
C. Vi khuẩn. D. Động vật nguyên sinh.
Câu 37. Phát biểu nào sau đây là đúng về chu kì tế bào?
A. Chu kì tế bào gồm kỳ trung gian và pha M.
B. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.
C. Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
D. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào.
Câu 38. Mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) có vai trò gì trong sản xuất tương?
A. Lên men tạo vị chua cho tương.
B. Tạo ra enzym để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.
C. Tạo độ pH thấp làm tương không bị thối.
D. Làm cho tương có màu vàng như màu của nấm mốc.
Câu 39. Cho các bước sau:
(1) Nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.
(2) Tạo vector virus tái tổ hợp.
(3) Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.
Trình tự các bước sử dụng virus làm vector và sản xuất các chế phẩm sinh học là
A. (1) → (2) → (3). B. (2) → (3) → (1). C. (2) → (1) → (3). D. (1) → (3) → (2).
Câu 40. Dựa trên cơ sở nào sau đây để có thể sử dụng virus tạo giống cây trồng?
A. Sử dụng virus làm vector chuyển gen mong muốn vào cây trồng.
Mã đề 101 Trang 4
B. Sử dụng virus làm tác nhân điều khiển sự tái bản gene của cây trồng.
C. Sử dụng virus làm kháng nguyên tạo sức miễn dịch cho cây trồng.
D. Sử dụng virus làm tác nhân gây đột biến hệ gene của cây trồng.
Câu 41. Tại sao phải để nguội hỗn hợp sữa nguyên liệu (khoảng 40 oC) trước khi cho hộp sữa chua làm
men giống vào?
A. Vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến vi khuẩn lactic giống bị chết.
B. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của nguyên liệu.
C. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm độ pH của nguyên liệu.
D. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm vi khuẩn lactic giống bị đột biến.
Câu 42. Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát
triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này?
A. Độ pH. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ.
Câu 43. Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là
A. glycerol. B. glycoprotein. C. capsomer. D. nucleotide.
Câu 44. Đặc điểm nào sau đây đúng với sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ?
A. Chưa có hình thức sinh sản.
B. Chỉ có hình thức sinh sản vô tính.
C. Có cả 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
D. Chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
Câu 45. Dựa vào đặc điểm nào sau đây của virus mà người ta có thể sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ
virus?
A. Một số virus có khả năng gây bệnh cho cây trồng.
B. Một số virus có khả năng gây bệnh cho sâu hại cây trồng.
C. Một số virus có khả năng gây bệnh cho động vật.
D. Một số virus có khả năng gây bệnh cho con người.
Câu 46. Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào
của cây?
A. bộ phận thân. B. bộ phận rễ. C. cành lá. D. Đỉnh sinh trưởng.
Câu 47. Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?
A. Giúp vi sinh vật có khả năngdi chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.
B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.
C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
D. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
Câu 48. Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức lây truyền ngang?
A. Lây lan qua đường tiêu hóa. B. Lây lan qua đường hô hấp.
C. Lay lan qua đường tình dục. D. Lây truyền từ mẹ sang con.
Câu 49. Để phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
C. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
D. Giữ khoảng cách với người khác.
Câu 50. Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu
tháo xoắn. Qúa trình này là ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu. B. Kì cuối. C. Kì sau. D. Kì giữa.
Câu 51. Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong
nuôi cấy không liên tục?
A. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng.
B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong.
C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng.
D. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
Câu 52. Cho các đặc điểm sau:
(1) Có kích thước hiển vi. (2) Tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.
(3) Sinh trưởng và sinh sản nhanh. (4) Hình thức dinh dưỡng đa dạng.
Mã đề 101 Trang 5
Trong số các đặc điểm trên, số đặc điểm là cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 53. Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi RNA ra khỏi vỏ protein của hai chủng virus
A và B. Sau đó, tiến hành lấy lõi nucleic acid của chủng A kết hợp với vỏ capsid của chủng B để tạo
thành virus lai. Nhiễm chủng virus lai vào cây thuốc lá thì cây sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết, khi tiến hành
phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ thu được virus có cấu tạo gồm
A. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng A.
B. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng B.
C. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng B.
D. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng A.
HẾT

ĐÁP ÁN
1.D 2.A 3.A 4.A 5.A 6.A 7.C 8.A 9.D 10.D
11.D 12.A 13.B 14.D 15.D 16.D 17.C 18.B 19.C 20.B
21.D 22.C 23.B 24.C 25.A 26.A 27.D 28.C 29.D 30.A
31.D 32.D 33.C 34.C 35.B 36.C 37.A 38.B 39.B 40.A
41.A 42.A 43.C 44.B 45.B 46.D 47.D 48.D 49.B 50.C
51.D 52.A 53.C

Mã đề 101 Trang 6

You might also like