You are on page 1of 5

ĐỀ ÔN SỐ 3

Câu 1 (NB). Chu kì tế bào là


A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.
B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để
tạo tế bào con.
C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.
D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.
Câu 2 (NB). Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân
của tế bào?
A. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Cố định mẫu bằng carnoy → Làm tiêu bản → Quan
sát tiêu bản.
B. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Làm tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy → Quan sát
tiêu bản.
C. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản → Cố định mẫu bằng
carnoy.
D. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Quan sát tiêu bản → Làm tiêu bản → Cố định mẫu bằng
carnoy.
Câu 3 (NB). Nguyên lí công nghệ tế bào thực vật là:
A. Dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi
cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.
B. Nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi
biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.
C. Dựa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào.
D. Dựa vào khả năng biệt hóa thành các tế bào khác của tế bào gốc.
Câu 4 (NB). Đâu không phải là thành tựu thực tiễn của công nghệ tế bào thực vật?
A. Nuôi cấy mô tế bào.
B. Lai tế bào sinh dưỡng.
c. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.
D. Liệu pháp gene.
Câu 5 (NB): Công nghệ tế bào động vật là
A. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường
nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực
tế.
B. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên
để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
C. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo
để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.
D. quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường tự nhiên
để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích sản xuất hàng loạt các chế phẩm sinh học.
Câu 6 (NB): Đâu không phải là thành tựu thực tiễn của công nghệ tế bào động vật?
A. Nhân bản vô tính vật nuôi.
B. Liệu pháp tế bào gốc.
C. Liệu pháp gene.
D. Lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 7 (NB): Đặc điểm tiên quyết để xếp một loài sinh vật vào nhóm vi sinh vật là
A. kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
B. cấu tạo đơn giản, vật chất di truyền không được bao bọc bởi màng nhân.
C. tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
D. khả năng thích nghi cao với mọi loại môi trường sống.
Câu 8 (NB): Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn carbon sử dụng,
người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9 (NB): Mục đích của phương pháp nghiên cứu vi sinh vật bằng kính hiển vi:
A. Để nghiên cứu hình dạng kích thước của một số vi sinh vật.
B. Để nghiên cứu khả năng hoạt động hiếu khí, kị khí của vi sinh vật.
C. Để phân lập vi khuẩn thành các nhóm.
D. Để định danh mô tả chính xác từng loại vi khuẩn.
Câu 10 (NB): Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là
A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
B. sự tăng lên về kích thước tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.
C. sự tăng lên về khối lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.
D. sự tăng lên về cả kích thước tế bào và số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá
trình sinh sản.
Câu 11 (NB): Mô tả nào dưới đây nói về pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng
trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín?
A. Vi khuẩn phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA,
chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay đổi.
C. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng số tế
bào chết đi.
D. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và DNA, các tế
bào trong quần thể phân chia mạnh mẽ.
Câu 12 (NB): Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng
lên rất nhanh. Pha đó là
A. Pha tiềm phát
B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
Câu 13 (NB): Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm
chất diệt khuẩn?
A. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,…
B. Vì các chất này có thể tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm
vi sinh vật.
C. Vì các chất này có thể gây biến đổi vật chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh
vật với môi trường.
D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ nước khiến các vi sinh vật bị chết do thiếu nước trầm
trọng.
Câu 14 (NB): Cho các phát biểu sau:
(1) Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của
một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.
(2) Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.
(3) Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc (kháng kháng sinh) nhanh chóng ở
nhiều vi sinh vật gây bệnh.
(4) Dung dịch cồn – iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không
được coi là chất kháng sinh.
Số phát biểu đúng khi nói về thuốc kháng sinh là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15 (TH): Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì
A. nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.
B. nhiệt độ thấp sẽ tiêu diệt hết tất cả vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.
C. nhiệt độ thấp sẽ làm biến tính acid nucleic của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.
D. nhiệt độ thấp sẽ gây co nguyên sinh chất của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.
Câu 16 (TH): Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm
chất diệt khuẩn?
A. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,…
B. Vì các chất này có thể tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài
nhóm vi sinh vật.
C. Vì các chất này có thể gây biến đổi vật chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh
vật với môi trường.
D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ nước khiến các vi sinh vật bị chết do thiếu nước trầm
trọng.
Câu 17 (TH): Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì
A. nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.
B. nhiệt độ thấp sẽ tiêu diệt hết tất cả vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.
C. nhiệt độ thấp sẽ làm biến tính acid nucleic của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.
D. nhiệt độ thấp sẽ gây co nguyên sinh chất của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.
Câu 18 (TH): Vi sinh vật có vai trò gì trong quá trình sản xuất nước tương?
A. phân giải protein trong đậu tương. B. phân giải protein trong cá.
C. tổng hợp protein trong cá. D. tổng hợp protein trong đậu tương.
Câu 19 (TH): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa quang tự dưỡng và hóa
tự dưỡng?
A. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng
lượng là các chất hữu cơ.
B. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn
năng lượng là các chất vô cơ.
C. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2 còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là các
chất hữu cơ.
D. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon
là CO2.
Câu 20 (TH): Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ
và sống trong hang động không có ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của loại vi khuẩn này là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa dị dưỡng.
D. hóa tự dưỡng.
Câu 21 (TH):  Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A. Tảo đơn bào. B. Vi khuẩn nitrat hoá. C. Vi khuẩn lưu huỳnh. D. Vi khuẩn sắt.
Câu 22 (TH): Cho các ứng dụng sau:
(1) Sản xuất nước tương, nước mắm.
(2) Sản xuất phân bón hữu cơ làm giàu dinh dưỡng cho đất.
(3) Sản xuất ethanol sinh học.
(4) Sản xuất sữa chua, các sản phẩm muối chua như rau, củ, quả,…
Số ứng dụng của quá trình phân giải polysaccharide ở vi sinh vật là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23 (TH). Cho các ứng dụng sau:
(1). Sản xuất sinh khối vi sinh vật ( protein đơn bào).
(2). Làm rượu nếp, tương cà, dưa muối.
(3). Sản xuất các chế phẩm sinh học (enzyme, kháng sinh)
(4). Sản xuất amino acid.
Những ứng dụng từ qúa trình tổng hợp của vi sinh vật là
A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2),
(3).
Câu 24 (TH): Cho các phát biểu sau:
(1) Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của
một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.
(2) Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.
(3) Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc (kháng kháng sinh) nhanh chóng ở
nhiều vi sinh vật gây bệnh.
(4) Dung dịch cồn – iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không
được coi là chất kháng sinh.
Số phát biểu đúng khi nói về thuốc kháng sinh là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25 (NB): Hình thức sống của virus là :
A. Sống tự do.
B. Sống hoại sinh.
C. Sống cộng sinh.
D. Sống kí sinh bắt buộc.
Câu 26 (NB): Thành phần cơ bản cấu tạo nên virus gồm:
A. Vỏ protein và lõi nucleic acid.
B. Lõi nucleic acid và gai glycoprotein.
C. Vỏ capsid gai glycoprotein.
D. Nucleocapsid và protein.
Câu 27 (TH). Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây?
A. Đường tình dục.
B. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay…).
C. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con.
D. Đường máu.
Câu 28 (TH): Biện pháp chủ động phòng tránh virus hiệu quả nhất ở người là
A. tiêm vaccine.
B. vệ sinh môi trường sạch sẽ.
C. giữ gìn vệ sinh cơ thể.
D. ăn uống đủ chất.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1: (VD) 1,0 điểm:
Có 1 nhóm hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần và đã tạo ra tổng số 56 tế bào
con. Trong các tế bào con có chứa tổng số 448 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định: 
a. Số hợp tử ban đầu 
b. Tên của loài nói trên 
Câu 2 (VDC) 0,5 điểm:
Xét 4 tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm 2n = 8 đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. Trong
các tế bào con tạo thành có 2,34375% số tế bào trải qua giảm phân. Tính số giao tử cái được sinh ra.
Câu 3 (VD): 1,0 điểm:
a. Người ta thường bảo quản thịt, cá, trứng trong dung dịch muối đậm đặc hoặc ướp với muối
hạt. Vì sao cách này giúp gia tăng thời gian bảo quản thực phẩm.
b. Vì sao khi sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ?
Câu 4 (VDC): 0.5 điểm
Nuôi vi khuẩn Bacillus subtillis trong môi trường dinh dưỡng lỏng ở điều kiện tối ưu, không
bổ sung dinh dưỡng trong suốt thời gian nuôi. Tính mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong dịch nuôi
sau 6 giờ nuôi cấy. Biết rằng mật độ ban đầu của vi khuẩn là 2.103 tế bào/mL, vi khuẩn B.
subtillis có g = 0,5 giờ, bỏ qua pha tiềm phát của quần thể vi khuẩn.

You might also like