You are on page 1of 5

ĐỀ ÔN TẬP THI HK2 - MÔN SINH HỌC 10

NĂM HỌC 2022 – 2023

I. Phần trắc nghiệm


Câu 1: Virus chỉ có thể bám dính lên bề mặt tế bào chủ khi
A. virus có màng bọc. B. có thụ thể tương thích.
C. có bộ gen tương thích. D. có protein tương thích.
Câu 2: Trâu bò tiêu hóa được rơm rạ là do trong dạ dày 4 ngăn của trâu bò có chứa các vi sinh
vật có khả năng sinh enzyme nào dưới đây?
A. protease. B. amylase. C. cellulase. D. lipase.
Câu 3: Chu trình nhân lên của virus nói chung trong tế bào vật chủ được diễn ra theo mấy giai
đoạn?
A. 7 giai đoạn. B. 4 giai đoạn. C. 6 giai đoạn. D. 5 giai đoạn.
Câu 4: Trong quá trình tổng hợp, protein được tổng hợp bằng cách nào?
A. Các phân tử glucose liên kết với nhau. B. Các nucleotide liên kết với nhau.
C. Các acid béo liên kết với nhau. D. Các amino acid liên kết với nhau.
Câu 5: Mô tả nào dưới đây nói về pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng
trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín?
A. Vi khuẩn phân chia rất chấm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và
DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay đổi.
C. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra bằng
số tế bào chết đi.
D. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và
DNA, các tế bào trong quần thể phân chia mạnh mẽ.
Câu 6: Chất nào dưới đây là thuốc kháng sinh?
(1) Cồn-iodine (2) Penicillin (3) Thuốc tím (4) Streptomyein
A. (3), (4). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (2), (3).
Câu 7: Nhiều vi sinh vật có khả năng phân giải các polysaccharide như cellulose, tinh bột...
thành đường là do đâu?
A. Do có khả năng sinh tổng hợp các chất hữu cơ.
B. Do có khả năng sinh tổng hợp enzyme ngoại bào.
C. Do có khả năng chuyển hóa năng lượng.
D. Do có khả năng sinh tổng hợp enzyme nội bào.
Câu 8: Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng trình tự của một phần trong chu kì nhân lên của
virus HIV?
1. Tích hợp DNA mạch kép vào hệ gene của tế bào chủ 2. Tổng hợp protein của virus
3. DNA của virus được phiên mã thành RNA của virus
4. Enzyme phiên mã ngược tổng hợp DNA mạch đơn từ RNA của virus
5. Tổng hợp mạch DNA có trình tự bổ sung với mạch DNA được phiên mã ngược từ RNA
A. 4 → 1 → 2 → 3 → 5. B. 4 → 5 → 1 → 3 → 2.
C. 5 → 2 → 3 → 4 → 1. D. 5 → 2 → 1 → 3 → 4. 
Câu 9: Protein được cấu tạo từ loại đơn phân nào sau đây?
A. Glucose. B. Glycerol. C. Amino acid. D. Nucleotide.
Câu 10: Ở trong tủ lạnh, thực phẩm giữ được khá lâu là vì: 
A. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế.
B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được
C. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp
Trang 1/5
D. khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được
Câu 11: Khi nói về nguyên nhân khiến virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc, phát biểu nào
dưới đây là sai?
A. Virus không có bộ máy sinh tổng hợp protein cho bản thân nó.
B. Virus thiếu hệ enzym thực hiện trao đổi chất. C. Virus không có hệ gen của riêng nó.
D. Virus không có nguyên liệu để tạo nên các bộ phận cấu thành mới.
Câu 12: Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây?
A. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay…). B. Đường tình dục.
C. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con. D. Đường máu.
Câu 13: Nguyên liệu được sử dụng trong quy trình sản xuất khí sinh học (Biogas)?
A. Sinh khối thực vật.
B. Rác hữu cơ, chất thải chăn nuôi, phụ phẩm của trồng trọt.
C. Rác hữu cơ, phân và nước thải chăn nuôi.
D. Sinh khối thực vật, phụ phẩm ngành trồng trọt.
Câu 14: Đâu là nhận xét sai khi nói về virus?
A. Không thể nuôi virus trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn.
B. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.
C. Virus có cấu tạo gồm 2 thành phần cơ bản: lõi nucleic axid và vỏ capsid.
D. Virus nhân đôi độc lập với tế bào chủ.
Câu 15: Vi sinh vật có vai trò gì trong quá trình sản xuất nước tương?
A. phân giải protein trong cá. B. tổng hợp protein trong cá.
C. tổng hợp protein trong đậu tương. D. phân giải protein trong đậu tương.
Câu 16: Công nghệ vi sinh là ngành khoa học
A. Nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục
vụ đời sống.
B. Nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong đời sống, sản xuất.
C. Nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục
vụ đời sống.
D. Nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong gia đình.
Câu 17: Vì sao trong quá trình phân giải ở vi sinh vật, phân giải ngoại bào đóng vai trò quan
trọng?
A. Giúp tạo ra các chất đơn giản, vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.
B. Giúp tạo ra các chất vô cơ để khép kín vòng tuần hoàn vật chất.
C. Giúp tạo ra chất hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển.
D. Giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật.
Câu 18: Những chất có hoạt tính sinh học nào sau đây được sử dụng làm thuốc trong chăm sóc
sức khỏe con người?
(1). Chất kháng sinh. (2). Enzyme. (3). Chất kích thích sinh trưởng.
(4) Chất ức chế sinh trưởng. (5) Ethanol sinh học.
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3),(4).
C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3)
Câu 19: Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên những cơ sở khoa học nào?
(1). Khả năng phân giải các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ của vi sinh vật.
(2). Khả năng tổng hợp các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ của vi sinh vật.
(3). Khả năng sinh trưởng nhanh và sống được trong các điều kiện cực khắc nghiệt của vi sinh
vật.
(4). Khả năng tổng hợp các chất và sinh sản nhanh, luôn sống trong điều kiện thuận lợi.
A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).
Trang 2/5
Câu 20: Thuốc kháng sinh có những đặc điểm nào dưới đây?
A. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh.
B. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao.
C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh.
D. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
Câu 21: Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?
A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử túi. B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử tiếp
hợp.
C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính. D. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử
đảm.
Câu 22: Cho các hiện tượng sau:
(1). Quần áo bị mốc đen. (2). Bánh mì nở phồng khi nướng.
(3). Thực phẩm bị mốc, thối. (4). Vết thương mưng mủ.
(5). Dịch sữa lỏng chuyển thành đặc. (6). Nước thải trở nên trong và mất mùi khi qua
xử lí.
Có bao nhiêu tác hại do vi sinh vật gây ra?
A. 3. B. 4. C. 6 D. 2.
Câu 23: Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào thời điểm nào?
A. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng. B. Cuối pha cân bằng, đầu pha suy vong.
C. Pha cân bằng D. Pha tiềm phát
Câu 24: Các chất kháng sinh tự nhiên được sản xuất chủ yếu từ loại vi sinh vật nào sao đây?
A. Tảo B. Xạ khuẩn và nấm. C. Nấm. D. Nấm và vi khuẩn.
Câu 25: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là
A. Số lượng tế bào được sinh ra bằng với số lượng tế bào chết đi.
B. Số lượng tế bào chết đi nhiều hơn số lượng tế bào được sinh ra.
C. Chỉ có tế bào chết đi mà không có tế bào sinh ra.
D. Số lượng tế bào được sinh ra nhiều hơn số lượng tế bào chết đi.
Câu 26: Các loại thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm khuẩn vì
A. nước là yếu tố hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất.
B. vi khuẩn sinh trưởng tốt ở môi trường có độ ẩm cao.
C. nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng.
D. mỗi loại VSV sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
Câu 27: Hình thức sống của virus là :
A. Sống cộng sinh. B. Sống kí sinh bắt buộc.
C. Sống hoại sinh. D. Sống tự do.
Câu 28: Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là
A. hình thành các hợp chất để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời
cũng là quá trình tích lũy năng lượng ở vi sinh vật.
B. hình thành các chất vô cơ để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời
cũng là quá trình tích lũy năng lượng ở vi sinh vật.
C. hình thành các hợp chất để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời
cũng là quá trình chuyển hóa các chất ở vi sinh vật.
D. hình thành các hợp chất để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật nhưng không
có khả năng tích lũy năng lượng cho vi sinh vật.
Câu 29: Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng lỏng không bổ sung dinh dưỡng
trong suốt quá trình nuôi (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín), sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra
theo mấy pha?
A. 4 pha. B. 5 pha. C. 2 pha. D. 3 pha.
Trang 3/5
Câu 30: Quá trình quang hợp giải phóng O2 xảy ra ở vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi khuẩn lam. B. Vi khuẩn bacillus cereus.
C. Vi khuẩn E. Coli. D. Vi khuẩn màu tía và màu lục.
Câu 31: Con người đã ứng dụng phân giải protein trong cá để tạo ra sản phẩm nào sau đây?
A. cá khô. B. amino acid. C. nước mắm. D. nước tương.
Câu 32: Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ được ứng dụng trong sản xuất loại phân bón nào sau
đây?
A. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.
B. các enzyme, các acid hữu cơ và chất kích thích sinh trưởng.
C. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.
D. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
E. Phân vi sinh vật cố định nitơ tự do.
Câu 33: Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn theo trình tự là
A. Bám dính - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - giải phóng.
B. Bám dính - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - giải phóng.
C. Bám dính - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp – giải phóng.
D. Bám dính - xâm nhập - sinh tổng hợp - giải phóng - lắp ráp.
Câu 34: Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ?
1. Người nghiện ma túy 2. Xe ôm 3. Gái mại dâm 4. Người làm nghề bốc vác
5. Bác sĩ 6. Người thường xuyên hiến máu nhân đạo
A. 1, 2, 3, 6. B. 1, 3, 6. C. 2, 4, 5 D. 1, 3.
Câu 35: Vi sinh vật A có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 15 C đến 450C, sinh trưởng tối ưu
0

ở 30 - 350C. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?


A. Nhóm vi sinh vật cực ưa nhiệt. B. Nhóm vi sinh vật ưa lạnh.
C. Nhóm vi sinh vật ưa ấm. D. Nhóm vi sinh vật ưa nhiệt.
Câu 36: Đâu là nhận xét sai khi nói về virus?
A. Virus nhân đôi độc lập với tế bào chủ. B. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.
C. Virus có cấu tạo gồm 2 thành phần cơ bản: lõi nucleic axid và vỏ capsid.
D. Không thể nuôi virus trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn.
Câu 37: Thành phần cơ bản cấu tạo nên virus gồm:
A. Vỏ capsid gai glycoprotein. B. Nucleocapsid và prôtêin.
C. Lõi nucleic axid và gai glycoprotein. D. Vỏ prôtêin và lõi nucleic axid.
Câu 38: Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học BT được sản xuất từ sinh khối vi
khuẩn Bacillus thurigiensis. Thuốc này có vai trò gì trong nông nghiệp hữu cơ?
A. Tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
B. Tiêu diệt một số loại nấm gây bệnh hại cây trồng.
C. Tiêu diệt một số loại virus gây bệnh hại cây trồng.
D. Tiêu diệt một số loại sâu hại cây trồng.
Câu 39: Nếu trộn nucleic acid của chủng virus B với vỏ protein của chủng virus A tạo ra virus
lai và cho lây nhiễm vào tế bào vật chủ. Nếu virus lai nhân lên thì các virut mới thuộc:
A. Vỏ giống A, lõi giống B. B. Giống chủng A.
C. Vỏ giống A và B, lõi giống B. D. Giống chủng B.
Câu 40: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là
A. sự tăng lên về khối lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên
phân.
B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
C. sự tăng lên về cả kích thước tế bào và số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua
quá trình sinh sản.
Trang 4/5
D. sự tăng lên về kích thước tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên
phân.
Câu 41: Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu và nguồn năng lượng lần
lượt là:
A. CO2, ánh sáng. B. Chất hữu cơ, ánh sáng. C. CO2, hoá học. D. Chất hữu cơ, hoá học.
Câu 42: Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp
chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ ?
A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng D. Vi sinh vật hóa dưỡng
Câu 43: Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp nghiên cứu vi sinh vật ?
A. Phân lập vi sinh vật B. Nghiên cứu hình thái vi sinh vật
C. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật D. Lai tạo giống vi sinh vật
Câu 44: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với
thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH 4)3PO4 (1,5), KH2PO4 (1,0); MgSO4 (0,2) ;
CaCl2 (0,1); NaCl (5,0).
Nguồn cacbon của vi sinh vật này là gì?
A. Chất hữu cơ. B. Chất vô cơ. C. CO2. D. (NH4)3PO4.
Câu 45: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với
thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (1,0) ; MgSO4 (0,2) ; CaCl2 (0,1) ; NaCl (0,5).
Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường gì?
A. Môi trường tự nhiên. B. Môi trường nhân tạo. C. Môi trường tổng hợp. D. Môi trường
bán tổng hợp.

II.Phần tự luận:
Câu 1 :So sánh đặc điểm của pha tiềm phát (pha lag) và cân bằng trong đường cong sinh trưởng
của quần thể vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường sinh dưỡng lỏng, hệ kín.
Câu 2: : Làm thế nào để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân
bằng?
Câu 3. Tổng hợp polysaccharide có ý nghĩa gì đối với vi sinh vật? Ứng dụng tổng hợp
polysaccharide vào đời sống?
Câu 4: Xét hai chủng virus A và B. Khi trộn lẫn axit nuclêic của chủng A với vỏ prôtêin của cả
chủng A và B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào ? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá sau
đó phân lập virus thì sẽ thu được các thế hệ sau có đặc điểm cấu trúc như thế nào ?
Câu 5: Các số trong hình tương ứng với giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?

------ HẾT ------


Trang 5/5

You might also like