You are on page 1of 7

Câu 1.

Công nghệ tế bào là


A. kích thích sự tăng trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
B. dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
C. nuôi dưỡng tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc
cơ thể hoàn chỉnh.
D. dùng hóa chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.
Câu 2. Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?
A. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
B. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
Câu 3. Ứng dụng của công nghệ tế bào là
A. nhân bản vô tính.
B. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
C. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống.
D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân
bản vô tính.
Câu 4. Người ta tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ tế bào lá non) nuôi cấy trong môi
trường nào để tạo ra mô sẹo?
A. môi trường tự nhiên.
B. môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm.
C. kết hợp môi trường nhân tạo vào môi trường tự nhiên.
D. môi trường dinh dưỡng trong vườn ươm.
Câu 5. Có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để nhanh chóng tạo nên một quần thể cây phong lan
đồng nhất về kiểu gen từ một cây phong lan có kiểu gen quý ban đầu?
A. Cho cây phong lan tự thụ phấn.
B. Cho cây phong lan này giao phấn với một cây phong lan thuộc giống khác.
C. Nuôi cấy tế bào, mô của cây phong lan này.
D. Dung hợp tế bào xôma của cây phong lan này với tế bào xôma của cây phong lan thuộc giống khác.
Câu 6. Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy mô sẹo ở hoạt động nhân giống vô tính
thực vật, người ta bổ sung vào đó chất nào dưới đây?
A. Chất kháng thể.
B. Hoocmon sinh trưởng.
C. Vitamin.
D. Enzym.
Câu 7. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là
A. là sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân.
B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong giảm phân.
C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong trực phân.
D. sự nhân đôi và phân li đồng không đồng đều của NST trong nguyên phân.
Câu 8. Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào?
A. Sinh sản hữu tính.
B. Gây đột biến gen.
C. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
D. Gây đột biến dòng tế bào xôma.
Câu 9. Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để cho nhân là
A. tế bào động vật.
B. tế bào xôma.
C. tế bào tuyến sinh dục.
D. tế bào tuyến vú.
Câu 10. Cho các bước tạo động vật chuyển gen như sau:
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là
A. (2) → (3) → (4) → (2).
B. (1) → (3) → (4) → (2).
C. (1) → (4) → (3) → (2).
D. (3) → (4) → (2) → (1).
Câu 11. Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải là vi sinh vật?
A. Vi khuẩn cổ.
B. Vi khuẩn.
C. Nấm.
D. Vi nấm.
Câu 12. Vi sinh vật phần lớn có cấu trúc
A. đơn bào.
B. đa bào.
C. tập đoàn đa bào.
D. không có cấu trúc tế bào.
Câu 13. Vi sinh vật có mặt ở nơi nào trong các nơi sau đây?
(1) Trong nước. (2) Trong đất. (3) Trong không khí. (4) Trên cơ thể sinh vật.
Số phát biểu ĐÚNG là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14. Vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản rất nhanh vì chúng
A. có khả năng hấp thu và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng.
B. có kích thước rất nhỏ bé.
C. có thể tồn tại ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong cơ thể sinh vật.
D. có cấu trúc đơn bào (nhân sơ hoặc nhân thực), một số khác là tập đoàn đơn bào.
Câu 15. Loại que cấy nào sau đây được sử dụng để trải đều vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn?
A. Que cấy thẳng.
B. Que cấy vòng.
C. Que cấy móc.
D. Que cấy trang.
Câu 16. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn carbon là CO 2 có kiểu dinh
dưỡng nào sau đây?
A. Quang tự dưỡng.
B. Quang dị dưỡng.
C. Hóa tự dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng.
Câu 17. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ có kiểu
dinh dưỡng nào sau đây?
A. Quang tự dưỡng.
B. Quang dị dưỡng.
C. Hóa tự dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng.
Câu 18. Dựa vào cấu tạo tế bào có thể phân loại vi sinh vật thành hai nhóm đó là
A. đơn bào nhân sơ và đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực.
B. đơn bào nhân sơ và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân thực.
C. đơn bào nhân sơ và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân sơ.
D. đơn bào nhân thực và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân thực.
Câu 19. Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. ánh sáng và CO2.
B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2.
D. chất hữu cơ.
Câu 20. Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam là
A. hoá tự dưỡng.
B. quang tự dưỡng.
C. hoá dị dưỡng.
D. quang dị dưỡng
Câu 21. Trong quá trình tổng hợp carbohydrate, các phân tử polysaccharide được tạo ra nhờ sự liên
kết các phân tử glucose bằng liên kết
A. glycosid.
B. peptide.
C. ion.
D. liên kết hidro.
Câu 22. Sản phẩm của quá trình tổng hợp carbohydrate ở đa số vi sinh vật là
A. monopeptide.
B. polysaccharide.
C. polypeptide.
D. monosaccharide.
Câu 23. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật xảy ra ở
A. bên trong nhân tế bào vi sinh vật.
B. bên ngoài cơ thể vi sinh vật.
C. bên trong tế bào chất tế bào vi sinh vật.
D. tại ti thể của tế bào vi sinh vật.
Câu 24. Trong quá trình tổng hợp nucleic acid ở vi sinh vật, các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ
sự liên kết của các
A. nucleotide.
B. dihydroaceton - P.
C. phosphoric acid.
D. acetyl-CoA.
Câu 25. Đường đơn được tạo ra sau quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật được
chúng hấp thụ và phân giải theo con đường
(1) hiếu khí. (2) kị khí. (3) lên men.
Trong các con đường trên, con đường đúng là
A. Chỉ (3) đúng.
B. Chỉ (1) và (2) đúng
C. Chỉ (1) và (3) đúng.
D. Cả (1), (2) và (3) đều đúng.
Câu 26. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của gôm sinh học trong
đời sống con người?
(1) Dùng trong công nghiệp để sản xuất kem phủ bề mặt bánh.
(2) Làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hỏa.
(3) Làm chất thay thế huyết tương trong y học.
(4) Trong sinh hóa dùng làm chất tách chiếc enzyme.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27. Đâu KHÔNG phải là ứng dụng của vi sinh vật trong tự nhiên?
A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
B. Cải thiện chất lượng đất.
C. Sản xuất dược phẩm.
D. Làm sạch môi trường.
Câu 28. Sản phẩm nào sau đây luôn xuất hiện sau quá trình lên men lactic?
A. CO2.
B. Ethanol.
C. Lactic acid
D. Acetic acid
Câu 290. Cho các phát biểu sau đây về vai trò của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người.
(2) Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
(3) Con người đã ứng dụng vi sinh vật vào nhiều lĩnh vực trong trong đời sống.
(4) Con người đã ứng dụng vi sinh vật vào nhiều lĩnh vực trong trong sản xuất.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 30. Quá trình phân giải protein ở vi sinh vật thành amino acid là nhờ
A. enzym nuclease.
B. lipase.
C. enzym protease.
D. lactic acid.
Câu 31. Cho sơ đồ quá trình lên men rượu sau đây:
Tinh bột Nấm(đường hóa) (1) ( 2 ) Ethanol + CO2.
→ →

Cụm từ thích hợp để điền vào hai vị trị (1) và (2) là


A. (1) Lactic acid, (2) Vi khuẩn lactic dị hình.
B. (1) Glucose, (2) Nấm men rượu.
C. (1) Glucose, (2) Vi khuẩn lactic đồng hình.
D. (1) Lactic acid, (2) Nấm men rượu.
Câu 32. Cho các phát biểu sau đây khi nói về quá trình lên men của vi sinh vật.
(1) Quá trình lên men thực chất là quá trình phân giải protein của vi sinh vật.
(2) Trong quá trình lên men lactic có sự tham gia của nấm men rượu.
(3) Quá trình lên men của vi khuẩn lactic đồng hình sinh ra nhiều chất hơn so với quá trình lên men
của vi khuẩn lactic dị hình.
(4) Sản phẩm chính yếu của quá trình lên men rượu là ethanol.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 33. Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau
đây ?
A. Làm tương
B. Muối dưa
C. Làm nước mắm
D. Làm giấm
Câu 34. Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng lên men
A. Muối dưa, cà
B. Tạo rượu
C. Làm sữa chua
D. Làm dấm
Câu 35. Con người đã ứng dụng vi sinh vật trong bảo quản và chế biến thực phẩm như làm nước mắm
từ cá, làm nước tương tự đậu tương là dựa trên cơ sở
A. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym protease phân giải amino acid thành các protein.
B. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym protease phân giải protein thành các amino acid.
C. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym nuclease phân giải nucleotide thành các nucleic acid.
D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym nuclease phân giải nucleic acid thành các nucleotide.
Câu 36. Đặc điểm nào sau đây đúng với sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ?
A. Chỉ có hình thức sinh sản vô tính.
B. Chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
C. Có cả 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
D. Chưa có hình thức sinh sản.
Câu 37. Số lượng vi khuẩn sinh ra bằng với số lượng vi khuẩn chết đi là đặc điểm của pha nào?
A. Lũy thừa.
B. Tiềm phát.
C. Cân bằng.
D. Suy vong.
Câu 38. Đối với vi sinh vật, chất nào dưới đây được xem là nhân tố sinh trưởng?
A. acid amin.
B. Nước.
C. carbohydrate.
D. Lipid.
Câu 39. Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
trong nuôi cấy không liên tục?
A. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong.
C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng.
D. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng.
Câu 40. Để bảo quản các thực phẩm tươi sống được lâu hơn, người ta thường tiến hành ướp lạnh. Ví
dụ trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?
A. Áp suất thẩm thấu.
B. Độ pH.
C. Nhiệt độ.
D. Độ ẩm.
Câu 41.Vi khuẩn thích nghi với môi trường, tăng cường tiết enzym trao đổi chất, chuẩn bị phân chia
xảy ra ở pha nào?
A. Lũy thừa.
B. Tiềm phát.
C. Cân bằng.
D. Suy vong.
Câu 42. Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là
A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc.
B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người.
C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào.
D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh.
Câu 43. Hình thức sinh sản phổ biến của vi khuẩn là
A. phân đôi.
B. nảy chồi.
C. bào tử.
D. trinh sản.
Câu 44. Rau, củ, quả muối chua có thể bảo quản được lâu hơn vì:
A. quá trình lên men đa lấy hết các chất dinh dưỡng có trong rau, củ, quả do đó vi sinh vật không thể
xâm nhập để gây hư hỏng.
B. acid do quá trình lên men tạo ra làm cho độ pH giảm, nên đã ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng.
C. quá trình lên men làm rau, củ, quả mất nước nên vi sinh vật không thể xâm nhập để làm hư hỏng
được.
D. acid do quá trình lên men tạo ra làm cho rau, củ, quả chín nên vi sinh vật không thể gây hư hỏng
được.
Câu 45. Hình thức sinh sản nào dưới đây không tồn tại ở vi sinh vật?
A. Phân đôi.
B. Trinh sản.
C. Tạo thành bào tử.
D. Nảy chồi.
Câu 46. Việc ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn trên một số loại rau, trái cây bằng cách ngâm nước
muối có mối liên quan mật thiết đến nhân tố nào dưới đây?
A. Nhiệt độ.
B. Độ pH.
C. Áp suất thẩm thấu.
D. Ánh sáng.
Câu 47. Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành
thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?
A. Đầu pha lũy thừa.
B. Cuối pha lũy thừa.
C. Đầu pha tiềm phát.
D. Cuối pha cân bằng.
Câu 48. Đối với vi sinh vật, nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động
chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim…?
A. Độ pH.
B. Ánh sáng.
C. Độ ẩm.
D. Áp suất thẩm thấu.
Câu 49. Khi bị bệnh, một số người thường tự mua thuốc kháng sinh để điều trị, thậm chí có người còn
mua 2 – 3 loại kháng sinh uống cho nhanh khỏi. Việc làm này sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Gây ra hiện tượng nhờn kháng sinh.
B. Gây hiện tượng tiêu chảy.
C. Gây bệnh tiểu đường.
D. Gây bệnh tim mạch.
Câu 50. Có bao nhiêu lí do trong các lí do sau đây giải thích cho việc giảm dần số lượng cá thể ở pha
suy vong trong nuôi cấy vi khuẩn không liên tục?
(1) Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt.
(2) Các chất độc hại tích tụ nhiều.
(3) Môi trường nuôi cấy không còn không gian để chứa vi khuẩn.
(4) Nồng độ oxygen giảm xuống rất thấp.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

You might also like