You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020 -2021

Môn sinh học lớp 10


A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Bài 25, 26, 27
B. HÌNH THỨC: Trắc nghiệm 100% - 30 câu
C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, người ta thường nói đến:
A. Sự tăng sinh khối của quần thể.
B. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
C. Sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
D. Sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.
Câu 2: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là:
A. Sự sinh sản của vi khuẩn.
B. Sự tăng lên về kích thước của vi khuẩn của quần thể.
C. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
D. Sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể.
Câu 3: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi
cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu
có bao nhiêu cá thể ?
A. 9
B. 6
C. 8
D. 7
Câu 4: Một nhóm tế bào E.coli sau 3h tạo ra 9728 tế bào con, số tế bào ban đầu trong nhóm này là ?
A. 19
B. 23
C. 21
D. 18
Câu 5: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy
liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của
nhóm cá thể ban đầu.
A. 4,5 giờ
B. 1,5 giờ
C. 2 giờ
D. 3 giờ
Câu 6: Thời gian thế hệ của 1 loài vi khuẩn là 20 phút , từ một tế bào vi khuẩn này đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào
mới . Hãy cho biết thời gian nuôi cấy tế bào vi khuẩn trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ
B. 60 phút
C. 40 phút
D. 100 phút
Câu 7: Trong thời gian 375 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian
cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ.
B. 1 giờ 30 phút.
C. 45 phút
D. 1 giờ 15 phút.
Câu 8: Trong thời gian 120 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 64 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian
cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 20 phút
B. 2 giờ
C. 40 phút
D. 60 phút
Câu 9: Một quần thể vi khuẩn có số lượng ban đầu là 500, sau 2 giờ đồng hồ, số lượng tế bào trong quần thể đạt 4000
tế bào. Thời gian thế hệ của quần thể là:
A. 20 phút
B. 30 phút
C. 40 phút
D. 1 giờ
Câu 10: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau
2 h là
A. 104.23
B. 104.24
C. 104.25
D. 104.26
Câu 11: Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha?
A. 4 pha
B. 3 pha
C. 2 pha
D. 5 pha
Câu 12: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn được biểu diễn bằng:
A. Đường thằng
B. Đường tròn
C. Đường cong
D. Đường lượn sóng (hình sin)
Câu 13: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra
theo trình tự nào?
A. Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong
B. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong
C. Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong
D. Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong
Câu 14: Quan sát các hình sau, hình nào mô tả đúng đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy
không liên tục?

A. Hình 1. B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4.


Câu 15: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?
A. Pha lũy thừa
B. Pha tiềm phát
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
Câu 16: Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên
tục?
A. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục
B. Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.
C. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi
D. Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.
Câu 17: Pha lũy thừa trong đường cong sinh trưởng của vi sinh vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Là pha lý tưởng để thu sinh khối tế bào.
B. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian
C. Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân.
D. Môi trường bắt đầu cạn kiệt chất dinh dưỡng.
Câu 18: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở
A. Pha tiềm phát.
B. Pha cân bằng.
C. Pha luỹ thừa.
D. Pha suy vong.
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi
trường nuôi cấy không liên tục ?
A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.
B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.
C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.
D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.
Câu 20: Số lượng tế bào vi khuẩn giảm dần trong pha suy vong vì:
A. Con người lấy ra lượng vi khuẩn nhiều hơn số lượng vi khuẩn được sinh ra.
B. Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
C. Enzim cảm ứng không được hình thành, vi khuẩn không thể tiến hành phân chia.
D. Con người lấy ra một lượng dịch nuôi cấy nhưng không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng
Câu 21: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi. Quần thể tế bào ấy đang
ở pha:
A. Tiềm phát.
B. Luỹ thừa.
C. Cân bằng.
D. Suy vong.
Câu 22: Khi chất dinh dưỡng bắt đầu cạn, một số chất độc tích lũy ngày một tăng làm cho số lượng tế bào chết đi bằng
với số lượng tế bào sinh ra là đặc điểm của pha nào trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật ?
A. Tiềm phá
B. Cân bằng
C. Lũy thừa
D. Suy vong
Câu 23: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây ?
A. Pha cân bằng và pha lũy thừa
B. Pha tiềm phát và pha suy vong
C. Pha tiềm phát và pha cân bằng
D. Pha cân bằng và pha suy vong
Câu 24: Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về môi trường nuôi cấy liên tục
A. Sự phát triển của sinh vật trải qua 4 pha.
B. Môi trường nuôi cấy liên tục được đổi mới
C. Không có sự tác động của con người trong quá trình phát triển của vi khuẩn
D. Sự phát triển của vi khuẩn có dạng đường cong
Câu 25: Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các
tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào ?
A. Đầu pha cân bằng
B. Đầu pha lũy thừa
C. Cuối pha cân bằng
D. Đầu pha suy vong
Câu 26: Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy
A. Liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
B. Không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
C. Được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
D. Không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Câu 27: Ống tiêu hóa của người đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy
A. Không liên tục
B. Liên tục
C. Thường xuyên thay đổi thành phần
D. Vừa liên tục vừa không liên tục
Câu 28: Trong các hình thức sinh sản sau đây:
1.Phân đôi 2. Nảy chồi 3. Hữu tính 4. Hình thành bào tử
Các hình thức sinh sản chủ yếu của VSV là
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4
Câu 29: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng :
A. Phân đôi B. Bào tử vô tính C. Nẩy chồi D. Bào tử hữu tính
Câu 30: Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng còn được gọi là vi sinh vật:
A. Khuyết hợp
B. Nguyên dưỡng
C. Vô dưỡng
D. Khuyết dưỡng
Câu 31: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ?
A. Prôtêin
B. Pôlisaccarit
C. Mônôsaccarit
D. Phênol
Câu 32: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối
với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng
B. Nhân tố sinh trưởng.
C. Chất dinh dưỡng
D. Chất hoạt hóa enzim
Câu 33: Những hợp chất nào sau đây là chất ức chế sinh trưởng :
A. Protein, lipit, cacbohydrat
B. Nước muối, nước đường.
C. Các vitamin, axit amin, bazơ nitơ
D. Các loại cồn, iốt, cloramin, chất kháng sinh
Câu 34: Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi ?
A. Etanol
B. Izôprôpanol
C. Iot
D. Cloramin
Câu 35: Có bao nhiêu các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B. 4 yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
D. 4 yếu tố: gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
Câu 36: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhiệt độ càng cao, vi sinh vật càng phát triển mạnh
B. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của vi sinh vật
C. Vi sinh vật không thể sống ở nhiệt độ ≤ 5°C
D. Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hình dạng bên ngoài của vi sinh vật
Câu 37: Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
D. 5 nhóm: vi sinh vật siêu ưa lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Câu 38: Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm
A. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
B. Vi sinh vật ưa lạnh.
C. Vi sinh vật ưa nhiệt.
D. Vi sinh vật ưa ấm.
Câu 39: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh nhưng vẫn không bị hỏng?
A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp trong thời gian dài.
B. Vì ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật bị kìm hãm quá trình sinh trưởng.
C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp.
D. Cả A, B và C
Câu 40: Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì
A. Nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B. Nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
C. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D. Ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế.
Câu 41: Nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi đưa vào tủ lạnh vì:
A. Nhiệt độ cao kìm hãm, làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.
B. Nhiệt độ cao sẽ làm biến tính prôtêin, biến tính ADN của vi sinh vật, gây chết vi sinh vật.
C. Trong tủ lạnh nhiệt độ thấp sẽ làm chết vi sinh vật.
D. Nhiệt cao kìm hãm vi sinh vật, nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giết chết vi sinh vật.
Câu 42: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi độ ẩm thấp hơn
B. Các loại vi sinh vật đều sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm như nhau.
C. Hàm lượng nước trong cơ thể vi sinh vật quyết định độ ẩm của môi trường sống vi sinh vật
D. Cả 3 ý trên
Câu 43: Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân thường tiến hành phơi khô và bảo quan khô.
Ví dụ trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật ?
A. Áp suất thẩm thấu
B. Độ pH
C. Ánh sáng
D. Độ ẩm
Câu 44: Dựa trên tác dụng của độ pH lên sự sinh trưởng của vi sinh vật , người ta chia vi sinh vật làm các nhóm là :
A. Nhóm ưa kiềm và nhóm ưa axit
B. Nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
C. Nhóm ưa kiềm, nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
D. Nhóm ưa trung tính và nhóm ưa kiềm
Câu 45: Yếu tố vật lý ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả là:
A. Nhiệt độ.
B. Ánh sáng.
C. Độ ẩm.
D. Độ pH.
Câu 46: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp
B. Tia tử ngoại thường kìm hãm sự sao mã của vi sinh vật
C. Tí Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axit nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh
vật
D. Ánh sáng là yếu tố không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật.
Câu 47: Vi sinh vật nào sau đây trong hoạt động sống tiết ra axit làm giảm độ pH của môi trường là:
A. Vi khuẩn lam
B. Vi khuẩn lactic
C. Xạ khuẩn
D. Vi khuẩn lưu huỳnh
Câu 48: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 - 10 phút?
A. Vì nước muối gây co nguyên sinh vi sinh vật không phân chia được.
B. Vì nước muối làm vi sinh vật phát triển.
C. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.
D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.
Câu 49: Khi ướp cá bằng muối thì bảo quản được cá, hạn chế bị ươn là do :
A. Thiếu chất hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất nên ngừng sinh trưởng.
B. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh chất nên không phân chia.
C. Trong môi trường ưu trương, vi sinh vật bị thiếu thức ăn nên không phân chia.
D. Vi sinh vật không hấp thụ được dinh dưỡng trong môi trường ưu trương nên không phân chia
Câu 50: Các tia tử ngoại có tác dụng
A. Đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
B. Tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn.
C. Tăng hoạt tính enzim.
D. Gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.

You might also like