You are on page 1of 6

THPT NGUYỄN THÁI BÌNH (ĐỀ CHÍNH THỨC)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: SINH HỌC, LỚP 10.
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Trong giảm phân 1, hiện tượng hoán vị gen có thể xảy ra ở kỳ nào ?
A. Kỳ sau.
B. Kỳ đầu.
C. Kỳ giữa.
D. Kỳ cuối.
Câu 2. Điểm khác biệt trong quá trình nguyên phân giữa tế bào động vật và tế bào
thực vật là về
A. phân chia tế bào chất.
B . nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. phân chia nhiễm sắc thể.
D. sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa.
Câu 3. Tế bào nào sau đây thực hiện giảm phân ?
A. Tế bào sinh dục non.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Hợp tử.
D. Tế bào sinh dục chín.
Câu 4. Glycerol và các acid béo sẽ được vi sinh vật tổng hợp thành sản phẩm nào sau
đây ?
A. Lipid.
B. Nucleic acid.
C. Protein.
D. Carbohydrate.
Câu 5. Giảm phân gồm mấy lần phân bào ?
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 6. Ở Ruồi giấm (2n = 8), số nhiễm sắc thể trong 1 tế bào ở kì sau II của giảm
phân là
A. 16 dơn.
B. 8 dơn.
C. 8 kép.
D. 4 dơn.
Câu 7. Thứ tự các pha trong kỳ trung gian là gì
A. Pha G2, G1, S.
B. Pha G1, G2, S.
C. Pha G1, S, G2.
D. Pha G2, G1, S.
Câu 8. Quá trình giảm phân có ý nghĩa gì trong các ý nghĩa sau
(1) Là cơ chế sinh sản ở sinh vật đơn
bào, sinh sản vô tính ở sinh vật đa bào nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa,
(2) Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp giúp các loài thích nghi tốt hơn với môi
trường sống luôn biến đổi
(3) Trong sinh sản hữu tỉnh, cùng với nguyên phân và thụ tinh góp phần duy trì ổn
định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài.
(4) Tạo nhiều biến dị tổ hợp làm sinh giới thêm phong phú, đa dạng.
Α . (1), (2), (3)
Β . (1), (2), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (3), (4)
Câu 9. Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo chromatid là gì ?
A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
B . Tạo sự ổn định về thông tin di truyền.
C. Duy trì đặc trưng về nhiễm sắc thể.
D. Tạo nhiều loại giao tử.
Câu 10. Điều nào sai khi nói về vi sinh vật ?
A. Cấu tạo đơn giản.
B. Kích thước lớn.
C. Sinh sản nhanh.
D. Phân bố rộng.
Câu 11. Người ta dùng vì sinh vật nào sau đây để làm rượu nếp ?
A. Tảo xoắn,
B. Vi khuẩn lam.
C. Vi khuẩn lactic.
D. Nấm men.
Câu 12. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào ở kỳ nào ?
A. Kỳ giữa II.
B. Kỳ giữa 1.
C. Kỳ đầu 1.
D. Kỳ cuối II.
Câu 13. Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật?
A. Nuôi cấy mô tế bào
B. Nuôi cấy liên tục.
C. Cấy truyền phôi
D. Nhân bản vô tỉnh.
Câu 14. Vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng nào sau đây ?
A. Quang dị dưỡng.
B. Hóa tự dưỡng.
C. Quang tự dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng.
Câu 15. Trong kỳ đầu ở giảm phân 2 không có hiện tượng nào sau đây ?
A. Thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành.
B. Nhiễm sắc thể dần co xoắn.
C. Tiếp hợp và trao đổi đoạn chromatid.
D. Màng nhân và nhân con tiêu biển.
Câu 16. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là chất hữu cơ, nguồn carbon là chất
hữu cơ. Vi sinh vật này có kiều dinh dưỡng là gì ?
A. Hóa tự dưỡng.
B. Hóa dị dưỡng.
C. Quang tự dưỡng.
D. Quang dị dưỡng.
Câu 17. Nếu một tế bào đang ở pha Gị có 2n = 8 nhiễm sắc thể đơn, thì dự doán số
lượng và hình thái nhiễm sắc thể của tế bào này ở kì giữa nguyên phân sẽ là
A. 4 NST kép.
B. 4 NST đơn..
C. 8 NST đơn.
D. 8 NST kép.
Câu 18. Trọng nguyên phân, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép ở kỳ nào ?
A. Đầu, giữa.
B. Sau, cuối.
C. Giữa, sau.
D. Đầu, cuối.
Câu 19. Tế bào nào sau đây không thực hiện nguyên phân
A. Hợp tử.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh dục non.
D. Tế bào sinh dục chín.
Câu 20. Kết quả của giảm phân 1 là từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ
nhiễm sắc thể là
A. 2n đơn.
B. n kép.
C. n đơn.
D. 2n kép.
Câu 21. Loài ruồi giấm có 2n = 8, xét 8 tế bào của loài được sinh ra sau nguyên phân
là đều trải qua nguyên phân liên tiếp 2 lần. Số tế bào con
A. 32.
B. 24.
C. 16.
D. 4.
Câu 22. Để nghiên cứu hình dạng của vi sinh vật, người ta dùng phương pháp nào
sau đây ?
A. Định danh vi khuẩn.
B. Nuôi cấy.
C. Phân lập vi sinh vật.
D. Quan sát bằng kính hiển vi.
Câu 23. Một nhóm gồm 10 tế bào sinh trứng ở người (2n=46) thực hiện quá trình
giảm phân. Số trứng được tạo ra là
A. 46
B. 23
C. 10
D. 15
Câu 24. Thứ tự các kì trong quá trình nguyên phân là
A. Giữa, cuối, sau, đầu.
B. Đầu, giữa, cuối, sau.
C. Sau, cuối, đầu, giữa.
D. Đầu, giữa, sau, cuối.
Câu 25. Bột ngọt là sản phẩm của ứng dụng quá trình tổng hợp chất nào sau đây?
A. Protein.
B. Carbohydrate.
C. Lipid.
D. Nucleic acid.
Câu 26. Trong ứng dụng di truyền học, cửu Đôli là sản phẩm của phương pháp
A. gây đột biến gen.
B. gây đột biến dòng tế bào xôma.
C. nhân bản vô tính.
D. sinh sản hữu tính.
Câu 27. Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn carbon, vi sinh vật có mấy
kiểu dinh dưỡng?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 28. Ở một loài động vật, 12 tế bào sinh dục chín tiến hành giảm phân đã tạo ra
bao nhiêu tế bào con?
A. 36.
B. 96.
C. 24.
D. 48.
Câu 29. Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích
đạo ở thoi phân bào ở ki nào?
A. Kỳ sau.
B. Kỳ cuối.
C. Kỳ giữa.
D. Kỳ đầu.
Câu 30. Một tế bào sinh tỉnh ở người (2n=46) thực hiện quá trình giảm phân tạo ra 4
tỉnh trùng. Trong mỗi tỉnh trùng có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 46
B. 23
C. 12
D. 24
Câu 31. Mô sẹo có đặc điểm là
A. gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt.
B. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
C. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.
D. gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
Câu 32. Nguyên phân không có ý nghĩa nào sau đây ?
A. Ôn định bộ nhiễm sắc thể của loài.
C. Giúp cơ thể đa bảo lớn lên.
B. Tạo nhiều biến dị tổ hợp.
D. Tái sinh bộ phận.
Câu 33. Ở người (2n = 46), số nhiễm sắc thể trong 1 tế bào ở kì giữa 1 của giảm phân

A. 8 đơn.
B. 46 don.
C. 92 đơn.
D. 46 kép.
Câu 34. Trong môi trường đỉnh dưỡng đặc dùng để người ta bổ sung vào đó chất nào
dưới đây? nuôi cấy mô sẹo ở hoạt động nhân giống vô tính thực vật,
A. Chất kháng thể.
B. Vitamin.
C. Hoocmôn sinh trưởng.
D. Enzim.
Câu 35. Ở động vật bậc cao, từ 1 tế bào sinh tỉnh (2n) qua giảm phân tạo thành
A. 4 tinh trùng (2n).
B. 4 tinh trùng (n).
C. 2 tinh trùng (n).
D. 2 tinh trùng (2n).
Câu 36. Thứ tự các giai đoạn truyền tin là
A. Tiếp nhận, truyền tin, đáp ứng.
B. Truyền tin, đáp ứng, tiếp nhận.
C. Tiếp nhận, đáp ứng, truyền tin.
D. Đáp ứng, truyền tin, tiếp nhận.
Câu 37. Loài cà chua có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Một tế bào của loài thực hiện
giảm phân. Số crômatit của mỗi tế bào ở kì giữa II là:
A. 0.
B. 48.
C. 12.
D. 24.
Câu 38. Ví dụ nào dưới đây cho thấy vai trò của nguyên phân đối với đời sống con
người?
A. Hiện tượng trương phình của xác động vật.
B. Hiện tượng tế bào trứng đơn bội lớn lên.
C. Hiện tượng hàn gắn, làm lành vết thương hở.
D. Hiện tượng phồng, xẹp của bong bóng cá.
Câu 39. “Hiện tượng thần lần đứt đuôi sau một thời gian mọc lại đuôi mới" nói đến
quá trình
A. nguyên phân.
B. giảm phân.
C. sinh sản.
D. nuôi cấy mô động vật.
Câu 40. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi
này vào tử cung của các con vật khác nhau có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc
điểm của phương pháp này là
A. các cá thể tạo rạ rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
B. tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau.
C. tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
D. thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và NST.

You might also like