You are on page 1of 2

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9

Khoanh vào câu trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
Câu 1. Menđen đã tiến hành lai phân tích bằng cách:
A. Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
B. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn.
C. Lai giữa cơ thể dị hợp tử với cơ thể có kiểu hình lặn.
D. Cho tạp giao giữa các cơ thể dị hợp tử.
Câu 2. Phân tử nào sau đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng
hợp?
A. mARN B. tARN C. rARN D. AND
Câu 3. Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng của AND, yếu tố nào là cơ bản nhất?
A. Trật tự các loại nucleotit B. Thành phần các loại nucleotit
C. Số lượng các loại nucleotit D. Cấu trúc không gian của ADN
Câu 4: Giả định về nhân tố di truyền trong học thuyết của Menđen sau này được sinh học hiện đại
xác nhận là gì?
A. Cặp gen B. Gen
C. Nhiễm sắc thể D. ADN
Câu 5. Nguyên nhân tạo ra vô số loại giao tử khác nhau về chất lượng nhiễm sắc thể trong giảm
phân là:
A. Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể ở kì trung gian
B. Sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân I.
C. Sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng có thể dẫn tới hiện tượng trao đổi chéo
D. Nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần khi bước vào phân bào giảm phân nhưng có hai lần phân li
Câu 6. Cải bắp có 2n = 18. Một tế bào của loài này đang ở kì sau của giảm phân II, giảm phân xảy
ra bình thường, số lượng NST trong tế bào này là bao nhiêu?
A. 18 B. 36 C. 9 D. 24
Câu 7. Bệnh nào sau đây liên quan đến đột biến gen ?
A. Đột biến gây bệnh Đao ở người B. Đột biến gây bệnh Tơc-nơ ở nữ.
C. Một đột biến làm mất khả năng tổng hợp D. Đột biến gây bệnh ung thư máu ở người.
diệp lục ở cây mạ làm lá màu trắng
Câu 8. Phương án không đúng khi nói về thường biến?
A. Không liên quan đến kiểu gen B. Biến đổi ở kiểu hình
C. Dự đoán được D. Do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa trong
ngoại cảnh.
Câu 9. Cải bắp có 2n = 18. Một tế bào của loài này đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân thì số
lượng NST trong tế bào này là bao nhiêu?
A. 18 B. 36 C. 9 D. 24
Câu 10. Ngô có 2n = 20. Một tế bào của loài này đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân thì số
lượng cromatit trong tế bào này là bao nhiêu?
A. 20 B. 40 C. 10 D. 30
Câu 11. Ngô có 2n = 20. Một tế bào của loài này đang ở kì sau của quá trình nguyên phân thì số
lượng NST trong tế bào này là bao nhiêu?
A. 20 B. 40 C. 10 D. 30
Câu 12. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của loài này đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I thì
số lượng NST trong tế bào này là bao nhiêu?
A. 4 B. 8 C. 16 D. 12
Câu 13. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của loài này đang ở kì giữa của quá trình giảm phân II thì
số lượng NST trong tế bào này là bao nhiêu? Biết giảm phân bình thường không có đột biến.
A. 4 B. 8 C. 16 D. 12
Câu 14. Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Do đột biến số lượng NST liên quan đến cặp NST
số 2. Thể một nhiễm của loài có số lượng NST trong tế bào là bao nhiêu?
A. 15 B. 14 C. 21 D. 13
Câu 15. Gọi tên các dạng đột biến dựa theo kí hiệu bộ NST của các trường hợp sau:
a. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2
Câu 16. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Mật độ B. Tỉ lệ đực cái
C. Cấu trúc tuổi D. Độ đa dạng
Câu 17. Hải quỳ có nhiều tua miệng chứa độc tố, sống bám trên lưng của một số loài ốc và cua. Mối
quan hệ giữa hải quỳ và cua là mối quan hệ gì?
A. Kí sinh B. Hội sinh
C. Cộng sinh D. Cạnh tranh
Câu 18. Việc tạo cây con mới từ các tế bào lá non là thành tựu của lĩnh vực nào sau đây:
A. Công nghệ gen B. Công nghệ tế bào
C. Công nghệ y-sinh học D. Nhân bản vô tính
Câu 19. Phương án không phải là nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa ở sinh vật:
A. Giao phấn ngẫu nhiên ở thực vật
B. Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối cận huyết ở động vật
C. Xuất hiện các đồng hợp lặn biểu hiện tính trạng xấu.
D. Qua nhiều thế hệ, tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng, thể dị hợp giảm.
Câu 20. Mối quan hệ chủ đạo giữa các sinh vật trong hệ sinh thái là mối quan hệ gì?
A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật
C. Quan hệ ức chế-kìm hãm D. Quan hệ dinh dưỡng
Câu 21. Các cây mọc chen nhau trong rừng thường có tán lá hẹp, cành chỉ tập trung ở ngọn cây.
Nhân tố nào sau đây là nhân tố chính gây ra sự biến đổi hình thái đó?
A. Dinh dưỡng B. Ánh sáng
C. Độ ẩm D. Mật độ.
Câu 22. Tài nguyên nào không tái sinh ngay cả khi ta sử dụng đúng cách?
A. Tài nguyên nước B. Tài nguyên đất
C. Tài nguyên hóa thạch D. Tài nguyên sinh vật.
Câu 24. Cơ thể có kí hiệu bộ NST là AaBb khi giảm phân sẽ phát sinh tối đa mấy loại giao tử?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24. Một tế bào sinh giao tử có kí hiệu bộ NST là AaBb sẽ phát sinh mấy loại giao tử?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

You might also like