You are on page 1of 9

Chuyên đề: DT-BD TẾ BÀO GV: Trần Thị Bích Quyên

CHUYÊN ĐỀ: TẾ BÀO-ĐỘT BIẾN NST (ôn tập)


Câu 1: Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật
nhân thực?
A. mARN và prôtêin. B. tARN và prôtêin. C. rARN và prôtêin. D. ADN và prôtêin.
Câu 2: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi chất nhiễm sắc có đường
kính
A. 11 nm. B. 300 nm. C. 30 nm. D. 700 nm.
Câu 3: Mỗi nucleoxom được cấu tạo bởi
A. 8 phân tử histôn và 146 nucleotit. B. 8 phân tử histôn và 140 cặp nucleotit.
C. 8 phân tử histôn và 145 nucleotit. D. 8 phân tử histôn và 146 cặp nucleotit.
Câu 4: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu
trúc nào sau đây có đường kính 700 nm?
A. Sợi cơ bản. B. Vùng xếp cuộn. C. Sợi nhiễm sắc. D. Crômatit.
Câu 5: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
C. Thành phần hoá học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
D. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 6. Khi nói về nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bằng ADN và protein histon.
II. Đầu mút NST giúp các NST không bị dính vào nhau.
III. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng bởi hình thái, cấu trúc và số lượng gen trên NST.
IV. Ta có thể quan sát hình dạng và kích thước đặc trưng của NST rõ nhất vào kì giữa của nguyên phân.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu7 : Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 x 109 cặp
nuclêôtit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
A. 18 × 109 cặp nuclêôtit. B. 6 ×109 cặp nuclêôtit.
C. 24 × 109 cặp nuclêôtit. D. 12 × 109 cặp nuclêôtit.
Câu 8: Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến
A. mất đoạn nhiễm sắc thể 21. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể 20.
C. mất đoạn nhiễm sắc thể 23. D. lặp đoạn nhiễm sắc thể 23.
Câu 9: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza là
A. chuyển đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. lặp đoạn.
Câu 10: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như
sau:
Nòi 1: ABCDEFGHI; nòi 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự
phát sinh các nòi trên là
A. 1 → 2 → 4 → 3. B. 1 → 3 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 4 → 2. D. 1 → 4 → 2 → 3.
Câu 11: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm
sắc thể?
A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 12: Bệnh, hội chứng di truyền nào sau đây liên quan đến những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể
giới tính?
A. Hội chứng Klaiphentơ (Claiphentơ). B. Hội chứng Đao.
C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu.
Câu 13: Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai
loài khác nhau, đó là dạng đột biến
A. thể bốn nhiễm. B. thể lệch bội. C. thể tự đa bội. D. thể dị đa bội.
Câu 14: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của
tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử
bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
Trang 1
Chuyên đề: DT-BD TẾ BÀO GV: Trần Thị Bích Quyên
A. thể tam bội. B. thể lưỡng bội. C. thể đơn bội. D. thể tứ bội.
Câu 15: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến
A. thể không (2n-2). B. thể một (2n-1). C. thể ba (2n+1). D. thể bốn (2n+2).
Câu 16: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Dạng đột biến lệch bội thể ba có bao nhiêu NST
trong một tế bào sinh dưỡng?
A. 12. B. 23. C. 36. D. 25.
Câu 17. Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A. Đột biến tứ bội. B. Đột biến đảo đoạn. C. Đột biến tam bội. D. Đột biến lệch bội.
Câu 18. Loại đột biến nào sau đây làm tăng số lượng gen trên 1 NST?
A. Đột biến đảo đoạn NST. B. Đột biến lặp đoạn NST.
C. Đột biến tứ bội. D. Đột biến tam bội.
Câu 19. Loại đột biến nào sau đây có thể được phát sinh do rối loạn phân li ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể
trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử hoặc do rối loạn giảm phân ở cả quá trình phát sinh giao tử đực
và cái?
A. Thể tứ bội. B. Thể ba. C. Thể tam bội. D. Thể một.
Câu 20: Xét các loại đột biến, những dạng đột biến nào làm thay đổi độ dài phân tử ADN trên nhiễm sắc
thể?
(1). Mất đoạn nhiễm sắc thể. (2). Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
(3). Chuyển đoạn không tương hỗ. (4). Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
(5). Đột biến thể một. (6). Đột biến thể ba.
A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (3), (6). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4), (5).
Câu 21: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí
hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau.
Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn Là:
A. I, III, IV, V. B. II, VI. C. I, III. D. I, II, III, V.
A. 1AA : 1aa. B. 1Aa : 1aa. C. 1AA : 4Aa : 1aa. D. 4AA : 1Aa : 1aa.

Câu 22: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết,
kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
A. Aaaa. B. AAAa. C. AAaa. D. aaaa.
Câu 2 3 : Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả
màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm
phân bình thường, tỉ lệ kiểu hình quả vàng thu được từ phép lai AAaa x AAaa là
A. 1/8. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/16.

Câu 24: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các
thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo
lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
A. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.

Câu 25: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết
các cây tứ bội (4n) giảm phân chỉ cho các giao tử lưỡng bội (2n). Cho lai giữa hai cây tứ bội P: AAAa 
AAaa thu được F1. Trong số các cây F1, cây có kiểu gen Aaaa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 2/9 B. 5/12 C. 1/12 D. 11/12

Trang 2
Chuyên đề: DT-BD TẾ BÀO GV: Trần Thị Bích Quyên
Câu 26: Ở thực vật, cho loài A có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội AA giao phấn với loài thân thuộc B có bộ
nhiễm sắc thể lưỡng bội BB tạo ra cây lai có sức sống nhưng bất thụ. Thể dị đa bội (thể song nhị bội hữu
thụ) được tạo ra từ hai loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. AABB. B. ABBB. C. AAAB. D. AB.
Câu 27: Ở kì sau của nguyên phân, trong tế bào sinh dưỡng của một đột biến lệch bội dạng thể bốn có 44
NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài này là
A. 2n = 40. B. 2n = 20. C. 2n = 42. D. 2n = 18.

Câu 28: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng
thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (1), (2). D. (3), (4).

Câu 29: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:
(1) AAaaBBbb × AAAABBBb. (2) AaaaBBBB × AaaaBBbb. (3) AaaaBBbb × AAAaBbbb.
(4) AAAaBbbb × AAAABBBb. (5) AAAaBBbb × Aaaabbbb. (6) AAaaBBbb × AAaabbbb.
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường.
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ
lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
A. (2) và (4). B. (3) và (6). C. (2) và (5). D. (1) và (5).

Câu 30 (MH 2021): Một loài thực vật, alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B. Cho
biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Hai cơ thể có kiểu gen nào sau đây đều
được gọi là thể đột biến?
A. Aabb, AaBb. B. AAbb, Aabb. C. AABB, aabb. D. aaBB, AAbb.

Câu 31: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen gồm 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn
toàn. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh, các hợp tử đều có sức sống
bình thường. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 5:1?
A. AAaa  Aaaa. B. AAaa  aaaa. C. Aaaa  AAAa. D. Aaaa  Aaaa.

Câu 32 (CLA 2021): Ở cà chua gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng.
Khi chọn một số cây cà chua tứ bội cho tự thụ phấn thì kết quả thu được ở đời sau của mỗi cây đều đồng
nhất về kiểu hình. Các cây được chọn trong thí nghiệm này có thể có kiểu gen là
(1) AAAA (2) AAAa (3) AAaa (4) Aaaa (5) aaaa
A. 1, 2, 5. B. 3, 4, 5. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3.

Trang 3
Chuyên đề: DT-BD TẾ BÀO GV: Trần Thị Bích Quyên
Câu 33. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể
tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực
hiện phép lai P: AAAa × aaaa thu được F1. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được Fa. Theo lí thuyết, Fa có tỉ
lệ kiểu hình:
A. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp. B. 5 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
C. 8 cây thân cao : 1 cây thân thấp. D. 43 cây thân cao : 37 cây thân thấp.

Câu 34. Một loài thực vật lưỡng bội, xét 5 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee, Gg quy định 5 cặp tính trạng nằm trên 5
cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Trong đó, alen trội là trội hoàn toàn. Quần thể của loài này có tối đa bao nhiêu
loại kiểu gen trong các cơ thể bị đột biến thể 3 quy định kiểu hình trội tất cả các tính trạng?
A. 48. B. 242. C. 240. D. 235.

Câu 35 (ĐỀ 9/PKN). Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 30. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Số lượng nhiễm sắc thể trong thể một ở kì sau của nguyên phân là 29.
II. Nếu xét mỗi cặp NST chứa 1 gen có 2 alen thì loài này có tối đa 450 kiểu gen dạng đột biến thể ba.
III. Một cơ thể đa bội chẵn của loài có thể có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là 150.
IV. Nếu một tế bào sinh tinh của loài giảm phân bị đột biến tất cả NST không phân li trong giảm phân I hoặc
giảm phân II sẽ tạo ra các loại giao tử là 2n và O.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 36 (HT 2021): Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ
tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: AAAa × aaaa, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với cây tứ
bội Aaaa, thu được F2. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. F1 có tối đa 5 loại giao tử.
B. Ở F2, cá thể mang 2 alen trội chiếm 2/3.
C. F2 có tỉ lệ kiểu hình 11 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
D. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao ở F2, xác suất thu được cá thể mang 1 alen trội là 11/20.

Trang 4
Chuyên đề: DT-BD TẾ BÀO GV: Trần Thị Bích Quyên

Câu 37 (HT 2021): Một loài thực vật, mỗi gen một tính trạng và thân cao, hoa đỏ, quả to là trội hoàn
toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả to thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, quả to thuần
chủng, thu được các hợp tử F1. Xử lí các hợp tử F1 bằng cônsisin thu được 36% số cây tứ bội, còn lại là
lưỡng bội; Các cây F1 đều giảm phân bình thường và thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về giao tử?
I. Các cây F1 giảm phân tạo ra tối đa 13 loại giao tử.
II. Loại giao tử mang 1 alen trội chiếm 40%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 giao tử mang 2 alen trội, xác suất thu được giao tử lưỡng bội là 1/5.
IV. Trong tổng số giao tử lưỡng bội, loại giao tử mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 50%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 38: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có hiện
tượng cặp NST mang cặp alen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế
bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân ở cơ thể cái, ở một số tế bào có hiện tượng cặp
NST mang cặp alen bb không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lý
thuyết, đời con của phép lai P: ♂AaBbDd × ♀AabbDd có thể xuất hiện kiểu gen nào sau đây?
A. aabbbDdd. B. AaBBbDdd C. aabbbDDD. D. AaBbddd.

Câu 39 (MH 2020): Một loài thực vật có bộ NST 2n = 6. Xét 3 cặp gen (A, a; B, b và D, d) phân li độc lập.
Cho các phát biểu sau:
I. Các thể lưỡng bội của loài này có thể có tối đa 27 loại kiểu gen.
II. Các thể ba của loài này có thể có các kiểu gen: AaaBbDd, AABBbDd, aaBBDdd.
III. Các thể tam bội phát sinh từ loài này có tối đa 125 loại kiểu gen.
IV. Các thể một của loài này có tối đa 108 loại kiểu gen.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 40 (ĐH 2020): Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e. Bốn cặp
gen này nằm trên 4 cặp NST, mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoản toàn. Giả sử do đột
biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST đang xét, các thể ba đều có khả
năng sống và không phát sinh các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, trong loài này các thể ba mang kiểu
hình của cả 3 loại len trội là A, B, E và kiểu hình của alen lặn d có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 48. B. 81. C. 24. D. 44.

Trang 5
Chuyên đề: DT-BD TẾ BÀO GV: Trần Thị Bích Quyên
Câu 41: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là
4pg, trên mỗi cặp NST xét 1 cặp gen có 2 alen. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí
hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4
thể đột biến này là:
Thể đột biến A B C D
Số lượng NST 6 6 9 6
Hàm lượng ADN 3,8pg 4,1pg 6pg 4pg
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
II. Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
III. Các các thể thuộc dạng thể đột biến C có tối đa 64 kiểu gen.
IV. Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 42: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb. Alen B có nuclêôtit loại A là 320; alen b có số nuclêôtit loại A
là 640. Một tế bào có tổng số nuclêôtit loại T trong alen B và b là 1280. Theo lý thuyết, kiểu gen của tế bào
trên có thể được tạo ra bằng bao nhiêu cơ chế sau đây?
I. Nguyên phân. II. Đột biến tự đa bội lẻ.
III. Đột biến tự đa bội chẵn. IV. Đột biến lệch bội.
A. 2 B. 4 C. 3. D. 1.

Câu 43. Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng màu hoa có 4 alen là A quy định hoa đỏ, a 1 quy
định hoa hồng, a2 quy định hoa trắng, a3 quy định hoa vàng. Thứ tự trội lặn của các alen là A>a1>a2>a3.
Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội thụ tinh bình thường.
Theo lí thuyết, phép lai Aa1a3a3 × Aa1a2a2 cho tỉ lệ kiểu hình là
A. 19 đỏ : 8 hồng: 8 trắng : 1 vàng . B. 31 đỏ : 4 hồng : 1 trắng.
C. 27 đỏ : 4 hồng: 4 trắng : 1 vàng . D. 27 đỏ : 8 hồng : 1 trắng .

Câu 44: Ở một loài thực vật lưỡng bội xét 2 cặp NST: cặp số 1 chứa cặp gen Aa; cặp số 2 chứa cặp gen bb.
Cho lai giữa hai cơ thể (P) có cùng kiểu gen Aabb với nhau, F1 xuất hiện các kiểu gen AAabb, AAAbb,
Aaabb, Abb, abb. Biết quá trình phát sinh giao tử đực diễn ra bình thường. Ở giới cái đã xảy ra hiện tượng
A. một số tế bào có cặp NST số 1 phân li bình thường, cặp NST số 2 rối loạn giảm phân I.
B. một số tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I, cặp NST số 2 phân li bình thường.
C. tất cả các tế bào có cặp NST số 1 rối loạn trong giảm phân I, cặp NST số 2 phân li bình thường.
D. một số tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 2 phân li bình thường.

Trang 6
Chuyên đề: DT-BD TẾ BÀO GV: Trần Thị Bích Quyên
Câu 45: Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Xét
phép lại (P): DD x dd, thu được các hợp tử F1. Dùng cônsixin xử lí các hợp tử F1 rồi cho phát triển thành cây
hoàn chỉnh. Biết chỉ có 30% hợp tử F1 bị tứ bội hóa, còn lại ở dạng lưỡng bội. Các hợp tử F1 phát triển bình
thường và thể tứ bội giảm phân chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được
F2. Theo lí thuyết, ở F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 12 loại. B. 8 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.

Câu 46: Ở một loài có 2n = 20. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 20% số tế bào có cặp
NST số 6 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cơ thể cái có 10% số tế bào có
cặp NST số 6 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Hiệu suất thụ tinh của các
giao tử là 100%. Theo lí thuyết, loại hợp tử bình thường chiếm tỉ lệ
A. 40% B. 45%. C. 72% D. 73%.

Câu 47 (CLA 2021): Ở phép lai ♂ AaBbDD × ♀ AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp
gen Aa có 10% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác
phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Bb có 20% tế bào không phân li
trong giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Có học sinh đã
đưa ra một số nhận định sau:
(1) Kiểu gen AaabbDd ở đời con chiếm tỉ lệ 0,25%.
(2) Kiểu gen AaaBBbDD ở đời con chiếm tỉ lệ 0,031%.
(3) Kiểu gen AaabDd chiếm tỉ lệ gấp đôi kiểu gen AaaBbbDd.
(4) Kiểu gen BBB bằng kiểu gen BBb và cùng chiếm tỉ lệ 2,5%.
(5) Số kiểu gen khác nhau tạo ra trong quần thể là 64.
Số nhận định đúng là:
A. 1 B. 4 C. 5 D. 2

Câu 48: Một cá thể có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdEeXY. Trong quá trình giảm phân I của các tế
bào sinh tinh có 0,015% số tế bào không phân ly ở cặp nhiễm sắc thể Aa; 0,012% số tế bào khác không phân
li ở cặp nhiễm sắc thể Dd; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình
thường. Biết trong quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. Theo
lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra từ cá thể trên là bao nhiêu?
A. 64. B. 48. C. 128. D. 96.

Trang 7
Chuyên đề: DT-BD TẾ BÀO GV: Trần Thị Bích Quyên
Câu 49.: Cho phép lai P: ♂AaBbDdEe  ♀AaBbddEe thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân của
cơ thể đực, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa ở 25% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân
II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ
thể cái, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Ee ở 8% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng về F1?
(1). Hợp tử không mang đột biến chiếm 69%.
(2). Có tối đa 296 kiểu gen.
(3). Có tối đa 240 kiểu gen đột biến.
(4). Kiểu gen AaaBbDdEe chiếm 0,71875%.
(5). Kiểu gen aabbddee chiếm tỉ lệ 69/12800.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 50 (CLA 2019): Một loài thực vật, thực hiện phép lai: AABB × aabb, thu được các hợp tử F1. Gây đột
biến tứ bội hóa với hiệu suất 20% tạo ra các cây F1. Các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng các cây
F1 đều giảm phân bình thường và thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, khi nói về giao tử
của F1, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội là 3/10. B. Tỉ lệ giao tử mang 1 alen trội là 4/9.
C. Giao tử mang toàn alen trội là 9/185. D. Tỉ lệ giao tử mang 3 alen trội là 2/45.

Câu 51 (Đề 7/PKN). Ở một loài thực vật lưỡng tính, khi thực hiện ngâm các hạt có kiểu gen AaBb trong
dung dịch colchicine 1% trong 10 ngày, người ta thấy hiệu suất tứ bội đạt 20%. Đem các hạt này trồng thành
cây, thấy rằng các hạt lưỡng bội sống sót bình thường, còn các hạt tứ bội sống sót với tỉ lệ 80%. Biết rằng
những cây tứ bội chỉ tạo ra các giao tử lưỡng bội có sức sống, và không phát sinh thêm đột biến mới. Theo
lý thuyết, khi các cây này ra hoa, tỉ lệ các loại giao tử mang 2 alen trội là bao nhiêu?
A. 5/6. B. 3/10. C. 7/24. D. 1/6.

Trang 8
Chuyên đề: DT-BD TẾ BÀO GV: Trần Thị Bích Quyên
Câu 52 (10/PKN). Một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb. Giả sử trong một quần thể có 1000 cây, trong
đó có 360 cây AAaaBBbb và 640 cây AaBb. Biết rằng quá trình giảm phân bình thường, thể tứ bội chỉ sinh
ra giao tử lưỡng bội và mỗi cây sinh ra 1000 giao tử. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về
giao tử của F1?
I. Có 170000 giao tử mang toàn alen lặn.
II. Có 36000 giao tử đơn bội mang 1 alen trội.
III. Có 80000 giao tử lưỡng bội mang 3 alen trội.
IV. Lấy 1 giao tử mang 2 alen trội, xác suất thu được giao tử lưỡng bội là 9/17.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 53: Ở một loài thực vật, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng. Xét
phép lai P: DD  dd, thu được các hợp tử F1. Dùng cônsixin xử lí các hợp tử F1 rồi cho phát triển thành cây
hoàn chỉnh. Biết rằng chỉ có 50% hợp tử F1 bị tứ bội hóa, còn lại ở dạng lưỡng bội. Các hợp tử F1 phát triển
bình thường và thể tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu
được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với F2?
(1). Có 2 kiểu gen qui định kiểu hình quả vàng.
(2). Có tối đa 12 loại kiểu gen.
(3). Có tối đa 6 kiểu gen qui định kiểu hình quả đỏ.
(4). Có 6,25% số cây quả đỏ lưỡng bội thuần chủng.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 54 (ĐỀ 10/PKN) Một loài thực vật, thực hiện phép lai: AABB × aabb, thu được các hợp tử F1. Gây đột
biến tứ bội hóa lên 1 cành ở các cây F1 tạo ra các cây F1 thể khảm, trong đó mỗi cây có 10% số hoa tứ bội.
Các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng các cây F1 đều giảm phân bình thường và thể tứ bội chỉ sinh
ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết loại hợp tử chỉ mang alen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1681/32400. B. 697/3240 C. 2821/8100 D. 27%.

Trang 9

You might also like