You are on page 1of 4

CÂU HỎI CHƯƠNG I

Mức 1.
Câu 1: Trong tế bào, nuclêôtit loại timin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. ADN. B. tARN. C. mARN. D. rARN.
Câu 2: Sản phẩm của gen là
A. ADN. B. ARN.
C. ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. D. ADN hoặc chuỗi pôlipeptit.
Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, gen điều hòa
tổng hợp
A. Prôtêin Lac Z. B. Prôtêin Lac A. C. Prôtêin ức chế. D. Prôtêin Lac Y.
Câu 4: Trên phân tử mARN, bộ ba nào sau đây mã hóa cho axit amin mở đầu?
A. 5’AUG3’ B. 5’UAA3’ C. 5’UGA3’ D. 5’GUA3’
Câu 5: Loại đơn phân tham gia cấu tạo nên ADN là
A. axit amin. B. nuclêotit. C. glucôzơ. D. axit béo.
Câu 6: Trong tế bào, phân tử nào sau đây không chứa bazơ nitơ Uraxin?
A. rARN. B. tARN. C. mARN. D. ADN.
Câu 7: Loại đột biến sau đây vừa làm tăng số lượng NST, vừa làm tăng hàm lượng ADN trong nhân
tế bào?
A. Đột biến tam bội. B. Đột biến gen. C. Đột biến lặp đoạn. D. Đột biến lệch bội thể
một.
Câu 8: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. phiên mã. B. Giảm phân và thụ tinh. C. Dịch mã. D. nhân đôi ADN.
Câu 9: Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. mARN và prôtêin. B. tARN và prôtêin. C. rARN và prôtêin. D. ADN và prôtêin.
Câu 10: Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 47. B. 45. C. 44. D. 46.
Câu 11: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân
tử mARN được phiên mã từ gen này là
A. 5'GXU3'. B. 5'UXG3'. C. 5'GXT3'. D. 5'XGU3'.
Câu 12: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản
có đường kính
A. 11 nm. B. 2 nm. C. 30 nm. D. 300 nm.
Câu 13: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).
C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
Câu 14: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây không phải do đột biến nhiễm sắc thể gây ra?
A. Hội chứng AIDS. B. Hội chứng Claiphentơ.
C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng Đao.
Câu 15: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. ADN. B. rARN. C. mARN. D. tARN.
Câu 16: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể
có trình tự các gen là EFGHHHIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn.
Câu 17: Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. ADN B. mARN C. tARN D. Prôtêin
Câu 18: Đột biến thể ba có bộ NST nào sau đây?
A. 4n. B. 3n. C. 2n + 1. D. 2n - 1.
Câu 19: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 5' AUG 3'. B. 5' UGA 3'. C. 5' GAU 3'. D. 5' AGU 3'.
Mức 2.
Câu 1: Gen B ở vi khuẩn gồm 2400 nuclêôtit, trong đó có 500 ađênin. Theo lí thuyết, số
nucleotit guanin của gen B là
A. 500. B. 700. C. 1200. D. 600.
Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là
Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Kiểu gen thể một có thể là
A. AaBbEe B. AaBbDEe. C. AaBbDddEe. D. AaaBbDdEe.
Câu 3: Ở đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Số lượng NST trong tế bào ở đột biến thể ba là
A. 30. B. 13. C. 15. D. 28.
Câu 4: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là:
3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'. B. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.
C. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'. D. 5'...GGXXAATGGGG...3'.
Câu 5: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhóm gen liên kết. Thể một của
loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là
A. 22 B. 11 C. 12 D. 24
Câu 6: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhóm gen liên kết. Thể ba của
loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì đầu của nguyên phân là
A. 13. B. 11. C. 26. D. 22.
Câu 7: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể ba của
loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 17. B. 9. C. 18. D. 24.
Câu 8: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:
A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là
A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ARN có cấu trúc mạch kép. D. ADN có cấu trúc mạch kép.
Câu 9: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:
A = 10%; G = 45%; U = 10%. Axit nuclêic này là
A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ARN có cấu trúc mạch kép. D. ADN có cấu trúc mạch kép.
Câu 10:Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí
hiệu từ I đến VI có số lượng NST ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V VI
Số lượng NST
trong tế bào sinh 48 84 72 36 60 108
dưỡng
Cho biết số lượng NST trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong
các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội lẻ là
A. I, III, IV, V. B. II, VI. C. I, III. D. II, IV, V, VI.
Câu 11: Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh
thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen
A. BBbbDDdd. B. BBbbDDDd. C. BBbbDddd. D. BBBbDDdd.
Câu 12: Lúa nước có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
sinh dưỡng của cây lúa nước lệch bội thể một đang ở kì giữa nguyên phân là
A. 25. B. 23. C. 46. D. 48.
Câu 13: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, 1 cặp NST trong bộ
nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành các loại giao tử (n+1) và (n-1). Khi thụ tinh, sự
kết hợp của giao tử (n+1) với giao tử bình thường (n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể tam bội. B. thể ba. C. thể một. D. thể tứ bội.
Câu 14. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Một tế bào sinh dưỡng của thể đột biến tam
bội được phát sinh từ loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 21. B. 40. C. 60. D. 30.
Câu 15. Cải củ có bộ NST 2n=18R, cải bắp có bộ NST 2n=18B. Thể song nhị bội được tạo ra từ
phép lai xa và đa bội hóa của hai loài trên có bộ NST là
A. 9R+9B. B. 18R+18B. C. 36R+36B. D. 18R+36B.
Mức 3
Câu 1: 1000 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBB tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong
đó có 5 tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc
thể mang cặp gen BB phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá
trình này sẽ tạo ra giao tử AaB với tỉ lệ
A. 0,25%. B. 0,5%. C. 1%. D. 0,125%.
Câu 2: Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen XDXd giảm phân bình thường nhưng xảy ra hoán vị
gen ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là:
A. 4. B. 16. C. 6. D. 8.
Câu 3: Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân bình thường trong đó có 1 tế
bào xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d . Theo lí thuyết, kết thúc giảm phân có thể tạo ra
A. Tối đa 8 loại giao tử B. loại giao tử mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 1/8
C. 6 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau D. 4 loại giao tử với tỉ lệ 5: 5: 1: 1
Câu 4: Một gen ở vi khuẩn dài 3060Å và tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, T và X trên mạch 1 lần lượt
là 20%, 15%, 40% và 25%. Gen nhân đôi liên tiếp 2 lần thì cần môi trường cung cấp bao nhiêu
nucleotit mỗi loại:
A. A = T = 540, G = X = 360. B. A = T = 1620, G = X = 1080.
C. A = T = 1620, G = X = 360. D. A = T = 540, G = X = 1080.
Mức 4
Câu 1: Cho biết: 5’XXU3’; 5’XXX3’; 5’XXA3’; 5’XXG3’ quy định Pro; 5’AXU3’; 5’AXX3’;
5’XXU 3’ ; 5’AXA3’; 5’AXG3’ quy định Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A
thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Pro
được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
2. Đột biến thay thể cặp G-X bằng cặp T-A đã làm cho alen A thành alen a.
3. Nếu alen A có 200 T thì alen a sẽ có 201 A.
4. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 99 X thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần
môi trương cung cấp 100X.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 2: Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen giảm phân, cặp NST thường
không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cặp NST giới tính
phân li bình thường, Theo lý thuyết, nếu tế bào này tạo ra số loại giao tử tối đa thì tỉ lệ
các loại giao tử được tạo ra có thể là trường hợp nào sau đây?
A. 3: 1. B. 2: 1: 1. C. 2: 2: 1: 1. D. 1: 1: 1: 1.
Câu 3. Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc
lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột
biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể
đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 77 loại kiểu gen.
II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại kiểu gen.
III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen.
IV. Nếu a, b, c, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 4: Một loài thực vật bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 10. Trên mỗi cặp NST xét một lôcut gen
có 2 alen. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể lưỡng bội có tối đa 243 kiểu gen.
II. Quần thể gồm 100% cá thể đột biến thể ba (2n + 1) thì có tối đa 3240 kiểu gen.
III. Quần thể gồm 100% cá thể đột biến thể một (2n - 1) thì có tối đa 810 kiểu gen.
IV. Nếu trong quần thể có đột biến thể ba (2n+1) thì có tối đa 2021 kiểu gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like