You are on page 1of 5

BÀI 3.

ÔN TẬP VỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN, BIẾN DỊ

Câu 1: Phân tử DNA được cấu tạo bởi các nguyên tố hóa học như thế nào sau đây:
A. C, H, O, N, P. B. C, H, O, N. C. C, H, O. D. C, H, O, N, P, S.
Câu 2: Đơn phân của DNA gồm các Nucleotide sau:
A. Adenin (A); Uracin (U); Guanin (G), Cytosine (C)
B. Adenin (A); Timin (T); Guanin (G), Uracin (U)
C. Adenin (A); Timin (T); Guanin (G), Amino acid (aa)
D. Adenin (A); Timin (T); Guanin( G), Cytosine (C)
Câu 3 : Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của DNA dẫn đến hệ quả :
A. A = G, C = T. B. A + T = G + C
C. A + G = T + C. D. A = T = G = C .
Câu 4: Tính đặc thù của mỗi loại DNA do yếu tố nào sau đây quy định?
A. Hàm lượng DNA trong nhân tế bào.
B. Số lượng các Nucleotide.
C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các Nucleotide trong phân tử DNA
D. Tỉ lệ (A + T)/ (G +C) trong phân tử DNA.
Câu 5: Trong phân tử DNA, các Nucleotide giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung bằng
các liên kết Hydro tạo thành từng cặp A-T; G-C. Số liên kết Hydro của phân tử DNA được tính theo:
A. Số liên kết Hydro = 3A+2G. B. Số liên kết Hydro = 2A+3G.
C. Số liên kết Hydro = 2A+2G. D. Số liên kết Hydro = A+G+T+C.
Câu 6: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các Nucleotide như sau :
-A–T–G–T–A–C–G-
Đoạn mạch nào sau đây tương ứng với đoạn mạch thứ hai?
A. – T – A – C – A – T – G – C –
B. – U – A – C – A – U – G – C -
C. – T – A – C – G – T – G – C -
D. – T – A – C – A – T – A – C –
Câu 7: Một đoạn gen có trình tự các Nucleotide như sau :
-A–T–G–T–A–C–G–A–T–C-
-T–A–C–A–T–G–C–T–A–G-
Số liên kết Hydro của đoạn gen này là :

0
A. H = 26 liên kết. B. H = 24 liên kết. C. H = 20 liên kết. D. H = 18 liên kết
A+T
Câu 8. Một gen có tỉ lệ = 2/3. Số Nucleotide loại A chiếm bao nhiêu %?
G +C
A. 10%. B. 20%. C. 30%. D. 40%.
A+T
Câu 9. Một gen có số Nucleotide loại G chiếm 20%. Tỉ lệ của gen là bao nhiêu?
G +C
A. 1,5. B. 1. C. 2/3. D. 1/3.
Câu 10: Một đoạn của phân tử DNA mang thông tin qui định cấu trúc một loại Protein được gọi là:
A. Gen điều hòa. B. Gen xúc tác. C. Mạch đơn của DNA. D. Gen cấu trúc.
Câu 11: Quá trình tự nhân đôi của DNA diễn ra theo những nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc bổ sung.
B. Nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Nguyên tắc bổ sung và guyên tắc bán bảo toàn.
D. Nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tăc khuôn mẫu.
Câu 12: Một DNA nhân đôi 1 lần tạo ra:
A. Một DNA mới giống nhau và giống DNA mẹ.
B. Hai DNA mới Khác nhau
C. Hai DNA mới giống nhau và khác DNA mẹ, trong đó mỗi DNA mới có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới
tổng hợp từ nguyên liệu nội bào.
D. Hai DNA mới giống nhau và giống DNA mẹ, trong đó mỗi DNA mới có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới
tổng hợp từ nguyên liệu nội bào.
Câu 13: Chức năng của gen là:
A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
B. Tham gia vào các cấu trúc của màng tế bào.
C. Chứa đựng năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
D. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Câu 14: RNA gồm những loại Nucleotide nào dưới đây :
A. A, T, G, C. B. A, T, U, C. C. A, U, G, C. D. A, T, U, G.
Câu 15: Đơn phân cấu tạo nên Protein là:
A. Nucleotide acid. B. Nucleotide. C. Amino acid . D.Phosphoric acid
Câu 16: DNA, RNA, Protein đều có cấu tạo là:
A. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau.

1
C. Đều được cấu tạo từ các Nucleotide
D. Đều được cấu tạo từ các amino acid.
Câu 17. Loại đột biến nào sau đây sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc?
A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến cấu trúc NST.
C. Đột biến gen. D. Đột biến đa bội.
Câu 18. Đột biến gen là những biến đổi
A. cấu trúc của NST. B. số lượng nhiễm sắc thể.
C. số lượng gen trên NST. D. trong cấu trúc của gen.
Câu 19. Cơ thể mang gen đột biến biểu hiện ra kiểu hình được gọi là
A. đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. thường biến. D. thể đột biến.
Câu 20. Khi đột biến gen đã phát sinh thì nó sẽ được nhân lên thông qua quá trình nào sau đây?
A. Nhân đôi DNA. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. Điều hòa hoạt động gen.
Câu 21. Loại đột biến nào sau đây làm cho gen đột biến tăng 1 liên kết Hydro so với gen ban đầu?
A. Đột biến mất 1 cặp A-T.
B. Đột biến thêm 1 cặp A-T.
C. Đột biến thay thế 2 cặp G-C bằng 2 cặp A-T.
D. Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C.
Câu 22. Loại đột biến nào sau đây làm cho gen đột biến giảm 2 liên kết Hydro so với gen ban đầu?
A. Đột biến mất 1 cặp A-T.
B. Đột biến thay thế 1 cặp G-C bằng 1 cặp A-T.
C. Đột biến thay thế 2 cặp G-C bằng 2 cặp C-G.
D. Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C.
Câu 23. Cho biết A quy định hoa đỏ; alen đột biến a quy định hoa trắng; B quy định hạt vàng; alen đột
biến b quy định hạt xanh. Nếu A trội hoàn toàn so với a; alen B trội hoàn toàn so với b thì cơ thể có kiểu
gen nào sau đây là thể đột biến?
A. AaBb. B. AABB. C. AAbb. D. AaBB.
Câu 24. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các alen A, b, D là alen đột
biến. Kiểu gen nào sau đây biểu hiện thành thể đột biến ở 3 tính trạng?
A. AAbbDD. B. aabbdd. C. AABbDd. D. AaBbDd.
Câu 25. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi gen nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
B. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.

2
C. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
D. DNA không nhân đôi thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
Câu 26. Đột biến NST gồm những dạng nào sau đây?
A. Đột biến lệch bội và đột biến đa bội. B. Đột biến cấu trúc NST và số lượng NST.
C. Đột biến tự đa bội và dị đa bội. D. Đột biến đa bội chẵn và đa bội lẻ.
Câu 27. Loại đột biến dẫn đến sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST và có thể làm thay đổi hình
dạng kích thước NST là
A. Đột biến gen. B. Đột biến lệch bội.
C. Đột biến đa bội. D. Đột biến cấu trúc NST.
Câu 28. Loại đột biến nào sau đây làm giảm độ dài của nhiễm sắc thể?
A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn.
C. Mất đoạn. D. Thêm một cặp Nucleotide.
Câu 29. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Thể ba thuộc loài này có bộ NST là
A. 2n-1. B. 3n. C. 2n+1. D. 4n.
Câu 30. Ở sinh vật lưỡng bội, thể đột biến nào sau đây mang bộ nhiễm sắc thể 2n-1?
A. Thể tam bội. B. Thể ba. C. Thể tứ bội. D. Thể một.
Câu 31. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được 1 cá thể
thuộc loài này có bộ NST gồm 9 chiếc, trong đó có 1 cặp gồm 3 chiếc. Cá thể này thuộc thể đột biến
nào?
A. Thể một. B. Thể tứ bội. C. Thể ba. D. Thể tam bội
Câu 32. Người bị hội chứng Đao, trong tế bào sinh dưỡng chứa
A. 47 NST. B. 45 NST. C. 46 NST. D. 48 NST.
Câu 33. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau
đây có thể phát triển thành thể một?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n+1). B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n-1).
C. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
Câu 34. Ở người, có bao nhiêu trường hợp dưới đây là đột biến dạng thể một?
I. Hội chứng Đao. II. Hội chứng Claiphentơ.
III. Hội chứng Tơcnơ. IV. Hội chứng AIDS.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 35. Sự không phân li của một cặp NST ở tất cả các tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở
một bên bố hoặc mẹ, qua thụ tinh có thể hình thành các hợp tử mang bộ NST là

3
A. 2n; 2n + 1; 2n - 1. B. 2n + 1; 2n - 1.
C. 2n; 2n + 2; 2n - 2. D. 2n; 2n + 1.
Câu 36. Một loài có 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây
là thể ba?
A. AaBDd. B. AaBbDddd. C. AaBbbDd. D. ABbDd.
Câu 37. Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có
bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe.
IV. AaBbDdEee. V. AaBbDde. VI. AaaBbDdEe.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 38. Cơ thể sinh vật có bộ NST nào sau đây là thể đa bội?
A. 2n+1. B. 2n. C. 2n-1. D. 4n.
Câu 39. Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội (2n).
Theo lí thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ NST là
A. 6n, 8n. B. 4n, 8n. C. 4n, 6n. D. 3n, 4n.
Câu 40. Khi nói về đột biến số lượng NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu một số cặp NST không phân li thì tạo thành thể tứ bội.
II. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.
III. Thể đa bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.
IV. Ở một số loài, thể đa bội có thể thấy trong tự nhiên và có thể được tạo ra bằng thực nghiệm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like