You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: SINH HỌC – LỚP 9


A. TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là trẻ đồng sinh? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. Ý nghĩa
của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?
Câu 2. Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến và đột biến ?
Câu 3. Cho 1 đoạn mạch đơn của gen có trình tự sắp xếp:
3’ - G – G – T – X – A – X – T – G – T – A – T – X - 5’
a. Xác định trình tự sắp xếp các Nucleotit của ARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên. Biết mạch còn
lại của gen là mạch mang mã gốc?
b. Tính số codon trên mARN do gen trên tổng hợp
Câu 4. Cho 1 đoạn mạch đơn của gen có trình tự sắp xếp:
5’ - G – X – T – A– A – X – T – X – T – A – T – X – T- A- G- 3’
a. Xác định trình tự sắp xếp các Nucleotit của ARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên. Biết mạch còn
lại của gen là mạch mang mã gốc?
b. Tính số codon trên mARN do gen trên tổng hợp
Câu 5. Cho 1 đoạn mạch đơn của gen có trình tự sắp xếp:
3’ - A – A – T – A– G – X – T – X – T – G – T – X – G- A- X- 5’
a. Xác định trình tự sắp xếp các Nucleotit của ARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên. Biết mạch đã
cho của gen là mạch mang mã gốc?
b. Tính số codon trên mARN do gen trên tổng hợp?
Câu 6 *. Gen A có chiều dài 5100 A0 và có 3900 liên kết hiđrô bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa tự
nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ 2. Trong 2
lần nhân đôi, môi trường đã cung cấp 3603 nucleotit loại A và 5399 nucleotit loại G. Xác định dạng đột
biến đã xảy ra với gen A?
Câu 7 *. Gen A có chiều dài 4080 A0 và có 2800 liên kết hiđrô bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa tự
nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi thêm 2 lần. Trong
3 lần nhân đôi, môi trường đã cung cấp 11198 nucleotit loại A và 5600 nucleotit loại G. Xác định dạng
đột biến đã xảy ra với gen A?
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Men đen là:
A. Đậu tương. B. Ruồi giấm. C. Lúa. D. Đậu Hà Lan.
Câu 2: Trong các kiểu gen sau đây, kiểu gen đồng hợp bao gồm:
1. aaBB 2. AABB 3. AaBb 4. aaBb
A. 2 và 3 B. 1 và 2 C. 1 và 3 D. 3 và 4
Câu 3: Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Moocgan là:
A. Đậu tương. B. Ruồi giấm. C. Lúa. D. Đậu Hà Lan.
Câu 4: Trong các kiểu gen sau đây, kiểu gen dị hợp bao gồm:
1. aaBB 2. AABB 3. AaBb 4. aaBb
A. 2 và 3 B. 1 và 2 C. 1 và 3 D. 3 và 4
Câu 5. Thành phần hóa học của NST bao gồm
A. phân tử prôtêin histôn. B. ADN và protein histon
C. phân tử ADN. D. axit và bazơ.
Câu 6. Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) qua quá trình giảm phân có thể ra:
A. 2 tế bào con, số lượng NST trong mỗi tế bào con là 2n.
B. 2 tế bào con, số lượng NST trong mỗi tế bào con là n.
C. 4 tế bào con, số lượng NST trong mỗi tế bào con là 2n.
D. 4 tế bào con, số lượng NST trong mỗi tế bào con là n.
Câu 7. Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) qua lần giảm phân I có thể ra:
A. 2 tế bào con, số lượng NST trong mỗi tế bào con là 2n (NST đơn).
B. 2 tế bào con, số lượng NST trong mỗi tế bào con là n (NST kép ).
C. 2 tế bào con, số lượng NST trong mỗi tế bào con là 2n (NST kép).
D. 2 tế bào con, số lượng NST trong mỗi tế bào con là n (NST đơn).
Câu 8. Trong quá trình nguyên phân, các NST đơn dần dãn xoắn tại kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Câu 9. Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại tại kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Câu 10. Ở Lúa, có một nhóm gồm 3 tế bào thực hiện nguyên phân 3 lần liên tiếp, số tế bào con được tạo
ra là:
A. 9 tế bào. B. 24 tế bào. C. 18 NST tế bào. D. 12 tế bào.
Câu 11. Ở Cà chua, có 5 tế bào thực hiện nguyên phân một số lần liên tiếp đã tạo ra 20 tế bào con. Tế bào
trên đã nguyên phân bao nhiêu lần
A. 2 lần . B. 3 lần C. 4 lần. D. 5 lần.
Câu 12. Ở Lúa, có một nhóm gồm 2 tế bào thực hiện nguyên phân 3 lần liên tiếp, số tế bào con được tạo
ra là:
A. 9 tế bào. B. 24 tế bào. C. 18 NST tế bào. D. 16 tế bào.
Câu 13. Ở Cà chua, có 3 tế bào thực hiện nguyên phân một số lần liên tiếp đã tạo ra 48 tế bào con. Tế bào
trên đã nguyên phân bao nhiêu lần
A. 2 lần . B. 3 lần. C. 4 lần. D. 5 lần.
Câu 14. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình tổng hợp prôtêin?
A. mARN. B. tARN. C. ADN. D. Ribôxôm.
Câu 15. Đơn phân của prôtêin là gì?
A. Nucleotit. B. Axit Nucleic.
C. Axit amin. D. Ribôxôm.
Câu 16. Thành phần nào sau đây làm nhiệm vụ lắp ráp các axit amin để tạo nên chuỗi polipeptit trong
quá trình tổng hợp prôtêin?
A. mARN. B. tARN. C. ADN. D. Ribôxôm.
Câu 17. Đơn phân của ARN là gì?
A. Nucleotit. B. Axit Nucleic. C. Axit amin. D. Ribôxôm.
Câu 18. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
A. Gen (ADN) → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Tính trạng.
C. Gen (ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
D. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.
Câu 19. Ở người, đột biến mất đoạn trên vai ngắn của NST số 5 sẽ gây ra:
A. bệnh ung thư máu. B. hội chứng Đao.
C. hội chứng mèo kêu. D. hội chứng Claiphentơ.
Câu 20. Số lượng NST trong tế bào của cây chuối nhà là:
A. 3n. B. 4n. C. n. D. 2n.
Câu 21. Ở người, đột biến mất đoạn trên NST số 21 sẽ gây ra:
A. bệnh ung thư máu. B. hội chứng Đao.
C. hội chứng mèo kêu. D. hội chứng Claiphentơ.
Câu 22. Giống nho và dưa hấu không hạt thường được trồng ở nước ta hiện nay, có số lượng NST trong
tế bào là bao nhiêu?
A. 3n. B. 4n. C. n. D. 2n.
Câu 23. Bệnh Đao ở người là thể đột biến nào sau đây ?
A. Thể 3 ở cặp NST số 21. B. Thể 3 ở cặp NST giới tính (XXY)
C. Thể 1 ở cặp NST số 21. D. Thể 1 ở cặp NST giới tính (XO).
Câu 24. Bệnh Tơcnơ ở người là thể đột biến nào sau đây ?
A. Thể 3 ở cặp NST số 21. B. Thể 3 ở cặp NST giới tính (XXY)
C. Thể 1 ở cặp NST số 21. D. Thể 1 ở cặp NST giới tính (XO).
Câu 25: Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người?
A. Nghiên cứu tế bào. B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Nghiên cứu phả hệ. D. Gây đột biến và lai tạo.

----- HẾT -----

You might also like