You are on page 1of 5

ÔN TẬP SINH 10 – HỌC KÌ 1

Câu 1: Dựa vào cấu trúc thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại nào sau đây?
A. Gram âm và Gram dương C. Vi khuẩn độc và vi khuẩn an toàn
B. Vi khuẩn có thành và vi khuẩn trần D. Vi khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu khí
Câu 2: Một số vi khuẩn tránh được hiện tượng thực bào nhờ cấu trúc nào sau đây?
A. Màng nhầy B. Màng sinh chất C. Thành tế bào D. Tế bào chất
Câu 3: Bệnh nào sau đây không do vi khuẩn gây ra?
A. Ung thư B. Viêm phổi C. Sâu răng D. Tiêu chảy
Câu 4: Nét nổi bật của tế bào nhân sơ là:
A. Kích thước tế bào lớn B. Cơ thể đơn bào
C. Có thành tế bào D. Chưa có nhân hoàn chỉnh
Câu 5: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là?
A. Giúp vi khuẩn di chuyển B. Tham gia vào quá trình nhân bào
C. Quy định hình dạng của tế bào D. Trao đổi chất với môi trường
Câu 6: Biện pháp nào sau đây hạn chế vi khuẩn tấn công vào vết tổn thương khi tiêm?
A. Dùng kiềm bôi lên vết tiêm B. Dùng nước muối bôi lên vết tiêm
C. Dùng axit bôi lên vết tiêm D. Dùng cồn sát khuẩn vết tiêm
Câu 7: Trong y học dùng phương pháp xét nghiệm để phân biệt 2 nhóm Gram âm và Gram dương với mục
đích gì?
A. Để biết cách kết hợp các phương pháp điều trị
B. Chọn được loại vi khuẩn đem ứng dụng trong kỹ thuật di truyền.
C. Sử dụng phương pháp hoá trị liệu phù hợp
D. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
Câu 8: Loại tế bào nào có nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào cơ tim
C. Tế bào bạch cầu D. Tế bào biểu bì
Câu 9: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có nhiều lizôxôm nhất?
A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào gan C. Tế bào tiểu cầu D. Tế bào bạch cầu
Câu 10: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. Tế bào biểu bì B. Tế bào cơ C. Tế bào gan D. Tế bào hồng cầu
Câu 11: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?
A. Tiếp nhận và di truyền thông tin vào trong tế bào
B. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
C. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào
D. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài
Câu 12: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
B. Chuyển hóa đường trong tế bào
C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
D. Sinh tổng hợp protein
Câu 13: Tế bào nào sau đây không có thành tế bào:
A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào nấm men
C. Tế bào thực vật D. Tế bào động vật
Câu 14: Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong máu gồm 2 chuỗi polipeptit α và 2 chuỗi polipeptit
β. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp protein cung cấp cho quá trình tổng hợp hemoglobin là:
A. ti thể B. bộ máy Gôngi
C. lưới nội chất hạt D. lưới nội chất trơn
Câu 15: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan chứa
enzim phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi là:
A. lưới nội chất B. bộ máy Gôngi C. lizoxom D. riboxom
Câu 16: Hình dạng của tế bào động vật được duy trì ổn định nhờ cấu trúc:
A. lưới nội chất B. khung xương tế bào
C. chất nền ngoại bào D. bộ máy Gôngi
Câu 17: Ở động vật, tế bào tuyến nước bọt có khả năng tiết ra dịch có chứa thành phần quan trọng là enzim
amilaza. Khi quan sát cấu trúc siêu hiển vi của tế bào tuyến nước bọt, người ta thấy bào quan nào dưới đây
rất phát triển:
A. lưới nội chất trơn B. lizozxom C. ti thể D. lưới nội chất hạt
Câu 18: Riboxom thực hiện chức năng:
A. Chuyển hóa đường B. Phân giải lipit
C. Tổng hợp protein D. Tổng hợp cacbohidrat
Câu 19: Bào quan nào được ví như phân xưởng tái chế "rác thải"?
A. Ti thể B. Riboxom C. Không bào D. Lizoxom
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nhân, ti thể, lục lạp có 2 lớp màng; đều có màng trong gấp khúc.
B. Không bào chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật
C. Lizoxom được ví như 1 phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
D. Tế bào động vật có các bào quan Riboxom, lizoxom, ti thể nhưng không có thành tế bào, lục lạp.
Câu 21: Tế bào động vật không có bào quan nào?
A. Ti thể B. Ribôxôm C. Lục lạp D. Lizoxom
Câu 22: Bào quan nào dưới đây xuất hiện ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Lizôxôm B. Ribôxôm C. Ti thể D. Bộ máy Gôngi
Câu 23: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ:
A. Sự biến dạng của màng tế bào B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
Câu 24: Chất oxi, cacbonic đi qua màng tế bào bằng phương thức:
A. Khuếch tán qua lớp kép photpholipit B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
C. Nhờ kênh protein đặc biệt D. Vận chuyển chủ động
Câu 25: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang”
chính là các phân tử?
A. Protein xuyên màng B. Photpholipit
C. Protein bám màng D. Colesteron
Câu 26: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế:
A. vận chuyển thụ động B. vận chuyển chủ động
C. thẩm tách D. thẩm thấu
Câu 27: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là
A. Tế bào hồng cầu không thay đổi B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi
C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại
Câu 28: Các sản phẩm tiết được đưa ra khỏi tế bào theo con đường:
A. khuếch tán B. xuất bào C. thẩm thấu D. cả xuất bào và nhập bào
Câu 29: Điều kiện của vận chuyển chủ động là:
A. Không tiêu tốn năng lượng B. Tiêu tốn năng lượng
C. Cần “máy bơm” D. Cần “máy bơm” và tiêu tốn năng lượng
Câu 30: Khi ta uống thuốc, các chất trong thuốc đi vào các tế bào bằng phương thức nào?
A. Đều đi vào thụ động
B. Đều đi vào chủ động
C. Đi vào cả bằng cách chủ động và thụ động
D. Chỉ đi vào bằng cách nhập bào
Câu 31: Nồng độ glucozo trong máu là 1,2g/lít và trong nước tiểu là 0,9g/l. Theo em tế bào sẽ vận chuyển
glucozo bằng cách nào? Vì sao?
A. Nhập bào, vì glucôzơ có kích thước lớn
B. Thụ động, vì glucôzơ trong máu cao hơn trong nước tiểu
C. Chủ động, vì glucôzơ là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể
D. Nhập bào, vì glucôzơ có kích thước rất lớn
Câu 32: Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào sẽ có thể làm rau tươi trở lại vì:
A. nước thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên.
B. được nước tưới nên các tế bào rau đã sống trở lại.
C. nước đã làm mát tế bào rau nên các tế bào rau được xanh tươi trở lại.
D. có nước làm rau tiến hành quang hợp nên rau tươi trở lại.
Câu 33: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat
B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat
C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat
D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat
Câu 34: Số liên kết cao năng có trong 1 phân tử ATP là:
A. 3 liên kết B. 2 liên kết C. 4 liên kết D. 1 liên kết
Câu 35: Nghiên cứu một số hoạt động sau
(1) Tổng hợp protein
(2) Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucozo qua màng
(3) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch
(4) Vận động viên đang nâng quả tạ
(5) Vận chuyển nước qua màng sinh chất
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động cần phải tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 36: Adenozin triphophat là tên đầy đủ của hợp chất nào dưới đây?
A. AMP B. ADP C. ATP D. ARP
Câu 37: ATP chủ yếu được sinh ra ở bào quan nào?
A. Lục lạp B. Lưới nội chất C. Ti thể D. Thể gongi
Câu 38: Bản chất của quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ
năng lượng được gọi là:
A. Dị hóa B. Đồng hóa C. Quang hợp D. Hô hấp
Câu 39: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình mâu thuẫn nhưng gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau.
B. Dị hóa là quá trình phân giải chất hữu cơ đặc trưng của tế bào thành những chất đơn giản và tích lũy
năng lượng.
C. Không có dị hóa thì không có năng lượng cung cấp cho quá trình đồng hóa.
D. Quá trình đồng hóa đòi hỏi phải tiêu hao năng lượng
Câu 40: Dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong tế bào là:
A. Điện năng B. Quang năng C. Hóa năng D. Cơ năng
Câu 41: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?
A. Là hợp chất cao năng B. Là chất xúc tác sinh học
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống
D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
Câu 42: Các chất dưới đây được sinh ra trong tế bào sống:
(1) Saccaraza (2) proteaza (3) nucleaza (4) lipit (5) amilaza
(6) saccarozo (7) protein (8) axit nucleic (9) lipaza (10) pepsin
Những chất nào trong các chất trên là enzim?
A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (6), (7), (8), (9), (10)
C. (1), (2), (3), (5), (9), (10) D. (1), (2), (3), (5), (9)
Câu 43: Enzim có bản chất là:
A. pôlisaccarit B. protein C. monosaccarit D. photpholipit
Câu 44: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. trung tâm điều khiển B. trung tâm vận động
C. trung tâm phân tích D. trung tâm hoạt động
Câu 45: Enzim có đặc tính nào sau đây?
A. tính đa dạng B. tính chuyên hóa
C. tính bền vững với nhiệt độ cao D. hoạt tính yếu
Câu 46: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?
A. amilaza B. Saccaraza C. pepsin D. mantaza
Câu 47: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì
một trong các nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu
B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức
C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu
D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể
Câu 48: Đom đóm đực sử dụng enzim nào để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh (không tỏa
nhiệt), nhấp nháy mời chào đom đóm cái?
A. luciferaza B. xenlulaza C. pepsin D. prôtêaza
Câu 49: Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
A. Độ pH B. Nhiệt độ C. Nồng độ cơ chất D. Ánh sáng
Câu 50: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:
A. 15 độ C - 20 độ C B. 20 độ C - 25 độ C
C. 20 độ C - 35 độ C D. 35 độ C – 37,5 độ C
Câu 51: Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?
A. Từ 2 đến 3 B. Từ 6 đến 8 C. Từ 4 đến 5 D. Trên 8
Câu 52: Giả sử có 1 phản ứng được xúc tác bởi 1 loại enzim. Tốc độ của phản ứng có thể sẽ tăng lên trong
trường hợp nào sau đây?
A. Tăng nồng độ enzim B. Giảm nồng độ cơ chất
C. Giảm nhiệt độ của môi trường D. Thay đổi độ pH của môi trường
Câu 53: Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định?
(1) Tế bào đang sống hay đang chết
(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé
(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu
(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể
A. (1), (2) B. (1), (3) C. (2), (3) D. (1), (4)
Câu 54: Tế bào bị chết không có hiện tượng co nguyên sinh vì:
A. Màng tế bào đã bị phá vỡ
B. Tế bào chất đã bị biến tính
C. Nhântế bào đã bị phá vỡ
D. Màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc
Câu 55: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarozo không thể đi qua
màng nhưng nước và ure đi qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong
dung dịch:
A. Saccrôzơ ưu trương B. Saccrôzơ nhược trương
C. Urê ưu trương D. Urê nhược trương
Câu 56: Để quan sát hiện tượng vận chuyển các chất qua màng, một học sinh làm thí nghiệm như sau: cho 1
lớp biểu bì lá thài lài tía vào dung dịch muối ưu trương 8% (nồng độ muối cao hơn trong tế bào), sau 2 phút
quan sát tế bào có hiện tương (1), học sinh này tiếp tục thay thế bằng dung dịch muối 10%, sau 2 phút quan
sát tế bào có hiện tượng (2). Nội dung đúng của (1) và (2) lần lượt là:
A. co nguyên sinh/ co nguyên sinh nhiều hơn
B. trương nước/ trương nước nhiều hơn
C. co nguyên sinh/ phản co nguyên sinh
D. cả tế bào co lại/ cả tế bào co lại nhiều hơn
Câu 57: Trong thí nghiệm với Catalaza người ta sử dụng mẫu vật và hóa chất?
A. Gan gà (lợn), dứa, cồn B. Khoai tây, oxi già, nước đá
C. Gan gà (lợn), dứa, oxi già B. Khoai tây, cồn, nước đá
Câu 58: Trong thí nghiệm với Catalaza, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lát khoai tây chín có nhiều enzim catalaza và hoạt tính mạnh
B. Lát khoai tây ngâm lạnh sủi ít bọt trắng, hoạt tính của catalaza giảm
C. Lát khoai tây chín sủi nhiều bọt
D. Lát khoai tây sống không có bọt
Câu 59: Người ta tiến hành thí nghiệm: nhỏ dung dịch H2O2 vào 3 lát khoai tây khác nhau: 1 lát luộc chín, 1
lát sống để ở nhiệt độ phòng, 1 lát đã để ở ngăn đá trước 30 phút. Sau đó quan sát, thấy hiện tượng sủi bọt
trắng ở 3 miếng khoai tây khác nhau. Thí nghiệm này chứng minh điều gì?
A. độ pH ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
B. chất ức chế ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
C. nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
D. nồng độ cơ chất ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
Câu 60: Sắp xếp các bước trong tiến hành thí nghiệm với enzim Catalaza:
(1) Dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt H2O2
(2) Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra trên lát khoai tây và giải thích hiện tượng.
(3) Cắt khoai tây sống và khoai tây chín thành các lát mỏng, dày 5 mm
(4) Cho 1 số lát khoai tây sống vào khay đựng đá trước khi thí nghiệm 30 phút, lấy 1 lát khoai tây sống để ở
nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã luộc chín, 1 lát lấy từ tủ lạnh ra.
A. 3 - 2 – 1 - 4
B. 3 – 4 – 1 - 2
C. 3 – 1 – 4 - 2
D. 4 – 3 – 2 - 1

You might also like