You are on page 1of 24

Câu hỏi bệnh truyền nhiễm và bệnh xã hội

1. Trong phòng bệnh amip, không nên chọn biện pháp nào sau đây:
A. Giáo dục vệ sinh phòng bệnh
B. Nâng cao đời sống và trình độ văn hoá
C. Phát hiện người lành mang kén
D. Chủng ngừa vac xin
2. Trong lỵ amip thể bệnh nào là thường gặp nhất:
A. Thể tối cấp
B. Thể mạn tính
C. Thể cấp
D. Thể phối hợp
3. Để phòng lỵ amip bạn chọn phương pháp nào sau đây:
A. Uống thuốc phòng
B. Chủng ngừa vaccin
C. Đậy thức ăn bằng lồng bàn
E. Rửa sạch tay sau khi ăn
4. Trên thực tế chẩn đoán lỵ amip dựa vào:
A. Lâm sàng và tiền sử
B. Soi phân
C. Cấy phân
D. Soi trực tràng
5. Thời gian ủ bệnh (ngày) của viêm gan vi rút A là:
A. 15 -160
B. 20 - 30
C. 14 -60
D. 30 -180
6. Thời gian ủ bệnh (ngày) của viêm gan vi rút B là:
A. 15 -160
B. 15 - 45
C. 14 -60
D. 60-90
7. Phòng bệnh viêm não Nhật bản chủ yếu là,ngoại trừ:
A. Tiêm chủng vaccin phòng bệnh
B. Tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh cho nhân dân
D. Dùng kim-bơm tiêm một lần
8. Biến chứng hay gặp nhất của bệnh Thuỷ đậu là:
A. Viêm não
B. Viêm phổi
C. Hội chứng Reye
D. Bội nhiễm da
9. VSV gây bệnh bò điên:
A. Privion
B. Virus
C. Vi khuẩn
D. Kí sinh trùng
10: Một người được kết luận bị nhiễm HIV khi:
A. Một trong các xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV (+).
B. Xét nghiệm Western- Blot (+) ngay lần đầu tiên.
C. Ít nhất 2 trong 3 xét nghiệm: test nhanh, ELISA, Western-Blot. . (+)
D. Chỉ cần một test ELISA (+)
11: Một người có nguy cơ nhiễm HIV, xét nghiệm máu âm tính, kể cả với xét nghiệm
Western-Blot. Anh (hay chị) kết luận:
A. Chắc chắn không nhiễm HIV.
B. Nhiễm HIV ở giai đọan sơ nhiễm.
C. Nhiễm HIV ở giai đọan cửa sổ.
D. Phải xét nghiệm lại sau 3 tháng với Western Blot mới kết luận được.
12: Những người trong gia đình người nhiễm HIV:
A. Có thể sống chung bình thường (nhưng không được quan hệ tình dục) với người
nhiễm vì không lây.
B. Phải cách ly người bệnh vì có khả năng lây nhiễm.
C. Có thể sống chung gần như bình thường, nhưng phải biết cách phòng lây nhiễm,
dưới sự hướng dẫn cụ thể của BS chuyên môn.
D. Trong giai đọan tiềm ẩn, có thể sống chung, còn đến giai đọan AIDS thì phải cách
ly.
13. Type Shigella gây bệnh nặng nhất là:
A. Shigella dysenteriae 1
B. Shigella dysenteriae 10
C. Shigella flexnerie 2
D. Shigella boydii
14. Hội chứng huyết tán uré máu cao / Lỵ trực khuẩn không có các đặc điểm sau đây:
A. Thường do S. dysenteria typ 1
B. Xuất hiện vào ngày cuối của tuần thứ 1 khi hội chứng lỵ bắt đầu ổn định.
C. Có liên quan đến vai trò của độc tố shigatoxine
D. Công thức bạch cầu có thể có hình ảnh giả bạch cầu cấp
E. Thường gặp ở người lớn
15. Để phòng bệnh lỵ trực khuẩn ở nước ta hiện nay, biện pháp nào sau đây có hiệu
quả nhất:
A. Chủng ngừa vắc- xin chứa vi khuẩn chết
B. Chủng ngừa vắc- xin chứa vi khuẩn sống giảm độc lực
C. uống thuốc phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh
D. Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống
16. Chẩn đoán xác định lỵ trực khuẩn dựa vào:
A. Lâm sàng + dịch tễ
B. Lâm sàng + công thức máu
C. Cấy phân + dịch tễ
D. Lâm sàng + cấy phân
17. Dấu hiệu thực thể xuất hiện sớm nhất trong giai đoạn khởi phát của bệnh uốn ván
là:
A. khó nói.
B. khó nuốt.
C. đau mỏi hàm.
D. khó thở
18. Biến chứng thường gặp nhất trong bệnh uốn ván là:
A. tai biến huyết thanh.
B. suy hô hấp cấp.
C. ngộ độc các thuốc an thần.
D. nhiễm trùng huyết
19. Yếu tố nào sau đây không được dùng để đánh giá tiên lượng của bệnh uốn ván:
A. thời gian ủ bệnh .
B. tần số cơn co giật.
C. các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật.
D. tiền sử đã mắc bệnh uốn ván.
20. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cá nhân trong lỵ amip là:
A. vệ sinh ăn uống
B Cho các đối tượng dễ mắc bệnh uống thuốc
C. Phát hiện và điều trị người mang kén
D. Diệt ruồi dán
21. Amip gây bệnh bằng cách nào sau đây:
A. Tiết ra các protein độc
B. Nội độc tố
C. Ngoại độc tố
D. Xâm nhập vào niêm mạc đại tràng
22. Đặc điểm lâm sàng điển hình trong thời kỳ khởi phát của viêm gan vi rút cấp là:
A. Âm thầm không rõ ràng
B. Triệu chứng giống cảm cúm với đau cơ , đau khớp
C. Có biểu hiện triệu chứng của hội chứng bệnh huyết thanh với đau khớp, sốt, phát
ban
D. Mệt mỏi, uể oải, chán ăn, đầy bụng, đau bụng âm ỉ vùng hạ sườn phải, nước tiểu
ít và đậm màu, sốt, thường sốt nhẹ sau đó là xuất hiện vàng da, vàng mắt
23. Đặc điểm lâm sàng điển hình thời kỳ toàn phát viêm gan vi rút cấp là:
A. Bệnh nhân cảm thấy nước tiểu ít đi và đậm màu , sau đó xuất hiện vàng da - vàng
mắt
B. Gan to
C. Mệt mỏi, chán ăn, vàng da - vàng mắt xuất hiện
D. Sốt
24. Ở Việt nam, côn trùng trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là:
A. Anophen
B. Aedes
C. Culex
E. Cudex
25. Bệnh uốn ván là một bệnh:
A. thường gây ra các vụ dịch lớn .
B. chỉ xuất hiện từng trường hợp lẻ tẻ.
C. hiện nay gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh.
D. thường gặp ở vùng dịch tễ uốn ván.
E. có miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh.
26. Tỷ lệ tử vong cao nhất trong bệnh uốn ván gặp ở:
A. thể uốn ván toàn thân.
B. uốn ván thể đầu có kèm liệt mặt.
C. uốn ván chi.
D. uốn ván cục bộ.
E. uốn ván kèm bội nhiễm vết thương.
27. Điều kiện không thuận lợi để bào tử uốn ván chuyển sang dạng vi khuẩn hoạt động
là:
A. vết thương được khâu kín và băng bó kỹ.
B. vết thương bị viêm nhiễm, hoại tử.
C. vết thương được cắt lọc, sát trùng bằng Oxy già.
D. còn mảnh xương chết trong vết thương
28. Biện pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh uốn ván là:
A. triển khai rộng rãi chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi.
B. tiêm phòng uốn ván cho toàn dân.
C. tiêm phòng uốn ván cho tất cả phụ nữ có thai.
D. nâng cao kiến thức phòng bệnh cho nhân dân.
E. cải thiện chất lượng các nhà hộ sinh ở tuyến xã, tuyến huyện.
29. Bào tử uốn ván được tìm thấy nhiều nhất ở:
A. Trong đất giàu chất hữu cơ và vô cơ.
B. Trong lớp nông của đất giàu chất vô cơ ở vùng khí hậu nóng và ẩm.
C. Trong lớp nông của đất giàu chất hữu cơ ở vùng khí hậu nóng và ẩm.
D.Trong phân súc vật như heo, gà, vịt. .
30. Trong bệnh uốn ván các biến chứng có thể xảy ra do nằm lâu là:
A. Tai biến huyết thanh.
B. Ngộ độc các thuốc dãn cơ.
C. Thuyên tắc động mạch phổi, xẹp phổi
D. Hẹp khí quản, tràn khí dưới da.
31. Các tai biến do điều trị có thể gặp là:
A. Gãy xương, rách cơ.
B. Nhiễm trùng, tràn khí trung thất do mở khí quản.
C. Ngừng tim đột ngột.
D. Suy hô hấp cấp
32. Cách xử lý vết thương đúng để phòng ngừa uốn ván là:
A. Băng kín để khỏi nhiễm trùng.
B. Lấy sạch các dị vật, cắt bỏ các mô hoại tử.
C. Rửa sạch bằng nước ấm.
D. Rắc bột kháng sinh vào vết thương.
E. Không làm gì cả, đưa đến bệnh viện tuyến trên.
34.. Điểm nào sau đây không thuộc về virus dengue:
A. Thuộc họ Flaviviridae.
B. Thuộc nhóm Arbovirus.
C. Miễn dịch không bền.
D. Có miễn dịch chéo từng phần.
35. Vật chủ chủ yếu của virus dengue là:
A. Người.
B. Loài khỉ.
C. Lợn.
D. Muỗi Aedes egypti.
E. Muỗi Aedes albopictus
36. Yếu tố sau liên quan đến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue:
A. Vectơ truyền bệnh chủ yếu là Aedes egypti.
B. Phát triển tốt vào mùa mưa lạnh.
C. Trứng của vectơ tồn tại được ở nước bẩn.
D. Truyền mầm bệnh ngay sau khi đốt người.
37. Khi dịch sốt xuất huyết dengue xảy ra, yếu tố sau làm bùng phát dịch mạnh hơn,
ngoại trừ:
A. Mật độ dân cư cao.
B. Mật độ dân cư thưa.
C. Lượng người giao lưu tăng lên.
D. Nhiệt độ-độ ẩm môi trường thích hợp muỗi phát triển.
38. Nơi nào sau đây ít khi chảy máu trong các trường hợp tử vong do sốt dengue xuất
huyết:
A. Dưới da.
B. Niêm mạc ống tiêu hoá.
C. Tổ chức dưới da.
D. Não.
39. Dấu hiệu nào sau đây có thể cho là bệnh sốt dengue xuất huyết nặng:
A. Bệnh kèm rong kinh.
B. Mắt – da vàng.
C. Xuất huyết tiêu hoá.
D. Hematocrit tăng.
E. Đái máu vi thể.
40. Để phòng dịch sốt dengue xuất huyết xảy ra khi chưa có bệnh, biện pháp cộng
đồng sau có tính chủ động cao:
A. Giám sát số bệnh nhân sốt cao trong cộng đồng.
B. Giám sát mật độ muỗi-bọ gậy trong cộng đồng.
C. Phân lập virus từ bệnh nhân có sốt.
D. Phân lập virus ở muỗi trong cộng đồng.
41. Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản là:
A Do vi khuẩn .
B. Do vi rút
C. Do kí sinh trùng
D. Do nấm
42. Ở nước ta loại Plasmodium gây bệnh sốt rét gặp với tần suất cao là:
A. P. falciparum
B. P. vivax
C. P. malariae
D. P. falciparum và P. vivax
43. Thời gian ủ bệnh của bệnh dại phụ thuộc vào:
A. Tuổi của bệnh nhân.
B. Vị trí xâm nhiễm của virut.
C. Vết thương bị nhiễm có họai tửí hay không.
D. Vết thương có bội nhiễm hay không.
E. Vùng bị cắn có được tưới máu đầy đủ hay không.
44. Trong các vết cắn sau đây do động vật mắc dại cắn, theo bạn, vị trí nào có thời
gian ủ bệnh ngắn nhất ?
A. Ở lòng bàn chân.
B. Ở cắng chân.
C. Ở mặt
D. Ở lòng bàn tay
45. Trong những triệu chứng sau đây, triệu chứng nào là tiền triệu có giá trị của bệnh
dại:
A. Viêm tấy vùng bị cắn, kèm theo hạch vùng.
B. Có cảm giác lạ ở tại chỗ và quanh vết cắn.
C. Rung giật các cơ .
D. Sợ nước.
E. Ngại khi ra gió.
46. Thuỷ đậu là một bệnh:
A. Cần phải điều trị đặc hiệu vì các biến chứng của nó rất nặng nề
B. Không cần phải điều trị đặc hiệu vì nói chung lành tính và tự giới hạn
C. Không cần phải điều trị đặc hiệu vì các biến chứng không có gì nguy hiểm
D. Chỉ cần điều trị triệu chứng.
47. Vi rút gây viêm gan A và E lây truyền qua đường:
A. Tiêu hoá
B. Máu
C. Chu sinh
D. Tình dục
48. Mỗi bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên là:
A. Tính đặc hiệu
B. Tính lây truyền
C. Tính sinh miễn dịch
D. Tính chu kì
49. Mầm bệnh vào cơ thể tạo kháng thể là:
A. Tính đặc hiệu
B.Tính lây truyền
C. Tính sinh miễn dịch
D: Tính chu kì
50. Khi bị động vật có thể gây dại cắn, xử trí vết thương tại chỗ là:
A. Sát trùng ngay bằng cồn iode.
B. Khâu kín lại vết thương.
C. Rửa ngay vết thương bằng xà phòng.
D. Rắc kháng sinh mạnh vào vết thương để diệt virut.
E. Chỉ đơn giản băng vết thương lại rồi theo dõi con vật đã cắn.
51. Các phương tiện hiện nay để phòng dại khi nhiễm virut dại là:
A. Huyết thanh liệu pháp và vắc xin.
B. Kháng sinh.
C. Hút lấy máu và virut ngay lập tức sau khi bị cắn theo các phương pháp hấp phụ dân
gian (bầu, giác, đặt ngọc)
D. Garô chị bị cắn để ngăn không cho virut xâm nhập toàn thân.
E. Không có câu nào đúng.
52. Sau khi bị chó cắn, không cần tiêm ngay vắc xanh phòng dại hay globulin huyết
thanh phòng dại ngay mà chờ đợi đến khi chó có biểu hiện dại hay chết.
A. Đúng.
B. Sai
53. Chó có biểu hiện bệnh dại luôn luôn ở trạng thái kích động, chạy rông ngoài
đường, cắn lung tung bất cứ người hay vật gì gặp phải.
A. Đúng
B. Sai
54. Quai bị là một bệnh
A. Có tính miễn dịch tạm thời.
B. Có tính miễn dịch bền vững.
C. Gây tỷ lệ vô sinh cao nhất ở nam giới.
D. Có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi ở phụ nữ có thai.
E. Gặp ở nữ nhiều hơn nam giới.
55. Biểu hiện thường gặp nhất trong bệnh quai bị sau viêm tuyến nước bọt là:
A. Viêm buồng trứng.
B. Viêm tinh hoàn.
C. Viêm tuỵ cấp.
D. Viêm cơ tim.
E. Viêm não-màng não.
56. Đặc điểm của viêm tinh hoàn trong quai bị là:
A. Thường viêm một bên.
B. Thường viêm hai bên.
C. Gây tỷ lệ vô sinh cao.
D. Thường gặp ở trẻ em.
E. Thường không kèm theo sốt
57. Viêm tuyến mang tai trong quai bị:
A. Luôn luôn kèm theo sưng tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi.
B. Gần 1/3 trường hợp là sưng cả hai bên.
C. Thường kèm theo khó nhai, khó nuốt.
D. Sưng đạt tối đa sau 2-4 ngày và giảm dần sau 10-12 ngày.
E. Sưng đạt tối đa sau 1-3 ngày và giảm dần sau 7-10 ngày.
58. Điều trị viêm tinh hoàn trong quai bị bao gồm các biện pháp sau ngoại trừ:
A. Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường.
B. Mặc quần lót chật để nâng tinh hoàn.
C. Chườm nóng quanh tinh hoàn.
D. Dùng Aspirin để giảm đau và chống viêm.
E. Có thể dùng Corticoide khi có viêm tinh hoàn trầm trọng.
59. Để dự phòng quai bị cho cộng đồng cần phải:
A. Tiêm huyết thanh kháng quai bị.
B. Cách ly bệnh nhân tối thiểu 9 ngày kể từ khi có sưng tuyến mang tai.
C. Tiêm vaccin cho tất cả trẻ em dưới 14 tuổi.
D. Dùng kháng sinh dự phòng cho những người có nguy cơ cao.
E. Đóng cửa các trường học, trường mẫu giáo khi có dịch.
60. Đặc điểm của nốt đậu trong bệnh Thuỷ đậu là:
A. Cùng một lứa tuổi, bắt đầu ở thân mình, mặt rồi lan ra tứ chi
B. Cùng một lứa tuổi, bắt đầu ở khắp nơi
C. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở tứ chi, mặt rồi lan khắp thân mình
D. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở thân mình, mặt rồi lan khắp tứ chi
61. Vi rút gây viêm gan B, C, D lây truyền qua những đường sau, ngoại trừ:
A Ghép tạng phủ
B. Máu
C. Từ mẹ sang con
D. Tiêu hoá
62. Bệnh viêm não Nhật Bản có ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng vì:
A. Có vắc xin phòng bệnh
B. Bệnh có tỉ lệ tử vong thấp.
C. Hội chứng nhiễm trùng nặng
D. Thường để lại di chứng trầm trọng
63. Trong biến chứng của bệnh thương hàn, dấu hiệu gợi ý xuất huyết tiêu hoá nhất là:
A. Người mệt lã.
B. Mạch nhanh.
C. Huyết áp hạ.
D. Niêm mạc mắt nhợt.
64. Trong lỵ trực khuẩn, ở người mạnh khoẻ, nếu không điều trị:
A. Bệnh nhân sẽ trở thành người lành mang trùng
B. Bệnh sẽ chuyển thành thể lỵ kéo dài
C. Bệnh sẽ chuyển sang thể tối cấp
D. Bệnh có thể tự khỏi
65. Lỵ trực khuẩn là một bệnh:
A. Nhiễm trùng chỉ khu trú ở đại tràng
B. Tiêu chảy có máu nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
C. Nhiễm trùng toàn thân , có tổn thương khu trú ở ruột.
D. Là một bệnh nhiễm trùng cấp tính của ruột do trực khuẩn Shigella .
66. Diễn biến lâm sàng viêm gan vi rút E thường nhe, loại trừ:
A. Trẻ em
B. Bất cứ tuổi nào
C. Trẻ em và người trẻ
D. Phụ nữ có thai
67. Đặc điểm dịch tễ học viêm gan vi rút B,C,D là:
A. Lây do nguồn nước sinh hoạt nhiễm chất thải của người bệnh
B. Số người bị nhiễm bệnh thấp
C. Bệnh chỉ có mặt ở Đông Nam Á
D. Lây nhiễm qua đường máu, dịch tiết, lây nhiễm từ mẹ sang con
68. Ở người già, điều trị muộn, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến:
A. Khỏi trong vòng một tuần
B. kéo dài, bênh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng
C. Chuyển sang thể nặng
D. Mất nước nhiều và dẫn đến suy tuần hoàn
69. Ở người trẻ khoẻ, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến:
A. Bệnh nhân khỏi trong vòng một tuần
B. Kéo dài, bênh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng
C. Sang thể nặng
D. Mất nước nhiều và dẫn đến suy tuần hoàn
70. Dịch lỵ trực khuẩn thường xảy ra ở:
A. Nơi đông dân
B. Nông thôn
C. Dân cư trú trên sông
D. Vùng núi
71. Điều trị viêm gan vi rút cấp là sử dụng kháng sing toàn thân
A. Đúng
B. Sai
72. Vật chủ trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản là:
A. Muỗi
B. Người tiếp xúc trực tiếp , nguồn lây chủ yếu là người bệnh
C. Súc vật như lợn , ngựa
D. Bọ chét
73. Ở Việt nam, côn trùng trung gian truyền bệnh viêm não Nhật bản B chủ yếu là:
A. Anophen
B. Aedes
C. Culex
D. Cudex
74. HBV được lây truyền chủ yếu qua:
A. Truyền bệnh chu sinh hoặc do tiêm chích.
B. Qua sửa
C. Chủ yếu do nhiễm trùng ở bào thai trong tử cung
D. Những thành viên khác của gia đình của bệnh nhân
75. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ ủ bệnh viêm gan vi rút cấp là:
A. Thường mệt mỏi chân tay không rõ ràng
B. Sốt
C. Chưa có biểu hiện lâm sàng rõ ràng
D. Đau bụng âm ỉ
76. Để xét nghiệm phân trong trường hợp lỵ nghi do amip, tốt nhất cần:
A. Lấy phân tại nhà bệnh nhân
B. Giữ phân tủ lạnh
C. Giữ phân trong tủ ấm
D. Mang phân đến phòng xét nghiệm ngay
77. Biến chứng nào sau đây có thể xảy ra trong lỵ amip:
A. Suy thận
B. Nhiễm trùng huyết
C. Hội chứng Reiter
D. Lồng ruột
78. Phương thức truyền bệnh viêm gan vi rút B, C, D là:
A. Do ăn uống chung
B. Có thể xảy ra do dùng chung lại nhiều lần dao cạo râu làm chảy máu
C. Do đánh răng
D. Do dùng bàn chải tắm
79. Trong các lục địa sau nơi nào bệnh sốt rét lưu hành dữ dội nhất
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Châu Mỹ
D. Châu Âu
80. Miễn dịch trong sốt rét là:
A. Bền vững
B. Không bền vững, cần phải được tái nhiễm
C. Có miễn dịch chéo giữa các loại Plasmodium
D. Đáp ứng miễn dịch tế bào
81. Bệnh nhân có cơn sốt rét run, để chẩn đoán bệnh sốt rét cần phải:
A. Tìm yếu tố dịch tễ sốt rét. - CTM - Cấy máu
B. Tìm yếu tố dịch tễ sốt rét
C. CTM - KST, Siêu âm - Xét nghiệm nước tiểu
D. Tìm yếu tố dịch tễ sốt rét - Tìm KST Sốt rét trong máu
82. Thời kỳ ủ bệnh của P. falciparum
A. 30 ngày
B. 14 -17 ngày
C. 7 - 10 ngày
D. 2 - 6 ngày
83. SR nặng có biến chứng chủ yếu do:
A. Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax
B. Plasmodium vivax
C. Plasmodium oval
D. Plasmodium falciparum
84. Khuẩn chí đường ruột thuộc nhóm:
A. Cộng sinh
B. Ngụ sinh
C. Kí sinh
D. Ngộ sinh
85. Tổn thương lỵ amip thường nằm ở:
A. Đại tràng
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Thực quản
86. Tác nhân gây bệnh lỵ amip là
A. Entamoeba histolytica
B. Salmonela
C. Shigela
D. Tụ cầu vàng
87. Ở giai đọan viêm não,các triệu chứng của dại là:
A. Rất đặc biệt, có thể phân biệt được với các viêm não khác.
B. Không phân biệt được với các viêm não do các virut khác.
C. Giống như bệnh nhân tâm thần phân liệt thể kích động.
D. U ám, lú lẫn rồi hôn mê.
E. Không có câu nào đúng.
88. Chẩn đoán bệnh dại thể kích động trên lâm sàng trở nên dễ dàng ở giai đọan:
A. Viêm não
B. Khởi phát.
C. Rối lọan chức năng vùng cuống não.
D. Sắp chết hay sắp hồi phục.
E. Không chẩn đóan được dại nếu chỉ dựa vào lâm sàng
89. Đặc điểm co giật của bệnh uốn ván là:
A. trước khi co giật bệnh nhân thường sốt rất cao.
B. sau khi co giật, bệnh nhân thường hôn mê sâu .
C. cơn co giật xuất hiện tự nhiên hoặc do bị kích thích.
D. cơn co giật hoàn toàn không gây biến chứng gì nguy hiểm.
90. Giai đoạn toàn phát của bệnh uốn ván kéo dài bởi vì:
A. bệnh nhân bị co cứng cơ toàn thân.
B. uốn ván là một bệnh rất nặng.
C. vết thương không được xử lý tốt.
D. độc tố Tetanospasmin gắn vào thần kinh rất bền.
91. Các biện pháp chung để phòng bệnh viêm gan vi rút A, E cấp là:
A. Sát trùng ngoài da khi tiêm chích
B. Tiêm phòng trẻ sơ sinh
C. Hạn chế tiếp xúc với máu và dịch tiết
D. An toàn thực phẩm
92. Các biện pháp chung để phòng bệnh viêm gan vi rút B cấp là:
A. An toàn thực phẩm
B. Rửa tay trước khi ăn
C. Rửa tay sai khi đại tiện
D. An toàn truyền máu
93. Biện pháp để phòng bệnh viêm gan vi rút B cấp là:
A. An toàn thực phẩm giáo dục thói quen vệ sinh ăn uống
B. Người nấu ăn bếp tập thể khi mắc viêm gan B cần được cách ly.
C. Vệ sinh môi trường.
D. Sử dụng kim - bơm tiêm 1 lần.
94. Thời gian lây bệnh Thuỷ đậu:
A. Bắt đầu 24 giờ trước khi có phát ban cho đến khi các nốt đậu đóng mày
B. Bắt đầu 24 giờ trước khi có phát ban cho đến khi hết sốt
C. Bắt đầu 48 giờ trước khi có phát ban và kéo dài 7-8 ngày
D. Bắt đầu 24 giờ sau khi có phát ban cho đến khi hết sốt
95. Về phương diện dịch tễ học, thể lâm sàng nào sau đây của lỵ amip là quan trọng
nhất:
A. Tối cấp
B. cấp
C. Mạn
D. Người mang kén không triêu chứng
96. Ở vùng bệnh amip lưu hành, hình thái dịch thường gặp là:
A. Đại dịch
B. Dịch nhỏ
C. Dịch lớn
D. Bệnh có tính chất lẻ tẻ
97. Trong phòng bệnh amip, không nên chọn biện pháp nào sau đây:
A. Vệ sinh phân rác
B. Vệ sinh thực phẩm
C. Xữ lý tốt nước thải
D. Uống thuốc phòng sau tiếp xúc
98. Tiêm chủng vaccin phòng bệnh viêm não Nhật Bản nhằm mục đích:
A. Ðưa kháng thể vào bệnh nhân
B. Tạo được miễn dịch đặc hiệu bảo vệ sức khoẻ
C. Ngăn ngừa virút phát triển
D. Trung hoà độc tố
99. Một người không có quan hệ tình dục, không dùng chung bơm và kim tiêm với
người nhiễm HIV, vẫn có thể lây HIV:
A. Do tai nạn.
B. Do tình cờ xử dụng dao cạo râu chung với người nhiễm HIV ở tiệm hớt tóc.
C. Do dùng chung áo quần có mồ hôi của người nhiễm.
D. Do sống chung với người nhiễm HIV
100. Thai phụ nhiễm HIV, thai nhi sẽ:
A. Chắc chắn nhiễm HIV
B. Chắc chắn không nhiễm nếu thai phụ có uống thuốc kháng HIV
C. Chỉ nhiễm trong thời gian chu sinh
D. Xác suất nhiễm HIV giảm rất thấp khi có các dự phòng thích đáng nhưng vẫn
không thể triệt tiêu khả năng trẻ bị nhiễm HIV.
101. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mắc bệnh quai bị có thể
A. Có nguy cơ sinh non cao.
B. Sinh trẻ quái thai.
C. Tăng tỷ lệ sẩy thai.
D. Bị viêm buồng trứng gây vô sinh.
102. Kiểu hợp tác “hai bên cùng có lợi”là
A. Cộng sinh
B. Ngụ sinh
C. Kí sinh
D. Ngộ sinh
103. Ở Việt nam ,bệnh viêm não Nhật bản B ít gặp hơn ở:
A.Trẻ em dưới 10 tuổi
B. Người lớn
C. Vùng đồng bằng
D. Vùng nông thôn
104. Lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất:
A. Thời kì toàn phát
B. Thời kì khởi phát
C. Thời kì lui bệnh
D. Thời kì ủ bệnh
105. Vi khuẩn gây bệnh lỵ trực khuẩn là
A. Shigela
B. Salmonela
C. Entamoeba histolytica
D. Tụ cầu vàng
106: Tổn thương lỵ trực khuẩn thường nằm ở:
A. Đại tràng
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Thực quản
107. Đặc điểm khởi phát của viêm gan vi rút A , E là
A. Từ từ
B. Kéo dài
C. Cấp tính
D. Không rõ ràng
108. Đa số trường hợp viêm gan do vi rút B, C, D thường khởi phát:
A. Từ từ
B. Cấp tính
C. Đột ngột
D. Không xác định được
109: Đường lây truyền bệnh lỵ amip
A: Tiêu hóa
B: Hô hấp
C: Máu
D: Da niêm mạc
110. Chọn câu đúng về bệnh bach hầu:
A. Bệnh thường gặp ở người lớn
B. Bệnh thường gặp nhất ở người già
C. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh
D. Bệnh thường gặp nhất là trẻ từ 1- 9 tuổi
111: Tổn thương do bạch hầu thường do:
A. Nội độc tố
B. Ngoại độc tố
C. Đáp ứng miễn dịch
D. Các câu trên đều sai
112: Giai đoạn cửa số là giai đọan trong nhiễm HIV:
A. Virut không nhân lên, do đó không phát hiện được.
B. Cơ thể chưa sản xuất kháng thể nên mọi xét nghiệm đều âm tính.
C. Bắt đầu xuất hiện kháng thể với nồng độ chưa cao, virut thì ẩn trong các hạch
bạch huyết nên không phát hiện được.
D. Các xét nghiệm thông thường âm tính, nhưng nếu có các xét nghiệm cao cấp thì
vẫn có thể phát hiện được.
113. Đặc điểm khởi phát của viêm gan vi rút A, E thường là:
A. Từ từ
B. Cấp tính nhưng kéo dài
C. Cấp tính
D. Không rõ ràng
114. Đặc điểm khởi phát của viêm gan vi rút B, C, D thường là:
A. Từ từ
B. Cấp tính hoặc từ từ
C. Rất cấp tính
D. Mơ hồ
115. Biện pháp chung để phòng bệnh viêm gan vi rút B cấp là an toàn trong truyền máu
A. Đúng
B. Sai
54. Viêm gan vi rút A, E truyền bệnh qua:
A. Tiêu hoá
B. Máu
C. Chu sinh
D. Tình dục
116. Nguyên tắc điều trị bệnh viêm não Nhật bản là:
A. Dùng thuốc chống vi rút đặc hiệu như Acyclovir
B. Điều trị triệu chứng là chủ yếu , nâng cao thể trạng , phát hiện để kịp thời điều trị
phòng các biến chứng
C. Dùng kháng sinh
D. Chống phù não, an thần ,hạ nhiệt
117. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét, ngoại trừ
B. Lao động ở rừng núi, du lịch đến vùng dịch tễ sốt rét
C. Phát triển thuỷ lợi, đào hồ ao, khai hoang rừng tre nứa để lại gốc
D. Uống thuốc phòng sốt rét
118. Cơn sốt rét diễn ra khi ký sinh trùng sốt rét hiện diện ở:
A. Chu trình hồng cầu và chu trình ngoài hồng cầu
B. Chu trình hồng cầu
C. Chu trình tiền hồng cầu
D. Chu trình hữu tính
E. Chu trình vô tính
119. Trong bệnh dại, bệnh nhân phản ứng rất dữ khi thấy có nước uống là vì
A. Bệnh nhân đang bị ngộ độc nước ở não.
B. Bệnh nhân bị ám ảnh nước là thuốc độc do mất trí.
C. Phản xạ nuốt quá mức khi thấy nước làm bệnh nhân đau đớn, mặc dù rất khát
nước.
D. Vì bệnh nhân tăng tiết nước bọt quá nhiều.
E. Bệnh nhân có cảm giác mình sắp chết đuối.
120. Cho đến nay, tiến triển của bệnh dại là:
A. Tử vong 100%.
B. Tử vong nhưng cũng có một số ca hãn hữu sống.
C. Tử vong ở các nước nghèo do thiếu phương tiện điều trị.
D. Có thể chặn đứng ở giai đọan khởi phát khi tiêm vắc xanh kịp thời.
E. Có thể chặn đứng được vào kỳ đầu của giai đọan viêm não.

You might also like