You are on page 1of 11

Virus Dengue có số type huyết thanh là:

A. 2
B. 3
*C. 4
D. 5

Ổ chứa virus Dengue là:


*A. Người bệnh
B. Muỗi Aedes
C. Khỉ hoang dại
D. Gia súc

Sốt xuất huyết lây qua đường:


A. Hô hấp
B. Tiêu hóa
C. Tiếp xúc
*D. Muỗi đốt

Giai đoạn cấp tính của SXH xuất hiện kháng thể:
*A. IgM
B. IgM-IgG
C. IgA
D.IgG

Kháng thể tồn tại nhiều năm sau khi SXH là:
A. IgM
B. IgM-IgG
C. IgA
*D. IgG
Muỗi Aedes truyền bệnh SXH sinh sản mạnh nhất vào:
A. Mùa xuân
*B. Mùa mưa
C. Mùa thu
D. Mùa đông

Sốt Dengue thường có triệu chứng xuất huyết dưới da, niêm mạc:
*A. Đôi khi xuất huyết
B. Thường có xuất huyết
C. Xuất huyết nặng
D. Thường xuất huyết nặng

Công thức máu trong sốt Dengue là:


*A. Số lượng bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit bình thường
B. Số lượng bạch cầu tăng, tiểu cầu, hematocrit bình thường
C. Số lượng bạch cầu bình thường, tiêu cầu giảm, hematocrit giảm
D. Số lượng bạch cầu bình thường, tiểu cầu giảm, hematocrit tăng

Dấu hiệu xuất huyết hay gặp nhất trong sốt xuất huyết Dengue là:
*A. Xuất huyết dưới da
B. Xuất huyết niêm mạc
C. Xuất huyết tiêu hóa
D. Xuất huyết màng não

Dạng xuất huyết trong sốt xuất huyết Dengue thường gặp:
A. Mảng xuất huyết
B. Đám xuất huyết
C. Nốt xuất huyết
*D. Chấm xuất huyết
Sốc trong sốt xuất huyết Dangue thường sảy ra vào ngày thứ:
A. Ngày 2-3 của bệnh
B. Ngày 3-4 của bênh
C. Ngày 4-5 của bệnh
*D. Ngày 3-6 của bênh

Sốt xuất huyết Dengue thường có sốt:


A. Sốt nhẹ
B. Sốt vừa
C. Sốt cao
*D. Sốt đột ngột

Sốt xuất huyết kèm mạch yếu, nhanh, da lạnh, bứt rứt, vật vã, huyết áp
giảm tương ứng với phân độ:
A. Độ 1
B. Độ 2
*C. Độ 3
D. Độ 4

Tiêu chuẩn xét nghiệm tiểu cầu giảm trong bệnh sốt xuất huyết Dengue là:
A. <150.000/mm3
B. <120.000/mm3
*C. <100.000/mm3
D. <90.000/mm3

Tiêu chuẩn cô đặc máu và thoát huyết tương trong bệnh sốt xuất huyết
Dengue là:
A. Hematocrit >10%
*B. Hematocrit >20%
C. Hematocirt >30%
D. Hematocrit >40%

Những dấu hiệu lâm sàng của thoát huyết tương trong sốt xuất huyết
Dengue hay gặp nhất là:
A. Tràn dịch màng bụng
B. Phù chân, mặt
C. Tràn dịch màng phổi
*D. Tràn dịch màng bụng - màng phổi

Các xét nghiệm gợi ý chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue là:
A. Hematocrit >20%
B. Tiểu cầu giảm < 100.000/mm3
C. Tìm IgM và IgG
*D. A và B

Loại kháng thể tăng cao trong bệnh sốt xuất huyết Dengue cấp tính là:
*A. IgM
B. IgG
C. IgM-IgG
D. IgA

Phần lớn các trường hợp sốt xuất huyết điều trị ngoại trú là:
A. Sốt Dengue
B. Sốt xuất huyết Dengue độ 1
C. Sốt xuất huyết Dengue độ 2
*D. Sốt Dengue, Sốt xuất huyết Dengue độ 1-2

Các thuốc hạ sốt không được dùng trong sốt xuất huyết Dengue là:
A. Analgin
B. Aspirin - Ibuprofen
C. Ibuprofen
*D. Analgin - Aspirin - Ibuprofen

Chỉ định truyền dịch trong bệnh sốt xuất huyết Dengue là:
A. Độ 1, nôn nhiều
B. Độ 2, uống khó
C. Độ 3
*D. Độ 3-4

Dịch truyền hay dùng nhất trong bệnh sốt xuất huyết Dengue là:
A. NaCl 0,9%
*B. Ringer lactate
C. Dextran 40
D. HES (hydroxyethyl starch)

Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết là:


A. Phòng muỗi sinh sản
*B. Phòng muỗi đốt và muỗi sinh sản
C. Phòng muỗi đốt
D. Nâng cao thể trạng, vệ sinh thân thể

Trong quá trình giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết, khu vực được
xác định có yếu tố nguy cơ cao khi:
*A. Chỉ số mật độ muỗi: >= 0,5 con/nhà hoặc chỉ số Breteau >= 30 (riêng
khu vực miền Bắc chỉ số BI >= 20).
B. Chỉ số mật độ muỗi: >= 1 con/nhà hoặc chỉ số Breteau > 30 (riêng khu
vực miền Bắc chỉ số BI > 20).
C. Chỉ số mật độ muỗi: >= 1 con/nhà hoặc chỉ số Breteau >= 30 (riêng
khu vực miền Bắc chỉ số BI >= 20).
D. Chỉ số mật độ muỗi: >= 0,5 con/nhà và chỉ số Breteau >= 30 (riêng
khu vực miền Bắc chỉ số BI >= 20).

25. Theo quy định của Bộ Y tế trong thống kê, báo cáo bệnh sốt xuất
huyết Dengue, khi có trường hợp tử vong, đơn vị y tế nào có trách nhiệm điều
tra "Phiếu điều tra tử vong do sốt xuất huyết Dengue" và báo cáo ngay cho các
cơ quan liên quan?
*A. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố/Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh, thành phố.
B. Trung tâm Y tế quận, huyện.
C. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
D. Sở Y tế tỉnh, thành phố.

Mục đích của giám sát véc tơ trong phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Dengue là:
A. Nhằm xác định loại muỗi truyền bệnh tại từng địa phương để có biện
pháp phòng, chống dịch phù hợp.
B. Nhằm xác định nguồn phát sinh chủ yếu của lăng quăng/bọ gậy của
từng địa phương.
*C. Nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến
động của véc tơ, tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng và
đánh giá hoạt động phòng chống véc tơ tại cộng đồng.
D. Nhằm xác định nguồn phát sinh chủ yếu của lăng quăng/bọ gậy, xác
định loại muỗi truyền bệnh tại từng địa phương.

Giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue gồm:
A. Giám sát huyết thanh, vi rút Dengue; Giám sát muỗi trưởng thành;
Giám sát lăng quăng/bọ gậy.
B. Giám sát muỗi trưởng thành; Giám sát lăng quăng/bọ gậy; Giám sát ca
bệnh sốt xuất huyết Dengue.
*C. Giám sát muỗi trưởng thành; Giám sát lăng quăng/bọ gậy; Giám sát
sự nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt côn trùng.
D. Giám sát huyết thanh, vi rút Dengue; Giám sát muỗi trưởng thành;
Giám sát ca bệnh sốt xuất huyết Dengue

Mục tiêu cụ thể của chương trình phòng chống sốt xuất huyết, "Giảm ......
tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trung bình/100.000 dân giai đoạn 2016 - 2020 so với
trung bình giai đoạn 2011 - 2015."
A. 6%
B. 7%
*C. 8%
D. 9%

Các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD phải được triển khai trong vòng .... giờ
kể từ khi ổ dịch được xác định.
*A. 48
B. 72
C. 96
D. 60

Mục tiêu cụ thể của chương trình phòng chống sốt xuất huyết là khống
chế tỷ lệ chết/mắc hàng năm do sốt xuất huyết dưới:
A. 0,9%
*B. 0,09%
C. 0,1%
D. 0,08%

Nguyên tắc trong hoạt động phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt
xuất huyết là:
A. Phải vệ sinh môi trường xung quanh trước khi phun.
B. Phải tổ chức truyền thông phòng chống sốt xuất huyết cho người dân
trước khi phun.
C. Phải thông báo cho chính quyền đia phương trước khi phun.
*D. Phải tiến hành các hoạt động diệt bọ gậy/lăng quăng kỹ trước khi
phun.

Một nơi (tổ, khu phố/xóm/ấp, cụm dân cư hoặc tương đương) được xác
định là ổ dịch SXHD khi có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong vòng .... ngày
hoặc một ca bệnh SXHD được chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, đồng thời
phát hiện có bọ gậy hoặc muỗi truyền bệnh.
A. 14
*B. 7
C. 10
D. 5

Bệnh nhân A thường trú tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng có biểu
hiện sốt cao đột ngột, liên tục trong 3 ngày qua và có các dấu hiệu sau:
+ Biểu hiện xuất huyết: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng
xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân A được xác định là:
*A. Ca bệnh lâm sàng (ca bệnh giám sát) sốt xuất huyết Dengue.
B. Ca bệnh xác định sốt xuất huyết Dengue.
C. Ca bệnh dịch tễ sốt xuất huyết Dengue.
D. Ca bệnh nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue

Nguyên tắc trong hoạt động phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt
xuất huyết là:
A. Phải vệ sinh môi trường xung quanh trước khi phun.
B. Phải tổ chức truyền thông phòng chống sốt xuất huyết cho người dân
trước khi phun.
C. Phải thông báo cho chính quyền đia phương trước khi phun.
*D. Phải tiến hành các hoạt động diệt bọ gậy/lăng quăng kỹ trước khi
phun

Ổ dịch sốt xuất huyết Dengue được xác định chấm dứt khi không có ca
bệnh mới trong vòng .... ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng.
*A. 14
B. 7
C. 21
D. 15

Ca bệnh sốt xuất huyết Dengue xác định là:


A. Ca bệnh lâm sàng được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật ELISA.
B. Ca bệnh lâm sàng được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật ELISA (phát
hiện IgM hoặc NS1) và phân lập vi rút hoặc xét nghiệm PCR.
*C. Ca bệnh lâm sàng được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật ELISA
(phát hiện IgM hoặc NS1) hoặc phân lập vi rút hoặc xét nghiệm PCR.
D. Ca bệnh lâm sàng được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật xét nghiệm
PCR

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phân loại tuổi bệnh nhân trong giám sát,
thống kê báo cáo ca bệnh sốt xuất huyết Dengue gồm:
*A. ≤ 15 tuổi và > 15 tuổi
B. <15 tuổi và ≥ 15 tuổi
C. ≤ 16 tuổi và > 16 tuổi
D. ≤ 14 tuổi và > 14 tuổi

Mục đích của giám sát ổ bọ gậy nguồn trong phòng, chống bệnh sốt xuất
huyết Dengue là:
A. Nhằm xác định nguồn phát sinh chủ yếu của lăng quăng/bọ gậy, xác
định loại muỗi truyền bệnh tại từng địa phương.
B. Nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến
động của véc tơ, tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa chất diệt côn trùng và
đánh giá hoạt động phòng chống véc tơ tại cộng đồng.
C. Nhằm xác định loại muỗi truyền bệnh tại từng địa phương để có biện
pháp phòng, chống dịch phù hợp.
*D. Nhằm xác định nguồn phát sinh chủ yếu của lăng quăng/bọ gậy của
từng địa phương.

Mục tiêu chung của chương trình phòng, chống sốt xuất huyết giai đoạn
2016-2020 là:
A. Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát dịch tễ.
*B. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động phòng chống sốt
xuất huyết.
C. Nâng cao năng lực của hệ thống điều trị, chăm sóc người bệnh.
D. Tăng cường sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban,
ngành, đoàn thể trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất
huyết.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khi có 1 ổ dịch sốt xuất huyết Dengue xử lý
khu vực phạm vi bán kính ... mét kể từ nhà bệnh nhân.
A. 300
B. 100
*C. 200
D. 50

Trong phòng chống dịch sốt xuất huyết áp dụng biện pháp nào sau đây là
có hiệu quả nhất:
A. Phát hiện sớm, điều trị và cách ly người bệnh
B. Phun hóa chất diệt muỗi
*C. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi ở trong và ngoài nhà
D. Nằm màn tránh muỗi đốt
Những chiến lược chính kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm là tác động và
nguồn truyền nhiễm, ngăn chặn đường truyền, bảo vệ khối cảm nhiễm, những
nội dung nào sau đây là thuộc biện pháp ngăn chặn đường truyền:
A. Phát hiện sớm, điều trị người bệnh và người mang mầm bệnh
B. Cách ly nguồn bệnh, giám sát người nghi ngờ
*C. Tẩy uế, kiểm soát vector
D. Kiểm soát ổ chứa động vật.

Để kiểm soát một vụ dịch, người ta can thiệp vào các khâu của quá trình
dịch. Trong trường hợp dịch sốt xuất huyết, khâu quan trọng cần can thiệp là:
A. Nguồn truyền nhiễm
B. Khối cảm thụ
C. Môi trường
*D. Muỗi

You might also like