You are on page 1of 93

BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

BỘ MÔN – TRUNG TÂM TIM MẠCH- A2

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI TRẮC NGHIỆM VÒNG BỆNH HỌC

Phần 1. Chẩn đoán và điều trị suy tim


Câu 1. Suy tim :
A.  Là một bệnh lý do tổn thương cơ tim.
B.   Do bệnh lý van tim là chủ yếu.
C. Tình trạng tâm thất suy yếu nhưng còn  khả năng cung cấp máu theo  nhu
cầu của cơ  thể.
D. Tình trạng tâm thất suy giảm chức năng khi gắng sức và về sau cả khi nghỉ
ngơi.
Đáp án: D
Câu 2. Tiền gánh tương đương:
A. Thể tích tâm thất cuối tâm trương
B. Thể tích máu cuối tâm thu mà tim tống ra
C. Sức căng của thành thất cuối tâm thu
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: A
Câu 3. Tiền gánh phụ thuộc:
A. Khối lượng máu của cơ thể
B. Sức co bóp của tâm nhĩ
C. Độ chun giãn của tâm thất
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 4. Hậu gánh là:
A. Sức căng của thành thất thì tâm trương
B. Độ kéo dài của sợi cơ tim cuối tâm trương, phụ thuộc lượng máu đổ về tâm
thất.
C. Sức cản chống lại sự bơm máu ra của tâm thất, đứng đầu là sức cản của mạch
ngoại vi.
D. Thể tích máu cuối tâm thu mà tim tống ra trong mỗi phút
Đáp án: C
Câu 5. Hậu gánh phụ thuộc:
A. Áp lực trong khoang màng ngoài tim và trong lồng ngực
B. Kích thước buồng thất và sức cản mạch ngoại vi
C. Độ chun giãn của buồng thất và sức co bóp của tâm nhĩ
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: B
Câu 6. Phù do suy tim có đặc điểm:
A. Phù tím
B. Phù trắng
C. Phù xuất hiện từ mi mắt trước
D. Phù khu trú ở một chân
Đáp án: A
Câu 7. Trong suy tim trái, mỏm tim có thể ở vị trí nào:
A. Liên sườn 4-5 trên đường giữa đòn trái
B. Liên sườn 5-6trên đường nách trước trái
C. Liên sườn 7trên đường giữa đòn trái
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 8. Khi thất trái dãn thì vị trí mỏm tim:
A. Lên cao và sang phải
B. Lên cao và sang trái
C. Hạ thấp và lệch trái
E. Tất cả đều sai
Đáp án: C
Câu 9. Tiếng T3 bệnh lý gặp trong:
A. Suy chức năng tâm nhĩ và tâm thất
B. Suy chức năng tâm thu của thất
C. Suy chức năng tâm trương của thất
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: B
Câu 10. Tiếng T4 bệnh lý gặp trong:
A. Suy chức năng tâm nhĩ và tâm thất
B. Suy chức năng tâm thu của thất
C. Suy chức năng tâm trương của thất
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: C
Câu 11. Dấu hiệu Harzer:
A. Là triệu chứng sờ thấy mỏm tim đập dưới mũi ức
B. Là triệu chứng sờ thấy thất phải đập dưới mũi ức
C. Do động mạch chủ bụng đập mạnh dưới mũi ức
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Đáp án: B
Câu 12. Đặc điểm ho trong suy tim khi áp lực mao mạch phổi tăng không quá cao:
A. Ho có đờm khi thay đổi thời tiết
B. Ho ra bọt hồng cả ngày lẫn đêm
C. Ho ra đờm màu gỉ sắt
D. Ho khan thường vào ban đêm
Đáp án: D
Câu 13. Đặc điểm ho trong suy tim khi áp lực mao mạch phổi tăng rất cao:
A. Ho khan liên tục về đêm
B. Ho kèm đau họng chảy mũi
C. Ho ra máu ít, tái lại nhiều lần
D. Ho khạc bọt hồng kèm khó thở rít
Đáp án: D
Câu 14. Các triệu chứng dưới đây không thuộc về suy tim phải:
A. Ho máu lẫn bọt
B. Tím môi, đầu chi
C. Phù mắt cá chân
D. Dấu hiệu Harzer (+).
Đáp án; A
Câu 15. Triệu chứng XQ dưới đây không thuộc về suy tim phải:
A. Mất khoảng sáng trước tim
B. Giảm khoảng sáng sau tim
C. Mỏm tim hếch lên cao
D. Mờ góc sườn hoành 2 bên
Đáp án: B
Câu 16. Triệu chứng XQ dưới đây không thuộc về suy tim trái:
A. Chỉ số tim/lồng ngực > 50%
B. Tái phân bố mạch máu phổi
C. Mỏm tim hình hia
D. Có đường Kerley B.
Đáp án: C
Câu 17. Các tiêu chuẩn chính chẩn đoán suy tim theo Framingham là:
A. Khó thở kịch phát về đêm
B. Tiếng T3 bệnh lý
C. Phản hồi gan-tĩnh mạch cổ (+)
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 18. Các tiêu chuẩn phụ chẩn đoán suy tim theo Framingham là:
A. Phù 2 chi dưới
B. Ho về đêm
C. Khó thở khi gắng sức
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 19. Tần số tim nhanh trong tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Framingham là:
A. ≥ 90 lần/phút
B. ≥100 lần/phút
C. ≥ 120 lần/phút
D. ≥ 150 lần/phút
Đáp án: C
Câu 20. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim tâm thu theo Hiệp hội Tim mạch châu Âu 2012:
A. Triệu chứng cơ năng điển hình và triệu chứng thực thể điển hình của suy tim
+ bệnh tim cấu trúc phù hợp
B. Triệu chứng cơ năng điển hình và triệu chứng thực thể điển hình của suy tim
+ giảm phân suất tống máu thất trái
C. Triệu chứng cơ năng điển hình và triệu chứng thực thể điển hình của suy tim
+ phân suất tống máu thất trái bình thường hoặc giảm nhẹ
D. Triệu chứng cơ năng điển hình và triệu chứng thực thể điển hình của suy tim
+ thất trái phì đại
Đáp án: B
Câu 21. Khó thở xuất hiện khi gắng sức nhiều, không hạn chế hoạt động thể
lực thông thường. Theo Hội tim mạch NewYork đó là suy tim độ:
A. Độ I
B. Độ II
C. Độ III
D. Độ IV
Đáp án: B
Câu 22. Triệu chứng nào sau đây gợi ý phù phổi cấp
A. Khó thở dữ dội kèmlo lắng hốt hoảng
B. Ran ẩm lan nhanh từ đáy lên đỉnh phổi
C. Co rút cơ hô hấp phụ kèm ho khạc bọt hồng
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Câu 23. BN nam, 70 tuổi, cóTăng huyết áp – Đái tháo đường typ 2 nhiều năm, khó
thở khi gắng sức nhẹ khoảng 1 năm nay, nghỉ ngơi giảm khó thở. Nghe tim có
tiếng thổi tâm thu 2/6 tại mỏm, nghe phổi có ran nổ rải rác. Gan không to, không
phù. ECG có trục chuyển trái, RV5 + SV1 = 40mm. Định hướng chẩn đoán bệnh
nhân có tình trạng:
A. Suy tim trái
B. Suy tim phải
C. Suy tim toàn bộ
D. Không suy tim
Đáp án: A
Câu 24. BN nam, 70 tuổi, cóTăng huyết áp – Đái tháo đường typ 2 nhiều năm.
Vào viện vì khó thở tăng lên khi đi lại. Khoảng 1 năm nay, bệnh nhânxuất hiện khó
thở khi tự phục vụ bản thân, nghỉ ngơi giảm. Khám có tiếng thổi tâm thu 2/6 tại
mỏm, nghe phổi có ran nổ rải rác. ECG có trục chuyển trái, RV5 + SV1 =
40mm.Pro-BNP: 1000pg/mL. Chẩn đoán trên lâm sàng nghĩ tới suy tim độ mấy?
A. Độ I
B. Độ II
C. Độ III
D. Độ IV
Đáp án: C
Câu 25. Bệnh nhân nam 40 tuổi, vào viện vì khó thở dữ dội. Qua thăm khám, bệnh
nhân được chẩn đoán: Phù phổi cấp - Hẹp khít van hai lá.
Triệu chứng XQ nào sau đây phù hợp phù phổi cấp:
A. Mỏm tim hình hia trên XQ tim phổi thẳng.
B. Đám mờ hình cánh bướm trên XQ tim phổi thẳng
C. Mất khoảng sáng trước tim trên XQ nghiêng trái có baryt
D. Khuyết 1/3 trên thực quản trên XQ nghiêng trái có baryt
Đáp án; B
Câu 26. Bệnh nhân nam 40 tuổi, vào viện vì khó thở dữ dội. Qua thăm khám, bệnh
nhân được chẩn đoán: Phù phổi cấp - Hẹp khít van hai lá.
Thuốc nào không được sử dụng trong trường hợp này:
A. Lợi tiểu quai
B. Nitroglycerin
C. Moocphin
D. Enalapril
Đáp án: D
Câu 27. Bệnh nhân nam 40 tuổi, vào viện vì khó thở dữ dội. Qua thăm khám, bệnh
nhân được chẩn đoán: Phù phổi cấp - Hẹp khít van hai lá. Bệnh nhân đáp ứng kém
với lợi tiểu và nitrat đường tĩnh mạch.
Các biện pháp không dùng thuốc có thể chỉ định cấp cứu:
A. Nong van 2 lá bằng bóng qua da
B. Phẫu thuật sửa hoặc thay van 2 lá
C. Thông khí áp lực dương
D. Cả 3 phương án trên
Đáp án: C
Câu 28. Bệnh nhân nam 45 tuổi vào viện với lý do khó thở phải ngồi, đau thắt
ngực. Khám phát hiện tiếng T3 tại mỏm; nhịp tim: 105 lần/phút, rì rào phế nang
giảm 2 đáy phổi. Siêu âm tim có giảm vận động nặng vách liên thất, kích thước
buồng tim trong giới hạn bình thường, phân số tống máu thất trái EF: 40%, tràn
dịch màng phổi 2 bên mức độ ít.
Các triệu chứng suy tim điển hình ở bệnh nhân theo đáp án nào là đúng nhất?
A. Đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, giảm vận động nặng vách liên thất
B. Đau thắt ngực, thổi tâm thu tại mỏm, tràn dịch màng phổi
C. Khó thở, tiếng ngựa phi tại mỏm, phân số tống máu thất trái EF: 40%
D. Khó thở, nhịp tim nhanh, phân số tống máu thất trái EF: 40%.
Đáp án; C
Câu 29. Bệnh nhân nam 45 tuổi vào viện với lý do khó thở phải ngồi, đau thắt
ngực. Khám phát hiện nhịp ngựa phi tại mỏm; nhịp tim: 105 lần/phút, rì rào phế
nang giảm 2 đáy phổi. Siêu âm tim có giảm vận động nặng vách liên thất, kích
thước các buồng tim trong giới hạn bình thường, phân số tống máu thất trái EF:
40%, tràn dịch màng phổi 2 bên mức độ ít.
Phân loại suy tim theo giải phẫu của bệnh nhân
A. Suy tim phải
B. Suy tim trái
C. Suy tim toàn bộ
D. Không suy tim
Đáp án; B
Câu 30. Bệnh nhân nam 45 tuổi vào viện với lý do khó thở liên tục, đau thắt ngực.
Khám phát hiện nhịp ngựa phi tại mỏm; nhịp tim: 105 lần/phút, rì rào phế nang
giảm 2 đáy phổi. Siêu âm tim có giảm vận động nặng vách liên thất, kích thước các
buồng tim trong giới hạn bình thường, phân số tống máu thất trái EF: 40%, tràn
dịch màng phổi 2 bên mức độ ít.
Phân độ suy tim của bệnh nhân
A. Độ I
B. Độ II
C. Độ III
D. Độ IV
Đáp án; D
Câu 31. Bệnh nhân nam 45 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều.Vào viện với lý do khó
thở phải ngồi, đau thắt ngực. Khám phát hiện, tim loạn nhịp hoàn toàn, tiếng ngựa
phi tại mỏm. ECG: rung nhĩ nhanh, T âm sâu đối xứng ở V1, V2, V3. Troponin I:
22 pg/mL. Siêu âm tim có giảm vận động nặng vách liên thất, kích thước buồng
tim trong giới hạn bình thường, phân số tống máu thất trái: 40%.
Định hướng chẩn đoán nguyên nhân suy tim
A. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
B. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
C. Nhồi máu cơ tim cấp
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Đáp án; B
Câu 32. Bệnh nhân nữ 22 tuổi, vào viện vì khó thở dữ dội, ho bọt hồng. Tiền sử
thấp khớp cấp năm 10 tuổi. Khám bệnh nhân phát hiện tím, phù chân. Tim loạn
nhịp hoàn toàn 110 l/p, mỏm tim đập ở gian sườn V trên đường nách trước trái,
tiếng thổi tâm thu 3/6 ở mỏm lan sau lưng. Dấu hiệu Harzer (+). Nghe phổi nhiều
ran ẩm, ran rít, ran ngáy lan tỏa.Gan to dưới bờ sườn 4cm.
Tình trạng phù phổi cấp ở bệnh nhân gồm các triệu chứng sau, ngoại trừ:
A. Khó thở
B. Ran ẩm
C. Ho bọt hồng
D. Gan to
Đáp án; D
Câu 33. Bệnh nhân nữ 22 tuổi, vào viện vì khó thở dữ dội, ho bọt hồng . Tiền sử
thấp khớp cấp năm 10 tuổi. Khám bệnh nhân phát hiện tím, phù chân. Tim loạn
nhịp hoàn toàn 110 l/p, mỏm tim đập ở gian sườn V trên đường nách trước trái,
tiếng thổi tâm thu 3/6 ở mỏm lan sau lưng. Nghe phổi nhiều ran ẩm, ran rít, ran
ngáy lan tỏa.Gan to dưới bờ sườn 4cm.
Phân loại suy tim của bệnh nhân?
E. Không suy tim
F. Suy tim phải
G. Suy tim trái
H. Suy tim toàn bộ
Đáp án; D
Câu 34. Bệnh nhân nữ 22 tuổi, vào viện với chẩn đoán:Bệnh cơ tim giãn - Rung
nhĩ - Suy tim độ III. Bệnh nhân đang điều trị duy trì Perindoprin 10mg, Bisoprolol
5mg. Hiện tại bệnh nhân có khó thở tăng lên khi làm việc nhẹ. ECG có rung nhĩ
nhanh, đáp ứng tần số thất 125 l/p. Siêu âm tim cho thấy LVEF = 40%.
Bạn sẽ làm gì tiếp theo?
A. Tăng liều ức chế beta
B. Thêm digitalis
C. Tăng liều ức chế men chuyển
D. A và C
Đáp án:B
Câu 35.  Đặc điểm sau không phải là của digitalis:
A.  Tăng co bóp tim.
B. Tăng dẫn truyền tim .
C.  Chậm nhịp tim .
D.  Tăng độ block tim.
Đáp án: B
Câu 36.   Chỉ định dùng Digoxin trong điều trị suy tim, ngoại trừ:
A. Suy tim tâm thu có kèm theo rung nhĩ, cuồng nhĩ nhanh.
B. Suy tim tâm thu có kèm theo W.P.W đáp ứng tần số thất nhanh.
C. Suy tim tâm thu có triệu chứng, còn nhịp xoang
D. Suy tim tâm thu đã tối ưu liều điều trị của ức chế men chuyển, ức chế
beta và kháng aldosterol.
Đáp án: B
Câu 37. Liều duy trì Digoxine 0.25 mg dạng viên nén, đề xuất dùng trong suy
tim là:
A.  2 viên mỗi ngày trong 2 ngày, nghỉ 5 ngày
B.  1 viên mỗi ngày trong 2 ngày, nghỉ 5 ngày 
C. 1/2 - 1 viên mỗi ngày trong 5 ngày, nghỉ 2 ngày
D.  1-2 viên/ngày trong 5 ngày, nghỉ 2 ngày
Đáp án: C
Câu 38. Biện pháp điều trị ngộ độc Digoxin là:
A. Điều trị các rối loạn nhịp tim
B. Điều chỉnh rối loạn điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm -toan
C. Sử dụng chất miễn dịch kháng Digoxin (antiDigoxin Fab)
D. Tất cả các biện pháp trên
Đáp án: D
Câu 39. Bệnh nhân nam giới 45 tuổi bị Tăng huyết áp - Suy tim NYHA III với
LVEF là 37%, được khám tại phòng khám ngoại trú với biểu hiện khó thở. Bệnh
nhân không có dấu hiệu quá tải dịch. HA: 110/60 mmHg và nhịp tim là 55
nhịp/phút. Bệnh nhân đang uống bisoprolol 5 mg và lisinopril 20 mg mỗi ngày.
Xét nghiệm: Na:137 mmol/L, K: 4,5 mmol/L, urê 7 mmol/L và creatinine máu: 85
μmol/L.
Tiếp theo bạn sẽ chọn loại thuốc nào sau đây?
A. Furosemide
B. Spironolactone
C. Digoxin
D. Valsactan
Đáp án: B
Câu 40.  Chỉ định sau không phù hợp trong điều trị suy tim bằng ức chế men
chuyển:
A.  Nên bắt đầu bằng liều cao .
B.  Chỉ định trong suy tim do đái tháo đường.
D.  Chỉ định được ở giai đoạn sớm của suy tim.
E.  Có thể kết hợp với ức chế beta giao cảm.
Đáp án: A
Câu 41. Các nhận định sau về ức chế men chuyển và ức chế thụ thể
Angiotensin II là đúng, ngoại trừ:
A. Có nguy cơ tăng kali máu khi phối hợp kháng aldosterol
B. Không phối hợp thường quy ức chế men chuyển với ức chế thụ thể
Angiotensin II
C. Chống chỉ định tuyệt đối khi hẹp động mạch thận 2 bên
D. Khởi đầu điều trị suy tim với liều cao và duy trì với một liều cố định
Đáp án: D
Câu 42. Các nhận định sau về sử dụng thuốc lợi tiểu là đúng, ngoại trừ
A. Sử dụng lợi tiểu quá nhiều có thể gây giảm cung lượng tim
B. Sử dụng lợi tiểu quá nhiều có thể gây rối loạn nhịp thất nguy hiểm
C. Lợi tiểu thiazid không hiệu quả khi MLCT < 30ml/p
D. Lợi tiểu kháng aldosterol chống chỉ định ở bệnh nhân suy tim NYHA III-
IV
Đáp án: D
Câu 43. Tác dụng phụ nào không phải của lợi tiểu quai và thiazid:
A. Giảm natri, kali, magie máu
B. Rối loạn chuyển hóa Lipid
C. Tăng glucose máu
D. Giảm a. uric máu
Đáp án: D
Câu 44. Các ức chế beta giao cảm được phép sử dụng điều trị suy tim:
A. Carvedilol, Bisoprolol, Metoprolol succinate CR, Nebivolol
B. Carvedilol, Bisoprolol, Metoprolol succinate CR, Propranolol
C. Bisoprolol, Metoprolol succinate CR, Propranolol, Atenolol
D. Metoprolol succinate CR, Nebivolol, Propranolol, Atenolol
Đáp án: A
Câu 45. Nhận định nào là đúng về các ức chế beta giao cảm nằm trong khuyến
cáo điều trị suy tim:
A. Chỉ định trong suy tim có phân số tống máu giảm
B. Chỉ định trong suy tim sau nhồi máu cơ tim
C. Phối hợp với ức chế men chuyển làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong
D. Tất cả các chỉ định trên
Đáp án: D
Câu 46. Nhận định sau là đúng, ngoại trừ
A. Nhóm ức chế men chuyển kéo dài đời sống ở bệnh nhân suy tim EF giảm
B. Valsartan/ Sacubitrilkéo dài đời sống ở bệnh nhân suy tim EF giảm
C. Ức chế beta giao cảm kéo dài đời sống ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ
tim
D. Digoxin kéo dài đời sống và làm giảm tỷ lệ nhập viện ở bệnh nhân suy tim
Đáp án: D
Câu 47. Các thuốc có thể làm nặng suy tim phân số tống máu giảm kèm
NYHA II-IV:
A. Thiazolinediones (glitazones)
B. NSAIDs hoặcức chế COX-2
C. Diltiazemhoặc verapamil
D. Cả 3 thuốc trên
Đáp án: D
Câu 48. Chống chỉ định nào dưới đây không phải của nhóm ức chế beta giao cảm:
A. Hen phế quản
B. Nhịp chậm do mọi nguyên nhân
C. Tiền sử xuất huyết tiêu hóa
D. Tăng kali máu > 5 mEq/L
Đáp án: D
Câu 49.  Tác dụng nào sau đây không phải là của Dopamin:
A.Có tác dụng trên thụ thể α1, α2và β1– adrenergic.
B. Liều cao gây co mạch ngoại vi và mạch thận.
C.  Liều thấp kích thích thụ thể Dopaminergic ở mạch thận
D. Tác dụng không phụ thuôc liều lượng.
Đáp án: D
Câu 50.  Tác dụng phụcó thể gặp của Dopamin và Dobutamin, ngoại trừ:
A.Hạhuyết áp
B. Rối loạn nhịp thất
C. Hoại tử da
D. Sốt cao
Đáp án: D
Phần 2: Chẩn đoán và điều trị NMCT cấp, BTTMCB
Câu 51. Đau thắt ngực do bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có những đặc
điểm nào sau đây, ngoại trừ:
A. Đau vùng sau xương ức
B. Giảm đau khi gắng sức
C. Giảm đau khi nghỉ
D. Giảm đau khi dùng Nitrat
Đáp án: B
Câu 52: Đặc điểm của cơn đau thắt ngực điển hình bao gồm:
A. Khởi phát khi gắng sức hoặc xúc cảm tâm lý
B. Đau cảm giác thắt bóp, tức nghẹt vùng ngực trái, lan lên vai trái
C. Cơn đau đỡ khi nghỉ ngơi hoặc dùng các thuốc giãn động mạch vành
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Câu 53: Hình ảnh nào trên điện tim ít gợi ý của nhồi máu cơ tim?
A: Sóng Q hoại tử
B: Hình ảnh sóng Pardee
C: T cao nhọn hoặc âm sâu.
D: PQ ≥ 200ms.
Đáp án: D
Câu 54: Bệnh nhân nam 65 tuổi, tiền sử hút thuốc lào nhiều năm, vào viện vì đau
ngực giờ thứ 2. Khám thấy: không sốt, M: 85ck/p, huyết áp 120/80mmHg, dưới
đây là hình ảnh điện tim của bệnh nhân
Chẩn đoán của bệnh nhân này là gì?
A. Viêm cơ tim
B. Nhồi máu cơ tim cấp
C. Thuyên tắc phổi
D. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Đáp án B
Câu 55: Vị trí ổ nhồi máu của bệnh nhân trên thuộc:
A. Vùng thành sau dưới
B. Vùng thành bên
C. Vùng trước rộng
C. Thất phải
Đáp án: C
Câu 56: Bệnh nào sau đây không thuộc hội chứng mạch vành cấp
A. Cơn đau thắt ngực không ổn định
B. Cơn đau thắt ngực ổn định
C. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
D. Nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên
Đáp án B
Câu 57: Đặc điểm nào sau đây không phải của cơn đau thắt ngực điển hình?
A. Đau thắt chẹn sau xương ức với tính chất và thời gian điểu hình
B. Xuất hiện khi gắng sức hoặc xúc cảm
C. Đỡ đau khi dùng thuốc Vastarel
D. Đỡ đau khi nghỉ hoặc dùng Nitrate
Đáp án C
Câu 58: Đặc điểm nảo sau đây không phải triệu chứng của cơn đau thắt ngực
ổn định?
A. Xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm
B. Xuất hiện khi nghỉ
C. Giảm đau khi nghỉ hoặc dùng thuốc Nitrate
D. Thời gian cơn đau thường < 20 phút
Đáp án B
Câu 59: Đặc điểm nào sau đây không phải triệu chứng của cơn đau thắt ngực
không ổn định?
A. Xuất hiện khi nghỉ
B. Không giảm đau khi nghỉ hoặc dùng nitrate
C. Giảm đau khi nghỉ hoặc dùng Nitrate
D. Thời gian cơn đau > 20 phút
Đáp án C
Câu 60: Rối loạn nhịp nào hay gặp ở bệnh nhân hội chứng vành cấp?
A. Block nhĩ thất
B. Nhanh thất
C. Nhịp chậm xoang
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 61: Các nguyên nhân sau đây gây đau ngực cấp trên lâm sàng, ngoại trừ
A. Viêm cơ tim cấp
B. Nhồi máu cơ tim cấp
C. Tách thành động mạch chủ ngực
D. Thiếu máu
Đáp án: D
Câu 62: Xét nghiệm nào sau đây có ý nghĩa nhất trong chẩn đoán xác định
nhồi máu cơ tim cấp?
A. Điện tâm đồ
B. Siêu âm tim
C. Troponin I
D. CKMB
Đáp án: C
Câu 63: Xét nghiệm nào sau đây ít có ý nghĩa trong chẩn đoán nhồi máu cơ
tim cấp?
A. Điện tâm đồ
B. Siêu âm tim
C. Men tim
D. XQ tim phổi
Đáp án D
Câu 64:Hình ảnh siêu âm tim nào sau đây là đặc trưng của thiếu máu cơ tim
thất trái?
A. Siêu âm tim bình thường
B. Giảm vận động vùng thất trái
C. Giảm vận động đồng đều thành thất trái
D. Giãn thất trái
Đáp án: B
Câu 65: Phương pháp nào sau đây có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị nhồi
máu cơ tim cấp?
A. Điện tâm đồ
B. Xạ hình tưới máu cơ tim
C. Chụp động mạch vành
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án D
Câu 66: Thời điểm tốt nhất để thực hiện tái thông động mạch vành ở bệnh
nhân nhồi máu cơ tim cấp là?
A. < 12 tiếng
B. < 18 tiếng
C. < 24 tiếng
D. < 36 tiếng
Đáp án: A
Câu 67: Phân độ suy tim nào được áp dụng cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim
cấp?
A. NYHA
B. CCS
C. Killip
D. GRACE score.
Đáp án: C
Câu 68: Nhóm thuốc nào sau đây là chống chỉ định với nhồi máu cơ tim cấp
thất phải?
A. Heparin trọng lượng phân tử thấp
B. Aspirin
C. Nitroglycerin
D. Clopidogrel
Đáp án: C
Câu 69: Biến chứng muộn của nhồi máu cơ tim cấp tính có thể gặp là?
A. Đứt dây chằng van hai lá
B. Thủng thành tự do
C. Sốc tim
D. Phình vách liên thất
Đáp án: D
Câu 70: Bệnh nhân vào viện được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, cách dùng
liều nạp thuốc Aspirin 81mg như thế nào?
A. 1 viên
B. 2 viên
C. 3 viên
D. 4 viên
Đáp án: D
Câu 71: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, vào viện được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp,
xét nghiệm sinh hóa máu Ure và Creatinin bình thường, liều dùng thuốc heparin
trọng lượng phân tử thấp ở bệnh nhân này như thế nào?
A. 0,75mg/kg/24h
B. 0,75mg/kg/12h
C. 1mg/kg/24h
D. 1mg/kg/12h
Đáp án: D
Câu 72: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, vào viện được chẩn đoán tăng huyết áp, nhồi
máu cơ tim cấp thành trước. Bệnh nhân khó thở mức độ nhẹ, mạch 100ck/p, huyết
áp 140/90mmHg, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ ở nền phổi hai bên. Thuốc nào
không nên sử dụng ở bệnh nhân này?
A. Nitroglycerin
B. Ức chế men chuyển
C. Chẹn beta giao cảm
D. Ivabradin
Đáp án: C
Câu 73: Bệnh nhân nam 50 tuổi, vào viện được chẩn đoán Nhồi máu cơ tim cấp
thất phải, khám thấy mạch: 58ck/p, huyết áp 100/60mmHg, phổi không có ran.
Thuốc nào sau đây không được sử dụng ở bệnh nhân này
A. Chẹn beta giao cảm
B. Aspirin
C. Clopidogrel
D. Lovenox
Đáp án: A
Câu 74: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, vào viện vì đau ngực khi gắng sức, điện tâm đồ
thấy T âm ở V1 đến V5, Siêu âm tim có giảm vận động thành thất trái, không thấy
hình ảnh tách thành động mạch chủ ngực, xét nghiệm men tim Troponin I:
1000pg/ml. Chẩn đoán của bệnh nhân là?
A. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
B. Cơn đau thắt ngực không ổn định
C. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
D. Nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên
Đáp án B
Câu 75: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, đặt stent động mạch liên thất trước năm thứ 1,
vào viện vì cơn đau thắt ngực, điện tâm đồ thấy T âm từ V1 đến V5, Sóng Q từ V1
đến V5, Siêu âm tim thấy giảm vận động thành thất trái, xét nghiệm Troponin I và
CKMB trong giới hạn bình thường, sau khi được điều trị bằng thuốc giãn mạch
bệnh nhân không đỡ đau ngực. Chẩn đoán của bệnh nhân là?
A. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
B. Cơn đau thắt ngực không ổn định
C. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
D. Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên
Đáp án: B
Câu 76: Bệnh nhân nam 50 tuổi, hút thuốc lá nhiều nam, vào viện vì đau bụng
vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra dịch lẫn thức ăn 2 lần, vào viện khám thấy: ấn
thượng vị đau, Mendel (+), mạch: 48ck/p, huyết áp 90/60mmHg, điện tâm đồ thất
ST chênh lên > 2mm ở V3R, V4R, Siêu âm tim không thấy rối loạn vận động
thành thất trái, Troponn I: 2000pg/ml. Chẩn đoán của bệnh nhân là?
A. Viêm dạ dày cấp
B. Thuyên tắc phổi
C. Nhồi máu cơ tim cấp thất phải
D. Nhồi máu cơ tim cấp thất trái
Đáp án: C
Câu 77: Bệnh nhân nữ, 35 tuổi, không có tiền sử bệnh lý tim mạch, vào viện vì
đau âm ỉ vùng ngực trái không liên quan đến gắng sức, không sốt, điện tâm đồ thấy
T âm từ V1 đến V2, Siêu âm tim và men tim trong giới hạn bình thường. Phương
pháp chẩn đoán nào được thực hiện tiếp theo ở bệnh nhân này?
A. Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ
B. Chụp MSCT động mạch vành
C. Chụp động mạch vành qua da
D. Theo dõi Holter điện tâm đồ
Đáp án: A
Câu 78: Bệnh nhân nữ, 70 tuổi, vào viện được chẩn đoán: Tăng huyết áp, Đái tháo
đường typ 2, Rung nhĩ, Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính đã đặt stent động
mạch vành năm thứ 2. Thuốc nào sau đây được lựa chọn để dự phòng huyết khối ở
bệnh nhân này?
A. Aspirin
B. Plavix
C. Rivaroxaban
D. Ticagrelor
Đáp án: C
Câu 79: Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính khi?
A. Động mạch vành hẹp 20%
B. Động mạch vành hẹp 30%
C. Động mạch vành hẹp 40%
D. Động mạch vành hẹp 50%
Đáp án: D
Câu 80: Nhóm thuốc nào sau đây được chỉ định dùng sớm đối với bệnh nhân
nhồi máu cơ tim cấp (nếu không có chống chỉ định)?
A. Nhóm ức chế men chuyển
B. Nhóm chẹn kênh Canxi
C. Nhóm lợi tiểu
D. Nhóm tác động lên alpha giao cảm
Đáp án: A
Câu 81: Nhóm thuốc nào sau đây được chỉ định dùng sớm đối với bệnh nhân
nhồi máu cơ tim cấp (nếu không có chống chỉ định)?
A. Nhóm chẹn beta giao cảm
B. Nhóm chẹn kênh Canxi
C. Nhóm lợi tiểu
D. Nhóm tác động lên alpha giao cảm
Đáp án: A
Câu 82: Bệnh nhân nam, 70 tuổi, đặt stent động mạch vành tháng thứ 6, hiện tại
không đau ngực, không khó thở, M 70ck/p, huyết áp 120/80mmHg, thuốc nào sau
đây không cần sử dụng ở bệnh nhân này?
A. Aspirin
B. Clopidogrel
C. Lipitor
D. Nitromint
Đáp án: D
Câu 83: Các nguyên nhân gây tăng Troponin I có thể gặp?
A. Viêm cơ tim cấp
B. Suy thận
C. Sốc nhiễm khuẩn
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Câu 84: Bệnh nhân nam 70 tuổi, vào viện vì cơn đau thắt ngực, điện tim có ST
chênh lên > 2mm ở DII, DIII, aVF, xét nghiệm Troponin I: 2000pg/ml, chẩn đoán
nào sau đây là phù hợp với bệnh nhân này?
A. Nhồi máu cơ tim cấp thành dưới
B. Nhồi máu cơ tim cấp thành bên
C. Nhồi máu cơ tim cấp thành trước
D. Nhồi máu cơ tim cấp thành trước bên
Đáp án: A
Câu 85: Bệnh nhân nam 70 tuổi, vào viện vì cơn đau thắt ngực, điện tim có ST
chênh lên > 2mm từ V1 đến V6, xét nghiệm Troponin I: 2000pg/ml, chẩn đoán nào
sau đây là phù hợp với bệnh nhân này?
A. Nhồi máu cơ tim cấp thành dưới
B. Nhồi máu cơ tim cấp thành bên
C. Nhồi máu cơ tim cấp thất phải
D. Nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng
Đáp án: D
Câu 86: Bệnh nhân nam 70 tuổi, vào viện được chẩn đoán: Tăng huyết áp, bệnh
tim thiếu máu cục bộ mạn tính, Suy tim độ IV. Hiện tại bệnh nhân có phù hai chi
dưới, tràn dịch màng phổi hai bên, mạch 90ck/p, huyết áp 140/90mmHg. Nhóm
thuốc nào sau đây không nên sử dụng ở bệnh nhân này?
A. Nhóm ức chế men chuyển
B. Nhóm chẹn kênh Canxi
C. Nhóm chẹn beta giao cảm
D. Nhóm lợi tiểu
Đáp án: C
Câu 87: Bệnh nhân nam 70 tuổi, hút thuốc lá nhiều năm, vào viện vì cơn đau thắt
ngực, khó thở mức độ nặng, khám thấy ran ẩm, ran nổ nhiều hai phổi, nghe thấy cả
ở đỉnh phổi, M 120ck/p, huyết áp 200/120mmHg, SpO2: 90%. điện tâm đồ có ST
chênh lên > 2mm từ V1 đến V5. Chẩn đoán nào là phù hợp ở bệnh nhân này?
A. Nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim
B. Nhồi máu cơ tim cấp biến chứng phù phổi cấp
C. Nhồi máu cơ tim cấp biến chứng hen tim
D. Nhồi máu cơ tim cấp biến chứng suy hô hấp
Đáp án: B
Câu 88: Phương pháp chẩn đoán nào được sử dụng để chẩn đoán bệnh động
mạch vành?
A. Điện tâm đồ
B. Nghiệm pháp gắng sức
C. Chụp động mạch vành
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Câu 89: Trong các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh động mạch vành, yếu tố
nào có thể thay đổi được?
A. Béo phì
B. Di truyền
C. Giới
D. Tuổi
Đáp án: A
Câu 90: Bệnh nhân nam 70 tuổi, hút thuốc lá nhiều năm, chụp động mạch vành có
hẹp >90% 3 nhánh động mạch vành, tổn thương phức tạp, biện pháp điều trị nào
thích hợp ở bệnh nhân này?
A. Đặt stent 3 nhánh động mạch vành
B. Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ, động mạch vành
C. Nong bóng phủ thuốc 3 nhánh động mạch vành
D. Điều trị nội khoa tối ưu đơn thuần
Đáp án: B
Câu 91: Bệnh nhân nam 70 tuổi, hút thuốc lá nhiều năm, vào viện vì đau ngực khi
gắng sức, chụp động mạch vành: hẹp 70% động mạch liên thất trước, điều trị nội
khoa tối ưu bệnh nhân hết đau ngực. Biện pháp điều trị tiếp theo ở bệnh nhân này là?
A. Đặt stent động mạch vành
B. Tiếp tục điều trị nội khoa
C. Nong bóng phủ thuốc động mạch vành
D. Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ, động mạch vành
Đáp án: B
Câu 92: Những rối loạn nhịp nào có thể gặp trong nhồi máu cơ tim cấp
A. Nhanh thất
B. Rung thất
C. Block nhĩ thất
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Câu 93: Bệnh nhân nữ, 70 tuổi, vào viện được chẩn đoán Nhồi máu cơ tim cấp,
điện tâm đồ có hình ảnh Block nhĩ thất cấp 3, phương pháp điều trị rối loạn nhịp
cấp tính ở bệnh nhân này là gì?
A. Đặt máy tạo nhịp tạm thời
B. Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn
C. Tiêm Adenosine tĩnh mạch
D. Tiêm adrenalin tĩnh mạch
Đáp án: A
Câu 94: Bệnh nhân nữ, 70 tuổi, vào viện được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp,
điện tâm đồ có hình ảnh nhịp chậm xoang 40ck/p, huyết áp 110/60 phương pháp
điều trị rối loạn nhịp cấp tính ở bệnh nhân này là gì?
A. Đặt máy tạo nhịp tạm thời
B. Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn
C. Tiêm Adenosine tĩnh mạch
D. Truyền adrenalin tĩnh mạch
Đáp án: A
Câu 95: Bệnh nhân nam, 70 tuổi, hút thuốc lá nhiều năm, vào viện vì cơn đau thắt
ngực không ổn định, điện tim và siêu âm tim trong giới hạn bình thường, xét
nghiệm men tim lần 1 bình thường, thời gian làm men tim lần 2 cách lần 1 bao
nhiêu lâu?
A. 1 giờ
B. 2 giờ
C. giờ
D. 6 giờ
Đáp án: A
Câu 96: Câu nào sau đây đúng về dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép ở
bệnh nhân có đặt stent động mạch vành?
A. Sau khi đặt stent động mạch vành, dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép
ít nhất 12 tháng, sau đó duy trì 1 thuốc kéo dài.
B. Sau khi đặt stent động mạch vành, dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép
suốt đời.
C. Sau khi đặt stent động mạch vành, dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép
ít nhất 3 tháng, sau đó duy trì 1 thuốc kéo dài.
D. Sau khi đặt stent động mạch vành, dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép
ít nhất 9 tháng, sau đó duy trì 1 thuốc kéo dài.
Đáp án: A
Câu 97: Bệnh nhân nam, 70 tuổi, chẩn đoán: Tăng huyết áp, Bệnh tim thiếu máu
cục bộ mạn tính đã đặt stent động mạch vành năm thứ 1, hiện tại huyết áp
160/100mmHg, mạch 100ck/p, lựa chọn thuốc điều trị huyết áp ở bệnh nhân này?
A. Ức chế men chuyển và lợi tiểu
B. Chện kênh Canxi và ức chế men chuyển
C. Ức chế men chuyển và chẹn beta giao cảm
D. Chẹn kênh Canxi và chẹn beta giao cảm
Đáp án: C
Câu 98: Bệnh nhân nam 70 tuổi, chẩn đoán: Tăng huyết áp, Bệnh tim thiếu máu cục
bộ mạn tính, Suy tim độ III. Hiện tại phù hai chi dưới, tràn dịch màng phổi phải,
huyết áp 150/90mmHg, Mạch 90ck/p. Lựa chọn thuốc huyết áp ở bệnh nhân này?
A. Ức chế men chuyển và lợi tiểu
B. Chện kênh Canxi và ức chế men chuyển
C. Ức chế men chuyển và chẹn beta giao cảm
D. Chẹn kênh Canxi và chẹn beta giao cảm
Đáp án: A
Câu 99. Nguyên nhân chủ yếu gây Nhồi máu cơ tim cấp:
A. Vữa xơ động mạch
B. Co thắt động mạch vành
C. Lupus ban đỏ
D. Viêm nội tâm mạc
Đáp án: A
Câu 100. Yếu tố nào sau đây làm tăng tiêu thụ oxy cơ tim
A. Giảm tần số tim
B. Giảm co bóp cơ tim
C. Tăng tần số tim
D. Huyết áp bình thường
Đáp án: C
Câu 101. Vị trí cơn đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim cấp:
A. Vùng mỏm tim
B. Vùng sau xương ức
C. Cánh tay trái
D. Vùng xương hàm
Đáp án: B
Câu 102. Tính chất cơn đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim cấp
A. Đau như châm chích
B. Đau nóng rát sau xương ức
C. Đau như dao đâm
D. Đau như bóp nghẹt, đè nặng
Đáp án: D
Câu 103. Trên điện tâm đồ có thể khẳng định chẩn đoán nhồi máu cơ tim khi
A. Sóng T âm tính
B. Sóng Q sâu rộng
C. ST chênh lên
D. ST bình thường
Đáp án: C
Câu 104. Chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim cấp dựa vào:
A. Triệu chứng lâm sàng
B. Điện tâm đồ
C. Siêu âm tim
D. Chụp động mạch vành
Đáp án: D
Câu 105. Mô tả triệu chứng đau thắt ngực trong bệnh mạch vành nào sau đây là
đúng
A. Đau thắt ngực chỉ xảy ra khi gắng sức nặng
B. Đau thắt ngực chỉ xảy ra khi gắng sức nhẹ
C. Đau thắt ngực chỉ xảy ra khi nghỉ ngơi
D. Đau thắt ngực chỉ xảy ra về đêm.
Câu 106. Bệnh nhân nữ 45 tuổi bị đau vùng trước tim kèm theo có ợ hơi ợ chua,
hay đau về đem và gần sáng, ngủ ít hay gặp nhất là do
A. Trào ngược dạ dày thực quản
B. Đau thắt ngực không ổn định
C. Đau thắt ngực ổn định
D. Nhồi máu cơ tim cấp
Đáp án: A
Câu 107. Để cắt cơn đau thắt ngực nhanh chóng có thể dùng
A. Thuốc ức chế bêta
B. Thuốc chẹn kênh Canxi
C. Xịt Nitroglycerin dưới lưỡi
D. Thuốc giãn cơ trơn
Đáp án: C
Câu 108 . Đau thắt ngực ổn định được chỉ định
A. Thuốc ức chế canxi đơn thuần
B. Ức chế canxi + nitrat chậm
C. Ức chế bêta + nitrat chậm
D. Ức chế men chuyển
Đáp án: C
Câu 109. Đau thắt ngực không ổn định cho
A. Thuốc ức chế canxi đơn thuần
B. Thuốc ức chế beta đơn thuần
C. Nirat chậm đơn thuần
D. Cả 3 nhóm trên
Đáp án: D
Câu 110. Co thắt động mạch vành cho
A. Aspirin đơn thuần
B. Ức chế bêta.
C. Ức chế men chuyển
D. Nitrat chậm + ức chế canxi
Đáp án: D
Câu 111. Đặc điểm đau trong bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp
A. Hầu như chẳng bao giờ gây đau
B. Hết đau sau khi dùng thuốc dãn mạch vành
C. Đau luôn hết sau khi nghỉ ngơi
D. Đau kéo dài > 30 phút
Đáp án: D
Câu 112. Trong nhồi máu cơ tim xuyên thành ( có sóng Q )
A. ST chênh xuống
B. ST chênh xuống và T âm tính
C. ST chênh xuống và T dương tính
D. ST chênh lồi lên và sau đó xuất hiện sóng Q
Đáp án: D
Câu 113. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim theo Tổ chức y tế thế giới khi
A. Đau thắt ngực biến đổi + thay đổi ECG theo tiến triển bệnh
B. Đau thắt ngực biến đổi + men tim bình thường
C. Không có đau ngực nhưng có thay đổi ECG
D. Không thay đổi ECG nhưng có đau ngực dữ dội
Đáp án: A
Câu 114. Trước khi vào viện bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở tuyến cơ sở có thể cho
A. Morphin tĩnh mạch
B. Ức chế men chuyển
C. Thuốc khánh Aldosterol
D. Thuốc lợi tiểu
Đáp án: A
Câu 115. Trước khi vào viện nếu nhồi máu cơ tim nhịp tim chậm và huyết áp tụt có thể
cho
A. Atropin 0.25-1mg tĩnh mạch/lần tiêm
B. Hạ thấp chân người bệnh
C. Digoxin tĩnh mạch
D. Atropin tĩnh mạch 2mg / lần tiêm
Đáp án: A
Câu 116. Cho triệu chứng sau: Đau nhói sau xương ức hoặc vùng ngực trái, kéo dài vài
giờ đến vài ngày, đau tăng khi ho, hít sâu, khi nằm ngửa, giảm khi ngồi cúi người ra
trước. Hãy cho biết đây làbệnh lý gì?
A. Bệnh lý động mạch vành.
B. Viêm màng ngoài tim cấp.
C. Tràn khí màng phổi.
D. Thuyên tắc phổi.
Đáp án: B
Câu 117. Một bệnh nhân đang ngủ, đột ngột đau ngực dữ dội, cảm giác như bị nghiền
nát, đau kéo dài hơn 20 phút. Cho ngậm nitroglycerin dưới lưỡi không giảm
đau, khó thở.
A. Cấp cứu ngay vì có thể đột tử.
B. Có thể bệnh nhân đang trong tình trạng nhồi máu cơ tim cấp.
C. Động mạch chủ bị tắc nghẽn đột ngột do huyết khối.
D. A, B đúng.
Đáp án: D
Câu 118. Đau sau xương ức, cảm giác bị đè ép, tăng khi gắng sức, do thiếu máu
cơ tim thất phải hoặc dãn động mạch phổi. Bệnh nhân còn bị khó thở và phù,
tĩnh mạch cổ nổi. Bệnh nhân này có thể bị bệnh lý:
A. Thuyên tắc phổi. B. Tăng áp động mạch phổi.
C. Tràn khí màng phổi. D. Viêm phổi.
Đáp án: A
Câu 119. Yếu tố giảm đau có thể gặp ở các bệnh lý tim mạch, ngoại trừ:
A. Ngưng mọi hoạt động
B. Ngồi cúi người ra phía trước
C. Dùng nitroglycerin
D. Dùng thuốc băng dạ dày.

Đáp án D MạnhĐứcTRẮCNGHIỆMN
Câu 120. BN nam, 65 tuổi, tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường type 2 nhiều năm.
Trước khi vào viện 2h xuất hiện đau ngực dữ dộivùng sau xương ứckéo dài khoảng
30 phút,lan lên cổ và vai trái. Vào viện HA là 90/60 mmHg, nhịp tim 110 CK/p,
ECG: ST chênh lên ở V1-> V4.Xét nghiệmTroponin I: 10400 pg/ml.Siêu âm tim
giảm vận động thành trước. Chẩn đoán nào chính xác nhất ở BN này:
a. Nhồi máu cơ tim cấp
b. Viêm cơ tim
c. Thuyên tắc động mạch phổi
d. Tách thành động mạch chủ ngực cấp tính
Đáp án: A
Câu 121: BN nam, 45 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. Trước khi vào viện
2ngày xuất hiện đau ngực kiểu đèn én dữ dội vùng ngực trái, sốt 38 độ C. Vào viện
HA là 95/60 mmHg, nhịp tim 120 CK/p, Nghe có tiếng ngựa phi ở mỏmtim.ECG:
ST chênhlên ở V1-> V6, DII, DIIIaVF, không có sóng Q hoại tửXét nghiệm: BC
5,4G/l (N 67%). Troponin I: 13900 pg/ml. Siêu âm tim giảm vận động các thành
tim, EF 30%. Chẩn đoán nào chính xác nhất ở BN này:
a. Nhồi máu cơ tim cấp
b. Viêm cơ tim
c. Thuyên tắc động mạch phổi
d. Tràn dịch màng ngoài tim
Đáp án: B
Câu 122: BN nữ, 80 tuổi, bị THA nhiều năm điều trị thườngxuyên. 2 năm nay có
những cơn đau tức nặng vùng trước tim kéo dài khoảng 3 phút lanlên hàm, xuất
hiện khi leo đến tầng 2, hết khi nghỉ ngơi.Trước khi vào viện 3h xuất hiện đau
ngực kiểu đè nén vùng ngực trái, nghỉ ngơi giảm ít nhưng không hết. Vào viện HA
là 155/95mmHg, nhịp tim 90 CK/p, ECG: ST chênh xuống và sóng T âm tính ở
V1-> V4. Xét nghiệm: Troponin I ngay khi vào viện (lần thứ 1)là 120pg/ml. Siêu
âm tim giảm vận động các thành trước EF 45%. Để giúp chẩn đoán xác định cần
XN lại Troponin lần tiếp theo (lần thứ 2) vào thời điểm nào dưới đây:
a. Sau vào viện1h
b. Sauvàoviện 3h
c. Sauvàoviện 6h
d. Sauvàoviện 12h
Đáp án: A
Câu 123: BN nữ 67 tuổi, tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp(HA 2 tay
thường xuyên 180/90 mmHg) không điều trị. Trước khi vào viện 3h xuất hiện đau
ngực trái dữ dội, lan xuyên ra sau lưng. Vào viện HA tay phải là 210/110
mmHg,tay trái 90/60 mmHg nhịp tim 105 CK/p. ECG: dày thất trái, T âmtính ở
V5, V6. Xét nghiệm: Troponin I: 1900 pg/ml. Siêu âm tim bình thường. Chẩn đoán
nào chính xác nhất ở BN này:
a. Nhồi máu cơ tim cấp
b. Tràn khí màng phổi trái
c. Thuyên tắc động mạch phổi
d. Tách thành động mạch chủ ngực cấp tính
Đáp án: D
Câu 124: BN nữ 67 tuổi, tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp (HA 2 tay
thường xuyên 180/90 mmHg) không điều trị. Trước khi vào viện 3h xuất hiện đau
ngực trái dữ dội, lan xuyên ra sau lưng. Vào viện HA tay phải là 210/110
mmHg,tay trái 90/60 mmHgnhịp tim 105 CK/p. ECG: dày thất trái, T âm tính ở
V5, V6. Xét nghiệm: Troponin I: 1900 pg/ml. Siêu âm tim bình thường
Xét nghiệm nào sau đây là cần thiết nhất tiếp theo để xác chẩn nguyên nhân đau
ngực?
a. Siêu âm tim gắng sức
b. CT lồng ngực có thuốc cản quang
c. CT lồng ngựckhông có thuốc cản quang
d. Chụp MRI tim
Đáp án: B
Câu 125: BN nam, 75 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. 1 năm nay có những
cơn đau tức nặng vùng trước tim kéo dài khoảng 5 phútlan lên cổxuất hiện khi đi
bộ, hết khi nghỉ ngơi. Trước khi vào viện 5h xuất hiện đau tức ngực trái liên tục,
lan lên vai trái. Vào viện HA là 90/60 mmHg, nhịp tim 45 CK/p. ECG: ST
chênhlên, Q sâu ở DII, DIII, aVF, Block nhĩ thất độ III, Xét nghiệm: Troponin I:
26500 pg/ml. Chẩn đoán nào chính xác nhất ở BN này:
a. Nhồi máu cơ tim cấp thành bên
b. Nhồi máu cơ tim cấp thành trước
c. Nhồi máu cơ tim cấp thành dưới (hoặc thất phải)
d. Nhồi máu cơ tim cấp vùng vách
Đáp án: C
Câu 126: BN nam, 75 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. 1 năm nay cónhững cơ
đau tức nặng vùng trước tim kéo dài khoảng 5 phút lan lên cổ xuất hiện khi đi bộ,
hết khi nghỉ ngơi. Trước khi vào viện 5h xuất hiện đau tức ngực trái liên tục, lan
lên vai trái. Vào viện HA là 90/60 mmHg, nhịp tim 45 CK/p. ECG: ST chênh lên,
Q sâu ở DII, DIII, aVF, Block nhĩ thấtđộ III, Xétnghiệm: Troponin I: 26500 pg/ml.
Xét nghiệm nào sau đây là cần thiết nhất để xác chẩn nguyên nhân?
a. Siêu âm tim gắng sức
b. Làm thêm điện tim ở V3R, V4R, V7, V8.
c.Làmlạiđiệntimsau 1h
d. Chụp MRI tim
Đáp án: B
Câu 127: BN nam, 75 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. 1 năm nay có những
cơn đau tức nặng vùng trước tim kéo dài khoảng 5 phút lan lên cổ xuất hiệnkhi đi
bộ, hết khi nghỉ ngơi. Trước khi vào viện 5h xuất hiện đau tức ngực trái liên tục,
lan lên vai trái. Vào viện HA là 90/60 mmHg, nhịp tim 45 CK/p. ECG: ST
chênhlên, Q sâu ở DII, DIII, aVF, Block nhĩthấtđộ III, Xétnghiệm: Troponin I:
26500 pg/ml.
Sau khi chụp động mạch vành có tắc hoàn toàn động mạch vành phải, động mạch
vành trái bình thường. Các thuốc nào sau đây là chống chỉ đị nh:
a. Aspirin
b. Nitroglycerin
c.Plavix
d. Brilinta
Đáp án: B
Câu 128: BN nam, 60 tuổi, bị THA, đái tháo đường type 2 nhiều năm. Trước khi
vào viện 1 ngày xuất hiện đau ngực trái dữ dội kéo dài 30 phút lan ra ngón 4,5 bàn
tay trái. Hiện tại còn đau âm ỉ ngực trái. Vào viện HA là 145/90 mmHg, nhịp tim
110 CK/p, ECG: ST chênhlên ở V1-> V5. Xét nghiệm Troponin I: 34000 pg/ml.
Siêu âm tim giảm vận động thành trước, vách liên thất. Chụp động mạch vành có
tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước.
Các thuốc nào sau đây không được sử dụng
a. Clopigogrel (Plavix)
b. Sintrom
c. Tilcagrelor (Brilinta)
d. Aspirin
Đáp án: B
Câu 129: BN nam, 60 tuổi, bị THA, đái tháo đường type 2 nhiều năm. Trước khi
vào viện 1 ngày xuất hiện đau ngực trái dữ dộikéodài 30 phútlan ra ngón 4,5
bàntaytrái. Hiện tại còn đau âm ỉ ngực trái. Vào viện HA là 145/90 mmHg, nhịp
tim 110 CK/p, ECG: ST chênh lên ở V1-> V5. Xét nghiệm Troponin I: 34000
pg/ml. Siêu âm tim giảm vận động thành trước, vách liên thất. Chụp động mạch
vành có tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước.
Chiến thuật nàodướiđâylàphùhợpnhất:
a. Tái tưới máu bằng can thiệp động mạchvành qua da càng sớm càng tốt
b. Sau khi phân tầng nguy cơ, chỉ can thiệp khi có nguy cơ cao
c. Chỉ điều trị nội khoa (do BN đếnmuộn)
d. Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành
Đáp án: A
Câu 130: BN nam, 60 tuổi, bị THA, đái tháo đường type 2 nhiều năm. Trước khi
vào viện 1 ngày xuất hiện đau ngực trái dữ dội kéo dài 30 phútlan ra ngón 4,5 bàn
tay trái. Hiện tại còn đau âm ỉ ngực trái. Vào viện HA là 145/90 mmHg, nhịp tim
110 CK/p, nghe tim có tiếng thổi tâm thu 3/6 tại mỏm lan ra nách, âm sắc thô ráp.
ECG: ST chênh lên ở V1-> V5. Xétnghiệm Troponin I: 34000 pg/ml.
Chẩn đoán nào là phù hợp nhất?
A. Nhồi máu cơ tim cấp – biến chứng hở van 2 lá nặng do đứt dây chằng, cột cơ
B. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính – biến chứng hở van 2 lá cơ năng mức độ
nặng
C. Nhồi máu cơ tim cấp – biến chứng hở van 2 lá cơ năng mức độ nặng
D. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính – biến chứng hở van 2 lá nặng do đứt dây
chằng, cột cơ
Đáp án: A
Câu 131: BN nam, 60 tuổi, bị THA, đái tháo đường type 2 nhiều năm, hút thuốc lá
nhiều năm. Trước khi vào viện 1 ngày xuất hiện đau ngựctráidữdộikéodài 30
phútlan ra ngón 4,5 bàntaytrái kèm theo khó thở dữ dội. Vào viện HA là 120/70
mmHg, nhịp tim 110 CK/p, nghe tim có tiếng thổi tâm thu 3/6 tại mỏm lan ra nách,
âm sắc thô ráp. ECG: ST chênhlên ở V1-> V5. Xétnghiệm Troponin I: 34000
pg/ml. Siêu âm tim: Có hình ảnh hở van 2 lá mức độ nặng. Được chẩn đoán là:
Nhồi máu cơ tim cấp – biến chứng hở van 2 lá nặng do đứt dây chằng, cột cơ .
Chiến thuật nàodướiđâylàphùhợpnhất:
a. Tái tưới máu bằng can thiệp động mạch vành qua da càng sớm càng tốt
b. Sau khi phân tầng nguy cơ, chỉ can thiệp khi có nguy cơ cao
c. Chỉ điều trị nội khoa
d. Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành – sửa van 2 lá
Đáp án: D
Câu 132: BN nam, 55 tuổi, bị THAnhiều năm không điều trị thường xuyên, hút
thuốc lá nhiều. Trước khi vào viện 3h xuất hiện đau ngực trái dữ dội kéo dài 30
phút lan lên cằm. Vào viện HA là 80/50 mmHg, nhịp tim 110 CK/p. Nghe phổi có
rải rác ran nổ. ECG: ST chênhlên ở V1-> V6, DI, avL. Xétnghiệm Troponin I:
5500 pg/ml.
Siêu âm tim: Giảm vận động vách liên thất
Chẩn đoán của bệnh nhân trên là gì?
A. Nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng – Killip 4 – Sốc tim
B. Nhồi máu cơ tim cấp vùng trước vách – Killip 4 – Sốc tim
C. Nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng – Killip 3 – Hen tim
D. Nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng – Killip 3 – Phù phổi cấp
Đáp án: A
Câu 133: BN nam, 55 tuổi, bị THA nhiều năm không điều trị thường xuyên, hút
thuốc lá nhiều. Trước khi vào viện 3h xuất hiện đau ngực trái dữ dội kéo dài 30
phút lan lên cằm. Vào viện HA là 120/60 mmHg, nhịp tim 110 CK/p. ECG: ST
chênhlên ở V1-> V6, DI, avL. Xétnghiệm Troponin I: 5500 pg/ml. Siêu âm tim:
Giảm vận động vách liên thất, EF 45%. Được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp và
chuẩn bị được can thiệp động mạch vành qua da. Dùng thuốc chống kết tập tiểu
cầu như thế nào phù hợp nhất?
A. Clopidogrel 75 mg x 4 viên, Aspirin 81 mg x 4 viên
B. Clopidogrel 75 mg x 1 viên, Aspirin 81 mg x 1 viên
C. Clopidogrel 75 mg x 4 viên, Ticargrelor 80 mg x 2 viên
B. Clopidogrel 75 mg x 1 viên/ ngày, Ticargrelor 80 mg x 1 viên
Đáp án: A
Câu 134: BN nữ, 56 tuổi, tiền sử THA – Đái tháo đường typ 2. Trước khi vào viện
1h xuất hiện đau ngực trái dữ dội kéo dài 30 phút lan lên cằm. Vào viện HA là
90/50 mmHg, nhịp tim 40 CK/p. Nghe tim bình thường. Nghe phổi không có ran.
ECG: ST chênhlên ở DII, DIII, aVFXétnghiệm Troponin I: 3500 pg/ml. Siêu âm
tim: bình thường, EF 56%. Được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp.
Các thuốc nào sau đây không được sử dụng?
A. Truyền dịch
B. Nitroglycenrin
C. Clopidogrel
D. Morphin
Đáp án: B
Câu 135: BN nữ, 56 tuổi, tiền sử THA – Đái tháo đường typ 2. Trước khi vào viện
1h xuất hiện đau ngực trái dữ dội kéo dài 30 phút lan lên cằm. Vào viện HA là
100/50 mmHg, nhịp tim 40 CK/p. Nghe tim bình thường. Nghe phổi không có ran.
ECG: ST chênhlên ở DII, DIII, aVFXétnghiệm Troponin I: 3500 pg/ml. Siêu âm
tim: bình thường, EF 56%. Được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp.
Các thuốc nào sau đây không được sử dụng?
A. Truyền dịch
B. Aspirin
C. Coversyl
D. Morphin
Đáp án: C
Câu 136: BN nữ, 56 tuổi, tiền sử THA – Đái tháo đường typ 2. Trước khi vào viện
4h xuất hiện đau ngựctráidữdộikéodài, nghỉ ngơi không đỡ. Vào viện HA là 140/70
mmHg, nhịp tim đều 80 CK/p. Nghe tim bình thường. Nghe phổi không có ran.
ECG: ST chênhlên V1 – V4.Xétnghiệm Troponin I: 10000 pg/ml. Siêu âm tim:
bình thường, EF 56%. Được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp. Xử trí các thuốc
giảm đau ngực nào sau đây?
A. Paracetamol, Nitroglycerin
B. Morphin, Nitroglycerin
C. Morpin, Tramadol
D. Paracetam, Tramadol
Đáp án: B
Câu 137: BN nam, 75 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. 1 năm nay có những
cơn đau tức nặngvùng trước tim kéo dài khoảng 5 phút lan lên cổ xuất hiện khi đi
bộ, hết khi nghỉ ngơi. Trước khi vào viện 5h xuất hiện đau tức ngực trái liên tục,
lan lên vai trái. Vào viện HA là 140/60 mmHg, nhịp tim 75 CK/p. ECG: ST chênh
xuống, Q sâu ở DII, DIII, aVF.Xét nghiệm: lần 1 Troponin I: 35pg/ml. Sau 3h xét
nghiệm lại troponin I: 50pg/ml
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh
B. Đau thắt ngực ổn định
C. Đau thắt ngực không ổn định
D. Nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh
Đáp án: C
Câu 138: BN nam, 75 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. 1 năm nay có những
cơn đau tức nặng vùng trước tim kéo dài khoảng 5 phút lan lên cổ xuất hiện khi đi
bộ, hết khi nghỉ ngơi. Trước khi vào viện 5h xuất hiện đau tức ngực trái liên tục,
lan lên vai trái. Vào viện HA là 140/60 mmHg, nhịp tim 75 CK/p. ECG: ST
chênhxuống, Q sâu ở DII, DIII, aVF.Xétnghiệm: lần 1 Troponin I: 35pg/ml. Sau 3h
xét nghiệm lại troponin I: 50pg/ml
Sau khi chụp động mạch vành có hẹp 80% động mạch vành phải, động mạch vành
trái bình thường. BN đã được đặt stent động mạch vành phải. Sau can thiệp, về duy
trì liệu pháp kháng tiểu cầu kép như thế nào?
A. Clopidogrel 75 mg x 4 viên, Aspirin 81 mg x 4 viên
B. Clopidogrel 75 mg x 1 viên, Aspirin 81 mg x 1 viên
C. Clopidogrel 75 mg x 4 viên, Ticargrelor 80 mg x 2 viên
B. Clopidogrel 75 mg x 1 viên/ ngày, Ticargrelor 80 mg x 1 viên
Đáp án: B
Cau 139: BN nam, 75 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. 1 năm nay có những
cơn đau tức nặng vùng trước tim kéo dài khoảng 5 phút lan lên cổ xuất hiện khi đi
bộ, hết khi nghỉ ngơi. Vào viện HA là 130/60 mmHg, nhịp tim 75 CK/p. ECG: ST
chênh xuống, Q sâu ở DII, DIII, aVF.Xét nghiệm: lần 1 Troponin I: 35pg/ml. Sau
3h xét nghiệm lại troponin I: 50pg/ml
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh
B. Đau thắt ngực ổn định
C. Đau thắt ngực không ổn định
D. Nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh
Đáp án: B
Câu 140: BN nam, 75 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. 1 năm nay có những
cơn đau tức nặng vùng trước tim kéo dài khoảng 5 phút lanlên cổ xuất hiện khi đi
bộ, hết khi nghỉ ngơi. 1 ngày nay đau dữ dội, vã mồ hôi. Vào viện HA là 130/60
mmHg, nhịp tim 75 CK/p. ECG: ST chênh lên, Q sâu ở DII, DIII, aVF.Xét
nghiệm: lần 1 Troponin I: 500 pg/ml. Sau 3h xét nghiệm lại troponin I: 1050pg/ml
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh
B. Đau thắt ngực ổn định
C. Đau thắt ngực không ổn định
D. Nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh
Đáp án: A
Câu 141: BN nam, 75 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. 1 năm nay cónhữngcơn
đau tức nặng vùng trước tim kéo dài khoảng 5 phút lan lên cổ xuất hiện khi đi bộ,
hết khi nghỉ ngơi. Trước khi vào viện 5h xuất hiện đau tức ngực trái liên tục, lan
lên vai trái. Được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp.
Sau khi chụp động mạch vành có tắc hoàn toàn LAD1. BN đã được đặt stent phủ
thuốc LAD1. Sau can thiệp, về duy trì liệu pháp kháng tiểu cầu kép trong thời gian
bao lâu?
A. 1 tháng
B. 3 tháng
C. 12 tháng
B. Suốt đời
Đáp án: C
Câu 142: BN nữ, 55 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. 1 năm nay có những cơn
đau tức nặng vùng trước tim kéo dài khoảng 5 phút lan lên cổ xuất hiện khi đi bộ,
hết khi nghỉ ngơi. Trước khi vào viện 5h xuất hiện đau tức ngực trái liên tục, lan
lên vai trái. Được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp.
Sau khi chụp động mạchvành có tắc hoàn toàn LAD1. BN đã được đặt stent phủ
thuốc LAD1. Sau can thiệp, về duy trì liệu pháp kháng tiểu cầu kép trong thời gian
bao lâu?
A. 1 tháng
B. 3 tháng
C. 12 tháng
B. Suốt đời
Đáp án: B
Câu 143: BN nam, 55 tuổi, bị THA nhiều năm không điều trị thường xuyên, hút
thuốc lá nhiều. Trước khi vào viện 3h xuất hiện đau ngực trái dữ dội kéo dài 30
phút lan lên cằm. Vào viện được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp và được can
thiệp động mạch vành qua da. Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu khi bệnh nhân ra
viện như thế nào phù hợp nhất?
A. Clopidogrel 75 mg x 4 viên, Aspirin 81 mg x 4 viên
B. Clopidogrel 75 mg x 1 viên, Aspirin 81 mg x 1 viên
C. Clopidogrel 75 mg x 4 viên, Ticargrelor 80 mg x 2 viên
B. Clopidogrel 75 mg x 1 viên/ ngày, Ticargrelor 80 mg x 1 viên
Đáp án: B
Câu 144: BN nam, 45 tuổi, bị THA nhiều năm không điều trị thường xuyên, hút
thuốc lá nhiều. Vào viện được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp không có ST
chênh và được can thiệp động mạch vành qua da. Dùng thuốc chống kết tập tiểu
cầu khi bệnh nhân ra viện như thế nào phù hợp nhất?
A. Clopidogrel 75 mg x 4 viên, Aspirin 81 mg x 4 viên
B. Ticargrelor 80 mg x 2 viên, Aspirin 81 mg x 1 viên
C. Clopidogrel 75 mg x 4 viên, Ticargrelor 80 mg x 2 viên
B. Clopidogrel 75 mg x 1 viên/ ngày, Ticargrelor 80 mg x 1 viên
Đáp án: B
Câu 145: BN nam, 45 tuổi, bị THA nhiều năm không điều trị thường xuyên, hút
thuốc lá nhiều. Vào viện được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp không có ST
chênh và được can thiệp động mạch vành qua da.Sau can thiệp,BN nên được dùng
thêm thuốc hạ lipid máu như thế nào?
A. Atorvastatin 10 mg x 1viên sau ăn tối
B. Fenofibrat 160 mg x 1 viên sau ăn tối
C. Atorvastatin 10 mg x 4 viên buổi tối sau ăn
D. Fenofibrat 160 mg x 4 viên sau ăn tối
Đáp án: A
Câu 146: BN nam, 55 tuổi, bị THA – Đái tháo đường typ 2 nhiều năm điều trị
thường xuyên. Vào viện được chẩn đoán là bẹnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và
được can thiệp động mạch vành qua da. Sau can thiệp, BN nên được dùng thêm
thuốc hạ lipid máu như thế nào?
A. Atorvastatin 10 mg x 1viên sau ăn tối
B. Fenofibrat 160 mg x 1 viên sau ăn tối
C. Atorvastatin 10 mg x 4 viên buổi tối sau ăn
D. Fenofibrat 160 mg x 4 viên sau ăn tối
Đáp án: A
Câu 147: BN nam, 55 tuổi, bị THA – Đái tháo đường typ 2 nhiều năm điều trị
thường xuyên. Vào viện được chẩn đoán là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và
được can thiệp động mạch vành qua da. Sau can thiệp, BN nên được dùng thêm
thuốc hạ lipid máu nhóm statin cần theo dõi xét nghiệm gì sau đây?
A. Xét nghiệm men gan (GOT, GPT)
B. Xét nghiệm men tim (Troponin)
C. Xét nghiệm điện giải đồ
D. Xét nghiệm chức năng thận
Đáp án: A
Câu 148: BN nam, 55 tuổi, bị THA – Đái tháo đường typ 2 nhiều năm điều trị
thường xuyên. Vào viện được chẩn đoán là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và
được can thiệp động mạch vành qua da. Sau can thiệp, BN được dùng liệu pháp
kháng tiểu cầu kép Aspirin – Clopidogrel. Dùng thuốc này cần lưu ý biến chứng gì?
A. Tăng men gan
B. Xuất huyết tiêu hoá
C. Tăng men cơ
D. Nhồi máu não
Đáp án: B
Phần 3: Cấp cứu hen tim, phù phổi cấp
Câu 149: Phù phổi cấp là tình trạng dịch tràn vào….
A. Vào phế nang cấp tính
B. Vào khoang phế mạc cấp tính
C. Khí phế quản cấp tính
D. Màng ngoài tim cấp tính
Đáp án A
Câu 150: Nguyên nhân thường gặp của phù phổi cấp huyết động là do
A. Hội chứng suy hô hấp cấp tính ARDS
B. Hít phải khí độc
C. Quá tải thể tích dịch
D. Suy tim sung huyết
Đáp án D
Câu 151: Phù phổi cấp là do các nguyên nhân sau, loại trừ
A. Suy tim sung huyết
B. Tăng kali máu
C. Tắc mao bạch mạch do ung thư
D. Viêm phổi hít
Đáp án B
Câu 152: Triệu chứng cơ năng điển hình của phù phổi cấp là
A. Khó thở nặng và Ho khan
B. Khó thở nặng và ho có máu
C. Khó thở nặng và ho có bọt màu hồng
D. Khó thở nặng và ho có đờm
Đáp án C
Câu 153: Triệu chứng đặc hiệu nghe phổi trong phù phổi cấp là
A. Có ran ẩm và ran nổ hai bên
B. Có ran ẩm và ran nổ một bên
C. Ran ẩm và ran nổ thay thổi nhanh
D. Ran ẩn và ran nổ ít thay đổi
Đáp án: C
Câu 154: Hình ảnh X quang tim phổi của phù phổi cấp là
A. Hình ảnh đám mờ không thuần nhất ở rốn phổi một bên và đường
Kerley B
B. Hình ảnh đám mờ không thuần nhất ở rốn phổi 2 bên và đường Kerley B
C. Hình ảnh đám mờ không thuần nhất ở nền phổi và đường Kerley B
D. Hình ảnh đám mờ không thuần nhất ngoại vi và đường Kerley B
Đáp án B
Câu 155: Xét nghiệm sinh hoá có giá trị giúp chấn đoán và tiên lượng phù
phổi cấp huyết động là
A. Ure và creatinin
B. Glucose máu và HbA1c
C. Men gan GOT/GPT/GGT
D. Troponin và peptide lợi niệu
Đáp án: D
Câu 156: Tư thế giúp bệnh nhân phù phổi cấp giảm tình trạng khó thở là?
A. Nằm ngửa tư thế đầu cao
B. Nằm nghiêng một bên
C. Ngồi 2 chân buông xuống giường
D. Ngồi 2 chân để lên giường
Đáp án C
Câu 157: Các thuốc đầu tiên điều trị phù phổi cấp huyết động là
A. Morphin, thở oxy, nitroglycerin, Aspirin
B. Morphin, thở oxy, furosemide, nitroglycerin
C. Morphin, thở oxy, nitroglycerin, thuốc tiêu. Sợi huyết
D. Morphin, thở oxy, nitroglycerin, thuốc chống đông
Đáp án B
Câu 158: Nếu bệnh nhân phù phổi cấp có huyết áp cao, bạn nên bổ sung
thuốc nào?
A. Lợi tiểu và cường tim
B. Giãn mạch và cường tim
C. Giãn mạch và lợi tiểu
D. Cường tim và giãn mạch
Đáp án C
Câu 159: Phân loại nguyên nhân phù phổi cấp bao gồm?
A. Phù phổi cấp huyết động
B. Phù phổi cấp tổn thương
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án C
Câu 160: Nguyên nhân nào sau đây không gây phù phổi cấp huyết động?
A. Hẹp van hai lá
B. Tăng huyết áp
C. Viêm phổi hít
D. Rối loạn nhịp tim
Đáp án C
Câu 161: Nguyên nhân nào sau đây không gây phù phổi cấp tổn thương?
A. Viêm phổi hít
B. Suy thận mạn tính giai đoạn cuối
C. Viêm phổi
D. Tăng huyết áp
Đáp án D
Câu 162: Biện pháp điều trị nào sau đây không được sử dụng trong điều trị
phù phổi cấp?
A. Thở oxy lưu lượng cao
B. Bệnh nhân nằm đầu cao
C. Truyền dịch nhanh
D. Dùng thuốc lợi tiểu
Đáp án C
Câu 163: Bệnh nhân nam 70 tuổi, vào viện được chẩn đoán phù phổi cấp do tăng
huyết áp, đã được điều trị bằng thở oxy, lợi tiểu, giãn mạch. Sau cấp cứu 10 phút,
bệnh nhân còn ho ra bọt hồng, HA 110/60, tần số thở 35 lần/phút, SPO2: 70%.
Biện pháp điều trị tiếp theo ở bệnh nhân này là gì?
A. Dùng thuốc cường tim nhóm giao cảm vận mạch
B. Dùng thuốc cường tim nhóm Digitalis
C. Thông khí nhân tạo
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án C
Câu 164: Biện pháp điều trị nào sau đây không được sử dụng trong cấp cứu
phù phổi cấp huyết động?
A. Sử dụng thuốc lợi tiểu
B. Sử dụng thuốc giãn mạch
C. Sử thuốc thuốc Corticoid liều cao
D. Sử dụng thuốc Morphin
Đáp án C
Câu 165: Cơ chế bệnh sinh trong phù phổi cấp ở bệnh nhân suy thận mạn
tính giai đoạn cuối, lọc máu chu kỳ là?
A. Phù phổi cấp huyết động
B. Phù phổi cấp tổn thương
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án C
Câu 166: Cơ chế bệnh sinh trong phù phổi cấp ở bệnh nhân tắc động mạch
phổi cấp là?
A. Phù phổi cấp huyết động
B. Phù phổi cấp tổn thương
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án C
Câu 167: Thuốc lợi tiểu thích hợp nhất trong điều trị phù phổi cấp là?
A. Thuốc lợi tiểu quai
B. Thuốc lợi tiểu thiazide
C. Thuốc lợi tiểu giữ Kali
D. Thuốc lợi tiểu thẩm thấu
Đáp án A
Câu 168: Thuốc nào sau đây không được sử dụng trong cấp cứu phù phổi cấp
tổn thương?
A. Thuốc lợi tiểu
B. Thuốc giãn mạch
C. Thuốc Morphin
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án C
Câu 169: Bệnh nhân nam 60 tuổi, hút thuốc lá nhiều năm, tăng huyết áp nhiều
năm, điều trị không thường xuyên, không theo dõi huyết áp. Vào viện trong tình
trạng khó thở nhanh nông, khó thở 2 thì, tần số thở 30l/p, Mạch 120 ck/p, huyết áp
220/120mmHg, nghe phổi có nhiều ran rít 2 phổi. Nguyên nhân khó thở ở bệnh
nhân này là?
A. Hen phế quản
B. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
C. Hen tim
D. Viêm phế quản co thắt
Đáp án C
Câu 170: Bệnh nhân nữ, 50 tuổi, tiền sử thấp tim, vào viện được chẩn đoán phù
phổi cấp, huyết áp 160/90mmHg, nghe tim thấy T1 đanh, rùng tâm trương ở mỏm,
T2 tách đôi. Nguyên nhân gây phù phổi cấp ở bệnh nhân này là?
A. Tăng huyết áp
B. Hẹp van hai lá
C. Tắc động mạch phổi cấp
D. Hẹp van động mạch chủ
Đáp án: B
Câu 171: Bệnh nhân nam 70 tuổi, vào viện được chẩn đoán phù phổi cấp, khám
thấy M; 130ck/p, huyết áp 90/60mmHg, SpO2: 60%. Biện pháp điều trị nào sau
đây được sử dụng đầu tiên trong cấp cứu bệnh nhân?
A. Truyền dịch nhanh nâng huyết áp
B. Thuốc Dopamin
C. Thuốc Noradrenalin
D. Thông khí nhân tạo
Đáp án D
Câu 172: Bệnh nhân nam 70 tuổi, hút thuốc lá nhiều năm, vào viện được chẩn
đoán: Nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng phù phổi cấp. Biện pháp điều trị nào sau
đây không được sử dụng ở bệnh nhân này?
A. Thở oxy 6-8l/p
B. Thuốc lợi tiểu
C. Thuốc giãn mạch
D. Thuốc Corticoid
Đáp án D
Câu 173: Các triệu chứng nào sau đây gợi ý phù phổi cấp?
A. Lo lắng hốt hoảng
B. Khó thở dữ dội
C. Ho khạc bọt hồng
D. Ho ra máu có đuôi khái huyết
Đáp án C
Phần 4: Rối loạn nhịp tim, Rối loạn dẫn truyền
Câu 174: Bệnh nhân nam 70 tuổi, điều trị suy tim nhiều năm, đang dùng Digoxin
0,25mg x 1 viên/ngày. 1 ngày nay biểu hiện mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,
nôn, vào viện đo nhịp tim 40 ck/phút, huyết áp 85/50mmHg. Nguyên nhân nào gây
nhịp chậm ở bệnh nhân này?
A. Rối loạn nước, điện giải.
B. Suy tim cấp.
C. Ngộ độc Digoxin.
D. Cường phó giao cảm.
Đáp án: C.
Câu 175: Bệnh nhân nam 70 tuổi, điều trị tăng huyết áp nhiều năm, đang dùng
Concor 5mg x 1 viên/ngày. 1 ngày nay biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, vào
viện đo nhịp tim 50ck/p, huyết áp 100/60mmHg, được tiêm tĩnh mạch Atropin
0,1mg, sau tiêm 10 phút, nhịp tim lên 90ck/p. Nguyên nhân gây nhịp chậm ở bệnh
nhân này?
A. Suy chức năng nút xoang
B. Blốc nhĩ thất
C. Quá liều thuốc chẹn bêta giao cảm.
D. Cường phó giao cảm
Đáp án: C
Câu 176: Những nguyên nhân nào sau đây không thể đảo ngược được trong
rối loạn nhịp chậm?
A. Suy chức năng nút xoang.
B. Tăng kali máu
C. Giảm Kali máu
D. Quá liều thuốc chẹn bêta giao cảm.
Đáp án A
Câu 177: Bệnh nhân nam 20 tuổi, vào viện vì mệt mỏi, ngất 1 lần, đo nhịp tim 45
ck/p, không có tổn thương não trên phim chụp MRI. Các xét nghiệm cần làm ở
bệnh nhân này là gì?
A. Test atropine.
B. Theo dõi Holter ECG.
C. Thăm dò điện sinh lý tim.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án: D
Câu 178: Bệnh nhân nữ 60 tuổi, điều trị tăng huyết áp nhiều năm, đang dùng
thuốc Coveram 5/5 1 viên/ngày kéo dài, khoảng 3 tháng nay thỉnh thoảng hoa mắt,
chóng mặt, mệt mỏi, không ngất, HA 150/90,ECG: Block nhĩ thất cấp III tần số
thất 43 ck/phút. Biện pháp điều trị nhịp chậm ở bệnh nhân này?
A. Đổi thuốc điều trị HA đang dùng
B. Uống Theophyline hàng ngày.
C. Cấy máy tạo nhịp tạm thời
D. Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn
Đáp án: D
Câu 179: Bệnh nhân nam 30 tuổi, không có tiền sử bệnh lý tim mạch, đi khám sức
khỏe nhịp tim dao động 70 – 80 ck/p; vào viện vì tai nạn giao thông, CT có hình ảnh
xuất huyết não, phù não, điện tâm đồ: Nhịp xoang 45 ck/p, huyết áp 100/60mmHg,
Kali: 3,45mmol/l. Chẩn đoán nguyên nhân nhịp chậm ở bệnh nhân này?
A. Suy chức năng nút xoang.
B. Sốc mất máu
C. Cường phó giao cảm
D. Hội chứng tăng áp lực nội sọ
Đáp án: D
Câu 180: Bệnh nhân nam 70 tuổi, hút thuốc lá nhiều năm, vào viện vì đau ngực dữ dội
sau xương ức, điện tim có hình ảnh: Nhịp xoang 45 ck/p, ST chênh lên ở DII, DIII,
aVF, huyết áp 90/60mmHg. Chẩn đoán nguyên nhân nhịp chậm ở bệnh nhân này?
A. Suy chức năng nút xoang.
B. Tách thành động mạch chủ ngực
C. Nhồi máu cơ tim cấp.
D. Tắc động mạch phổi cấp
Đáp án: C
Câu 181: Bệnh nhân nữ, 32 tuổi, gần đây có nhiều cơn hồi hộp trống ngực, kèm
theo tức ngực và khó thở nhẹ trong cơn, cơn kéo dài khoảng 10 phút thì tự hết.
Bệnh nhân nhiều khả năng bị bệnh nào sau đây nhất:
A. Rung nhĩ
B. Ngoại tâm thu thất
C. Ngoại tâm thu nhĩ
D. Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Đáp án D
Câu 182: Trong ca trực, khi có bệnh nhân nam 60 tuổi, vào viện vì hồi hộp trống
ngực, ECG có hình ảnh tần số tim nhanh 180ck/p, đều, QRS hẹp; HA
110/70mmHg. Biện pháp nào có thể áp dụng ngay:
A. Sốc điện đồng bộ
B. Ấn nhãn cầu
C. Sốc điện không đồng bộ
D. Thăm dò điện sinh lý cấp cứu
Đáp áp B
Câu 183: Rối loạn nhịp nào sau đây là nguyên nhân chính gây mất ý thức ở
bệnh nhân:
A. Rung nhĩ
B. Rung thất
C. Cuồng nhĩ
D. Cơn nhịp nhanh trên thất
Đáp án B
Câu 184: Thuốc nào sau đây có thể dùng để cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất:
A. Lidocain
B. Novocain
C. Adenosine
D. Adrenaline
Đáp án C
Câu 185: Thuốc nào sau đây có thể dùng để cắt cơn nhanh thất:
A. Lidocain
B. Novocain
C. Adenosine
D. Adrenalin
Đáp án A
Câu 186: Rối loạn nhịp nào sau đây không có chỉ định sốc điện chuyển nhịp
cấp cứu:
A. Rung thất
B. Nhanh thất kèm theo tụt huyết áp
C. Rung nhĩ đáp ứng thất 100ck/p
D. Cơn nhịp nhanh đều QRS rộng điều trị nội khoa không đáp ứng
Đáp án C
Câu 187: Sốc điện không đồng bộ áp dụng cấp cứu trong trường hợp nào:
A. Nhanh nhĩ
B. Rung thất
C. Rung nhĩ nhanh
D. Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất điều trị nội khoa không đáp ứng
Đáp án B
Câu 188: Thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp bằng năng lượng
sóng có tần số radio áp dụng cho:
A. Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ
B. Ngoại tâm thu thất, nhanh thất
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án C
Câu 189: Những nguyên nhân nào sau đây có thể gây rối loạn nhịp tim?
A. Viêm cơ tim cấp
B. Suy chức năng tuyến giáp
C. Giảm Kali máu
D. Tất cả các đáp án trên
E. Đáp án D
Câu 190: Triệu chứng lâm sàng của rối loạn nhịp tim bao gồm?
A. Không có triệu chứng
B. Mệt mỏi
C. Hồi hộp trống ngực
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án D
Câu 191: Xét nghiệm nào sau đây không có ý nghĩa trong chẩn đoán rối loạn
nhịp tim?
A. Siêu âm tim
B. Thăm dò điện sinh lý tim
C. Công thức máu
D. Siêu âm tim gắng sức
Đáp án D
Câu 192: Theo phân loại của Vaughan – Williams, thuốc chống loạn nhịp tim
được chia làm mấy nhóm?
A. 1 nhóm
B. 2 nhóm
C. 3 nhóm
D. 4 nhóm
Đáp án D
Câu 192: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm điện tim của rung nhĩ?
A. Mất sóng P thay bằng sóng f nhỏ
B. Mất sóng P thay bằng sóng F
C. Biên độ R không đều
D. Khoảng cách RR không đều.
Đáp án B
Câu 193: Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra rung nhĩ?
A. Tăng huyết áp
B. Bệnh động mạch vành
C. Suy chức năng tuyến giáp
D. Rối loạn điện giải
Đáp án C
Câu 194: Đặc điểm điện tim của Block nhĩ thất cấp 1 là?
A. Khoảng PR > 200ms
B. Theo sau sóng P không có phức bộ QRS
C. Mất sóng P thay bằng sóng f
D. Nhịp chậm xoang
Đáp án A
Câu 195: Mục tiêu điều trị rung nhĩ là?
A. Kiểm soát tần số thất
B. Dự phòng huyết khối
C. Chuyển rung nhĩ về nhịp xoang
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 196: Đặc điểm điện tim của Block nhĩ thất cấp 3 là?
A. Khoảng PR > 200ms
B. Theo sau sóng P không có phức bộ QRS
C. Phân ly nhĩ thất
D. Nhịp chậm xoang
Đáp án C
Câu 197: Nguyên nhân nào sau đây không gây rối loạn nhịp nhanh?
A. Cường phó giao cảm
B. Cường chức năng tuyến giáp
C. Thiếu máu
D. Tất cả các ý trên
Đáp án A
Câu 198: Nguyên nhân nào sau đây không gây rối loạn nhịp chậm?
A. Sốc nhiễm khuẩn
B. Viêm cơ tim
C. Tăng kali máu
D. Cường chức năng tuyến giáp
Đáp án D
Phần 5: Chẩn đoán và điều trị THA
Câu 199. BN nữ, 55 tuổi, bị đau đầu nhiều sau khi một căng thẳng tâm lý. Lúc đó
tại nhà, đo HA bằng máy tự động là 130/90 mmHg. Vào viện, sau khi nghỉ ngơi 30
phút, đo HA bằng HA kế thuỷ ngân 2 tay đều nhau là 120/80 mmHg. Hỏi BN có
được chẩn đoán là THA
A. Tăng huyết áp độ I
B. Tăng huyết áp độ II
C. Tăng huyết áp độ III
D. Không bị tăng huyết áp
Đáp án: D
Câu 200. BN nam 60, tuổi, vài ngày nay đau đầu nhiều. Tự đo HA tại nhà bằng
máy tự động là 130/90 mmHg. Vào viện, đo HA bằng HA kế thuỷ ngân 2 tay đều
nhau lần 1 là 160/90 mmHg.Sau khi nghỉ ngơi 15 phút, đo lại lần 2 là 140/80
mmHg (2 tay đều nhau).
THA trên BN này là độ mấy?
a. Độ 1
b. Độ 2
c. Độ 3
d. Độ 4
Đáp án: A
Câu 201. BN nữ, 55 tuổi, bị đau đầu nhiều sau khi một căng thẳng tâm lý. Lúc đó
tại nhà, đo HA bằng máy tự động là 130/90 mmHg. Vào viện, sau khi nghỉ ngơi 30
phút, đo HA bằng HA kế thuỷ ngân 2 tay đều nhau là 130/80 mmHg.
Ở BN trên, cần làm thêm các bước nào để xác chẩn THA cho BN
A. Không cần đo HA
B. Đặt máy theo dõi HA 24h
C. ECG
D. Siêu âm tim
Đáp án: B
Câu 202. BN nữ, 65 tuổi, bị THA và ĐTĐ typ 2 vài năm nay điều trị thường
xuyên, vào viện với lý do đau ngực trái khoảng 3 tháng nay, đau liên quan đến
gắng sức, nghỉ ngơi đỡ. Vào viện, sau khi nghỉ ngơi 30 phút, đo HA bằng HA kế
thuỷ ngân 2 tay đều nhau là 170/100 mmHg.
Ở BN trên, cần làm thêm các bước xét nghiệm nào để xác định các tổn thương tại
tim do THA gây ra
A. Siêu âm tim, ECG, Siêu âm động mạch cảnh, chụp XQ tim phổi
B. Siêu âm tim, ECG, siêu âm ổ bụng, chụp XQ tim phổi
C. Siêu âm tim, ECG, Chụp MSCT động mạch vành, chụp XQ tim phổi
D. Siêu âm tim, ECG, siêu âm động mạch thận, chụp XQ tim phổi
Đáp án: C
Câu 203. BN nữ, 65 tuổi, bị THA và ĐTĐ typ 2 vài năm nay điều trị thường
xuyên, vào viện với lý do vào viện, sau khi nghỉ ngơi 30 phút, đo HA bằng HA kế
thuỷ ngân 2 tay đều nhau là 170/100 mmHg.
Ở BN trên, cần làm thêm các bước xét nghiệm nào để xác định các tổn thương tại
thận do THA gây ra, ngoại trừ?
A. Xét nghiệm nước tiểu 10 chỉ tiêu
B. Xét nghiệm sinh hoá máu
C. Siêu âm tim
D. Protein niệu 24h
Đáp án: C
Câu 204. BN nam, 70 tuổi, tiền sử nghiện thuốc lá nhiều năm, bị THA và ĐTĐ typ
2 vài năm nay điều trị thường xuyên, cách đây 3 năm đã bị nhồi máu não nhưng
không để lại di chứng gì. Ở nhà 2 ngày nay đột ngột yếu ½ người trái, đau đầu hoa
mắt chóng mặt nhiều. Trên BN này có thể nghĩ đến biến chứng gì?
A. Cơn TIA
B. Hội chứng não do THA
C. Đột quỵ não tái phát
D. Di chứng đột quỵ não
Đáp án: C
Câu 205. Đo huyết áp tại phòng khám cần lưu ý điều gì sau đây:
a. Đo cùng 1 kích thước bao hơi ở tất cả các BN
b. Đo huyết áp tay trái và ở tư thế đứng
c. Đo huyết áp tay trái và ở tư thế nằm
d. Đo huyết áp ở cả 2 tay và đo ở cả tư thế ngồi và đứng
Đáp án: D
Câu 206. BN nam, 67 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, đau đầu nhiều, tự đo HA tại
nhà bằng máy đo điện tử là 220/120 mmHg. Vào viện được đo lại HA là 180/100
mmHg. Vậy chẩn đoán BN là THA độ mấy?
a. Độ 1
b. Độ 2
c. Độ 3
d. THA kịch phát
Đáp án: C
Câu 207. BN nam, 67 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, đau đầu nhiều, tự đo HA tại
nhà bằng máy đo điện tử là 140/90 mmHg. Vào viện được đo lại HA là 160/90
mmHg. Vậy chẩn đoán BN là THA độ mấy?
a. Độ 1
b. Độ 2
c. Độ 3
d. THA tâm thu đơn độc
Đáp án: B
Câu 208. BN nam, 36 tuổi, đi khám sức khoẻ định kỳ tại phòng khám bệnh, được
đo HA 140/90 mmHg, được đo 2 lần và đo 2 tay đều như nhau. BN được chỉ định
đặt máy theo dõi huyết áp 24 h (ABPM). Điều nào sau đây không đúng về máy
theo dõi huyết áp 24h:
A. Có thể chẩn đoán được THA áo choàng trắng
B. Có thể chẩn đoán được THA ẩn giấu
C. Có thể đo được HA tâm thu, tâm trương khi BN đang ngủ
D. Loại bỏ sự cần thiết của khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.
Đáp án: D
Câu 209. BN nam, 36 tuổi, vào viện với lý do đau đầu, chóng mặt. Đo HA 180/90
mmHg, được đo 2 lần và đo 2 tay đều như nhau, đo HA 2 chi dưới 130/80 mmHg.
Có thể nghĩ tới THA do những nguyên nhân nào sau đây:
A. THA vô căn
B. Hẹp eo động mạch chủ
C. Hẹp van động mạch chủ
D. Hở van động mạch chủ
Đáp án: B
Câu 210. BN nam, 45 tuổi, có biểu hiện phù to toàn thân, đi khám bệnh tình cờ đo
HA phát hiện HA 160/90. Siêu âm ổ bụng ranh giới tuỷ vỏ còn rõ ràng, không thấy
hình ảnh sỏi thận hay giãn đài bể thận. Xét nghiệm Ure, Creatinin trong giới hạn
bình thường. Xét nghiệm nước tiểu Protein niệu (+),. Nguyên nhân của THA trên
BN này nghĩ đến là:
a. THA vô căn
b. Sỏi thận
c. Suy thận mạn
d. Viêm cầu thận mạn
Đáp án: D
Câu 211. BN nam, 66 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, ĐTĐ typ 2 nhiều năm điều
trị thường xuyên bằng Insulin. Vào viện với lý do đau đầu, chóng mặt. Đo HA tay
T 160/90 mmHg, tay P 130/80 mmHg.Đo HA 2 chi dưới 130/80 mmHg, đều nhau.
Nghe tim có tiếng thổi tâm thu cường độ 2/6 tại thượng vị. Có thể nghĩ tới THA do
những nguyên nhân nào sau đây:
a. THA vô căn
b. Hẹp eo động mạch chủ
c. Hẹp van động mạch chủ
e. Hở van động mạch chủ
Đáp án: A
Câu 212. BN nam, 28 tuổi, đi khám với lý do đau đầu nhiều. Vào viện được chẩn
đoán là THA. Nghe tim có tiếng thổi tâm thu 2/6 tại mỏm tim, không lan xuyên,
tăng khi nghiêng trái. Xét nghiệm ure, creatinin lúc vào bình thường. BN đã được
dùng Lisinopril 10 mg/ngày nhưng HA không kiểm soát được. 5 ngày sau, xét
nghiệm lại ure, creatinin tăng cao, suy thận giai đoạn độ IIIA. THA trên BN này có
thể nghĩ đến nguyên nhân gì?
A. THA vô căn
B. Hẹp van động mạch chủ
C. Hẹp động mạch thận
D. Hở van động mạch chủ
Đáp án: C
Câu 213. BN nam, 60 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, đái tháo đường typ 2 nhiều
năm điều trị thường xuyên bằng Metformin MR 750 mg/ngày. Vài ngày nay, đau
đầu nhiều, tự đo HA tại nhà bằng máy đo điện tử là 150/90 mmHg. Vào viện được
đo lại HA là 170/90 mmHg. Nghe tim có tiếng thổi tâm thu 2/6 tại mỏm tim, âm
sắc êm dịu, không lan xuyên. Nghe dọc ĐM lớn không có tiếng thổi. THA ở BN
này nghĩ đến nguyên nhân gì:
a. THA vô căn
b. Hở van 2 lá do sa van
c. Hẹp eo động mạch chủ.
d. Hở van động mạch chủ
Đáp áp: A.
Câu 214. BN nam, 60 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, đái tháo đường typ 2 nhiều
năm điều trị thường xuyên bằng Metformin MR 750 mg/ngày. Vài ngày nay, đau
đầu nhiều, tự đo HA tại nhà bằng máy đo điện tử là 150/90 mmHg. Vào viện được
đo lại HA là 170/90 mmHg. Nghe dọc ĐM cảnh 2 bên có tiếng thổi tâm thu 2/6.
Siêu âm ĐM cảnh sống nền có hình ảnh vữa xơ gây hẹp 50% ĐM cảnh trong trái.
Vậy BN có THA ở giai đoạn mấy?
a. Giai đoạn 1.
b. Giai đoạn 2
c. Giai đoạn 3.
d. Không có giai đoạn
Đáp án: B
Câu 215. BN nam, 60 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, đái tháo đường typ 2 nhiều
năm điều trị thường xuyên bằng Metformin MR 750 mg/ngày. Vài ngày nay, đau
ngực trái âm ỉ liên quan đến gắng sức, mỗi cơn 5- 10 phút, nghỉ ngơi tự hết. Vào
viện được đo lại HA là 170/90 mmHg. Nghe tim không có tiếng thổi. Điện tim
trong cơn đau: có hình ảnh ST chênh xuống DII, DIII, aVF. BN có THA ở giai
đoạn mấy?
a. Giai đoạn 1.
b. Giai đoạn 2
c. Giai đoạn 3.
d. Không có giai đoạn
Đáp án: C
Câu 216. BN nam, 60 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, đái tháo đường typ 2 nhiều
năm điều trị thường xuyên bằng Metformin MR 750 mg/ngày. Không đau ngực,
không khó thở. Vào viện được đo lại HA là 170/90 mmHg. Nghe tim không có
tiếng thổi. Điện tim: có hình ảnh ST chênh xuống, T âm từV4 – V6. BN có THA ở
giai đoạn mấy?
a. Giai đoạn 1.
b. Giai đoạn 2
c. Giai đoạn 3.
d. Không có giai đoạn
Đáp án: B
Câu 217. Thuốc lợi tiểu nào sau đây không gây hạ kali máu
a. Kháng aldosteron
b. Lợi tiểu quai
c. Thiazides
d. Acetazolamide
Đáp án: A.
Câu 218. Nhóm thuốc nào sau đây không được dùng chung với nhóm ức chế men
chuyển trong kiểm soát huyết áp:
a. Chẹn kênh calci
b. Lợi tiểu thiazides
c. Ức chế thụ thể AT1
d. Chẹn thụ cảm thể beta
Đáp án: C.
Câu 219. BN nữ, 56 tuổi, được chẩn đoán là THA - bệnh tim thiếu máu cục bộ
mạn tính. Nghe tim bình thường. Nghe phổi không có ran. ECG: nhịp xoang 70
ck/p, ST chênh xuống V3 - V6. Siêu âm tim: dày đồng tâm thất trái, EF 50%.
Huyết áp mục tiêu cần đạt được ở BN này là gì?
a. HA tâm thu < 130 mmHg, HA tâm trương < 80mmHg.
b. HA tâm thu < 140 mmHg, HA tâm trương < 90mmHg.
c. HA tâm thu < 150 mmHg, HA tâm trương < 90mmHg
d. HA tâm thu < 160 mmHg, HA tâm trương < 90mmHg
Đáp án: A
Câu 220. BN nữ, 56 tuổi, được chẩn đoán là THA - bệnh tim thiếu máu cục bộ
mạn tính, đang điều trị metoprolol 50mg/ngày để giảm triệu chứng đau thắt ngực
ổn định. Nghe tim bình thường. Nghe phổi không có ran. ECG: nhịp xoang 70
ck/p, ST chênh xuống V3 - V6. Siêu âm tim: dày đồng tâm thất trái, EF 50%.
Nhưng do HA kiểm soát không tốt, cần phối hợp thêm 1 thuốc để đạt mục tiêu điều
trị. Những thuốc nào sau đây không nên phối hợp cùng metoprolol hiện tại BN
đang dùng:
a. Lisinopril
b. Telmisartan
c. Indapamide
d. Verapamil
Đáp án: D.
Câu 221. BN nữ, 56 tuổi, được chẩn đoán là THA - bệnh tim thiếu máu cục bộ
mạn tính, đang điều trị metoprolol 50mg/ngày để giảm triệu chứng đau thắt ngực
ổn định.
Dùng metoprolol cần theo dõi gì hàng ngày?
a. Xét nghiệm Kali máu
b. Xét nghiệm chức năng thận
c. Siêu âm tim đánh giá chức năng thất trái hàng ngày
d. Làm điện tim đánh giá tình trạng nhịp chậm
Đáp án: D
Câu 222. BN nam, 60 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, đái tháo đường typ 2 nhiều
năm điều trị thường xuyên bằng insulin M30 30 UI/ngày. Nhồi máu cơ tim cấp đã
được đặt Stent LAD tháng thứ 1. Xét nghiệm Ure, Creatinin tại thời điểm hiện tại
bình thường. ECG: dày đồng tâm thất trái, nhịp xoang tần số 90 ck/p. Siêu âm tim:
giãn thất trái, EF 50%, giảm vận động thành sau dưới.
Nhóm thuốc hạ HA nào nên được dùng ở BN này
a. Thiazide, peridopril
b. Metoprolol, peridopril
c. Alpha methyl dopa, peridopril
d. Nifedipin, peridopril
Đáp án: B
Câu 223. BN nam, 60 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, đái tháo đường typ 2 nhiều
năm điều trị thường xuyên bằng insulin M30 30 UI/ngày. Nhồi máu cơ tim cấp đã
được đặt Stent LAD tháng thứ 1. Đang duy trì Peridorpil 10 mg x 1viên/ngày.
Sau khoảng 10 ngày, BN có triệu chứng ho khan nhiều về đêm. Không đau họng,
không sốt. Nghe phổi 2 bên không có ran. Định hướng nguyên nhân ho trên BN?
a. Do tác dụng phụ của Peridorpil
b. Do suy tim
c. Do viêm họng
d. Do hút thuốc lá nhiều
Đáp án: A
Câu 224. BN nam, 60 tuổi, bị THA - đái tháo đường typ 2 nhiều năm điều trị
thường xuyên bằng insulin M30 60 UI/ngày. Xét nghiệm Ure 10 mmol/l, Creatinin
537 mcmol/l tại thời điểm hiện tại.
Huyết áp mục tiêu cần đạt được ở BN này là gì?
a. HA tâm thu < 130 mmHg, HA tâm trương < 80mmHg.
b. HA tâm thu < 140 mmHg, HA tâm trương < 90mmHg.
c. HA tâm thu < 150 mmHg, HA tâm trương < 90mmHg
d. HA tâm thu < 160 mmHg, HA tâm trương < 90mmHg
Đáp án: A
Câu 225. BN nam, 60 tuổi, bị THA - đái tháo đường typ 2 nhiều năm điều trị
thường xuyên bằng insulin M30 60 UI/ngày. Xét nghiệm Ure 10 mmol/l, Creatinin
537 mcmol/l tại thời điểm hiện tại.
Nhóm thuốc hạ HA nào có thể được dùng ở BN này:
a. Lisinopril
b. Telmisartan
c. Alpha methyl dopa
d. Spironolacton
Đáp án: C
Câu 226. BN nam, 60 tuổi, bị THA - đái tháo đường typ 2 nhiều năm điều trị
thường xuyên bằng insulin M30 60 UI/ngày. Xét nghiệm Ure 20 mmol/l, Creatinin
737 mcmol/l tại thời điểm hiện tại.
Nên làm thêm xét nghiệm gì để xác định nguyên nhân suy thận trên BN này?
a. Siêu âm tim
b. Xét nghiệm nước tiểu 10 chỉ tiêu
c. Xét nghiệm sinh hoá máu
d. Chụp UIV
Câu 227. BN nữ 25 tuổi, mang thai tháng thứ 8, huyết áp lúc vào đo 190/100.
Trước đó, đo HA bình thường. Xét nghiệm ECG: nhịp xoang 110 ck/p. Siêu âm
tim: Không thấy dày thất trái, Dd: 45 mm, EF 67%. Protein niệu âm tính. Chẩn
đoán của BN này là:
a. THA đã có từ trước
b. Tiền sản giật
c. THA thai kỳ
d. THA áo choàng trắng
Đáp án: C
Câu 228. BN nữ 25 tuổi, mang thai tháng thứ 8, huyết áp lúc vào đo 190/100.
Trước đó, đo HA bình thường. Xét nghiệm ECG: nhịp xoang 110 ck/p. Siêu âm
tim: Không thấy dày thất trái, Dd: 45 mm, EF 67%. Protein niệu âm tính.Các thuốc
nào sau đây không được dùng ở BN này:
a. Labetalol
b. Peridopril
c. Hydralazin
d. Methyldopa
Đáp án: B
Câu 229. BN nữ 25 tuổi, mang thai tháng thứ 8, huyết áp lúc vào đo 190/100.
Trước đó, đo HA bình thường. Không nên dùng lợi tiểu ở bệnh nhân này vì:
a. Gây giảm thể tích tuần hoàn mẹ và thai nhi
b. Tụt HA quá nhanh
c. Mất kali
d. Đi tiểu nhiều
Đáp án: A.
Câu 230. BN nữ 25 tuổi, mang thai tháng thứ 8, huyết áp lúc vào đo 190/100.
Trước đó, đo HA bình thường. Xét nghiệm ECG: nhịp xoang 110 ck/p. Siêu âm
tim: Không thấy dày thất trái, Dd: 45 mm, EF 67%. Protein niệu: 1g/24h. Tỷ lệ
ACR (albumin/creatinin niệu) 45 mg/mmol.Chẩn đoán của BN này là:
a. THA đã có từ trước
b. Tiền sản giật
c. THA thai kỳ
d. THA áo choàng trắng
Đáp án: B
Câu 231. BN nữ 25 tuổi, mang thai tháng thứ 3, huyết áp lúc vào đo 190/100.
Trước đó, đo HA bình thường. Protein niệu: 1g/24h. Xét nghiệm Ure, Creatinin
bình thường. Không nên dùng các thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển vì
a. Tụt HA quá nhanh
b. Gây suy thận
c. Gây quái thai
d. Gây ho khan
Đáp án: C
Câu 232: BN nữ 34 tuổi, mang thai tháng thứ 7, huyết áp lúc vào đo 190/100. BN
đã được dùng Methyl dopa 250 mg x 4 viên/ ngày.
Điều nào sau đây không đúng khi dùng Methyl dopa
a. Gây tụt huyết áp tư thế đứng
b. nên cần uống nhiều lần trong ngày.
c. Dễ gây trầm cảm,
d. Gây suy thận
Đáp án: D
Câu 233. BN nữ 34 tuổi, mang thai tháng thứ 7, huyết áp lúc vào đo 190/100. BN đã
được dùng Methyl dopa 250 mg x 4 viên/ ngày. Cách dùng nào sau đây là đúng nhất:
a. Uống 1 lần vào buổi sáng.Liều tối đa 2000mg/ngày.
b. Khi nào HA tăng thì uống 1 viên. Liều tối đa 1000mg /ngày
c. Uống 2 lần/ ngày, sáng chiều. Liều tối đa 1000mg/ngày.
d. Chia 4 lần trong ngày, mỗi lần 1 viên. Liều tối đa 3000mg/ngày.
Đáp án: D
Câu 234. BN nữ, 66 tuổi được chẩn đoán là THA – suy tim độ III. Hiện tại, khó
thở nhẹ khi gắng sức, nghỉ ngơi đỡ. Phù nhẹ 2 chi dưới. Nghe tim có tiếng thổi tâm
thu 2/6 tại mỏm. Phổi có ran nổ rải rác 2 bên. ECG: nhịp xoang nhanh 100 chu
kỳ/phút. Siêu âm tim : giãn thất trái, EF 30%.
Cách phối hợp thuốc nào sau đây phù hợp nhất cho BN này
a. Lợi tiểu quai, lợi tiểu kháng Aldosteron, ức chế men chuyển
b. Lợi tiểu quai, lợi tiểu kháng Aldosteron, chẹn thụ cảm thể beta
c. Lợi tiểu quai, lợi tiểu kháng Aldosteron, chẹn kênh calci nhóm
dihydropyridine
d. Lợi tiểu quai, lợi tiểu kháng Aldosteron, Methyldopa
Đáp án: A
Câu 235. BN nữ, 66 tuổi được chẩn đoán là THA – suy tim độ III. Hiện tại, khó
thở nhẹ khi gắng sức, nghỉ ngơi đỡ. Phù nhẹ 2 chi dưới. Nghe tim có tiếng thổi tâm
thu 2/6 tại mỏm. Phổi có ran nổ rải rác 2 bên. ECG: nhịp xoang nhanh 100 chu
kỳ/phút. Siêu âm tim : giãn thất trái, EF 30%.
Dùng lợi tiểu quai cần lưu ý theo dõi xét nghiệm nào sau đây?
a. Điện giải đồ
b. ECG hàng ngày
c. Siêu âm tim
d. Xét nghiệm chức năng thận
Đáp án: A
Câu 236. BN nữ, 66 tuổi được chẩn đoán là THA – suy tim độ III. Hiện tại, khó
thở nhẹ khi gắng sức, nghỉ ngơi đỡ. Phù nhẹ 2 chi dưới. Nghe tim có tiếng thổi tâm
thu 2/6 tại mỏm. Phổi có ran nổ rải rác 2 bên. ECG: nhịp xoang nhanh 100 chu
kỳ/phút. Siêu âm tim : giãn thất trái, EF 30%.
Sau 1 tuần điều trị, BN đỡ khó thở. Hết phù 2 chi dưới. Nghe phổi không có ran.
ECG: nhịp xoang nhanh 120 chu kỳ/phút, có lúc rung nhĩ cơn. Nên dùng thêm
thuốc nào sau đây:
a. Nebivolol
b. Propranolon
c. Ivabradine
d. Verapamil
Đáp án: A
Câu 237. BN nam, 50 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, hen phế quản. Được chẩn đoán
là THA đang dùng Ramipril liều 20mg/ngày nhưng kiểm soát huyết áp vẫn không tốt.
BN cần phải được dùng thêm 1 loại thuốc hạ HA để kiểm soát HA tốt hơn.
Có thể phối hợp Ramipril thuốc gì trong những thuốc sau đây:
a. Irbesartan
b. Bisoprolol
c. Lacidipine
d. Cả 3 thuốc trên
Đáp án: C
Câu 238. BN nam, 60 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, hen phế quản. Được chẩn
đoán là THA đang dùng Enalapril liều 10mg/ngày. Sau vài ngày, BN có biểu hiện
bị ho khan. Không đau ngực, không đau họng, không khó thở. Nghe phổi 2 bên
bình thường. Định hướng nguyên nhân ho khan trên BN này?
a. Tác dụng phụ của Enalapril
b. Viêm họng
c. Viêmphếquản
c. Hen phế quản
Đáp án: A
Câu 239. BN nam, 60 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, hen phế quản. Được chẩn
đoán là THA đang dùng Enalapril liều 10mg/ngày. Sau vài ngày, BN có biểu hiện
bị ho khan. Nếu BN ho khan do tác dụng phụ của thuốc, có thể thay thế bằng thuốc
nào sau đây, ngoại trừ :
a. Losartan
b. Telmisartan
c. Irbesartan
d. Imidapril
Đáp án: D
Câu 240. BN nam, 60 tuổi, thể trạng béo, BMI 26,5kg/m2. Chẩn đoán là THA
cách đây 1 tháng, điều trị thường xuyên bằng amlodipin liều 10mg/ngày. Hiện tại,
xuất hiện phù mặt, phù 2 chi dưới. Không khó thở, không đau ngực. Nghe phổi
không có ran. Gan lách không sờ thấy. Đi tiểu bình thường, nước tiểu # 1,5 l/24h.
Xét nghiệm Ure, Creatinin bình thường
Trên BN này định hướng phù do nguyên nhân gì:
a. Suy tim
b. Suy thận
c. Phù do tác dụng phụ của amlodipin
d. Phù do thiểu dưỡng
Đáp án: C
Câu 241. BN nam, 66 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều.THA nhiều năm, đang dùng
Coveram10/10 x 1 viên /ngày, huyết áp ổn định. Tuy nhiên, vài ngày nay xuất hiện
ho nhiều, kèm theo khó thở về đêm. Vào viện khám đo lại HA 160/90 mmHg (2
tay). Nghe tim có tiếng thổi tâm thu 2/6 tại mỏm, âm sắc êm dịu. Nghe phổi có ran
nổ rải rác 2 bên, rì rào phế nang giảm ở nền phổi phải. Bụng béo, gan to 2 – 3 cm
dưới bờ sườn
Trên BN này định hướng ho do nguyên nhân gì:
a. Tác dụng phụ của Peridopril
b. Tác dụng phụ của Amlodipin
c. Suy tim
d. Viêm họng
Đáp án: C
Câu 242. BN nam, 66 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều.THA nhiều năm, đang dùng
Coveram10/10 x 1 viên /ngày, huyết áp ổn định. Tuy nhiên, vài ngày nay xuất hiện
ho nhiều, kèm theo khó thở về đêm. Vào viện khám đo lại HA 160/90 mmHg (2
tay). Nghe tim có tiếng thổi tâm thu 2/6 tại mỏm, âm sắc êm dịu. Nghe phổi có ran
nổ rải rác 2 bên, rì rào phế nang giảm ở nền phổi phải. Bụng béo, gan to 2 – 3 cm
dưới bờ sườn.
Siêu âm tim: Dd 61 mm, Ds 45 mm, EF 45%. Giảm vận động thành sau dưới.
ECG: rung nhĩ nhanh đáp ứng tần số thất 130 ck/p
Trên BN này, có thể dùng thêm thuốc nào vừa để kiểm soát huyết áp, vừa điều trị
các biến chứng tại tim:
a. Bisoprolol
b. Ivabradine
c. Furosemide
d. Methyl dopa
Đáp án: C
Câu 243. BN nam, 70 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, bị THA và ĐTĐ typ 2 vài
năm nay điều trị thường xuyên, cách đây 3 năm đã bị nhồi máu não nhưng không
để lại di chứng gì. Ở nhà 2 ngày nay đột ngột yếu ½ người trái, đau đầu hoa mắt
chóng mặt nhiều. HA đo khi vào phòng cấp cứu: 220/120 mmHg. Nghe tim bình
thường. Nghe phổi bình thường. Khám thần kinh thấy có liệt hoàn toàn ½ người
trái. Khôngcó hội chứng màng não
Trên BN này có thể nghĩ đến biến chứng gì?
A. Hội chứng não do THA
B. Cơn TIA
C. Đột quỵ não tái phát
D. Di chứng đột quỵ não
Đáp án: C
Câu 244. BN nam, 70 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, bị THA và ĐTĐ typ 2 vài
năm nay điều trị thường xuyên. Ở nhà 2 ngày nay đột ngột yếu ½ người trái, đau
đầu hoa mắt chóng mặt nhiều. HA đo khi vào phòng cấp cứu: 220/120 mmHg.
Khám thần kinh thấy có liệt hoàn toàn ½ người trái. Khôngcó hội chứng màng não
Cần làm thêm các xét nghiệm nào để chẩn đoán biến chứng não ở BN này?
a. Soi đáy mắt
b. Chụp CT Scan sọ não
c. Chụp XQ sọ thẳng nghiêng
d. Điện não đồ
Đáp án: B
Câu 245. BN nam, 70 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều, bị THA và ĐTĐ typ 2 vài
năm nay điều trị thường xuyên. Ở nhà 2 ngày nay đột ngột yếu ½ người trái, đau
đầu hoa mắt chóng mặt nhiều. HA đo khi vào phòng cấp cứu: 220/120 mmHg.
Xử trí thuốc hạ áp tại phòng cấp cứu, có thể dùng các thuốc nào sau đây
a. Furosemide 20 mg x 1 ống, tiêm tĩnh mạch chậm
b. Captopril 25 mg x 1 viên. Ngậm dưới lưỡi
c. Adalat gel x 1 viên. Nhỏ dưới lưỡi
d. A và B đúng
Đáp áp: D
Câu 246. BN nam, 70 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều,bị THA đang dùng Lisinopril
20 mg/ngày, amlodipin 10 mg/ngày. Vào phòng cấp cứu với biểu hiện khó thở dữ
dội, không nằm được, phải ngồi dậy để thở, kèm theo ho khạc ra bọt màu hồng.
Huyết áp 220/120 mmHg. Khám thấy phù to 2 chi dưới, ấn lõm. Nghe phổi 2 bên
nhiều ran ẩm, ran nổ, spO2 90%. Nghe tim bình thường. Gan lách khó xác định do
BN không nằm được. TM cổ nổi rõ.
Định hướng chẩn đoán của BN này?
a. THA kịch phát – Tâm phế mạn
b. THA kịch phát - COPD đợt bùng phát
c. THA kịch phát – Biến chứng phù phổi cấp
d. THA kịch phát – Hen phế quản
Đáp án:C
Câu 247. BN nam, 70 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều. Vào phòng cấp cứu với biểu
hiện khó thở dữ dội, không nằm được, phải ngồi dậy để thở, kèm theo ho khạc ra
bọt màu hồng. Huyết áp 220/120 mmHg. Khám thấy phù to 2 chi dưới, ấn lõm.
Nghe phổi 2 bên nhiều ran ẩm, ran nổ, SpO2 90%. Nghe tim bình thường. Gan lách
khó xác định do BN không nằm được. TM cổ nổi rõ.
Các thuốc hạ huyết áp nào sau đây có thể dùng để cấp cứu BN trong trường hợp này?
a. Furosemide đường tĩnh mạch
b. Captopril (ngậm dưới lưỡi)
c. Nitroglycenrin truyền bơm tiêm điện
d. Tất cả các thuốc trên đều đúng
Đápán: D
Câu 248. BN nam, 55 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều,đau đầu nhiều, đi khám tại
phòng khám bệnh được chẩn đoán là THA vô căn.
Chọn câu trả lời đúng nhất khi tư vấn điều trị cho 1 BN THA vô căn:
a. Chỉ uống thuốc hạ áp khi nào đo HA cao hoặc thấy khó chịu
b. Uống thuốc HA khi nào HA ổn thì ngưng thuốc
c. Uống thuốc HA không cần đi kiểm tra định kỳ
d. Tất cả các ý trên đều sai
Đáp án : D
Câu 249. BN nam, 55 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều,đau đầu nhiều, đi khám tại
phòng khám bệnh được chẩn đoán là THA vô căn
Chế độ ăn cho người THA nên:
a. Ăn nhạt, hạn chế muối dưới 6g/ngày
b. Hạn chế uống rượu mạnh, bỏ thuốc lá
c. Chế độ ăn hợp lý, nhiều rau, giảm cholesterol
d. Tất cả các ý trên đều đúng
Đáp án D.
Câu 250. BN nam, 55 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều,đau đầu nhiều, đi khám tại
phòng khám bệnh được chẩn đoán là THA vô căn
Chế độ theo dõi nên:
a. Chỉ cần uống thuốc đều đặn, tự theo dõi HA tại nhà, không cần đến bệnh viện
b. Theo dõi hàng ngày tại nhà. Khi nào HA cao thì uống theo đơn thuốc đã kê
c. Đối với bệnh nhân THA có nguy cơ tim mạch thấp, có thể khám định kỳ
khoảng 1 - 3 tháng/ lần. Nên tự theo dõi huyết áp tại nhà.
d. Uống thuốc đều đặn tại nhà, nếu có bất thường mới đến khám lại
Đáp án: C
Phần 6: Chẩn đoán và điều trị các bệnh van tim
Câu 251. Nhận định nào về hẹp van hai lá là đúng:
A. Van hai lá mở không hết trong thì tâm trương.
B. Nguyên nhân thường gặp là di chứng thấp tim
C. Biến chứng thuyên tắc mạch thường gặp nhất là tắc mạch não
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 252.Tổn thương giải phẫu bệnh thường gặp của bộ máy van 2 lá trong hẹp van 2
la do thấp tim là:
A. Dính mép van, lá van dày, co rút
B. Canxi hóa trênmép van, lá van
C. Dây chằng xơ cứng, dày, dính, co rút.
D. Cả 3 đáp án trên
Đápán: D
Câu 253.Triệu chứng điển hình khi nghe tim trong hẹp van 2 lá là:
A. T1 đanh và tiếng rung tâm trương ở mỏm tim
B. T1 mờ và tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim
C. T2 tách đôi và tiếng thổi tâm thu tại liên sườn II cạnh ức trái
D. Tiếng click và tiếng thổi tâm trương tại liên sườn III cạnh ức trái
Đáp án: A

Câu 254.Tiếng thổi tiền tâm thu trong hẹp van hai có thể nghe được trong các
tình huống nào sau đây:
A. Nhĩ trái lớn và rối loạn nhịp tim.
B. Suy tim trái nặng và rối loạn nhịp tim.
C. Nhịp xoang, nhĩ trái chưa dãn nhiều.
D. Hở van hai lá phối hợp.
Đápán: C
Câu 255. Trong hẹp van hai lá đơn thuần nghe tim có thể phát hiện mọi dấu hiệu
sau đây ngoại trừ
A. Rung tâm trương ở mỏm
B. Tíếng T1 đanh
C. Một khoảng nghỉ tâm thu ngắn
D. Thổi tiền tâm thu ở mỏm, Tiếng clack mở van hai lá
Đáp án: C

Câu 256. Hình ảnh điện tim nào phù hợp nhất với hẹp van 2 lá
A. Trục phải, P ‘phế”, block nhánh phải hoàn toàn
B. Rung nhĩ, trục phải, P rộng, RV1 + SV5 > 11 mm
C. Trục trái, P rộng, RV5 + SV1 ≥35mm
D. Block A-V độ III, ST chênh lên 3mm ở DII, DIII, aVF
Đáp án: B
Câu 257. Hình ảnh XQ nào phù hợp nhất với hẹp van 2 lá
A. Chỉ số tim/lồng ngực> 55%, mỏm tim chúc xuống trên phim thẳng, mất
khoảng sáng sau tim trên phim nghiêng trái
B. Bóng tim nhỏ, hai phế trường tăng sáng, lồng ngực hình thùng, khoang
liên sườn giãn rộng.
C. Hình ảnh tim 4 cung bên trái, 2 cung dưới bên phải song song, mỏm tim hếch
trên phim thẳng
D. Cung động mạch phổi lõm, bóng tim có hình chiếc ủng, 2 phổisáng.
Đáp án: C
Câu 258.BN nữ, 43 tuổi,chiều cao 1,4m, cân nặng: 47kg. Tiền sử sưng đau khớp
từ hồi trẻ. Khoảng vài tháng nay xuất hiện hồi hộp đánh trống ngực khi làm việc
nặng, kèm theo nuốt nghẹn.Tim loạn nhịp hoàn toàn, tầnsố 87 lần/phút. Nghe tại
mỏm tim: tiếng T1 đanh T2 đanh tách đôi, tại mỏm có tiếng rùng tâm trương
cườngđộ 3/6 lan ra nách, tại mỏm lan ra nách và Phổi không có ran, gan không to,
không phù. Điện tim: rung nhĩ, đáp ứng thất tần số 87 lần/phút, trục phải, RV1 +
SV5 = 20mm.
Định hướng chẩn đoán của bệnh nhân là:
A. Hở van 2 lá – Rung nhĩ
B. Hẹp van 2 lá – Rung nhĩ
C. Hở van động mạch chủ - Rung nhĩ
D. Hẹp van động mạch chủ - Rung nhĩ
Đáp án: B
Câu 259. BN nữ, 63 tuổi, chiều cao 1,4m, cân nặng: 47kg. Tiền sử sưng đau khớp
năm 13 tuổi. Khoảng vài tháng nay xuất hiện hồi hộp đánh trống ngực khi làm việc
nặng, Tim loạn nhịp hoàn toàn, tần số 87 lần/phút.Huyết áp: 130/70 mmHg. Nghe
tại mỏm tim có T2 đanh tách đôi tiếng tại mỏm có tiếng rùng tâm trương cường độ
3/6 lan ra nách, tại mỏm lan ra nách và liên sườn 2, 3 . Định hướng chẩn đoán của
bệnh nhân lúc vào viện là: Rung nhĩ - Theo dõi hẹp van 2 lá.
Bệnh nhân cần được chẩn đoán phân biệt với:
A. Hẹp van động mạch chủ
B. Hở van động mạch chủ
C. Hẹp van động mạch phổi
D. Hở van động mạch phổi
Đáp án: B
Câu 260. BN nữ, 43 tuổi,chiều cao 1,4m, cân nặng: 47kg. Tiền sử sưng đau khớp
năm 13 tuổi. Khoảng vài tháng nay xuất hiện hồi hộp đánh trống ngực khi làm việc
nặng.Khám bệnh nhân: tim loạn nhịp hoàn toàn, tần số 117 lần/phút. Nghe tại
mỏm tim có T1 đanh, T2 đanh tách đôi tiếng tại mỏm có tiếng rùng tâm trương
cường độ 2/6, lan ra nách và tại liên sườn 2, 3 cạnh ức trái . Siêu âm tim có hẹp
van 2 lá, van dày, diện tích lỗ van 0,9 cm2.
Đánh giá mức độ hẹp van 2 lá của bệnh nhân
A. Hẹp van mức độ nhẹ
B. Hẹp van mức độ vừa
C. Hẹp van mức độ khít
D. Van không hẹp
Đáp án: C
Câu 261. BN nữ, 43 tuổi, chiều cao 1,4m, cân nặng: 47kg. Tiền sử sưng đau khớp
năm 13 tuổi. Khoảng vài tháng nay xuất hiện hồi hộp đánh trống ngực khi làm việc
nặng. Khám bệnh nhân không phù, không sốt. Tim loạn nhịp hoàn toàn, tầnsố 117
lần/phút. Huyết áp: 110/60 mmHg. Nghe tại mỏm tim có T1 đanh, T2 đanh tách
đôi tiếng tại mỏm có tiếng rùng tâm trương cường độ 2/6 lan ra nách và liên sườn
2, 3 cạnh ức trái . Gan không to, tĩnh mạch cổ không nổi. ECG: Rung nhĩ nhanh,
đáp ứng thất 117 l/p. Siêu âm tim có hẹp van 2 lá, van dày, diện tích lỗ van 0,9
cm2, giãn nhĩ trái, hai buồng thất không giãn, EF: 59%, áp lực động mạch phổi thì
tâm thu ước tính: 40 mmHg. Có huyết khối trong tiểu nhĩ trái. Không có dịch
khoang màng ngoài tim và khoang màng phổi.
Nên ưu tiên lựa chọn thuốc nào kiểm soát tần số thất cho người bệnh:
A. Digoxin
B. Cordaron
C. Betaloc ZOK
D. Diltiazem
Đáp án: C
Câu 262. BN nữ, 43 tuổi , chiều cao 1,4m, cân nặng: 47kg. Tiền sử sưng đau khớp
năm 13 tuổi. Khoảng vài tháng nay xuất hiện hồi hộp đánh trống ngực khi làm việc
nặng. Tim loạn nhịp hoàn toàn, tần số117 lần/phút. Huyết áp: 110/60 mmHg.
Khám phát hiện hẹp van 2 lá, diện tích lỗ van 0,9 cm2.
Nên ưu tiên lựa chọn thuốc nào dự phòng huyết khối cho người bệnh:

A. Heparin không phân đoạn


B. Heparin TLPT thấp
C. Chống đông loại kháng VTM K
D. NOACs
Đáp án: C

Câu 263. Nguyên nhân gây hở van hai lá cấp tính
A. Sau nhồi máu cơ tim
B. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
C. Đứt dây chằng do thoái hóa
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 264 Nhận định nào dưới đây về hở van 2 lá là đúng:
A. Không có hở van sinh lý mức độ nhẹ ở người bình thường
B. Giãn buồng tim trái là cơ chế bù trừ trong hở van mạn tính
C. Phân số tống máu thất trái giảm sớm dù tim còn bù ở bệnh nhân hở van
nặng
D. Tiên lượng phẫu thuật vẫn tốt khi phân số tống máu thất trái < 40% ở b ệnh
nhân hở van nặng.
Đáp án: B
Câu 265. Nhận định nào dưới đây về hở van 2 lá là không đúng
A. Nguyên nhân của hở van 2 lá có thể cấp hoặc mạn tính
B. Ở người lớn tuổi, hở van 2 lá đơn độc thường do thoái hóa van hoặc bệnh
động mạch vành
C. Ở người trẻ có bệnh van tim do thấp, ít gặp hở van 2 lá đơn độc.
D. Chỉ có tổn thương lá van mới dẫn tới hở 2 lá .
Đáp án: C
Câu 266. Chẩn đoán hở van hai lá dựa vào dấu hiệu nào sau đây khi nghe tim:

A. Tiếng thổi thì tâm trương ở liên sườn III cạnh ức trái.
B. Tiếngthổi thì tâm thu ở liên sườn IV cạnh ức trái.
C. Tiếng thổi thì tâm thu ở mỏm tim.
D. Tiếng thổi tiền tâm thu ở mỏm tim.
Đáp án: B

Câu 267. Bệnh nhân nam 65 tuổi, đi khám bệnh vì thường có cảm giác hồi hộp đánh
trống ngực mạnh khoảng 3 tháng nay, Bệnh nhân vẫn làm được việc nặng, không khó
thở. ,ngoài giữa đòn trái 2cm. Nghe tim phát hiện: nhịp tim không đều, tần số tim 90 chu
kỳ/phút, T1mờ và tiếng thổi tâm thu 3/6 ở liên sườn V, VI trái, thô ráp, âm săc cao, lan ra
sau lưng, tiếng rung tâm trương 2/6 ở mỏm tim hoặc sau lưng. T2 mạnh, tách đôi ở đáy
tim.Điện tâm đồ: nhịp xoang, 90 chu kỳ/phút, trục trái, P rộng ≥ 0,12 s và có hai đỉnh ở
DII, RV5 + SV1 =45mm, ngoại tâm thu thất thưa.

Định hướng chẩn đoán sơ bộ của bệnh nhân là:


A. Thông liên thất - Suy tim độ I
B. Hở van 2 lá – Suy tim độ I
C. Hẹp van 2 lá – Suy tim độ II
D. Hở van động mạch chủ - Suy tim độ II
Đáp án: B

Câu 268. Bệnh nhân nam 65 tuổi, đi khám bệnh vì thường có cảm giác h ồi h ộp đánh
trống ngực mạnh, khó thở khi làm việc nặng. Vào viện phát hiện có hở van 2 lá mức
độ nặng. Nhịp tim không đều, tần số tim 90 lần/phút, nhịp mạch: 80 lần/phút hoặc
sau lưng. Điện tâm đồ: nhịp xoang, 90 lần/phút, trục trái, P rộng và hai đỉnh ≥ 0,12
s ở DII, RV5 + SV1 = 45mm. Cứ 4 QRS cơ sở lại có 1 phức bộQRS giãn rộng đến
sớm, mất P đi trước, T trái chiều QRS.
Các biến chứng bệnh van tim ở bệnh nhân là:
A. Block nhánh hoàn toàn, ngoại tâm thu thất
B. Ngoại tâm thu thất, suy tim trái
C. Suy tim trái, block nhánh hoàn toàn
D. Không có biến chứng
Đáp án: B

Câu 269. Bệnh nhân nam 65 tuổi, chưa điều trị bệnh tim mạch trước đây. Bệnh nhân đi
khám vì thường có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực mạnh, khó thở khi làm việc.Vào
viện phát hiện hở van 2 lá mức độ nặng do sa lá trước, giãn nhĩ trái, thất trái, EF:
52%. Pro-BNP: 900 pg/mL. Kết quả chụp động mạch vành; hẹp 20% đường kính
động mạch vành phải đoạn II.

Chọn phương án điều trị không dùng thuốc phù hợp với người bệnh:

A. Lisinopril, furosemid
B. Bisoprolol, hypothiazid
C. Lisinopril, bisoprolol
D. Lisinopril , hypothiazid

Đáp án: C

Câu 270. Bệnh nhân nam 65 tuổi, chưa điều trị bệnh tim mạch trước đây. Bệnh nhân đi
khám vì thường có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực mạnh, khó thở khi làm công việc
hàng ngày.VINhịp tim không đều, nhịp tim:100 lần/phút, nhịp mạch: 80 lần/phút
hoặc sau lưng. Huyết áp: 120/70 mmHg. Phổi không ran, không phù, gan không to.
Điện tâm đồ: nhịp xoang, 100 lần/phút, có ngoại tâm thu thất nhịp bốn. Siêu âm
tim có hở van 2 lá mức độ nặng, giãn nhĩ trái, thất trái, EF: 62%, không có dịch
khoang màng ngoài tim và khoang màng phổi. Pro-BNP: 360 pg/mL. Bệnh nhân
được chẩn đoán: Hở van 2 lá mức độ nặng – Ngoại tâm thu thất - Suy tim độ II

Chọn phương án điều trị phù hợp với người bệnh

A. Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông


B. Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành
C. Phẫu thuật sửa hoặc thay van 2 lá
D. Can thiệp kẹp van 2 lá (clip) qua đường ống thông

Đáp án: C

Câu 271. Nhận định nào sau đây về van bệnh van động mạch chủ là đúng

A. Trong thấp tim ít khi có bệnh van động mạch chủ đơn thuần, thường
có tổn thương van 2 lá phối hợp
B. Hở van động mạch chủ bẩm sinh thường gặp trong lupus ban đỏ hệ
thống
C. Cơ chế gây hở van động mạch chủ do dày, co rút lá van và dây chằng
D. Hậu quả trên thất trái do hở van động mạch chủ là phì đại thất trái, thể
tích buồng thất trái nhỏ.

Đáp án: A
Câu 272. Các tiếng thổi nào sau đây nghĩ nhiều đến hở van động mạch chủ:

A. Thổi tâm thu liên sườn 2 cạnh ức trái.


B. Thổi tâm thu liên sườn 2 dưới đòn trái.
C. Thổi tâm trương liên sườn 3 cạnh ức trái, lan dọc bờ trái xương ức.
D. Thổi toàn tâm thu liên sườn 3-4 cạnh ức trái, lan xung quanh
Đáp án: C

Câu 273. Tiếngthổi tâm trương trong hở van ĐMC thường có đặc điểm sau:

A. Âm sắc thô ráp.


B. Âm sắc êm dịu đôi khi phải lắng tai mới nghe được.
C. Nằm nghiêng trái nghe rõ nhất.
D. Hít vào tiếng thổi tâm trương của hở chủ tăng cường độ.
Đáp án: B

Câu 274. Trong các triệu chứng dưới đây, triệu chứng nào có độ tin cậy cao để
chẩn đoán hở van động mạch chủ

A. Tiếng thổi tâm thu “kèm theo” tại ổ van động mạch chủ
B. Tiếng thổi tâm trương êm dịu tại ổ Erb – Botkin
C. Tiếng rung Flint tại mỏm tim
D. Mỏm tim đập thấp, lệch trái

Đáp án: B

Câu 275. Trong các triệu chứng ngoại vi dưới đây, triệu chứng nào có độ tin cậy
cao để chẩn đoán hở van động mạch chủ

A. Mạch Quinke
B. Dấu hiệu Musset
C. Dấu hiệu Durozier
D. Huyết áp “doãng”

Đáp án: C

Câu 276. Bệnh nhân nam 49 tuổi, đi khám bệnh vì hồi hộp trống ngực, không đau
ngực, không khó thở. Nghe tim phát hiện: nhịp tim không đều, tần số tim 90 chu
kỳ/phút, tiếng thổi tâm trương 3/6 ở liên sườn III cạnh bờ ức trái, tiếng thổi nhẹ
nhàng, êm dịu, lan dọc xương ức. Có tiếng thổi tâm thu ở LS II cạnh ức phải.
Huyết áp; 150/60 mmHg. Dấu hiệu mạch-mao mạch (+). Điện tâm đồ: nhịp xoang,
90 chu kỳ/phút, chỉ số Sokolow – Lyon SV1 + RV5 = 36mm.

Định hướng chẩn đoán trên lâm sàng của bệnh nhân:
A. Thông liên nhĩ
B. Còn ống động mạch
C. Hẹp van động mạch chủ
D. Hở van động mạch chủ
Đáp án: D

Câu 277. Bệnh nhân nam 49 tuổi, đi khám bệnh vì hồi hộp trống ngực, không đau
ngực, không khó thở. Khám phát hiện Hở van động mạch chủ. Trên siêu âm tim có
hình ảnh dòng trào ngược từ động mạch chủ về thất trái , lan tới trụ cơ; PHT; 290
ms.

Đánh giá mức độ hở van động mạch chủ:

A. Nhẹ
B. Vừa
C. Nặng
D. Không rõ

Đáp án: C
Câu 178. Bệnh nhân nam 49 tuổi, đi khám bệnh vì khó thởkhi leo 1 tầng gác, hồi
hộp trống ngực. Nghe tim phát hiện: tần số tim 90 chu kỳ/phút, tiếng thổi tâm
trương 3/6 ở liên sườn III cạnh bờ ức trái, êm dịu, lan dọc xương ức. Có tiếng thổi
tâm thu ở LS II cạnh ức phải. Huyết áp; 150/60 mmHg. Siêu âm có hở van động
mạch chủ nặng, buồng thất trái giãn 60mm, EF thất trái: 50%. Có ít dịch màng
ngoài tim và màng phổi 2 bên. Bệnh nhân đã được xử trí và đáp ứng tốt với lợi
tiểu.
Các thuốc nào được ưu tiên lựa chọn tiếp theo:

A. Lisinopril, nitroglycerin
B. Lisinopril, bisoprolol
C. Bisoprolol, digoxin
D. Lisinopril , propranolol

Đáp án: B
Câu 279. Bệnh nhân nam 69 tuổi, vẫn tập thể dục 2h mỗi ngày. Tình cờ phát hiện
tiếng thổi tại tim khi khám sức khỏe định kỳ. Bệnh nhân được chẩn đoán; Hở van
động mạch chủ mức độ vừa-nhiều do thoái hóa.
Kế hoạch điều trị tiếp theo của người bệnh:
A. Phẫu thuật thay van
B. Thay van động mạch chủ qua da (TAVI)
C. Điều trị bảo tồn bằng thuốc, thay đổi lối sống
D. Không cần điều trị gì
Đáp án: C

Câu 280. Nhận định nào sau đây về van bệnh van động mạch chủ là đúng

A.Hẹp van động mạch chủ là van mở không hết trong thì tâm trương
B. Hẹp van động mạch chủ do thấp thường không đơn độc
C. Hẹp van động mạch chủ là khi diện tích mở van < 4 cm2
D. Hậu quả trên thất trái do hẹp van động mạch chủ là phì đại sợi cơ
tim, thể tích buồng thất trái lớn

Đáp án: B

Câu 281. Nhận định nào sau đây về van bệnh van động mạch chủ là không đúng

A. Cơn đau thắt ngực trong hẹp van động mạch chủ là do giảm áp lực
tưới máu động mạch vành
B. Ngất ở bệnh nhân hẹp van động mạch chủ thường xảy ra sau gắng
sức.

C. Hậu quả trên thất trái do hẹp van động mạch chủ là dày tâm thất trái,
tăng áp lực tâm trương thất trái
D. Hẹp van động mạch chủ là nguyên nhân gây tăng huyết áp động mạch
Đáp án: D
Câu 282. Các tiếng thổi nào sau đây nghĩ nhiều đến hẹp van ĐMC:
A. Thổi tâm thu liên sườn 2 trái, lan lên cổ
B. Thổi tâm thu liên sườn 3-4 trái , lan rộng cả lồng ngực
C. Thổi tâm thu liên sườn 2, dưới xương đòn trái lan sau lưng
D. Thổi tâm thu nhẹ ở liên sườn 2, 3 cạnh ức trái , không lan
Đáp án: A
Câu 283. Triệu chứng nào dưới đây chứng tỏ tiên lượng sống ở bệnh nhân hẹp van động
mạch chủ xấu nhất
A. Cơn đau thắt ngực
B. Ngất
C. Suy tim
D. Cả 3 như nhau
Đáp án: C
Câu 284. Triệu chứng nào dưới đây không phải dấu hiệu của hẹp chủ
A. Tiếng T2 tách đôi nghịch thường tại ổ van động mạch chủ.
B. Tiếng thổi tâm thu mạnh tại liên sườn 2 cạnh ức phải lan lên động mạch
cảnh
C. Rung miu tâm thu ở liên sườn 2 cạnh ức phải
D. Rung tâm trương tại mỏm tim
Đáp án: D
Câu 285. Bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nặng đã suy tim không có chỉ định :
A. Siêu âm tim qua thành ngực
B. Siêu âm tim qua thực quản
C. Điện tâm đồ gắng sức tầm soát bệnh động mạch vành
D. Chụp CT đa dãy động mạch vành
Đáp án: C
Câu 286. Bệnh nhân nữ 55 tuổi, tiền sử sưng đau khớp cấp tính một đợt 10 ngày
năm 12 tuổi. Vào viện vì đau thắt ngực sau xương ức. Khám phát hiện tần số tim
120 lần/phút. Mỏm tim nảy mạnh tại liên sườn V đường giữa đòn trái, tiếng T3 tại
mỏm, tiếng thổi tâm thu liên sườn II cạnh ức phải, âm sắc cao, thô cường độ 3/6,
lan lên hõm ức và hố thượng đòn trái, T2 đanh tại liên sườn III cạnh ức trái. Mạch
quay nảy yếu, trễ. ECG: nhịp xoang, trục trái, RV5 + SV1=45mm,
Hãy cho biết định hướng chẩn đoán trên lầm sàng của bệnh nhân
A. Còn ống động mạch
B. Hẹp van động mạch chủ
C. Hở van động mạch chủ
D. Hẹp van 2 lá
Đáp án: B
Câu 287. Bệnh nhân nữ 25 tuổi, tiền sử sưng đau khớp cấp tính một đợt 10 ngày
năm 12 tuổi. Vào viện vì đau ngực. Khám phát hiện tần số tim 100 lần/phút. Mỏm
tim nảy mạnh tại liên sườn V đường giữa đòn trái, tiếng thổi tâm thu liên sườn II
cạnh ức phải, âm sắc cao, thô cường độ 4/6, lan lên hõm ức và hố thượng đòn trái.
Huyết áp; 90/60 mmHg. ECG: nhịp xoang, trục trái, RV5 + SV1=45mm, siêu âm
tim có hình ảnh 3 lá van động mạch chủ dính mép, mở không hết, diện tích lỗ van ;
1 cm2.
Hãy cho biết định hướng chẩn đoán trên lầm sàng của bệnh nhân
A. Hẹp van 2 lá, hẹp van động mạch chủ do thâp.
B. Hở van 2 lá, hở van động mạch chủ do thâp
C. Hở van động mạch chủ do thâp
D. Hẹp van động mạch chủ do thâp
Đáp án: D

Câu 288. Bệnh nhân nữ 45 tuổi. Vào viện vì khó thở khi leo gác 3. Khám phát
hiện tần số tim 120 lần/phút. Mỏm tim nảy mạnh tại liên sườn V đường giữa đòn
trái, tiếng T4 tại mỏm, tiếng thổi tâm thu liên sườn II cạnh ức phải, âm sắc cao,
thô cường độ 4/6, lan lên hõm ức và hố thượng đòn trái. Huyết áp; 100/60
mmHg. ECG: nhịp xoang, trục trái, RV5 + SV1=45mm, siêu âm tim phát hiện
hẹp van động mạch chủ, diện tích lỗ van ; 1 cm2, chênh áp tối đa qua van động
mạch chủ; 100mmHg. Không có dịch màng phổi, màng ngoài tim
Hãy cho biết định hướng chẩn đoán trên lâm sàng của bệnh nhân
A. Hẹp van 2 lá, hở van động mạch chủ - Suy tim độ II.
B. Hở van 2 lá, hẹp van động mạch chủ - Suy tim độ II.
C. Hẹp van động mạch chủ - Suy tim độ III
D. Hở van động mạch chủ - Suy tim độ III
Đáp án: C
Câu 289. Bệnh nhân nữ 65 tuổi. Vào viện vì khó thở khi leo gác 3. Khám phát
hiện hẹp van động mạch chủ, diện tích lỗ van ; 1 cm2, EF thất trái; 35%. ECG;
rung nhĩ, có dịch màng phổi, màng ngoài tim.Tần số tim 120 lần/phút, HA; 110/80
mmHg
Lựa chọn thuốc điều trị cho người bệnh:
A. Digitalis, ức chế men chuyển
B. Digitalis, lợi tiểu quai
C. Lợi tiểu quai, ức chế men chuyển
D. Lợi tiểu quai
Đáp án: B

Câu 290. Bệnh nhân nam vào viện vì cơn khó thở xuất hiện đột ngột thở khò khè,.
Khám thấy bệnh nhân kích thích, vã mồ hôi, ho khan nhiều , tần số thở 35 lần/phút,
SpO2: 88%. Huyết áp 150/100mmHg. Có tiếng thổi tâm thu liên sườn II cạnh ức
phải lan lên hố thượng đòn phải. T2 đanh, tách đôi liên sườn II cạnh ức phải và liên
sườn II, III cạnh ức trái. Nghe phổi nhiều ran ẩm, ran nổ, ở cả 2 phế trường, lên tới
đỉnh phổi. Siêu âm tại giường có hình ảnh dày thành thất trái, giãn buồng tim trái,
chênh áp qua van động mạch chủ trung bình 50mmHg, diện tích lỗ van động mạch
chủ 0,9 cm2
Hãy cho biết định hướng chẩn đoán trên lâm sàng của bệnh nhân
A. Hẹp van 2 lá, hở van động mạch chủ - Hen tim.
B. Hở van 2 lá, hẹp van động mạch chủ - Phù phổi cấp.
C. Hẹp van động mạch chủ - Phù phổi cấp
D. Hở van động mạch chủ - Hen tim
Đáp án: B
Câu 291. Bệnh nhân nam vào viện vì cơn khó thở xuất hiện đột ngột thở khò khè.
kích thích, vã mồ hôi, ho khan nhiều , tần số thở 35 lần/phút, SpO2: 88%. Huyết áp
150/100mmHg. Có tiếng thổi tâm thu liên sườn II cạnh ức phải lan lên hố thượng
đòn phải. T2 đanh, tách đôi liên sườn II cạnh ức phải và liên sườn II, III cạnh ức
trái. Chênh áp qua van động mạch chủ trung bình 50mmHg, diện tích lỗ van động
mạch chủ 0,9 cm2

Đánh giá mức độ hẹp van động mạch chủ:

A. Nhẹ
B. Vừa
C. Nặng
D. Không rõ

Đáp án: C
Câu 292.Bệnh nhân nam phát hiện hẹp van động mạch chủ nhiều năm, điều trị
không thường xuyên. Vào viện vì cơn khó thở xuất hiện đột ngột dữ dội. Khám
thấy bệnh nhân kích thích, vã mồ hôi, ho khan nhiều , tần số thở 35 lần/phút,
SpO2: 88%. Huyết áp 150/100mmHg. Nghe phổi nhiều ran ẩm, ran nổ, ở cả 2
phế trường, lên tới đỉnh phổi. Siêu âm có hình ảnh dày thành thất trái, chênh áp
qua van động mạch chủ trung bình 50mmHg, diện tích lỗ van động mạch chủ 0,9
cm2. Bệnh nhân được xử trí lợi tiểu quai (TM)
Lựa chọn thuốc điều trị cấp cứu tiếp theo cho người bệnh;
A. Perindopril
B. Nitroglycerin
C. Propranolol
D. Digoxin
Đáp án: B

Câu 293. Bệnh nhân nữ 65 tuổi. Vào viện vì khó thở khi leo gác 3. Khám phát
hiện hẹp van động mạch chủ, diện tích lỗ van:1 cm2.EF thất trái: 40%.
Lựa chọn biện pháp điều trị cho người bệnh:
A. Phẫu thuật thay van
B. Can thiệp thay van động mạch chủ qua da (TAVI)
C. Điều trị bảo tồn bằng thuốc, thay đổi lối sống
D. Không cần điều trị gì
Đáp án: A
Câu 294. Các bệnh van tim nào sau đây gây tăng áp ĐMP sớm (CungĐMP vồng):
A. Hẹp van ĐMC.
B. Hẹp hở van ĐMC.
C. Hở van hai lá.
D. Hẹp van hai lá.
Đáp án: D
Câu 295. Các van tim nào sau đây thường hay bị bệnh nhất trong thấp khớp cấp:
A. Van 2 lá và 3 lá.
B. Van ĐMP và van ĐMC.
C. Van 2 lá và van ĐMP.
D. Van 2 lá và van ĐMC.
Đáp án: D
Câu 296. Bệnh nhân nam 49 tuổi, đi khám bệnh vì tình cờ đo huyết áp
140/60mmHg khi khám sức khỏe định kỳ, không đau ngực, không khó thở. Khám
thấy: nhịp tim đều, tần số tim 90 chu kỳ/phút; T1 mờ, tiếng thổi tâm thu 3/6 và
rung tâm trương 2/6 tại mỏm tim. Tiếng thổi tiếng thổi tâm trương 3/6 ở liên sườn
III cạnh bờ ức trái, tiếng thổi nhẹ nhàng, êm dịu, lan dọc xương ức. Dấu hiệu mạch
– mao mạch (+), dấu hiệu Musset (+)
ECG: Nhịp xoang , trục trái, R cao 30mm ở V5, V6.
Hãy cho biết định hướng chẩn đoán phù hợp nhất trên lâm sàng của bệnh
nhân
A. Hẹp van 2 lá, hở van động mạch chủ
B. Hở van 2 lá, hở van động mạch chủ
C. Hẹp hở van động mạch chủ
D. Cả 3 đáp án đều sai
Đáp án: B
Câu 297. Bệnh nhân nam 49 tuổi, đi khám bệnh vì tình cờ đo huyết áp
140/60mmHg khi khám sức khỏe định kỳ, không đau ngực, không khó thở. Khám
thấy: nhịp tim đều, tần số tim 100 chu kỳ/phút. Phổi không ran, không phù. Siêu
âm phát hiện hở van 2 lá nặng, hở van động mạch chủ mức độ vừa. EF; 60%.
Không có dịch khoang màng phổi, màng ngoài tim. Lựa chọn thuốc điều trị phù
hợp nhất cho người bệnh;

A. Lisinopril, nitroglycerin
B. Bisoprolol, digoxin
C. Lisinopril, bisoprolol
D. Verospiron, furosemid

Đáp án: C
Câu 298. Bệnh nhân nam 49 tuổi, đi khám bệnh vì tình cờ đo huyết áp
140/60mmHg khi khám sức khỏe định kỳ, không đau ngực, không khó thở. Khám
thấy: nhịp tim đều, tần số tim 100 chu kỳ/phút. Phổi không ran, không phù. Siêu
âm phát hiện hở van 2 lá nặng, hở van động mạch chủ mức độ vừa. EF; 60%.
Không có dịch khoang màng phổi, màng ngoài tim.
Bệnh nhân có chỉ định biện pháp nào điều trị nào?

A. Điều trị bảo tồn bằng thuốc, không can thiệp, phẫu thuật
B. Phẫu thuật thay van 2 lá, van động mạch chủ cơ học
C. Phẫu thuật thay van 2 lá, van động mạch chủ sinh học
D. Các đáp án trên đều sai
Đáp án: A
Câu 299. BN nữ, 17 tuổi, tiền sử sưng đau khớp từ nhỏ. Khoảng vài tháng nay
xuất hiện khó thở cả khi nghỉ, có cơn khó thở kịch phát về đêm. Tức nhẹ ngực trái.
Ho khan. Kèm theo phù to 2 chi dưới. Nhịp tim không đềuloạn nhịp hoàn toàn, bắt
mạch thấy nhịp tim không trùng nhịp mạch. Nghe tại mỏm tim T1 đanh, T2 đanh
tách đtại mỏm có tiếng rùng tâm trương 3/6 lan ra nách, âm sắc thô ráp, tiếng thổi
tâm thu 3/6 tại mỏm lan ra nách và Gan to khoảng 3 – 4 cm dưới bờ sườn, mật độ
mềm, bờ tù, ấn tức.
Điện tim: rung nhĩ, đáp ứng thất tần số 120 ck/p. Siêu âm tim có diện tích
lỗ van 0,7 cm2, dòng trào ngược từ thất trái về nhĩ trái diện tích 12 cm2.
Chẩn đoán của bệnh nhân là;
A. Hẹp nhẹ, hở vừa van 2 lá. Rung nhĩ. Suy tim độ III
B. Hẹp nhẹ, hở nặng van 2 lá. Rung nhĩ. Suy tim độ IV
C. Hẹp vừa, hở nặng van 2 lá. Rung nhĩ. Suy tim độ III
D. Hẹp khít, hở nặng van 2 lá. Rung nhĩ. Suy tim độ IV
Đáp án: D
Câu 300. BN nữ, 17 tuổi, tiền sử sưng đau khớp từ nhỏ. Khoảng vài tháng nay
xuất hiện khó thở cả khi nghỉ, có cơn khó thở kịch phát về đêm. Tức nhẹ ngực trái.
Ho khan. Kèm theo phù to 2 chi dưới. Nghe tại mỏm tim T1 đanh, T2 đanh tách
đtại mỏm có tiếng rùng tâm trương 3/6 lan ra nách, âm sắc thô ráp, tiếng thổi tâm
thu 3/6 tại mỏm lan ra nách và Gan to khoảng 3 – 4 cm dưới bờ sườn, mật độ mềm,
bờ tù, ấn tức. Điện tim: rung nhĩ, đáp ứng thất tần số 120 ck/p. Siêu âm tim có diện
tích lỗ van 0,7 cm2, dòng trào ngược từ thất trái về nhĩ trái diện tích 12 cm2.
Biện pháp điều trị nào không phù hợp:
A. Lợi tiểu ngắn ngày, bù điện giải
B. Ức chế beta chọn lọc khi đã cắt lợi tiểu
C. Nitrat kéo dài
D. Dự phòng huyết khối và dự phòng thấp cấp 2
Đáp án: C

You might also like