You are on page 1of 32

Ngừng tim phổi là gì?

Trạng thái tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể


Trạng thái hôn mê
Rối loạn nhịp thở
Ngất
A
Ngừng tim phổi có thể xảy ra ở đâu?
Trong bệnh viện
Ở nhà
Ngoài cộng đồng
Cả 3 đáp án trên
D
Mục đích cấp cứu ngừng tim phổi?
Nhanh chóng khôi phục lại tuần hoàn
Nhanh chóng khôi phục lại hô hấp
Giải quyết nguyên nhân
Cả 3 đáp án trên
D
Nguyên tắc cấp cứu ngừng tim phổi
Nhanh chóng, hiệu quả, kinh tế
Tại chỗ, khẩn trương, kiên trì, đúng kỹ thuật
Kịp thời, hiệu quả, đúng kỹ thuật
Bất động, dùng thuốc sớm
B
Cấp cứu ngừng tim phổi phải tiến hành cấp cứu
Ngay
Từ từ sau 3-5 phút
Sau 10 phút
Sau 15 phút
A
Tại sao phải tiến hành cấp cứu ngừng tim phổi khẩn trương?
Để bảo vệ tim
Để bảo vệ phổi
Để bảo vệ não
Để bảo vệ thận
C
Khuyến cáo sốc điện phá rung hiệu quả nên được thực hiện sau ngừng tim phổi sau…..
?
< 5 phút
5 - 8 phút
8 – 10 phút
10 – 15 phút
A
Nguyên nhân gây ngừng tim phổi?
Chỉ do bệnh lý tim mạch
Chỉ do bệnh lý hô hấp
Chỉ do bệnh chuyển hóa
Do nhiều nguyên nhân khác nhau
D
Chẩn đoán ngừng tim phổi dựa vào?
Lâm sàng và xét nghiệm
Điện tim và xét nghiệm
Lâm sàng và điện tim
Chỉ cần lâm sàng
D
Triệu chứng chẩn đoán ngừng tim phổi?
Hôn mê, ngừng thở, không bắt được mạch lớn
Mất ý thức, ngừng thở, không bắt được mạch lớn
Mất ý thức, tụt huyết áp, khó thở
Hôn mê, khó thở, không bắt được mạch lớn
B
Ý thức ở bệnh nhân ngừng tim phổi?
Glasgow 3 điểm
Glasgow < 8 điểm
Glasgow 8- 12 điểm
Glasgow > 12 điểm
A
Hô hấp ở bệnh nhân ngừng tim phổi?
Thở chậm < 12 lần/phút
Thở nhanh > 25 chu kỳ/phút
Ngừng thở
Thở Kussmaul
C
Huyết áp ở bệnh nhân ngừng tim phổi?
Huyết áp > 140 mmHg
Huyết áp < 90 mmHg
Huyết áp < 60 mmHg
Không đo được
D
Bắt mạch chẩn đoán ngừng tim ở đâu?
Mạch mu chân
Mạch bẹn
Mạch quay
Mạch thái dương
B
Sóng điện tim nào không phải của ngừng tim phổi
Rung thất
Rung nhĩ
Nhịp nhanh thất vô mạch
Vô tâm thu
B
Phát hiện bệnh nhân ngừng tim khi đang phẫu thuật dựa vào?
Không tiếp xúc
Không kích thích
Máu không chảy hoặc chẩy máu đen
Không co cơ
C
Thời gian chẩn đoán ngừng tim phổi?
Trong vòng 30 giây
Trong vòng 20 giây
Trong vòng 15 giây
Trong vòng 10 giây
D
Số điện thoại gọi cấp cứu ngừng tim phổi ở Việt Nam?
112
113
114
115
D
Khi gặp bệnh nhân ngừng tim phổi phải tiến hành làm gì?
Gọi hỗ trợ và vận chuyển về bệnh viện
Bất động và gọi 115
Gọi hỗ trợ và cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản
Vận chuyển ngay về bệnh viện
C
Đâu là các biện pháp cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản?
Ép tim, thổi ngạt, khai thông đường thở
Ép tim và tiêm adrenalin
Ép tim và sốc điện
Ép tim và thở máy
A
Mắt xích nào quan trọng nhất trong dây truyền cấp cứu ngừng tim phổi?
Gọi cấp cứu
Ép tim ngoài lồng ngực
Sốc điện
Vận chuyển
B
Trình tự các bước trong cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản?
A-B-C
B-C-A
C-A-B
A-C-B
C
Chữ viết tắt biện pháp cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản là gì?
CPR
CAB
ALS
BLS
A
Tư thế bệnh nhân khi cấp cứu ngừng tim phổi?
Nằm sấp
Nằm nghiêng
Foller
Nằm ngửa
D
Lưu ý gì nhất khi thay đổi tư thế bệnh nhân khi cấp cứu ngừng tim phổi?
Chấn thương sọ não
Chấn thương cột sống cổ
Chấn thương ngực kín
Chấn thương bụng kín
B
Vị trí đặt tay khi thực hiện ép tim ngoài lồng ngực người lớn?
Giữa ½ trên xương ức
Giữa ½ dưới xương ức
Núm vú trái
Núm vú phải
B
Hướng của lực ép tim ngoài lồng ngực
Hướng sang trái
Hướng sang phải
Hướng vuông góc
Hướng xuống dưới
C
Lưu ý khi ép tim ngoài lồng ngực?
Khóa khớp vai
Khóa khớp khuỷu tay
Khóa khớp gối
Khóa khớp háng
B
Biên độ ép tim ngoài lồng ngực ở người lớn?
3- 4 cm
4 -5 cm
5- 6 cm
6 – 7 cm
C
Tốc độ ép tim ngoài lồng ngực ở người lớn?
60 – 80 chu kỳ/phút
80 – 100 chu kỳ/phút
100 – 120 chu kỳ/phút
120 – 140 chu kỳ/phút
C
Suy đa tạng
Câu 1 Tiêu chuẩn nào sau đây phù hợp với chẩn đoán suy đa tạng?
A) Suy ít nhất 1 tạng
B) Suy ít nhất 2 tạng
C) Suy ít nhất 3 tạng
D) Suy ít nhất 4 tạng
Đáp án B
Câu 2 Thời gian suy chức năng tạng kéo dài bao lâu phù hợp với chẩn đoán suy đa
tạng
A) 6 giờ
B) 12 giờ
C) 24 giờ
D) 48 giờ
Đáp án C
Câu 3 Diễn biến suy đa tạng là loại diễn biến nào?
A) Bán cấp
B) Cấp tính
C) Mạn tính
D) Thoáng qua
Đáp án B
Câu 4 Giá trị điểm SOFA tối thiểu để chẩn đoán suy đa tạng?
A) Lớn hơn 2
B) Lớn hơn 3
C) Lớn hơn 4
D) Lớn hơn 5
Đáp án A
Câu 5 Chẩn đoán suy đa tạng dùng thang điểm nào sau đây ?
A) A. Glasgow
B) B. Apache II
C) C. ISS
D) D. SOFA
Đáp án D
Câu 6 Đáp án nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến suy đa tạng?
A) Sau ngừng tim phổi
B) Sốc nhiễm trùng
C) Đa chấn thương-sốc mất máu lớn
D) COPD
Đáp án D
Câu 7 Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến suy đa tạng?
A) Đột quỵ
B) Chấn thương
C) Nhiễm trùng huyết
D) Bỏng
Đáp án C
Câu 8 Bảng điểm SOFA dựa trên chức năng của mấy cơ quan?
A) 5
B) 6
C) 7
D) 8
Đáp án B
Câu 9 Bảng điểm SOFA dựa trên đánh giá những chức năng các tạng?
A) Thần kinh, hô hấp, tiêu hoá, thận, tạo máu
B) Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, thận, huyết học
C) Thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, tạo máu
D) Thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, huyết học
Đáp án D
Câu 10 Điểm SOFA cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu điểm ?
A) Cao nhất 24 thấp nhấp là 4
B) Cao nhất 20 thấp nhất là 0
C) Cao nhất là 24 thấp nhất là 0
D) Cao nhất là 20 thấp nhất là 4
Đáp án C
Câu 11 Nguyên tắc xử dụng thuốc vận mạch cho BN suy chức năng đa tạng là?
A) Dùng càng sớm càng tốt
B) Chỉ dùng khi không đáp ứng với bù dịch
C) Vừa bù dịch vừa sử dụng vận mạch đảm bảo HATB mục tiêu
D) Chỉ dùng khi nâng áp lực keo máu về bình thường
Đáp án B
Câu 12 Lượng dịch cần bù trong giờ đầu khi điều trị cấp cứu suy đa tạng là ?
A) 20ml/kg/h
B) 25ml/kg/h
C) 30ml/kg/h
D) 40ml/kg/h
Đáp án C
Câu 13 Tiên lượng tỉ lệ tử vong bệnh nhân suy đa tạng tiêu chí nào sau đây
không đúng?
A) Điểm SOFA
B) Nồng độ lactate máu
C) Số lượng tạng suy
D) Số lượng BC
Đáp án D
Câu 14 Trong điều trị suy đa tạng huyết áp trung bình mục tiêu?
A) HATB >65mmHg
B) HATB >75 mmHg
C) HATB >85 mmHg
D) HATB >95 mmHg
Đáp án A
Câu 15 Trong điều trị suy đa tạng áp lực TMTT(CVP) mục tiêu?
A) CVP 5-8cmH2O
B) CVP 8-12cmH2O
C) CVP 12-16cmH2O
D) CVP 16-20cmH2O
Đáp án B
Câu 16 Trong điều trị suy đa tạng độ bão hoà oxy tĩnh mạch trung tâm (ScVO2)
mục tiêu?
A) ScVO2 >65
B) ScVO2 >70
C) ScVO2 >75
D) ScVO2 >80
Đáp án B
Câu 17 Trong điều trị suy đa tạng số lượng nước tiểu (SLNT) theo giờ mục tiêu?
A) SLNT >0,25mL/kg/giờ
B) SLNT > 0,5mL/kg/giờ
C) SLNT > 0,75mL/kg/giờ
D) SLNT > 1mL/kg/giờ
Đáp án B
Câu 18 Trong điều trị suy đa tạng độ bão hoà oxy mao mạch mục tiêu đối với
bệnh nhân thở máy ?
A) SpO2 85-87%
B) SpO2 87-92%
C) SpO2 92-95%
D) SpO2 >95%
E)
F)
G)
H)
Đáp án B
Câu 19 Trong điều trị suy đa tạng phân áp oxy máu động mạch (PaO2) mục tiêu
của bệnh nhân thở máy?
A) PaO2>50mmHg
B) PaO2>60mmHg
C) PaO2>70mmHg
D) PaO2>80mmHg
Đáp án B
Câu 20 Trong điều trị suy đa tạng pH máu động mạch mục tiêu đối với bệnh
nhân thở máy?
A) pH >7,05
B) pH >7,15
C) pH >7,25
D) pH >7,35
Đáp án B
Câu 21 Trong điều trị suy đa tạng đáp án nào không phải là mục tiêu đối với
bệnh nhân thở máy?
A) PaO2 >60mmHg
B) PaCO2<45mmHg
C) SpO2 87 - 92%
D) pH >7,15
Đáp án B
Câu 22 Khi điều trị suy đa tạng trong những giờ đầu cấp cứu loại dịch phù hợp
nhất?
A) Dịch keo
B) Dịch tinh thể
C) Máu toàn phần
D) Plasma
Đáp án B
Câu 23 Trong điều trị suy đa tạng glucose máu mục tiêu?
A) < 7mmol/L
B) 7 - 9 mmol/L
C) 9 - 11mmol/L
D) > 11mmol/L
Đáp án C
Câu 24 Phương pháp lọc máu thường dùng cho điều trị suy đa tạng
A) Lọc thận ngắt quãng (IHD)
B) Lọc máu liên tục (CRRT)
C) Tách huyết tương (PEX)
D) Lọc gan nhân tạo (MARS)
Đáp án B
Câu 25 Trong điều trị suy đa tạng Hb máu mục tiêu?
A) 65 - 85g/L
B) 70 - 90g/L
C) 75 - 95g/L
D) 85 - 105g/L
Đáp án B
Câu 26 Chỉ định chính dùng corticoid trong suy đa tạng căn nguyên nhiễm
khuẩn?
A) Giảm tiết các Cytokin
B) Thuốc vận mạch kém đáp ứng nâng HA
C) Chống viêm
D) Không đáp ứng với bù dịch
Đáp án B
Câu 27 Thời điểm dùng kháng sinh phù hợp trong suy đa tạng có căn nguyên
nhiễm khuẩn
A) Dùng sau khi có kết quả vi sinh
B) Dùng sau khi đã có XN như CTM, SH máu, đông máu, khí máu....
C) Dùng ngay giờ đầu tiên sau chẩn đoán (sau khi cấy máu)
D) Dùng sau khi cấp cứu các chức phận sống (hô hấp, tuần hoàn) ổn định
Đáp án C
Câu 28 Đường dùng kháng sinh thích hợp nhất ở bệnh nhân suy đa tạng
A) Dùng đường bắp thịt
B) Dùng đường uống
C) Dùng đường tĩnh mạch.
D) Dùng đường tiêm trong xương
Đáp án C
Câu 29 Mức lactate máu có giá trị khi đánh giá thiếu oxy tổ chức ở bệnh nhân
suy đa tạng
A) Lactate <1mmol/L
B) Lactate 1-1,5 mmol/L
C) Lactate >2mmol/L
D) Lactate > 5mmol/L
Đáp án C
Câu 30 Căn cứ điều chỉnh rối loạn đông máu ở bệnh nhân suy đa tạng?
A) Theo kết quả xét nghiệm
B) Khi có biểu hiện xuất huyết
C) 6 giờ sau chẩn đoán
D) Có biểu hiện xuất huyết kèm theo kết quả xét nghiệm có rối loạn
Đáp án A
Suy hô hấp
Câu 1 Sinh lý bệnh suy hô hấp cấp bao gồm các cơ chế sau, ngoại trừ:
A) Giảm thông khí
B) Mất cân bằng thông khí/ tưới máu
C) Dịch chuyển của đường cong phân ly Oxy – Hemoglobin về phía trái
D) Giảm khuyếch tán
Đáp án C
Câu 2 Chọn câu sai trong các ý sau:
A) Thời gian xuất hiện suy hô hấp mạn tính trong vài ngày hoặc lâu hơn
B) Thời gian xuất hiện suy hô hấp cấp trong vài phút, vài giờ
C) Bệnh nhân suy hô hấp cấp tăng CO2 thì pH < 7,35, PaCO2 > 45 mmHg. Đối
với bệnh nhân suy hô hấp cấp trên nền mạn thì PaCO2 tăng > 20 mmHg so với giá trị
nền.
D) Suy hô hấp cấp giảm oxy máu thì PaCO2 tăng.
Đáp án D
Câu 3 Bệnh nào sau đây là nguyên nhân gây suy hô hấp ban đầu là do giảm thông khí
A) Viêm phổi
B) Nhược cơ
C) Xơ phổi
D) Tắc mạch phổi
Đáp án B
Câu 4 Hiện tượng Shunt (Nối tắt) xảy ra khi
A) Máu động mạch trộn với máu tĩnh mạch (từ trái sang phải)
B) Máu tĩnh mạch trộn với máu động mạch (từ phải sang trái)
C) Cả hai tình trạng trên đều đúng
D) Cả hai trường hợp A và B đều sai
Đáp án C
Câu 5 Bất tương hợp thông khí / tưới máu nghĩa là
A) Thông khí mà không có tưới máu
B) Tưới máu mà không được thông khí
C) Cả A và B đều đúng
D) Cung lượng tim cao hơn thông khí phút
Đáp án C
Câu 6 Tỷ lệ thông khí / tưới máu bình thường là:
A) 0,7
B) 0,8
C) 0,9
D) 1,0
Đáp án B
Câu 7 Nguyên nhân gây nối tắt (Shunt)
A) Tắc đờm
B) Viêm phổi nặng
C) Tràn khí khoang màng phổi nặng
D) ARDS
Đáp án C
Câu 8 Nguyên nhân rối loạn khuyếch tán khí
A) Khí phế thũng nặng
B) Xơ phổi
C) Hội chứng Guillain – Barré
D) Giảm oxy máu khi gắng sức
Đáp án C
Câu 9 Nguyên nhân sau gây bất tương hợp thông khí tưới máu, ngoại trừ:
A) COPD
B) Hen phế quản
C) Xẹp phổi
D) Cơn nhược cơ nặng
Đáp án D
Câu 10 Tất cả các hội chứng/ bệnh lý sau là nguyên nhân thường gặp gây suy hô
hấp, ngoại trừ
A) Viêm phổi
B) Tắc mạch do mỡ
C) Phù phổi cấp
D) ARDS
Đáp án B
Câu 11 Nguyên nhân gây suy hô hấp cấp tăng CO2 máu, ngoại trừ
A) Ngộ độc thuốc phiện nặng
B) Cơn nhược cơ toàn thể
C) Liệt cơ hoành sau phẫu thuật tim
D) Thông liên thất
Đáp án D
Câu 12 Tìm ý đúng nhất: nguyên nhân gây suy hô hấp cấp giảm nồng độ oxy
máu, loại trừ
A) ARDS
B) Sống trên cao, FiO2 khí thở vào thấp
C) Tắc mạch do mỡ
D) Chấn thương, phù tủy cổ cao
Đáp án D
Câu 13 Nguyên nhân thường gặp của suy hô hấp giảm nồng độ oxy máu, ngoại
trừ
A) Xẹp phổi
B) Phù phổi cấp
C) Đuối nước
D) Hội chứng Guillain Barré
Đáp án D
Câu 15 Triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu suy hô hấp cấp là gì
A) Xanh tím
B) Vã mồ hôi
C) Khó thở
D) Huyết áp tụt
Đáp án D
Câu 16 Ở bệnh nhân suy hô hấp cấp điển hình, xanh tím xuất hiện khi:
A) Nồng độ Hb khử > 5 g/dL
B) Nồng độ Hb khử > 6 g/dL
C) Nồng độ Hb khử < 5 g/dL
D) Nồng độ Hb khử < 6 g/dL
Đáp án A
Câu 17 Chọn ý đúng nhất: trong suy hô hấp cấp thì
A) Càng khó thở thì suy hô hấp cấp càng nặng
B) Càng tím đầu chi thì suy hô hấp càng nặng
C) Mức độ khó thở không tương ứng với mức độ suy hô hấp
D) SpO2 càng thấp thì mức độ suy hô hấp càng nặng.
Đáp án C
Câu 18 Suy hô hấp có mấy loại?
A) 1 loại
B) 2 loại
C) 3 loại
D) 4 loại
Đáp án C
Câu 19 Những triệu chứng lâm sàng điển hình của suy hô hấp cấp bao gồm,
ngoại trừ
A) Khó thở, thở rít
B) Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng
C) Xanh tím
D) Không thay đổi trạng thái thần kinh và ý thức
Đáp án D
Câu 20 Các đặc điểm của khó thở trong suy hô hấp cấp điển hình, ngoại trừ
A) Thở nhanh > 25 lần/ phút hoặc chậm < 12 lần/ phút
B) Biên độ nông hoặc sâu, có chu kỳ hoặc thở hỗn loạn
C) Khó thở kèm theo ho khan
D) Khó thở khởi phát đột ngột hoặc từ từ
Đáp án C
Câu 21 Trong các nguyên nhân gây suy hô hấp sau, nguyên nhân nào không có
dấu hiệu thở nhanh và co kéo cơ hô hấp
A) Khó thở thanh quản
B) Viêm phổi thùy cấp
C) Chấn thương sọ não nặng
D) Chấn thương lồng ngực
Đáp án C
Câu 22 Các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở là
A) Tụt lưỡi
B) Dị vật đường thở
C) Ứ đọng đờm dãi
D) Tất cả ý trên đều đúng
Đáp án D
Câu 23 Dấu hiệu nào không phải là triệu chứng lâm sàng của dị vật gây tắc
nghẽn đường thở nhiều
A) Không ho được
B) Không nói được
C) Không nuốt được
D) Không thở được
Đáp án C
Câu 24 Ở bệnh nhân suy hô hấp cấp, không có dấu hiệu xanh tím khi:
A) Thiếu máu nặng
B) Tràn khí màng phổi
C) Phù phổi cấp
D) Ngộ độc khí CO
Đáp án A, D
Câu 25 Trong những trường hợp nào, suy hô hấp cấp giảm oxy máu kèm tăng
CO2 máu (2 Đ)
A) Liệt cơ hô hấp
B) Viêm phổi cấp
C) COPD đợt bùng phát cấp tính
D) Đụng dập phổi
Đáp án A, C
Câu 26 Nạn nhân của đám cháy, suy hô hấp cấp do các nguyên nhân sau, ngoại
trừ:
A) Ngạt khói
B) Ngộ độc khí cấp
C) Bỏng đường hô hấp
D) Phù phổi cấp huyết động
Đáp án D
Câu 27 Bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng, trường hợp nào phải thở máy ngay:
A) Cơn hen phế quản nặng
B) Viêm phổi thùy nặng
C) Cơn nhược cơ nặng
D) Tràn khí màng phổi
Đáp án C
Câu 28 Suy hô hấp mức độ nguy kịch, việc cần làm đầu tiên là:
A) Thở oxy lưu lượng cao qua mặt nạ
B) Thở máy không xâm nhập
C) Đặt nội khí quản ngay và thở máy
D) Bóp bóng qua mặt nạ có oxy và sau đó thở máy
Đáp án D
Câu 29 Bệnh nhân suy hô hấp cấp do nguyên nhân nào mà không thể xử trí theo
trình tự thông thường. Cần xác định và loại trừ ngay, trừ trường hợp:
A) Tràn khí màng phổi áp lực
B) Tắc nghẽn đường hô hấp trên do dị vật gây khó thở cấp
C) Liệt cơ hô hấp
D) Viêm phổi tụ cầu
Đáp án D
Câu 30 Mục đích đặt ống nội khí quản là gì:
A) Khai thông đường thở
B) Bảo vệ đường thở khỏi trào ngược dịch dạ dày
C) Để thông khí nhân tạo
D) Tất cả các ý trên đều đúng
Đáp án D
Sốc
Câu 1 Nguyên nhân nào sau đây có thể gây sốc tim?
A) Mất nước
B) Tổn thương tủy sống
C) Viêm cơ tim
D) Nhiễm khuẩn
Đáp án C
Câu 2 Chất dẫn truyền thần kinh ở hậu hạch của hệ giao cảm là
A) Dopamin
B) Noradrenalin
C) Adrenalin
D) Acetylcholine
Đáp án A, B, C
Câu 3 Tất cả các thuốc dưới đây có thể sử dụng trong sốc tim ngoại trừ
A) Nitro glycerin đường truyền
B) Adrenalin
C) Dopamin
D) Noradrenalin
Đáp án D
Câu 4 Noradrenalin không có tác dụng lên thụ thể β1 adrenergic
A) Đúng
B) Sai
Đáp án B
Câu 5 Trụ cột chính trong điều trị cho hầu như tất cả các loại sốc là
A) Dịch truyền tĩnh mạch
B) Adrenalin
C) Phenylephrine.
D) Truyền máu
Đáp án A
Câu 6 Thông số nào sau đây không nên được sử dụng thường quy để theo dõi các
bệnh nhân trong giai đoạn sớm của sốc?
A) Tình trạng ý thức thay đổi
B) Huyết áp
C) Lượng nước tiểu qua sonde Foley
D) Độ bão hòa oxy tĩnh mạch trộn
Đáp án D
Câu 7 Trường hợp nào sau đây không nên sử dụng Noradrenalin?
A) Đang dùng liều thấp dopamine
B) Áp lực tĩnh mạch trung tâm 3 mmHg
C) Nhịp xoang nhanh 120 l/p
D) Bệnh nhân vô niệu
Đáp án B
Câu 8 Trong sốc giảm thể tích, cung lượng tim giảm do:
A) Thể tích máu/plasma không đầy đủ
B) Giảm lượng máu tĩnh mạch về
C) Suy chức năng bơm của tim
D) A&B
Đáp án D
Câu 9 Cung lượng tim bình thường hoặc tăng trong loại sốc nào:
A) Sốc giảm thể tích
B) Sốc tim
C) Sốc rối loạn phân bố máu
D) Sốc tắc nghẽn
Đáp án C
Câu 10 Chức năng tim tốt nhưng giãn mạch ngoại vi gặp trong sốc
A) Sốc giảm thể tích
B) Sốc tim
C) Sốc rối loạn phân bố máu
D) Sốc tắc nghẽn
Đáp án C
Câu 11 Tim giảm khả năng bơm máu gặp trong sốc
A) Sốc giảm thể tích
B) Sốc tim
C) Sốc rối loạn phân bố máu
D) Sốc tắc nghẽn
Đáp án B
Câu 12 Một bệnh nhân đang điều trị sốc tim. Câu nào sau đây miêu tả đúng nhất
tình trạng này.
A) “Bệnh nhân này sẽ có cung lượng tim tăng do tăng tiền gánh và hậu gánh”
B) “Bệnh nhân với tình trạng này sẽ giảm cung lượng tim và giảm tưới máu mô”
C) “Tình trạng này xảy ra do tim không đủ máu để bơm”
D) “Sốc tim dẫn đến phù phổi”
Đáp án B
Câu 13 Cung lượng tim là rất quan trọng để xác định liệu một bệnh nhân có phải
là sốc tim không. Cung lượng tim bình thường ở người lớn là
A) 4-6 l/p
B) 1-3 l/p
C) 2-4 l/p
D) 8-10 l/p
Đáp án A
Câu 14 Ảnh hưởng đến sức căng thành thất cuối tâm trương là
A) Tiền gánh
B) Hậu gánh
C) Thể tích nhát bóp
D) Sức cơ
Đáp án A
Câu 15 Nếu một bệnh nhân bị sốc tim được cho dùng một thuốc mà làm giảm
hậu gánh, nó sẽ làm giảm thể tích nhát bóp.
A) Đúng
B) Sai
Đáp án B
Câu 16 Bệnh nhân nào dưới đây có nguy cơ cao nhất dẫn đến sốc tim?
A) Bệnh nhân nam 52 tuổi bị dị ứng nặng với tôm.
B) Bệnh nhân nữ 25 tuổi bị chấn thương cột sống tủy sống ngực cao (D1 – D6).
C) Bệnh nhân nam 72 tuổi hậu phẫu sau ghép gan.
D) Bệnh nhân nữ 49 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp.
Đáp án D
Câu 17 Đồng chí đang điều trị một bệnh nhân sốc tim. Dấu hiệu nào sau đây gợi
ý tình trạng bệnh nhân đang nặng lên?
A) Huyết áp 95/68
B) Nước tiểu 20 mL/h
C) Chỉ số tim (Cardiac Index) 3.2 L/min/m2
D) Áp lực mao mạch phổi bít 30 mmHg
Đáp án D
Câu 18 Tiền gánh là
A) Thể tích máu về tim trái
B) Thể tích máu về tim phải
C) Áp lực của hệ tĩnh mạch
D) Áp lực của hệ động mạch
Đáp án A
Câu 19 Bệnh nhân đang điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Dấu hiệu nào dưới đây gợi
ý bệnh nhân có sốc tim?
A) Chỉ số tim (Cardiac index) 1.5 L/min/m2
B) Áp lực mao mạch phổi bít (PCWP) 10 mmHg
C) Áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) 4 mmHg
D) Troponin <0.01 ng/mL
Đáp án A
Câu 20 Thuốc nào dưới đây được sử dụng trong sốc tim để cải thiện sức bóp của
tim?
A) Nitroglycerin
B) Sodium Nitroprussidde
C) Dobutamine
D) Norepinephrine
Đáp án C
Câu 21 Một bệnh nhân có nhịp tim chậm đi cùng với các dấu hiệu của sốc.
Thuốc nào dưới đây sử dụng phù hợp nhất trong tình huống này?
A) Atropine
B) Adenosine
C) Verapamil
D) Amiodarone
Đáp án A
Câu 22 Chỉ số huyết áp tâm trương bình thường là bao nhiêu?
A) 60 – 70 mmHg
B) 60 – 80 mmHg
C) 60 – 85 mmHg
D) 60 – 90 mmHg
Đáp án B
Câu 23 Dấu hiệu nào sau đây gợi ý bệnh nhân có sốc?
A) Củng mạc mắt vàng
B) Thở rít
C) Huyết áp tâm thu dưới 90
D) Mạch nhanh 100 l/p
Đáp án C
Câu 24 Câu nào dưới đây miêu tả tốt nhất sự khác nhau của sốc nhiễm khuẩn và
hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (MODS)
A) Sốc nhiễm khuẩn gây tăng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim nhanh và thở nhanh, trong
khi rối loạn CN đa cơ quan gây ra hạ nhiệt độ, nhịp chậm và thở chậm.
B) Sốc nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiễm trùng dẫn đến hạ huyết áp, trong khi rối loạn
CN đa cơ quan bao gồm hạ huyết áp cũng như các bất thường hệ thống khác của cơ
thể.
C) Sốc nhiễm khuẩn để chỉ có sự hiện diện của vi khuẩn trong máu, trong khi rối
loạn CN đa cơ quan là chỉ viêm mạn tính.
D) Sốc nhiễm khuẩn gây ra tình trạng nặng nhưng hiếm khi đe dọa tính mạng,
trong khi rối loạn CN đa cơ quan có tỷ lệ tử vong cao.
Đáp án B
Câu 25 Một bệnh nhân vào viện vì chảy máu do vết thương động mạch đùi.
Bệnh nhân có biểu hiện sốc giảm thể tích và cần truyền máu ngay. Loại máu có thể
truyền ngay cho BN là gì?
A) Truyền máu nhóm AB
B) Truyền máu nhóm O
C) Truyền máu nhóm A
D) Truyền máu nhóm B
Đáp án B
Câu 26 Tình trạng nào sau đây có thể dẫn đến nguy cơ sốc tim?
A) Huyết khối tĩnh mạch sâu
B) Chèn ép tim cấp
C) Nhồi máu cơ tim cấp
D) Gãy xương lớn
Đáp án C
Câu 27 Bệnh nhân vào viện với mạch 90 l/ph, huyết áp 80/50 mmHg có được
chẩn đoán là sốc không?
A) Có
B) Không
Đáp án B
Câu 28 Huyết áp được tính bằng?
A) [Tần số tim (HR) x thể tích nhát bóp (SV)] / Sức cản mạch hệ thống [SVR]
B) [Tần số tim (HR) x thể tích nhát bóp (SV)] x Sức cản mạch hệ thống [SVR]
C) [Tần số tim (HR) x thể tích nhát bóp (SV)] - Sức cản mạch hệ thống [SVR]
D) [Tần số tim (HR) x thể tích nhát bóp (SV)] + Sức cản mạch hệ thống [SVR]
Đáp án B
Câu 29 Áp lực tĩnh mạch trung ương bình thường là
A) 8 – 12 cmH2O
B) 5 – 8 cmH2O
C) 12 – 15 cmH2O
D) 15 – 18 cmH2O
Đáp án A
Câu 30 Chỉ số huyết áp tâm thu bình thường là bao nhiêu?
A) 90 – 110 mmHg
B) 90 – 120 mmHg
C) 90 – 130 mmHg
D) 90 – 140 mmHg
Đáp án B
Nước và điện giải
Câu 1 Phần lớn nước trong cơ thể được phân bố ở đâu?
A) Nội bào
B) Ngoại bào
C) Gian bào
D) Nội mạch
Đáp án A
Câu 2 Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể là khoảng:
A) 1 - 1,5 Lít
B) 2 - 2,5 Lít
C) 3 - 3,5 Lít
D) 4 - 4,5 Lít
Đáp án B
Câu 3 Vai trò của Nước đối với cơ thể:
A) Điều hòa cân bằng acid - base
B) Cung cấp năng lượng
C) Duy trì thể tích tuần hoàn
D) Vai trò của Nước đối với cơ thể
Đáp án A và C
Câu 4 Điều nào sau đây đúng với hormon chống bài niệu ADH (Antidiuretic
Hormone)
A) Được tiết ra để đáp ứng với sự ưu trương của huyết tương
B) B. Làm tăng tái hấp thu nước ở thận
C) Ở nồng độ cao có tác dụng co mạch vừa phải
D) Cả 3 điều trên đều đúng
Đáp án D
Câu 5 Trạng thái nào sau đây làm tăng lượng nước mất của cơ thể:
A) Tăng thân nhiệt
B) Tăng thông khí
C) Bỏng
D) Cả 3 điều trên đều đúng
Đáp án D
Câu 6 Ở người trưởng thành, Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trọng lượng cơ thể:
A) 10 - 20%
B) 30 - 40%
C) 50 - 60%
D) 70 - 80%
Đáp án C
Câu 7 Một người nam giới nặng 70kg, sẽ có thể tích của nước trong mạch máu
khoảng:
A) 1,5 Lít
B) 3,5 Lít
C) 5,5 Lít
D) 7,5 Lít
Đáp án B
Câu 8 Phân loại nào sau đây có thể áp dụng được cho tình trạng mất nước của cơ thể:
A) Mất nước
B) Mất nước
C) Mất nước qua thận và Mất nước ngoài thận
D) Cả 3 phân loại trên
Đáp án D
Câu 9 Phân loại nào sau đây có thể áp dụng được cho tình trạng thừa nước của cơ thể:
A) Thừa nước nhược trương, Thừa nước đẳng trương, Thừa nước ưu trương
B) Thừa nước nội bào, Thừa nước ngoại bào, Thừa nước toàn bộ.
C) Thừa nước tăng áp lực thẩm thấu và Thừa nước giảm áp lực thẩm thấu
D) A và B
Đáp án D
Câu 10 Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào không phải của tình trạng
mất nước:
A) khát nước
B) khô niêm mạc và nhăn da
C) Tăng áp lực tĩnh mạch trung ương
D) Tăng nhịp tim
Đáp án C
Câu 11 Ở trạng thái mất nước mức độ vừa, thể tích lượng nước mất thường
khoảng:
A) 2 - 3 lít
B) 3 - 5 lít
C) 5 - 8 lít
D) trên 8 lít
Đáp án B
Câu 12 Triệu chứng nào sau đây là của trạng thái mất nước mức độ nặng:
A) Thiểu niệu, vô niệu
B) Huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ
C) Mê sảng, ảo giác, hôn mê
D) Cả 3 đáp án trên
Đáp án D
Câu 13 Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào không phải của tình trạng
thừa nước:
A) khát nước
B) Phù, tĩnh mạch cổ nổi.
C) Giảm protid và Hematocrit huyết tương.
D) Co giật, hôn mê.
Đáp án A
Câu 14 Đơn vị của độ thẩm thấu huyết tương thường được sử dụng là gì?
A) mOsmol/L
B) Osmol/Kg
C) Mol/l
D) mg/dL
Đáp án A
Câu 15 Nồng độ ion Natri trong máu ở người bình thường là:
A) 125 - 135 mmol/L
B) 135 - 145 mmol/L
C) 145 - 155 mmol/L
D) 155 - 165 mmol/L
Đáp án B
Câu 16 Nồng độ ion Kali trong máu ở người bình thường là:
A) 3 - 5 mmol/L
B) 3,5 - 5 mmol/L
C) 3,5 - 5,5 mmol/L
D) 3 - 5,5 mmol/L
Đáp án B
Câu 17 Đơn vị thường được sử dụng để biểu thị nồng độ ion Natri và Kali trong
máu là:
A) mmol/L
B) mosmol/L
C) A và D
D) mEq/L
Đáp án C
Câu 18 Chất chủ yếu tạo nên độ thẩm thấu và áp lực thẩm thấu của huyết tương:
A) Ion Natri
B) Ion Kali
C) Glucose
D) Ure
Đáp án A
Câu 19 Natri và Kali được bài tiết chủ yếu qua:
A) Hô hấp
B) Tiêu hóa
C) Thận
D) Da - Mồ hôi
Đáp án C
Câu 20 Vai trò của Natri đối với cơ thể:
A) Điều hòa thể tích chất lỏng
B) Điều hòa áp lực thẩm thấu của huyết tương
C) Duy trì cân bằng acid - base
D) A và B
Đáp án D
Câu 21 Vai trò của Kali đối với cơ thể:
A) Duy trì điện thế màng tế bào đê thúc đẩy chức năng thần kinh cơ và tim.
B) Điều hòa thể tích ngoại bào
C) Tham gia hoạt động nội tiết
D) A và B
Đáp án A
Câu 22 Dung dịch nào có độ thẩm thấu gần bằng với độ thẩm thấu của huyết
tương:
A) Glucose 5%
B) Ringer lactat
C) Glucose 5% + NaCl 0,45%
D) NaCl 3%
Đáp án B
Câu 23 Trong các dung dịch sau dung dịch nào là dịch đẳng trương:
A) NaCl 0,9%
B) NaCl 0,45%
C) Glucose 5% kết hợp với NaCl 0,45%
D) A và C
Đáp án A
Câu 24 Trường hợp nào sau đây có thể tăng natri máu nhưng không giảm thể
tích ngoại bào:
A) hội chứng Cushing
B) Giai đoạn đa niệu trong suy thận cấp
C) Đái tháo nhạt
D) A và C
Đáp án A
Câu 25 Trường hợp nào sau đây có thể tăng natri máu và có giảm thể tích ngoại
bào:
A) Hôn mê
B) Đang dùng thuốc lợi tiểu
C) Phẫu thuật sỏi mật dẫn lưu Kehr
D) Cả 3 trường hợp trên
Đáp án D
Câu 26 Hạ natri máu "giả" gặp trong các trường hợp nào sau đây
A) Tăng Glucose máu
B) Tăng Lipid máu
C) Đa hồng cầu
D) A và B
Đáp án D
Câu 27 Hạ natri máu kèm theo tăng thể tích tuần hoàn không gặp trong các
trường hợp nào:
A) Suy tim xung huyết
B) Xơ gan cổ chướng
C) Tắc ruột
D) Hội chứng thận hư
Đáp án C
Câu 28 hội chứng tiết ADH không thích hợp có thể gây ra rối loạn nước điện
giải nào sau đây:
A) Mất nước đẳng trương
B) Mất nước nhược trương
C) Hạ natri máu kèm theo thể tích ngoại bào không đổi
D) Tăng natri máu kèm theo thể tích ngoại bào không đổi
Đáp án C
Câu 29 Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể gây ra rối loạn nước điện giải nào sau đây:
A) Mất nước đẳng trương
B) Mất nước nhược trương
C) Hạ natri máu kèm theo thể tích ngoại bào không đổi
D) Tăng natri máu kèm theo thể tích ngoại bào không đổi
Đáp án B
Câu 30 Trong điều chỉnh nồng độ Natri huyết thanh thì tốc độ điều chỉnh không
được vượt quá:
A) 0,5mmol/l mỗi giờ
B) 1,5mmol/l mỗi giờ
C) 2,5mmol/l mỗi giờ
D) 3,5mmol/l mỗi giờ
Đáp án A

You might also like