You are on page 1of 32

I.

DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 PHƯƠNG ÁN CÓ 1 PHƯƠNG ÁN ĐÚNG (Nộp bổ


sung không cần soạn dạng câu hỏi này)
- Mỗi câu hỏi chỉ có 1 phương án đúng
- Ký hiệu đáp án đúng: @
- Các câu hỏi được phân loại theo mức độ: Dễ, Trung bình, Khó

A. CÂU DỄ
Câu 1. Viêm tụy cấp là:
A. Tổn thương, viêm nhu mô tụy cấp tính.@
B. Tổn thương, viêm nhu mô tụy lành tính.
C. Tổn thương, nhu mô tụy cấp tính.
D. Tổn thương, nhu mô tụy lành tính.

Câu 2. Triệu chứng cơ năng thường gặp ở bệnh nhân viêm tụy cấp:
A. Nhức đầu.
B. Tiêu chảy.
C. Đau bụng.@
D. mệt, vật vả.

Câu 3. Tính chất đau trong viêm tụy cấp do sỏi:


A. Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, đau không lan.
B. Đau bụng đột ngột, bụng gồng cứng như gỗ.
C. Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, đau lan rộng.
D. Đau bụng đột ngột vùng thượng vị như dao đâm, đau lan ra sau lưng.@

Câu 4. Tính chất nôn của bệnh nhân viêm tụy cấp:
A. khi bệnh nhân nôn thì triệu chứng đau bụng thuyên giảm.
B. Khi bệnh nhân nôn thì triệu chứng đau bụng vẫn không thuyên giảm.@
C. khi bệnh nhân nôn thì triệu chứng đau bụng sẽ không còn nữa.
D. Khi bệnh nhân nôn thì tất cả các triệu chứng khác sẽ mất.

1
Câu 5. ở Việt Nam, Viêm Tụy Cấp những năm gần đây cũng có xu hướng:
A. Tăng.@
B. Giảm.
C. Kiểm soát tốt.
D. Đang giảm dần.

Câu 6. Một bệnh nhân có đau bụng, sốt, mảng tím đen sau lưng, cạnh sườn hoặc khu vực
quanh rốn. Chẩn đoán nghĩ nhiều đến:
A. Đau bụng cấp.
B. Viêm ruột thừa.
C. Viêm tụy cấp.@
D. Viêm dạ dày.

Câu 7. Cận lâm sàng trong bệnh nhân Viêm Tụy Cấp ghi nhận:
A. Albumin tăng vào ngày thứ nhất(01) sau viêm tụy cấp.
B. CRP tăng vào ngày thứ hai(02) sau viêm tụy cấp.@
C. Urê máu tăng vào ngày thứ hai(02) sau viêm tụy cấp.
D. Creatinin niệu tăng vào ngày thứ nhất(01) sau viêm tụy cấp.

Câu 8. Xét nghiệm amylase hoặc lipase máu có giá trị chẩn đoán Viêm Tụy Cấp khi:
A. Amylase hoặc lipase máu tăng > 3 lần.@
B. Amylase hoặc lipase máu tăng > 2 lần.
C. Amylase hoặc lipase máu tăng > 1 lần.
D. Amylase hoặc lipase máu tăng nhẹ.

Câu 9. Trường hợp nặng của Viêm Tụy Cấp sẽ có:


A. Rối loạn đông máu.@
B. Rối loạn tiêu hóa.
C. Rối loạn tuần hoàn não.
D. Rối loạn vận mạch.

2
Câu 10. Viêm Tụy Cấp thể phù nề là:
A. Thể nhẹ hay gặp.@
B. Thể nhẹ hiếm gặp.
C. Thể nặng thường gặp.
D. Thể nặng hiếm gặp.

Câu 11. Khởi phát đau trong Viêm Tụy Cấp được mô tả:
A. Đau khi bụng đói.
B. Đau sau khi uống nhiều nước có gas.
C. Đau trước bữa ăn thịnh soạn.
D. Đau sau một bữa ăn thịnh soạn.@

Câu 12. Thuốc nào không được sử dụng để giảm đau cho bệnh nhân Viêm Tụy Cấp:
A. Paracetamol.
B. Meperidine (Dolargan).
C. Morphin.@
D. Noramidopyrine (Novalgine).

Câu 13. Bệnh nhân Viêm Tụy Cấp có Calci huyết giảm là một trong các yếu tố làm nặng
tình trạng bệnh. Xử trí cần:
A. Phải bù calci từ từ. @
B. Phải bù calci ồ ạt.
C. phải bù calci liên tục với tốc độ nhanh.
D. Không cần bù Calci.

Câu 14. Hướng điều trị chung cho Viêm Tụy Cấp là:
A. Giảm tiết nước bọt.
B. Tăng tiết nước bọt.
C. Giảm tiết acid dịch vị.@
D. Tăng tiết acid dịch vị.

3
Câu 15. Thuốc giảm tiết acid dịch vị có hiệu quả nhất hiện nay trong điều trị Viêm Tụy Cấp
là:
A. Omeprazole.
B. Octreotide (hoặc Somatostatin).
C. Morphin.
D. Domperidon.

Câu 16. Trong viêm loét dạ dày tá tràng thuốc Antacids không hòa tan có tác dụng:
A. Ức chế bơm proton.
B. Trung hòa Acid dịch vị.@
C. Giảm đau
D. Tất cả đúng.

Câu 17. Tác động dược lực học thuốc nhóm Antacids trong viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Trung hòa pepsin ở dạ dày.
B. Trung hòa dịch dạ dày.
C. Trung hòa dịch tiêu hóa.
D. Trung hòa a-xít dạ dày.@

Câu 18. Tác động dược lực học thuốc nhóm Antacids trong viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Tăng trương lực cơ vùng tá tràng.
B. Tăng trương lực cơ vùng đại tràng.
C. Tăng trương lực cơ vùng thực quản dưới.@
D. Tăng trương lực cơ vùng dạ dày.

Câu 19. Tác dụng phụ của thuốc nhóm Antacids có chứa Ion nhôm(Al) trong điều trị viêm
loét dạ dày tá tràng:
A. Táo bón.@
B. Sốc phản vệ.
C. Lơ mơ.
D.Ngủ gà.

4
Câu 20. Trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc Anti H2(ức chế thụ thể Histamin H2)
nhằm mục đích:
A. Ức chế tiết dịch lúc no.
B. Ức chế tiết dịch lúc đói & ban đêm.@
C. Ức chế tiết dịch lúc no & ban đêm.
D. Ức chế tiết dịch lúc đói.

Câu 21. Dịch vị dạ dày được tiết ra nhiều nhất vào thời điểm nào?
A. Sau ăn no.@
B. Trước ăn.
C. Lúc đói cồn cào.
D. Tất cả đúng.

Câu 22. Tác dụng phụ của thuốc Anti H2(ức chế thụ thể Histamin H2) trong điều trị viêm
loét dạ dày tá tràng
A. Thiểu niệu.
B. Buồn ngủ, mất ngủ, ảo giác.@
C. Tăng nhịp tim.
D. Toan chuyển hóa.

Câu 23. Nizatidine thuốc Anti H2(ức chế thụ thể Histamin H2) trong điều trị viêm loét dạ
dày tá tràng. Thuốc được thải trừ qua:
A. Bài tiết qua nước tiểu.@
B. Bài tiết qua gan.
C. Bài tiết qua mật.
D. Bài tiết qua tiết mồ hôi.

Câu 24. Trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thuốc nhóm PPI có độ khả dụng tốt nhất
trên lâm sàng:
A. Omeprazole 20mg
B. Lansoprazole 30mg@

5
C. Rabeprazole 20mg
D. Esomeprazole 20mg

Câu 25. Ưu điểm của thuốc ức chế bơm proton trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Giảm đau tuyệt đối.
B. Rẻ tiền.
C. Hấp thu nhanh.@
D. Dễ tìm.

Câu 26. Ưu điểm của thuốc ức chế bơm proton trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Giảm đau tuyệt đối.
B. Rẻ tiền.
C. Dễ tìm.
D. Tác động ức chế a-xít kéo dài > 24 giờ@

Câu 27. Thuốc nào sau đây là thuốc bảo vệ niêm mạc trong điều trị viêm loét dạ dày tá
tràng:
A. Pantoprazole.
B. Sucralfate.@
C. Esomeprazole.
D. Ranitidine.

Câu 28. Sucralfate liều cấp trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:
A. 1g x 4 lần/ngày lúc bụng no.
B. 0.5g x 4 lần/ngày lúc bụng đói.
C. 1g x 4 lần/ngày lúc bụng đói.@
D. 0.5g x 4 lần/ngày lúc bụng no.

Câu 29. Yếu tố dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng:


A. Ăn nhiều thức ăn ngọt.
B. Ăn nhiều thức ăn có chay.

6
C. Sử dụng thuốc NSAIDs thời gian dài.@
D. Tất cả đúng.

Câu 30. Thuốc ưu tiên sử dụng khi viêm loét dạ dày tá tràng do NSAIDs:
A. Omeprazol.
B. Pantoprazol.
C. Panadol.
D. Misoprostol.@

Câu 31. Liều điều trị của Pirenzepine trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:
A. 20-30mg x 3 lần/ngày.@
B. 20-30mg x 2 lần/ngày.
C. 20-30mg x 1 lần/ngày.
D. Tất cả đúng.

Câu 32. Thuốc nào sau đây thuộc nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:
A. Sucralfate.
B. Misoprostol.
C. Bismuth.
D. Tất cả đúng.@

Câu 33. Đặc điểm thương tổn trong bệnh lý xơ gan:


A. Mô xơ phát triển mạnh.@
B. Tế bào gan không hoạt động.
C. Cấu trúc gan không thay đổi.
D. Cấu trúc các thùy gan không thay đổi.

Câu 34. Yếu tố thúc đẩy bệnh lý Xơ Gan:


A. Thói quen ăn nhiều thức ăn dầu mỡ.
B. Có bệnh mạn tính tổn thương gan kéo dài.@
C. Có tiền sử bệnh lý tim mạch.

7
D. Có tiền sử bệnh lý nội tiết.

Câu 35. Lâm sàng chẩn đoán xác định bệnh lý Xơ Gan chủ yếu dựa vào hội chứng suy tế
bào gan và:
A. Tăng gánh thất trái.
B. Tăng áp lực động mạch phổi.
C. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.@
D. Tăng huyết áp.

Câu 36. Lâm sàng chẩn đoán xác định bệnh lý Xơ Gan chủ yếu dựa vào tăng áp lực tĩnh
mạch của và:
A. Tăng cung lượng tim.
B. Tăng áp lực động mạch phổi.
C. Tăng huyết áp.
D. Hội chứng suy tế bào gan.@

Câu 37. Bệnh cảnh vàng da khi chẩn đoán Xơ Gan cần phân biệt với:
A. Viêm gan cấp.
B. Tắc mật.
C. Tán huyết.
D. Tất cà đúng.@

Câu 38. Bệnh cảnh báng bụng khi chẩn đoán Xơ Gan cần phân biệt với:
A. Lao màng bụng.
B. Suy dinh dưỡng.
C. Bệnh thận.
D. Tất cả đúng.@

Câu 39. Bệnh cảnh xuất huyết tiêu hóa khi chẩn đoán Xơ Gan cần phân biệt với:
A. Loét dạ dày tá tràng.@
B. Tắc ruột.

8
C. Lao.
D. Suy dinh dưỡng.

Câu 40. Viêm gan siêu vi mạn có thể do tác nhân nào gây ra:
A. Hút nhiều thuốc lá.
B. Suy giảm miễn dịch.
C. Suy tế bào gan.
D. Nhiễm virus gây viêm gan B.@

Câu 41. Tác nhân kí sinh trùng gây viêm gan, xơ gan:
A. Sán lá nhỏ.@
B. Giun đũa.
C. Giun kim.
D. Giun móc.

Câu 42. Tác nhân kí sinh trùng gây viêm gan, xơ gan:
A. Giun đũa.
B. Giun kim.
C. sán máng.@
D. Giun móc.

Câu 43. Câu nào sau đây đúng:


A. Viêm gan B: chỉ định điều trị nucleosid, intefhon.@
B. Cần lựa chọn nhiều thuốc hỗ trợ tế bào gan hạn chế phá hủy tế bào gan.
C. Viêm gan mãn do thoái hóa mỡ là vấn đề hiếm hiện nay.
D. Tất cả đúng.

Câu 44. Câu nào sau đây đúng:


A. Viêm gan do rượu: không cần loại trừ nhiễm virus.
B. Viêm gan C: cân nhắc điều trị tùy thuộc vào giai đoạn xơ gan.@
C. Thuốc hỗ trợ tế bào gan hạn chế phá hủy tế bào gan hiện nay rất hiếm.

9
D. Tất cả sai.

Câu 45. Somatostatin (Stilamin) được chỉ định điều trị trong trường hợp nào:
A . Cổ trướng.
B. Rối loạn tiêu hóa.
C. Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.@
D. Loét dạ dày tá tràng.

Câu 46. Lưu ý trong điều trị bệnh nhân Xơ Gan:


A. Nên bù albumin sớm để phòng biến chứng hội chứng gan thận.@
B. Chỉ truyền máu, truyền dịch khi có chỉ định cấp cứu.
C. Cầm máu là trường hợp không cần thiết.
D. Tất cả sai.

Câu 47. Câu nào sau đây đúng:


A. Xuất huyết tiêu hóa (XHTH ) là một cấp cứu nội- ngoại khoa.
B. Xuất huyết tiêu hóa (XHTH ) nguy cơ tử vong cao nếu xử trí muộn và thiếu tích cực.
C. Tất cả đúng.@
D. Tất cả sai.

Câu 48. Trong điều trị Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) cần chú ý:
A. Chảy máu do viêm dạ dày tá tràng cấp do stress .@
B. Chảy máu do nôn.
C. Chảy máu do rối loạn tiêu hóa.
D. Chảy máu do trào ngược thực quản dạ dày.

Câu 49. Phân loại vị trí xuất huyết tiêu hóa dựa vào vị trí nào trên giải phẩu:
A. Ruột thừa.
B. Dạ dày.
C. Góc Treitz.@
D. Lách.

10
Câu 50. Triệu chứng nghĩ nhiều đến xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên:
A. Nôn ra máu.
B. Nôn ra thức ăn.@
C. Tiêu ra máu.
D. Tiêu ra phân nhầy.

Câu 51. Triệu chứng nghĩ nhiều đến xuất huyết tiêu hóa (XHTH) dưới:
A. Nôn ra máu.
B. Nôn ra thức ăn.
C. Tiêu ra máu.@
D. Tiêu ra phân nhầy.

Câu 52. Câu nào sau đây đúng đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH):
A. Biểu hiện mất máu cấp.@
B. Biểu hiện mất máu mạn.
C. Nôn nhiều.
D. Tiêu chảy.

Câu 53. Chẩn đoán bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH) cần loại trừ:
A. Chảy máu cam.
B. Chảy máu chân răng.
C. Ho ra máu.
D. tất cả đúng.@

Câu 54. Để phân biệt xuất huyết tiêu hóa (XHTH) với các trường hợp : Phân đen sau khi
dùng chất sắt , bismuth , cam thảo , hoặc phân đỏ sau dùng Rifampicin. Cần thực hiện:
A. Làm phản ứng tìm máu trong phân.@
B. Định lượng hồng cầu ngoại vi.
C. Nội soi đại tràng.
D. Tất cả đúng.

11
Câu 55. Câu nào sau đây đúng đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
A. Mạch, huyết áp là dấu hiệu chính xác nhất trong những giờ đầu của XHTH.@
B. Mạch, huyết áp là dấu hiệu mơ hồ trong những giờ đầu của XHTH.
C. Mạch, huyết áp là dấu hiệu không giá trị trong những giờ đầu của XHTH.
D. tất cả sai.

Câu 56. Câu nào sau đây đúng đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
A. Lượng máu ói & tiêu: hiếm khi phản ánh chính xác tình trạng mất máu.@
B. Lượng máu ói & tiêu: phản ánh chính xác tình trạng mất máu.
C. Lượng máu ói & tiêu: phản ánh chính xác lượng máu đã mất.
D. Tất cả sai.

Câu 57. Cận lâm sàng tốt nhất hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
A. Xét nghiệm HC, Hct.@
B. Tổng phân tích nước tiểu.
C. Xquang bụng đứng.
D. Xquang có cản quang.

Câu 58. Đặc điểm xuất huyết tiêu hóa (XHTH) đối với bệnh nhân ung thư dạ dày:
A. Ít khi nào gây xuất huyết tiêu hóa ồ ạt.@
B. Thường gây xuất huyết tiêu hóa ồ ạt.
C. Thường gặp ở người trẻ.
D. Tất cả đúng.

Câu 59. Các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới thường gặp:
A. Trĩ.
B. Ung thư đại - trực tràng.
C. Polyp đại - trực tràng.
D. tất cả đúng.@

12
Câu 60. Các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới thường gặp:
A. Viêm loét đại tràng – trực tràng xuất huyết.
B. Chảy máu túi thừa.
C. Dị dạng mạch máu.
D. tất cả đúng.@

CÂU TRUNG BÌNH


Câu 1. Các ổ tụ dịch trong Viêm Tụy Cấp thường nằm:
A. Trong hậu cung mạc nối.@
B. Trong lách.
C. Trong gan.
D. Trong tụy.

Câu 2. Các ổ dịch vùng đuôi tụy có thể dẫn lưu qua:
A. Khoang sau thận trái.
B. Khoang trước thận trái@
C. Khoang trước thận phải.
D. Khoang sau thận phải.

Câu 3. Các ổ dịch vùng đầu tụy có thể dẫn lưu qua:
A. Khoang sau thận trái.
B. Khoang trước thận trái.
C. Khoang trước thận phải.@
D. Khoang sau thận phải.

Câu 4. Trường hợp nghi ngờ VTC do giun chui ống mật chủ:
A. Không nhất thiết cần tẩy giun cho bệnh nhân.
B. Thực hiện chế độ ăn kiêng.
C. cho bệnh nhân tẩy giun đũa sớm bằng thuốc.@
D. Tất cả đúng.
Câu 5. Trong Viêm Tụy Cấp, thuốc chống đông dượ sử dụng trong trường hợp nào:

13
A. Có biến chứng đông máu nội mạch rải rác.@
B. Có biến chứng tan máu.
C. Có nhồi máu cơ tim.
D. Có tình trạng thiếu máu

Câu 6. Bismuth được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên cần chống
chỉ định:
A. Bệnh nhân viêm loét dạ dày.
B. Bệnh nhân phù não.
C. Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa.
D. Suy thận nặng.@

Câu7. Liều điều trị của Clarithromycin trong điều trị diệt H.pylori;
A. 500 mg – 1 g/ ngày.@
B. 50mg – 100 mg/ ngày.
C. 5 mg – 10 mg/ ngày.
D. 5 mg – 100 mg/ ngày.

Câu 8. Hiện tại điều trị tiêu diệt H.pylori có mấy dạng phác đồ:
A. 1 phác đồ.
B. 2 phác đồ.@
C. 3 phác đồ.
D. không cần tuân theo phác đồ.

Câu 9. Biến chứng của loét dạ dày tá tràng:


A. Xuất huyết tiêu hóa.@
B. Tắc ruột.
C. Tiêu chảy.
D. Táo bón.

Câu 10. Biến chứng của loét dạ dày tá tràng:

14
A. Hẹp môn vị.@
B. Tắc ruột.
C. Tiêu chảy.
D. Táo bón.

Câu 11. Liều điều trị của Terlipressin trong điều trị bệnh nhân Xơ Gan:
A. 0.5mg mỗi ngày.
B. 0,5 – 1mg mỗi 4 – 6 giờ (ống 1mg).@
C. 1mg mỗi ngày.
D.1mg mỗi 0,5-1 giờ(ống 1mg).

Câu 12. Câu nào sau đây đúng:


A. Bù albumin là liệu pháp không cần thiết để giảm nguy cơ hội chứng gan – thận và chậm
tiến triển bệnh.
B. Bù dịch và điện giả là liệu pháp không cần thiết giảm nguy cơ hội chứng gan – thận và
chậm tiến triển bệnh.
C. Bù albumin là liệu pháp điều trị chính giảm nguy cơ hội chứng gan – thận và chậm tiến
triển bệnh.@
D. Bù máu là liệu pháp điều trị hàng đầu giảm nguy cơ hội chứng gan – thận và chậm tiến
triển bệnh.

Câu 13. Chỉ định điều trị Ung Thư Gan nếu:
A. Khối u nhỏ < 5cm.@
B. khối u lớn < 6cm.
C. khối u nhỏ < 7cm
D. khối u nhỏ < 8cm

Câu 14. Chỉ định điều trị Ung Thư Gan nếu:
A. nhiều u tổng đường kính các khối u gan< 7cm.
B. nhiều u tổng đường kính các khối u gan< 8cm.@
C. nhiều u tổng đường kính các khối u gan< 9cm.

15
D. nhiều u tổng đường kính các khối u gan< 10cm.

Câu 15. Liều của thuốc giúp trung hòa NH3 Ornicetil trong điều trị hôn mê gan:
A. 10 – 20g/ngày.@
B. 0.1 – 0.2g/ngày.
C. 1 – 2g/ngày.
D. Tất cả sai.

Câu 16. Nguyên tắc điều trị bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:
A. Nhịn ăn.
B. Nội soi điều trị: càng sớm càng tốt trong vòng 12 -24g.@
C. Nội soi điều trị: càng sớm càng tốt trong vòng 2 ngày đầu.
D. Thở oxy 5l/phút.

Câu 17. Tư thế điều trị đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:
A. Nằm đầu cao.
B. Nằm đầu cao 45 độ.
C. Tư thế nằm đầu thấp.@
D. tất cả sai.

Câu 18. Hồi phục thể tích và chống sốc đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa. Loại trừ:
A. NaCl 0,9%
B. Ringer lactat.
C. gelafundin.
D. Glucose 5% @

Câu 19. Yêu cầu hồi phục thể tích và chống sốc đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần
lưu ý:
A. Không nâng HA max lên cao quá 140mmHg. @
B. Nâng HA max lên 140mmHg.
C. Nâng HA max lên quá 140mmHg.

16
D. Tất cả sai.

Câu 20. Hct mục tiêu trong truyền máu điều trị bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:
A. Hct mục tiêu ≥ 10%
B. Hct mục tiêu ≥ 20%@
C. Hct mục tiêu ≥ 30%
D. Hct mục tiêu ≥ 35%
B. CÂU KHÓ
Câu 1. Trong Viêm Tụy Cấp nặng, chế độ ăn được khuyến cáo:
A. Tỷ lệ protid và glucid, lipid thấp.
B. Tỷ lệ protid và glucid, lipid cao.
C. Tỷ lệ protid và glucid cao, còn tỷ lệ lipid thấp.@
D. Tỷ lệ protid và glucid thấp, còn tỷ lệ lipid cần cao.

Câu 2. Chỉ định lọc máu liên tục trong điều trị Viêm Tụy Cấp:
A. Người bệnh Viêm Tụy Cấp nặng đến sớm trong vòng 12 giờ đầu.
B. Người bệnh Viêm Tụy Cấp nặng đến sớm trong vòng 72 giờ đầu.@
C. Người bệnh Viêm Tụy Cấp nặng đến sớm trong vòng 24 giờ đầu.
D. Người bệnh Viêm Tụy Cấp nặng đến sớm trong vòng 48 giờ đầu.

Câu 3. Chỉ định lọc máu liên tục trong điều trị Viêm Tụy Cấp:
A. Rối loạn huyết động học.
B. Thiểu niệu.
C. Có suy đa tạng ở người bệnh đến muộn.@
D. Tất cả sai.

Câu 4. Biến chứng của loét dạ dày tá tràng:


A. Ung thư hóa.@
B. Tắc ruột.
C. Tiêu chảy.
D. Táo bón.

17
Câu 5. Biện pháp giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Ngừng hút thuốc.
B. Tránh sử dụng các thuốc NSAIDs kéo dài.
C. Tiết chế rượu bia.
D. Tất cả đều đúng.@

Câu 6. H. Pylori sẽ gây ra tình trạng bệnh tật nguy hiểm nào:
A. Táo bón.
B. Viêm loét dạ dày tá tràng.
C. Ung thư dạ dày.@
D. Tăc ruột cao.

Câu 7. Trong điều trị cổ chướng, dùng đơn độc nên bắt đầu bằng:
A. Nhóm kháng aldosteron liều 10 – 30mg.
B. Nhóm kháng aldosteron liều 100 – 300mg.@
C. Nhóm kháng aldosteron liều 1 – 3mg.
D. Nhóm kháng aldosteron liều 1 – 30mg.

Câu 8. Yêu cầu theo dõi về cân nặng trong điều trị cổ chướng:
A. cân nặng cho phép giảm 0,5-1 kg/ ngày.@
B. cân nặng cho phép giảm 0,05-0,1 kg/ ngày
C. cân nặng cho phép giảm 5-10 kg/ ngày
D. Tất cả sai.

Câu 9. Yêu cầu theo dõi về nước tiểu trong điều trị cổ chướng:
A. số lượng nước tiểu 1500ml – 2000ml/ngày.@
B. số lượng nước tiểu 150ml – 200ml/ngày.
C. số lượng nước tiểu 15ml – 20ml/ngày.
D. Tất cả sai.

Câu 10. Cần truyền tiểu cầu đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa:

18
A. TC < 50000/mm3 ở bệnh nhân đang xuất huyết.@
B. TC < 500000/mm3 ở bệnh nhân đang xuất huyết.
C. TC < 5000/mm3 ở bệnh nhân đang xuất huyết..
D. TC < 500/mm3 ở bệnh nhân đang xuất huyết.

II. DẠNG TRẮC NGIỆM CÓ NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG


- Mỗi câu hỏi gồm sẽ có nhiều phương án đúng
- Ký hiệu đáp án đúng: @
- Các câu hỏi được phân loại theo mức độ: Dễ, Trung bình, Khó
A. CÂU DỄ
Câu 1. Về mặt giải phẫu bệnh có các thể:
A. viêm tụy phù nề.@
B. Viêm hoại từ chảy máu.@
C. Viêm tụy nung mủ.
D. Viêm tụy vỡ.

Câu 2. Nếu bệnh nhân Viêm Tụy Cấp có sốt cao có thể là một trong những dấu hiệu chỉ
điểm của bệnh:
A. Viêm đường mật.@
B. Viêm tụy hoại tử.@
C. Viêm Ruột thừa.
D. Viêm Dạ dày.

Câu 3. Chẩn đoán phân biệt Viêm Tụy Cấp với các bệnh lý:
A. Thủng dạ dày.@
B. Viêm đường mật, túi mật cấp.@
C. Viêm ruột thừa.
D. Viêm màng não mủ.

Câu 4. Nguyên nhân thường gặp gây Viêm Tụy Cấp:


A. Do táo bón lâu ngày.
19
B. Tình trạng viêm dạ dày kéo dài.
C. Giun chui ống mật chủ, ống tụy.@
D. Rượu, ăn nhiều đạm.@

Câu 5. Tác động dược lực học của Ion nhôm(Al) trong thuốc nhóm Antacids điều trị viêm
loét dạ dày tá tràng:
A. Ức chế làm trống dạ dày.@
B. Kích thích làm trống dạ dày.
C. Ức chế làm trống dạ dày.
D. Ion Al ức chế sự co cơ trơn.@

Câu 6. Tác động dược học của thuốc Anti H2 trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Ức chế histamine tại thụ thể H2.@
B. Ức chế tiết dịch lúc đói & ban đêm.@
C. Trung hòa a-xít dạ dày.
D. Ức chế làm trống dạ dày.

Câu 7. Ưu thế của nhóm thuốc ức chế bơm proton trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Hấp thu chậm.
B. Hấp thu nhanh.@
C. Chuyển hóa chủ yếu ở gan.@
D. Chuyển hóa chủ yếu ở thận.

Câu 8. Phân loại Xơ Gan trên lâm sàng:


A. Xơ gan còn bù.@
B. Xơ gan mất bù.@
C. Xơ gan to.
● D. Xơ gan teo nhỏ.

Câu 9. Chẩn đoán xác định bệnh lý Xơ Gan trên chủ yếu dựa vào hai hội chứng:
A. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.@

20
B. Hội chứng suy tế bào gan.@
C. Hội chứng vành cấp.
D. Suy đa tạng.

Câu 10. Tác nhân kí sinh trùng gây viêm gan, xơ gan:
A. Sán lá nhỏ.@
B. Sán máng.@
C. Giun tóc.
D. Muỗi Vivax.
B. CÂU TRUNG BÌNH
Câu 1. Xơ gan ứ mật nhiều có thể dùng thêm các thuốc lợi mật như:
A. Sorbitol.@
B. Ursodeoxycholic.@
C. Pantaprazole.
D. Seduxen.

Câu 2. Đặc điểm của dãn vỡ tĩnh mạch thực quản:


A. Đột ngột.@
B. Máu đỏ tươi không lẫn thức ăn.@
C. Máu đỏ sẫm.
D. Lượng ít.

Câu 3. Nội soi can thiệp cầm máu đối với bệnh nhân dãn vỡ tĩnh mạch thực quản:
A. Gây xơ cấp cứu@
B. Thắt phình mạch.@
C. Cắt đốt cầm máu.
D. Ức chế tiết acid.
C. CÂU KHÓ
Câu 1. Dãn vỡ tĩnh mạch thực quản thường gặp ở bệnh nhân có:
A. Hội chứng suy tế bào gan.@
B. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.@

21
C. Viêm loét dạ dày tá tràng.
D. Viêm ruột thừa vỡ.

Câu 2. Hội chứng Mallory – Weiss:


A. Rách chỗ nối tâm vị thực quản.@
B. Thường gặp ở những tình trạng gây ói nhiều.@
C. Liên quan đến bữa ăn.
D. Ấn đau thượng vị.
III. DẠNG ĐIỀN KHUYẾT
- Mỗi câu hỏi phải có chỗ trống (…..) để sinh viên điền từ thích hợp, nên có từ 1 hoặc 2, 3 chỗ
trống tùy theo mức độ.
- Đáp án đúng là một từ hoặc cụm từ
- Các câu hỏi được phân loại theo mức độ: Dễ, Trung bình, Khó
A. CÂU DỄ
Câu 1. .....................là tình trạng Viêm Tụy Cấp có rối loạn chức năng tạng nhẹ và tự hồi
phục.
Đáp án: Viêm tụy cấp nhẹ
Câu 2. Trong trường hợp Viêm tụy Cấp mức độ...........không có chỉ định dùng kháng sinh.
Đáp án: Nhẹ
Câu 3. Lâm sàng chẩn đoán bệnh lý Xơ Gan chủ yếu dựa vào hai hội chứng: tăng áp lực
tĩnh mạch cửa và hội chứng suy..................
Đáp án: tế bào gan.
Câu 4. Viêm gan siêu vi mạn: có bảy loại virus gây viêm gan nhưng viêm gan B
và.....................có tỷ lệ nhiễm đưa đến xơ gan cao nhất.
Đáp án: Viêm gan C.
Câu 5. Cần truyền máu cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trong các trường hợp chảy
máu………………., nhằm đạt được huyết động ổn định và Ht > 25% ( > 30% ở người già có
bệnh lý mạch vành hoặc suy hô hấp )
Đáp án: nặng hoặc đang tiến triển
Câu 6. Tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới, máu ra sau phân, máu phun thành tia. Là
trường hợp xuất huyết tiêu hóa do:.............
22
Đáp án: Trĩ
Câu 7. Hội chứng Mallory – Weiss, thường gặp ở những bệnh nhân.............
Đáp án: nôn nhiều lần
Câu 8. NSAID phá vỡ hàng rào thấm của niêm mạc, người dùng NSAIDs có tác dụng phụ
Kéo dài sẽ gây.................
Đáp án: viêm loét dạ dày tá tràng.
Câu 9. Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng mất cân bằng giữa …………………….trong
lòng dạ dày.
Đáp án: yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy
Câu 10. Vi khuẩn.............kí sinh trên thành dạ dày gây loét dạ dày tá tràng, ung thư biểu mô
tuyến dạ dày.
Đáp án: H.pylori (hoặc H.p)
B. CÂU TRUNG BÌNH
Câu 1. Viêm Tụy Cấp do............, tính chất đau điển hình là đột ngột đau bụng vùng thượng
vị như dao đâm, đau lan ra sau lưng.
Đáp án: Sỏi
Câu 2. Trong điều trị bệnh nhân Xơ Gan, cần bù albumin khi bệnh nhân có
giảm....................
Đáp án: Albumin(hoặc: albumin máu)
Câu 3. Xuất huyết tiêu hóa có kèm Đau thượng vị liên quan bữa ăn (khi đói / sau ăn no),
tiền sử có sử dụng nhiều thuốc NSAIDs trong thời gian dài. Khả năng Xuất huyết tiêu hóa là
do............
Đáp án: Viêm loét dạ dày tá tràng
C. CÂU KHÓ
Câu 1. Nôn và buồn nôn gặp trong 85% các bệnh nhân Viêm Tụy Cấp, tuy nhiên khi bệnh
nhân nôn thì triệu chứng đau bụng vẫn sẽ...................
Đáp án: không thuyên giảm/không giảm.
Câu 2. Xuất huyết tiêu hóa do rách chỗ nối tâm vị thực quản. Thường lượng ít, tự ổn định
sau 24 giờ. Thường gặp ở những tình trạng gây ói nhiều. Được gọi là hội chứng:.............
Đáp án: Mallory - Weiss

23
IV. DẠNG GHÉP CÂU
- Mỗi câu hỏi gồm 2 cột X, Y trong đó có 4 câu ghép. Sinh viên ghép nội dung 2 cột sao cho
chính xác.
- Các câu hỏi được phân loại theo mức độ: Dễ, Trung bình, Khó
A. CÂU DỄ
Câu 1. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về nhóm thuốc và thuốc điều trị Viêm
loét dạ dày tá tràng.
X Y ĐÁN ÁN
1. ANTACIDS A. Cimetidine 1–B
2. Anti H2 B. Aluminum phosphate 2–A
3. ỨC CHẾ BƠM PROTON C. Omeprazole 3–C
4. ỨC CHẾ THỤ THỂ D. Pirenzepine 4–D
CHOLINE
Câu 2. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về nhóm thuốc và thuốc điều trị Viêm
loét dạ dày tá tràng.
X Y ĐÁN ÁN
1. ỨC CHẾ BƠM PROTON A. Sucralfate 1–C
2. Anti H2 B. Famotidine 2–B
3. ANTACIDS C. Pantoprazole 3–D
4. BẢO VỆ NIÊM MẠC D. Aluminum hydroxide 4–A
Câu 3. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về nhóm thuốc và tác động điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng.
X Y ĐÁN ÁN
1. ANTACIDS A. ức chế histamine tại thụ 1–D
thể H2
2. Anti H2 B. Ức chế giai đoạn cuối sản 2–A
xuất a-xít
3. ỨC CHẾ BƠM PROTON C. Tăng cường yếu tố bảo vệ 3–B
niêm mạc dạ dày.
4. BẢO VỆ NIÊM MẠC D. Trung hòa a-xít dạ dày 4–C

24
Câu 4. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về điều trị chung bệnh nhân Viêm
Tụy Cấp:
X Y ĐÁN ÁN
1. Nhịn ăn A. hút dịch, lưu ống thông 1–C
cho đến khi bệnh nhân đỡ
nôn, giảm trướng bụng.
2. Chăm sóc B. theo dõi chặt các chỉ số 2–B
sống, độ bão hoà oxy, nếu có
các dấu hiệu nước tiểu ít
3. Đặt ống thông tá tràng C. tới khi triệu chứng đau 3–A
giảm, sôi bụng trở lại.
4. Nuôi dưỡng qua đường D. đảm bảo đủ nước, điện 4–D
tĩnh mạch giải và năng lượng
Câu 5. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về điều trị chung bệnh nhân Viêm
Tụy Cấp:
X Y ĐÁN ÁN
1. Giảm đau A. metronidazol 1–B
2. Kháng sinh B. Meperidine (Dolargan) 2–A
3. Giảm tiết acid dịch vị C. Giúp giảm giải phóng 3–D
Gastrin từ dạ dày và không
cho các chất chứa trong dạ
dày.
4. Đặt sonde dạ dày- hút dịch D. Metoclopramide 4–C
(Primperan)

Câu 6. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về nguyên nhân gây bệnh về gan.
X Y ĐÁN ÁN
1. Do nhiễm A. tắc nghẽn 1–D
2. Do thuốc B. Methyldopa, 2–B
Aminodarone, MTX,

25
Halothane…
3. Do độc chất C. Rượu 3–C
4. Do tắc nghẽn D. Virus viêm gan B 4–A
Câu 7. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về hướng điều trị chung của bệnh
nhân Xơ Gan:
X Y ĐÁN ÁN
1. Chế độ ăn A. truyền huyết tương, 1–D
truyền khối tiểu cầu.
2. Thuốc hỗ trợ tế bào gan B. sylimarin, biphenyl 2–B
dimethyl dicarboxylase.
3. Rối loạn đông máu C. Bù albumin 3–A
4. Giảm albumin D. ăn nhiều chất đạm 4–C
Câu 8. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về phân độ dãn tĩnh mạch thực quản
X Y ĐÁN ÁN
1. Độ I A. niêm mạc trơn láng. 1–D
2. Độ II B. 5 – 10 mm, ngoằn ngoèo 2–B
lên đến đoạn giữa thực quản.
3. Độ III C. > 10mm, chiếm gần hết 3–C
lòng thực quản.
4. Bình thường D. < 5mm, thẳng, chỉ thấy ở 4–A
đoạn thực quản xa
Câu 9. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về phân độ dãn tĩnh mạch thực quản
X Y ĐÁN ÁN
1. Độ I A. < 5mm, nhìn giống nếp 1–A
niêm mạc dạ dày
2. Độ II B. 5 – 10 mm, kể cả dạng giả 2–B
polyp (polypoid) đơn độc
3. Độ III C. > 10mm, dạng giả nhiều 3–C
polyp
4. Bình thường D. niêm mạc trơn láng. 4–D

26
Câu 10. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về các hình thái của xuất huyết tiêu
hóa
X Y ĐÁN ÁN
1. Viêm loét dạ dày tá tràng A. Thường ở dạng mất máu 1–D
ẩn / tiêu phân đen
2. Ung thư dạ dày B. Máu đỏ tươi ra sau phân, 2–A
có thể chảy thành tia
3. Trĩ C. Máu & phân nhày trộn 3–B
lẫn nhau, có thể giống như
máu cá
4. Ung thư đại trực tràng D. Đau thượng vị liên quan 4–C
bữa ăn

B. CÂU TRUNG BÌNH


Câu 1. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về thể bệnh trong Viêm Tụy Cấp:
X Y ĐÁN ÁN
1. Thể tối cấp A. các triệu chứng mô tả trên 1–B
tiến triển tốt dần, sau 3-5
ngày khỏi hoàn toàn.

2. Thể cấp tính B. nặng, đau nhiều, nôn, sốc, 2–A


trụy tim mạch, tử vong sau
1-2 ngày.
3. Thể tái diễn C. không dấu hiệu bệnh lý 3–D

27
bất thường.
4. Tụy lành tính. D. Tái phát nhiều lần điều trị 4–C
khỏi, ít tử vong, sau lại tái
phát, thường nhẹ.

Câu 2. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về biến chứng Viêm Tụy Cấp:
X Y ĐÁN ÁN
1. U nang giả tụy A. dịch tụy chảy vào ổ hoại 1–A
tử ở nhu mô tụy
2. Hoại tử tụy B. do tụy hoặc biến chứng cơ 2–C
quan lân cận như chảy máu
trong ổ bụng, tắc ruột, huyết
khối, rò tụy.
3. Cổ chướng C. hoại tử vô khuẩn hay 3–B
nhiễm khuẩn
4. Mù đột ngột D. do tắc động mạch võng 4–D
mạc.

Câu 3. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác về điều trị biến chứng Xơ Gan
X Y ĐÁN ÁN
1. Cổ trướng A. giãn mạch thận và co 1–D
mạch tạng giúp tăng tưới
máu cho thận
2. Hôn mê gan và hội chứng B. Điều trị yếu tố khởi phát 2–B
não – gan
3. Ung thư gan C. Chỉ định điều trị nếu khối 3–C
u nhỏ < 5cm
4. Hội chứng gan thận D. chọc tháo cổ trướng khi 4–A
căng to

28
C. CÂU KHÓ
Câu 1. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác Độ khả dụng sinh học của PPI
X Y ĐÁN ÁN
1. Omeprazole 20mg A. 52% 1–B
2. Lansoprazole 30mg B. 35 - 60% 2–C
3. Rabeprazole 20mg C. 80 - 90% 3–A
4. Esomeprazole 20mg D. 89% 4–D
Câu 2. Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác thể bệnh và bệnh
X Y ĐÁN ÁN
1. Viêm tụy cấp phù nề A. Đau thượng vị, liên quan 1–B
đến bữa ăn.
2. Viêm tụy cấp thể hoại tử B. Đau bụng vừa phải, nằm 2–C
xuất huyết yên tĩnh được, toàn trạng ít
thay đổi.
3. Viêm tụy cấp nung mủ C. đau bụng dữ dội, sốc, 3–D
bụng chướng căng, có phản
ứng thành bụng, cắt cơn đau
khó khăn
4. Viêm loét dạ dày tá tràng D. Đau bụng, co cứng, liệt 4–A
ruột, hội chứng nhiễm trùng
muộn, sau vài ngày, đầu tụy
có ổ mủ bằng đầu kim.

29
V. DẠNG “ ĐÚNG – SAI”
- Mỗi câu hỏi chỉ có 2 phương án trả lời: Đúng (Đ) và sai (S).
- Ký hiệu đáp án đúng: @
- Các câu hỏi được phân loại theo mức độ: Dễ, Trung bình, Khó
A. CÂU DỄ
Câu 1. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy sử dụng các thuốc ức chế tiết axit như Histamine -
2 Blockers không hiệu quả rõ ràng trong Viêm Tụy Cấp.
A. Đúng@
B. Sai
Câu 2. Các ca Viêm Tụy Cấp nặng đặc biệt có nguy cơ nhiễm khuẩn thì có chỉ định kháng
sinh nên chọn các kháng sinh thâm nhập vào tổ chức tụy tốt như metronidazol, quinolon,
cephalosporin thế hệ 3, imipenem.
A. Đúng.@
B. Sai.
Câu 3. Viêm Tụy Cấp, người bệnh tăng triglyceride cần điều trị thường xuyên và kiểm soát
chế độ ăn hợp lí.
A. Đúng.@
B. Sai.
Câu 4. Cần dùng kháng sinh dự phòng thường quy trong Viêm Tụy Cấp nặng:
A. Đúng.
B. Sai.@
Câu 5. Tỉ lệ nhiễm H.p ngày càng tăng theo tuổi.
A. Đúng.@
B. Sai.
Câu 6. Nghiên cứu dịch tễ không phát hiện mối liên quan giữa các thức uống có café, không
có cà-phê hoặc cola, bia, sữa với nguy cơ bệnh loét tăng.
A. Đúng.@
B. Sai.
Câu 7. Nôn và buồn nôn gặp trong 85% các bệnh nhân Viêm Tụy Cấp, tuy nhiên khi bệnh
nhân nôn thì triệu chứng đau bụng thuyên giảm.
A. Đúng.
30
B. Sai.@
Câu 8. Viêm Tụy Cấp nặng là tinh trạng Viêm Tụy Cấp có kèm theo suy tạng hoặc tổn
thương khu trú tại tụy (hoại tử, áp xe, hoặc nang giả tụy).
A. Đúng.@
B. Sai.
Câu 9. Xơ gan là bệnh mạn tính gây thương tổn nặng lan toả ở các thuỳ gan.
A. Đúng.@
B. Sai.
Câu 10. Chẩn đoán xác định bệnh lý Xơ Gan trên lâm sàng chủ yếu dựa vào hai hội chứng:
hội chứng suy tế bào gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
A. Đúng.@
B. Sai.
B. CÂU TRUNG BÌNH
Câu 1. Viêm gan siêu vi mạn: có bảy loại virus gây viêm gan nhưng viêm gan A và viêm gan
B có tỷ lệ nhiễm đưa đến xơ gan cao nhất.
A. Đúng.
B. Sai.@
Câu 2. Thuốc hỗ trợ tế bào gan hạn chế phá hủy tế bào gan: có nhiều nhóm chỉ nên lựa chọn
một nhóm thuốc ví dụ: sylimarin, biphenyl dimethyl dicarboxylase.
A. Đúng.@
B. Sai.
Câu 3. Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một cấp cứu nội- ngoại khoa.
A. Đúng.@
B. Sai.
C. CÂU KHÓ
Câu 1. Trong Hồi Sức Cấp Cứu bệnh nhân Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) không cần chú ý
chảy máu do viêm dạ dày tá tràng cấp do stress .
A. Đúng.
B. Sai.@
Câu 2. Trong xuất huyết tiêu hóa (XHTH), lượng máu ói & tiêu phản ánh chính xác tình
trạng và lượng máu đã mất.

31
A. Đúng.
B. Sai.@

32

You might also like