You are on page 1of 18

70% Y18

Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu, NGOẠI TRỪ:
A. Nồng độ CO2 trong không khí PaCO2 trong cớ thể
B. Mức độ hoạt động
C. Lứa tuổi
D. Lượng O2 tới mô
Câu 2: Nhận định đúng khi nói về Hemoglobin hồng cầu là
A. Chức năng chính là tạo áp suất keo cho cơ thể
B. Nồng độ Hb trong hồng cầu là 7 – 8 g/dl (g%)
C. Hem là thành phần mang sắc tố đỏ, giống nhau ở mọi tế bào
D. Globin là protein không màu , cấu trúc hằng định
Câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng lên ái lực của Hemoglobin – oxy, NGOẠI TRỪ:
A. 2.3 - diphosphoglycerate
B. Phân áp O2 trong cơ thể
C. Hợp chất photphase trong hồng cầu
D. Nhiệt độ của cơ thể
Câu 4: Nhận định đúng về chức năng của hồng cầu:
A. Hình thành HbO2 là một phản ứng oxy hóa, giúp O2 gắn chặt vào Hem
B. Khi Fe3+ chuyển thành Fe2+ thì sẽ tạo MetHb, là dạng khó nhả O2 gây nên tím tái
lâm
sànga
C. Thứ tự acid amin trong Hb nếu bị thay đổi có thể gây ra thiếu máu tán huyết
D. Chuỗi alpha của globin do NST số 11 quy định
Câu 5: Tác dụng vận chuyển CO2 của Hb, hệ đệm HCO3-/H+ và dạng hòa tan trực tiếp
lần lượt
là:
A. 70% - 23% - 7%
B. 23% - 70% - 7%
C. 23% - 7% - 70%
D. 70% - 7% - 23%
Câu 6: Nhận đính đúng về hồng cầu lưới, NGOẠI TRỪ:
A. Là hồng cầu được phóng thích từ tủy xương vào tuần hoàn máu trước khi nó mất ty
thể
còn lại để trở thành hồng cầu trưởng thành
B. Khi mất máu thì tủy xương tăng đáp ứng từ 6- 8 lần
C. Hồng cầu lưới chiếm khoảng 0,5% - 1,5%
D. Hiệu chỉnh số lượng hồng cầu lưới nếu >2 thì tủy có đáp ứng
Câu 7: Giai đoạn cuối cùng của hồng cầu nhân là:
A. Tiền nguyên hồng cầu
B. Nguyên hồng cầu ưa base
C. Nguyên hồng cầu ưa acid
D. Hồng cầu lưới
Câu 7: Hormone giúp tăng sản suất máu, NGOẠI TRỪ:
A. Androgen
B. GH
C. Tuyến giáp
D. Tuyến thượng thận
Câu 8: Dấu ấn thường dùng để nhận diện tế bào gốc dòng tủy là:
A. CD40
B. CD34
C. CD68
D. CD138 Tương bào
Câu 9: Giai đoạn bão hòa hemoglobin là:
A. Tiền nguyên hồng cầu
E. Nguyên hồng cầu ưa base
F. Nguyên hồng cầu ưa acid
G. Hồng cầu lưới
Câu 10: Nhận định đúng về hồng cầu lưới, NGOẠI TRỪ:
A. Cần 7 ngày để biệt hóa tiền nguyên hồng cầu thành hồng cầu lưới
B. Thời gian tồn tại cuả HC lưới là 24h, cũng là thời gian biến mất hoàn toàn các vết tích
của nhân
C. Ở người tiêu huyết cấp, thalassemia,cắt lách thì HC cầu nhân có thể xuất hiện ở máu
ngoại vi
D. Thiếu máu sản xuất từ tủy thì HCL giảm
Câu 11: SL bạch cầu giảm trong trường hợp, NGOẠI TRỪ:
A. Bệnh bạch cầu mạn tính
B. Nhiễm độc
C. Nhiễm xạ
D. Suy tủy
Câu 12: Nhận định đúng về bạch cầu là:
A. Xác định số lượng bạch cầu ưa acid dựa vào công thức Arneth
B. Trị số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng hơn tỷ lệ phần trăm thành phần bạch cầu trong
cơ thể
C. Trị số bình thường của BCTT là 1000-4000/mm3
D. BC ưa acid có tỉ lệ thấp nhất trong các loại BC
Câu 13: Đặc tính có ở tất cả bạch cầu là :
A. Chuyển động bằng chân giả
B. Xuyên mạch
C. Thực bào
D. Hóa hướng động
Câu 14: Nhận định KHÔNG ĐÚNG về bạch cầu là:
A. Thực bào là đặc tính quan trọng nhất của BCTT và BCDN
B. Nếu BC ưa base có nồng độ > 5000/mm3 sẽ gây nên hội chứng HES làm ngưng tim
C. Bạch cầu ưa acid có liên quan đến phản ứng dị ứng
D. Trong máu, bạch cầu đơn nhân không có chức năng sinh lý
Câu 15: Hội chứng mặt sư tử gây suy hô hấp, co thắt cơ hô hấp để lâu dài có thể gây
ngưng thở
là do hiện tượng thâm nhiễm:
A. Bạch cầu ưa base
B. Bạch cầu ưa acid
C. Lympho T
D. Lympho B
Câu 16: Bạch cầu không có chức năng vận động và thực bào là:
A. BCTT
B. BCDN
C. Bạch cầu ưa base
D. Bạch cầu ưa acid
Câu 17: Hiện tượng chuyển lớp kháng thể trên bề mặt hồng cầu chịu ảnh hưởng của tế
bào:
A. Th1
B. Th2
C. Th17
D. Treg
Câu 18: Tác dụng trực tiếp của kháng thể máu, NGOẠI TRỪ:
A. Ngưng kết
B. Hoạt hóa bổ thể
C. Trung hòa
D. Làm tan kháng nguyên
Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiểu cầu:
A. Mồ chôn của tiểu cầu là gan.
B. Yếu tố điều hòa thrombopoietin sinh ra ở lách.
C. Bề mặt tiều cầu mang cực (+), collagen mang cực (-) nên khi tiểu cầu thoát mạch có
tác
động cầm máu sơ khởi
D. Tiểu cầu tập trung nhiều ở máu ngoại vi nhiều hơn ở lách.

Câu 20: Khi chọc dò lấy tủy xét nghiệm ở người trưởng thành thường lấy ở:
A. Xương sườn
B. Xương ức
C. Xương chậu
D. Xương sống
Câu 21: Ở người trưởng thành lượng máu sản sinh mỗi ngày dao động khoảng 6 tỉ tế bào,
trong
đó lượng máu sản xuất chủ yếu tập trung ở:
A. Xương sườn
B. Xương ức
C. Xương chậu
D. Xương sống
Câu 22: Các tế bào tham gia tạo máu bao gồm, NGOẠI TRỪ:
A. TBG trung mô
B. TBG của tạo cốt bào
A. TBG hệ tạo máu HSC
C. TBG của nguyên bào sợi
Câu 23: Dấu ấn tế bào vừa có ở tế bào NK vừa có ở tế bào dòng tủy và đơn nhân là:
A. CD24
B. CD16
C. CD57
D. CD94
Câu 24: Tương tác của yếu tố tăng trưởng lên thụ thể tế bào tiền thân để các tế bào này:
A. Hoạt hóa
B. Ức chế biệt hóa
C. Biệt hóa
D. Suy thoái
Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng tiêu huyết sinh lý là:
A. Thiếu hụt men G6PD
B. Thiếu hụt sắt
C. Thiếu hụt vitamine B9, B12
D. Thâm nhiễm ĐTB
Câu 26: Phát biểu KHÔNG ĐÚNG khi nói về chứng thiếu máu ác tính:
A. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt acid folic – B12
B. Thiếu yếu tố nội tại IF cũng gây ra bệnh thiếu máu ác tính
C. Ăn chay trường không phải nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu ác tính
D. Hồng cầu to lên dễ bị vỡ và mất chức năng vận chuyển khí

Câu 27: Nhận định đúng về bảo quản truyền máu là:
A. Bảo quản ở nhiệt độ phòng 20oC
B. Thời gian bảo quản tối đa là 2 tuần đầu sau khi lấy máu
C. Khi để lâu pH máu giảm, máu bị nhiễm toan
D. Khi bảo quản không cẩn thận, ion K+ di vào màng hồng cầu gây vỡ hồng cầu
Câu 28: Nhận định đúng về bảo quản truyền máu là:
A. Nhóm máu AB nhận truyền máu toàn phần từ A,B,O mà không gây ra ngưng kết
B. Ở người già hoặc người mắc bệnh lý như leukemia cấp, u lympho thì kháng nguyên B
mất tính ngưng kết
C. Ở trẻ 10 tuổi có số lượng kháng thể nhóm máu nhiều và đầy đủ hơn so người trưởng
thành
D. Người mang đồng hợp lặn hh (nhóm máu O Bombay) có thể nhận truyền máu từ
người
mang nhóm máu O
Câu 29: Bệnh lý gây ra hiện tượng thâm nhiễm kháng nguyên B ngoại trừ:
A. Ung thư đại tràng
B. Ung thư tuyến giáp
C. Ung thư cổ tử cung
D. Viêm ruột hoại tử
Câu 30: Nhận định đúng về thoái biến hồng cầu là;
A. Tại gan bilirubin kết hợp gắn với acid glycuronic tạo nên bilirubin tự do
B. Urobilinogen đào thải theo phân dưới dạng urobilin
C. Vàng da sơ sinh do bilirubin có thể dùng bước sóng hồng ngoại giữ nồng độ bilirubin
ổn
định
D. Đời sống hồng cầu ở nữ ngắn hơn ở nam
Câu 31: Nhiễm vi khuẩn H.pylori gây nên bệnh:
A. Mất máu mạn
B. Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc
C. Thiếu máu suy tủy
D. Thiếu máu hồng cầu to
Câu 32: Sự thay đổi tốc độ lắng máu phụ thuộc chủ yếu vào thành phần:
A. Phospholipid
B. Glycoprotein
C. Glycolipid
D. Acid sialic
Câu 33: Khi dự trữ máu, yếu tố trong máu thay đổi ngoại trừ:
A. Glucose
B. pH

C. K+
D. Protein
Câu 34: Cytokine cần thiết cho sự trưởng thành của tế bào NK:
A. IL – 5
B. IL – 16
C. IL – 23
D. IL – 34
Câu 35: Đâu không phải dòng tế bào tiền thân hồng cầu:
A. E/Mega
B. BFU – E
C. CFU – G
D. CFU – E
Câu 36: Chu kì tuần hoàn của hồng cầu khoảng:
A. 10s
B. 20s
C. 30s
D. 40s
Câu 37: Hồng cầu vận chuyển các chất, NGOẠI TRỪ:
A. O2
B. CO2
C. H+
D. OHCâu 38: Yếu tố không phải là đồng yếu tố cho sự hình thành Hb:
A. Fe
B. Co
C. Zn
D. Cu
Câu 39: Triệu chứng lâm sàng thương gặp trong thiếu máu thiếu sắt, NGOẠI TRỪ:
A. Da xanh niêm nhợt
B. Lưỡi mất gai, viêm lưỡi
C. Gan, lách to
D. Nhịp tim nhanh
E. Móng tay dẹp, lõm
Câu 40: Xét nghiệm thường quy nhất để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt là:
A. Ferritin
B. Công thức máu
C. Săt huyết thanh

D. Nhuộm sắt trong tủy xương


Câu 41: Bình thường, HbF được tổng hợp nhiều nhất trong giai đoạn:
A. Phôi
B. Thai
C. Nhũ nhi
D. Sơ sinh
Câu 42: Ferritin tăng trong bệnh lý nào sau đây:
A. Suy tuyến giáp
B. Thiếu máu thiếu sắt
C. Thiếu máu nguyên bào sắt
D. Xuất huyết cấp
E. Thiếu máu do viêm
Câu 43: Chẩn đoán phân biệt thiếu máu thiếu sắt và thalassemia KHÔNG dựa vào:
A. Triệu chứng bệnh cảnh lâm sàng
B. Kích thước và màu sắc hồng cầu
C. Sắt huyết thanh và ferritin
D. Điện di Hb
Câu 44: Nhận định đúng về bệnh HC hình cầu di truyền Minkowski Chauffard:
A. Là bệnh di truyền lặn, nằm trên NST thường
B. Nguyên nhân là do bất thường protein nhân hồng cầu
C. Phospholipid màng giảm
D. HC giảm tính thấm với Na, làm hồng cầu dễ vỡ khi đi qua xoang TM
Câu 45: Khi nói về thiếu máu do thiếu men G6PD, nhận định đúng là:
A. Di truyền gene trội, liên quan NST X
B. Men G6PD liên quan đến con đường phân giải đường glucose tạo năng lượng cho cơ
thể
C. Tán huyết nặng có thể gây ra tiểu máu
D. HC bị tổn thương do các chất oxy hóa, gốc tự do của BCAT
Câu 28: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhận định KHÔNG ĐÚNG là:
A. Xảy ra ở NST số 6
B. Bệnh hiếm gập ở VN
C. Bệnh xảy ra do rối loạn tổng hợp Hb
D. Thiếu máu hồng cầu hình bia xảy ra ở cùng acid amin với HbS
Câu 46: Bệnh lý nào sau đây gây ra do nguyên nhân ngoài hồng cầu:
A. Thiếu máu hồng cầu hình liềm
B. Lupus ban đỏ rải rác
C. Thiếu máu do thiếu men G6PD
D. Thalassemia

Câu 47: Khi nói về tác nhân thuốc gây ra thiếu máu ngoài hồng cầu, nhận định SAI là:
A. Do tính oxy hóa của thuốc
B. Thuốc là dị ứng nguyên bám trên bề mặt HC
C. KN – KT gắn trên thụ thể CR1-C3b trên HC
D. Phá vỡ sự tự dung nạp
Câu 48: Khi chẩn đoán phân biệt thiếu máu thiếu săt và thiếu máu nguyên bào sắt, nhận
định
KHÔNG ĐÚNG là:
A. Sắt huyết thanh
B. Ferritin
C. Kích thước hồng cầu
D. Tất cả các nhận định trên
Câu 49: Đâu không phải nguyên nhân thiếu máu do thiếu B12/folic?
A. Nhiễm giun móc, giun lươn
B. Cắt dạ dày
C. Teo niêm mạc bẩm sinh
D. Ăn chay trường
Câu 50: Trong thiếu máu do bất sản tủy không rõ nguyên nhân:
A. Tủy xương bị cốt hóa hoặc xâm lấn
B. Tổn thương tế bào gốc
C. Ngộ độc thuốc hoặc hóa chất
D. Tất cả đều đúng
Câu 51: Hoạt động thích nghi cơ thể khi thiếu máu có thể gây ra, NGOẠI TRỪ:
A. Da, niêm tái nhợt
B. Khó thở
C. Suy tim
D. Giảm tận dụng oxy ở mô
Câu 52: Thiếu máu trong bệnh lý suy tủy xương, NGOẠI TRỪ:
A. Sắt huyết thanh giảm hoặc không đổi
B. Thiếu máu hồng cầu đẳng sắc đẳng bào
C. HCL giảm
D. Chỉ số HC hiệu chỉnh (RI) < 2
Câu 53: Rối loạn tăng BCTT, NGOẠI TRỪ:
A. Đếm số lượng BCTT > 7500 tế bào/mm3
B. Nguyên nhân do nhiễm trùng, viêm nhiễm với hoại tử do thuốc
C. Do đau, phản ứng stress nặng
D. Sau hóa trị và tia xạ toàn thân
Câu 54: Rối loạn giảm số lượng BCTT trong máu, NGOẠI TRỪ

A. Nguyên nhân do suy tủy, phá hủy do miễn dịch, shock nhiễm trùng và do thuốc
B. Số lượng BCTT giảm mạnh <1500/mm^3
C. Do thiếu máu tán huyết không miễn dịch và xuất huyết cấp
D. Do mắc Lupus ban đỏ hệ thống
Câu 55: Yếu tố khiếm khuyết về chức năng bạch cầu TT nào sau đây liên quan trực tiếp
đến quá
trình thực bào của BCTT:
a. Thiếu các hạt nguyên phát và thứ phát
b. Giảm tuyển dụng từ tuần hoàn máu ngoại vi
c. Giảm sản xuất các chất oxy hóa
d. Giảm hóa ứng động bạch cầu
Câu 56: Bạch cầu có hạt màu đỏ sáng, có IgE trên bề mặt tế bào là:
A. Bach cầu ưa base
B. Bạch cầu ưa acid
C. Bạch cầu trung tính
D. Bạch cầu mono
Câu 57: Bạch cầu ưa base tăng trong trường hợp, NGOẠI TRỪ?
A. Dị ứng cấp
B. Viêm mạn tính
C. Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy
D. Sốt phát ban
Câu 58: Bạch cầu thường liên quan đến bệnh lý ác tính?
A. Basephil, Eosinophil
B. Neutrophil, Lymphocyte
C. Basephil, Monocyte
D. Lymphocyte, monocyte
Câu 59: Nhận định KHÔNG ĐÚNG khi nói về tăng lympho lành tính:
A. Nguyên nhân thường là do nhiễm virus, vi khuẩn và bệnh Basedow (Cường tuyến
giáp)
B. Đếm số lượng >4000/mm^3 ở người lớn và > 8000/ mm^3 ở trẻ em
C. Bệnh sinh là do gia tăng sản xuất và giảm di chuyển vào hệ thống bạch huyết
D. Bệnh ho gà làm tăng lymphocyte bởi tiết ra yếu tố giảm di chuyển vào hệ thống bạch
huyết
E. Thường gặp trong vk sinh mủ và kỵ khí
Câu 60: Nhận định đúng về tăng BCĐN nhiễm khuẩn là:
A. Nguyên nhân thường là do nhiễm EBV
B. Triệu chứng lâm sàng sốt dao động, mệt mỏi, đau toàn thân, viêm amidan xuất tiết,
hạch
to, nặng hơn lách to và gan to, nổi ban phát triển nếu điều trị với ampicillin

C. Bệnh sinh của tình trạng này chủ yếu truyền qua tiếp xúc nước bọt (EBV ban đầu tăng
sinh vùng niêm mạc hầu họng). Nhiễm trùng lây lan đến các tế bào B trong các hạch bạch
huyết.
D. Virus EBV trong tế bào lympho B gắn với thụ thể CD21; gây ra sự gia tăng tế bào và
tăng tổng hợp IgM; virus vẫn tồn tại dai dẳng, sự tái phát có thể xảy ra
E. Tất cả nhận định trên
Câu 61: Nhóm bệnh lý ác tính nào mà có thể tạo các bất thường như hình thành khôi u tế
bào
lympho B, suy giảm miễn dịch, xuất hiện ở người già, tăng Ca máu, suy thận, thiếu máu
và tăng
hủy xương?
A. Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy
B. Bệnh đa u tủy xương
C. Hội chứng bất sản tủy
D. Lymphoma Hodgkin
Câu 62: Tế bào KHÔNG có khả năng thực bào là:
A. Neutrophil
B. ĐTB
C. Esinophil
D. Basephil
Câu 63: Bệnh lý giảm bạch cầu bẩm sinh thường liên quan đến cơ chế nào nhất?
A. Giảm sản xuất BC
B. Tăng phá hủy BC
C. Ngừng trưởng thành BC
D. Chuyển dịch BC ra vùng rìa gắn vào thành mạch
Câu 64: Yếu tố III của tiểu cầu có bản chất là:
A. Glycolipid
B. Polisaccharide
C. Lipoprotein
D. Phospholipid
Câu 65: Khi nói về tiểu cầu nhận định chính xác là:
A. 2/3 phân bô trong lách, 1/3 phân bố trong tuần hoàn
B. Tiểu cầu kết dính và sợi collagen nhờ vào các yếu tố kết dính như ADP, Thromboxane
A2
C. Đời sống của tiểu cầu khoảng 120 ngày ở nam giới và 110 ngày ở nữ giới
D. Số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000 - 300.000/ mm3 máu
Câu 66: Yếu tố gây co mạch trong quá trình đông cầm máu , NGOẠI TRỪ:
A. ADP
B. Heparin

C. Adrenalin
D. Serotonin
Câu 67: Khi nói về hiện tượng co mạch trong giai đoạn cầm máu sơ khởi, nhận định đúng
là:
A. Sự co thắt cơ trơn mạch máu tại chỗ xảy ra nhanh chóng hơn sự co thắt mạch do phản
xạ
thần kinh
B. Mạch máu bị dập nát thì sự chảy máu nhiều hơn so với mạch máu bị cắt đứt
C. Thiếu Vitamin C làm cho thành mạch không đàn hồi nên mạch không co được
D. Khi co mạch có thể làm cho các mạch máu nhỏ đóng hoàn toàn
Câu 68: Các yếu tố đông máu do gan sản xuất, NGOẠI TRỪ:
A. IV, VIII
B. IV, VI
C. VI, VIII
D. IV, VI, VIII
Câu 69: Yếu tố đông máu không phụ thuộc vào vitamin K, có bản chất là protein, khi
thiếu hụt
bẩm sinh yếu tố này gây nên bệnh Hemophilia, gây xuất huyết khớp, dễ xuất hiện các nốt
xuất
huyết hoặc cục máu bầm trên da:
A. IX
B. VII
C. VIII
D. X
Câu 70: Một bệnh nhân nam 65 tuổi, nhập viện vì xơ gan nặng do uông rượu lâu năm, chỉ
định
phẫu thuật sau khi làm test APTT và PT cho kết quả bình thường, sau phẫu thuật bệnh
nhân ổn
định. Sau một thời gian tại vết mổ, bệnh nhân có hiện tượng xuất huyết chậm, nguyên
nhân có
thể là:
A. Thiếu tiểu cầu
B. Thiếu yếu tố VIII
C. Sử dụng thuốc chống đông máu trong quá trình phẫu thuật
D. Thiếu yếu tố XIII
Câu 71: Bệnh nhân nam 25 tuổi, nhập viện vì chảy máu nhiều vì chấn thương trong quá
trình lao
động, xét nghiệm APTT cho kết quả bình thường, PT dài, đâu KHÔNG THỂ nguyên
nhân gây
rối loạn đông cầm máu của bệnh nhân này:
A. Bệnh nhân bị mắc bệnh hemophilia A
B. Bệnh nhân thiếu yếu tố IV
C. Bệnh nhân bị mắc bệnh hemophilia B
D. Bệnh nhân thiếu yếu tố XI
Câu 72: Khi nói về cơ chế đông cầm máu, nhận định KHÔNG ĐÚNG là:
A. Con đường ngoại sinh xảy ra trước con đường nội sinh
B. Con đường ngoại sinh có vai trò chính yếu hơn con đường nội sinh
C. Con đường ngoại sinh thường được khởi phát bởi yếu tố XII
D. Con đường nội sinh xẩy ra khi có sự tiếp xúc yếu tố đông máu với collagen
Câu 73:Yếu tố giúp hoạt hóa prothrombin thành thrombin có chức năng sinh học là:
A. Yếu tố II
B. Yếu tố III
C. Yếu tố IV
D. Yếu tố XII
Câu 74: Khi nói về chức năng của thrombin, nhận định KHÔNG ĐÚNG là:
A. Khởi phát con đường nội sinh bằng cách kích hoạt yếu tố XI, VIII
B. Chuyển hóa fibrinogen thành fibrin
C. Dòng thác đông máu được khuếch đại bởi một số ít thrombin nội sinh
D. Thrombin kích hoạt yếu tố XIII, cùng với Ca tạo ra fibrin không hòa tan
Câu 75: Yếu tố đông máu chỉ đóng vai trò khuếch đại và tạo ra bradykinin và kích hoạt
sợi tiêu
huyết, khi thiếu yếu tố này không gây ra bất kì chảy máu lâm sàng nào:
A. Yếu tố I
B. Yếu tố XII
C. Yếu tố IX
D. Yếu tố V
Câu 76: Nhận định đúng về quá trình đông cầm máu là:
A. Bradykinin là một chất trong đường đụng chạm gây giãn mạch và là chất chống đông,
ức
chế ngưng tập tiểu cầu do thrombin
B. Con đường phụ là con đường hỗ trợ tan sợi huyết, đóng vai trò thứ yếu trong dòng
thác
đông máu
C. Cách kích hoạt chính của con đường nội sinh là phức hợp yếu tố tổ chức - yếu tố VII
D. Nếu con đường ngoại sinh bình thường, thì thiếu yếu tố VIII hoặc IX thì vẫn không có
chảy máu lâm sầng
Câu 77: Yếu tố được xem là yếu tố then chốt của quá trình đông máu, giúp khuếch đại
quá trình
đông máu là:
A. Thrombin
B. Fibrinogen
C. Kininogen
D. Plaminogen
Câu 78: Yếu tố do tế bào nội mạch tiết ra, hoạt hóa plasminogen là:
A. FDP
B. tPA
C. Bradykinin
D. Prekallicrein
Câu 79: Khi nói về kháng thể nhóm máu hệ ABO, nhận định đúng là:
A. KT đạt giá trị lớn nhất khi mới sinh ra, khi trẻ được khoảng 4 – 6 tháng tuổi
B. Khi phôi thai mới hình thành, có thể làm nghiệm pháp xác định nhóm máu
C. KT tự nhiên có bản chất là gamma - globulin, có thể lọt qua nhau thai
D. KT miễn dịch có bản chất là IgG, hình thành sau khi có đáp ứng miễn dịch
Câu 80: Nhận đinh KHÔNG ĐÚNG là:
A. Phân nhóm máu A1 có phản ứng mạnh với anti A1
B. Tỷ lệ người mang A1 nhiều hơn A2
C. A1 mang kháng thể anti - A1
D. A1 chứa nhiều kháng nguyên màng hơn so với A2

You might also like