You are on page 1of 4

GIA ĐÌNH CLB TÌNH NGUYỆN KHOA Y

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG GIUN SÁN


1.Đâu không phải là con đường xâm nhập của giun sán?
A. Đường tiêu hoá
B. Đường da
C. Đường hô hấp
D. Đường trùng đốt

2.Cơ chế né tránh đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của giun sán, ngoại trừ:
A. Kích thước lớn, vỏ dày, di động giúp giun sán không bị tế bào tua, đại thực bào bắt
giữ.
B. Lột xác, tiết các chất ngăn cản không cho bổ thể gắn lên.
C. Giun sán của các loài không truyền lẫn nhau, tính chất đặc hiệu loài.
D. Truyền qua trung gian muỗi đốt, tiết chất tiêu mô nên đi qua được hàng rào da bảo
vệ.

3.Bệnh động vật (zoonoses) là sự né tránh của giun sán qua hàng rào nào của
DƯMDBS
A. Hàng rào thể chất
B. Hàng rào hoá học
C. Hàng rào da, niêm mạc
D. Hàng rào các tế bào

4.Kháng nguyên nào có vai trò quan trọng đối với giun sán:
A. Kháng nguyên thân
B. Kháng nguyên biến dưỡng
C. Kháng nguyên nang
D. Kháng nguyên lông

5.Fascicola hepatica có chung thành phần kháng nguyên với. Chọn câu sai
A. Ascaris lumbricoides
B. Clonorchis sienesis
C. Paragonimus westermani
D. Fasciolopsis buski

6.DƯMDTN trải qua các bước nào?


A. Nhận diện và hoạt hoá.
B. Nhận diện, tăng sinh, hoạt hoá.
C. Hiệu ứng, nhận diện, tăng sinh.
D. Nhận diện, hoạt hoá, hiệu ứng.

7.Toll like receptor (TLR) nào có vai trò quan trọng trong bước nhận diện kháng nguyên
giun sán
A. TLR4
B. TLR2

CLBTNKY – BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM 1


GIA ĐÌNH CLB TÌNH NGUYỆN KHOA Y

C. TLR1
D. C type lectin

8.Chọn câu sai:


A. IL-9 lôi kéo tế bào mast về vị trí kí sinh trùng.
B. IL-12 góp phần biệt hoá Th1, ức chế biệt hoá Th2.
C. IL-5 kích thích tuỷ xương tạo BCAT.
D. IL-4 làm tăng biểu lộ MHC-II, kích thích lympho B hoạt hoá tạo ra kháng thể IgG.

9.Không xảy ra DƯMD thích nghi giun kí sinh ở:


A. Máu
B. Mô
C. Niêm mạc ruột
D. Lòng ruột

10.Kháng thể nào có vai trò quan trọng ĐUMD chống giun sá
A. IgG
B. IgE
C. IgM
D. IgA

11.Yếu tố hoá hướng động ECF là do tế bào nào tiết ra


A. Tế bào mast
B. Đại thực bào
C. Tế bào tua
D. Bất kì tế bào nào bị nhiễm

12.Tác dụng nào không phải của miễn dịch thích nghi:
A. Làm tổn thương giun sán
B. Trung hoà các kháng nguyên biến dưỡng
C. Tạo phức hợp bổ thể tấn công màng
D. Ngăn tái nhiễm

13.Người bị lao khi bị nhiễm giun sán thì ĐƯMDTN chống giun sán sẽ:
A. Mạnh hơn so với lúc chưa bị lao
B. Yếu hơn so với lúc chưa bị lao
C. Không ảnh hưởng gì
D. Chưa xác định được

14.Ấu trùng nào sau đây tạo vỏ bọc né tránh DUMD của ký chủ
A. Cysticercus cellulosae
B. Hydatid
C. Coenurus
D. Sparganum

15.Trichuris trichiura tiết Metalloprotease nhằm mục đích nào sau đây để né tránh

CLBTNKY – BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM 2


GIA ĐÌNH CLB TÌNH NGUYỆN KHOA Y

DUMD của ký chủ


A. Can thiệp vào quá trình xử lý và trình diện kháng nguyên
B. Phá huỷ và ức chế sự tăng sinh của tế bào lympho T
C. Phá huỷ kháng thể
D. Phá huỷ Eotaxin làm giảm hoặc không lôi kéo được BCAT về vị trí kí sinh trùng

16.Serpin được giun sán tiết ra nhằm mục đích:


A. Ức chế xử lý peptid
B. Phá huỷ và ức chế sự tăng sinh của tế bào lympho T
C. Ức chế biểu lộ MHC-II
D. Phá huỷ Eotaxin làm giảm hoặc không lôi kéo được BCAT về vị trí kí sinh trùng

17.Sau khi phân cắt kháng thể, sán máng:


A. Lấy phần Fab của kháng thể nhằm nguỵ trang né tránh DƯMD của ký chủ
B. Lấy phần Fc kháng thể nhằm nguỵ trang né tránh DƯMD của ký chủ
C. Lấy chuỗi nặng của kháng thể nhằm nguỵ trang né tránh DƯMD của ký chủ
D. Lấy chuỗi nhẹ nhằm nguỵ trang né tránh DƯMD của ký chủ

18.Trong hiện tượng quá mẫn type 1, các chất histamin, Leucotrien, Protaglandin:
A. Tác dụng lên các tế bào nội mô mạch máy gây giãn mạch
B. Tác dụng lên đầu dây thần kinh gây ngứa
C. Tác dụng lên cơ trơn gây co thắt, ho hen
D. Tất cả đều đúng

19.Cytokine nào có góp phần vào cơ chế tạo u hạt trong quá mẫn type 4
A. IL-5, IL-9
B. IL-6, IL-13
C. IL-4, IL-13
D. IL-1, IL-12

20.Có bao nhiêu phần trăm lượng IgE tạo ra gắn vào kháng nguyên thân của giun sán:
A. 5%
B. 10%
C. 95%
D. 90%

ĐÁPÁN

1 C 1 A
1

2 C 1 C
2

3 A 1 B
3

CLBTNKY – BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM 3


GIA ĐÌNH CLB TÌNH NGUYỆN KHOA Y

4 B 1 A
4

5 D 1 D
5

6 D 1 A
6

7 A 1 B
7

8 D 1 D
8

9 D 1 C
9

1 B 2 A
0 0

CLBTNKY – BIÊN SOẠN VÀ SƯU TẦM 4

You might also like