You are on page 1of 193

TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.

0)

SINH LÝ MÁU

1. Nói về quá trình tạo máu câu nào sau đây phù hợp:
A.Các tế bào gốc tạo máu đa năng có thể biệt hoá ra tất cả các dòng tế bào
máu
khác nhau.
B.Quá trình biệt hoá của tế bào gốc tạo máu đa năng chỉ xảy trong thời kỳ bào
thai.
C. Các nguyên bào là dạng tế bào máu đầu tiên được phóng thích ra máu ngoại
vi.
D. Tất cả đều đúng.
E. Câu A và C đúng.
2. Đường kính của hồng cầu khoảng:
A. 6-7 µm
B. 7-8 µm
C. 8-9 µm
D. 9-10 µm
E. 10-11 µm
3. Thể tích trung bình của mỗi hồng cầu bằng:
A. 75-80 µm 3
B. 80-85 µm 3
C. 85-90 µm 3
D. 90-95 µm 3
E. 95-100 µm 3
4. Hồng cầu có hình đĩa 2 mặt lõm thích hợp với khả năng vận chuyển khí vì:
A. Có thể biến dạng để dễ dàng xuyên qua thành mao mạch nhỏ vào tổ chức.
B. Làm tăng khả năng khuếch tán khí lên 30%.
C. Làm tăng diện tiếp xúc lên 40%.
D. Làm tăng tốc độ lưu thông của máu.
E. A và B đúng.
5. Những yếu tố sau đây đều có ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu, NGOẠI TRỪ:
A. Sống ở vùng cao.
B. Lao động nặng.
C. Trẻ só sinh.
D. Sống ở vùng biển với áp suất khí quyển là 760 mmHg.
E. Có thể giảm khả năng tạo erythropoietin.
6. Số lượng hồng cầu tăng trong các trường hợp sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Bệnh đa hồng cầu.
B. Sống ở vùng cao.

1
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Bệnh phổi mạn tính.


D. Nhiễm giun móc.
E. Suy tim kéo dài.
7. Mỗi phân tử hemoglobin của người bình thường được cấu tạo bởi:
A. Bốn nhân heme và bốn vòng porphyrin.
B. Hai chuỗi và hai chuỗi .
C. Hai chuỗi và hai chuỗi γ.
D. Bốn nhân heme và và bốn chuỗi globin.
E. Bốn ion Fe ++ và bốn vòng porphyrin.
8. Trong phản ứng kết hợp giữa Hb và oxy, câu nào sau đây không đúng:
A. Oxy được gắn với Fe ++ trong nhân heme.
B. Một phân tử Hb có thể gắn với 4 phân tử O2 .
C. Đây là phản ứng oxy hoá.
D. Phân tử O2 được gắn lỏng lẻo với Fe ++.
E. Chiều của phản ứng phụ thuộc vào phân áp O2 .
9. Nói về chức năng vận chuyển khí của Hb, câu nào sau đây không đúng:
A. Heme kết hợp với oxy.
B. ái lực của Hb đối với CO gấp hơn 200 lần so với O2 .
C. Trong môi trường nhiều CO, Hb chuyển thành Methemoglobin không còn
khả
năng vận chuyển O2 .
D. Globin vận chuyển CO2 .
E. Khi Fe ++ chuyển thành Fe +++ , Hb không vận chuyển được O2 .
10. Hemoglobin ở người trưởng thành bình thường thuộc loại nào sau đây:
A. HbA
B. HbC
C. HbF
D. HbS
E. HbE
11. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:
A. Các hồng cầu hình liềm rất dễ vỡ.
B. Do sự bất thường trong cấu trúc của vòng porphyrin.
C. Do sự bất thường trong cấu trúc các chuỗi .
D. Câu A và B đúng.
E. Câu A và C đúng.
12. Trong quá trình vận chuyển oxy của hemoglobin, oxy gắn với. của. và được
vận chuyển dưới dạng. Đến tổ chức.
A. Ion Fe ++ , nhân heme, nguyên tử.
B. Ion Fe ++ , nhân heme, phân tử.
C. Vòng porphyrin, nhân heme, phân tử.

2
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Vòng porphyrin, nhân heme, nguyên tử.


E. Nhóm NH 2 , globin,nguyên tử.
13. Methemoglobin.
A. Xuất hiện khi máu tiếp xúc với thuốc hoặc hoá chất có tính acid.
B. Khi hiện diện nhiều trong máu sẽ làm cho da có màu đỏ rực.
C. Khi hiện diện nhiều trong máu sẽ làm cho da có màu vàng.
D. Chứa ion Fe ++.
E. Chứa ion Fe +++.
14. Nói về sự vận chuyển CO2 của hemoglobin, câu nào sau đây đúng:
A. Đây là hình thức vận chuyển CO2 chủ yếu trong máu.
B. Khi kết hợp với CO2 , hemoglobin trở thành dạng carbaminohemoglobin.
C. CO2 được gắn với Fe ++ của nhân heme.
D. CO2 được gắn với nhóm NH 2 của vòng porphyrin.
E. ái lực của hemoglobin đối với CO2 gấp hơn 200 đối với oxy.
15. Trong quá trình biệt hoá dòng hồng cầu
A. Nguyên hồng cầu ưa kiềm là tế bào đầu tiên chúng ta có thể nhận dạng được.
B. Tất cả các tiền nguyên hồng cầu và nguyên hồng cầu đều không có nhân.
C. Sự tổng hợp hemoglobin bắt đầu xảy ra ở giai đoạn nguyên hồng cầu ưa
acid.
D. Toàn bộ quá trình biệt hoá từ tiền nguyên hồng cầu đến hồng cầu trưởng
thành
đều xảy ra trong tuỷ xương.
E. Ở giai đoạn hồng cầu lưới, các bào quan đã bị thoái hoá và chỉ còn lại vết
tích.
16. Erythropoietin
A. Là một hormone của tuyến thượng thận.
B. Được sản xuất chủ yếu bởi gan.
C. Thúc đẩy quá trình biệt hoá tế bào gốc tạo máu thành tiền nguyên hồng cầu.
D. Được bài tiết vào máu khi nồng độ oxy tổ chức tăng cao.
E. chỉ được bài tiết vào máu khi số lượng hồng cầu trong máu giảm.
17. Các chất cần thiết cho sự tạo hồng cầu gồm các chất sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Vitamin B 12.
B. Acid folic.
C. Sắt.
D. Protein.
E. Vitamin D.
18. Số lượng hồng cầu trong 1 mm3 máu của người bình thường là:
A. Khoảng 5 triệu.
B. Khoảng 150.000-300.000
C. Khoảng 7000

3
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Khoảng 470.000
E. Khoảng 540.000
19. Bạch cầu. sau khi rời tuỷ xương thì lưu hành trong máu khoảng……rồi xuyên
mạch vào tổ chức và…..
A. Hạt; 4-8 giờ; tồn tại thêm 4-5 ngày.
B. Hạt; 4-8 ngày; tồn tại thêm 4-5 giờ.
C. Hạt; 10-20 giờ; trở thành đại thực bào.
D. Mono; 10-20 giờ; tồn tại thêm 4-5 ngày.
E. Mono; 4-8 giờ; trở thành đại thực bào.
20. Nói về quá trình sinh sản và biệt hoá bạch cầu lympho:
A. Tất cả các loại bạch cầu lympho đều được trưởng thành từ trong tuỷ xương.
B. Quá trình biệt hoá các tế bào lympho xuất phát từ tế bào gốc tạo máu đa
năng
trong tuỷ xương và tạo nên các tiền tế bào lympho chưa trưởng thành.
C. Quá trình biệt hoá các tế bào lympho xuất phát từ nguyên tuỷ bào trong tuỷ
xương tạo nên các tiền tế bào lympho chưa trưởng thành.
D. Tất cả các tiền tế bào lympho phải được huấn luyện tại hạch bạch huyết để
trưởng thành.
E. Tất cả các tiền tế bào lympho phải được huấn luyện tại tuyến ức để trưởng
thành.
21. Bạch cầu có những đặc tính sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Xuyên mạch.
B. Vận động bằng chân giả.
C. Tạo áp suất keo.
D. Hoá ứng động.
E. Thực bào.
22. Câu nào sau đây không đúng với bạch cầu trung tính:
A. Tăng nhiều trong nhiễm khuẩn cấp.
B. Thực bào và tiêu hoá được cả vi khuẩn có vỏ bọc lipid dày.
C. Bào tương có nhiều tiêu thể (lysosome).
D. Bào tương có các hạt chứa protein kháng khuẩn.
E. Chết sau khi thực bào vi khuẩn.
23. Bạch cầu hạt ưa kiềm chứa các loại hoá chất sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Heparin.
B. Histamine.
C. Plasminogen.
D. Serotonin.
E. Bradykinin.
24. Nói về bạch cầu hạt ưa kiềm, câu nào sau đây không đúng:
A. Rất giống dưỡng bào (mast cell).

4
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng.


C. Tiết ra các kháng thể gây phản ứng dị ứng là IgE.
D. Các chất tạo nên bệnh cảnh điển hình của dị ứng được phóng thích khi có
hiện
tượng vỡ hạt của bạch cầu hạt ưa kiềm.
E. Phóng thích ra heparin có tác dụng ngàn cản đông máu.
25. Khi có thể bị nhiễm sán máng, chủ yếu bạch cầu nào sau đây sẽ tăng:
A. Bạch cầu hạt trung tính.
B. Bạch cầu hạt ưa acid.
C. Bạch cầu hạt ưa kiềm.
D. Bạch cầu lympho.
E. Bạch cầu mono.
26. Bạch cầu hạt ưa acid thường tập trung nhiều ở các nói sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Đường hô hấp.
B. Đường tiêu hoá.
C. Hạch bạch huyết.
D. Đường tiết niệu.
E. Đường sinh dục.
27. Các câu sau đây đều đúng với bạch cầu hạt ưa acid, NGOẠI TRỪ:
A. Khử độc protein lạ.
B. Chống ký sinh trùng.
C. Thực bào.
D. Tham gia đáp ứng miễn dịch.
E. Tăng nhiều trong dị ứng.
28. Nói về bạch cầu mono, câu nào sau đây không đúng:
A. Chưa thực sự trưởng thành.
B. Được huấn luyện tại tuyến ức để thực sự trưởng thành.
C. Từ máu ngoại vi chúng xuyên mạch vào tổ chức.
D. Chiếm không quá 10% trong tổng số các loại bạch cầu trong máu ngoại vi.
E. Có kích thước lớn hơn các loại bạch cầu khác trong máu ngoại vi.
29. Câu nào sau đây không đúng với đại thực bào:
A. Do bạch cầu mono xuyên mạch vào tổ chức tạo nên.
B. Khả năng thực bào mạnh hơn bạch cầu trung tính.
C. Có thể thực bào ký sinh trùng sốt rét.
D. Luôn luôn chết sau khi thực bào.
E. Có chức năng trình diện kháng nguyên.
30. Nói về đại thực bào, câu nào sau đây đúng:
A. Không có các hạt trong bào tương.
B. Có chức năng trình diện kháng nguyên.
C. Có lipase giúp tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét.

5
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Có khả năng thực bào tối đa 20 vi khuẩn.


E. Câu B và C đúng.
31. Nói về bạch cầu lympho, câu nào sau đây không đúng:
A. Có ba loại bạch cầu lympho là tế bào diệt tự nhiên, lympho B và lympho T.
B. Lympho T được huấn luyện trưởng thành tại tuyến ức.
C. Có sự tuần hoàn liên tục các lympho giữa hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn.
D. Lympho B bảo vệ có thể bằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
E. Lympho B được huấn luyện tại tổ chức bạch huyết của tuỷ xương.
32. Câu nào sau đây không đúng với chức năng bạch cầu lympho:
A. Tế bào diệt tự nhiên có thể tấn công tế bào khối u.
B. Bạch cầu lympho T có thể tấn công tế bào nhiễm virus.
C. Bạch cầu lympho B có thể tấn công tế bào mảnh ghép.
D. Bạch cầu lympho T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào.
E. Bạch cầu lympho B tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể.
33. Nói về bạch cầu lympho B, câu nào sau đây không đúng:
A. Bảo vệ có thể bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể.
B. Sau khi được hoạt hoá sẽ sinh sản và biệt hoá thành tương bào.
C. Có khả năng chống lại các loại vi khuẩn.
D. Được hoạt hoá hiệu quả hơn khi có sự hỗ trợ của lympho T giúp đỡ.
E. Đóng vai trò quan trọng trong thải mảnh ghép.
34. Câu nào sau đây đúng với bạch cầu lympho T:
A. Lympho T giúp đỡ tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị nhiễm virus.
B. Lympho T độc có thể tiết các chất làm khuếch đại khả năng thực bào của đại
thực bào.
C. Lympho T ức chế có tác dụng ức chế sự sinh sản của virus.
D. Lympho T giúp đỡ và T độc thuộc loại T 8.
E. Lympho T độc và T ức chế thuộc loại T 4.
35. Có sở miễn dịch của việc chủng ngừa là:
A. Sự hình thành các tế bào lympho nhớ.
B. Sự hình thành các tế bào lympho T giúp đỡ có tác dụng hỗ trợ cho chức năng
của tất cả các lympho B, lympho T cũng như các tế bào thực bào.
C. Đáp ứng miễn dịch lần hai sẽ nhanh và mạnh hơn lần đầu tiên rất nhiều.
D. Câu A và B đúng.
E. Câu A và C đúng.
36. Nói về các loại lympho T, câu nào sau đây không đúng:
A. Lympho T giúp đỡ có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch trung gian
tế
bào lần miễn dịch dịch thể.
B. Lympho T giúp đỡ hỗ trợ cho các cơ chế bảo vệ có thể không đặc hiệu.
C. Lympho T độc tiết các chất khuếch đại khả năng thực bào của đại thực bào.

6
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Lympho T độc kích thích sự sinh sản và biệt hoá lympho B thành tương bào.
E. Lympho T ức chế có tác dụng điều hoà đáp ứng miễn dịch.
37. Nếu số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi lớn hơn trị số nào sau đây thì gọi
là tăng bạch cầu:
A. 2000/mm3.
B. 4000/mm3.
C. 6000/mm3.
D. 8000/mm3.
E. 10000/mm3.
38. Nói về tỷ lệ các loại bạch cầu:
A. Bạch cầu lympho chiếm nhiều nhất.
B. Bạch cầu hạt ưa acid chiếm ít nhất.
C. Bạch cầu không hạt chiếm nhiều hơn bạch cầu hạt.
D. Bạch cầu trung tính chiếm nhiều nhất trong số các bạch cầu không hạt.
E. Bạch cầu mono chiếm ít nhất trong bạch cầu không hạt.
39. Trường hợp nào sau đây làm tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong
máu
ngoại vi:
A. Stress.
B. Nhiễm khuẩn cấp.
C. Dị ứng.
D. A và B đúng.
E. B và C đúng.
40. Bạch cầu hạt ưa acid tăng trong:
A. Stress.
B. Nhiễm khuẩn cấp.
C. Suy tuyến thượng thận.
D. Nhiễm virus.
E. Bệnh bạch cầu.
41. Bạch cầu hạt ưa kiềm tăng trong:
A. Một số trường hợp dị ứng.
B. Nhiễm khuẩn cấp.
C. Nhiễm ký sinh trùng.
D. Bệnh lao.
E. Suy tuyến thượng thận.
42. Trường hợp nào sau đây làm tăng tỷ lệ bạch cầu lympho trong máu ngoại vi:
A. Nhiễm virus.
B. Nhiễm ký sinh trùng.
C. Sử dụng thuốc corticoid.

7
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Dị ứng.
E. Stress.
43. Trường hợp nào sau đây làm tăng tỷ lệ bạch cầu mono trong máu ngoại vi:
A. Lao.
B. Nhiễm khuẩn cấp.
C. Dị ứng.
D. Nhiễm sán máng.
E. Sử dụng thuốc kháng giáp.
44. Nói về hệ thống nhóm máu ABO, câu nào sau đây đúng:
A. Nhóm máu A có kháng nguyên A trên màng hồng cầu và kháng thể trong
huyết tương.
B. Nhóm máu B có kháng nguyên B trên màng hồng cầu và kháng thể trong
huyết tương.
C. Nhóm máu O không có kháng nguyên trên màng hồng cầu và không có các
kháng thể , trong huyết tương.
D. Nhóm máu AB có kháng nguyên AB trên màng hồng cầu và không có các
kháng thể , trong huyết tương.
E. Nhóm máu AB có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên màng hồng cầu

không có các kháng thể , trong huyết tương.
45. Nói về các kháng thể của hệ thống nhóm máu ABO, câu nào sau đây đúng:
A. Sự sản xuất các kháng thể được quy định bởi gen.
B. Sự sản xuất kháng thể xảy ra từ thời kỳ bào thai.
C. Sự sản xuất kháng thể xảy ra ngay sau khi sinh.
D. Nồng độ kháng thể đạt tối đa sau khi sinh từ 2-8 tháng.
E. Nồng độ kháng thể đạt tối đa vào những nàm 8-10 tuổi.
46. Nói về sự phân bố của các nhóm máu thuộc hệ thống ABO, câu nào sau đây
đúng:
A. Ở người da trắng, nhóm máu B chiếm tỷ lệ cao nhất.
B. Ở người da trắng, nhóm máu B chiếm hàng thứ hai.
C. Ở người Việt Nam, nhóm máu A chiếm không quá một phần tư dân số.
D. Ở người Việt Nam, nhóm máu AB chiếm tỷ lệ cao nhất.
E. Ở người Việt Nam, nhóm máu O chiếm 99%.
47. Chúng ta có thể dùng máu O để truyền cho tất cả các nhóm máu khác vì:
A. Màng hồng cầu của máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B.
B. Kháng thể và kháng thể sẽ bị hoà lỏng khi truyền vào có thể người nhận.
C. Nồng độ kháng thể và kháng thể trong có thể người máu O rất thấp.
D. A và B đúng.
E. A và C đúng.
48. Người nhóm máu AB có thể nhận các nhóm máu khác vì:

8
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Người này không có kháng thể và kháng thể .


B. Kháng thể hoặc kháng thể trong máu truyền vào sẽ bị hoà lỏng.
C. Màng hồng cầu của người này không có kháng nguyên A và kháng nguyên
B.
D. A và B đúng.
E. B và C đúng.
49. Khi truyền dưới 200 ml máu cần phải bảo đảm sao cho:
A. Kháng thể và kháng nguyên B không gặp nhau trong có thể người nhận.
B. Kháng thể và kháng nguyên A không gặp nhau trong có thể người nhận.
C. Kháng thể trong huyết tương người cho không được gặp kháng nguyên A
trên màng hồng cầu người nhận.
D. Kháng thể trong huyết tương người cho không được gặp kháng nguyên B
trên màng hồng cầu người nhận.
E. Kháng nguyên A hoặc kháng nguyên B trên màng hồng cầu người cho không
gặp kháng thể tương ứng trong huyết tương người nhận.
50. “Thông thường, khi người Rh. Được truyền máu Rh. lần đầu tiên, tai biến
truyền máu. vì nồng độ kháng thể kháng Rh. Đạt đến nồng độ gây ngưng kết.”
A. âm; dương; chưa xảy ra; phải cần một thời gian để.
B. Dương; âm; chưa xảy ra; phải cần một thời gian để.
C. âm; dương; xảy ra; rất nhanh chóng.
D. Dương; âm; xảy ra; rất nhanh chóng.
E. Dương; âm; chưa xảy ra; rất nhanh chóng.
51. “Thông thường, khi người phụ nữ Rh. mang thai Rh. lần đầu tiên tai biến sản
khoa. vì máu thai nhi vào tuần hoàn mẹ để kích thích tạo kháng thể kháng Rh
chủ yếu”
A. âm; dương; không xảy ra; vào lúc sinh.
B. Dương; âm; không xảy ra; vào lúc sinh.
C. âm; dương; xảy ra; trong thai kỳ.
D. Dương; âm; xảy ra; trong thai kỳ.
E. Dương; âm; xảy ra; lúc sinh.
52. Nói về nhóm máu hệ Rhesus, câu nào sau đây không đúng:
A. Có 6 loại kháng nguyên Rh.
B. Kháng nguyên D là thường gặp nhất.
C. Kháng nguyên D có tính kháng nguyên mạnh nhất.
D. Kháng thể kháng Rh hiện diện tự nhiên trong huyết tương của người Rh âm.
E. Kháng thể kháng Rh sẽ xuất hiện trong máu người Rh âm nếu người này
được truyền máu Rh dương.
53. Tai biến truyền máu do bất đồng nhóm máu Rhesus thường xảy ra trong
trường hợp nào sau đây:

9
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Truyền máu Rh âm cho người Rh dương.


B. Ngay lần đầu tiên truyền máu Rh dương cho người Rh âm và rất nặng nề.
C. Truyền máu Rh âm cho người Rh dương, ở lần truyền thứ hai.
D. Truyền máu Rh dương cho người Rh âm, ở lần truyền thứ hai.
E. Không bao giờ xảy ra vì không có kháng thể tự nhiên kháng Rh.
54. Nói về tai biến sản khoa do bất đồng nhóm máu Rhesus, câu nào sau đây
đúng:
A. Do phụ nữ Rh dương mang bào thai Rh âm.
B. Do phụ nữ Rh âm mang bào thai Rh dương.
C. Luôn xảy ra ngay trong lần mang thai đầu tiên.
D. A và C đúng.
E. B và C đúng.
55. Nói về sự co mạch sau khi thành mạch bị tổn thương, câu nào sau đây đúng:
A. Sau khi thành mạch tổn thương nhiều phút hoặc vài giờ, thành mạch mới bắt
đầu co lại.
B. Mạch máu bị thương tổn do dao cắt sẽ co mạnh hơn do bầm dập.
C. Sự co mạch xảy ra do nhiều cơ chế: thần kinh, thể dịch và tại chỗ.
D. Trong thời gian mạch máu đang co, các cơ chế cầm máu khác chưa xảy ra.
E. Sự co mạch tại chỗ chỉ kéo dài vài phút.
56. Sự co thắt mạch máu khi thành mạch bị tổn thương có tác dụng gì sau đây:
A. Tăng giải phóng các yếu tố gây đông máu.
B. Giảm bớt lượng máu mất.
C. Ức chế tác dụng các chất chống đông máu.
D. Tăng sự kết dính tiểu cầu.
E. Hoạt hoá các yếu tố gây đông máu.
57. Khi thành mạch bị tổn thương, có sự co mạch là do cơ chế nào sau đây:
A. Phản xạ thần kinh do đau.
B. Sự co có thành mạch tại chỗ được khởi phát trực tiếp từ tổn thương.
C. Kích thích hệ thần kinh phó giao cảm.
D. A và B đúng.
E. B và C đúng.
58. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn co mạch do nó tiết ra chất:
A. Histamine.
B. Bradykinin.
C. Thromboxane A 2.
D. Phospholipid.
E. Thromboplastin.
59. Nói về giai đoạn co mạch trong cầm máu, chất giúp mạch máu co mạnh hơn
là:
A. ADP

10
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Serotonin
C. Thromboxane A 2
D. A và B đúng
E. B và C đúng
60. Sự gia tăng tính bám dính của tiểu cầu vào thành mạch tổn thương phụ thuộc
vào yếu tố nào sau đây:
A. ADP
B. ATP
C. Vitamin K
D. Tỷ trọng của máu
E. Độ quánh của máu
61. Câu nào sau đây không đúng đối với quá trình thành lập nút tiểu cầu:
A. Thành mạch bị tổn thương để lộ ra lớp collagen.
B. Tiểu cầu bám dính vào lớp collagen.
C. Tiểu cầu phát động quá trình đông máu.
D. Tiểu cầu giải phóng ADP.
E. ADP làm tăng tính bám dính của các tiểu cầu, tạo nên nút tiểu cầu.
62. Nói về tiểu cầu, câu nào sau đây đúng:
A. Số lượng bình thường từ 50.000-100.000/mm3.
B. Đời sống 120 ngày.
C. Có các hạt alpha chứa ADP và serotonin.
D. Có các hạt đậm đặc chứa PDGF (platelet-derived growth factor).
E. Chứa thrombosthenin giúp co rút.
63. Sự hoạt hoá tiểu cầu do tiếp xúc với thành mạch tổn thương làm giải phóng
ADP và. dần đến sự. kết dính tiểu cầu.
A. Thromboxane A 2; ức chế.
B. Thromboxane A 2; khuếch đại.
C. Thromboplastin; ức chế.
D. Thromboplastin; khuếch đại.
E. Thrombosthenin; khuếch đại.
64. Tiểu cầu có vai trò trực tiếp trong việc:
A. Bít kín thương tổn lớn ở thành mạch và hình thành cục máu đông.
B. Bít chỗ tế bào nội mô mạch máu bị bong ra và tan cục máu đông.
C. Bít kín lòng mạch thương tổn và làm tan cục máu đông.
D. Bít kín thương tổn nhỏ ở mạch máu nhỏ và làm co cục máu đông.
E. Bít kín thương tổn lớn ở thành mạch và co cục máu đông.
65. Phức hợp enzyme prothrombinase được hình thành có tác dụng chuyển:
A. Plasminogen thành plasmin.
B. Thromboplastin thành thrombin.
C. Thromboplastin thành fibrin.

11
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Prothrombin thành fibrin.


E. Prothrombin thành thrombin.
66. Trong quá trình đông máu, bước nào sau đây không cần sự có mặt của ion
Ca ++:
A. Chuyển prothrombin thành thrombin
B. Chuyển fibrinogen thành fibrin.
C. Hoạt hoá yếu tố VII.
D. Hoạt hoá yếu tố XII.
E. Hoạt hoá yếu tố IX.
67. Trong con đường ngoại sinh của quá trình đông máu, yếu tố X được hoạt hoá
bởi: (chọn câu đúng nhất)
A. Yếu tố VIIa.
B. Yếu tố IXa.
C. Yếu tố IXa và VIIIa.
D. Yếu tố III.
E. Yếu tố VIIa và yếu tố III.
68. Trong con đường nội sinh của quá trình đông máu, yếu tố X được hoạt hoá
bởi: (chọn câu đúng nhất)
A. Yếu tố VIIa.
B. Yếu tố IXa.
C. Yếu tố IXa, VIIIa và phospholipid tiểu cầu.
D. Yếu tố VIIIa và IXa.
E. Yếu tố VIIa và yếu tố III.
69. Sau khi yếu tố XII được hoạt hoá thì lần lượt các yếu tố sau được hoạt hoá:
A. Yếu tố VIII, yếu tố IX.
B. Yếu tố IX, yếu tố XI.
C. Yếu tố IX, yếu tố VIII.
D. Yếu tố III, yếu tố XIII.
E. Yếu tố XI, yếu tố IX.
70. Vitamin K cần cho quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu sau đây, NGOẠI
TRỪ:
A. Yếu tố I
B. Yếu tố II
C. Yếu tố VII
D. Yếu tố IX
E. Yếu tố X
71. Các yếu tố tham gia vào quá trình thành lập phức hợp enzyme
prothrombinase ngoại sinh là:
A. II, III, IV, V, VII

12
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. I, III, V, VII, X
C. III, IV, V, VII, X
D. II, IV, VII, IX, X
E. I, II, IV, V, VII
72. Trong giai đoạn thành lập thrombin từ prothrombin, yếu tố nào sau đây tham
gia:
A. Vitamin K
B. Thromboplastin
C. Prothrombinase
D. Phospholipid
E. Thromboxane A 2
73. Co cục máu có tác dụng gì sau đây:
A. Làm vết thương thành mạch được Bít kín hơn.
B. Ngàn cản sự hình thành huyết khối.
C.Tạo điều kiện liền sẹo.
D. Hoạt hoá các yếu tố gây tan máu.
E. Làm tăng sự co thắt mạch máu.
74. Plasmin.
A. Hủy hoại một số yếu tố đông máu và làm tan cục máu đông.
B. Hoạt hoá một số yếu tố đông máu và giúp hình thành nên cục máu đông.
C. Hủy hoại một số yếu tố đông máu và gây co cục máu đông.
D. Hoạt hoá một số yếu tố chống đông làm tan cục máu đông.
E. Hoạt hoá một số yếu tố đông máu và gây co cục máu đông.
75. Quá trình tan máu diễn ra sau khi hình thành cục máu đông lớn khoảng:
A. Vài tháng.
B. Vài tuần.
C. Một vài ngày.
D. Một vài giờ.
E. 20-60 phút.
76. Cục máu đông loại nào sau đây thường không xảy ra hiện tượng tan cục máu
đông:
A. Cục máu đông hình thành tại vết thương nhỏ của thành mạch.
B. Cục máu đông hình thành tại vết thương lớn của thành mạch.
C. Cục máu đông lớn hình thành do máu chảy vào tổ chức xung quanh thành
mạch tổn thương.
D. Câu A và C đúng.
E. Câu B và C đúng.
77. Bạch cầu được phân thành các loại như sau:
A. Có 3 loại bạch cầu hạt và 3 loại bạch cầu không hạt.
B. Có 2 loại bạch cầu hạt và 3 loại bạch cầu không hạt.

13
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Có 2 loại bạch cầu đa nhân và 3 loại bạch đơn nhân.


D. Có 3 loại bạch cầu đa nhân và 2 loại bạch cầu đơn nhân.
E. Có 3 loại bạch cầu đa nhân và 3 loại bạch cầu đơn nhân.
78. Nói về bạch cầu hạt ưa kiềm, câu nào sau đây đúng:
A. Có khả năng thực bào nhưng yếu.
B. Có khả năng thực bào các protein lạ.
C. Là tế bào có chức năng chống dị ứng.
D. Giải phóng histamin gây các triệu chứng của dị ứng.
E. Giải phóng plasminogen làm tan các cục máu đông.
79. Nói về bạch cầu hạt ưa acid, câu nào sau đây đúng:
A. Có tác dụng khử độc các protein lạ như tế bào của khối u, mảnh ghép.
B. Tham gia vào phản ứng dị ứng.
C. Bị hấp dần đến để dọn sạch vùng viêm nhiễm vào giai đoạn cuối.
D. Tham gia hình thành cục máu đông.
E. Giảm số lượng ở những người có địa dị ứng.
80. Nói về bạch cầu hạt trung tính, câu nào sau đây đúng:
A. Bảo vệ có thể bằng cách mỗi bạch cầu thực bào 100 vi khuẩn mỗi ngày.
B. Có khả năng xuyên qua thành mạch để đến vùng bị vi khuẩn xâm nhập.
C. Có tính hoá ứng động nghĩa là có thể khử độc tính của các hoá chất xâm
nhập
vào có thể.
D. Câu A và B đúng.
E. Câu B và C đúng.
81. Nói về chức năng của các loại bạch cầu, câu nào sau đây đúng:
A. Bạch cầu hạt trung tính trung hoà các tác nhân gây dị ứng.
B. Bạch cầu hạt ưa acid thực bào được các phức hợp kháng nguyên-kháng thể.
C. Bạch cầu hạt ưa kiềm giải phóng phospholipid.
D. Đại thực bào chỉ thực bào các vật lạ lớn, không thực bào vi khuẩn.
E. Bạch cầu lympho thực hiện chức năng miễn dịch thể dịch trước rồi đến chức
năng miễn dịch tế bào.
82. Nói về số lượng hồng cầu, câu nào sau đây đúng
A. Tăng ở người lao động nặng.
B. Giảm trong bệnh suy tim mạn.
C. Tăng trong bệnh ung thư máu.
D. Giảm khi sống ở vùng cao.
E. Tất cả đều sai.
83. Erythropoietin có tác dụng:
A. Tăng vận chuyển hồng cầu lưới ra máu ngoại vi.
B. Tăng biệt hoá tiền nguyên hồng cầu thành nguyên hồng cầu.
C. Tăng tổng hợp hemoglobin trong hồng cầu lưới.

14
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Câu A và B đúng.
E. Tất cả đều đúng.
84. Hồng cầu có chức năng:
A. Tạo áp suất thuỷ tĩnh.
B. Thực bào các hoá chất độc để giữ thàng bằng toan-kiềm.
C. Khử độc protein lạ.
D. Cung cấp hemoglobin cho tế bào.
E. Vận chuyển khí.
85. Nói về quá trình cầm máu, câu nào sau đây đúng:
A. Con đường nội sinh nhanh và mạnh hơn con đường ngoại sinh.
B. Yếu tố XI hoạt hoá khởi phát con đường nội sinh.
C. Ion Na + có vai trò quan trọng trong giai đoạn đông máu
D. Các sợi fibrin hoà tan giam giữ tế bào máu tạo nên cục máu đông.
E. Máu trong ống nghiệm đông theo con đường nội sinh.
86. Nói về hiện tượng tan cục máu sau quá trình đông máu, câu nào sau đây
đúng:
A. Tạo nên chất dịch màu vàng trong gọi là huyết tương.
B. Nhờ vai trò quan trọng của ion Ca ++.
C. Tạo nên chất dịch vàng trong gọi là huyết thanh.
D. Có ý nghĩa ngàn ngừa huyết khối.
E. Làm các bờ của thành mạch được kéo sát lại ngàn cản sự chảy máu.
87. Thrombin là:
A. Sản phẩm của giai đoạn 2 trong quá trình đông máu.
B. Sản phẩm được tạo ra trực tiếp từ phức hợp enzym prothrombinase.
C. Một loại protease có tác dụng cắt fibrin thành các phân tử fibrinogen đón
phân.
D. Câu A và C đúng.
E. Tất cả đều đúng.
88. Nói về thrombopoietin, câu nào sau đây đúng:
A. Là yếu tố làm tăng tính bám dính của các tiểu cầu vào thành mạch tổn
thương.
B. Là yếu tố kích thích tạo tiểu cầu.
C. Là yếu tố có tính hấp dần các bạch cầu đa nhân trung tính đến tổ chức viêm.
D. Là một phức hợp gồm các yếu tố đông máu Xa, V, phospholipid và ion Ca++.
E. Là yếu tố bảo vệ tiểu cầu khỏi bị vỡ khi đi qua các xoang tĩnh mạch ở lách.
89. Một hồng cầu bình thường có thể có các hình dạng sau đây:
A. Hình cầu
B. Hình bia bắn.
C. Hình liềm
D. Hình đĩa hai mặt lõm.

15
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Câu A và D đúng.
90. Nồng độ hemoglobin bão hoà trong hồng cầu là:
A. 14 g/dl
B. 19 g/dl
C. 24 đll
D. 30 g/dl
E. 34 g/dl
91. Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của hồng cầu:
A. Vận chuyển oxy tới tổ chức
B. Vận chuyển một phần CO2 từ tổ chức về phổi.
C. Hỗ trợ sự vận chuyển CO2 của huyết tương.
D. Điều hoà cân bằng toan kiềm.
E. Khử độc protein lạ.
92. Bản chất của hemoglobin là:
A. Lipoprotein
B. Macroglobulin
C. Mucopolysaccarid
D. Chromoprotein
E. Tất cả đều sai.
93. Hemoglobin của những người bệnh hồng cầu hình liềm được gọi là:
A. HbA
B. HbA 2
C. HbH
D. HbF
E. HbS
94. Trong bệnh hồng cầu hình liềm, chuỗi beta bị thay đổi như sau:
A. Có một acid amin valin bị thay thế bởi glutamic.
B. Có một acid amin glutamic bị thay thế bởi valin.
C. Có một acid amin valin bị thay thế bởi analin.
D. Có một acid amin glutamic bị thay thế bởi methionin.
E. Có một acid amin lysin bị thay thế bởi glutamic.
95. Một người nam giới trưởng thành có nồng độ hemoglobin trong máu 14 g%
thì được xem là:
A. Bình thường
B. Cao hơn thường bình
C. Thiếu máu mức độ nhẹ
D. Thiếu máu mức độ vừa
E. Thiếu máu mức độ nặng
96. Nói về ngộ độc khí CO, câu nào sau đây không đúng:
A. Khí CO được sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn.

16
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Phản ứng kết hợp giữa hemoglobin và CO là phản ứng thuận nghịch.
C. Carboxyhemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy.
D. Đầu tiên, da bệnh nhân trở nên có màu đỏ sáng.
E. Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường khí CO và cho thở oxy.
97. Bình thường tỷ lệ hồng cầu lưới trong máu ngoại vi là:
A. 3-4%
B. 2-3%
C. 1-2%
D. Không quá 1%
E. Không quá 0,5%
98. Tốc độ sinh hồng cầu sẽ giảm trong trường hợp nào sau đây:
A. Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi tăng cao
B. Số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi thấp
C. Nồng độ oxy tổ chức đã vượt quá nhu cầu cần thiết
D. Suy tim kéo dài
E. Sống ở vùng cao
99. Nhu cầu sắt hàng ngày ở người bình thường là:
A. Nam 1mg, nữ 2mg
B. Nam 2mg, nữ 1mg
C. Cả nam lần nữ đều là 1mg
D. Cả nam lần nữ đều là 2mg
E. Tất cả đều sai
100. Nói về chức năng của bạch cầu trung tính, câu nào sau đây không đúng:
A. Là hàng rào của có thể chống lại vi khuẩn sinh mủ
B. Có thể tiêu hoá, huỷ hoại nhiều loại vi khuẩn
C. Có thể thực bào fibrin
D. Có nhiệm vụ trình diện kháng nguyên cho tế bào có thẩm quyền miễn dịch.
E. Vận động rất tích cực
101. Nói về nhóm máu ABO, câu nào sau đây đúng:
A. Có ba loại kháng nguyên là A, B, O
B. Có hai loại kháng nguyên lưu hành trong huyết tương là A và B
C. Có hai loại kháng thể gắn trên màng hồng cầu là và .
D. Câu B và C đúng
E. Tất cả đều sai
102. Nói về nguyên tắc truyền máu, câu nào sau đây không đúng:
A. Nguyên tắc chung là không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng
gặp nhau
B. Nguyên tắc tối thiểu là không được để kháng nguyên trên màng hồng cầu
của người cho gặp kháng thể tương ứng trong huyết tương người nhận.

17
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Nguyên tắc tối thiểu là không được để kháng nguyên trên màng hồng cầu
của người nhận gặp kháng thể tương ứng trong huyết tương người cho.
D. Nếu tuân thủ nguyên tắc chung, chúng ta có thể truyền một lượng lớn máu
trong một lần
E. Nếu chỉ tuân thủ nguyên tắc tối thiểu, chúng ta chỉ có thể truyền tối đa 200
ml máu khác nhóm (theo đúng só đồ truyền máu kinh điển) trong một lần
103. Tổ hợp kháng nguyên Rhesus nào sau đây có thể hiện diện trên màng hồng
cầu người:
A. Tổ hợp CcDd
B. Tổ hợp CDdE
C. Tổ hợp CDE
D. Tổ hợp CDd
E. Tổ hợp cEe
104. Kết tập tiểu cầu là hiện tượng:
A. Có một lớp tiểu cầu đến dính vào lớp collagen tại chỗ thành mạch tổn thương
B. Các tiểu cầu bị ngưng kết do phản ứng kháng nguyên-kháng thể
C. Các tiểu cầu xuyên mạch đi vào tổ chức và tập trung tại ổ viêm
D. Các tiểu cầu bám mạch của thành mạch bình thường.
E. Các lớp tiểu cầu nối tiếp nhau được hoạt hoá và dính vào lớp tiểu cầu ban
đầu đã được kết dính vào collagen của thành mạch tổn thương.
105. Nói về tên của các yếu tố đông máu kinh điển, câu nào sau đây đúng:
A. Yếu tố I là prothrombin
B. Yếu tố II là fibrinogen
C. Yếu tố III là tiền thromboplastin huyết tương
D. Yếu tố IV là ion can-xi
E. Yếu tố V là yếu tố chống chảy máu A
106. Ba giai đoạn trong quá trình đông máu lần lượt là:
A. Thành lập thrombin, thành lập prothrombinase, thành lập fibrin
B. Thành lập thromboxane A 2 , thành lập prothrombinase, thành lập fibrin
C. Thành lập prothrombinase, thành lập thrombin, thành lập fibrin
D. Thành lập thromboxane A 2 , thành lập prothrombinase, thành lập thrombin
E. Thành lập prothrombinase, thành lập fibrin, thành lập thrombin
107. Phức hợp enzyme prothrombinase gồm các thành phần sau:
A. Yếu tố Xa, yếu tố V, yếu tố VIII
B. Yếu tố II, yếu tố Va, Ca ++ , phospholipid
C. Yếu tố II, yếu tố Xa, Ca ++
D. Yếu tố Va, phospholipid, thrombin
E. Yếu tố Xa, yếu tố V, Ca ++ , phospholipid
108. Trong phức hợp enzyme prothrombinase, yếu tố có tác dụng chính là:
A. Yếu tố Xa

18
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Yếu tố XIIIa
C. Yếu tố Va
D. Thrombin
E. Phosphilipid
109. Trong quá trình hình thành prothrombinase, yếu tố nào sau đây tham gia
vào cả hai con đường nội sinh và ngoại sinh:
A. Yếu tố I
B. Yếu tố II
C. Yếu tố VII
D. Yếu tố VIII
E. Yếu Tố XII
110. Nói về sự điều hoà ngược dương tính trong quá trình hình thành thrombin,
câu nào sau đây không đúng:
A. Thrombin được hình thành sẽ hoạt hoá yếu tố V, rồi yếu tố Va sẽ thúc đẩy
tác dụng của yếu tố Xa.
B. Thrombin được hình thành sẽ hoạt hoá yếu tố VII, rồi yếu tố VIIa sẽ thúc đẩy
tác dụng của yếu tố Xa.
C. Thrombin được hình thành sẽ hoạt hoá yếu tố VIII, rồi yếu tố VIIIa sẽ thúc
đẩy sự hoạt hoá yếu tố Xa.
D. Thrombin được hình thành có thể tác động lên chính prothrombin để tăng tạo
thrombin thêm nữa.
E. Tất cả đều đúng.
111. Nói về giai đoạn thành lập fibrin, câu nào sau đúng:
A. Dưới tác dụng của prothrombinase và Ca ++ , fibrinogen chuyển thành fibrin
đơn phân
B. Sau khi được hình thành, các fibrin được nối với nhau bởi các cầu nối đồng
hoá trị rất lỏng lẻo.
C. Dưới tác dụng của yếu tố XIIIa, các cầu nối đồng hoá trị giữa các phân tử
fibrin được thay thế bởi các cầu nối hydro.
D. Dưới tác dụng của thrombin và Ca++ , fibrinogen chuyển thành các fibrin
đơn phân
E. Dưới tác dụng của yếu tố VIIIa, mạng lưới fibrin từ chỗ hết sức lỏng lẻo trở
nên bền vững.
112. Cục máu đông được cấu tạo bởi các thành phần sau:
A. Các tiểu cầu và collagen
B. Fibrin, hồng cầu, tiểu cầu cùng các protein huyết tương
C. Fibrinogen và hồng cầu, tiểu cầu cùng các protein huyết tương
D. Yếu tố Xa, yếu tố V, Ca ++ và phospholipid
E. Plasminogen, tiểu cầu, phospholipid

19
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

113. Các yếu tố tham gia hoạt hoá plasminogen thành plasmin là: (chọn câu
đúng nhất)
A. t-PA, yếu tố XIa
B. t-PA, yếu tố XIIa
C. Thrombin, yếu tố XIIa, yếu tố XIIIa
D. Thrombin, thromboxane A2, yếu tố XIa
E. t-PA, thrombin, yếu tố XIIa
114. Thời gian hồng cầu lưới tồn tại trong máu ngoại vi trước khi chuyển thành
hồng cầu trưởng thành là:
A. 12-24 giờ
B. 24-48 giờ
C. 2-3 ngày
D. 2-4 ngày
E. 7 ngày
115. Đời sống của hồng cầu kéo dài:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
E. 5 tháng
116. Đời sống của tiểu cầu kéo dài
A. Vài giờ
B. Vài ngày đến 2 tuần
C. Vài tuần
D. Vài tuần đến vài tháng
E. Hàng tháng, hàng nàm
117. Trong công thức bạch cầu thông thường, loại bạch cầu nào chiếm tỷ lệ cao
nhất
A. Bạch cầu trung tính
B. Bạch cầu ưa kiềm
C. Bạch cầu ưa acid
D. Bạch cầu mono
E. Bạch cầu lympho
118. Trong công thức bạch cầu thông thường, loại bạch cầu nào chiếm tỷ lệ thấp
nhất
A. Bạch cầu trung tính
B. Bạch cầu ưa kiềm
C. Bạch cầu ưa acid
D. Bạch cầu mono

20
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Bạch cầu lympho


119. Trong công thức bạch cầu thông thường, loại bạch cầu nào chiếm tỷ lệ cao
thứ hai:
A. Bạch cầu trung tính
B. Bạch cầu ưa kiềm
C. Bạch cầu ưa acid
D. Bạch cầu mono
E. Bạch cầu lympho
120. HIV gây bệnh AIDS là do:
A. Nó tấn công và huỷ hoại các bạch cầu đa nhân trung tính nên làm têliệt cơ
chế bảo vệ không đặc hiệu.
B. Nó tấn công vào dòng T 4 (chủ yếu là T giúp đỡ) nên các đáp ứng miễn dịch
bị têliệt và cơ chế bảo vệ không đặc hiệu cũng bị suy giảm.
C. Nó tấn công vào dòng T 8 (chủ yếu là T ức chế) nên các đáp ứng miễn dịch
bị têliệt và cơ chế bảo vệ không đặc hiệu cũng bị suy giảm.
D. Nó tấn công vào các đại thực bào làm các tế bào này không trình diện được
kháng nguyên trong quá trình đáp ứng miễn dịch.
E. Nó tấn công vào các tế bào diệt tự nhiên làm có thể mất sức đề kháng vi sinh
vật gây bệnh.
121. Khi truyền nhầm nhóm máu B cho người máu O, phản ứng xảy ra là do:
A. Các hồng cầu của người nhận bị ngưng kết
B. Các hồng cầu trong máu truyền vào bị ngưng kết
C. Cả hai loại hồng cầu đều bị ngưng kết
D. Màng hồng cầu bị mất tính mềm dẻo và trở nên dễ vỡ
E. Tất cả đều sai
122. Thành phần nào sau đây không có trong hạt đậm đặc của tiểu cầu
A. ADP
B. ATP
C. Ca ++
D. Sserotonin
E. Thromboxane A 2
123. Hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ só sinh là do vỡ hồng cầu. Đúng hay sai?
124. Tỷ lệ hồng cầu lưới trong máu ngoại vi cho phép đánh giá tốc độ sinh hồng
cầu của tuỷ xương sau liệu trình điều trị thiếu máu hoặc sau khi bị mất máu cấp.
Đúng hay sai?
125. Thật ra các bạch cầu không hạt vần có hạt trong bào tương, nhưng các hạt
này quá nhỏ và bắt màu phẩm nhuộm kém nên không thấy được dưới kính hiển
vi quang học.
Đúng hay sai?

21
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

126. Một trong những hậu quả gây tử vong của phản ứng truyền máu là kẹt thận
cấp.
Đúng hay sai?
127. Tai biến truyền máu do bất đồng nhóm máu Rhesus không bao giờ xảy ra
trong lần truyền đầu tiên. Đúng hay sai?
128. Interleukin-3 là yếu tố có tác dụng tăng sinh sản tất cả các loại tế bào gốc.
Đúng hay sai?
129. Dựa vào hình dạng, chúng ta có thể phân biệt tế bào gốc tạo máu đa năng
và tế bào gốc biệt hoá. Đúng hay sai?
130. Lượng khí CO trong không khí là một chỉ số đo mức độ ô nhiễm môi trường.
Đúng hay sai?
131. Người hút thuốc lá nhiều sẽ có nồng độ carboxyhemoglobin trong máu cao
hơn người bình thường. Đúng hay sai?
132. Hồng cầu trưởng thành có mặt trong tuỷ xương đỏ. Đúng hay sai?
133. Người sống ở vùng cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn bình
thường vì càng lên cao thì áp suất riêng phần của oxy trong không khí càng cao.
Đúng hay sai?
134. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu được định nghĩa là giảm số lượng
hồng cầu trong máu ngoại vi. Đúng hay sai?
135. Sau khi thực bào các vi khuẩn không có nội độc tố, bạch cầu đa nhân trung
tính có thể sống sót một thời gian. Đúng hay sai?
136. Các bạch cầu hạt ưa kiềm có vai trò quan trọng trong dị ứng vì trên bề mặt
nó có thể gắn các kháng thể loại IgG. Đúng hay sai?
137. Bạch cầu hạt ưa acid tập trung nói có phaøn ứng dị ứng xảy ra để khuếch
đại phản ứng này lên. Đúng hay sai?
138. Bạch cầu mono chưa thực sự trưởng thành. Đúng hay sai?
139. Tế bào diệt tự nhiên có thể tấn công vi sinh vật gây bệnh và tế bào khối u.
Đúng hay sai?
140. Kháng nguyên A hoặc B bắt đầu xuất hiện trên màng hồng cầu từ tháng thứ
hai đến tháng thứ tám sau khi sinh. Đúng hay sai?
141. Khi truyền nhầm nhóm máu, hiện tượng tan máu có thể xảy ra sau vài giờ,
vài ngày hoặc thậm chê ngay lập tức. Đúng hay sai?
142. Trong hệ thống nhóm máu Rh, kháng thể kháng Rh không có sẵn tự nhiên
trong máu. Đúng hay sai?
143. Sự co mạch xảy ra khi vết thương thành mạch bị cắt dọc sẽ mạnh hơn khi
bị cắt ngang. Đúng hay sai?
144. Sự hình thành nút tiểu cầu có vai trò quan trọng trong việc Bít kín các thương
tổn nhỏ ở các mạch máu nhỏ xảy ra hàng tràm lần mỗi ngày. Đúng hay sai?

22
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

145. Trong quá trình đông máu, con đường ngoại sinh được khởi phát trước con
đường nội sinh. Đúng hay sai?
146. Yếu tố hoạt hoá plasminogen tổ chức (t-PA) được tiết ra ngay khi hình thành
xong cục máu đông. Đúng hay sai?
147. Huyết thanh khác huyết tương ở chỗ là trong huyết thanh không còn các
yếu tố đông máu. Đúng hay sai?
148. Yếu tố chính kiểm soát tốc độ sinh hồng cầu là số lượng hồng cầu trong
máu ngoại vi. Đúng hay sai?
149. CSFs (các yếu tố kích thích tạo cụm) là các yếu tố kích thích tạo bạch cầu.
đúng hay sai?
150. Trình bày só đồ quá trình biệt hoá dòng hồng cầu (bắt đầu từ tiền nguyên
hồng cầu)?
151. Trình bày chức năng của bạch cầu hạt trung tính.
152. Trình bày chức năng của bạch cầu hạt ưa kiềm.
153. Trình bày chức năng của bạch cầu hạt ưa acid.
154. Trình bày chức năng của bạch cầu mono - đại thực bào.
155. Trình bày chức năng của lympho B.
156. Vẻ só đồ truyền máu kinh điển.
157. Giải thích tai biến sản khoa do bất đồng nhóm máu Rhesus.
158. Trình bày cấu trúc có bản của tiểu cầu.
159. Vẻ só đồ hình thành phức hợp prothrombinase theo con đường ngoại sinh.
160. Tại sao cục máu đông co lại được?

23
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ TIM MẠCH

1. Tiếng tim thứ nhất là do:


A. Đóng van nhĩ-thất
B. Sự rung của tâm thất trong thì tâm thu
C. Đóng van hai lá
D. Luồng máu chảy ngược lại trong tĩnh mạch chủ
E. Câu A và B đều đúng
2. So sánh chu kỳ hoạt động của tim trên tâm động đồ (1) và chu kỳ hoạt động
của timtrên lâm sàng (2):
A. Hai chu kỳ hoàn toàn trùng nhau
B. (1) dài hơn (2)
C. (1) ngắn hơn (2)
D. (1) không tính đến tâm nhĩ thu, còn (2) có tính đền
E. (2) không tính đến tâm nhĩ thu, còn (1) có tính đền
3. Tâm thất trái có thành dày hơn thất phải vì:
A. Nó phải tống máu với tốc độ cao hơn
B. Nó chứa nhiều máu hơn
C. Tim nghiêng sang trái trong lồng ngực
D. Nó phải tống máu với áp suất cao hơn
E. Nó phải tống máu qua lổ hẹp là van tổ chim
4. Thể tích cuối tâm trương:
A. Bị giảm nếu van động mạch chủ bị hẹp
B. Lớn nhất khi bắt đầu thì tâm thu
C. Phụ thuộc vào lượng máu về tâm nhĩ
D. Phụ thuộc hoàn toàn vào nhĩ thu
E. Các câu trên đều đúng
5. Tiếng tim thứ hai là do:
A. Sự dội trở lại của máu động mạch sau khi van động mạch đóng
B. Máu rơt nhanh xuống tâm thất kỳ tâm trương
C. Đóng van động mạch chủ
D. Đóng các van bán nguyệt
E. Câu A và D đều đúng
6. Sự kích thích cơ tim chỉ có thể tạo nên sự đáp ứng khi:
A. Kích thích với cường độ tối đa
B. Kích thích đạt đến ngưỡng và vào thời kỳ trơ tương đối
C. Kích thích vào giai đoạn tâm trương
D. Kích thích vào thời kỳ trơ tuyệt đối
E. Tất cả đều sai

24
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

7. Tâm thất thu:


A. Là giai đoạn co có đẳng trường
B. Là nguyên nhân gây ra các tiếng T1 và T2
C. Làm đóng van nhĩ-thất và mở van tổ chim
D. Là giai đoạn dài nhất trong một chu kỳ hoạt động của tim
E. Chấm dứt đúng vào lúc nghe tiếng tim thứ hai
8. Khoang tim đóng vai trò chủ yếu trong chu kỳ tim là:
A. Tâm nhĩ và tâm thất
B. Tâm nhĩ trái và tâm thất trái
C. Tâm thất trái
D. Toàn tâm thất
E. Tâm thất phải
9. Thành phần đặc biệt của mô tim tạo nên tính tự động của tim:
A. Nút xoang
B. Nút nhĩ thất
C. Hệ thống dẫn truyền
D. Bộ nối nhĩ thất
E. Tế bào có nhĩ
10. Tính chất sinh lý nào có tác dụng bảo vệ tim:
A. Tính hưng phấn
B. Tính tự động
C. Tính dẫn truyền
D. Tính trơ tương đối
E. Tính trơ có chu kỳ
11. Đúng vào lúc nghe tiếng tim thứ nhất thì:
A. Nhĩ đang giãn, sau khi co
B. Nhĩ đang giãn, thất vừa mới co
C. Nhĩ đang giãn, thất đang tống máu
D. Nhĩ bắt đầu co, thất đang tống máu
E. Thất đang co
12. Cơ tim đặc trưng bởi:
A. Tính hợp bào
B. Dẫn truyền điện thế rất nhanh qua các cầu nối
C. Các bó cơ vân và cơ trơn cùng hoạt động
D. Sự co bóp đồng nhất
E. Câu A và B đúng
13. Mô tim có khả năng phát xung bất thường được gọi là:
A. Ổ ngoại vị
B. Mô hoại tử
C. Cầu Kent

25
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Tăng tính tự động


E. Tất cả đều đúng
14. Sự đóng van hai lá và ba lá xảy ra do:
A. Sự giãn của mạng Purinje
B. Sự co rút của các cột có
C. Nhĩ co
D. Sự chính lệch áp suất giữa nhĩ và thất
E. Câu a và c đúng
15. Trong chu kỳ hoạt động của tim, thời kỳ bắt đầu đóng van nhĩ thất cho đến
cuối kỳ đóng van động mạch, phù hợp với giai đoạn:
A. Tâm nhĩ thu
B. Tâm nhĩ giãn
C. Tâm thất thu
D. Tâm thất giãn
E. Câu B và C đúng
16. Đúng vào lúc nghe thấy tiếng tim thứ hai:
A. Nhĩ đang giãn, thất đã giãn hoàn toàn
B. Thất vừa giãn, nhĩ đang giãn
C. Thất đang co, nhĩ bắt đầu co
D. Nhĩ bắt đầu co, thất đang giãn
E. Nhĩ bắt đầu co
17. Sự đóng van động mạch chủ xảy ra lúc bắt đầu của pha nào trong chu chuyển
tim:
A. Co đẳng trường
B. Sự tống máu nhanh
C. Cuối tâm trương
D. Giãn đẳng trường
E. Đầy thất nhanh
18. Tính tự động của tim thể hiện trên:
A. Hoạt động của nút xoang
B. Hệ thống nút
C. Hoạt động của sự dẫn truyền nhĩ-thất
D. Hoạt động của tế bào có nhĩ và có thất
E. Toàn bộ trái tim
19. Sự chênh lệch áp suất giữa tim và động mạch chủ là ở:
A. Thất trái trong thời kỳ tâm trương
B. Thất trái trong thời kỳ tâm thu
C. Thất phải trong thời kỳ tâm trương
D. Thất phải trong thời kỳ tâm trương
E. Nhĩ trái trong thì tâm thu

26
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

20. Thời kỳ trơ đối với cơ nhĩ và đối với có thất theo thứ tự như sau:
A. 0,02giây; 0,3giây
B. 0,3giây; 0,3giây
C. 0,15giây; 0,3giây
D. 0,02giây; 3,0giây
E. 0,15giây; 3,0giây
21. Tần số co tối đa của nhĩ…..tần số của tâm thất, do sự khác nhau về…..
A. Lớn hơn; tốc độ dẫn truyền
B. Lớn hơn; thời kỳ trơ
C. Nhỏ hơn; tốc độ dẫn truyền
D. Nhỏ hơn; thời kỳ trơ
E. Tất cả câu trả lời trên đều sai
22. Thời gian co của thất chủ yếu phụ thuộc vào:
A. Thời gian của điện thế hoạt động
B. Tính tự phát nhịp nội tại của tim
C. Điện thế màng khi nghỉ
D. Hoạt động của hệ thần kinh thực vật
E. Vận tốc lan truyền điện thế
23. Thời kỳ của chu chuyển tim từ khi đóng van nhĩ thất cho đến khi đóng van
động mạch phù hợp với giai đoạn:
A. Nhĩ thu
B. Thất thu
C. Nhĩ trương
D. Tâm trương
E. Câu B và C đúng
24. Tim nhận máu từ:
A. Mạch vành, thời kỳ tâm trương
B. Mạch vành và máu thấm từ các buồng tim
C. Mạch vành và từ các tĩnh mạch Thebeus
D. Mạch vành và từ xoang vành
E. Tất cả đều đúng
25. Tế bào….đều có khả năng phát xung trong điều kiện bệnh lý, mặc dù tế
bào…..vẫn hoạt động bình thường
A. Cơ nhĩ; nút nhĩ thất
B. Cơ tim; nút xoang
C. Hệ thống dẫn truyền; cơ tim
D. Có thất; nút nhĩ thất
E. Tất cả đều sai
26. Trong pha co đẳng tích của chu chuyển tim, hoạt động các van như sau:

27
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Van nhĩ thất mở, van động mạch đóng


B. Cả hai hệ thống van đều mở
C. Cả hai đều đóng
D. Van nhĩ thất đóng, van động mạch mở
E. Tất cả các câu trên đều sai
27. Thể tích tống máu tâm thu trung bình. ml và xấp xè. lần thể tích cuối tâm
trương:
A. 50; 1
B. 70; 0,5
C. 200; 0,2
D. 5; 0,2
E. 70; 1
28. Thân nhiệt tăng gây. nhịp tim, do tính thấm của màng tế bào cơ tim đối với
các cation
A. Tăng; tăng
B. Tăng; giảm
C. Giảm; tăng
D. Giảm; giảm
E. Tăng; không thay đổi
29. Vận tốc dẫn truyền xung động trong sợi cơ thất là:
A. 0,03-0,05 m/s
B. 0,3-0,5m/s
C. 1,5-4m/s
D. 5-25m/s
E. 2-5m/s
30. Thành phần mô tim có vận tốc dẫn truyền nhanh nhất là:
A. Mạng Purkinje
B. Nút nhĩ-thất
C. Có nhĩ
D. Có thất
E. Bộ nối từ nút nhĩ-thất đến bó His
31. Pha 4 trong điện thế hoạt động của tế bào nút xoang được sinh ra bởi:
A. Sự tăng dòng Natri đi vào tế bào
B. Sự giảm dòng Kali đi ra khỏi tế bào
C. Sự tăng hoạt động của bơm Na+ K+ ATPase
D. Sự giảm dòng chlorua ra khỏi tế bào
E. Sự giảm hoạt động của bơm Na+ K+ ATPase
32. Sự mở kênh Ca+ chậm ở màng tế bào cơ tim là ở giai đoạn:
A. Khử cực
B. Tái cực

28
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Điện thế màng lúc nghỉ


D. Bình nguyên
E. Phân cực
33. Các chất có tác dụng lên điều hòa huyết áp do có tác động lên mạch máu và
đồng thời tác động lên tái hấp thu ở ống thận là:
A. Epinephrin và Norepinephrin
B. Prostaglandin và ANF
C. Angiotensin II và Aldosteron
D. Angiotensin II và Vasopressin
E. Angiotensin II và Norepinephrin
34. Tác dụng có ý nghĩa nhất của hệ phó giao cảm lên hệ tuần hoàn là trên:
A. Sức co của tim
B. Sự đàn hồi của mạch máu
C. Sức đề kháng của mạch máu
D. Nhịp tim
E. Câu B và D đúng
35. Sự kích thích giao cảm sẽ gây bài tiết:
A. Epinephrin
B. Norepinephrin
C. Dopamin và Serotonin
D. Acetylcholin
E. chỉ có câu C và D là sai
36. Khi gắng sức tối đa, thể tích tống máu tâm thu có thể đạt.so với bình thường
là:
A. 100 ml; 60 ml
B. Gấp ba; 70 ml
C. 130 ml; 70 ml
D. 150 ml; 60 ml
E. Gấp hai; 60 ml
37. Trong chu kỳ tim, hoạt động của hệ thống van nhĩ thất và van động mạch
đóng mở…..và phụ thuộc….:
A. Cùng lúc; áp lực qua van
B. Ngược nhau; áp lực trước và sau van
C. Cùng lúc; áp lực thất trái
D. Cùng lúc; áp lực động mạch
E. Ngược nhau; áp lực tâm thất
38. Các phản xạ giảm áp và phản xạ tim - tim:
A. Xảy ra thường xuyên trong có thể
B. Xuất hiện khi bệnh lý

29
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Nhằm điều hoà áp lực động mạch


D. chỉ có ở người bình thường
E. Câu A và D đúng
39. Hệ phó giao cảm giữ vai trò chủ yếu ở trạng thái, ngược lại, hệ giao cảm lại
đóng vai trò quan trọng khi.:
A. Ngủ; hoạt động
B. Không hoạt động; thay đổi tư thế
C.Nghỉ ngơi; vận có
D.Sinh lý; bệnh lý
E. Tất cả đều sai
40. Qui luật Frank-Starling:
A. Nói lên ảnh hưởng của hệ giao cảm lên tim
B. Nói lên khả năng co bóp của tâm thất
C. Nói lên sự tự điều hòa hoạt động của tim
D. Nói lên khả năng nhận máu thì tâm trương
E. Không còn khi bị suy tim
41. Sự kích thích phó giao cảm gặp trong:
A. Phản xạ mắt- tim khi ấn nhín cầu thông qua dây X về hành não
B. Phản xạ tim-tim nhằm ngàn sự ứ máu ở nhĩ phải
C. Phản xạ giảm áp do tăng áp suất trong quai động mạch chủ
D. Phản xạ giảm áp do tăng áp suất trong nhĩ phải
E. Câu A và C là đúng
42. Huyết áp động mạch:
A. Tỉ lệ thuận với sức cản mạch máu và lưu lượng tim
B. Tỉ lệ thuận với lưu lượng tim và đường kính động mạch
C. Phụ thuộc vào sức co của cơ tim
D. Tỉ lệ thuận với bán kính mạch máu
E. Câu C và D đúng
43. Huyết áp trung bình:
A. Là trung bình cộng giữa Huyết áp tối đa và Huyết áp tối thiểu
B. Là hiệu số giữa Huyết áp tối đa và Huyết áp tối thiểu
C. Phụ thuộc vào sức co của cơ tim
D. Là trung bình các áp suất máu đo được trong mạch nhằm đảm bảo lưu lượng
E. Phụ thuộc vào huyết áp tâm trương
44. Yếu tố chủ yếu tạo nên sức cản ngoại biên toàn bộ:
A. Hệ tiểu động mạch
B. Hệ động mạch
C. Sợi cơ trơn tạo nên tính co thắt ở mạch máu
D. Hoạt động hệ giao cảm
E. Hoạt động của các có thắt tiền mao mạch

30
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

45. Huyết áp giảm trong trường hợp:


A. Tần số tim < 60 lần/phút
B. Giảm đường kính động mạch
C. Giảm lưu lượng tim
D. Thay đổi tư thế
E. Tất cả đều đúng
46. Huyết áp có xu hướng tăng ở người gia tăng trọng lượng do:
A. Tăng chiều dài mạch máu
B. Tăng cholesterol máu
C. Tăng thể tích máu
D. Giảm khả năng đàn hồi mạch máu
E. Tăng lưu lượng tim
47. Sự tập luyện thể dục thể thao đều đặn đem lại lợi ích sau:
A. Giảm huyết áp
B. Giảm stress
C. Phát triển hệ có
D. Tăng thể tích tống máu tâm thu
E. Tất cả đều đúng
48. Cơ chế trao đổi chất qua mao mạch chủ yếu là:
A. Cơ chế ẩm bào
B. Vận chuyển chủ động
C. Nhờ các kênh vận chuyển
D. Khuếch tán thụ động
E. Tất cả đều sai
49. áp suất keo của huyết tương:
A. Tăng dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch
B. Tăng cao nhất trong mao tĩnh mạch
C. Giảm rõ trong mao động mạch
D. Giảm dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch
E. Tất cả đều sai
50. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho: Các giai đoạn co, giãn và hoạt động điện
của cơ tim:
A. Phụ thuộc vào hoạt động của thần kinh giao cảm
B. Bị rút ngắn khi nhịp tim nhanh
C. Phụ thuộc vào sức co của sợi cơ tim
D. Kéo dài khi nhịp tim nhanh
E. Phụ thuộc vào hoạt động của thần kinh phó giao cảm
51. Thể tích máu vào nhĩ phải mỗi phút phụ thuộc vào:
A. Qui luật Frank-Starling
B. Các yếu tố tuần hoàn ngoại vi

31
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. áp suất động mạch


D. Sức cản động mạch phổi
E. Tự điều hòa
52. Sự tự điều hòa lưu lượng máu đến tổ chức cơ quan nào đó là do:
A. Sự kiểm soát tại chỗ
B. Phản xạ giao cảm
C. Trung tâm vận mạch
D. Nội tiết tố
E. Nhu cầu của tổ chức hoặc cơ quan đó
53. Huyết áp tâm thu ở người trưởng thành khoảngmmHg, phù hợp với áp lực
trung bình là mmHg
A. 80; 40
B. 100; 40
C. 120; 40
D. 80; 20
E. 120; 90
54. Chọn câu trả lời đúng nhất về huyết áp: Huyết áp tăng khi:
A. Nhịp tim nhanh
B. Lưu lượng tim tăng
C. Độ quánh máu tăng
D. Tuổi già
E. Các câu trên đều đúng
55. Những chất cảm thụ hóa học (chémorécepteurs), rất nhạy cảm với nồng độ
oxygen….., cũng như đối với nồng độ ion hydro…..
A. Tăng; tăng
B. Tăng; giảm
C. Giảm; tăng
D. Giảm; giảm
E. Tăng; bình thường
56. áp suất thủy tĩnh của huyết tương:
A. Tăng dần từ tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch
B. Giảm rõ trong khu vực mao tĩnh mạch
C. Giảm rõ trong khu vực mao động mạch
D. Giảm dần từ tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch
E. Giảm dần từ tiểu động mạch rồi tăng dần lên ở đầu tiểu tĩnh mạch
57. Dịch trong khoảng kẻ vào lòng mạch tăng lên:
A. Do tăng chính lệch áp suất thủy tĩnh và áp suất keo trong mao mạch
B. Do giảm áp suất thủy tĩnh ở mao động mạch và tăng áp suất keo
C. Do giảm áp suất thủy tĩnh ở mao động mạch
D. Do tăng áp suất keo ở mao tĩnh mạch

32
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Do giảm áp suất máu tĩnh mạch


58. Tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống có những tính chất sau, NGOẠI TRỪ:
A. Đều là tuần hoàn chức phận và dinh dưỡng
B. Vận chuyển khí và dưỡng chất đến các tổ chức
C. Vận chuyển và trao đổi khí ớ phổi
D. Phụ thuộc vào sức bơm của tim và sức cản của hệ mạch
E. Lưu lượng máu vào hai vòng tuần hoàn là bằng nhau
59. Nút xoang là nút dần nhịp cho tim vì:
A. Nhịp phát xung cao nhất
B. Tạo các xung động điện thế
C. Do hệ thần kinh thực vật chi phối
D. Ở vị trí cao nhất trong tim
E. Tất cả đều sai
60. Vị trí dẫn nhịp bình thường ở tim người là:
A. Nút nhĩ thất
B. Thân bó His
C. Nút xoang nhĩ
D. Bó His
E. Sợi purkinje
61. Trong giai đoạn bình nguyên của điện thế động, đô ü dần kênh nào sau là
lớn nhất:
A. Kênh Natri
B. Kênh kali
C. Kênh canxi và kênh natri
D. Kênh canxi
E. Kênh clor
62. Pha khử cực của tế bào nút xoang là do:
A. Tính tự động của hệ thống nút
B. Sự đi vào tế bào của dòng natri
C. Sự trao đổi của ion natri và canxi
D. Hoạt động của bơm natri-kali
E. Sự tích luyî kali trong tế bào nhiều
63. Sự lan truyền điện thế động nhanh nhất trong tim là ở:
A. Có thất
B. Có nhĩ
C. Bộ nối
D. Sợi Purkinje
E. Nút xoang
64. Cơ tim không thể co cứng theo kiểu uốn ván vi lý do:
A. Hệ thần kinh thực vật ngàn sự lan truyền nhanh của điện thế động

33
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Co cơ tim chỉ xảy ra khi tim đầy máu


C. Bộ nối dẫn truyền rất chậm
D. Cơ tim là loại cơ vân đặc biệt
E. Tất cả đều sai
65. Điện tim hữu ích nhất trong khám phá bất thường về:
A. Dẫn truyền nhĩ thất
B. Nhịp tim
C. Khả năng co của tim
D. Lưu lượng tim
E. Vị trí tim trong lồng ngực
66. Van động mạch chủ đóng lúc bắt đầu pha nào của chu chuyển tim:
A. Tống máu nhanh
B. Co đẵng trường
C. Giãn đẵng trường
D. Đỗ đầy thất nhanh
E. Đỗ đầy thất chậm
67. Thể tích cuối tâm thu:
A. Lớn nhất trong thời kỳ tâm thu
B. Giảm khi nhịp tim nhanh
C. Tăng khi giảm co bóp tim
D. Không thay đổi trong chu kỳ tim
E. Lượng máu còn lại trong tâm thất sau giai đoạn co đẵng tích
68. Khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành bình thường, tim bơm bao nhiêu lít trong
một phút:
A. 3-4 lít
B. 5-6 lít
C. 8-10 lít
D. 10-15 lít
E. Tất cả đều sai
69. Thể tích tống máu tâm thu giảm do:
A. Tăng co bóp có thất
B. Nhĩ giảm co bóp
C. Giảm áp suất máu
D. Giảm sức cản ngoại biên toàn bộ
E. Tất cả đều sai
70. Khi hoạt động chỉ số nào gia tăng?
A. Lưu lượng tim
B. áp suất nhĩ phải
C. áp suất động mạch phổi
D. Huyết áp tâm trương

34
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Sức cản ngoại biên toàn bộ


71. Tăng kich thích phó giao cảm sẽ làm tăng hoạt động:
A. Nhịp tim
B. Dẫn truyền nhĩ thất
C. Bài tiết acetylcholin
D. Bài tiết noradrenalin
E. Tất cả đều sai
72. Câu nào sau đây đúng
A. Khi hít vào nhịp tim tăng và thở ra nhịp tim giảm
B. Khi hít vào nhịp tim giảm và thở ra nhịp tim tăng
C. Hoạt động hô hấp không liên quam đến nhịp tim
D. Khi hít vào nhịp tim không thay đổi nhưng thở ra nhịp tim giảm
E. Khi hít vào nhịp tim tăng và thở ra nhịp tim không thay đổi
73. Sự tăng hoạt giao cảm gây ra:
A. Tăng nhịp tim và giảm thể tích tống máu
B. Tăng nhịp tim và tăng co bóp
C. Tăng thể tích tống máu tâm thu và tăng thể tích cuối tâm trương
D. Tăng lượng máu trở về và tăng áp suất nhĩ phải
E. Tất cả đều sai
74. Bình thường, lượng máu do tim tống ra trong mỗi nhịp sẽ tăng trong điều
kiện nào?
A. Tăng hoạt dây X
B. Tăng áp suất nhĩ phải
C. Giảm sức cản ngoại biên toàn bộ
D. Tăng dẫn truyền nhĩ thất
E. Tăng hoạt giao cảm
75. Yếu tố nào làm thay đổi huyết áp mạnh nhất
A. Thể tích tống máu tâm thu
B. Tăng nhịp tim
C. Tăng sức co của tim
D. Giảm sức cản ngoại biên toàn bộ
E. Độ co giãn mạch máu
76. Yếu tố nào sau đây quyết định đặc tính sinh lý động mạch
A. Đặc tính đàn hồi ở hệ thống động mạch
B. Hoạt động hệ thần kinh thực vật
C. Lớp áo giữa của thành động mạch
D. Nhu cầu của tổ chức
E. Tỉ lệ giữa sợi đàn hồi và sợi cơ trơn
77. áp lực mạch giảm khi
A. Tăng huyết áp động mạch và tăng co bóp

35
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Giảm sức co của tim


C. Giảm áp suất tĩnh mạch trung ương
D. Tăng thể tích cuối tâm trương
E. Tăng co bóp cơ tim
78. Các yếu tố sau đây làm tăng huyết áp, NGOẠI TRỪ:
A. Tăng lưu lượng tim
B. Tăng sức cản ngoại vi toàn bộ
C. Tăng hoạt giao cảm
D. Tăng thể tích máu
E. Tăng tính đàn hồi thành động mạch
79. Sự trao đổi khí, dưỡng chất giữa máu và tổ chức xảy ra ở:
A. Mao mạch
B. Tĩnh mạch
C. Động mạch
D. Tiểu động mạch
E. Mao mạch phổi
80. Tổng thiết diện lớn nhất ở hệ mạch nào?
A. Động mạch lớn
B. Tiểu động mạch
C. Tĩnh mạch
D. Tĩnh mạch phổi
E. Mao mạch
81. Nói chứa Tỉ lệ thể tích máu lớn nhất:
A. Động mạch
B. Tĩnh mạch
C. Mao mạch
D. Tiểu động mạch
E. Tâm nhĩ
82. Lưu lượng tim
A. Vòng tuần hoàn hệ thống lớn hơn vòng tuần hoàn phổi
B. Bằng nhau ở hai vòng tuần hoàn
C. Khác biệt nhau ở hai vòng tuần hoàn tuỳ theo hoạt động có thể
D. Vòng tuần hoàn phổi lớn hơn tuần hoàn hệ thống
E. Tất cả đều sai
83. Nguyên nhân của mạch động mạch:
A. Tâm thất co giãn
B. Sóng mạch truyền đến trong chu kỳ tim
C. Thay đổi áp suất trong mạch máu
D. Sự co giãn cơ trơn
E. Sức co của tim

36
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

84. Khi nghe tim, có thể nghe được các tiếngvà T3, T4:
A. T1 và T2; chỉ thấy qua tâm động đồ
B. T1, T2, T3 và T4; chỉ nghe được bằng máy
C. T1 và T2; không có
D. T1, T2, T3 và T4; chỉ nghe được ở trẻ em
E. T1 và T2; chỉ phát hiện trên tâm thanh đồ
85. Các chất thụ cảm bản thể tiếp nhận những thay đổi.và gây:
A. Liên quan giao cảm; tăng nhịp tim
B. Liên quan đến cử động; tăng nhịp tim
C. Vận mạch da; tăng huyết áp
D. Tại các mạch máu ngoại biên; tăng hoạt giao cảm
E. áp lực máu; thay đổi huyết áp
86. Trong đo huyết áp theo phương pháp nghe mạch của Korotkov, những tiếng
mạch đập nghe được là do:
A. Máu đi qua động mạch cánh tay bị hẹp lại
B. Sự rung động của thành động mạch đàn hồi nằm giữa hai chế độ áp suất
bằng nhau ở trong bao và trong động mạch
C. Do thay đổi áp suất trong động mạch
D. Sự co bóp của tâm thất
E. Câu A và B đúng
87. Máu từ tĩnh mạch về tim nhờ các yếu tố sau, NGOẠI TRỪ:
A. Sức co của tim
B. Sức cản mạch máu
C. áp suất âm trong lồng ngực
D. Sự co giãn có vân
E. Hệ thống van trong lòng tĩnh mạch
88. Yếu tố quan trọng điều hoà nội tại hệ động mạch:
A. áp suất trong lòng mạch
B. Các chất sinh ra từ tế bào nội mạc
C. Thiếu oxy tổ chức
D. Hoạt động giao cảm
E. Tất cả đều sai
89. Phản xạ tim-tim có mục đích:
A. Gây chậm nhịp tim
B. Giảm gánh nặng cho thất trái
C. Điều hoà áp suất tâm thu
D. Giải quyết ứ đọng máu ở nhĩ phải
E. Chống ứ trệ tuần hoàn phổi
90. ANP (ANF: atrial natriuretic peptide hay factor) do bài tiết gây:
A. Thận; tăng huyết áp

37
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Tâm nhĩ; tăng huyết áp


C. Tâm thất phải; tăng thể tích tống máu
D. Não; hạ huyết áp
E. Tâm nhĩ; hạ huyết áp
91. áp lực tĩnh mạch trung tâm được đo ở.và thường bằng.:
A. Nhĩ trái; 0 mmHg
B. Nhĩ phải; 12 cm H 2 0
C. Tĩnh mạch chủ trên; -2 mmHg
D. Tĩnh mạch dưới đòn; 0 mmHg
E. Nhĩ phải; 0 mmHg
92. Ngoại tâm thu được tạo ra khi kích thích vào:
A. Thời kỳ trơ tuyệt đối
B. Thời kỳ siêu bình thường
C. Thời kỳ trơ tương đối
D. Tâm thất thu
E. Câu B và C đúng
93. Hiện tượng gì xảy ra khi nhịp tim nhanh?
A. Thời gian tâm trương ngắn lại
B. Tim co bóp mạnh hơn
C. Thể tích cuối tâm trương giảm
D. Tăng lưu lượng vành
E. Tất cả đều đúng
94. Sự đóng lỗ bầu dục hoàn toàn xảy ra vào lúc:
A. Ngay sau sinh
B. Tháng đầu tiên sau sinh
C. Tháng thứ 6 sau sinh
D. Sau nàm đầu tiên
E. Tất cả đều sai
95. Các yếu tố liên quan đến dòng máu qua tuần hoàn vành là:
A. Nhu cầu oxy cơ tim
B. Gia tăng các chất giãn mạch tại chỗ
C. Vai trò của các tiểu động mạch
D. Hoạt động giao cảm
E. Tất cả đều đúng
96. Lưu lượng mạch vành lúc nghỉ ngơi khoảng, chiếm lưu lượng tim.
A. 255 ml/phút; 5%
B. 350 ml/phút; 5%
C. 200 ml/phút; 4%
D. 400 ml/phút; 8%
E. 455 ml/phút; 10%

38
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

97. Khi vận có, nói về sự thích nghi của tuần hoàn vành, yếu tố chủ yếu đảm bảo
cho tim hoạt động là:
A. Tăng nhịp tim
B. Tăng lưu lượng vành
C. Tăng lưu lượng tim thoả đáng
D. Tăng hiệu suất sử dụng oxy cơ tim
E. Tăng co bóp
98. Yếu tố quan trọng điều hoà tuần hoàn vành là:
A. Kích thích giao cảm
B. Sự tiêu thụ oxy cơ tim
C. Sự hiện diện các receptor trên mạch vành
D. áp lực động mạch chủ tâm trương
E. Các chất giãn mạch tại chỗ
99. Lưu lượng máu não được duy trì gần như hằng định khoảng….chiếm….lưu
lượng tim lúc nghỉ
A. 750ml/phút; 15%
B. 550 ml/phút; 12%
C. 1200 ml/phút; 18%
D. 750 ml/phút; 12%
E. Tất cả đều sai
100. Trong hệ tuần hoàn, hệ thống van có thể thấy ở:
A. Trong tim
B. Trong tĩnh mạch chi
C. Trong tĩnh mạch não
D. Câu A và B đúng
E. Các câu A,B, C đều đúng
101. Huyết áp động mạch não….với tuần hoàn hệ thống và có thể dao động trong
khoảng….mà không gây thay đổi lưu lượng não:
A. Độc lập; 40-80 mmHg
B. Bằng; 5-10 mmHg
C. Thấp hơn so; 90 -140 mmHg
D. Thay đổi; 90-150 mmHg
E. Thay đổi; 60-140 mmHg
102. Các tiểu động mạch não giãn, dần đến tăng lưu lượng máu não khi:
A. Giảm thông khí, carbonic tăng
B. Tăng thông khí, carbonic tăng giảm
C. pH dịch não tuỷ giảm
D. pH dịch não tuỷ tăng
E. Câu A và C đúng

39
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

103. Vai trò của hệ thần kinh thực vật đối với tuần hoàn não:
A. Rất quan trọng mỗi khi huyết áp thay đổi
B. Quan trọng khi huyết áp động mạch trung bình tăng đến 200mmHg
C. Không quan trọng so với yếu tố thể dịch trong mọi trường hợp
D. Quan trọng khi huyết áp động mạch trung bình tăng đến 250mmHg
E. Câu A và B đúng
104. Thành động mạch phổi có khả năng….hơn động mạch chủ do….và chứa….sợi
cơ trơn
A. Co thắt; mỏng; nhiều
B. Giãn; mỏng; nhiều
C. Giãn; mỏng; ít
D. Thay đổi khẩu kính; mỏng; nhiều
E. Giãn; thành dày; nhiều
105. Máu lên phổi dễ dàng chủ yếu nhờ:
A. Tác động hệ thần kinh thực vật
B. Mao mạch phổi rộng
C. áp lực thất phải lớn
D. áp lực động mạch phổi thấp
E. áp lực âm trong màng phổi
106. Vòng tuần hoàn lớn:
A. Vòng tuần hoàn chức phận
B. Vòng tuần hoàn dinh dưỡng
C. Vai trò chủ yếu vận chuyển máu và các chất
D. Hoạt động với áp lực lớn
E. Tất cả đều đúng
107. Tính hưng phấn của tế bào cơ tim:
A. Giúp tim hoạt động đồng bộ
B. Là tính chất tương tự có ở có vân
C. Giúp tim không bị ảnh hưởng bởi kích thích ngoại lai
D. Hoạt động theo quy luật Tất cả hoặc không
E. Tất cả đều đúng
108. Thời kỳ trơ tương đối:
A. 0,05 giây
B. 0,5 giây
C. 0,15 giây
D. 0,3 giây
E. 0,4 giây
109. Thời kỳ siêu bình thường:
A. Cơ tim không đáp ứng với kích thích
B. Chính là thời kỳ trơ tương đối

40
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Cơ tim đáp ứng với mọi kích thích dù nhỏ


D. Kéo dài 0,05 giây
E. Hoạt động phụ thuộc vào bơm Na+K+ ATPase
110. Nói về đặc tính sinh lý của động mạch:
A. Tính co thắt đóng vai trò chủ yếu
B. Tính đàn hồi đóng vai trò chủ yếu
C. Hệ thống áp lực cao quyết định
D. Hệ thống áp lực thấp đóng vai trò quyết định
E. Tính đàn hồi chủ yếu ở các động mạch lớn
111. Khi khám bệnh nhân, thường huyết áp tĩnh mạch được xác định só bộ bằng
cách:
A. Sử dụng huyết áp kế thuỷ ngân
B. Sử dụng huyết áp kế nước
C. Đánh giá tính chất của tĩnh mạch cổ
D. Đo áp lực tĩnh mạch cánh tay
E. Ước lượng, nâng cao tay sau đó hạ dần để xem xét tĩnh mạch thay đổi thế
nào
112. Sự khuếch tán các chất qua mao mạch nhờ các phương thức:
A. Khuếch tán thụ động
B. Khuếch tán đơn giản
C. Khuếch tán theo lối ẩm bào
D. Khuếch tán qua lỗ lọc
E. Tất cả đều đúng
113. Ion Mg++ tham gia vào giai đoạn nào của điện thế hoạt động cơ tim:
A. Pha bình nguyên khử cực
B. Pha tái cực
C. Pha 4: điện thế trở lại trạng thái ban đầu
D. Pha khử cực nhanh
E. Tất cả đều sai
114. Điện thế màng khi nghỉ ở tế bào cơ tim do:
A. Sự chính lệch điện thế giữa Na+ và K+
B. Tính thấm tương đối của màng tế bào với K+ khiến K+ thoát ra ngoài
C. Sự tập trung cao nồng độ K+ trong tế bào
D. Na+ từ từ thâm nhập vào tế bào
E. Hoạt động của Na+K+ATPase
115. Sự khử cực chậm tâm trương:
A. Xảy ra vào pha tái cực B. Xảy ra ở pha khử cực nhanh
C. Xảy ra ở pha bình nguyên
D. Đặc trưng cho các tế bào tự động
E. Tất cả đều sai

41
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

116. Trong tâm động đồ tâm thất thu kéo dài, trong đó thời kỳ tăng áp là.:
A. 0.3 giây; 0,05 giây
B. 0,3giây; 0,25giây
C. 0,4 giây; 0,05 giây
D. 0,4 giây; 0,25 giây
E. 0,5 giây; 0,3 giây
117. Tăng nồng độ thyroxin máu làm tim đập nhanh do:
A. Tăng kích thích hệ giao cảm
B. Tăng catecholamin
C. Tăng bãta receptor ở tim
D. Tăng dẫn truyền nhĩ thất
E. Giảm hoạt động phó giao cảm
118. Do ảnh hưởng của trọng lực, động mạch ở cao hơn tim 1cm thì huyết áp
giảm…..,thấp hơn tim 1cm thì huyết áp tăng….
A. 0,77mmHg; 0,77mmHg
B. 0,5mmHg; 0,5mmHg
C. 0,7mmHg; 0,7mmHg
D. 0,57mmHg; 0,57mmHg
E. 7mmHg; 7mmHg
119. Trương lực mạch là do:
A. Tín hiệu giao cảm đưa về trung tâm tim mạch
B. Hoạt động hệ giao cảm lên mạch máu
C. Hoạt động của thần kinh vận động ngoại biên
D. Tín hiệu giao cảm từ trung tâm vận mạch
E. Tác dụng tại chỗ của các chất co mạch
120. Các chất gây giãn mạch bao gồm:
A. Bradykinin, lysilbradykinin, histamin
B. Bradykinin, lysilbradykinin, ANP
C. Bradykinin, lysilbradykinin, endothelin
D. Bradykinin, lysilbradykinin, histamin, ion kali, ion magie
E. Bradykinin, lysilbradykinin
121. Các giai đoạn co, giãn và thời gian điện thế hoạt động của cơ tim đều giảm
khi nhịp tim nhanh. Đ - S
122. Cơ tim là một loại cơ vân đặc biệt, do đó hoạt động co rút của chúng cũng
tương tự cơ vân Đ - S
123. Cường độ hoạt động càng cao sự kích thích giao cảm càng tăng và có thể
đạt đến tối đa Đ - S
124. Tính dẫn truyền của cơ tim thể hiện trên sự hoạt động của hệ thống nút và
hệ thầön kinh thực vật Đ - S

42
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

125. Sự thiếu oxy tổ chức của tuần hoàn hệ thống dần đến sự giãn tiểu động
mạch.
Đ-S
126. Huyết áp là chỉ số huyết động quyết định sự trở về của tuần hoàn tĩnh mạch
Đ-S
127. Khi nhịp tim nhanh, tuần hoàn mạch vành thay đổi như nhau ở thì tâm thu
lần tâm trương Đ - S
128. Tính đàn hồi có ở tất cả hệ thống động mạch Đ - S
129. Phản xạ Goltz là phản xạ thường xuyên trong có thể Đ - S
130. Khả năng tự điều hoà của tim thể hiện ở hệ thống nút Đ - S
131. Huyết áp Tỉ lệ thuận với chiều dài mạch máu Đ - S
132. Sự lọc ở mao mạch phụ thuộc vào áp suất thuỷ tĩnh và áp suất keo Đ - S
133. Những thay đổi nồng độ ion natri trong máu ảnh hưởng rất rõ lên hoạt động
điện thể của tế bào cơ tim Đ - S
134. Tế bào cơ trơn và cơ vân đều cần ion canxi trong hoạt động co có Đ - S
135. Vận tốc máu chảy chậm nhất là ở hệ thống tĩnh mạch Đ - S
136. Sự điều hoà hoạt động tim có vai trò của yếu tố nội tại và không liên quan
đến định luật Frank-Starling Đ - S
137. Tất cả dẫn truyền từ nhĩ xuống thất có thể dễ dàng qua rênh nhĩ thất Đ - S
138. Hệ giao cảm tác động lên cả tim và mạch máu trong khi đó hệ phó giao cảm
chủ yếu lên hoạt động tim Đ - S
139. Nhịp tim thay đổi ngược với thay đổi của huyết áp theo tuổi đời Đ - S
140. Sự thay đổi trị số huyết áp lớn nhất khi thay đổi lưu lượng tim Đ - S
141. Tuần hoàn vành có rất nhiều nối thông nên dễ hồi phục khi có sự tắt mạch
Đ-S
142. Tuần hoàn phổi sức cản thấp, nên áp suất tống máu thất phải thấp Đ - S
143. Hệ thống van có ở tất cả tĩnh mạch trong có thể Đ - S
144. Phản xạ giảm áp liên quan đến các thụ thể có ở tâm nhĩ phải Đ - S
145. Phản xạ mắt - tim có mục đích phục hồi lại nhịp xoang Đ - S
146. Thay đổi hoạt động vỏ não có thể gây thay đổi nhịp tim Đ - S
147. Thời kỳ trơ tương đối giúp bảo vệ cơ tim khỏi các kích thích ngoại lai Đ - S
148. Bắt mạch có thể chẩn đoán các bệnh lý tim mạch Đ - S
149. Đo huyết áp động mạch trực tiếp được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng
hiện nay Đ - S
150. Huyết áp tĩnh mạch có thể được đánh giá bằng mắt thường Đ - S
151. Nghe tim có thể nghe được 4 tiếng: T1, T2, T3 và T4 Đ - S
152. Sự đóng mở van nhĩ thất tuỳ thuộc vào áp lực qua van Đ - S
153. Van động mạch có hai lá và đóng mở tuỳ thuộc áp suất qua van Đ - S

43
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

154. Nhịp tim nhanh làm giảm lưu lượng vành kỳ tâm thu cũng giống như kỳ tâm
trương Đ - S
155. Huyết áp có xu hướng tăng ở người tập luyện thể thao dài ngày Đ - S
156. Vận có làm tăng nhịp tim, vận có càng mạnh, nhịp tim càng tăng cho đến
kiệt sức Đ - S
157. Sự giảm trọng lượng ở người béo phì có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp
Đ-S
158. áp lực keo huyết tương lớn nhất ở hệ mao mạch Đ - S
159. Các có thắt tiền mao mạch luôn mở cho máu đi qua mao mạch Đ - S
160. Máu chảy liên tục qua mao mạch nhờ các có thắt tiền mao mao mạch và sự
co giãn cơ trơn trước mao mạch Đ - S
161. áp suất thủy tĩnh , có khuynh hướng đẩy nước và các chất hòa tan từ máu
sang dịch kẽ, thay đổi từ 32mmHg ở mao động mạch đến 15mmHg mao tĩnh
mạch Đ - S
162. Cách thức trao đổi qua mao mạch quan trọng nhất là sự khuếch tán đơn
giản Đ - S
163. Tất cả tĩnh mạch đều có chứa các van, có chức năng giống van tim Đ - S
164. Đa số tiểu động mạch chịu sự chi phối của hệ giao cảm qua sự giải phóng
chất dẫn truyền thần kinh là epinephrin gây co mạch Đ - S
165. Carbonic tăng gây giãn tĩnh mạch ngoại biên, thiếu oxy gây co tĩnh mạch
nội tạng và giãn tĩnh mạch ngoại biên Đ - S
166. Sự tự điều hòa của tuần hoàn phổi có tác dụng gì?
167. Yếu tố quan trọng nhất trong điều hòa tuần hoàn phổi là: .
168. Mặc dầu áp suất tống máu thấp hơn ở thất phải, yếu tố nào khiến cho lưu
lượng máu qua hai vòng tuần hoàn là bằng nhau?
169. áp suất tĩnh mạch phổi bằng áp suất nhĩ trái, khoảng: .
170. áp lực mao mạch phổi khoảng 10mmHg, khi áp lực tăng trên 25mmHg sẽ
gây tình trạng gì?
171. Trong điều kiện bình thường, hệ thần kinh thực vật có vai trò gì quan trọng
trong điềuhòa lưu lượng máu não hay không?
172. Bình thường, lưu lượng máu qua não khoảng bao nhiêu?
173. áp suất động mạch não có thể dao động trong khoảng bao nhiêu mà không
gây thay đổi lưu lượng não?
174. Yếu tố nào đóng vai trò chính trong điều hòa lưu lượng vành?
175. Tác dụng trực tiếp của hệ thần kinh thực vật lên mạch vành như thế nào?
176. Lưu lượng vành lúc nghỉ khoảng bao nhiêu?
177. Hãy nói về áp suất keo huyết tương:
178. Hãy nói về áp suất thuỷ tĩnh:.

44
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

179. Tại sao máu không chảy liên tục qua mạng mao mạch mà thường ngắt
quãng?
180. Chức năng của các mao mạch thực sự:.
181. Đối với tuần hoàn tĩnh mạch, tại sao sự vận có giúp máu về tim tốt hơn?
182. Tác dụng của Angiotensin II trên mạch máu:
183. Những chất cảm thụ áp suất (Baroreceptor) có thể thấy ở vị trí nào trong hệ
tim mạch?
184. Khi những tín hiệu giao cảm từ trung tâm vận mạch tăng, sẽ gây ra gì?
185. Chất dẫn truyền thần kinh giao cảm có thể gây co hoặc giãn mạch tùy thuộc
vào sự hiện diện của những chất nào trên thành mạch máu?
186. Lưu lượng vành thay đổi theo chu kỳ hoạt động của tim như thế nào?
187. Theo định luật Poisseille, nhịp tim tăng, tăng lưu lượng tim và gây tăng huyết
áp, nhưng khi nhịp tim tăng >140 lần/phút, kéo dài thì huyết áp có thể hạ?
188. Ở người tập luyện thường có nhịp tim chậm nhưng huyết áp vần bình thường,
tại sao?
189. Lưu lượng máu Q chảy qua một ống mạch chịu sự chi phối của hai yếu tố
nào?
190. Thế nào là áp lực mạch?
191. Ghi nhận trị số huyết áp, đơn vị đo lường quốc tế hệ SI khuyên dùng đơn vị
nào thay cho mmHg?
192. Đặc tính nào của động mạch khiến lượng máu được phân phối đến cơ quan
tùy theo nhu cầu?
193. Tính đàn hồi của động mạch có tác động gì đến dòng máu?
194. Hãy nêu định luật Frank-Starling của tim
195. Nồng độ K+ máu cao ảnh hưởng thế nào lên tim?
196. Trong phầu thuật, sự co kéo mạnh các tạng ở bụng cũng có thể gây ngừng
tim, điều này liên quan đến phản xạ bất thường nào?
197. Tại sao kích thích phó giao cảm chỉ làm giảm 20-30% sức co bóp của tim?
198. Cường độ của mạch động mạch phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
199. Tính chất sinh lý nào hoàn toàn độc lập với hệ thần kinh, dù cắt bỏ hết các
nhânh thần kinh nhưng tim vần đập một cách tự động?
200. Nồng độ K+ trong tế bào cơ tim so với nồng độ K+ ngoài tế bào như thế
nào?

45
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

TRẮC NGHIỆM SINH LÝ HÔ HẤP

1. Tế bào vỏ não sẽ có những tổn thương không hồi phục sau khi:
A. Ngừng thở 30 giây
B. Ngừng thở 3 phút
C. Thiếu O2 6 phút
D. Thiếu O2 15 phút
E. Cả 4 câu trên đều sai
2. Các bước đầu tiên để cấp cứu bệnh nhân nói chung theo thứ tự là:
A. Hô hấp nhân tạo, khai thông đường thở, cấp cứu tuần hoàn
B. Cấp cứu tuần hoàn, hô hấp nhân tạo, khai thông đường thở
C. Hô hấp nhân tạo, cấp cứu tuần hoàn, khai thông đường thở
D. Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo, cấp cứu tuần hoàn
E. Khai thông đường thở, cấp cứu tuần hoàn, hô hấp nhân tạo
3. Sắp xếp các hiện tượng sau đây theo thứ tự đúng:
1. Xương sườn chuyển động
2. áp suất âm khoang màng phổi thay đổi
3. Kích thước lồng ngực thay đổi
4. Có hô hấp co giãn
5. Phổi co giãn
6. Thể tích khoang màng phổi thay đổi
A. 1, 6, 2, 5, 3, 4
B. 4, 2, 3, 1, 6, 5
C. 6, 1, 3, 4, 5, 2
D. 4, 1, 3, 6, 2, 5
E. 4, 1, 3, 2, 5, 6
4. Cấu trúc nào sau đây của bộ máy hô hấp không tham gia vào cơ chế chống
bụi:
A. Lông mũi
B. Tuyến tiết nhầy
C. Hệ thống lông rung
D. Tế bào phế nang loại II
E. Đại thực bào phế nang
5. Tế bào phế nang loại II có chức năng:
A. Bài tiết surfactant
B. Chống bụi
C. Thực bào
D. Sưởi ấm không khí đi vào
E. Bão hòa hói nước cho không khí đi vào

46
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

6. Kích thích muscarinic receptor sẽ gây ra:


A. Giãn có Reissessen
B. Giãn phế nang
C. Co các phế quản nhỏ
D. Xẹp phế nang
E. Giãn các phế quản nhỏ
7. Bệnh nhân xẹp phổi bị suy hô hấp là do:
A. Màng hô hấp dày lên
B. Tăng khoảng chết sinh lý
C. Diện trao đổi giảm xuống
D. Tràn dịch phế nang
E. Giảm phân bố mạch máu ở phế nang
8. Chất surfactant:
A. Lót bên trong đường dần khí và phế nang
B. Không có ở người hút thuốc lá
C. Có thành phần protein là chủ yếu
D. Làm các phế nang co lại tốt hơn
E. Có tác dụng tốt đối với sự trao đổi khí ở phổi
9. Bệnh màng trong:
A. Là bệnh không có chất surfactant trong đường dần khí
B. Thường gặp ở trẻ só sinh đẻ non dưới 42 tuần
C. Gây suy hô hấp rất nặng ở trẻ đẻ non do xẹp các phế quản nhỏ
D. Do tế bào phế nang loại I chưa bài tiết chất surfactant
E. Cả 4 câu trên đều sai
10. Khoang màng phổi:
A. Là khoảng hở giữa phổi và thành ngực
B. Do lá thành và lá tạng dính vào nhau tạo nên
C. Chứa một ít không khí trong thì hít vào
D. Luôn có áp suất nhỏ hơn áp suất trong phế nang
E. Có áp suất rất cao ở bệnh nhân viêm thanh quản
11. áp suất âm khoang màng phổi:
A. Ít âm nhất ở thì hít vào
B. Tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực
C. Mất đi ở bệnh nhân viêm thanh quản
D. âm nhất ở thì hít vào
E. Giúp cho tim trái làm việc dễ dàng hơn
12. Khi P khoang màng phổi bằng 755 mm Hg thì qui ra áp suất âm là:
A. - 755 mm Hg
B. - 10 mm Hg
C. - 5 mm Hg

47
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. - 15 mm Hg
E. - 55 mm Hg
13. Khi áp suất âm khoang màng phổi bằng - 12 mm Hg thì qui theo vật lý sẽ có
áp suất là:
A. 738 mm Hg
B. 772 mm Hg
C. 752 mm Hg
D. 748 mm Hg
E. Cả 4 câu trên đều sai
14. áp suất âm của khoang màng phổi khi hít vào và thở ra theo thứ tự là:
A. - 2,5 mm Hg; - 6 mm Hg
B. - 6 mm Hg; - 3,5 mm Hg
C. - 6,5 mm Hg; - 2,5 mm Hg
D. - 6,5 mm Hg; - 2 mm Hg
E. - 6 mm Hg; - 2,5 mm Hg
15. áp suất âm khoang màng phổi không có tác dụng nào sau đây:
A. Giúp máu trở về tim dễ dàng
B. Làm phổi co giãn theo lồng ngực
C. Làm thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phổi
D. Làm tuần hoàn phổi có áp suất rất thấp
E. Làm thuận lợi cho hoạt động của tim trái
16. Vết thương lồng ngực hở sẽ dần đến:
A. Phổi giãn ra ít trong thì hít vào
B. Phổi không co giãn theo lồng ngực
C. áp suất khoang màng phổi luôn luôn dương
D. Phổi co lại ít trong thì thở ra
E. áp suất khoang màng phổi sẽ bớt âm
17. Mục đích của quá trình thông khí là:
A. Để làm tăng sự trao đổi khí ở phế nang
B. Để duy trì sự chính lệch phân áp của O2 và CO2 giữa phế nang và máu
C. Để đổi mới không khí trong phế nang
D. Câu B và C đúng
E. Cả 3 câu A, B và C đều đúng
18. Động tác hít vào có tác dụng:
A. Làm tăng phân áp O2 trong phế nang
B. Làm giảm phân áp CO2 trong phế nang
C. Tạo ra sự chính lệch phân áp của O2 giữa phế nang và máu
D. Câu A và C đúng
E. Cả 3 câu A, B và C đều đúng
19. Khi hít vào làm tăng:

48
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. áp suất trong ổ bụng


B. áp suất trong phế nang
C. áp suất trong tuần hoàn phổi
D. áp suất trong lồng ngực
E. áp suất trong khoang màng phổi
20. Khi hít vào:
A. Lồng ngực tăng kích thước do phổi giãn ra
B. Phổi giãn ra do lồng ngực tăng kích thước
C. Phổi giãn ra do áp suất trong phế nang giảm
D. Lực đàn hồi làm cho phổi giãn ra
E. Phổi giãn ra do áp suất trong khoang màng phổi tăng lên
21. Khi có hoành co lại và hạ xuống 4 cm, nó đã làm tăng thể tích lồng ngực lên
khoảng:
A. 250 ml
B. 500 ml
C. 1.000 ml
D. 1.500 ml
E. 2.000 ml
22. Liệt có hoành dần đến giảm thông khí là do:
A. Khoảng chết sinh lý tăng lên
B. áp suất khoang màng phổi trở nên dương
C. Chiều trước sau không tăng lên khi hít vào
D. Chiều thẳng đứng giảm khi hít vào
E. áp suất trong ổ bụng tăng lên rất cao
23. Khi hô hấp bình thường, tỷ lệ % thông khí do có hoành đảm nhiệm là:
A. 10%
B. 30%
C. 50%
D. 70%
E. 90%
24. Cơ chế gây ra dấu hiệu co kéo ở bệnh nhân viêm thanh quản là:
A. Bệnh nhân hít vào cố gắng làm P khoang màng phổi tăng lên quá cao
B. Bệnh nhân thở ra cố gắng làm P khoang màng phổi tăng lên quá cao
C. Bệnh nhân thở ra cố gắng làm P khoang màng phổi giảm quá thấp
D. Bệnh nhân hít vào cố gắng làm P khoang màng phổi giảm quá thấp
E. Bệnh nhân hít vào cố gắng làm P trong ổ bụng tăng lên quá cao
25. áp suất trong phế nang:
A. Luôn cao hơn áp suất khí quyển
B. Luôn thấp hơn áp suất khí quyển
C. Không thay đổi trong suốt quá trình thở

49
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Rất cao ở bệnh nhân viêm thanh quản


E. Có giá trị âm ở thì hít vào
26. Khi thở ra làm tăng:
A. Thể tích khoang màng phổi
B. Trao đổi khí ở phổi
C. áp suất trong phế nang
D. Lượng máu trở về tim
E. Thể tích khoảng chết
27. Một người có khoảng chết giải phầu 150 ml, thở qua một cái ống có thể tích
50 ml với tần số thở là 15 lần/phút, thể tích mỗi lần thở là 800 ml. Lượng không
khí thực sự tham gia trao đổi trong 1 phút là:
A. 5 lít
B. 7 lít
C. 9 lít
D. 10 lít
E. 12 lít
28. Thông khí phế nang là:
A. Thể tích không khí hít vào hoặc thở ra trong 1 phút
B. Thể tích không khí hít vào trong 1 phút
C. Thể tích không khí thở ra trong 1 phút
D. Thể tích không khí thực sự tham gia trao đổi trong 1 phút
E. Thể tích không khí thực sự tham gia trao đổi trong 1 lần thở
29. Bệnh nhân hen phế quản có tình trạng nào sau đây:
A. Khó thở thì hít vào làm áp suất khoang màng phổi giảm rất thấp
B. Khó thở thì hít vào làm áp suất khoang màng phổi tăng rất cao
C. Khó thở thì thở ra làm áp suất khoang màng phổi giảm rất thấp
D. Khó thở thì thở ra làm áp suất khoang màng phổi tăng cao
E. áp suất tuần hoàn phổi giảm rất thấp
30. O2 từ phế nang vào máu theo phương thức:
A. Vận chuyển tích cực
B. Lọc
C. Khuếch tán đơn thuần
D. Khuếch tán có chất tải
E. Vận chuyển tích cực thứ cấp
31. Khả năng vận chuyển O2 của máu phụ thuộc vào:
A. pH máu
B. Lượng Hb máu
C. Lượng CO2 máu
D. Nhiệt độ máu
E. Độ hòa tan của O2 trong huyết tương

50
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

32. Yếu tố quyết định cho sự trao đổi khí ở phổi là:
A. Độ lớn của diện trao đổi
B. Độ dày của màng hô hấp
C. Sự phong phú của mao mạch quanh phế nang
D. áp suất âm khoang màng phổi
E. Sự chính lệch phân áp các khí giữa phế nang và máu
33. O2 được vận chuyển trong máu chủ yếu dưới dạng:
A. Hòa tan trong huyết tương
B. Hòa tan trong hồng cầu
C. Kết hợp trong huyết tương
D. Kết hợp trong hồng cầu
E. Kết hợp với globin của Hb
34. % bão hòa O2 của Hb tăng lên khi:
A. Phân áp O2 động mạch tăng
B. Phân áp CO2 động mạch tăng
C. Hàm lượng Hb máu tăng
D. Nhiệt độ tăng
E. pH động mạch giảm
35. HbO2 ở trong máu là dạng:
A. Trực tiếp trao đổi với tổ chức
B. Tạo phân áp của O2 ở trong máu
C. Rất dễ phân ly khi phân áp O2 tăng lên
D. Vận chuyển O2 chủ yếu của máu
E. Chiếm 19,8 ml trong 100 ml máu động mạch
36. Phân áp và hàm lượng O2 trong máu động mạch lần lượt là:
A. 100 mm Hg; 19,8 ml/100 ml máu
B. 46 mm Hg; 52 ml/100 ml máu
C. 40 mm Hg; 15 ml/100 ml máu
D. 95 mm Hg; 19,8 ml/100 ml máu
E. 95 mm Hg; 19,5 ml/100 ml máu
37. Phân tích đồ thị Barcroft, ta thấy:
A. Khi phân áp O2 tăng, % HbO2 giảm
B. Tốc độ kết hợp giữa Hb và O2 tăng tỷ lệ thuận theo phân áp O2
C. Khi phân áp O2 tăng từ 80 lên 100 mm Hg, tốc độ kết hợp tăng lên rất nhanh
D. Khi phân áp O2 giảm từ 40 xuống 20 mm Hg, tốc độ phân ly tăng lên rất
nhanh để cung cấp O2 cho tổ chức
E. Khi phân áp O2 giảm từ 100 xuống 80 mm Hg, phải cho thở thêm O2
38. Phần lớn CO2 được vận chuyển trong máu dưới dạng:
A. Kết hợp với Hb
B. HCO 3 -

51
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Kết hợp với Cl


D. Hòa tan trong hồng cầu
E. Hòa tan trong huyết tương
39. Phân áp và hàm lượng CO2 trong máu tĩnh mạch lần lượt là:
A. 95 mm Hg; 48 ml/100 ml máu
B. 40 mm Hg; 52 ml/100 ml máu
C. 40 mm Hg; 48 ml/100 ml máu
D. 46 mm Hg; 52 ml/100 ml máu
E. 100 mm Hg, 52 ml/100 ml máu
40. Trung tâm hô hấp nằm ở:
A. Vỏ não
B. Cầu não
C. Phần trước hành não
D. Phần sau hành não
E. Hành - cầu não
41. Hô hấp tự động duy trì được là do:
A. Trung tâm hít vào
B. Trung tâm thở ra
C. Trung tâm điều chỉnh
D. Receptor ở thành phế nang
E. Xung động thần kinh đi đến các có hô hấp
42. Trung tâm hô hấp:
A. Phát ra những luồng xung động thần kinh đi xuống có thở ra khi hô hấp bình
thường
B. Không bị ảnh hưởng bởi các kích thích từ cảm giác đau
C. Nằm ở cầu não
D. Phát ra những luồng xung động thần kinh đi xuống có hít vào khi hô hấp bình
thường
E. Không bị ảnh hưởng bởi các xung động từ vỏ não
43. Nhịp hô hấp bình thường được phát động bởi:
A. Dây X
B. Vỏ não
C. Trung tâm hít vào
D. Trung tâm thở ra
E. Trung tâm điều chỉnh
44. Hô hấp theo kiểu lời nguyền của Ondine xảy ra khi:
A. Vỏ não bị tổn thương
B. Cầu não bị tổn thương
C. Hành não bị tổn thương
D. Vỏ não và hành não đều bị tổn thương

52
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Vỏ não và cầu não đều bị tổn thương


45. Cắt ngang não ngay trên cầu não sẽ gây ra tình trạng:
A. Hô hấp theo kiểu lời nguyền của Ondine
B. chỉ còn hô hấp chủ động
C. chỉ còn hô hấp tự động
D. Hô hấp tự động mạnh hơn hô hấp chủ động
E. Hô hấp chủ động mạnh hơn hô hấp tự động
46. Trung tâm hô hấp không liên hệ với cấu trúc nào sau đây:
A. Vỏ não
B. Receptor nhận cảm hóa học
C. Vùng dưới đồi
D. Nhân dây X ở hành não
E. Tiểu não
47. Khi hô hấp bình thường, trung tâm thở ra:
A. Phát ra những luồng xung động làm giãn có hít vào
B. Phát ra những luồng xung động làm co có thở ra
C. Phát ra những luồng xung động ức chế trung tâm hít vào
D. Phát ra những luồng xung động làm co có thành bụng
E. Không làm việc
48. Receptor hóa học ở hành não chịu tác động bởi:
A. CO2 gián tiếp qua H +
B. CO2 trực tiếp
C. O2 gián tiếp qua H +
D. O2 trực tiếp
E. H + gián tiếp qua CO2
49. Receptor hóa học ở ngoại biên chịu tác động bởi:
A. CO2 gián tiếp qua H +
B. CO2 gián tiếp qua O2
C. O2 gián tiếp qua H +
D. O2 trực tiếp
E. H + gián tiếp
50. Receptor hóa học ở hành não và ngoại biên đều chịu tác động bởi:
A. pH máu tăng
B. Nhiễm kiềm
C. Lên độ cao
D. CO2 máu tăng
E. O2 máu động mạch thấp dưới 60 mm Hg
51. Vai trò điều hòa hô hấp của O2 rất quan trọng trong trường hợp:
A. Suy hô hấp mên
B. Viêm thanh quản

53
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Nhiễm acid
D. Nhiễm kiềm
E. O2 máu dưới 80 mm Hg
52. Vai trò điều hòa hô hấp của H + thông qua receptor hóa học ở hành não không
quan trọng vì:
A. Receptor hóa học ở hành não không đáp ứng với H +
B. H + khó đi qua hàng rào máu não
C. H + không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp
D. H + kích thích rất yếu vào vùng dưới đồi
E. Cả 4 câu trên đều sai
53. Cơ chế kích thích các receptor hóa học ở ngoại vi và ở hành não của CO2 là:
A. Gián tiếp ở ngoại vi, trực tiếp ở hành não
B. Trực tiếp ở ngoại vi, gián tiếp ở hành não
C. Gián tiếp ở cả 2 nói
D. Trực tiếp ở cả 2 nói
E. Không tác dụng ở cả 2 nói
54. Yếu tố nào sau đây sẽ kích thích trung tâm hô hấp làm tăng thông khí khi
thân
nhiệt tăng lên:
A. Vỏ não
B. Nhân dây X ở hành não
C. Dây thần kinh số V
D. Vùng dưới đồi
E. Receptor hóa học ngoại vi
55. Cơ chế điều hòa hô hấp của O2:
A. Trực tiếp lên receptor hóa học ở hành não
B. Gián tiếp lên receptor hóa học ở hành não qua H +
C. Gián tiếp lên receptor hóa học ở hành não qua CO2
D. Trực tiếp lên receptor hóa học ở ngoại vi
E. Quan trọng ở người bình thường
56. Cấu tạo của đường dần khí có đặc điểm sau:
A. Thiết diện càng vào trong càng giảm
B. Có hệ thống lông rung để giữ bụi
C. Khí quản có có Reissessen co giãn được để điều chỉnh lượng không khí đi
qua
D. Tổng thiết diện càng vào trong càng tăng lên
E. Câu B và C sai
57. Tác dụng của thần kinh tự động lên cơ trơn Reissessen:
A. Thần kinh giao cảm tác động lên 2 adrenergic receptor gây co

54
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Thần kinh phó giao cảm tác động lên muscarinic receptor gây giãn
C. Thần kinh phó giao cảm tác động lên 2 adrenergic receptor gây giãn
D. Thần kinh giao cảm tác động lên 2 adrenergic receptor gây giãn
E. Thần kinh giao cảm tác động lên muscarinic receptor gây co
58. Bệnh nhân liệt có hoành có tình trạng nào sau đây:
A. Khi hít vào chiều ngang của lồng ngực giảm xuống
B. Khi thở ra chiều trước sau của lồng ngực tăng lên
C. Khi hít vào chiều thẳng đứng của lồng ngực giảm xuống
D. Khi thở ra chiều ngang của lồng ngực tăng lên
E. Cả câu C và D đều đúng
59. Thở sâu có lợi hơn thở nông vì:
A. Thở sâu làm giảm thể tích khoảng chết
B. Thở nông làm tăng thể tích khoảng chết
C. Thở sâu làm tăng lượng khí thực sự trao đổi
D. Thở nông làm tăng thông khí phế nang
E. Cả 2 câu A và C đều đúng
60. Bộ máy hô hấp có tất cả các chức năng sau đây, ngoại trừ:
A. Chức năng hô hấp
B. Chức năng điều nhiệt
C. Chức năng thàng bằng acid-base
D. Chức năng điều hòa đường huyết
E. Chức năng nội tiết
61. Nói về lồng ngực, câu nào sau đây sai:
A. Có thể tích rất ổn định
B. Cấu tạo như một khoang kín
C. Có hoành là một bộ phận cấu tạo rất quan trọng của lồng ngực
D. Đóng vai trò quan trọng trong động tác thông khí
E. Khi kích thước lồng ngực thay đổi, phổi sẽ co giãn theo
62. Bộ phận nào sau đây không thuộc đường dần khí:
A. Mũi
B. Họng
C. Khí quản
D. Phế quản
E. ống phế nang
63. Nói về đặc điểm cấu tạo của phổi, câu nào sau đây sai:
A. Là một tổ chức rất đàn hồi
B. Tổng diện tích trao đổi khoảng 70 m 2
C. Mạng mạch máu nuôi dưỡng phế nang rất phong phú
D. Màng hô hấp có cấu tạo rất mỏng
E. Trong lòng phế nang được lót bởi chất surfactant

55
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

64. Động tác thở ra có tác dụng:


A. Làm tăng phân áp CO2 trong phế nang
B. Làm giảm phân áp O2 trong phế nang
C. Tạo ra sự chính lệch phân áp của O2 giữa phế nang và máu
D. Câu A và C đúng
E. Cả 3 câu A, B và C đều sai
65. Khi thở ra làm giảm:
A. áp suất trong ổ bụng
B. áp suất trong phế nang
C. áp suất trong tuần hoàn phổi
D. áp suất trong khoang màng phổi
E. Cả 4 câu trên đều sai
66. Khi thở ra:
A. Lồng ngực giảm kích thước do phổi co lại
B. Phổi co lại ra do lồng ngực tăng kích thước
C. Phổi co lại do áp suất trong phế nang tăng
D. Lực đàn hồi làm cho phổi co lại
E. Phổi co lại do áp suất trong khoang màng phổi giảm xuống
67. Nói về các dạng vận chuyển của O2 ở trong máu, câu nào sai:
A. Dạng hòa tan chiếm khoảng 0, 3 ml/100 ml máu tĩnh mạch
B. Dạng hòa tan là dạng tạo ra phân áp của O2 ở trong máu
C. Dạng kết hợp chiếm 19,5 ml/100 ml máu động mạch
D. Dạng kết hợp là dạng chủ yếu
E. Dạng hòa tan có cả trong huyết tương và trong hồng cầu
68. Nói về các dạng vận chuyển của CO2 ở trong máu, câu nào sai:
A. Dạng hòa tan chiếm khoảng 3 ml/100 ml máu tĩnh mạch
B. Dạng hòa tan là dạng tạo ra phân áp của CO2 ở trong máu
C. Dạng kết hợp với Hb chiếm 10,4 ml/100 ml máu tĩnh mạch
D. Dạng HCO 3 - là dạng chủ yếu
E. Dạng hòa tan chỉ có ở trong huyết tương
69. Sự phân ly của HbO2 tăng lên khi:
A. pH tăng
B. Nhiệt độ tăng
C. Sự phân ly HbCO2 tăng
D. Chất 2, 3 diphosphoglycerat giảm
E. Phân áp CO2 giảm
70. Kể các chức năng của bộ máy hô hấp?
71. Nêu 2 thành phần quan trọng cấu tạo nên lồng ngực?
72. Vì sao khi gãy xương sườn có thể gây khó thở?

56
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

73. Kể các chức năng của đường dần khí?


74. Nêu chức năng của hệ thống lông rung niêm mạc đường dần khí?
75. Nêu tác dụng của thần kinh tự động lên cơ trơn Reissessen?
76. Nêu 3 đặc điểm cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng trao đổi khí?
77. Thế nào là bệnh màng trong?
78. Nêu 2 cơ chế tạo nên áp suất âm trong khoang màng phổi?
79. Nêu mục đích của quá trình thông khí?
80. Hãy chứng minh có hoành là một có hô hấp rất quan trọng?
81. Hãy nói về khoảng chết giải phẫu và khoảng chết sinh lý?
82. Vì sao khoảng chết càng lớn thì càng bất lợi cho sự trao đổi khí?
83. Hãy tính thông khí phế nang của một người có thể tích khoảng chết 160 ml,
thở 20 lần/phút, mỗi lần thở 700 ml?
84. Vì sao nói O2 hòa tan là dạng vận chuyển O2 có vai trò quan trọng?
85. Hãy kể các dạng CO2 được vận chuyển ở trong máu?
86. Hãy nói về hiệu ứng Bohr?
87. Hãy nói về hiệu ứng Haldane?
88. Thế nào là điều hòa hô hấp?
89. Nêu cấu tạo của trung tâm hô hấp?
90. Hãy nói về receptor hóa học ở ngoại vi?
91. Nêu ý nghĩa của nồng độ O2 máu trong điều hòa hô hấp ở những bệnh nhân
suy hô hấp mên tính?
92. Nêu cơ chế điều hòa hô hấp của CO2 thông qua H+?
93. Nêu cơ chế điều hòa hô hấp của dây X?
94. Nêu cơ chế điều hòa hô hấp của vùng dưới đồi?
95. Trình bày vai trò điều hòa hô hấp của vỏ não?
96. HbO2 là dạng vận chuyển chủ yếu của O2 và tạo ra phân áp của O2 ở trong
máu. đ/S
97. Khi phân áp O2 tăng lên, % bão hòa O2 của Hb tăng lên. Đ/S
98. Khi phân áp của CO2 tăng lên, tốc độ phân ly của HbO2 tăng lên. Đ/S
99. Tế bào vỏ não dễ bị tổn thương khi thiếu O2 là do hiệu suất sử dụng O2 của
tế bào vỏ não bình thường khá cao. Đ/S
100. Khi phân áp O2 tăng lên, tốc độ phân ly của HbCO2 giảm xuống. Đ/S
101. Trong điều kiện bình thường, mỗi phút, thể tích CO2 nhả ra ở phổi lớn hơn
thể tích O2 trao cho tổ chức. Đ/S
102. Trung tâm hô hấp gồm có 3 trung tâm nằm ở 2 bên hành cầu não. Đ/S
103. Trung tâm hít vào là trung tâm quan trọng nhất của trung tâm hô hấp vì có
tính tự động. Đ/S

57
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

104. Trong 3 yếu tố tham gia điều hòa hô hấp bằng cơ chế thể dịch, yếu tố H + ít
quan trọng nhất. Đ/S
105. Khi phân áp O2 trong máu động mạch giảm dưới mức bình thường, nó sẽ
kích thích trung tâm hô hấp làm tăng thông khí. Đ/S
106. Cho bệnh nhân suy hô hấp mên tính thở O2 liều cao ngay từ đầu có thể gây
ngưng thở. Đ/S
107. Khi trung tâm hít vào hưng phấn sẽ ức chế trung tâm nuốt ở hành não, nên
khi hít vào thì không nuốt. Đ/S
108. Vùng dưới đồi có chức năng điều nhiệt qua cơ chế kích thích trung tâm hô
hấp làm tăng thông khí khi sốt cao. D/S
109. Thở tự động là kiểu thở chủ yếu của con người. Đ/S
110. Vỏ não có thể điều khiển được trung tâm hô hấp nên ta có thể thở tự động.
Đ/S
111. Đường dần khí còn có chức năng bảo vệ phổi. Đ/S
112. Lông rung đường dần khí có chức năng đẩy bụi và vi khuẩn từ trong phế
nang ra ngoài. Đ/S
113. Sự trao đổi khí ở phổi chỉ xảy ra ở phế nang. Đ/S
114. Chất surfactant giảm ở những bệnh nhân bị tắc mạch máu phổi. Đ/S
115. Hai lá của màng phổi có thể trượt lên nhau trong quá trình hô hấp. Đ/S
116. Khi bệnh nhân hít vào gắng sức thì áp suất trong khoang màng phổi tăng
cao. đ/S
117. áp suất âm của khoang màng phổi rất thuận lợi cho hoạt động của tim phải.
Đ/S
118. Ở bệnh nhân viêm thanh quản, khi hít vào, áp suất khoang màng phổi sẽ trở
nên âm hơn bình thường. Đ/S
119. Động tác hít vào bình thường là một động tác chủ động. Đ/S
120. Khoảng chết sinh lý là thể tích không khí chứa ở trong đường dần khí, bình
thường khoảng 150 ml. Đ/S

58
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ TIÊU HOÁ

1. Hoạt động có học của ống tiêu hóa được điều hòa bởi:
A. Thần kinh tự động và đám rối Meissner
B. Thần kinh tự động và đám rối Auerbach
C. Thần kinh tự động, đám rối Auerbach và bản thân thức ăn trong ống
tiêu hóa
D. Thần kinh phó giao cảm và đám rối Auerbach
E. Thần kinh phó giao cảm và các đám rối thần kinh nội tại
2. Nước bọt gồm các thành phần sau đây, ngoại trừ:
A. Cl -
B. Amylase
C. Chất nhầy
D. Glucose
E. Kháng thể
3. Trong bữa ăn, nước bọt được tăng cường bài tiết do dây phó giao cảm bị
kích thích bởi:
A. Phản xạ có điều kiện và phản xạ ruột
B. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
C. Phản xạ không điều kiện và phản xạ ruột
D. Phản xạ tủy
E. Phản xạ thần kinh
4. Nước bọt:
A. Amylase nước bọt phân giải tất cả tinh bột thành maltose
B. Chất nhầy làm tăng tác dụng của amylase nước bọt
C. Kháng thể nhóm máu ABO được bài tiết trong nước bọt
D. Nước bọt có tác dụng diệt khuẩn
E. Cả 4 câu trên đều đúng
5. Nuốt:
A. Là một động tác hoàn toàn tự động
B. Có tác dụng đẩy thức ăn từ thực quản đi vào dạ dày
C. Là động tác có học hoàn toàn thuộc về thực quản
D. Động tác nuốt luôn luôn bị rối loạn ở bệnh nhân hôn mã
E. Cả 4 câu trên đều sai
6. Trung tâm nuốt nằm ở:
A. Thân não
B. Hành não
C. Hành não và cầu não
D. Gần trung tâm hít vào

59
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Câu B và D đúng
7. Chất nào sau đây được hấp thu ở miệng:
A. Acid amin
B. Glucose
C. Acid béo
D. Vitamin
E. Cả 4 câu đều sai
8. đến cuối bữa ăn, thức ăn trong dạ dày được sắp xếp như sau:
A. Thức ăn vào trước nằm ở hang vị, thức ăn vào sau nằm ở thân dạ dày
B. Thức ăn vào trước nằm ở thân dạ dày, thức ăn vào sau nằm ở hang vị
C. Thức ăn vào trước nằm ở giữa, thức ăn vào sau nằm ở xung quanh
D. Thức ăn vào trước nằm ở xung quanh, thức ăn vào sau nằm ở giữa
E. Thức ăn vào trước hay vào sau đều trộn lần với nhau
9. Hoạt động có học của dạ dày:
A. Nhu động làm mở tâm vị để tiếp nhận thức ăn đi vào dạ dày
B. Có thắt tâm vị mở ra khi có thức ăn ở trên tâm vị
C. Được chi phối bởi đám rối Meissner
D. Nhu động có tác dụng đẩy thức ăn từ dạ dày đi vào tá tràng
E. Cả 4 câu trên đều đúng
10. Nói về bài tiết acid HCl ở dạ dày, câu nào sau đây sai:
A. Có sử dụng CO2
B. Do tế bào cổ tuyến bài tiết
C. Thông qua bơm proton
D. Được kích tích bởi acetylcholin
E. Bị ức chế bởi các thuốc kháng thụ thể H 2
11. Enzym nào sau đây thuỷ phân được liên kết peptid của acid amin có
nhân thơm:
A. Pepsin
B. Carboxypeptidase
C. Aminopeptidase
D. Trypsin
E. Câu A, B và C đều đúng
12. Nếu dạ dày hoàn toàn không bài tiết acid HCl thì:
A. chỉ có protid trong dạ dày không được thủy phân
B. chỉ có protid trong dạ dày giảm thủy phân
C. Cả protid và lipid trong dạ dày đều giảm thủy phân
D. Cả protid và lipid trong dạ dày đều không được thủy phân
E. Không có phản ứng thủy phân xảy ra trong dạ dày
13. Các enzym tiêu hóa của dịch vị là:
A. Lipase, lactase, sucrase

60
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Pepsin, trypsin, lactase


C. Presur, pepsin, lipase
D. Sucrase, pepsin, lipase
E. Presur, lipase, chymotrypsin
14. Bài tiết gastrin tăng lên bởi:
A. Acid trong lòng dạ dày tăng
B. Sự càng của thành dạ dày do thức ăn
C. Do tăng nồng độ secretin trong máu
D. Tăng nồng độ cholecystokinin trong máu
E. Cắt dây thần kinh X
15. HCl và yếu tố nội được tiết ra từ:
A. Tế bào chính
B. Tế bào viền
C. Tế bào cổ tuyến
D. Toàn bộ niêm mạc dạ dày
E. Tuyến môn vị và tâm vị
16. Dịch vị có thể tiêu hoá được:
A. Protid và glucid
B. Glucid và lipid
C. Lipid và protid
D. Protid, lipid và một phần glucid nằm ở giữa trung tâm dạ dày
E. Protid, tinh bột chín và triglycerid đã được nhũ tương hoá sẵn
17. Chất nào sau đây được thủy phân ở dạ dày:
A. Protid và lipid
B. Lipid và glucid
C. Glucid và protid
D. Protid và triglycerid đã được nhũ tương hóa sẵn
E. Protid, glucid và lipid
18. Hoạt động có học của dạ dày:
A. Kích thích dây X làm giảm hoạt động có học
B. Được chi phối bởi đám rối Auerbach
C. Được chi phối bởi đám rối Meissner
D. Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động có học của dạ dày
E. Atropin làm tăng hoạt động có học của dạ dày
19. Tác dụng của các thành phần trong dịch vị:
A. Pepsin thủy phân protein thành acid amin
B. Men sữa thủy phân các thành phần của sữa
C. HCl có tác dụng hoạt hóa pepsin
D. Chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày
E. Cả 4 câu trên đều đúng

61
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

20. Caseinogen chuyển thành casein nhờ:


A. Chymosin
B. Pepsin
C. Lipase
D. Maltase
E. Lactase
21. Hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày được cấu tạo bởi:
A. Chất nhầy và tế bào niêm mạc dạ dày
B. HCO 3 - và chất nhầy
C. Chất nhầy và yếu tố nội
D. HCO 3 - và prostaglanldin E 2
E. Chất nhầy và prostaglandin E 2
22. Trong điều trị lóet dạ dày tá tràng, cimetidine được sử dụng để:
A. Tăng tiết chất nhầy
B. Giảm tiết acid HCl
C. Tăng tiết prostaglandin E 2
D. Ức chế thụ thể H 2 của tế bào viền
E. Câu B và D đều đúng
23. Hormon glucocorticoid của vỏ thượng thận có tác dụng:
A. Kích thích bài tiết HCl
B. Kích thích bài tiết pepsin
C. Ức chế bài tiết nhầy, tăng tiết HCl và pepsin
D. Ức chế bài tiết nhầy
E. Ức chế bài tiết prostaglandin E 2
24. Prostaglandin E 2 là hormon của tế bào niêm mạc dạ dày có tác dụng:
A. Bảo vệ niêm mạc dạ dày
B. Ức chế bài tiết pepsin và tăng tiết nhầy
C. Tăng bài tiết nhầy, ức chế bài tiết acid HCl và pepsin
D. Giảm tiết nhầy và tăng tiết acid HCl
E. Câu A và C đều đúng
25. Yếu tố nào sau đây không tham gia điều hòa bài tiết dịch vị bằng đường thể
dịch:
A. Gastrin
B. Glucocorticoid
C. Dây X
D. Histamin
E. Prostaglandin E 2
26. Những yếu tố sau đây đều có cùng một tác dụng lên cơ chế bài tiết dịch vị,
ngoại trừ:

62
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Gastrin
B. Glucocorticoid
C. Gastrin - like
D. Histamin
E. Prostaglandin E 2
27. Chất nào sau đây được hấp thu chủ yếu ở dạ dày:
A. Acid amin
B. Glucose
C. Sắt
D. Nước
E. Rượu
28. Dịch tiêu hóa nào sau đây có pH kiềm nhất:
A. Nước bọt
B. Dịch tụy
C. Dịch vị
D. Dịch mật
E. Dịch ruột non
29. Dịch tiêu hóa nào sau đây có pH hói ngả về acid:
A. Nước bọt
B. Dịch tụy
C. Dịch vị
D. Dịch mật
E. Dịch ruột non
30. Dịch tiêu hóa nào sau đây có hệ enzym tiêu hóa protid phong phú nhất:
A. Nước bọt
B. Dịch tụy
C. Dịch vị
D. Dịch mật
E. Dịch ruột non
31. Dịch tiêu hóa nào sau đây có hệ enzym tiêu hóa glucid phong phú nhất:
A. Nước bọt
B. Dịch tụy
C. Dịch vị
D. Dịch mật
E. Dịch ruột non
32. Enzym tiêu hóa protid của dịch tụy là:
A. Trypsin, pepsin, procarboxypeptidase
B. Chymotrypsin, carboxypeptidase, trypsin
C. Carboxypeptidase, pepsin, lactase
D. Pepsin, chymosin, trypsin

63
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Chymotrypsin, procarboxypeptidase, pepsin


33. Chymotrypsinogen chuyển thành chymotrypsin là nhờ:
A. Enteropeptidase
B. Carboxypeptidase
C. Trypsin
D. Pepsin
E. Carboxypeptidase
34. Procarboxypeptidase chuyển thành carboxypeptidase là nhờ:
A. Enteropeptidase
B. Trypsinogen
C. Pepsin
D. Chymotrypsin
E. Cả 4 câu trên đều sai
35. Trypsinogen chuyển thành trypsin là nhờ:
A. Enteropeptidase
B. Trypsinogen
C. Pepsin
D. Chymotrypsin
E. Cả 2 câu A và B đều đúng
36. Bình thường, dịch tụy không tiêu hóa được tuyến tụy vì:
A. Tụy không bài tiết enteropetidase
B. Trypsinogen không được hoạt hóa ở trong tụy
C. pH dịch tụy kiềm
D. Tụy không bài tiết enzym tiêu hóa protid
E. Cả 4 câu trên đều sai
37. Enzym nào sau đây không được bài tiết bởi tuyến tụy ngoại tiết:
A. Chymotrypsinogen
B. Amylase
C. Aminopeptidase
D. Lipase
E. Maltase
38. Enzym nào sau đây có thể thuỷ phân polypeptid thành các acid amin riêng
lẻ:
A. Chymotrypsin
B. Pepsin
C. Carboxypeptidase
D. Trypsin
E. Cả 4 câu đều đúng
39. Sau khi cắt tụy ngoại tiết hoàn toàn:
A. Tiêu hóa glucid xảy ra bình thường

64
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Tiêu hóa lipid xảy ra bình thường


C. Tiêu hóa protid xảy ra bình thường
D. Hấp thu các vitamin tan trong dầu giảm
E. Tăng hấp thu nước ở ruột
40. Chất nào sau đây tham gia điều hòa bài tiết enzym tụy:
A. Acetylcholin
B. Gastrin
C. Prostaglandin E 2
D. Histamin
E. Cả 4 câu trên đều sai
41. Yếu tố nào sau đây kích thích bài tiết dịch tụy kiềm lỏng:
A. Secretin
B. Gastrin
C. Pancreozymin
D. Cholecystokinin
E. Histamin
42. Yếu tố nào sau đây kích thích bài tiết dịch tụy giàu nhiều enzym:
A. Secretin
B. Gastrin
C. Pancreozymin
D. Hepatocrinin
E. Histamin
43. Tác dụng của muối mật:
A. Nhũ tương hoá lipid để làm tăng tác dụng của lipase dịch vị
B. Giúp hấp thu glycerol
C. Giúp hấp thu các vitamin nhóm B
D. Giúp hấp thu triglycerid
E. Cả 4 câu trên đều sai
44. Thành phần ở trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa là:
A. Sắc tố mật
B. Muối mật
C. Acid mật
D. Cholesterol
E. Acid taurocholic
45. Chất nào sau đây tham gia điều hòa bài tiết mật:
A. Acetylcholin
B. Gastrin
C. Prostaglandin E 2
D. Histamin
E. Cả 4 câu trên đều sai

65
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

46. Quá trình bài xuất mật được điều hòa bởi:
A. Secretin
B. Gastrin
C. Pancreozymin
D. Thần kinh giao cảm
E. Histamin
47. Quá trình bài tiết mật được điều hòa bởi:
A. Secretin
B. Gastrin
C. Pancreozymin
D. Cholecystokinin
E. Histamin
48. Tắc ống mật chủ hoàn toàn:
A. Tiêu hóa lipid giảm
B. Hấp thu lipid giảm
C. Hấp thu các vitamin A, D, E và K giảm
D. Câu A và B đúng
E. Cả 3 câu A, B và C đều đúng
49. Hấp thu acid béo có chuỗi carbon < 10 từ ruột vào máu theo hướng:
A. Vào tế bào niêm mạc ruột ĺ tĩnh mạch cửa ĺ ống bạch huyết ĺ tĩnh mạch
B. Vào tế bào niêm mạc ruột ĺ tĩnh mạch cửa ĺ tĩnh mạch chủ
C. Vào khoảng kẻ giữa các tế bào niêm mạc ruột ĺ ống bạch huyết ĺ tĩnh
mạch cửa
D. Vào khoảng kẻ ĺ chylomicron ĺ ống bạch huyết ĺ tĩnh mạch cửa
E. Vào tế bào niêm mạc ruột ĺ triglycerid ĺ chylomicron ĺ mạch bạch huyết
ĺ máu tĩnh mạch
50. Phần ống tiêu hóa hấp thu nhiều nước nhất:
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Tá tràng
D. Ruột non
E. Ruột già
51. Hấp thu nước ở ruột non theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển tích cực thứ cấp
C. Khuếch tán dễ dàng
D. Kéo theo chất hòa tan
E. ẩm bào
52. Quá trình hấp thu ở ruột non xảy ra rất mạnh vì những lý do sau đây, ngoại
trừ:

66
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Dịch tiêu hóa ở ruột non rất phong phú


B. Ruột non dài, diện tiếp xúc rất lớn
C. Niêm mạc ruột non có nhiều nhung mao và vi nhung mao
D. Tế bào niêm mạc ruột non cho các chất khuếch tán qua rất dễ dàng
E. Tất cả thức ăn ở ruột non đều được phân giải thành dạng có thể hấp thu được
53. Hấp thu fructose ở ruột theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển tích cực thứ cấp
C. Khuếch tán dễ dàng
D. Kéo theo chất hòa tan
E. ẩm bào
54. Chất nào sau đây làm tăng hấp thu glucose:
A. Nước muối đẳng trương
B. Fructose
C. Pentose
D. Thuốc ức chế Na + - K + ATPase
E. Acid amin
55. Hấp thu protein ở ruột non theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển tích cực thứ cấp
C. Khuếch tán thụ động
D. ẩm bào
E. Cả 4 câu trên đều đúng
56. Hấp thu vitamin ở ruột non theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển tích cực thứ cấp
C. Khuếch tán dễ dàng
D. Kéo theo chất hòa tan
E. Khuếch tán thụ động
57. Hấp thu các ion ở ruột non:
A. Cl - được hấp thu tích cực ở hồi tràng
B. Ca 2+ được hấp thu nhờ sự hỗ trợ của Na +
C. Fe 3+ được hấp thu tích cực ở tá tràng
D. Acid HCl làm tăng hấp thu sắt
E. Cả 4 câu trên đều đúng
58. Hấp thu acid amin ở ruột non theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực
B. ẩm bào
C. Khuếch tán dễ dàng
D. Kéo theo chất hòa tan

67
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Khuếch tán thụ động


59. Hấp thu Na + ở ruột non:
A. Theo cơ chế khuếch tán có protein mang ở bờ bàn chải
B. Kéo theo một số chất khác đặc biệt là glucose
C. Tăng lên khi được hấp thu cùng glucose
D. Câu A và B đúng
E. Cả 3 câu trên đều đúng
60. Khi thiếu vitamin D hoặc suy tuyến cận giáp:
A. Hấp thu lipid tăng
B. Hấp thu Ca 2+ tăng
C. Hấp thu Ca 2+ giảm
D. Hấp thu glucid giảm
E. Hấp thu protid tăng
61. Hấp thu nước ở ống tiêu hoá:
A. Lượng nước được hấp thu chủ yếu từ nguồn ăn uống
B. Hấp thu tăng lên nhờ muối mật
C. Glucose làm tăng hấp thu nước ở ruột non
D. Hấp thu các vitamin kéo theo nước
E. Cả 4 câu trên đều đúng
62. Dịch tiêu hóa nào sau đây có khả năng thuỷ phân tất cả tinh bột trong thức
ăn:
A. Nước bọt
B. Dịch vị
C. Dịch tụy
D. Dịch ruột non
E. Câu C và D đúng
63. Chất nào sau đây được hấp thu ở dạ dày:
A. Acid amin
B. Glucose
C. Acid béo
D. Vitamin
E. Cả 4 câu đều sai
64. Enzym nào sau đây thuỷ phân được liên kết peptid của acid amin kiềm:
A. Pepsin
B. Chymotrypsin
C. Trypsin
D. Cả 3 câu trên đều đúng
E. Cả 3 câu trên đều sai
65. Pepsinogen chuyển thành pepsin nhờ:
A. Trypsin

68
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Acid HCl
C. Lipase
D. Pepton
E. Proteose
66. Gastrin của dạ dày có tác dụng:
A. Tăng bài tiết HCl
B. Tăng bài tiết pepsinogen
C. Ức chế bài tiết nhầy, tăng tiết HCl và pepsin
D. Ức chế bài tiết nhầy
E. Câu A và B đúng
67. Yếu tố nào sau đây trong dịch vị có vai trò tiêu hóa protid:
A. Lipase
B. Pepsin
C. Presur
D. Acid HCl
E. Câu B và D đúng
68. Enzym tiêu hóa protid của dịch ruột là:
A. Trypsin, pepsin, procarboxypeptidase
B. Chymotrypsin, carboxypeptidase, trypsin
C. Aminopeptidase, dipeptidase, tripeptidase
D. Pepsin, chymosin, trypsin
E. Chymotrypsin, procarboxypeptidase, pepsin
69. Hấp thu sắt ở ruột non theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển tích cực thứ cấp
C. Khuếch tán thụ động
D. ẩm bào
E. Cả 4 câu trên đều đúng
70. Hấp thu Cl - ở ruột non theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển tích cực thứ cấp
C. Thụ động theo Na +
D. ẩm bào
E. Cả 4 câu trên đều đúng
71. Kể các chức năng của bộ máy tiêu hóa?
72. Kể 3 hoạt động chức năng của bộ máy tiêu hóa?
73. Hãy kể tên các loại tuyến tiêu hóa?
74. Nêu các chức năng tiêu hóa của miệng và thực quản?
75. Hãy nói về cơ chế của động tác nhai?

69
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

76. Kể các thành phần trong nước bọt?


77. Nêu 2 chức năng tiêu hóa chính của dạ dày? Dạ dày có thể hấp thu được
những chất nào?
78. Vì sao khi viêm dạ dày bệnh nhân thường chán ăn?
79. Giải thích cơ chế gây ra triệu chứng ợ hợi, ợ chua ở một số bệnh nhân loét dạ
dày?
80. Nêu tác dụng của nhu động dạ dày?
81. Thế nào là hội chứng tràn ngập (dumping syndrome)?
82. Nêu 2 tác dụng của HCO 3 - ở trong dịch vị?
83. Nêu tác dụng của chymosin trong dịch vị?
84. Kể tên 2 sản phẩm tiêu hóa protid ở dạ dày, chúng có chức năng gì trong
điều hòa bài tiết dịch vị?
85. Ngoài tác dụng tăng hoạt tính của pepsin, acid HCl còn có những tác dụng
nào khác?
86. Hãy nói về yếu tố nội của dạ dày?
87. Cơ chế bài tiết acid HCl của tế bào viền?
88. Nêu vai trò của thần kinh nội tại trong điều hòa bài tiết dịch vị?
89. Hãy nói về vai trò của gastrin-like trong điều hòa bài tiết dịch vị?
90. Kể tên các hình thức hoạt động có học của ruột non?
91. Nêu tác dụng của HCO 3 - trong dịch tụy?
92. Nêu các tác dụng tiêu hóa của muối mật?
93. Cơ chế tạo thành sỏi cholesterol đường mật?
94. Trong hấp thu protid, ruột non trẻ em có khả năng đặc biệt nào?
95. Nêu cơ chế hấp thu Na + ở ruột non?
96. Lipase dịch tụy hoạt động mạnh hơn lipase dịch vị là nhờ có sự hỗ trợ của
muối mật. Đ/S
97. Để giảm tiết acid HCl của dạ dày, tốt nhất là sử dụng thuốc ức chế bơm proton.
Đ/S
98. Yếu tố nội là một chất tải giúp hấp thu vitamin B 12. Đ/S
99. Acid HCl làm tăng tác dụng tiêu hóa protid của trypsin. Đ/S
100. Đám rối Auerbach nằm dưới niêm mạc dạ dày có tác dụng kích thích
bài tiết dịch vị. Đ/s
101. Khi thức ăn trong dạ dày quá nhiều sẽ làm tăng bài tiết dịch vị. Đ/S
102. Prostaglandin E 2 là một yếu tố có lợi đối với dạ dày. Đ/S
103. Hội chứng Zollinger - Ellison là do stress tâm lý gây ra. Đ/S
104. Rượu được hấp thu ở dạ dày theo phương thức tích cực. Đ/S
105. Trypsin có thể hoạt hóa ngay chính tiền enzym của nó là trypsinogen và đó
là cơ chế chính gây ra viêm tụy cấp. Đ/S

70
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

106. Trong chu trình ruột gan, khoảng 75% muối mật được tái hấp thu trở lại ở
hồi tràng. Đ/S
107. Khi hàm lượng muối mật trong dịch mật tăng lên, sỏi cholesterol đường mật
dễ hình thành. Đ/S
108. Các enzym của dịch ruột không phải do tế bào tuyến ruột bài tiết mà do các
tế bào niêm mạc ruột bài tiết. Đ/S
109. Khi có mặt của Na + và glucose, hấp thu nước của ruột non tăng lên rất
mạnh theo cơ chế tích cực. Đ/S
110. Bộ máy tiêu hóa có chức năng nội tiết. Đ/S
111. Thành dạ dày có cấu tạo gồm 9 lớp. Đ/S
112. Nhai là một động tác hoàn toàn chủ động. Đ/S
113. Nuốt là động tác hoàn toàn tự động. Đ/S
114. Amylase nước bọt có thể phân giải tinh bột chín thành glucose. Đ/S
115. Nước bọt được tăng bài tiết khi ăn là do phản xạ không điều kiện. Đ/S
116. Không có chất nào được hấp thu ở miệng. Đ/S
117. Dạ dày rất đàn hồi vì thành của nó có 3 lớp có. Đ/S
118. Dạ dày có thể phân giải tinh bột chín. Đ/S
119. Nhu động của dạ dày sẽ tăng lên khi môi trường trong dạ dày quá acid.
đ/S
120. Tuyến vùng môn vị là tuyến tiêu hóa chính của dạ dày. Đ/S

71
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ HỌC THẬN

1. Để phân biệt tế bào biểu mô của ống lượn gần và tế bào của ống lượn xa, người
ta dựa vào đặc điểm cấu trúc nào sau đây:
A. ống lượn xa có màng đáy dày hơn
B. ống lượn gần có màng đáy dày hơn
C. ống lượn gần có bờ bàn chải rộng hơn.
D. ống lượn gần tạo thành phức hợp cạnh cầu thận
E. ống lượn xa có ít chỗ nối chặt giữa các tế bào hơn
2. Cấu trúc tế bào nào sau đây không đúng đối với Nephron?
A. Tế bào biểu mô nhânh xuống của quai Henle mỏng, không có bờ bàn chải,
ít ty lạp thể
B. Tế bào biểu mô của cầu thận là những tế bào có chân bám vào màng đáy
C. Tế bào biểu mô ống lượn gần có bờ bàn chải tạo bởi các vi nhung mao
D. Tế bào biểu mô ở ống lượn xa có bờ bàn chải và nhiều ty lạp thể như ở ống
lượn gần
E. Có khoảng 8 ống lượn xa hợp thành ống góp vùng vỏ
3. Câu nào sau đây không đúng đối với vị trí của các nephron?
A. Đa số nephron nằm hoàn toàn trong vùng vỏ
B. Cầu thận, ống lượn gần và ống lượn xa nằm ở trong vùng vỏ thận
C. Một số ít nephron nằm ở vùng tuỷ
D. Một số nephron nằm ở vùng cận tuỷ
E. Một số quai Henle thọc sâu vào vùng tuỷ
4. Tổ chức cạnh cầu thận được hình thành bởi:
A. ống lượn xa và tế bào tiết renin
B. Sự thay đổi cấu trúc của tế bào động mạch đến và tế bào ống lượn xa
C. ống lượn xa và ống góp
D. Động mạch đến, động mạch đi và quai henlé
E. Động mạch đến, động mạch đi và tế bào biểu mô ống lượn gần
5. Bộ máy cạnh cầu thận:
A. Do tiểu động mạch đi và ống lượn xa nằm sát nhau tạo thành
B. Những nephron nằm sát nhau tạo thành tổ chức cạnh cầu thận
C. Bài tiết ra Angiotensin II làm tăng huyết áp
D. Khi Glucose huyết tương tăng lên thì tổ chức cạnh cầu thận sẽ tăng tiết Renin
E. Trong tất cả các bệnh cao huyết áp, tổ chức cạnh cầu thận sẽ giảm tiết Renin
6. Nephron:
A. 80% nằm ở vùng vỏ thận , 20% nằm ở vùng tủy thận
B. Gồm có 2 phần: tiểu cầu thận và bao Bowman
C. Nephron vùng vỏ thận có cấu tạo mạch thẳng Vasa recta

72
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Có chức năng lọc huyết tương để tạo thành dịch lọc cầu thận
E. Cả 4 câu trên đều sai
7. ống thận:
A. Tất cả tế bào ống thận đều có vận chuyển tích cực trừ nhânh xuống quai
Henle
B. Tế bào ống lượn gần có protein mang của glucose
C. Tế bào ống lượn xa nằm bên cạnh mạch thẳng Vasa recta
D. Tất cả các đoạn của ống thận đều thấm nước
E. Cả 4 câu trên đều sai
8. Tuần hoàn thận:
A. Máu đến thận từ 2 nguồn: máu tĩnh mạch và máu động mạch
B. Lưu lượng huyết tương đi đến thận khoảng 1200 ml/phút
C. áp suất ở mao mạch của nephron rất cao
D. Máu trong tiểu động mạch đi có độ quánh cao hơn tiểu động mạch đến
E. áp suất thẩm thấu trong tiểu động mạch đi là ưu trương
9. Hệ mạch máu của nephron bao gồm các phần sau đây, ngoại trừ:
A. Tiểu động mạch vào
B. Tiểu động mạch ra
C. Lưới mao mạch dinh dưỡng trong cầu thận
D. Lưới mao mạch quanh ống
E. Quai mao mạch thẳng Vasa recta
10. Màng lọc cầu thận:
A. Lọc huyết tương để tạo thành nước tiểu
B. Gồm có 3 lớp: tế bào biểu mô bao Bowman, màng đáy và tế bào có chân
C. Cho tất cả các thành phần trong máu đi qua trừ albumin
D. Có kích thước lỗ lọc giảm dần từ phía bao Bowman vào lòng mao mạch
E. Cả 4 câu trên đều sai
11. Câu nào sau đây không đúng với màng lọc cầu thận và sự thấm qua màng
lọc?
A. Tế bào nội mô của mao mạch cầu thận có những khe hở có đường kính
khoảng 160 A0
B. Màng đáy có lỗ lọc đường kính khoảng 110 A0
C. Lớp tế bào biểu mô của bao Bowman có lỗ lọc đường kính là 70 A0
D. Toàn bộ albumin có trọng lượng phân tử lớn không lọc qua màng lọc cầu
thận được
E. Sự thấm qua màng phụ thuộc vào kích thước phân tử vật chất
12. Màng lọc cầu thận gồm các cấu trúc sau đây, ngoại trừ:
A. Tế bào nội mô của mao mạch cầu thận.
B. Màng đáy.
C. Các khoảng khe.

73
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Macula densa
E. Tế bào biểu mô của cầu thận.
13. Các áp suất có tác dụng đẩy nước và các chất hoà tan từ mao mạch cầu thận
vào
bao Bowman:
A. áp suất thuỷ tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất thuỷ tĩnh trong bao
Bowman
B. áp suất thuỷ tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong mao mạch
cầu thận
C. áp suất thuỷ tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao Bowman
D. áp suất thuỷ tĩnh trong bao Bowman và áp suất keo trong mao mạch cầu
thận
E. áp suất keo trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao Bowman
14. Cơ chế lọc ở cầu thận:
A. Pk đẩy các chất từ mao mạch đi vào bao Bowman
B. Ph giữ các chất ở lại trong mao mạch
C. Pb tăng lên làm tăng quá trình lọc
D. Quá trình lọc chỉ xảy ra khi Ph > 0
E. Ph tăng làm Pl tăng và tăng tốc độ lọc
15. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ lọc cầu thận là:
A. Lưu lượng máu đến thận
B. Hệ số lọc Kf
C. áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman
D. áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận
E. áp suất keo trong huyết tương
16. Cơ chế lọc cầu thận:
A. Ph giữ nước và các chất hòa tan ở lại mạch máu
B. Pk đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi mạch máu
C. Pb đẩy nước và các chất hòa tan từ bọc bowman trở lại mạch máu
D. Ph và Pk đều đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi mạch máu
E. Pk và Pb đều giữ nước và các chất hòa tan ở mạch máu
17. Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng lọc cầu thận;
A. Giãn động mạch vào, co động mạch ra làm tăng lưu lượng lọc
B. Giãn động mạch vào, giãn động mạch ra làm tăng lưu lượng lọc
C. Kích thich thần kinh giao cảm làm tăng lưu lượng lọc
D. Co cả động mạch vào và động mạch ra làm tăng lưu lượng lọc
E. Huyết áp động mạch hệ thống làm tăng lưu lượng lọc
18. Mức lọc cầu thận và dòng máu thận tăng lên trong trường hợp nào sau đây?
A. Tiểu động mạch vào co, tiểu động mạch ra giãn
B. Cả hai tiểu động mạch vào và ra đều giãn

74
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Cả hai tiểu động mạch vào và ra đều co


D. chỉ có động mạch vào co
E. chỉ có động mạch ra co
19. Dịch lọc cầu thận:
A. Có nồng độ các chất điện giải như huyết tương
B. Có nồng độ protein gần tương đương huyết tương
C. Có nồng độ glucose tương đương huyết tương
D. Có áp suất thẩm thấu cao hơn huyết tương
E. Câu C và D đều đúng
20. Lọc ở cầu thận:
A. Dịch lọc cầu thận có nồng độ glucose như huyết tương trong máu động mạch
B. Máu ở tiểu động mạch đến có độ quánh cao hơn tiểu động mạch đi
C. Tốc độ lọc cầu thận bình thường là 180 lít/24 giờ
D. Lọc chỉ xảy ra khi áp suất thủy tĩnh trong mao mạch lớn hơn áp suất keo
E. Cả 4 câu trên đều đúng
21. Mức lọc cầu thận bị chi phối bởi các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
A. áp suất thuỷ tĩnh của mao mạch cầu thận tăng làm tăng lọc
B. áp suất keo của protien huyết tương giảm làm giảm lọc
C. Co tiểu động mạch vào làm giảm lọc
D. Kích thích thần kinh giao cảm làm co tiểu động mạch vào và giảm lọc
E. áp suất động mạch hệ thống tăng làm tăng lọc
22. Dịch lọc cầu thận:
A. Có thành phần như huyết tương trong máu động mạch
B. Có thành phần Protein như huyết tương
C. Có thành phần giống dịch bạch huyết thu nhận từ ống ngực
D. Có cùng áp suất thẩm thấu với huyết tương
E. Có thành phần không giống với huyết tương trong máu động mạch
23. Bệnh nhân viêm cầu thận cấp có albumin trong nước tiểu là do:
A. Trọng lượng phân tử của albumin bị giảm đi
B. Mức lọc cầu thận tăng lên đẩy albumin đi qua màng lọc
C. Khả năng tái hấp thu albumin của ống lượn gần giảm xuống
D. Màng đáy cầu thận bị tổn thương nên mất điện tích âm
E. Câu C và D đúng
24. Tốc độ lọc của cầu thận bình thường là:
A. 100 ml/1 phút
B. 125 ml/1 phút
C. 150 ml/1 phút
D. 180 lít/24 giờ
E. Câu B và D đều đúng
25. Khi iả chảy mất nước, lượng nước tiểu giảm là do:

75
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Huyết áp giảm
B. áp suất keo của máu tăng
C. áp suất thuỷ tĩnh trong mao mạch cầu thận giảm
D. Câu A và C đúng
E. Cả 3 câu A, B và C đều đúng
26. Toàn bộ máu trong có thể được lọc qua cầu thận trong;
A. 2 phút
B. 4 phút
C. 6 phút
D. 8 phút
E. 10 phút
27. Một người bình thường sau khi uống 1000ml NaCl 9‰ thì:
A. áp suất thẩm thấu của nước tiểu tăng
B. áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng
C. Tăng bài tiết ADH
D. Tăng bài tiết Aldosteron
E. Thể tích nước tiểu tăng
28. Khi có mặt ADH, lượng dịch lọc được tái hấp thu nhiều nhất ở:
A. ống lượn gần
B. Quai Henle
C. ống lượn xa
D. ống góp vùng vỏ
E. ống góp vùng tuỷ
29. Khi không có mặt ADH lượng dịch lọc được tái hấp thu mạnh nhất ở:
A. ống lượn gần
B. Quai Henle
C. ống lượn xa
D. ống góp vùng vỏ
E. ống góp vùng tuỷ
30. Tái hấp thu Glucose ở ống thận:
A. Glucose được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần
B. Glucose được tái hấp thu hoàn toàn ở tất cả các đoạn của ống thận
C. Glucose được tái hấp thu theo cơ chế tích cực nguyên phát
D. Tái hấp thu Glucose không phụ thuộc vào Glucose máu
E. Câu A và D đúng
31. Tái hấp thu glucose xảy ra ở:
A. ống lượn gần
B. Quai Henle
C. ống lượn xa
D. ống góp vùng vỏ

76
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. ống góp vùng tuỷ


32. Tái hấp thu glucose theo cơ chế:
A. Vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na +) ở bờ bàn chải vào
trong tế bào, sau đó khuếch tán có chất mang qua bờ bên và bờ đáy
B. Vận chuyển tích cực thứ phát (vận chuyển ngược chiều với Na +) ở bờ bàn
chải vào trong tế bào, sau đó khuếch tán có chất mang qua bờ bên và bờ
đáy
C. Khuếch tán có chất mang qua diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực
thứ phát (đồng vận chuyển với Na +) qua bờ bên và bờ đáy
D. Khuếch tán có chất mang qua diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực
thứ phát (vận chuyển ngược chiều với Na +) qua bờ bên và bờ đáy
E. Vận chuyển tích cực nguyên phát qua diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích
cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na +) qua bờ bên và bờ đáy
33. Mức vận chuyển tối đa của 1 chất:
A. Là khả năng tái hấp thu cao nhất của chất đó trong 1 phút
B. Là khả năng bài tiết cao nhất của chất đó trong 1 phút
C. Là khả năng lọc cao nhất của chất đó trong 1 phút
D. Là khả năng tái hấp thu hay bài tiết chất độ ở mức độ cao nhất trong 1 phút
E. Là khả năng tối ưu chất đó đào thải ra nước tiểu
34. Ngưỡng tái hấp thu đường của thận là:
A. 120mg/100ml huyết tương
B. 140mg/100ml huyết tương
C. 160mg/100ml huyết tương
D. 180mg/100ml huyết tương
E. 100mg/100ml huyết tương
35. Khi nồng độ glucose huyết tương cao hơn ngưỡng đường của thận thì:
A. Bắt đầu xuất hiện glucose trong nước tiểu và đây là tiêu chuẩn chính để chẩn
đoán bệnh đái đường
B. Mức tái hấp thu glucose của ống lượn gần đã đạt được trị số cao nhất
C. Bắt đầu xuất hiện glucose trong dịch lọc cầu thận
D. ống lượn gần không có khả năng tái hấp thu hết glucose trong dịch lọc cầu
thận
E. Cả 4 câu trên đều sai
36. Tái hấp thu Na +:
A. Na + được tái hấp thu ở tất cả các đoạn của ống thận
B. Na + được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực ở bờ lòng ống
C. Ngành xuống của quai Henlé chỉ tái hấp thu Na +
D. Tái hấp thu Na + không phụ thuộc Angiotensin II
E. Na+ được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần
37. Tái hấp thu Na + ở ống lượn gần theo cơ chế

77
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Khuếch tán đơn thuần tại bờ lòng ống, vận chuyển tích cực nguyên phát tại
bờ bên và bờ đáy
B. Khuếch tán đơn thuần tại bờ lòng ống, vận chuyển tích cực thứ phát tại bờ
bên và bờ đáy
C. Vận chuyển tích cực nguyên phát tại bờ lòng ống, khuếch tán đơn thuần tại
bờ bên và bờ đáy
D. Vận chuyển tích cực nguyên phát tại bờ lòng ống, vận chuyển tích cực thứ
phát ở bờ bên và bờ đáy
E. Vận chuyển tích cực thứ phát tại bờ lòng ống, khuếch tán đơn thuần tại bờ
bên và bờ đáy
38. Tái hấp thu nước ở ống thận:
A. Nước được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần
B. Nước được tái hấp thu ở tất cả các đoạn của ống thận
C. ADH và Aldosteron làm tăng tái hấp thu nước ở ống lượn gần
D. Ngành lên của quai Henlé chỉ cho nước thấm qua
E. Nước được tái hấp thu không phụ thuộc áp suất thẩm thấu
39. Tái hấp thu ở ống lượn gần:
A. Tất cả Na + được tái hấp thu đều kéo theo glucose
B. Glucose được tái hấp thu theo cơ chế tích cực thứ cấp ở bờ đáy
C. Tái hấp thu HCO3- nhờ enzym carbonic anhydrase
D. Acid amin được tái hấp thu nhờ sự hỗ trợ của glucose
E. Dịch đi ra khỏi ống lượn gần là dịch nhược trương
40. Các chất sau đây đều đúng với sự tái hấp thu acid amin và protein ở ống lượn
gần, ngoại trừ:
A. Có 30g protein được lọc qua cầu thận mỗi ngày
B. Protein được tái hấp thu bằng ẩm bào từ lòng ống vào tế bào biểu mô
C. Protein được vận chuyển từ tế bào vào dịch kẽ nhờ cơ chế khuếch tán
D. Acid amin được vận chuyển từ lòng ống vào tế bào bằng cơ chế vận chuyển
tích cực thứ phát đồng vận chuyển
E. Acid amin được vận chuyển từ tế bào vào dịch kẽ bằng cơ chế khuếch tán
41. Có một lượng rất ít protein trong dịch lọc cầu thận vì:
A. Tất cả các protein huyết tương đều quá lớn so với kích thước của lỗ lọc
B. Điện tích dương của lỗ lọc đã đẩy lùi các phân tử protein huyết tương
C. Sự kết hợp cả hai lý do: kích thước lỗ lọc và điện tích âm của lỗ lọc
D. Các tế bào biểu mô của cầu thận chủ động tái hấp thu các phân tử protein
đã được lọc
E. Cả 4 câu trên đều sai
42. Một chất dùng để đánh giá chức năng lọc của thận:
A. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu và bài tiết ở ống
thận

78
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu nhưng không được bài
tiết ở ống thận
C. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu nhưng được bài
tiết ở ống thận
D. Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
E. Tất cả 4 câu trên đều sai
43. Dịch từ quai Henlé ra là dung dịch:
A. Nhược trương
B. Đẳng trương
C. Ưu trương
D. Đã được pha lỏng
E. Tương đối lỏng
44. Tái hấp thu ở quai Henle:
A. Nhânh xuống quai Henle chỉ cho nước đi qua
B. Nhânh lên quai Henle không cho nước đi qua
C. Quai Henle hấp thu nước nhiều hơn Na +
D. Nhânh lên mỏng quai Henle không cho Na + đi qua
E. Lasix ức chế tái hấp thu Na + ở quai Henle
45. Quai Henle:
A. Ngành xuống tái hấp thu nước và ure, ngành lên tái hấp thu Na + và ure
B. Ngành xuống tái hấp thu Na + và ure, ngành lên tái hấp thu nước và ure
C. Tại chóp quai Henle có nồng độ Na + thấp nhất
D. Dịch ra khỏi quai Henle là dịch đẳng trương
E. Bài tiết một lượng lớn K + và H +
46. Cơ chế chủ yếu gây ra hiện tượng tăng nồng độ ngược dòng ở quai Henle là:
A. Sự tái hấp thu nước ở nhânh xuống
B. Sự tái hấp thu thụ động Na + và Cl - ở nhânh lên mỏng
C. Sự tái hấp thu tích cực Na + và Cl - ở nhânh lên mỏng
D. Sự tái hấp thu tích cực Na + và Cl - ở nhânh lên dày
E. Câu A và D đều đúng
47. Tác dụng của Aldosteron lên ống thận:
A. Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na + chủ yếu ở ống lượn xa
B. áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào tăng làm tăng bài tiết Aldosteron
C. Aldosteron máu tăng làm tăng tái hấp thu Na + và K + ở ống thận
D. Aldosteron do tủy thượng thận tiết ra
E. Aldosteron bài tiết không phụ thuộc vào lượng máu bị mất
48. Aldosterol gây ảnh hưởng lớn nhất lên:
A. ống lượn gần
B. Phần mỏng của quai Henle
C. Phần dày của quai Henle

79
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Cầu thận
E. ống góp
49. Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn xa:
A. Tái hấp thu glucose theo cơ chế tích cực thứ cấp cùng với Na+
B. Bài tiết NH3 tăng lên khi có thể nhiễm kiềm
C. Aldosteron làm tăng tính thấm của tế bào biểu mô đối với nước
D. Tái hấp thu Na + có sự hỗ trợ của ADH
E. Bài tiết H + theo cơ chế tích cực nguyên phát
50. Quá trình bài tiết NH 3 của ống lượn xa có tác dụng:
A. Làm tăng quá trình bài tiết H+ của ống lượn xa
B. Giúp có thể chống lại tình trạng nhiễm kiềm
C. Làm kiềm hóa nước tiểu
D. Cả 3 câu trên đều đúng
E. chỉ có câu A và C đúng
51. Tái hấp thu các chất ở ống thận:
A. Tái hấp thu đồng đều ở tất cả các đoạn của ống thận
B. Tái hấp protid ở ống lượn xa kém hơn ống lượn gần
C. Tái hấp thu glucose ở ống lượn xa theo cơ chế đi cùng với Na +
D. Tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần
E. Cả 3 câu B, C và D đều đúng
52. Aldosterone có tác dụng mạnh nhất ở đoạn nào của ống thận?
A. Cầu thận
B. Đoạn mỏng của quai henlé
C. ống lượn gần
D. Đoạn dày của quai henlé
E. ống góp
53. Câu nào sau đây đúng với tác dụng của ADH trên thận:
A. Tăng bài xuất Na +
B. Tăng mức lọc cầu thận
C. Tăng sự bài xuất nước
D. Tăng tính thấm của ống lượn xa và ống góp đối với nước
E. Tăng tính thấm của quai henlé đối với nước
54. Tái hấp thu ở ống góp:
A. Aldosteron hỗ trợ tái hấp thu thụ động Na +
B. Tái hấp thu nước là chủ yếu
C. Tái hấp thu các chất có vai trò của ADH
D. Vùng vỏ thận quanh ống góp ưu trương làm tăng hấp thu nước
E. Câu B và D đúng
55. Angiotensin II làm tăng huyết áp do:
A. Làm tăng thể tích máu

80
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Làm giảm bài xuất Na + trong nước tiểu


C. Gây co mạch toàn thân
D. Làm tăng hàm lượng Na + ở trong máu
E. Cả 4 câu trên đều đúng
56. Tái hấp thu ở quai Henle:
A. Nhânh xuống quai Henle chỉ tái hấp thu Na +
B. Nhânh lên quai Henle không tái hấp thu nước
C. Quai Henle hấp thu nước nhiều hơn Na +
D. Nhânh lên mỏng quai Henle không tái hấp thu Na +
E. Quai Henle chỉ tái hấp thu Na +
57. Chất được sử dụng để thàm dò chức năng lọc cầu thận:
A. Là chất không được tái hấp thu ở ống thận
B. Là chất phải được lọc ở cầu thận và không được bài tiết thêm ở ống thận
C. Là chất chỉ được lọc ở cầu thận, không được tái hấp thu và bài tiết ở ống
thận
D. Là chất phải có trọng lượng phân tử bé
E. Là chất mang điện tích dương
58. Men carbonic anhydrase có vai trò quan trọng trong tất cả các khâu sau đây,
ngoại trừ:
A. Tạo HCO 3 - trong tế bào ống lượn gần
B. Tạo CO2 trong lòng ống lượn gần
C. Tạo HCO 3 - trong tế bào ống lượn xa
D. Tạo CO2 trong lòng ống lượn xa
E. Tạo ion H+ trong tế bào ống
59. Tổ chức cạnh cầu thận tham gia điều hòa huyết áp thông qua sự bài tiết:
A. Angiotensinogen
B. Angiotensin I
C. Angiotensin II
D. Renin
E. Aldosteron
60. Hormon nào sau đây do thận bài tiết:
A. Cortisol , ADH
B. Aldosteron
C. Gastrin
D. Renin , Erythropoietin
E. Angiotensinogen
61. AngiotensinII làm tăng huyết áp do:
A. Làm tim co bóp mạnh
B. Ức chế bài tiết hormon ADH
C. Kích thích hoạt động của hệ thần kinh giao cảm

81
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Ức chế bài tiết hormon Aldosteron


E. Làm co mạch toàn thân
62. Trung tâm khát nằm ở:
A. Đồi thị
B. Sát nhân trên thị
C. Tuyến yên
D. Hành não
E. Cầu não
63. Cơ chế điều chỉnh Ph trong có thể liên quan đến:
A. Tái hấp thu H +
B. Tái hấp thu Na +
C. Bài tiết NH3 kéo theo K+
D. Tăng bài tiết Aldosteron
E. Liên quan đến hệ R-A-A
64. Khi bị tổn thương nhân trên thị thì:
A. Lượng nước tiểu ít dần
B. Nước tiểu trở nên ưu trương
C. Bị bệnh đái nhạt
D. Có trình trạng tăng tiết ADH
E. Tái hấp thu nước tăng
65. Tất cả các hoạt động dưới đây đều thể hiện chức năng điều hòa nội môi của
thận, ngoại trừ:
A. Điều hòa thể tích dịch ngoại bào
B. Điều hòa pH
C. Điều hòa số lượng hồng cầu
D. Điều hòa áp suất thẩm thấu
E. Điều hòa nồng độ các chất điện giải
66. Câu nào sau đây đúng với tác dụng của ADH trên thận?
A. Tăng sự bài xuất nước
B. Tăng tính thấm của quai Henle đối với nước
C. Tăng mức lọc cầu thận
D. Tăng bài xuất Na +
E. Tăng tính thấm của ống lượn xa và ống góp đối với nước
67. Câu nào sau đây đúng với renin
A. Renin được bài tiết bởi tế bào cầu thận
B. Sự bài tiết của renin dần tới mất Na + và nước từ huyết tương
C. Renin biến đổi angiotensinogen thành angiotensin I
D. Renin biến đổi angiotensin I thành angiotensin II
E. Tăng huyết áp động mạch thận gây kích thích sự bài tiết renin

82
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

68. Những chất chính sau đây quyết định độ thẩm thấu của huyết tương. Ngoại
trừ:
A. Na +
B. Cl -
C. Albumin
D. Hemoglobin
E. Glucose
69. Khi thiếu ADH, phần nước lọc được tái hấp thu nhiều nhất tại nói nào sau đây
của ống thận
A. Quai henlé
B. ống lượn gần
D. ống lượn xa
E. ống góp vỏ
C. ống góp tuỷ
70. Phần nào sau đây của ống thận không vận chuyển tích cực Na + từ lòng ống
thận.
A. ống lượn gần
B. Ngành xuống của quai henlé
C. Ngành lên của quai henlé
D. ống lượn xa
E. ống góp
71. Độ thẩm thấu của dịch khi đi qua các phần khác nhau của nephron là như
sau ngoại trừ:
A. Dịch đẳng tương khi vào quai henlé
B. Dịch ưu trương khi qua ngành xuống của quai henlé
C. Dịch đẳng trương khi rời quai henlé
D. Dịch đẳng trương khi vào ống góp
E. Dịch ưu trương khi rời ống góp
72. Thể tích nước tiểu tăng lên trong các trường hợp sau đây, ngoại trừ:
A. Bệnh đái tháo nhạt
B. Bệnh đái đường
C. Uống nước nhiều
D. áp suất động mạch thận giảm
E. Truyền manitol
73. Câu nào sau đây không đúng đối với vai trò của thận trong sự bài tiết ion K +
A. K + được bơm từ dịch kẽ vào tế bào biểu mô của ống lượn xa và ống góp
theo cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát
B. K+ được vận chuyển tích cực thứ phát từ tế bào vào lòng ống lượn xa và ống
góp

83
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Sự bài tiết ion K + phụ thuộc vào sự tái hấp thu Na +


D. Na + được bơm ra dịch kẽ ít, sự bài tiết K + giảm, ion K + ứ đọng lại trong có
thể gây tăng kali huyết.
E. Tăng kali huyết gây loạn nhịp tim, nặng có thể gây suy tim hay ngừng tim
dần tới chết
74. Các câu sau đây đều đúng với chức năng điều hoà nội môi của thận, ngoại
trừ:
A. Thận điều hoà thành phần và nồng độ các chất trong huyết tương
B. Điều hoà áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào
C. Điều hoà số lượng tiểu cầu
D. Điều hoà nồng độ ion H + và độ pH của có thể
E. Điều hoà huyết áp
75. Câu nào sau đây không đúng đối với các chất được tái hấp thu và bài tiết bởi
ống thận?
A. Có những chất được tái hấp thu hoàn toàn như glucose, Protein, lipid
B. Có những chất được tái hấp thu theo yêu cầu như vitamin và urã
C. Có những chất được bài tiết hoàn toàn như H + , CO2 , NH 3
D. Có những chất được bài tiết theo yêu cầu như các chất điện giải thừa
E. Nước được tái hấp thu theo áp suất thẩm thấu
76. Đơn vị cấu tạo của thận là., mỗi thận bao gồm khoảng
A. Nephron, 1.000
B. Nephron, 120.000
C. Nephron, 1.200.000
D. Tiểu cầu thận, 120.000
E. Tiểu cầu thận, 1.200.000
77. Yếu tố nào sau đây thể hiện vai trò của thận trong tạo hồng cầu:
A. Thận bài tiết renin
B. Bản thân thận là một cơ quan sản sinh hồng cầu từ tế bào gốc
C. Thận đáp ứng với tình trạng thiếu oxy bằng cách bài tiết erythropoietin,
thúc đẩy sự sản sinh hồng cầu của tuỷ xương
D. Thận cung cấp các yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu
E. Thận không có chức năng tạo hồng cầu
78. Aldosterol trong máu tăng dần đến:
A. Tăng tái hấp thu HCO 3 - ở ống thận
B. Tăng thể tích nước tiểu
C. Tăng bài tiết nước và Na + ở ống thận
D. Tăng lưu lượng lọc ở cầu thận
E. Tăng tái hấp thu Na + và bài tiết K + ở ống thận
79. Nephron nằm hoàn toàn ở vùng vỏ thận đ/S

84
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

80. áp suất keo của huyết tương giảm sẽ làm giảm mức lọc cầu thận đ/S
81. Màng lọc cầu thận có kích thước là 70 A 0 đ/S
82. Dịch lọc có cùng áp suất thẩm thấu với huyết tương đ/S
83. Máu trong tiểu động mạch đi có độ quánh cao hơn tiểu động mạch đến đ/S
84. Co tiểu động mạch đến và giãn tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc cầu
thận đ/S
85. Glucose được tái hấp thu ở tất cả các phần của ống thận đ/S
86. Ngưỡng tái hấp thu đường thận là 180 mg/100mL huyết tương (180 mg%) đ/S
87. Na + được tái hấp thu tích cực ở bờ lòng ống đ/S
88. Aldosterol làm tăng tái hấp thu Na + ở ống lượn xa và ống góp đ/S
89. Nước được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần đ/S
90. Protein được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn xa đ/S
91. HCO 3 - được tái hấp thu trực tiếp vào máu đ/S
92. Dịch lọc cầu thận có thành phần như huyết tương trong máu động mạch đ/S
93. áp suất thuỷ tĩnh của mao mạch cầu thận có tác dụng đẩy nước và các chất
hòa
tan từ mao mạch cầu thận vào bao Bowman. Đ/S
94. Na + được tái hấp thu tích cực nguyên phát ở bờ đáy đ/S
95. Nhânh lên của quai Henle có tính thấm nước cao đ/S
96. Quá trình tái hấp thu Na + mạnh ở ống lượn xa nhờ sự hỗ trợ của Aldosteron
đ/S
97. Angiotensinogen là hormon do thận bài tiết ra đ/S
98. Renin do thận bài tiết ra đ/S
99. Aldosteron có tác dụng tái hấp thu Na + ở ống lượn gần đ/S
100. ADH làm tăng tái hấp thu nước ở quai Henle đ/S
101. Khi thiếu ADH, dịch lọc được tái hấp thu nhiều nhất ở ống lượn gần đ/S
102. Khi có ADH, dịch lọc được tái hấp thu nhiều nhất ở ống lượn xa đ/S
103. Glucose được tái hấp thu duy nhất ở ống lượn gần đ/S
104. Mạch thẳng Vassa recta đóng vai trò quan trọng trong quá trình nước tiểu…..
105. Lưu lượng lọc cầu thận là……….. Được lọc ở tất cả các nephron của………
trong một phút
106. Khi nồng độ glucose trong huyết tương ngưỡng đường của thận thì ống
thận không tái hấp thu hết, nên trong nước tiểu có và gây hiện tượng…..
107. áp suất lọc cầu thận được ký hiệu là Pl:
Pl =….. - (Pk +……)
108. Màng lọc cầu thận gồm…... theo thứ tự đi từ lòng……..vào bao Bowman
109. Tốc độ lọc cầu thận là……Được lọc trong 1 phút ở toàn bộ của cả 2 thận.
110. Bình thường lưu lượng lọc cầu thận là………..ml/phút

85
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

111. Mức vận chuyển tối đa của một chất (Tm) là khả năng. hay chất đó ở mức
độ cao nhất trong một phút.
112. Chất được sử dụng để thàm dò chức năng lọc của cầu thận là chất chỉ được
ở cầu thận, không được và bài tiết ở ống thận……
113. Tổ chức cạnh cầu thận được cấu tạo bởi những thành phần nào?
114. Trình bày thành phần của dịch lọc cầu thận?
115. Hormon nào do thận bài tiết ra và tác dụng của chúng?
116. Hãy nêu các quá trình tham gia vào chức năng tạo nước tiểu của thận?
117. Màng lọc cầu thận được cấu tạo bởi những tổ chức nào?
118. Hãy kể tên các áp suất tham gia vào cơ chế lọc ở cầu thận?
119. Tái hấp thu proteing và acid amin?
120. Trình bày vai trò của thận trong điều hoà pH máu?

86
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ NỘI TIẾT

241. Câu nào không đúng:


A. Tế bào B: Insulin
B. Tế bào A: glucagon
C. Tế bào D: somatostatine
D. Tế bào F: gastrin
E. Tế bào ngoại tiết tụy: chymotrypsinogene
242. Câu nào không đúng:
A. Epinephrine: tăng phân giải glycogene ở có vân
B. Glucagon: tăng tổng hợp glucose
C. Insulin: tăng tổng hợp protein
D. Progesterone: tăng nồng độ glucose máu
E. GH: tăng nồng độ glucose máu
243. Vận dụng vai trò điều hòa đường huyết của các tuyến nội tiết để trả lời: Sau
khi tiêm tĩnh mạch một lượng lớn insulin cho một người, thấy có biểu hiện hạ
đường huyết, nhưng sau đó mức đường huyết trở về bình thường chậm, có thể
có khả năng sau:
A. Suy tủy thượng thận
B. Thiếu hụt glucagon
C. Nhiễm độc giáp
D. Đái đường
E. Câu A và B đúng
244. Insulin làm tăng thu nhận glucose vào:
A. Hầu hết các mô
B. Tế bào ống thận
C. Niêm mạc ruột non
D. Các dây thần kinh vỏ não
E. Cơ vân
245. Glucagon làm tăng đường huyết qua cơ chế:
A. Sự kết hợp glucagon với DNA trong nhân tế bào
B. Sự kết hợp glucagon với recepteur trong bào tương
C. Hoạt hóa AMP vòng
D. Tăng kết hợp Canxi trong bào tương
E. Ức chế sự tiết insulin
246. Sự bài tiết polypeptid tụy là:
A. Do sự chuyển hóa từ proinsulin trong tế bào A
B. Do sự kích thích dây X và -recepteur
C. Sự phóng thích các enzyme tụy đáp ứng với nồng độ glucose

87
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Bị ức chế bởi gắng sức


E. Tất cả đều sai
247. Insulin làm tăng thu nhận glucose vào những tổ chức sau, NGOẠI TRỪ:
A. Mô mỡ
B. Não
C. Cơ tim
D. Có vân
E. Tử cung
248. Tăng đường huyết có thể sinh ra do tất cả hormone sau, NGOẠI TRỪ:
A. Epinephrine
B. Thyroxine
C. ACTH
D. Glucagon
E. Aldosterone
249. Các đảo Langerhans đặc trưng bởi:
A. Tập trung nhiều ở toàn tuyến tuỵ
B. Chiếm 20%-30% trọng lượng tụy
C. Chứa ít nhất 6 loại tế bào
D. Nhiều mạch máu nuôi dưỡng
E. Chủ yếu sản sinh ra glucagon và insulin
250. Hoạt động của insulin bao gồm:
A. Chuyển glycogene thành glucose
B. Kích thích sinh glucose
C. Tăng tích luyî mỡ
D. Tăng sự đi vào tế bào của ion K+
E. Giảm sự hình thành nước tiểu
251. Bệnh đái đường týp I:
A. Do thiếu tương đối hoặc tuyệt đối insulin
B. Do tổn thương, hủy tế bào B của đảo tụy
C. Gặp ở người trẻ
D. Thường tử vong do nhiễm toan Ceton
E. Các câu trên đều đúng
252. Một phụ nữ trẻ biểu hiện nhược năng giáp, định lượng TSH trong máu giảm,
nhưng khi tiêm TRH vào thì lượng TSH lại tăng lên. Như vậy cô ta có khả năng
bị:
A. Cường giáp do một khối u tuyến giáp
B. Nhược năng giáp do bất thường bẩm sinh ở tuyến giáp
C. Nhược năng giáp do bất thường bẩm sinh ở tuyến yên
D. Nhược năng giáp do bất thường bẩm sinh ở vùng dưới đồi
E. Cường giáp do bất thường bẩm sinh ở vùng dưới đồi

88
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

253. Chất nào không có vai trò trong sinh tổng hợp hormon tuyến giáp:
A. Sắt
B. Iod
C. Thyroglobuline
D. Protein
E. TSH
254. Để tổng hợp hormon giáp, iod đi vào nang giáp và kết hợp với:
A. Thyroglobuline
B. Protein
C. Tyrosine
D. Monoiodotyrosine
E. Thyroxine
255. Trong vòng tuần hoàn hormon giáp phần lớn ở dạng:
A. Triiodothyronine
B. Thyroxine
C. Thyrotropine
D. Thyroglobuline
E. Tự do
256. Thyroxine và triiodothyronine ở trong máu dưới các dạng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Kết hợp với albumine
B. Kết hợp với prealbumine
C. Kết hợp với globuline
D. Tự do
E. Kết hợp với thyroglobuline
257. Nhược năng giáp đặc trưng bởi các triệu chứng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Chậm nhịp tim
B. Giảm chuyển hóa có sở
C. Tăng cân
D. Phù niêm
E. Kém chịu nóng
258. Bệnh Basedoω đặc trưng bởi các triệu chứng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Bướu mạch
B. Lồi mắt
C. Giảm chuyển hóa có sở
D. Run tay
E. Nhịp tim nhanh
259. Biểu hiện đặc trưng của bệnh bướu cổ địa phương:
A. Giảm chức năng tuyến giáp
B. TSH giảm
C. Gầy

89
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Chậm nhịp tim


E. Bướu cổ
260. Bướu cổ rải rác:
A. Thiếu iod
B. Các chất sinh bướu có trong thức ăn, nước uống
C. Thuốc lá
D. Không sử dụng muối iod
E. Câu B và C đúng
261. Iod hóa muói ăn nhằm mục đích:
A. Giảm Tỉ lệ bướu cổ
B. Đem lại sự thông minh cho trẻ, phát triển trí tuệ
C. Cung cấp muối cho vùng cao
D. Làm cho trẻ cao lớn
E. Câu A và B đúng
262. Một lượng lớn glucocorticoid có thể gây ra: (chọn câu đúng nhất)
A. Duy trì sự hoạt động bình thường của mạch máu
B. Tăng sự giữ nước
C. Ức chế sự đáp ứng viêm
D. Giảm sức đề kháng của có thể
E. Ức chế bài tiết ACTH
263. Chất nào sau đây có tác động lớn nhất trên áp lực thẩm thấu:
A. Progesterone
B. Cortisol
C. Vasopressine
D. Aldosterone
E. Androsterone
264. Chất nào sau đây bị ảnh hưởng bởi sự giảm thể tích ngoại bào
A. CRH
B. Vasopressine
C. Agiotensine- convertine enzyme
D. Aldosterone
E. Cortisol
265. Steroid chủ yếu được tiết bởi vỏ thượng thận bào thai là:
A. Cortisol
B. Corticosterone
C. Dehydroepiandrosterone
D. Progesterone
E. Pregnenolone
266. Sự điều trị cortisol có tác dụng chống viêm nhờ những cơ chế sau, NGOẠI
TRỪ:

90
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Giảm tính thấm của màng mao mạch


B. Giảm sự hình thành leukotriennes
C. Ức chế phospholipase A2
D. Tăng sự phóng thích chất sinh sốt nội sinh từ bạch cầu hạt
E. Ổn định màng lysosome tế bào
267. Tác dụng của norepinephrine là:
A. Co mạch toàn thân
B. Tăng cả huyết áp tối đa và tối thiểu
C. Gây tăng huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu bình thường hoặc giảm
D. Co cơ trơn mạch máu
E. Câu A và B đúng
268. Nhược năng vỏ thượng thận có biểu hiện:
A. Tăng cân
B. Xạm da
C. Đái đường
D. Huyết áp tăng
E. Câu A và B đúng
269. Bệnh Phéocromocytome thường gặp trong:
A. Nhược năng tủy thượng thận
B. U tủy thượng thận
C. Ưu năng vỏ thượng thận
D. Người trẻ
E. Lao thượng thận
270. ACTH chủ yếu:
A. Tăng sinh vùng bó vỏ thượng thận
B. Tăng sinh vỏ thượng thận
C. Kích thích sự bài tiết T3, T4
D. Điều hòa bài tiết catecholamine
E. Gây xạm da
271. Bệnh lý do rối loạn men trong tổng hợp hormon vỏ thượng thận là:
A. Bệnh Cushing
B. Hội chứng thượng thận-sinh dục
C. Bệnh Addêson
D. Bệnh Cronn
E. Câu B và B đúng
272. Một trẻ trai 3 tuổi được đưa đến khám, bé có biểu hiện sớm của sự phát triển
sinh dục, thử máu thấy đường huyết tăng, có khả năng tuyến nội tiết nào sau đây
bị ưu năng:
A. Tuyến giáp
B. Tinh hoàn

91
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Vỏ thượng thận
D. Tủy thượng thận
E. Tụy
273. Hormon nào sau đây ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng:
A. GH
B. Testosterone
C. T4
D. Insulin
E. Vasopressin
274. Câu nào sau đây không đúng:
A. Thùy giữa: MSH
B. Thùy trước: GH
C. Lùn yên: sự đề kháng tổ chức đối với GH
D. Lùn của người Pygmie: GH thấp trong máu
E. To đầu cực (Acromégalie): ìGF-I tăng cao
275. Hormon nào của tuyến yên là một peptid opioic:
A. MSH
B. MSH
C. ACTH
D. endorphin
E. GH
276. Nhân cạnh não thất vùng dưới đồi kiểm soát chủ yếu sự bài tiết của hormon
nào sau đây:
A. ADH
B. GH
C. ACTH
D. FSH
E. Oxytocin
277. Tác dụng có bản của GH trên chuyển hóa có thể bao gồm:
A. Giảm tổng hợp protid
B. Tăng sử dụng glucid
C. Giảm sự huy động mở
D. Tăng sử dụng mỡ cho năng lượng
E. Tất cả đều sai
278. Sự bài tiết ACTH:
A. Bị ảnh hưởng bởi nhịp sinh học
B. Giảm khi bị Stess
C. Bị ức chế bởi aldosterone
D. Được kích thích bởi glucocorticoid
E. Được kích thích bởi epinephrin

92
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

279. Sự giảm Gn-RH ở nam, có thể do bởi sự thương tổn ở tất cả cơ quan sau,
NGOẠI TRỪ:
A. Tinh hoàn
B. Tuyến yên
C. Tuyến tùng
D. Tuyến ức
E. Vùng dưới đồi
280. Gn-RH điiều khiển sự hoạt động của hormon tuyến yên sau:
A. LTH, FSH
B. FSH, GH
C. LH, FSH
D. Progesterone, oestrogene
E. Tất cả đều sai
281. Hormon trọng lượng phân tử lớn, không hòa tan trong lipid, hoạt động theo
cơ chế:
A. Hoạt hóa adenylcyclase ở màng tế bào và làm tăng AMP vòng
B. Hoạt hóa với hệ gene trong nhân tế bào đích
C. Điều khiển ngược
D. Gắn với recepteur trong tế bào đích
E. Câ u A và B đúng
282. Bệnh to viễn cực (Acromégalie) do:
A. Thừa GH sau tuổi dậy thì
B. Thừa GH trước tuổi dậy thì
C. Thừa ACTH sau tuổi dậy thì
D. Thiếu GH sau tuổi dậy thì
E. U tuyến yên
283. Một phụ nữ đi khám vì không có kinh nguyệt, cô ta nói rằng vú chảy sữa
mặc dầu cô không có thai. Hormon nào bị tăng tiết và có lẻ do nguyên nhân gì?
A. GnRH - Tổn thương vùng dưới đồi
B. Prolactin - U thùy trước tuyến yên
C. Prolactin - U thùy sau tuyến yên
D. LH - U thùy trước tuyến yên
E. Oxytoxin - U thùy sau tuyến yên
284. Các Hormon nào sau đây được bài tiết bởi các nóron:
A. Oxytoxin và vasopressin
B. Dopamin
C. Catecholamin
D. Epinephrin
E. ADH và Vasopressin

93
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

285. Câu nào sau đây đúng với tuyến yên:


A. Cần thiết cho sự sống
B. Kiểm soát chức năng tuyến cận giáp
C. Tiền yên liên hệ với vùng dưới đồi bằng con đường thần kinh
D. Tạo ra các hormon dạng steroid
E. Tuyến yên sau tạo ra ADH
286. Chất nào không phải là hormon steroid:
A. Aldosteron
B. Testosteron
C. Progesteron
D. Cortisol
E. Vasopressin
287. Câu nào không đúng với thời gian tác dụng của hormon
A. Vài giây sau kích thích catecholamin được tiết vào trong máu
B. Hormon tuỷ thượng thận phát huy tác dụng sau vài giây đến vài phút
C. Hormon tuyến giáp có thể cần hàng tháng mới có tác dụng đầy đủ
D. Phải ít nhất 45 phút sau aldosteron mới có tác dụng
E. GH tuyến yên chỉ tác dụng trong thời gian ngắn
288. Câu nào sau đây không đúng
A. Hormon thường gắn với thụ thể ở tế bào đích
B. Mỗi thụ thể thường gắn với nhiều hormon
C. Thụ thể có thể nằm ở trên, trong màng tế bào hoặc trong nhân
D. Thụ thể đặc hiệu cho mối loại hormon
E. Số lượng thụ thể Tỉ lệ nghịch với nồng độ hormon
289. Câu nào sau đây không đúng với cơ chế tác dụng của hormon
A. Hoạt hoá enzyme trong tế bào
B. Hoạt hoá gen trong nhân
C. Tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai
D. Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào
E. AMP vòng là chất truyền tin thứ hai của hormon tuyến giáp
290. Câu nào sau đây đúng với tuyến yên trước
A. Được cung cấp máu bởi hệ mạch cửa
B. Chứa những sợi trục của tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi
C. Sản xuất oxytocin với sự kích thích của hormon vùng duới đồi
D. Điều hoà hoạt động tuỵ nội tiết
E. chỉ hoàn chỉnh sau khi trẻ ra đời
291. Câu nào sau đây đúng với tuyến nội tiết và hormon bài xuất:
A. Tuyến cận giáp - Calcitonin
B. Thuỳ sau tuyến yên - Aldosteron
C. Vùng dưới đồi - Somatostatin

94
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Thuỳ trước tuyến yên - CRH


E. Tuyến nội tiết - Corticoid
292. Hormon nào sau đây là một hormon đơn hơn là tập hợp hormon:
A. Thyronin
B. Catecholamin
C. GH
D. Mineralocorticoid
E. Glucocorticoid
293. Hormon GH: câu nào sau đây đúng?
A. Được bài tiết bởi tế bào ưa base của thuỳ trước tuyến yên
B. Tác dụng phát triển đầu xương dài
C. Tác dụng qua trung gian Somatomedin-C
D. Tăng tiêu thụ glucose ở tế bào
E. Giảm phân huỷ lipid cho năng lượng
294. Các hiện tượng sau đây là triệu chứng của u tuyến yên tăng tiết GH, ngoại
trừ:
A. Tăng nồng độ acid amin trong tế bào
B. Tăng acid béo tự do trong máu
C. To đầu ngón
D. Giảm nồng độ glucose máu
E. Tăng kích thước các cơ quan nội tạng
295. Trên một con vật bình thường, không gây tăng đường huyết nếu:
A. Tiêm glucagon
B. Tiêm tinh chất tuỷ thượng thận
C. Tiêm GH
D. Cắt bỏ tuyến tuỵ
E. Cắt bỏ tuyến giáp
296. Bài tiết GH tăng trong trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
A. Nhịn đói
B. Tập luyện
C. Ngủ sâu
D. Kích thích của GRH
E. Tăng acid béo tự do trong máu
297. TSH làm tăng nồng độ hormon giáp trong máu bằng nhiều cách, NGOẠI
TRỪ:
A. Tăng số lượng tế bào giáp
B. Tăng kích thước tế bào giáp
C. Tăng nồng độ globulin gắn với thyroxin
D. Tăng sản xuất hormon giáp
E. Tăng hoạt động bắt iod tại tế bào giáp

95
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

298. Sự bài tiết TSH tăng trong trường hợp nào?


A. Cắt tuyến yên
B. Cắt tuyến giáp
C. Tiêm iod
D. Tiêm hormon giáp
E. Tất cả đều sai
299. Câu nào sau đây đúng với ACTH:
A. Là một protein lớn cấu trúc chưa biết
B. Do tế bào somatotrope của tuyến yên bài tiết
C. Được giải phóng nhanh trong trường hợp stress
D. Ức chế phản ứng viêm tổ chức
E. Có cấu trúc hoàn toàn giống với MSH
300. Nang trứng và nang giáp có đặc điểm chung nào sau đây:
A. Bài tiết hormon steroid
B. Có cấu trúc như một túi nhỏ
C. Là cấu trúc bài tiết hormon duy nhất của tuyến giáp và buồng trứng
D. Là cấu trúc được tạo ra bởi một lớp tế bào biểu mô
E. Tất cả đều sai
301. Câu nào sau đây đúng với oxytocin và ADH:
A. Tổng hợp ở tế bào thần kinh vùng dưới đồi
B. Bài tiết từ các tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi
C. Đều thuộc loại hormon steroid
D. Được kiểm soát bởi hormon giải phóng vùng dưới đồi
E. Được dự trữ ở tuyến yên trước
302. Câu nào sau đây đều đúng với oxytocin và prolactin:
A. Là octapeptid
B. Có tác dụng trên tuyến vú
C. Là hormon steroid
D. Được sản xuất ở thuỳ sau tuyến yên
E. Có tác dụng co cơ trơn
303. Hormon nào sau có tác dụng trên tính thấm của màng tế bào đối với nước:
A. Corticoid
B. Oxytocin
C. Vasopressin
D. Aldosteron
E. Androgen
304. Hormon nào được tổng hợp trong thân tế bào thần kinh và được giải phóng
từ đầu sợi trục của nó?
A. ADH
B. GH

96
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Adrenalin
D. Prolactin
E. Cortison
305. Câu nào sau đây đúng với thành phần huyết tương và hormon điều hoà trực
tiếp?
A. K+ - Parathormon
B. Na+ - Vasopressin
C. Nước - oxytocin
D. Na+ - Aldosteron
E. Protein - Adrenalin
306. Bệnh đái tháo nhạt có thể do thiếu cấu trúc sau:
A. Thuỳ giữa tuyến yên
B. Thuỳ trước tuyến yên
C. Đảo Langerhans
D. Vùng đồi thị
E. Tất cả đều sai
307. Hormon nào sau không phải là hormon dạng peptid:
A. LH
B. CRH
C. GH
D. TSH
E. Corticoid
308. Câu nào sau đây đúng với chất keo của tuyến giáp:
A. Được tìm thấy trong tế bào giáp
B. Là thyroglobulin dự trữ ngoài tế bào giáp
C. Là sản phẩm của sự phân huỷ hormon giáp
D. Dự trữ hormon giáp và được tiết vào máu
E. Tăng trong trường hợp nhược giáp
309. Cặp hormon nào sau đây có cấu trúc ít liên quan nhất:
A. Testosteron - Estradiol
B. Adrenalin - noradrenalin
C. Thyroxin - parathormon
D. Cortisol - Aldosteron
E. Progesteron - prostaglandin
310. Câu nào sau đây đúng với thyroxin:
A. Là hormon duy nhất được bài tiết bởi tuyến giáp
B. Kích thích sự bài tiết TSH
C. Là sản phẩm phân huỷ của TSH
D. Trong phân tử chứa 4 nguyên tử iod
E. Bản chất thuộc loại glycoprotein

97
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

311. Chức năng hệ nội tiết:


A. Duy trì sự hoạt động tế bào
B. Giúp có thể đáp ứng trong những trường hợp khẩn cấp
C. Tăng trưởng
D. Duy trì nòi giống
E. Tất cả đều đúng
312. Hormon địa phương:
A. Được tạo ra bởi các tuyến nội tiết đặc biệt
B. Tác dụng tại chỗ đặc hiệu trên các tế bào gần nói bài tiết
C. Tác dụng lên hầu hết các tế bào của có thể
D. Tác dụng lên cơ quan đích
E. Tất cả đều đúng
313. Bản chất hóa học chủ yếu của hormon chung:
A. Hormon peptid
B. Hormon dần xuất từ amino acid tyrosine
C. Hormon steroid và polypeptid
D. Hormon dạng eicosanoid
E. Hormon peptid và dần xuất từ amino acid tyrosine
314. Các hormon giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi:
A. Tăng trữ tại tuyến yên
B. Được tổng hợp từ các tổ chức tuyến vùng dưới đồi
C. Được tổng hợp từ sợi trục nóron
D. Được tổng hợp từ thân nóron
E. Tất cả đều sai
315. Ở tuyến giáp bình thường, bơm iode tập trung iode tại tuyến giáp gấp
lần trong máu. Ở tuyến giáp tăng hoạt động, sự tập trung này có thể lần.
A. 20; gấp 100
B. 30; gấp 250
C. 10; gấp 100
D. 40; gấp 80
E. Tất cả đều sai
316. Tác dụng sinh lý của ADH:
A. Co mạch
B. Tăng tái hấp thu nước ở ống xa và ống góp
C. Tăng tái hấp thu nước ở cầu thận
D. Giãn mạch
E. Câu A và B đúng
317. Trong tiền yên POMC được thủy phân thành:
A. ACTH, TSH, -LPH và -endorphin
B. ACTH, MSH, -LPH và -endorphin

98
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Prolactin, oxytocin, MSH và corticoid


D. Prolactin, oxytocin, MSH và -endorphin
E. ACTH, MSH, -LPH và -endorphin.
318. Câu nào sau đây không đúng đối với với Prolactin:
A. Tác dụng tăng trưởng tuyến vú
B. Kích thích sự sản xuất sữa ở nữ giới tuổi hoạt động sinh sản
C. Ức chế tác dụng của Gonadotropin
D. Bình thường prolactine bị ức chế bởi PIH ở vùng dưới đồi
E. Tăng gấp 10-20 lần bình thường khi sinh
319. Nồng độ GH cao nhất ban ngày…..bữa ăn, ban đêm GH tăng….ngủ say rồi
giảm dần đến sáng
A. Trong bữa ăn; giữa giấc
B. 1 giờ trước; 2 giờ đầu của giấc
C. Sau; giữa giấc
D. Sau; cuối
E. 3-4 giờ sau; 2 giờ đầu của giấc
320. GH tác dụng trên sự tăng trưởng……do gan và thận sản xuất dưới ảnh hưởng
của……:
A. Cùng với Somatomedine; GRH
B. Qua trung gian Somatomedine; GRH
C. Qua trung gian Somatomedine; GH
D. Qua trung gian Somatostatine; GH
E. Qua trung gian Somatostatine; GRH
321. Các hormon vùng dưới đồi đến thuỳ trước tuyến yên bằng cách:
A. Khuyếch tán vào mạng mao mạch, rồi theo hệ mạch cửa dưới đồi-yên
B. Vận chuyển dọc theo sợi thần kinh
C. Bài tiết ở vùng lồi giữa
D. Câu A và C đúng
E. Tất cả đều sai
322. Các hormon tham gia điều hoà ngược dương tính:
A. ACTH, LH, FSH
B. ACTH , glucocorticoid, oestrogen
C. ACTH, GH, glucocorticoid
D. Glucocorticoid, oestrogen
E. Tất cả đều đúng
323. Các chất tiếp nhận hormon là những…., mỗi tế bào đích thường có
khoảng…..receptor
A. Protein có trọng lượng phân tử lớn; 2000-100.000
B. Protein có trọng lượng phân tử nhỏ; 200 - 1000

99
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Protein có trọng lượng phân tử lớn; 200 - 1000


D. Protein có trọng lượng phân tử nhỏ; 2000 - 100.000
E. Protein có trọng lượng phân tử nhỏ; 20 - 200
324. Ở nữ giới, thiếu hormon giáp gây:
A. Gây ít kinh, vô kinh
B. Gây bất lực
C. Gây rong kinh, đa kinh
D. Vô sinh
E. Tất cả đều đúng
325. Tác dụng của calcitonin như sau, NGOẠI TRỪ:
A. Giảm nồng độ canxi huyết tương
B. Giảm hoạt động của tế bào huỷ xương
C. Tăng lắng đọng muối canxi ở xương
D. giảm hình thành các tế bào huỷ xương mới
E. Tăng hoạt động tế bào huỷ xương
326. Cortisol ở trong máu dưới dạng:
A. Trên 90% ở dạng tự do
B. Trên 90% kết hợp với albumin
C. Trên 90% kết hợp với globulin
D. Trên 70% kết hợp với globulin
E. 50% kết hợp với globulin và 50% ở dạng tự do
327. Các hormon gây tăng đường huyết bao gồm:
A. GH, ACTH, corticoid, catecholamin, glucagon
B. GH, thyroxin, corticoid, catecholamin, glucagon
C. GH, corticoid, catecholamin, glucagon
D. GH, TSH, corticoid, catecholamin, glucagon
E. Thyroxin, corticoid, catecholamin, glucagon
328. Tác dụng của Aldosteron như sau, NGOẠI TRỪ:
A. Tăng tái hấp thu ion Na
B. Tăng bài tiết ion K, Cl ở ống thận
C. Có thể làm giảm nồng độ renin khi được tăng tiết
D. Tăng huyết áp độngmạch
E. Giảm ion Mg máu
329. Hor mon sinh dục vỏ thượng thận:
A. chỉ rõ tác dụng khi có sự bài tiết gia tăng bệnh lý.
B. Tác dụng một phần quan trọng lên hệ sinh dục
C. Hoạt tính sinh dục rõ khi dậy thì
D. Nồng độ tăng cao lúc mên kinh
E. Tất cả đều đúng
330. Các yếu tố kích thích tiết insulin:

100
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Các hormon tiêu hóa như secretin, gastrin, somatostatin.


B. Glucose máu cao
C. Dây thần kinh X
D. Các hormon tiêu hóa
E. chỉ có câu A sai
331. Câu nào sau đây không đúng với hormon chung:
A. Được bài tiết bởi những tuyến nội tiết chính của có thể
B. Đổ vào máu và tạo ra những tác dụng sinh lý ở các tổ chức xa
C. Tất cả các hormon chung đều có tác dụng lên hầu hết các tế bào của có thể
D. Hormon tuyến cận giáp là hormon chung
E. Hormon đường tiêu hoá không phải là hormon chung
332. Câu nào không đúng:
A. Tuyến tuỵ nội tiết: bài tiết insulin, glucagon, somatostatin.
B. Tuyến thượng thận: vỏ thượng thận bài tiết aldosteron
C. Buồng trứng: bài tiết estrogen, progesteron, HCS, relaxin
D. Vùng dưới đồi: bài tiết somatostatin.
E. Nhau thai: bài tiết estrogen, progesteron,
333. Số lượng receptor ở tế bào đích tuỳ thuộc:
A. Khả năng tổng hợp của tế bào
B. Khả năng hoạt động của adenylcyclase
C. Yêu cầu của có thể
D. Hoạt động của các tuyến nội tiết
E. Nồng độ hormon trong máu
334. Tác dụng của hormon gây ra tại tế bào đích là không giống nhau do:
A. Bản chất hoá học khác nhau
B. Hệ thống enzyme có trong tế bào khác nhau
C. Enzyme adenylcyclase nằm trên màng tế bào không giống nhau
D. AMPv có hoạt tính khác nhau
E. Tất cả đều đúng
335. Các chất gây ra tác động tương tự AMPv như:
A. GMPv, ion canxi, inositol triphosphate, diacyl glycerol
B. GMPv, ion canxi, inositol triphosphate, diacyl glycerol, ion kali
C. GMPv, ion canxi, relaxin, diacyl glycerol
D. GMPv, ion canxi, inositol triphosphate, ion magiã
E. Tất cả đều đúng
336. Các hormon do vùng dưới đồi bài tiết sẽ theo đến tác động lên chức năng
tuyến yên
A. Con đường mạch máu
B. Con đường thần kinh
C. Con đường mạch máu và thần kinh

101
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Các protein vận chuyển


E. Các chất dẫn truyền thần kinh
337. POMC (ProOpioMelanoCortine) có thể thấy ở:
A. Thuỳ sau tuyến yên
B. Thuỳ trước tuyến yên
C. Thuỳ giữa tuyến yên
D. Câu A và C đúng
E. Câu B và C đúng
338. Bài tiết TSH phụ thuộc vào…..theo cơ chế…..:
A. Nồng độ T 3 ,T 4 tự do; điều hòa ngược âm tính
B. Nồng độ T 3 ,T 4 toàn phần; điều hòa ngược âm tính
C. Nồng độ T 3 ,T 4 tự do; điều hòa ngược dương tính
D. TRH; điều hòa ngược âm tính
E. TRH; điều hòa ngược dương tính
339. Theo nhịp sinh học ACTH được bài tiết nồng độ cao nhất lúc:
A. 16 giờ -22 giờ
B. Nửa đãm về sáng
C. 6 giờ -8 giờ sáng
D. 10 giờ -12 giờ trưa
E. 9 giờ -11giờ sáng
340. Hormon nào làm phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng?
A. LH
B. LH và FSH
C. GnRH
D. FSH
E. FSH và testosteron
341. Ở người, lớp giữa của tuyến yên bài tiết lượng lớn MSH Đ/S
342. Cho trẻ bú ngay sau khi sinh sẽ ức chế bài tiết oxytocin, đây là hormon cần
thiết co cơ trơn tử cung cầm máu Đ - S
343. Dạng hoạt động hormon tuyến giáp tại tổ chức chính là triiodothyronin đ/S
344. Hormon calcitonin của tuyến cận giáp tham gia điều hoà caxi-phospho trong
cơ thể Đ-S
345. Suy tuyến giáp làm tăng nồng độ cholesterol huyết tương Đ - S
346. Hormon dạng steroid thường được gắn với globulin trong tế bào tuyến Đ-S
347. Hormon dạng glucocorticoid cũng có tác dụng của aldosteron Đ-S
348. Điều hoà hoạt động chủ yếu của aldosteron là hệ renin-angiotesin-
aldosteron tạo ra từ thận Đ - S
349. Adrenalin là hormon của tuỷ thượng thận và còn được bài tiết từ sợi thần
kinh giao cảm

102
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

Đ-S
350. Bệnh u tuỷ thượng thận cũng gây tăng đường huyết do có ảnh hưởng đến
sản xuất corticoid Đ - S
351. Insulin là hormon duy nhất trong có thể gây hạ đường huyết Đ-S
352. Ở bệnh nhân đái tháo đường, sự tập luyện có thể làm giảm đường huyết do
glucose vào tế bào không cần insulin lúc vận có Đ - S
353. Insulin làm tăng thu nhận acid amin vào tế bào Đ - S
354. Insulin hoạt động tại tế bào qua cơ chế AMP vòng Đ - S
355. FSH và LH được bài tiết gia tăng khi người phụ nữ có thai Đ - S
356. Do tác dụng quan trọng của hormon giáp trong có thể nên lượng iod hàng
ngày cần phải tăng cao cho phù hợp với nhu cầu Đ - S
357. Bệnh lý tăng tiết GH người trưởng thành thường xuất hiện muộn và khó chẩn
đoán Đ - S
358. Phù niêm là biểu hiện sự thay đổi áp suất keo trong nhược năng giáp Đ-S
359. Khi đến tế bào đích, hormon thường có hai vị trí kết hợp với chất tiếp nhận
là ở bề mặt hoặc bên trong màng tế bào Đ - S
360. Hormon được xem là chất truyền tin thứ 1 và AMPv là chất truyền tin thứ 2
Đ-S
361. Để duy trì nồng độ hormon luôn hằng định, cũng như đảm bảo cho hoạt
động có thể, tất cả các hormon được bài tiết theo cơ chế điều khiển ngược Đ-S
362. Tất cả các hormon do vùng dưới đồi bài tiết sẽ theo con đường mạch máu
đến tuyến yên Đ - S
363. Nồng độ glucose máu giảm, nồng độ acid béo giảm, thiếu protein kéo dài
làm tăng tiết GH Đ - S
364. Khi áp suất thẩm thấu giảm, nhân trên thị bị kích thích sẽ truyền tín hiệu
đến thuỳ sau tuyến yên và gây bài tiết oxytocin Đ-S
365. Tuyến cận giáp bài tiết calcitonin Đ - S
366. Cùng với sự phóng thích T3, T4, thì T2 và T1 cũng được phóng thích nhưng
với nồng độ thấp hơn Đ - S
367. GH có tácdụng như nhau trong các giai đoạn của cuộc sống Đ - S
368. T 4 ,T 3 tự do ức chế ngược sự bài tiết TSH Đ - S
369. Somatostatin là hormon do nói duy nhất bài tiết là tuỵ nội tiết. Đ-S
370. Nồng độ TSH tăng cao trong máu có thể do bệnh lý tuyến giáp Đ-S
371. Khoảng 50% tế bào tuyến yên bài tiết GH Đ-S
372. Nồng độ GH cao nhất ban ngày 3-4 giờ sau bữa ăn Đ-S
373. Khi người phụ nữ có thai prolactin tăng dần từ tuần thứ 5 của thai kỳ cho tới
lúc sinh, gấp 10-20 lần bình thường và duy trì cho đến khi ngưng cho con bú
Đ-S

103
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

374. MSH tạo nên màu da đen sạm ở người Đ-S


375. Khi áp suất thẩm thấu giảm, nhân trên thị bị kích thích sẽ truyền tín hiệu
đến thuỳ sau tuyến yên và gây bài tiết ADH Đ-S
376. Tế bào nang giáp bài tiết ra calcitonin là hormon tham gia chuyển hoá can-
Xi Đ - S
377. Ở tuyến giáp bình thường, bơm iode tập trung iod tại tuyến giáp gấp 30 lần
trong máu Đ - S
378. Ở tuyến giáp tăng hoạt động, sự tập trung iod có thể tăng đến gấp 150 lần
Đ-S
379. Cùng với sự phóng thích T3, T4, thì T1, T2 cũng được phóng thích nhưng
không được tiết vào máu. Đ - S
380. Nhược năng tuyênú giáp có thể có tình trạng xó vữa động mạch do tăng
cholesterol máu Đ - S
381. Cường giáp trong thể bệnh Graves (Basedoω) có TSH giảm, có khi bằng 0
Đ-S
382. Khi sự hấp thu iod dưới 100µg/ngày, sự tổng hợp hormon giáp không đủ,
TSH tăng, gây phì đại giáp: Bướu cổ địa phương. Đ - S
383. Khi sự cung cấp iod >400-1000 µg/ngày kéo dài có thể gây suy giáp Đ - S
384. Calcitonin làm giảm nồng độ canxi huyết tương cùng với hormon cận giáp
Đ-S
385. Nếu cắt bỏ hai phần vỏ con vật sẽ chết trong vài ngày đến vài tuần do rối
loạn điện giải Đ - S
386. Hormon vỏ thượng thận có nguồn gốc từ steroid Đ - S
387. Corticoid gây giảm kháng thể, do đó sử dụng cortisol dài ngày dễ nhiễm
khuẩn Đ - S
388. Nồng độ aldosteron tăng cao có thể làm giảm thể tích dịch ngoại bào Đ-S
389. Epinephrin, norepinephrin và dopamin được gọi là các catecholamin Đ-S
390. Tác động sinh lý bài tiết hormon tủy thượng thận là chỉ do hệ thần kinh Đ-S
391. Định nghĩa hormon chung…...
392. Nêu hai tuyến nội tiết sản xuất hormon dần xuất từ amino acid tyrosine …...
393. Các vị trí hormon có thể kết hợp với receptor tại tế bào đích:…..
394. Hormon nào được bài tiết bởi nhân trên thị của vùng dưới đồi:……
395. Hai tác dụng chính của hormon kích thích tuyến giáp (TSH):…….
396. ACTH tác dụng lên lớp nào của vỏ thượng thận và bài tiết hormon gì?
397. Tại sao sự rối loạn bài tiết ACTH cũng gây tăng hay giảm sắc tố ở da (MSH)?
398. Tác dụng của FSH trên nam giới:…...
399. Hai hormon được bài tiết từ thuỳ sau tuyến yên có nguồn gốc từ đâu?
400. Các tế bào cạnh nang giáp bài tiết ra hormon gì?

104
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

401. Lượng iod được hấp thu hàng ngày bao nhiêu thì sự tổng hợp hormon giáp
không đủ?
402. Sự cung cấp iod quá mức qui định kéo dài là bao nhiêu thì có thể gây những
rối loạn chức năng giáp?
403. Sự bài tiết calcitonin được điều hoà bởi yếu tố nào?
404. Chức năng tuỷ thượng thận liên quan đến hoạt động hệ thần kinh nào?
405. Cắt bỏ hai phần vỏ thượng thận xảy ra điều gì trên vật thê nghiệm:…...
406. Nạo bỏ hai tuỷ thượng thận xảy ra điều gì trên vật thê nghiệm:…….
407. Kể tên 4 loại tế bào chính bài tiết hormon của 1 đảo tuỵ:…...
408. Chất tiền thân của insulin và peptid C là gì?
409. Dây X tác động như thế nào đếïn tế bào đảo tụỵ?
410. Sự bài tiết glucagon tuỳ thuộc vào yếu tố nào?
411. Tác dụng của Somatostatin của tuỵ nội tiết:…..
412. Nguyên nhân của hội chứng thượng thận - sinh dục liên quan đến tổng hợp
hormon vỏ thượng thận là:…..
413. Nguyên nhân của bệnh Pheocromocytome là:…..
414. Các catecholamin được sản xuất tại tuỷ thượng thận:…..
415. Tác dụng chống dị ứng của glucocorticoid như thế nào?
416. Hai hormon chủ yếu của nhóm glucocorticoid là gì?
417. Tác dụng gây nhịp tim nhanh của hormon giáp là do:…..
418. Tác dụng của T 3 , T 4 lên chuyển hoá protein ở liều sinh lý:…..
419. T 4 ,T 3 làm tăng tiêu thụ O2 ở hầu hết các mô trong có thể nên làm tăng
chuyển hóa có sở , ngoại trừ:,….
420. Sự bài tiết hormon ADH phụ thuộc vào hai yếu tố nào?
421. Hội chứng Conn do u lớp cầu vỏï thượng thận còn gọi là hội chứng gì?
422. Bài tiết insulin qua cơ chế nào?
423. Lượng insulin không tác dụng bị phân huỷ ở đâu?
424. Khi lượng glucose được đưa vào gan quá nhiều thì lượng glucose thừa sẻ
như thế nào?.
425. Thiếu insulin, tế bào não sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
426. Dây X cũng có tác dụng thế nào trên tế bào bãta của đảo tụỵ?
427. Những mô hoặc cơ quan chịu tác dụng của các hormon được gọi là gì?
428. Kể tên các hormon của tuyến giáp?
429. Hormon dạng eicosanoid thuộc nhóm hormon nào?
430. Đáp ứng AMP vòng xảy ra tại tế bào đích phụ thuộc vào yếu tố nào?
431. Sau khi gây ra tác dụng sinh lý trên tế bào đích, AMP vòng bị bất hoạt trở
thành 5’AMP dưới tác dụng của enzyme nào?
432. Cơ chế điều hoà bài tiết hormon ngược dòng cực ngắn là như thế nào?

105
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

433. Tác dụng của GH trên xương của người đã trưởng thành?
434. Tác dụng của GH trên chuyển hoá protein?
435. Hormon sinh dục nào có tác dụng điều hoà ngược dương tính trong chu kỳ
kinh nguyệt?
436. Trong tiền yên POMC được thủy phân thành các hormon nào?
437. Cơ chế tác dụng của ADH trên ống thận?
438. Bệnh lý gì xảy ra ở người thừa GH sau dậy thì?
439. Tại sao sự sự rối loạn bài tiết ACTH có liên quan đến biểu hiện của rối loạn
liên quan MSH?
440. Tác dụng chủ yếu của MSH là gì?

106
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ SINH DỤC NAM

1. Sự bài tiết FSH của thùy trước tuyến yên ở người nam sẽ bị ức chế bởi tác
dụng điều hòa ngược của:
A. Inhibin
B. LH
C. Testosterone
D. GnRH
E. Dihydrotestosterone (DHT)
2. Tổ chức kẻ nằm giữa các ống sinh tinh trong cấu trúc của tinh hoàn:
A. Tổng hợp và bài tiết horrmone Inhibin.
B.Chứa các tế bào Sertoli phụñc vu cho sự phát triển của các tế bào sinh tinhû.
C. Chứa các tế bào Leydigs có nhiệm vụ bài tiết testosterone.
D. Bài tiết LH và FSH.
E. Cung cấp các tinh nguyên bào (spermatogonium) cho các ống sinh tinh.
3. Chức năng chính của các ống sinh tinh là:
A. Sản xuất tinh trùng, tổng hợp và bài tiết testosterone.
B. Sản xuất tinh trùng, tổng hợp và bài tiết LH, FSH
C. Sản xuất tinh trùng, tổng hợp và bài tiết inhibin.
D. Sản xuất tinh trùng.
E. Sản xuất tinh trùng, tổng hợp và bài tiết dihydro-testosterone (DHT).
4. Trong ống sinh tinh, nằm sát với lớp màng đáy của ống là các….., càng hướng
về phía lòng ống là những tế bào sinh tinh theo tuần tự: ….., rồi….., sau đó…..và
cuối cùng là…… (T: tinh tử; Tr: tinh trùng; N: tinh nguyên bào; T1 tinh bào cấp I;
T2: tinh bào cấp II).
A. N; T1; T2; T; Tr #
B. T1; T2; T; N; Tr
C. T; N; T1; T2; Tr
D. T; T1; T2; N; Tr
E. N; T; T1; T2; Tr
5. Chức năng nào dưới đây không phải của các tế bào Sertoli:
A. Tạo nên một hàng rào ngàn cách giữa máu và tinh hoàn, các chất dinh dưỡng
muốn đến được các tế bào sinh tinh phải đi xuyên qua các tế bào Sertoli.
B. Ngàn cản sự đáp ứng miễn dịch của có thể với các kháng nguyên trên bề
mặt của các tế bào sinh tinh.
C. Nuôi dưỡng các tế bào sinh tinh, các tinh tử và tinh trùng, tiêu thụ bớt lượng
bào tương của các tinh tử trong quá trình phát triển, cung cấp dịch cho sự vận
chuyển tinh trùng

107
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Bài tiết hormone inhibin và testosterone giúp điều hòa quá trình sinh tinh
thông qua ức chế bài tiết FSH.
E. Làm trung gian cho tác động của testosterone và FSH lên quá trình sinh tinh.
6. LH bài tiết từ thùy trước tuyến yên của người nam có tác dụng:
A. Kích thích Tế bào Leydigs bài tiết testosterone.
B. Thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng từ các tinh nguyên bào tại ống sinh
tinh.
C. Kích thích tế bào Sertoli bài tiết inhibin.
D. Thúc đẩy sự phát triển của các tế bào Sertoli.
E. Chuyển testosterone thành dihydro-testosterone.
7. Sự ức chế bài tiết LH của thùy trước tuyến yên ở người nam được thực hiện
qua cơ chế điều hòa ngược do:
A. Sự gia tăng nồng độ FSH.
B. Sự gia tăng nồng độ inhibin.
C. Sự sút giảm nồng độ inhibin.
D. Sự sút giảm nồng độ testosterone.
E. Sự gia tăng nồng độ testosterone. #
8. Ở người nam để có thể duy trì hoạt động sinh tinh từ tuổi dậy thì cho đến cuối
đời, các tinh nguyên bào đã thực hiện:
A. Lần phân bào I của giảm phân ngay từ thời kì bào thai.
B. Giảm phân hình thành nên các tinh tử và tinh trùng.
C. Nguyên phân để một số tế bào đóng vai trò dự trữ cho các quá trình nguyên
phân tiếp theo còn một số bước vào giảm phân.
D. Lần phân bào I của giảm phân, sau đó một số tế bào tiếp tục lần phân bào
thứ hai của giảm phân và một số đóng vai trò dự trữ.
E. Nguyên phân liên tiếp để gia tăng số lượng cho đến tuổi dậy thì, sau đó mới
thực hiện giảm phân.
9. Các tinh bào cấp II hình thành trong quá trình sinh tinh là những tinh bào:
A. Được hình thành sau lần phân bào I của giảm phân và mang bộ NST đơn
bội.
B. Được hình thành sau lần phân bào I của giảm phân và mang bộ NST đơn bội
kép.
C. Được hình thành sau lần phân bào II của giảm phân và mang bộ NST đơn
bội kép.
D. Được hình thành sau lần phân bào II của giảm phân và mang bộ NST đơn
bội.
E. Chuẩn bị bước vào giảm phân để tạo tinh trùng.
10. Ở người quá trình sinh tinh mất khoảng thời gian từ:
A. 30 đến 45 ngày.
B. 24 đến 72 giờ.

108
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. 15 đến 30 ngày.
D. 65 đến 70 ngày.
E. 7 đến 15 ngày.
11. Tinh nguyên bào là những tế bào này bắt nguồn từ…..(S:các tế bào Sertoli; M:
các tế bào sinh dục nguyên thủy; B: các tế bào biểu mô của ống sinh tinh) xuất
phát từ…..(T: trung bì trung gian; N: nội bì niệu nang; H: nội bì túi noãn hoàng)
và đi vào tinh hoàn trong giai đọan sớm của thời kỳ bào thai.
A. S; H
B. B; T
C. B; N
D. M; H
E. M; N
12. Tinh tử không có đặc điểm nào dưới đây:
A. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
B. Được hình thành sau khi kết thúc lần phân bào II của giảm phân.
C. Sẽ chuyển dạng thành tinh trùng qua sự hỗ trợ của tế bào Sertoli.
D. Các tinh tử hình thành từ một tinh bào cấp I duy trì sự tiếp xúc với nhau qua
các cầu bào tương trong suốt quá trình phát triển.
E. Di chuyển dần về phía màng đáy của ống sinh tinh. #
13. Mô tả nào dưới dây về tế bào Sertoli là không đúng:
A. Tế bào Sertoli nằm trong ống sinh tinh và bọc quanh các tế bào sinh tinh.
B. Tế bào Sertoli tham gia bài tiết các hormone inhibin và dihydrotesto-sterone.
C. Tế bào Sertoli rất cần thiết cho quá trình chuyển dạng từ tinh tử thành tinh
trùng.
D. Tế bào Sertoli mang các receptor FSH và FSH phải thông qua tế bào này
để tác động lên quá trình sinh tinh.
E. Tế bào Sertoli sẽ tiêu thụ bớt phần bào tương của tinh tư í trong quá trình
hình thành tinh trùng của các tế bào này.
14. Số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch khỏang:
A. Dưới 20 triệu.
B. Từ 50 đến 150 triệu.
C. Từ 300 đến 500 triệu.
D. Từ 10 đến 50 triệu.
E. Từ 1 đến 10 triệu.
15. Một người nam được coi là vô sinh khi trong 1 ml tinh dịch có số lượng tinh
trùng cao nhất là:
A. Từ 100 triệu trở xuống.
B. Từ 20 triệu trở xuống.
C. Từ 10 triệu trở xuống.

109
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Từ 1 triệu trở xuống.


E. Từ 500.000 trở xuống.
16. Trong hoạt động sinh tinh, mỗi ngày có khoảng…. (100 triệu; 50 triệu; 300
triệu) tinh trùng được tạo thành, khi được phóng tinh chúng khống sống được
quá….. (24 giờ; 48 giờ) trong cơ quan sinh dục nữ.
A. 300 triệu; 48 giờ
B. 100 triệu; 48 giờ
C. 50 triệu; 24 giờ
D. 100 triệu; 24 giờ
E. 50 triệu; 48 giờ
17. Trong cơ quan sinh dục nữ các tinh trùng vận động theo đường thẳng với tốc
độ….(5 - 10mm/phút; 1 - 4mm/phút). Một…..(W: trứng; N: noãn bào cấp II; C: thể
cực) sẽ được thụ tinh bởi một tinh trùng.
A. 5 - 10 mm/phút; N
B. 1 - 4 mm / phút; W
C. 5 - 10 mm/phút; C
D. 5 - 10 mm/phút; W
E. 1 - 4 mm/phút; N
18. Hormone. (LH; FSH) kích thích các tế bào.(L: Leydig; S: Sertoli) bài tiết
hormone sinh dục nam testosterone, hormone này tan(N: trong nước; M: trong
mỡ) và khuếch tán dế dàng ra khỏi tế bào Leydig để vào máu. Ở một số tế bào
đích như tuyến tiền liệt và túi tinh, enzyme (C: adenylate cyclase; A: 5 alpha-
reductase) chuyển testosterone thành dihydrotestosterone.
A. FSH; S; N; C
B. LH; S; M; A
C. LH; L; M; A
D. FSH; L; M; A
E. FSH; L; N; C
19. Tuyến tiền liệt bài tiết một dịch sữa, có độ pH khỏang(8; 6,5) chứa…..(F:
fructose; C: citrate),…..(S: semenogelin; P: PSA), acid phosphatase và nhiều
enzyme như pepsinogen, lyzozyme, amylase và hyaluronidase. Dịch của tuyến
tiền liệt chiếm khoảng….(60%; 25%) thể tích của tinh dịch.
A. 6,5; C; P; 25%
B. 8; F; S; 60%
C. 6,5; C; S; 60%
D. 8; F; P; 25%
E. 8; C; S; 60%
20. Dịch của túi tinh có tính. (A: hói acid; K: kiềm) và nhớt, chứa (F: fructose; C:
citrate) , các (E: enzyme ly giải protein; S: semenogelin), prostaglandin và các

110
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

protein. Thành phần dịch do túi tinh bài tiết chiếm khoảng (25%; 60%) thể tích
của tinh dịch.
A. K; F; S; 60%
B. A; C; E; 25%
C. K; F; E; 60%
D. A; F; S; 60%
E. K; C; S; 25%
21. Sau tuổi dậy thì túi tinh là nói tồn trữ tinh trùng ở người nam Đúng - Sai?
22. LH làm tăng bài tiết testosterone thông qua việc kích thích các tế bào Leydig
Đúng - Sai?
23. Testerone làm giảm tốc độ chuyển hóa có bản ở tuổi dậy thì Đúng - Sai?
24. Trong trường hợp khuyết tật di truyền của enzyme 5 reductase người nam
vần cóngoại hình đặc trưng cho nam giới Đúng - Sai?
25. Các tế bào Sertoli có nhiệm vụ làm trung gian cho tác động của testosterone
và FSH lên các tế bào dòng tinh.
Đúng - Sai?
26. Trong các khoang giữa các ống sinh tinh là các tế bào Sertoli có nhiệm vụ
bài tiếttestosterone.
Đúng - Sai?
27. Trong quá trình sinh tinh các tế bào có nguồn gốc từ cùng một tế bào sẽ tách
nhânvà bào tương để phát triển một cách độc lập trong quá trình giảm phân tạo
tinh trùngcủa các tế bào đó
Đúng - Sai?
28. Thể đènh của tinh trùng là một cấu trúc tương tự ty thể, chứa các enzyme
phục vụcho quá trình hô hấp tế bào để cung cấp ATP giúp cho tinh trùng có đủ
năng lượngđể di chuyển và xâm nhập vào trứng.
Đúng - Sai?
29. LH có tác dụng kích thích trực tiếp quá trình sinh tinh. LH và testosterone
cùng tácđộng trên các tế bào Sertoli để kích thích chúng bài tiết một loại protein
gọi làprotein gắn androgen (androgen binding protein: ABP) vào lòng ống và
trong dịchkẻ bao quanh các tế bào sinh tinh.
Đúng - Sai?
30. LH kích thích các tế bào Leydig bài tiết hormone sinh dục nam testosterone.
Đúng - Sai?
31. Hãy nêu chức năng sinh lý của mỗi thành phần sau đây: (1) các tế bào Sertoli,
(2)các tế bào Leydig, (3) Túi tinh
32. Cho biết vị trí bài tiết và viết đầy đủ tên của các hormone GnRH, FSH, LH
33. Trình bày chức năng sinh lý của các hormone dưới đây ở người nam: (1)
GnRH,(2) LH, (3) FSH.

111
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

34. Trình bày chức năng sinh lý của testosterone.


35. Hãy liệt kã các cơ quan chủ yếu liên quan đến việc sản xuất, trưởng thành và
vậnchuyển của tinh trùng?
36. Điều gì xảy ra nếu một người nam bị mất đi cả hai tinh hoàn trước khi bước
vào tuổi dậy thì?
37. Tại sao các tinh nguyên bào được gọi là những tế bào gốc?
38. Mô tả thành phần của tinh dịch do túi tinh bài tiết?
39. Mô tả thành phần của tinh dịch do tuyến tiền liệt bài tiết?
40. Người nam có thể duy trì khả năng sinh sản của họ ở độ tuổi 80 - 90 hay
không?

112
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ SINH DỤC NỮ

41. Quá trình giảm phân của các noãn nguyên bào bắt đầu xảy ra ở thời kỳ:
A. Sau khi dậy thì.
B. Trước khi bước vào tuổi dậy thì.
C. Sau khi sinh.
D. Trước khi sinh.
E. Trong mỗi chu kỳ kinh đầu tiên
42. Những thay đổi trong chu kỳ kinh của buồng trứng, xảy ra do đáp ứng với các
hormone. (E: estrogen; P: progesterone; L: LH; F: FSH; O: oxytocin) của thùy (S:
sau; T: trước) tuyến yên.
A. E và P; T
B. E và P; T
C. L và F; T
D. L và F; S
E. O và T
43. Ở buồng trứng các noãn bào cấp I là những noãn bào:
A. Mang bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội và chuẩn bị bước vào giảm phân.
B. Mang bộ NST đơn bội với các NST đang ở trạng thái kép.
C. Mang bộ NST đơn bội.
D. Đã kết thúc lần phân bào I của giảm phân.
E. Có thể thực hiện nguyên phân để gia tăng số lượng tế bào.
44. Giai đọan bài tiết của nội mạc tử cung xảy ra trong. (đ: nửa dầu; S: nửa sau)
của chu kỳ kinh, chủ yếu dưới tác dụng của. (P: progesterone; E: estrogen; O
oxytocin) trên tử cung đã được chuẩn bị bởi. (P: progesterone; E:estrogen).
A. Đ; P; E
B. Đ; E; P
C. S; P; E
D. Đ; O; E
E. S; E; P
45. Quá trình rụng trứng xảy ra do:
A. Nồng độ thấp của estrogen và nồng độ cao của progeterone xảy ra vào giữa
chu kỳ kinh.
B. Do nồng độ cao của estrogen ở giai đoạn trước khi rụng trứng ức chế ngược
vùng dưới đồi bài tiết GnRH và thùy trước tuyến yên bài tiết FSH và LH, sự sụt
giảm nồng độ LH làm vỡ nang trứng chín
C. Do thân nhiệt tăng.

113
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Do nồng độ cao của estrogen ở giai đoạn trước khi rụng trứng kích thích
ngược vùng dưới đồi bài tiết GnRH và thùy trước tuyến yên bài tiết FSH và LH,
sự tăng cao đột ngột nồng độ của LH làm vỡ nang trứng chín.
E. Do nồng độ thấp của estrogen ở giai đoạn trước khi rụng trứng kích thích
ngược vùng dưới đồi bài tiết GnRH và thùy trước tuyến yên bài tiết FSH và LH,
sự tăng cao đột ngột nồng độ của LH làm vỡ nang trứng chín.
46. Trong nửa đầu của mỗi chu kỳ kinh, sự đình chỉ phát triển tiếp của các noãn
bào cấp II xảy ra do:
A. Sự sụt giảm nồng độ estrogen và inhibin kích thích thùy trước tuyến yên tăng
bài tiết FSH.
B. Sự gia tăng nồng độ estrogen và inhibin ức chế thùy trước tuyến yên bài tiết
LH.
C. Sự gia tăng nồng độ estrogen và inhibin ức chế thùy trước tuyến yên bài tiết
FSH.
D. Sự sụt giảm nồng độ estrogen và inhibin kích thích thùy trước tuyến yên tăng
bài tiết LH.
E. Thể vàng thể bài tiết estrogen và progeterone với một lượng lớn.
47. Trong mỗi chu kỳ kinh, giai đoạn có thời gian ổn định nhất là:
A. Giai đoạn hành kinh.
B. Giai đoạn trước rụng trứng.
C. Giai đoạn rụng trứng.
D. Giai đoạn sau rụng trứng.
E. A và B đúng.
48. Hoàng thể bài tiết:
A. Progesterone; estrogen; relaxin; inhibin.
B. Estrogen; ralaxin; inhibin.
C. Progesterone; relaxin; inhibin.
D. Progesterone, estrogen.
E. Progesterone; estrogen; relaxin.
49. Noãn bào cấp II sẽ hoàn tất quá trình giảm phân để tạo thành trứng mang bộ
NST đơn bội (n = 23):
A. Sau khi trứng rụng.
B. Khi nang trứng chín.
C. Sau khi được tinh trùng thụ tinh.
D. Trước khi trứng rụng.
E. Ở tuổi dậy thì.
50. Chức năng nào sau đây của tử cung là không đúng:
A. Tham gia vào hoạt động kinh nguyệt.
B. Nói làm tổ của trứng và phát triển phôi thai.
C. Tham gia vào cuộc đẻ.

114
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Bài tiết estrogen và progesterone.


E. Nói tinh trùng đi qua để thụ tinh cho trứng,
51. Lớp chức năng của nội mạc tử cung bị hoại tử và bong ra trong giai đoạn
hành kinh xuất phát từ nguyên nhân nào dươi đây là chủ yếu:
A. Lượng estrogen và progesterone giảm mạnh.
B. Co thắt các động mạch xoắn trong lớp chức năng của tử cung
C. Hoàng thể bị thoái hóa.
D. Sự gia tăng nồng độ progesterone và sụt giảm nồng độ estrogen.
E. Do thùy sau tuyến yên bài tiết oxytocin.
52. Các dấu hiệu nào dưới đây báo hiệu hiện tượng rụng trứng:
A. Gia tăng thân nhiệt.
B. Dịch cổ tử cung lỏng hơn.
C. Cổ tử cung giãn nhẹ và mềm hơn.
D. A và B đúng.
E. A, B và C đều đúng.
53. Nồng độ LH tăng cao nhất ở giai đoạn:
A. Giai đoạn rụng trứng.
B. Giai đoạn sau rụng trúng.
C. Giai đoạn ngay trước khi trứng rụng
D. Giai đoạn trước rụng trứng.
E. Giai đoạn hành kinh
54. Trong giai đoạn sinh sản của người nữ, đã có khoảng (400; 1000; 200.000)
trong số 2.000.000 noãn bào sẽ phát triển và giải phóng trứng, trong khi đó các
nang trứng còn lại sẽ. (K: không họat động, T thoái biến).
A. 400; K
B. 1000; T
C. 400; T
D. 1000; K
E. 200.000; T
55. Quá trình thụ tinh thưòng xảy ra ở khoảng (1/3 trong; 2/3 ngoài) của vòi trứng,
trong khoảng(24 giờ; 48 giờ) sau khi trứng rụng. Hợp tử sẽ trãi qua một số lần
phân bào và đến được tử cung khoảng. (15 ngày; 7 ngày) sau khi trứng rụng.
A. 1/3 trong; 48 giờ; 15 ngày
B. 2/3 ngoài; 24 giờ; 15 ngày
C. 1/3 trong; 24 giờ; 7 ngày
D. 2/3 ngoài; 24 giờ; 7 ngày
E. 1/3 trong; 48 giờ; 7 ngày
56. Mô tả nào dưới đây về dịch nhầy được bài tiết bởi các tế bào của niêm mạc
cổ tử cung là không đúng:

115
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Dịch nhấy của cổ tử cung là một hỗn hợp gồm nước, glycoprotein, các protein
huyết thanh, các lipid, các enzyme và các muối vô có.
B. Mỗi người nữ trong độ tuổi sinh sản bài tiết từ 20 đến 60ml dịch nhầy cổ tử
cung mỗi ngày.
C. Trong thời gian trứng rụng, dịch lỏng và có tính acid (pH = 6,5) tạo điều kiện
thuận lợi cho sự hoạt động của tinh trùng.
D. Dịch nhầy đóng vai trò cung cấp nhu cầu năng lượng cho tinh trùng. Phần
cổ tử cung và dịch nhầy của nó đóng vai trò như một nói chứa tinh trùng, giúp
chúng tránh khỏi môi trường không thuận lợi của âm đạo và giúp tránh được
hiện tượng thực bào.
E. Có thể đóng một vai trò nhất định trong việc làm thay đổi khả năng của tinh
trùng để chúng có thể thụ tinh cho noãn bào.
57. âm hộ là cơ quan sinh dục ngoài của người nữ gồm:
A. Mu; Môi lớn; Môi bé; âm vật;Tiền đình; Tầng sinh môn
B. Mu; Môi lớn; Môi bé; âm vật;Tiền đình
C. Môi lớn; Môi bé; âm vật;Tiền đình; Tầng sinh môn
D. Mu; âm vật;Tiền đình; Tầng sinh môn
E. Mu; Môi lớn; Môi bé; âm vật; Tầng sinh môn
58. Chu kỳ kinh được điều khiển bởi GnRH, hormone này kích thích giải phóng
các hormone FSH và LH của. (T: thùy trước; S: thùy sau) tuyến yên ((FSH; LH)
kính thích phát triển các nang trứng và khởi đầu cho việc bài tiết các estrogen
của các nang trứng. (FSH; LH) kích thích cho các nang trúng phát triển thêm,
tăng cường bài tiết estrogen, điều khiển quá trình rụng trứng, tạo thành hoàng
thể và kích thích nó bài tiết các hormone.
A. T; FSH; LH
B. S; FSH; LH
C. T; LH; FSH
D. S; LH; FSH
E. T; FSH; FSH
59. Estrogen được bài tiết từ các tế bào nang trứng không có chức năng nào dưới
đây:
A. Thúc đẩy sự phát triển và duy trì các cấu trúc của cơ quan sinh dục nữ, các
đặc điểm sinh dục phụ và vú
B. Làm giãn tử cung bằng cách ức chế sự co thắt tạo thuận lợi hơn cho việc làm
tổ của trứng.
C. Giúp kiểm sóat cân bằng dịch và điện giải.
D. Tăng cường sinh tổng hợp protein.
A. Làm giảm nồng độ cholesterone máu
60. Relaxin được bài tiết bởi

116
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Thể vàng
B. Bánh nhau
C. Thùy trước tuyến yên
D. Nang trứng chín
E. A và B đúng
61. Nếu một nang trứng không chín trong một chu kỳ buồng trứng thì nó có thể
chín trong chu kỳ sau.
Đúng - Sai?
62. Hormone LH của thùy trước tuyến yên kích thích nang trứng bào tiết estrogen
Đúng - Sai?
63. Quá trình sinh trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì và kéo dài cho tới tận khi chết
Đúng - Sai?
64. Sự tăng vọt của hormone LH là dấu hiệu chính xác báo hiệu cho hiện tượng
rụng trứng
Đúng - Sai?
65. Phụ nữ trước tuổi mên kinh có nguy có mắc bệnh mạch vành cao hơn nam
giới
Đúng - Sai?
66. Trong suốt thời kỳ sinh sản của người nữ sẽ chỉ có khoảng 400 noãn sẽ chín
và rụng
Đúng - Sai?
67. Khi rụng trứng một noãn bào cấp II cùng với thể cực thứ nhất và lớp vòng tia
được giải phóng vào khung chậu và được đơn vào vòi Fallop. Nếu không được
thụ tinh, nõan bào sẽ tiếp tục hoàn tất quá trình phân bào II của giảm phân để
tạo thành 2 tế bào mang bộ NST đơn bội có kích thước không đều.
Đúng - Sai?
68. Lớp nội mạc được chia làm hai lớp: lớp chức năng, nằm ở phía khoang tử
cung, sẻ bong ra khi hành kinh và lớp nền, nằm dưới lớp chức năng, sẽ giúp lớp
này hồi phục sau mỗi lần hành kinh.
Đúng - Sai?
69. Estrogen được bài tiết chủ yếu bởi thể vàng, chuẩn bị nội mạc tử cung cho
trứng đã thụ tinh làm tổ và chuẩn bị tuyến vú cho việc tổng hợp và bài tiết sữa.
Đúng - Sai?
70. Inhibin do các tế bào hạt của các nang trứng đang phát triển và thể vàng bài
tiết. Có tác dụng kích thích bài tiết FSH và cả LH nhưng yếu hơn.
Đúng - Sai?
71. Vị trí bài tiết chính của các hormone: (1) Estrogen; (2) Progesterone
72. Vai trò của Estrogen ở tuổi dậy thì?
73. Các yếu tố tham gia vào quá trình rụng trứng trong mỗi chu kỳ kinh

117
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

74. So sánh quá trình sinh tinh và quá trình sinh trứng?
75. Một chu kỳ kinh được tính như thế nào và được chia làm bao nhiêu giai đoạn?
76. Cơ chế rụng trứng trong mỗi chu kỳ kinh?
77. Mô tả một số biểu hiện ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mên kinh?
78. Những biến đổi về nội tiết tố sinh dục trong thời kỳ tiền mên kinh?
79. Trong giai đoạn hành kinh những biến đổi ở tử cung diễn ra như thế nào?
80. Tại sao dịch âm đạo có thể ngàn cản sự phát triển của vi khuẩn?

118
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ MANG THAI

81. Mô tả nào dưới dây là không đúng:


A. Khi phôi nang (blastocyst) làm tổ trong nội mạc tử cung, tổ chức và mạch
máu của nội mạc tử cung bị phá vỡ tại nói nó làm tổ làm hình thành những
khoang nhỏ chứa đầy máu mẹ trong nội mạc tử cung.
B. Phôi trong quá trình phát triển sẽ hình thành các nhung mao (villi) ăn vào các
khoang chứa đầy máu mẹ trong nội mạc tử cung.
C. Trong những tuần lễ đầu tiên sau khi làm tổ, các nhung mao này là những
cột tế bào có các mao mạch qua đó diễn ra sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa từ
mẹ sang thai và chất cặn bã từ thai qua mẹ.
D. Hệ thống mạch máu của dây rốn và bánh nhau được thiết lập một cách hoàn
chỉnh trong vòng 2 tuần sau khi làm tổ.
E. Bánh nhau được cung cấp máu từ hai hệ thống, một bên là các mạch máu
của thai nhi còn bên kia là từ các mạch máu của mẹ.
82. Mô tả nào dưới đây về bánh nhau là không đúng:
A. Bánh nhau được cung cấp máu từ hai hệ thống, một bên là các mạch máu
của thai nhi còn bên kia là từ các mạch máu của mẹ
B. Hai hệ thống mạch máu phía mẹ và phía thai của bánh nhau hòa lần vào
nhau. Bánh nhau không ngàn cách về mặt giải phầu hai hệ thống tuần hoàn
này.
C. Máu từ mẹ sẽ đến bánh nhau qua động mạch tử cung và trở về qua tĩnh
mạch tử cung. Máu từ thai sẽ đến bánh nhau qua động mạch rốn và đi ra qua
tĩnh mạch rốn.
D. Bên phía thai của bánh nhau trơn nhẵn, nhiều mạch máu với các lớp màng
bọc quanh các động tĩnh mạch của thai nhi.
E. Bên phía mẹ của bánh nhau phân ra thành những thùy dày, phân bố nhiều
mạch máu tạo nên một bề mặt tiếp xúc lớn cho sự trao đổi vật chất giữa hai hệ
thống cung cấp máu của mẹ và thai.
83. Máu của thai nhi mang (I: ít; N: nhiều) oxygen hơn máu mẹ do nồng độ
hemoglobin trong máu thai nhi cao (50%; 25%) lần hơn so với máu mẹ.
Hemoglobin của thai nhi có thể mang lượng oxygen.(C: cao; T: thấp) từ 20 đến
30% lần hơn so với máu mẹ.
A. N; 50%; C
B. N; 25%; C
C. I; 50%; T
D. I; 50%; C
E. I; 25%; T

119
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

84. Tại bánh nhau một số chất cần thiết cho thai nhi như glucose, Natri, Kali và
Clo được lấy từ máu mẹ qua con đường. (B: các "bơm"; K: hiện tượng khuếch
tán; H: hiện tượng thẩm thấu). Một số các chất khác như các protein, calcium và
sắt được vận chuyển (C: chủ động; T: thụ động) qua màng tế bào.
A. K; C
B. B; C
C. H; C
D. B; T
E. H; T
85. Thai đòi hỏi phải được cung cấp một lượng rất lớn các loại protein khác nhau
để tham gia vào việc hình thành các tổ chức của thai nhi. Các protein này có
nguồn gốc từ:
A. Được vận chuyển từ máu mẹ sang cho thai qua bánh nhau
B. Do bánh nhau trích chiết các acid amin và các enzyme từ máu mẹ để tổng
hợp bổ sung thêm các protein.
C. Được vận chuyển từ máu mẹ sang cho thai qua bánh nhau và do bánh nhau
trích chiết các acid amin và các enzyme từ máu mẹ để tổng hợp bổ sung thêm
các protein.
D. Do bánh nhau trích chiết các acid amin và sử dụng các enzyme của thai để
tổng hợp bổ sung thêm các protein.
E. Do các tổ chức của thai nhi tự tổng hợp
86. Mô tả nào dưới đây là không đúng về vai trò của bánh nhau trong quá trình
trao đổi vật chất giữa mẹ và thai nhi:
A. Oxygen khuếch tán từ máu mẹ vào bánh nhau và được máu của thai nhi
trong bánh nhau lấy mang tới cho thai thông qua dây rốn. Dioxide Carbon hình
thành từ trong tổ chức của thai nhi sẽ qua dây rốn để được đưa tới bánh nhau
và từ đó khuếch tán qua máu mẹ.
B. Một số chất cần thiết cho thai nhi như glucose, Natri, Kali và Clo được lấy từ
máu mẹ qua con đường khuếch tán. Một số các chất khác như các protein,
calcium và sắt được vận chuyển chủ động qua màng tế bào.
C. Protein cung cấp cho sự phát triển của thai được vận chuyển từ máu mẹ
sang cho thai qua bánh nhau hoặc do bánh nhau trích chiết các acid amin và
các enzyme từ máu mẹ để tổng hợp. Các chất bài tiết từ thau nhi gồm urea,
acid uric và các nitrogen không phải protein sẽ từ máu thai khuếch tán qua bánh
nhau vào máu mẹ và được bài xuất khỏi có thể mẹ.
D. Qua bánh nhau các loại dược phẩm khác nhau và các chất độc hại có thể
ảnh hưởng tới thai nhi.

120
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Bánh nhau cung cấp cho thai nhi các kháng thể có nguồn gốc từ mẹ. Các
kháng thể này được hình thành trong có thể mẹ do tiếp xúc với các loại kháng
nguyên khác nhau và đi qua bánh nhau bằng con đường khuếch tán.
87. Phôi và phần tổ chức bánh nhau xuất phát từ phôi được coi như là lạ về mặt
miễn dịch đối với có thể mẹ do đó về mặt lý thuyết chúng sẽ kích thích hệ miễn
dịch của có thể mẹ sản xuất kháng thể để đào thải. Tuy nhiên trong thực tế điều
này đã không xảy ra do:
A. Trong giai đoạn sớm của quá trình phát triển, phôi nang không có tính chất
kháng nguyên do đó không kích thích tạo kháng thể.
B. Trong giai đoạn sau bánh nhau bài tiết nhiều loại hormone, như hCG, có khả
năng ức chế các tế bào lympho.
C. Phôi được ngàn cách khỏi có thể mẹ bới hệ thống các màng bọc quanh nó
và hệ tuần hoàn của mẹ không bị trộn lần với hệ tuần hoàn của thai nhi.
D. A và C đúng
E. A, B và C đều đúng
88. Trong quá trình mang thai bánh nhau bài tiết hormone:
A. Human chorionic gonadotropin (hCG), estrogen, progesterone, relaxin và
human chorionic somatomammotropin (hCS).
B. Human chorionic gonadotropin (hCG) và human chorionic
somatomammotropin (hCS).
C. Human chorionic gonadotropin (hCG) và human chorionic
somatomammotropin (hCS).
D. Human chorionic gonadotropin (hCG), human chorionic
somatomammotropin (hCS) và relaxin.
E. Human chorionic gonadotropin (hCG), estrogen và human chorionic
somatomammotropin (hCS).
89. Trong không xảy ra hiện tượng rụng trứng và hành kinh do:
A. Nồng độ estrogen cao trong máu mẹ đã ức chế sự bài tiết GnRH của vùng
dưới đồi và do đó ức chế giải phóng LH và FSH của tuyến yên, nồng độ thấp
của LH và FSH sẽ ngàn cản hiện tượng nang trứng phát triển.
B. Nồng độ estrogen và progesterone cao trong máu mẹ đã ức chế sự bài tiết
GnRH của vùng dưới đồi và do đó ức chế giải phóng LH và FSH của tuyến yên,
nồng độ thấp của LH và FSH sẽ ngàn cản hiện tượng nang trứng phát triển.
C. Nồng độ progesterone cao trong máu mẹ đã ức chế sự bài tiết GnRH của
vùng dưới đồi và do đó ức chế giải phóng LH và FSH của tuyến yên, nồng độ
thấp của LH và FSH sẽ ngàn cản hiện tượng nang trứng phát triển.
D. Nồng độ estrogen và progesterone cao trong máu mẹ đã ức chế giải phóng
LH và FSH của tuyến yên, nồng độ thấp của LH và FSH sẽ ngàn cản hiện tượng
nang trứng phát triển.

121
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Nồng độ estrogen và progesterone cao trong máu mẹ đã kích thích sự bài


tiết GnRH của vùng dưới đồi và do đó ức chế giải phóng LH và FSH của tuyến
yên, nồng độ thấp của LH và FSH sẽ ngàn cản hiện tượng nang trứng phát triển
90. Trong…..(H: 2 tháng đầu; S: 6 tháng đầu) của thai kỳ, thể vàng bài tiết relaxin
dưới tác dụng kích thích của…..(LH; hCG). Trong giai đoạn sau của thai kỳ, relaxin
sẽ do….(T: nang trứng bài tiết; N: bánh nhau) bài tiết. Relaxin có tác dụng làm
giãn các dây chằng của khung chậu để chuẩn bị cho cuộc và cùng với…..(E:
estrogen; P: progesteron) ức chế sự co bóp của tử cung trong thai kỳ.
A. S; LH; T; E
B. H; hCG; N; E
C. S; hCG; T; P
D. H; hCG; N; P
E. S; LH; N; P
91. hCG là một…..(L: glycolipid; P: glycoprotein) có cấu trúc tương tự…..(LH; FSH),
một hormone của thùy trước tuyến yên. Dưới tác dụng của nó…..(N: nang trứng;
V: thể vàng) ở phụ nữ đang mang thai sẽ tăng cường bài tiết estrogen và
progesterone. Từ tháng….(2: thứ hai; 6: thứ 6) của thai kỳ bánh nhau bắt đầu có
khả năng sản xuất estrogen và progesterone.
A. L; FSH; N; 6
B. P; LH; V; 6
C. L; FSH; N; 2
D. P; FSH; V; 2
E. P; LH; V; 2
92. Đặc điểm nào dưới đây của hCG là không đúng
A. Dưới tác dụng của nó thể vàng ở phụ nữ đang mang thai sẽ vần tiếp tục hoạt
động, gia tăng kích thước và tăng cường bài tiết estrogen và progesterone
B. hCG cũng được cho là có khả năng kích thích tuyến thượng thận của thai nhi
tổng hợp các hormone steroid
C. Do được tổng hợp rất sớm nên được sử dụng như một điểm chỉ để chẩn đoán
sớm mang thai
D. Là một glycolipid có cấu trúc tương tự LH, một hormone của thùy trước tuyến
yên.
E. Ở thai nam, hCG kích thích tinh hoàn tổng hợp và bài tiết testosterone dần
đến sự hình thành các biểu hiện đặc trưng cho giới ở thai nam và ảnh hưởng
đến sự di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng đi xuống bìu.
93. Bánh nhau bắt đầu bài tiết progesterone vào tuần lễ thứ…..(8; 6) của thai kỳ,
từ tuần lễ thứ…..(A: 12 đến 14; B: 16 dến 18) lượng progesterone do bánh nhau
bài tiết đủ để thay thế cho vai trò của thể vàng trong giai đoạn còn lại của thai

122
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

kỳ. Lượng progesterone do bánh nhau bài tiết nhiều gấp……(5 lần; 10 lần) lượng
progesterone do thể vàng bài tiết trong chu kỳ buồng trứng.
A. 6; A; 10 lần
B. 8; B; 5 lần
C. 6; B; 10 lần
D. 8; A; 10 lần
E. 8; A; 5 lần
94. Mô tả nào dưới đây về progesterone là không đúng.
A. Lượng progesterone do bánh nhau bài tiết nhiều gấp 10 lần lượng
progesterone do thể vàng bài tiết trong chu kỳ buồng trứng.
B. Kích thích sự phát triển nội mạc tử cung và kích thích các tuyến trong nội
mạc tử cung bài tiết các chất dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của phôi
C. Ức chế sự co bóp của tử cung qua đó ngàn ngừa hiện tượng sẩy thai
D. Là tiền chất để bánh nhau tổng hợp prostaglandin.
E. Chuẩn bị cho việc bài xuất sữa của tuyến vú.
95. Trong tháng đầu của thai kỳ, estrogen do thể vàng bài tiết dưới tác động của
……(LH; hCG), từ tháng thứ…..(H: hai; B: ba) hCG sẽ kích thích bánh nhau trực tiếp
tổng hợp estrogen. Nồng độ estrogen trong máu mẹ tăng dần cho tới khi sinh và
nồng độ này cao gấp….(C: hàng chục; T: hàng tràm) lần so với nồng độ cao nhất
của estrogen trong chu kỳ buồng trứng.
A. hCG; H; T
B. LH; B; C
C. hCG; H; C
D. LH; H; T
E. LH; B; T
96. Mô tả nào dưới đây về hCS là không đúng:
A. Được bánh nhau bài tiết vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ
B. Sự bài tiết hCS tăng dần trong suốt thai kỳ.
C. Có tác dụng quyết định trong việc thúc đẩy phát triển bào thai và vú.
D. Làm giảm sử dụng glucose ở sản phụ để dành glucose cho sự phát triển của
bào thai
E. Làm tăng giải phóng các acid béo tự do từ các kho dự trữ mỡ trong có thể để
sản phụ sử dụng làm nguồn năng lượng nhằm tiết kiệm các nguồn dinh dưỡng
khác như glucose cho bào thai.
97. Trong thai kỳ prolactin được bài tiết bởi:
A. Buồng trứng
B. Thể vàng
C. Tuyến yên
D. Bánh nhau

123
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Vùng dưới đồi


98. Những thay đổi nào dưới đây không xảy ra trên sản phụ trong quý I của thai
kỳ:
A. Sản phụ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
B. Đi tiểu thường xuyên do tử cung đang lớn đè vào bàng quang
C. Vú lớn và mềm hơn
D. âm đạo tăng bài tiết.
E. Sản phụ bắt đầu cảm thấy được những thay đổi trong tử cung do thai nhi bắt
đầu vận động trong đó.
99. Những thay đổi nào dưới đây không xảy ra trên sản phụ trong quý II của thai
kỳ:
A. Sản phụ bắt đầu cảm thấy được những thay đổi trong tử cung do thai nhi bắt
đầu vận động trong đó.
B. Dưới tác dụng của estrogen và aldosterone, hầu hết sản phụ bắt đầu lưu giữ
nước và có hiện tượng phù ở tay và chân. Tủy xương sản phụ tăng cường sản
xuất hồng cầu, hiện tượng này cùng với sự giữ nước đã làm tăng thể tích máu.
C. Có tử cung trãi qua các cón co ngắn có tính chu kỳ gọi là cón co Braxton-
Hicks.
D. Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tăng lên trong thời kỳ này làm tăng cảm
giác ngon miệng của sản phụ.
E. Sự phát triển nhanh của bụng cũng làm xuất hiện những vệt càng màu tím
hoặc hồng trên da của thành bụng. Khi tử cung phát triển nó sẽ chèn ép lên các
cơ quan nội tạng khác như dạ dày và ruột gây ra khó tiêu, táo bón và trĩ.
100. Những thay đổi nào dưới đây không xảy ra trên sản phụ trong quý III của
thai kỳ:
A. Trọng lượng của có thể đạt tới mức lớn nhất, nhìn chung sản phụ trung bình
tăng khoảng từ 9 đến 11 kg.
B. Sư gia tăng kích thước của tử cung cũng gây ra đè ép trên bàng quang làm
cho sản phụ phải đi tiểu từ 4 đến 5 lần mỗi đãm, gây mất ngủ và mệt mỏi.
C. Vú bắt đầu bài tiết một thứ dịch lỏng màu vàng gọi là sữa non.
D. Sự gia tăng áp lực lên trên các mạch máu chi dưới gây ra vọp bẻ ở chân và
sự chèn ép có hoành có thể làm sản phụ thở hói ngắn hơn.
E. Có tử cung trãi qua các cón co ngắn có tính chu kỳ gọi là cón co Braxton-
Hicks.
101. Khi xảy ra quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng, noãn bào đã hoàn tất
quá
trình giảm phân. Đúng - Sai?
102. Quá trình thụ tinh xảy ra trong tử cung. Đúng - Sai?

124
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

103. Hormone relaxin là hormone chính có tác dụng trên cơ trơn của tử cung để
ức chế sự co bóp trong thời gian mang thai. Đúng - Sai?
104. Phát hiện sự có mặt của hormone hCG trong nước tiểu là có sở cho việc
chẩn đoán có thai. Đúng - Sai?
105. Trong khoảng 10 tuần đầu của thai kỳ, estrogen và progesterone chủ yếu
do bánh nhau bài tiết Đúng - Sai?
106. Thông qua bánh nhau các chất bài tiết từ thau nhi gồm urea, acid uric và
các
nitrogen không phải protein sẽ từ máu thai khuếch tán đơn giản qua máu mẹ và
được bài xuất khỏi có thể mẹ. Đúng - Sai?
107. Rượu, aspirin và các chất hóa học trong thuốc lá cá thể qua nhau vào thai
nhi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Đúng - Sai?
108. Qua bánh nhau các loại dược phẩm khác nhau và các chất độc hại có thể
ảnh
hưởng tới thai nhi. Điều này ít nghiêm trọng trong ba tháng đầu của thai kỳ, do
thai
đang ở trong giai đoạn biệt hóa và ít nhạy cảm. Đúng - Sai?
109. Bánh nhau không phải là nói duy nhất tổng hợp estrogen trong thai kỳ sau
khi thể vàng thoái hóa. Đúng - Sai?
110. Sự bài tiết hormone hCS (human chorionic somatomammotropin) xảy ra vào
khỏang tuần thứ 4 của thai kỳ và sự bài tiết này tăng dần trong suốt thai kỳ.
Đúng - Sai?
111. Hãy viết tên đầy đủ của hormone hCG, hormone này do cơ quan nào bài
tiết?
112. Các chức năng sinh lý chính của hCG?
113. Hãy cho biết hai chức năng quan trọng của progesterone trong việc duy trì
sự mang thai?
114. Tại sao kinh nguyệt không xảy ra khi người phụ nữ mang thai?
115. Bánh nhau bài tiết những loại hormone nào?
116. Vai trò của relaxin trong thai kỳ?
117. Tại sao có sự gia tăng bài tiết insulin ở sản phụ trong thai kỳ?
118. Sự gia tăng aldosterone trong thai kỳ có tác dụng gì đối với sản phụ và thai
nhi?
119. Những thay đổi trong quý III của thai kỳ ở sản phụ?
120. Những thay đổi trong quý I của thai kỳ ở sản phụ?

125
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ HỌC THẦN KINH

1. Về mặt giải phầu, hệ thần kinh chia làm 2 phần:


A. Hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật
B. Não bộ và tủy sống
C. Thần kinh giao cảm và phó giao cảm
D. Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên
E. Dây thần kinh sọ và dây thần kinh sống
2. Hình thức hoạt động có bản của hệ thần kinh là:
A. Cảm giác
B. Vận động
C. Thực vật
D. Hoạt động thần kinh cao cấp
E. Phản xạ
3. đơn vị cấu tạo có bản của hệ thần kinh là:
A. Xy náp
B. Nơron
C. Thân của nơron
D. Đuôi gai của nơron
E. Sợi trục của nơron
4. Thân nơron không có chức năng nào sau đây:
A. Dinh dưỡng cho nơron
B. Tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến nơron
C. Phát sinh xung động thần kinh
D. Dẫn truyền xung động thần kinh đi ra khỏi nơron
E. Cả 4 câu trên đều sai
5. Bộ phận của nơron tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến là:
A. Sợi trục
B. Đuôi gai
C. Thân
D. Chủ yếu ở thân, 1 phần ở đuôi gai
E. Chủ yếu ở đuôi gai, 1 phần ở thân
6. Nói về sợi trục của nơron, câu nào sau đây sai:
A. Mỗi nơron chỉ có một sợi trục
B. Phần cuối sợi trục tiết ra chất trung gian hóa học
C. Phần cuối sợi trục chứa receptor tiếp nhận chất trung gian hóa học
D. Phần cuối sợi trục có xy náp
E. Sợi trục là bộ phận duy nhất dẫn truyền xung động thần kinh đi ra khỏi nơron
7. Nói về đuôi gai của nơron, câu nào sau đây đúng:

126
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Mỗi nơron thường chỉ có một đuôi gai


B. Phần cuối đuôi gai có cúc tận cùng
C. Đuôi gai có thể tiết ra chất trung gian hoá học
D. Đuôi gai có thể tạo ra một phần của xy náp
E. Đuôi gai là bộ phận duy nhất tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến nơron
8. Xy náp là chỗ nối giữa:
A. Hai nơron ở trung ương
B. Hai nơron ở ngoại biên
C. Nơron với tế bào cơ quan
D. Nơron vận động với nơron cảm giác
E. Nơron với nơron hoặc nơron với tế bào cơ quan
9. Cấu tạo của xy náp hóa học:
A. Phần trước xy náp thuộc sợi trục của nơron
B. Phần sau xy náp có thể là đuôi gai của nơron
C. Khe xy náp là nói tổng hợp chất trung gian hoá học
D. Túi xy náp và receptor nằm cạnh nhau ở trên màng tế bào
E. Câu A và B đúng
10. Một xy náp hóa học gồm có 3 phần:
A. Tế bào trước xy náp, khe xy náp, nơron sau xy náp
B. Tế bào trước xy náp, khe xy náp, tế bào sau xy náp
C. Cúc tận cùng của nơron trước xy náp, khe xy náp, nơron sau xy náp
D. Cúc tận cùng của nơron trước xy náp, khe xy náp, màng tế bào sau xy náp
E. Túi xy náp, khe xy náp, receptor
11. So với xy náp điện học, xy náp hóa học quan trọng hơn, vì:
A. Chiếm đa số trong hệ thần kinh
B. Dẫn truyền xung động thần kinh rất nhanh
C. chỉ cho xung động thần kinh truyền theo 1 chiều
D. Cả 3 câu trên đều đúng
E. chỉ có câu A và C đúng
12. Nói về receptor, câu nào sau đây không đúng:
A. Nằm trên màng tế bào sau xy náp
B. Có điểm gắn với một số chất trung gian hóa học đặc hiệu
C. Là một loại protein xuyên màng
D. Nối với kênh ion hoặc liên kết với enzym
E. Khi kết hợp với chất lạ sẽ không kết hợp với chất trung gian hóa học đặc hiệu
nữa
13. Nói về chất trung gian hóa học, câu nào sau đây sai:
A. Có khoảng 40 chất trung gian hóa học trong hệ thần kinh
B. Chứa ở trong cúc tận cùng
C. Khi đã giải phóng ra sẽ kết hợp vénh viễn với receptor đặc hiệu

127
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Đóng vai trò quan trọng trong sự dẫn truyền xung động thần kinh qua xy náp
E. Khi bị ứ đọng trong có thể sẽ gây ra nguy hiểm
14. Khi chất trung gian hóa học gắn vào receptor sẽ gây ra hiện tượng:
A. Làm mở kênh ion hoặc hoạt hóa hay ức chế enzym gắn vào receptor
B. Làm màng sau xy náp chuyển sang điện thế động
C. Kích thích tế bào sau xy náp
D. Ức chế tế bào sau xy náp
E. Làm mất tác dụng của receptor
15. Các chất trung gian hóa học thường gặp nhất là:
A. Acetylcholin và histamin
B. Epinephrin và serotonin
C. Acetylcholin và glutamat
D. Epinephrin và norepinephrin
E. Acetylcholin và norepinephrin
16. Điện thế màng tế bào thần kinh khi nghỉ chủ yếu do:
A. Na + ở bên trong màng cao hơn bên ngoài
B. K + ở bên ngoài màng cao hơn bên trong
C. Cl - ở bên trong màng cao hơn bên ngoài
D. Cả 3 câu trên đều đúng
E. Cả 3 câu trên đều sai
17. Sự dẫn truyền qua xy náp thần kinh vận động - có vân:
A. Là sự dẫn truyền theo cơ chế hoá học
B. Tăng lên khi bị nhiễm độc phospho hữu có
C. Giảm đi trong bệnh nhược có
D. Cả 3 câu trên đều đúng
E. Cả 3 câu trên đều sai
18. Sự dẫn truyền qua xy náp thần kinh phó giao cảm - cơ trơn phế quản:
A. Là sự dẫn truyền theo cơ chế điện học
B. Tăng lên khi bị nhiễm độc phospho hữu có
C. Tăng lên khi dùng thuốc kích thích 2
D. Cả 3 câu trên đều đúng
E. Cả 3 câu trên đều sai
19. Sự dẫn truyền qua xy náp thần kinh phó giao cảm - cơ trơn ống tiêu hoá:
A. Là sự dẫn truyền theo cơ chế vừa điện học vừa hoá học
B. Giảm đi khi bị nhiễm độc phospho hữu có
C. Tăng lên khi dùng thuốc kích thích 2
D. Cả 3 câu trên đều đúng
E. Cả 3 câu trên đều sai
20. Chất trung gian hoá học ở xy náp thần kinh phó giao cảm - cơ trơn phế quản
là:

128
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Acetylcholin
B. Dopamin
C. Norepinephrin
D. Glutamat
E. Serotonin
21. Chất trung gian hoá học ở xy náp thần kinh giao cảm - cơ trơn phế quản là:
A. Acetylcholin
B. Dopamin
C. Norepinephrin
D. Glutamat
E. Epinephrin
22. Chất trung gian hoá học ở xy náp thần kinh phó giao cảm - cơ trơn ruột là:
A. Acetylcholin
B. Dopamin
C. Norepinephrin
D. Glutamat
E. Epinephrin
23. Chất trung gian hoá học ở xy náp thần kinh vận động - cơ vân là:
A. Acetylcholin
B. Dopamin
C. Norepinephrin
D. Glutamat
E. Curase
24. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo thứ tự đúng:
1. Túi xy náp vỡ
2. Ca 2+ đi vào cúc tận cùng
3. Chất trung gian hóa học kết hợp với receptor
4. Xung động thần kinh đi đến cúc tận cùng
5. Enzym thay đổi hoạt động hoặc kênh ion mở ra
6. Chất trung gian hóa học giải phóng vào khe xy náp
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6
B. 4, 3, 5, 1, 2, 6
C. 3, 5, 1, 4, 6, 2
D. 4, 2,1, 6, 3, 5
E. 4, 1, 2, 3, 5, 6
25. Ở xy náp thần kinh phó giao cảm - cơ trơn phế quản, chất trung gian hóa học
có tác dụng:
A. Gây giãn phế quản
B. Gây co phế quản
C. Kích thích 2 adrenergic receptor

129
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Kích thích muscarinic receptor


E. Câu A và D đều đúng
26. Ở xy náp thần kinh giao cảm - cơ trơn phế quản, chất trung gian hóa học có
tác dụng:
A. Hoạt hóa adenylat cyclase
B. Gây giãn phế quản
C. Kích thích 2 adrenergic receptor gây co phế quản
D. Kích thích muscarinic receptor gây giãn phế quản
E. Câu A và B đều đúng
27. Một xung động thần kinh muốn truyền qua được xy náp cần phải có điều kiện
nào sau đây:
A. Hướng dẫn truyền phải đi về phía các đuôi gai
B. Phải làm tăng tổng hợp chất trung gian hóa học
C. Phải làm tăng lượng Ca 2+ đi vào cúc tận cùng
D. Phải làm giải phóng 1 lượng nhất định chất trung gian hóa học vào khe xy
náp
E. Phải kích thích tế bào sau xy náp
28. Trong 1 nơron, xung động thần kinh được dẫn truyền:
A. 1 chiều ở sợi trục, 1 chiều ở xy náp
B. 2 chiều ở sợi trục, 2 chiều ở xy náp
C. 1 chiều ở sợi trục, 2 chiều ở xy náp
D. 2 chiều ở sợi trục, 1 chiều ở xy náp
E. Cả 4 câu trên đều đúng tùy theo từng trường hợp
29. Chất nào sau đây làm tăng dẫn truyền qua xy náp:
A. Ephedrin
B. Reserpin
C. Aldomet
D. Mg 2+
E. Cả 4 câu trên đều đúng
30. Chất nào sau đây làm giảm dẫn truyền qua xy náp:
A. Atropin
B. Neostigmin
C. Phospho hữu có
D. Ca 2+
E. Cả 4 câu trên đều sai
31. Enzym cholinesterase có tác dụng:
A. Tăng tổng hợp acetylcholin
B. Tăng kết hợp cholin với acetat để tạo acetylcholin
C. Kích thích sự kết hợp của receptor với acetylcholin
D. Tăng giải phóng acetylcholin vào khe xy náp

130
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Phân giải acetylcholin thành cholin và acetat


32. Physostigmin có tác dụng:
A. Tăng giải phóng acetylcholin vào khe xy náp
B. Chiếm receptor của acetylcholin
C. Điều trị bệnh liệt ruột có năng do ức chế tạm thời cholinesterase
D. Ức chế vénh viễn acetylcholin gây nguy hiểm cho có thể
E. Tăng phân hủy acetylcholin thành cholin và acetat
33. Triệu chứng nào sau đây không có ở bệnh nhân nhiễm độc phospho hữu có:
A. Iả chảy
B. Nôn mửa
C. Đau bụng
D. Môi lưỡi khô
E. Rung có vân
34. Khi điều trị atropin cho bệnh nhân nhiễm độc phospho hữu có, triệu chứng
nào sau đây không thuyên giảm:
A. Nôn
B. Đau bụng
C. Co đồng tử
D. Rung có vân
E. Tăng tiết đờm giải
35. Cơ chế bệnh lý của nhiễm độc phospho hữu có là:
A. Tăng tổng hợp acetylcholin gây nhiễm độc acetylcholin
B. Giảm tổng hợp cholinesterase gây ứ đọng acetylcholin
C. Không tổng hợp được acetylcholin làm mất dẫn truyền qua xy náp
D. Cholinesterase bị ức chế gây ứ đọng nặng nề acetylcholin
E. ái tính của receptor với acetylcholin tăng lên làm tăng dẫn truyền qua xy náp
36. Curase chiếm receptor của acetylcholin tại xy náp nào sau đây:
A. Thần kinh giao cảm - cơ trơn phế quản
B. Thần kinh phó giao cảm - tim
C. Thần kinh vận động - có vân
D. Thần kinh X - cơ trơn phế quản
E. Thần kinh vận động - có chi dưới
37. Propranolon chiếm receptor của norepinephrin tại xy náp nào sau đây:
A. Thần kinh giao cảm - cơ trơn phế quản
B. Thần kinh phó giao cảm - tim
C. Thần kinh vận động - có vân
D. Thần kinh X - cơ trơn phế quản
E. Thần kinh vận động - có chi dưới
38. Atropin chiếm receptor của acetylcholin tại xy náp nào sau đây:
A. Thần kinh giao cảm - cơ trơn phế quản

131
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Thần kinh giao cảm - tim


C. Thần kinh vận động - có vân
D. Thần kinh X - cơ trơn phế quản
E. Thần kinh vận động - có chi dưới
39. Sự khác nhau trong cơ chế tác dụng của tenormin và propranolon là:
A. Tenormin ức chế 1 , propranolon ức chế 2
B. Tenormin ức chế 2 , propranolon ức chế 1
C. Tenormin ức chế cả 1 và 2 , propranolon chỉ ức chế 1
D. Tenormin chỉ ức chế 2 , propranolon ức chế cả 1 và 2
E. Tenormin chỉ ức chế 1 , propranolon ức chế cả 1 và 2
40. Khi điều trị atropin đến mức độ no atropin cho bệnh nhân bị nhiễm độc
phospho
hữu có, dấu hiệu nào sau đây sẽ xuất hiện:
A. Đồng tử co nhỏ bằng đầu đinh ghim
B. Yếu có vân
C. Môi lưỡi khô
D. Nhịp tim giảm xuống
E. Câu A và C đúng
41. Tác dụng của atropin ở xy náp lằ:
A. Ức chế tổng hợp acetylcholin trong cúc tận cùng
B. Tăng phân giải acetylcholin trong khe xy náp
C. Ức chế giải phóng acetylcholin vào khe xy náp
D. Chiếm receptor của acetylcholin
E. Cả 4 câu trên đều đúng
42. Atropin không có tác dụng điều trị bệnh nào sau đây:
A. Hen phế quản
B. Loét dạ dày
C. Nhiễm độc phospho hữu có
D. Cón đau co thắt đường tiêu hóa
E. Nhịp nhanh xoang
43. Chức năng các rễ thần kinh của tủy sống là:
A. Rễ trước dẫn truyền cảm giác, rễ sau dẫn truyền vận động
B. Rễ trước dẫn truyền cả cảm giác lần vận động, rễ sau chỉ dẫn truyền vận
động
C. Rễ trước dẫn truyền vận động, rễ sau dẫn truyền cảm giác
D. Rễ phải dẫn truyền cảm giác, rễ trái dẫn truyền vận động
E. Mỗi rễ vừa dẫn truyền cảm giác vừa dẫn truyền vận động
44. Nói về đặc điểm cấu tạo tủy sống, câu nào sau đây sai:
A. Tủy sống được chia thành 31 đốt tủy
B. Phần thấp nhất của tủy sống nằm ngang gian đốt sống thắt lưng 1-2

132
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Tủy sống là phần trung ương của hệ thần kinh nằm trong ống sống
D. Mỗi đốt tủy có 2 dây thần kinh đi ra ở mỗi bên
E. Chất trắng nằm ngoài, chất xám nằm trong
45. Đặc điểm nào sau đây không phải của đường tháp:
A. Bắt chéo
B. Xuất phát từ vỏ não
C. Chi phối động tác tay đánh đàng xa khi đi
D. Tận cùng ở các có vân
E. Chi phối vận động chủ động ở cổ, thân và tứ chi
46. Đặc điểm nào sau đây không phải của đường cảm giác sâu có ý thức:
A. Dẫn truyền cảm giác bản thể
B. Tận cùng ở tiểu não
C. Xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gân, có và khớp
D. Đi vào tủy sống qua rễ sau
E. Dẫn truyền xung động thần kinh từ ngoại vi đi lên trung ương
47. Câu nào sau đây đúng với đường cảm giác sâu không có ý thức:
A. Dẫn truyền đến vỏ não cảm giác thàng bằng để phối hợp động tác
B. Dẫn truyền đến tiểu não cảm giác trương lực có để phối hợp động tác
C. Dẫn truyền cảm giác bản thể
D. Tận cùng ở thùy đènh vỏ não
E. Dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế
48. Câu nào sau đây đúng với chức năng của 2 bó Goll và Burdach:
A. Dẫn truyền cảm giác sâu không có ý thức
B. Dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức
C. Dẫn truyền cảm giác xúc giác thô só
D. Dẫn truyền cảm giác đau
E. Dẫn truyền cảm giác nóng lạnh
49. Câu nào sau đây đúng với chức năng của 2 bó Gowers và Flechsig:
A. Dẫn truyền cảm giác sâu không có ý thức
B. Dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức
C. Dẫn truyền cảm giác xúc giác thô só
D. Dẫn truyền cảm giác đau
E. Dẫn truyền cảm giác nóng lạnh
50. Câu nào sau đây đúng với chức năng của bó Dejerin trước:
A. Dẫn truyền cảm giác sâu không có ý thức
B. Dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức
C. Dẫn truyền cảm giác xúc giác thô só
D. Dẫn truyền cảm giác đau
E. Dẫn truyền cảm giác nóng lạnh
51. Câu nào sau đây đúng với chức năng của bó Dejerin sau:

133
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Dẫn truyền cảm giác sâu không có ý thức


B. Dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức
C. Dẫn truyền cảm giác xúc giác thô só
D. Dẫn truyền cảm giác đau, nóng lạnh
E. Dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế
52. Cảm giác xúc giác tinh tế được dẫn truyền bởi bó thần kinh nào sau đây:
A. Bó Goll và Burdach
B. Bó Gowers
C. Bó Flechsig
D. Bó Dejerin trước
E. Bó Dejerin sau
53. Phản xạ là những đáp ứng của có thể đối với:
A. Các kích thích của môi trường ngoài thông qua hệ thần kinh
B. Các kích thích thông qua não
C. Các kích thích của môi trường ngoài thông qua tủy sống
D. Các kích thích thông qua hệ thần kinh trung ương
E. Các kích thích thông qua hệ thần kinh
54. Nói về phản xạ tuỷ, câu nào sau đây đúng:
A. Cung phản xạ thường có 5 bộ phận
B. Đường truyền về là dây xúc giác
C. Đường truyền ra có thể là dây bài tiết
D. Khi một bộ phận bị tổn thương, phản xạ thường tăng lên
E. Không bị ảnh hưởng bởi vỏ não
55. Tất cả phản xạ sau đây đều có trung tâm ở tuỷ sống, ngoại trừ:
A. Phản xạ bài tiết mồ hôi
B. Phản xạ đại tiện
C. Phản xạ nôn
D. Phản xạ tiểu tiện
E. Các phản xạ sinh dục
56. Nói về phản xạ gân, câu nào sau đây sai:
A. Là một phản xạ tủy rất quan trọng
B. Bộ phận nhận cảm là gân có
C. Có trung tâm nhất định ở tủy sống
D. Có thể bị ảnh hưởng bởi vỏ não
E. Khi tổn thương trung ương, phản xạ gân luôn luôn tăng
57. Đoạn tủy chi phối phản xạ xương quay là:
A. C 4 - C 5
B. C 5 - C 6
C. C 4 - C 5 - C 6
D. C 5 - C 6 - C 7

134
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. C 6 - C 7 - C 8
58. Đoạn tủy chi phối phản xạ nhị đầu cánh tay là:
A. C 4 - C 5
B. C 5 - C 6
C. C 4 - C 5 - C 6
D. C 5 - C 6 - C 7
E. C 6 - C 7 - C 8
59. Đoạn tủy chi phối phản xạ tam đầu cánh tay là:
A. C 4 - C 5
B. C 5 - C 6
C. C 4 - C 5 - C 6
D. C 5 - C 6 - C 7
E. C 6 - C 7 - C 8
60. Đoạn tủy chi phối phản xạ bánh chè là:
A. L 4 - L 5
B. L 3 - L 4
C. L 2 - L 3 - L 4
D. L 3 - L 4 - L 5
E. L 1 - L 2 - L 3
61. Đoạn tủy chi phối phản xạ gân gót là:
A. L 4 - L 5
B. L 1 - S 2
C. L 1 - S 1 - S 2
D. S 1 - S 2 - S 3
E. S 1 - S 2
62. Đoạn tủy chi phối phản xạ da bụng trên là:
A. T 5 - T 6 - T 7
B. T 6 - T 7 - T 8
C. T 7 - T 8 - T 9
D. T 9 - T 10 - T 11
E. T 10 - T 11 - T 12
63. Đoạn tủy chi phối phản xạ da bụng giữa là:
A. T 5 - T 6 - T 7
B. T 6 - T 7 - T 8
C. T 7 - T 8 - T 9
D. T 9 - T 10 - T 11
E. T 10 - T 11 - T 12
64. Đoạn tủy chi phối phản xạ da bụng dưới là:
A. T5 - T6 - T7
B. T6 - T7 - T8

135
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. T7 - T8 - T9
D. T9 - T10 - T11
E. T10 - T11 - T12
65. Đoạn tủy chi phối phản xạ da bìu là:
A. L 1 - L 2 - L 3
B. L 2 - L 3
C. L 1 - L 3
D. L 3 - L 4
E. L 1 - L 2
66. Khi phản xạ gân tăng, thì:
A. Tổn thương trung ương
B. Tổn thương ngoại biên
C. Giai đoạn đầu của tổn thương trung ương
D. Giai đoạn sau của tổn thương ngoại biên
E. Không có dấu hiệu Babinski
67. Khi phản xạ gân giảm, thì:
A. Tổn thương trung ương
B. Tổn thương ngoại biên
C. Giai đoạn đầu của tổn thương trung ương
D. Không có dấu hiệu Babinski
E. Câu B và C đúng
68. Ở trẻ trên 2 tuổi và người lớn, khi có dấu hiệu Babinski, thì:
A. Tổn thương trung ương
B. Tổn thương ngoại biên
C. Giai đoạn đầu của tổn thương trung ương
D. Phản xạ gân tăng
E. Phản xạ gân giảm
69. Nghiệm pháp Jendrasik được sử dụng khi thàm khám:
A. Phản xạ gân chi trên
B. Phản xạ da bụng
C. Phản xạ da bìu
D. Phản xạ gân chi dưới
E. Phản xạ tam đầu cánh tay
70. Nói về phản xạ Babinski, câu nào sau đây không đúng:
A. Là một phản xạ da
B. Có dấu hiệu Babinski khi ngón cái vểnh lên và các ngón khác xòe ra như
nan quạt
C. Có dấu hiệu Babinski là có tổn thương bó tháp
D. Khi có dấu hiệu Babinski thì phản xạ gân luôn luôn tăng
E. Bình thường, trẻ duới 2 tuổi có thể có dấu hiệu Babinski

136
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

71. Nói về phản xạ da, câu nào sau đây đúng:


A. Phản xạ da có biểu hiện là khi gãi vào da thì da co lại
B. Khi tổn thương trung ương, phản xạ da luôn luôn tăng
C. Khi phản xạ da giảm hoặc mất, chắc chắn là tổn thương ngoại biên
D. Có giá trị ở lâm sàng hơn phản xạ gân
E. Cả 4 câu trên đều sai
72. Nói về hành não, câu nào sau đây sai:
A. Nằm ở vị trí thấp nhất của hệ thần kinh trung ương
B. Là nói xuất phát của dây thần kinh sọ số X
C. Là trung tâm của nhiều phản xạ sinh mạng
D. Chứa trung tâm hô hấp
E. Có 3 chức năng: dẫn truyền, phản xạ và điều hòa trương lực có
73. Phản xạ nào sau đây được dùng để chẩn đoán loại nhịp nhanh kịch phát:
A. Phản xạ giảm áp
B. Phản xạ điều hòa tại tim
C. Phản xạ nuốt
D. Phản xạ Goltz
E. Phản xạ mắt - tim
74. Tất cả phản xạ sau đây đều có trung tâm ở hành não, ngoại trừ:
A. Phản xạ sặc
B. Phản xạ đại tiện
C. Phản xạ nôn
D. Phản xạ bài tiết dịch tiêu hoá
E. Phản xạ nhai
75. Nói về phản xạ giảm áp, câu nào sau đây đúng:
A. Đường truyền về là dây Cyon và Hering
B. Bộ phận nhận cảm nằm ở trong van động mạch chủ
C. Đường truyền ra là dây Ludwig
D. Là một phản xạ không cần thiết
E. Trung tâm cao cấp nằm ở vỏ não
76. Nói về phản xạ mắt - tim, câu nào sau đây đúng:
A. Đường truyền về là dây thị giác
B. Bộ phận nhận cảm nằm ở mi mắt
C. Đường truyền ra là dây X
D. Là một phản xạ có điều kiện
E. Trung tâm cao cấp nằm ở vùng thị giác thuộc thùy chẩm
77. Nói về phản xạ Goltz, câu nào sau đây đúng:
A. Đường truyền về là nhânh cảm giác của dây X
B. Bộ phận nhận cảm nằm ở thành bụng
C. Đường truyền ra là dây X

137
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Là một phản xạ có lợi


E. Câu A và C đều đúng
78. Hành não có vai trò sinh mạng là vì:
A. Có chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động
B. Có nhân của nhiều dây thần kinh sọ
C. Có những trung tâm điều hòa hô hấp và tim mạch
D. Có trung tâm điều hòa vận động và bài tiết của ống tiêu hóa
E. Nói bó tháp bắt chéo và có nhân tiền đình
79. Hành não có chức năng điều hòa trương lực có vì:
A. Chứa nhân đỏ làm tăng trương lực có
B. Chứa nhân tiền đình làm giảm trương lực có
C. Chứa nhân đỏ làm giảm trương lực có
D. Chứa nhân tiền đình làm tăng trương lực có
E. Chứa nhân đỏ và nhân tiền để điều hòa trương lực có
80. Tình trạng duỗi cứng mất não xảy ra khi:
A. Cắt ngang não con vật phía trên nhân đỏ
B. Cắt ngang não con vật ngay phía dưới nhân đỏ
C. Cắt ngang não con vật dưới nhân tiền đình
D. Phá hủy hành não
E. Tổn thương vỏ não
81. Bệnh nhân bị tổn thương vỏ não bên trái sẽ có biểu hiện nào sau đây:
A. Tay và chân bên trái co
B. Tay và chân bên phải co
C. Tay phải co, chân phải duỗi
D. Tay trái co, chân trái duỗi
E. Hai tay co, hai chân duỗi
82. Một bệnh nhân có các triệu chứng ở chân phải như sau: liệt chân, phản xạ
bánh chè và gân gót giảm, không có dấu hiệu Babinski, không mất cảm giác.
Khả năng bệnh nhân bị tổn thương ở đâu:
A. Tổn thương ở não bên trái
B. Tổn thương bó tháp
C. Tổn thương rễ trước tủy sống
D. Tổn thương rễ sau tủy sống
E. Cả 4 câu trên đều đúng tùy theo từng trường hợp
83. Khi bị mất não, bệnh nhân có biểu hiện:
A. Co chi trên, co chi dưới
B. Duỗi chi trên, co chi dưới
C. Co chi trên, duỗi chi dưới
D. Chi trên chi dưới đều duỗi
E. Co nửa người, duỗi nửa người

138
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

84. Phối hợp vận động chủ động được thực hiện bởi cấu trúc thần kinh nào sau
đây:
A. Các nhân xám dưới vỏ
B. Tiểu não cổ
C. Vỏ não và tiểu não mới
D. Nhân tiền đình
E. Nhân đỏ
85. Nói về chức năng của các phần tiểu não, câu nào sau đây đúng:
A. Nguyên tiểu não tức thùy nhộng điều hòa trương lực có
B. Tiểu não cổ điều hòa các động tác chủ động
C. Tiểu não mới điều hòa các động tác tự động
D. Vỏ não phối hợp với nguyên tiểu não để điều hòa động tác chủ động
E. Cả 4 câu trên đều sai
86. Đường dẫn truyền thần kinh nào sau đây không liên hệ với tiểu não:
A. Đường tháp
B. Đường cảm giác đau, nóng lạnh
C. Đường cảm giác thàng bằng xuất phát từ mã cung
D. Đường cảm giác sâu có ý thức
E. Đường cảm giác sâu không có ý thức
87. Tiểu não giúp cho chúng ta thực hiện được các chức năng sau, ngoại trừ:
A. Dễ dàng đi lại bằng 2 chân
B. Nằm yên trên giường
C. Tránh vấp ngã khi đi lại
D. Điều khiển xe 2 bánh
E. Viết được chữ
88. Hội chứng tiểu não không có triệu chứng nào sau đây:
A. Tăng trương lực có
B. Run
C. Sai tầm, sai hướng
D. Mất thàng bằng
E. Giật nhín cầu
89. Nói về vùng dưới đồi, câu nào sau đây sai:
A. Là một phần của gian não
B. Tập hợp khoảng 40 nhân xám
C. Có 2 loại nơron: nơron bài tiết hormon và nơron bài tiết chất trung gian hóa
học
D. Vừa có chức năng thần kinh vừa có chức năng nội tiết
E. Ít có liên hệ với tuyến yên
90. Vùng dưới đồi không có chức năng nào sau đây:
A. Điều hòa tuần hoàn

139
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Điều hòa thân nhiệt


C. Điều hòa cảm giác thèm ăn
D. Điều hòa phản xạ thàng bằng
E. Điều hòa cảm giác khát
91. Nói về hệ thần kinh tự động, câu nào sau đây sai:
A. Chi phối hoạt động của các tạng, mạch máu, dinh dưỡng cho tế bào.
B. Còn được gọi là hệ thần kinh thực vật
C. Chia làm 2 hệ: giao cảm và phó giao cảm
D. Hoạt động hoàn toàn tự động
E. Trung tâm cao nằm ở vùng dưới đồi
92. Dịch não tủy có các tính chất và thành phần bình thường như sau:
A. Protein 15 - 45 g/L
B. Glucose 5 - 7 g/L
C. NaCl 9%
D. áp lực 12 mm Hg
E. Cả 4 câu trên đều sai
93. Nói về sự lưu thông của dịch não tủy, câu nào sau đây đúng:
A. Từ não thất III, dịch não tủy đổ vào não thất bên qua lỗ Monro
B. Từ não thất bên, dịch não tủy đổ vào não thất III qua cống Sylvius
C. Từ não thất IV, dịch não tủy đổ vào não thất bên qua lỗ Magendie
D. Từ não thất III, dịch não tủy đổ vào não thất IV qua cống Sylvius
E. Từ não thất III, dịch não tủy đổ vào não thất IV qua lỗ Luschka
94. Dịch não tủy:
A. Số lượng ở người trưởng thành khoảng 40 ml
B. Trong 24 giờ được đổi mới 5 - 10 lần
C. Có hàm lượng đường bằng 2/3 đường máu
D. Có dưới 50 bạch cầu lympho/1 mm3
E. Cả 4 câu trên đều đúng
95. Một bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dịch não tủy như sau: màu sắc hói mờ,
bạch cầu 300/mm3 , lympho chiếm 70%, protein tăng vừa, glucose và NaCl giảm.
Hướng chẩn đoán ưu tiên là:
A. Viêm màng não do phế cầu
B. Viêm màng não do lao
C. Viêm màng não do virus
D. Viêm màng não do virus kết hợp hạ đường huyết
E. Giai đoạn đầu của viêm màng não mủ
96. Các vùng chức năng trên vỏ não theo bản đồ Brodmann được định vị như
sau:
A. Vùng vị giác là vùng 34 thuộc thùy đènh

140
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Vùng thính giác là vùng 17 thuộc thùy thái dương


C. Vùng cảm giác là các vùng 1, 2 và 3 thuộc hồi trán lên
D. Vùng khứu giác là vùng 34 thuộc hệ viền
E. Cả 4 câu trên đều đúng
97. Các vùng thị giác trên vỏ não theo bản đồ Brodmann được định vị như sau:
A. Là các vùng 17, 18 và 19 thuộc thùy thái dương
B. Vùng 17 là vùng thị giác nhận thức
C. Vùng 18, 19 là vùng thị giác thông thường
D. Khi vùng 18 và 19 bị tổn thương thì không nhìn thấy được mọi vật
E. Cả 4 câu trên đều sai
98. Các vùng thính giác trên vỏ não theo bản đồ Brodmann được định vị như
sau:
A. Là các vùng 22, 41 và 42 thuộc thùy thái dương
B. Vùng 41 và 42 là vùng thính giác nhận thức
C. Vùng 22 là vùng thính giác thông thường
D. Khi vùng 22 bị tổn thương thì không nghe thấy âm thanh
E. Cả 4 câu trên đều đúng
99. Vùng vận động của vỏ não:
A. Nằm ở hồi trán lên
B. Có diện tích lớn nhất
C. Vùng vận động của bàn tay có diện tích rộng hơn các bộ phận khác
D. Hoạt động theo qui luật bắt chéo
E. Cả 4 câu trên đều đúng
100. Các vùng lời nói của vỏ não:
A. Phân bố đều ở hai bên vỏ não
B. Khi vùng Broca tổn thương, bệnh nhân sẽ bị câm và điếc
C. Vùng Wernicke chính là các vùng 44 và 45 của thùy trán
D. Khi vùng Broca bị tổn thương, bệnh nhân vần có thể học được chữ
E. Khi vùng Wernicke bị tổn thương, bệnh nhân vần có thể học được chữ
101. Hệ giao cảm và phó giao cảm giống nhau ở đặc điểm nào sau đây:
A. Trung tâm thấp
B. Chất trung gian hóa học của sợi trước hạch
C. Chất trung gian hóa học của sợi sau hạch
D. Receptor tiếp nhận ở cơ quan
E. Kích thước của sợi trước hạch và sợi sau hạch
102. Nói về trung tâm cao của hệ thần kinh tự động, câu nào sau đây đúng:
A. Trung tâm của giao cảm nằm phía trước vùng dưới đồi
B. Trung tâm của phó giao cảm nằm phía sau vùng dưới đồi
C. Trung tâm của cả 2 hệ đều nằm phía trước vùng dưới đồi
D. Trung tâm của cả 2 hệ đều nằm phía sau vùng dưới đồi

141
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Cả 4 câu trên đầu sai


103. Nói về trung tâm thấp của hệ giao cảm, câu nào sau đây đúng:
A. Nằm ở sừng bên đốt tủy T 3 đến L 1
B. Phía trên nằm ở hành não, phía dưới nằm ở sừng bên đốt tủy L 2 đến L 4
C. Nằm ở sừng bên đốt tủy T 1 đến S 1
D. Nằm ở sừng bên đốt tủy T 1 đến L 3
E. Phía trên nằm ở hành não, phía dưới nằm ở sừng bên đốt tủy S 2 đến S 4
104. Nói về trung tâm thấp của hệ phó giao cảm, câu nào sau đây đúng:
A. Nằm ở sừng bên đốt tủy T 3 đến L 1
B. Phía trên nằm ở hành não, phía dưới nằm ở sừng bên đốt tủy L 2 đến L 4
C. Nằm ở sừng bên đốt tủy T 1 đến S 1
D. Nằm ở sừng bên đốt tủy T 1 đến L 3
E. Phía trên nằm ở hành não, phía dưới nằm ở sừng bên đốt tủy S 2 đến S 4
105. Receptor tiếp nhận acetylcholin được gọi là:
A. Noradrenergic receptor
B. receptor
C. receptor
D. Cholinergic receptor
E. Baroreceptor
106. Receptor tiếp nhận noradrenalin được gọi là:
A. Noradrenergic receptor
B. receptor
C. receptor
D. Cholinergic receptor
E. Baroreceptor
107. Hạch giao cảm cạnh sống bao gồm các hạch sau, ngoại trừ:
A. Hạch cổ trên
B. Hạch cổ dưới
C. Hạch cổ giữa
D. Hạch đám rối dương
E. Hạch lưng và bụng
108. Hạch phó giao cảm bao gồm các hạch sau, ngoại trừ:
A. Hạch mi
B. Hạch tai
C. Hạch mũi
D. Hạch dưới hàm
E. Hạch vòm khẩu cái
109. Nói về chất trung gian hóa học của hệ thần kinh tự động, câu nào sau đây
đúng:
A. Tất cả sợi sau hạch giao cảm đều bài tiết norepinephrin

142
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

B. Phần lớn sợi sau hạch phó giao cảm bài tiết acetylcholin
C. Sợi giao cảm chi phối cho tuyến thượng thận bài tiết ra norepinephrin
D. chỉ có sợi sau hạch phó giao cảm bài tiết acetylcholin
E. Cả 4 câu trên đều sai
110. Chất trung gian hóa học của sợi sau hạch phó giao cảm là:
A. Epinephrin
B. Norepinephrin
C. Dopamin
D. Acetylcholin
E. Cả 4 câu trên đều sai
111. Chất trung gian hóa học của sợi sau hạch giao cảm là:
A. Epinephrin
B. Norepinephrin
C. Dopamin
D. Acetylcholin
E. Câu B và D đều đúng
112. Nói về hạch giao cảm, câu nào sau đây đúng:
A. Nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống
B. Có chứa xy náp thần kinh - thần kinh
C. Là nói tiếp xúc giữa nơron trung ương và nơron ngoại vi
D. Chất trung gian hoá học tại hạch giao cảm là norepinephrin
E. Cả 4 câu trên đều sai
113. Nói về hạch phó giao cảm, câu nào sau đây đúng:
A. Đều nằm ngay trong các cơ quan
B. Có chứa xy náp thần kinh - cơ quan
C. Là nói tiếp xúc giữa nơron trung ương và nơron nội tại của cơ quan
D. Chất trung gian hoá học tại hạch phó giao cảm là acetylcholin
E. Cả 4 câu trên đều sai
114. Câu nào sau đây đúng với tác dụng của hệ thần kinh tự động lên tim:
A. Kích thích giao cảm làm tăng thời gian nghỉ của tim
B. Kích thích phó giao cảm làm giảm co bóp tâm thất
C. Kích thích giao cảm làm giảm co bóp tâm nhĩ
D. Kích thích giao cảm làm tăng mọi hoạt động của tim
E. Kích thích phó giao cảm làm giảm mọi hoạt động của tim
115. Câu nào sau đây đúng với tác dụng của hệ thần kinh tự động lên hệ tiêu
hóa:
A. Kích thích giao cảm làm tăng nhu động ruột
B. Kích thích giao cảm có thể gây ra loét dạ dày
C. Kích thích phó giao cảm làm giảm tiết dịch tiêu hóa
D. Kích thích giao cảm tăng tiết dịch tiêu hóa

143
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

E. Kích thích phó giao cảm làm tăng nhu động ruột
116. Kích thích phó giao cảm sẽ gây ra tác dụng nào sau đây:
A. Giãn túi mật
B. Tăng bài tiết adrenalin và noradrenalin của tuyến thượng thận
C. Giảm bài tiết insulin và glucagon của tuyến tụy
D. Tăng bài tiết renin của tổ chức cạnh cầu thận
E. Cả 4 câu trên đều sai
117. Kích thích giao cảm sẽ gây ra tác dụng nào sau đây:
A. Co túi mật
B. Tăng bài tiết adrenalin và noradrenalin của tuyến thượng thận
C. Tăng bài tiết enzym tiêu hóa của tuyến tụy
D. Giảm bài tiết renin của tổ chức cạnh cầu thận
E. Cả 4 câu trên đều sai
118. Sự phân bố receptor của hệ giao cảm ở tim và mạch máu như sau:
A. Tim chỉ có , mạch có cả và
B. Tim chỉ có , mạch chỉ có
C. Tim có cả và , mạch chỉ có
D. Tim chỉ có 2 , mạch có cả và
E. Tim chỉ có 1 , mạch có cả và
119. Câu nào sau đây đúng với tác dụng của hệ thần kinh tự động lên động mạch:
A. Kích thích giao cảm làm co toàn bộ động mạch
B. Kích thích phó giao cảm làm giãn toàn bộ động mạch
C. Kích thích giao cảm làm giãn phần lớn động mạch
D. Kích thích phó giao cảm làm co phần lớn động mạch
E. Kích thích receptor của giao cảm làm giãn động mạch
120. Kích thích receptor sẽ gây nên:
A. Tăng nhịp tim
B. Giảm nhịp tim
C. Co mạch
D. Giãn mạch
E. Giảm huyết áp
121. Ức chế 1 receptor sẽ gây nên:
A. Tăng nhịp tim
B. Giãn cơ trơn phế quản
C. Giãn mạch
D. Tăng lực co bóp của tim
E. Giảm huyết áp
122. Ức chế receptor sẽ gây nên:
A. Tăng nhịp tim
B. Giảm nhịp tim

144
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

C. Co mạch
D. Giãn mạch
E. Tăng huyết áp
123. Prazosin (minipress) là thuốc hạ huyết áp thông qua cơ chế:
A. Ức chế 1 receptor
B. Kích thích 2 receptor
C. Làm giảm nhịp tim
D. Làm giảm lực co bóp của tim
E. Ức chế 1 receptor làm giãn mạch
124. Atropin là một loại thuốc:
A. Cường giao cảm
B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
125. Ephedrin là một loại thuốc:
A. Cường giao cảm
B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
126. Reserpin là một loại thuốc:
A. Cường giao cảm
B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
127. Propranolon là một loại thuốc:
A. Cường giao cảm
B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
128. Neostigmin là một loại thuốc:
A. Cường giao cảm
B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
129. Dopamin là một loại thuốc:

145
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

A. Cường giao cảm


B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
130. Tác dụng của thần kinh tự động lên đồng tử của mắt:
A. Thần kinh phó giao cảm làm giãn có tia gây co đồng tử
B. Thần kinh giao cảm làm giãn có vòng gây giãn đồng tử
C. Thần kinh phó giao cảm làm co có tia gây giãn đồng tử
D. Thần kinh phó giao cảm làm co có vòng gây co đồng tử
E. Thần kinh giao cảm làm co có tia gây co đồng tử
131. Adrenalin là một loại thuốc:
A. Cường giao cảm B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
132. Salbutamol là một loại thuốc:
A. Cường giao cảm
B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
133. Tenormin là một loại thuốc:
A. Cường giao cảm
B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
134. Isoprenalin là một loại thuốc:
A. Cường giao cảm
B. Giống giao cảm
C. Ức chế giao cảm
D. Cường phó giao cảm
E. Ức chế phó giao cảm
135. Thần kinh giao cảm chi phối hoạt động của tuyến thượng thận thông qua
chất
trung gian hoá học nào sau đây:
A. Epinephrin
B. Norepinephrin
C. Dopamin

146
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

D. Acetylcholin
E. Cả 4 câu trên đều sai
136. Kích thích 1 receptor sẽ gây nên:
A. Giảm nhịp tim
B. Giảm huyết áp
C. Co mạch
D. Tăng lực co bóp của tim
E. Co cơ trơn phế quản
137. Ức chế 2 receptor sẽ gây nên:
A. Giảm nhịp tim
B. Giảm huyết áp
C. Co mạch
D. Giảm lực co bóp của tim
E. Giãn cơ trơn phế quản
138. Vỏ não là nói tập trung tất cả thân nơron của hệ thần kinh. Đ/S
139. Thân nơron có màu xám vì chứa thể Nissl. Đ/S
140. Mỗi nơron chỉ tham gia cấu tạo một xy náp. Đ/S
141. Xy náp được chia làm 4 loại: xy náp thần kinh-thần kinh, xy náp thần kinh-
cơ quan, xy náp điện và xy náp hoá. Đ/S
142. Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng 40 loại xy náp hoá học. Đ/S
143. Xy náp hoá học chủ yếu cho phép xung động thần kinh dẫn truyền theo một
chiều. Đ/S
144. Xy náp acetylcholin là một loại xy náp quan trọng của có thể. Đ/S
145. Xy náp thần kinh - thần kinh luôn luôn là xy náp điện. Đ/S
146. Mỗi nơron chỉ bài tiết một loại chất trung gian hoá học. Đ/S
147. Ở trạng thái nghỉ, bên trong màng nơron có điện thế thấp hơn bên ngoài.
Đ/S
148. Điện thế nghỉ màng nơron có giá trị là + 35 mV. Đ/S
149. Sự dẫn truyền xung động thần kinh thực chất là sự dẫn truyền điện thế động.
Đ/S
150. Xung động thần kinh chỉ được truyền ra khỏi nơron khi hướng truyền của
nó là về phía các cúc tận cùng. Đ/S
151. Ca 2+ và Mg 2+ là các yếu tố cần cho quá trình vỡ của các túi xy náp. Đ/S
152. Chất trung gian hoá học chỉ gây ra tác dụng khi nó gắn được vào receptor.
Đ/S
153. Khi chất trung gian hoá học được giải phóng ra nhiều thì chắc chắn nó sẽ
gây ra tác dụng ở phần sau xy náp. Đ/S
154. Receptor là một loại protein xuyên màng. Đ/S

147
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

155. Khi enzym tại khe xy náp bị bất hoạt, sự dẫn truyền qua xy náp sẽ bị ức chế.
Đ/S
156. Các kênh ion sẽ mở ra hoặc đóng lại khi receptor kênh ion gắn vào chất
trung gian hoá học. Đ/S
157. Mỗi receptor chỉ tiếp nhận một chất trung gian hoá học đặc hiệu, ngoài ra
không tiếp nhận chất nào khác. Đ/S
158. Xung động thần kinh truyền đi qua nơron và xy náp đều theo cơ chế hoá
học.
đ/S
159. Chất trung gian hoá học có tác dụng kích thích là chất làm mở kênh Na +.
Đ/S
160. Khi điện thế màng tế bào có giá trị < - 70 mV thì tế bào dễ bị kích thích. Đ/S
161. Tốc độ dẫn truyền xung động thần kinh qua xy náp khoảng 50 - 100 m/s.
Đ/S
162. Xy náp hoá dẫn truyền xung động thần kinh nhanh hơn xy náp điện. Đ/S
163. Mỏi xy náp là hiện tượng chất trung gian hoá học bị ứ đọng trong khe xy
náp.
đ/S
164. Hiện tượng mỏi xy náp là có lợi đối với xy náp. Đ/S
165. Reserpin làm phóng thích từ từ epinephrin và norepinephrin vào khe xy náp
nên làm tăng dẫn truyền qua xy náp. Đ/S
166. Các yếu tố ức chế tạm thời enzym cholinesterase là những chất độc đối với
có thể. Đ/S
167. Nhiễm độc phospho hữu có chính là nhiễm độc acetylcholin. Đ/S
168. Atropin có thể chiếm receptor của acetylcholin ở tất cả các xy náp
acetylcholin. đ/S
169. Vị trí chọc dò dịch não tủy tốt nhất là ở gian đốt sống thắt lưng 1 - 2. Đ/S
170. Chất xám của tủy sống chính là những đường dẫn truyền xung động thần
kinh. đ/S
171. Cảm giác sâu có ý thức sẽ bị mất trong bệnh Tabès dO2 bó Goll và Burdach
bị tổn thương. Đ/S
172. Cảm giác xúc giác thô só cũng như cảm giác xúc giác tinh tế đều do bó
Dejerin
trước dẫn truyền. Đ/S
173. Đường cảm giác đau tận cùng ở vỏ não đối bên. Đ/S
174. Bộ phận nhận cảm của phản xạ trương lực có là gân có. Đ/S
175. Mỗi phản xạ gân có một trung tâm nhất định ở tủy sống gồm một hay nhiều
đốt tủy liên tiếp. Đ/S

148
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

176. Trong mọi trường hợp, khi có dấu hiệu Babinski thì chắc chắn bó tháp bị
tổn thương. Đ/S
177. Khi phản xạ gân tăng thì chắc chắn có dấu hiệu Babinski. Đ/S
178. Khi tổn thương trung ương, phản xạ da có thể tăng hoặc giảm. Đ/S
179. Tiểu não không có vai trò trong động tác nói của chúng ta. Đ/S
180. Vùng dưới đồi sẽ bắt đầu biệt hóa theo hướng “đực”, “cái” khi trẻ được 7
đến 12 tuần tuổi. Đ/S
181. Khi thân nhiệt tăng sẽ kích thích vào trung tâm chống nóng ở phía sau của
vùng dưới đồi. Đ/S
182. Khi nhân cạnh não thất bị tổn thương sẽ gây ra bệnh đái tháo nhạt. Đ/S
183. Vùng dưới đồi có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dạ của sản phụ.
Đ/S
184. Khi nhân bụng giữa tăng hoạt động, bệnh nhân sẽ bị chứng béo phì. Đ/S
185. Dịch não tủy do các đám rối màng mạch trong khoang dưới nhện bài tiết.
Đ/S
186. Khi chọc dịch não tủy thấy màu sắc trong thì chắc chắn bệnh nhân không
bị viêm màng não. Đ/S
187. Trong viêm màng não do lao, nồng độ NaCl dịch não tủy giảm do có hiện
tượng tăng tiết ADH bất thường. Đ/S
188. Theo Brodmann, toàn bộ vỏ não được chia làm 50 vùng chức năng. Đ/S
189. Vùng 6 của thùy trán có mối liên quan với hệ ngoại tháp để chi phối vận
động tự động. Đ/S
190. Vùng lời nói nằm ở thùy trán và thùy thái dương. Đ/S
191. Vùng lời nói chỉ phân bố một bên bán cầu đại não. Đ/S
192. Hệ thần kinh tự động không chịu sự chi phối của vỏ não. Đ/S
193. Đường dẫn truyền của hệ thần kinh tự động từ trung tâm thấp đi đến các cơ
quan luôn luôn có 2 sợi: sợi trước hạch và sợi sau hạch. Đ/S
194. Receptor của hệ giao cảm luôn luôn là noradrenegic receptor. Đ/S
195. Receptor của hệ phó giao cảm luôn luôn là cholinergic receptor. Đ/S
196. Hạch thực vật của dây X chi phối cho dạ dày nằm ngay trong thành dạ dày.
Đ/S
197. Atropin không chiếm được receptor của acetylcholin tại hạch thực vật. Đ/S
198. Tác dụng của giao cảm và phó giao cảm lên các cơ quan trong có thể là
hoàn toàn trái ngược nhau. Đ/S
199. Kích thích giao cảm có thể làm giảm tiêu hóa các chất ở trong ruột. Đ/S
200. Thân nơron có thể là nói phát sinh xung động thần kinh. Đ/S
201. Cúc tận cùng là phần cuối của đuôi gai. Đ/S
202. Trong hệ thần kinh, xy náp hóa học chiếm đa số. Đ/S

149
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

203. Phần sau xy náp luôn luôn là đuôi gai của nơron. Đ/S
204. Enzym tại khe xy náp có tác dụng bảo vệ phần sau xy náp. Đ/S
205. Số lượng túi xy náp chứa trong cúc tận cùng là vô hạn. Đ/S
206. Neostigmin là một chất làm co có vân. Đ/S
207. Curase là chất gây liệt cơ trơn ruột non. Đ/S
208. Hành não là trung tâm của nhiều phản xạ có vai trò sinh mạng. Đ/S
209. Hành não có chức năng làm tăng trương lực có là do có chứa nhân đỏ. Đ/S
210. Khi tiểu não bị tổn thương, các động tác chủ động cũng như tự động đều bị
rối loạn. Đ/S
211. Bình thường, dịch não tủy có dưới 5 bạch cầu trung tính trong 1 mm3. Đ/S
212. Bình thường, áp lực của dịch não tủy khoảng 12 cm nước. Đ/S
213. Vỏ não là trung tâm của hoạt động tư duy. Đ/S
214. Chức năng vận động chiếm diện tích lớn nhất trên vỏ não. Đ/S
215. Vùng lời nói trên vỏ não có 2 vùng: vùng Broca và vùng Wernicke. Đ/S
216. Vùng lời nói luôn phân bố đều ở 2 bên bán cầu đại não. Đ/S
217. Về mặt giải phầu, hệ thần kinh được chia làm 2 phần: động vật và thực vật.
Đ/S
218. Vỏ não có thể điều khiển được một số chức năng của hệ thần kinh tự động.
Đ/S
219. Tuyến thượng thận có thể được xem là một hạch giao cảm lớn. Đ/S
220. Sợi sau hạch giao cảm đi đến tuyến mồ hôi bài tiết ra norepinephrin. Đ/S
221. Nêu các chức năng có bản của hệ thần kinh?
222. Cách phân loại xy náp theo cấu trúc và theo cơ chế dẫn truyền?
223. Vì sao nói xy náp hóa học là loại xy náp quan trọng?
224. Hãy nói về túi xy náp?
225. Hãy nêu tên một số chất trung gian hóa học thường gặp?
226. Hãy nói về khe xy náp?
227. Hãy nói về receptor?
228. Trình bày cơ chế dẫn truyền của điện thế động?
229. Thế nào là hiện tượng chậm xy náp?
230. Trình bày các điều kiện cần cho sự dẫn truyền qua xy náp?
231. Trình bày cấu tạo của một cung phản xạ tủy?
232. Khi khám phản xạ gân, để hạn chế ảnh hưởng của vỏ não, ta phải áp dụng
các biện pháp gì?
233. Ý nghĩa của phản xạ Babinski?
234. Hãy nêu các chức năng của dịch não tủy?
235. Hãy trình bày sự thay đổi của dịch não tủy trong bệnh viêm màng não mủ?
236. Hãy nói về các qui luật hoạt động vùng vận động và cảm giác của vỏ não?

150
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

237. Hãy nói về các loại receptor của hệ giao cảm?


238. Hãy nói về các loại receptor của hệ phó giao cảm?
239. Hãy nêu các chức năng của thân nơron?
240. Xy náp là gì?
241. Thế nào là hiện tượng mỏi xy náp?
242. Vì sao có hiện tượng mỏi xy náp?
243. Ý nghĩa của hiện tượng mỏi xy náp?
244. Nêu ý nghĩa sinh lý của enzym tại khe xy náp?
245. Tác dụng của reserpin lên sự dẫn truyền qua xy náp?
246. Cơ chế tác dụng của atropin trong điều trị nhiễm độc phospho hữu có?
247. Vì sao nói nhiễm độc phospho hữu có chính là nhiễm độc acetylcholin?
248. Giải thích tác dụng của tenormin trong điều trị nhịp tim nhanh?
249. Giải thích tác dụng của atropin trong điều trị cón đau do co thắt cơ trơn
đường tiêu hóa?
250. Giải thích tác dụng của physostigmin trong điều trị bệnh nhược có?
251. Hiện tượng bắt chéo của đường tháp có ý nghĩa gì ở lâm sàng?
252. Hãy nói về chức năng của đường ngoại tháp?
253. Hãy nói về đường cảm giác sâu có ý thức?
254. Hãy nói về đường cảm giác sâu không có ý thức?
255. Hãy nói về đường dẫn truyền xúc giác?
256. Hãy nói về đường cảm giác nóng lạnh và cảm giác đau?
257. Phản xạ là gì?
258. Thế nào là một cung phản xạ tủy?
259. Hãy kể tên các loại phản xạ tủy?
260. Cách khám phản xạ Babinski?
261. Vì sao phản xạ Babinski ít có giá trị ở trẻ dưới 2 tuổi?
262. Vì sao nói hành não là một trung tâm thần kinh đóng vai trò sinh mạng?
263. Trình bày phản xạ điều hòa hô hấp của hành não?
264. Trình bày thí nghiệm duỗi cứng mất não?
265. Trình bày chức năng điều hòa trương lực có và chức năng giữ thàng bằng
cho có thể của tiểu não?
266. Trình bày chức năng điều hòa các động tác chủ động của tiểu não?
267. Trình bày chức năng điều hòa các động tác tự động của tiểu não?
268. Nêu chức năng chung của vùng dưới đồi?
269. Hãy nói về chức năng thực vật của vùng dưới đồi?
270. Hãy nói về chức năng điều nhiệt của vùng dưới đồi?
271. Hãy nói về sự lưu thông của dịch não tủy?
272. Hãy nêu các chức năng của vỏ não?

151
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

273. Trình bày vùng thị giác của vỏ não?


274. Trình bày vùng thính giác của vỏ não?
275. Hãy nói về vùng Broca?
276. Hãy nói về vùng Wernicke?
277. Vùng lời nói được phân bố trên vỏ não như thế nào?
278. Trình bày chất trung gian hóa học của hệ giao cảm?
279. Hãy nói về trung tâm của hệ phó giao cảm?
280. Hãy nói về trung tâm của hệ giao cảm?

152
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

ĐÁP ÁN
SINH LÝ MÁU
1. A 20. B 39. D 58. C 77. D 96. B 115. D 134. S

2. B 21. C 40. C 59. E 78. D 97. D 116. B 135. S

3. D 22. B 41. A 60. A 79. C 98. C 117. A 136. S

4. B 23. C 42. A 61. C 80. B 99. A 118. B 137. S

5. D 24. C 43. A 62. E 81. B 100. D 119. E 138. Đ

6. D 25. B 44. E 63. B 82. A 101. E 120. B 139. Đ

7. D 26. C 45. E 64. D 83. D 102. C 121. B 140. S

8. C 27. D 46. C 65. E 84. E 103. C 122. E 141. Đ

9. C 28. B 47. D 66. D 85. E 104. E 123. Đ 142. Đ

10. A 29. D 48. D 67. E 86. D 105. D 124. Đ 143. S

11. A 30. B 49. E 68. C 87. A 106. C 125. Đ 144. Đ

12. B 31. D 50. A 69. E 88. B 107. E 126. Đ 145. S

13. E 32. C 51. A 70. A 89. D 108. A 127. S 146. S

14. B 33. E 52. D 71. C 90. E 109. 128. Đ 147. Đ

15. E 34. B 53. D 72. C 91. E 110. B 129. S 148. S

16. C 35. E 54. B 73. A 92. D 111. D 130. Đ 149.Đ

17. E 36. D 55. C 74. A 93. E 112. B 131. Đ

18. A 37. E 56. B 75. C 94. B 113. E 132. S

19. A 38. E 57. D 76. A 95. A 114. B 133. S

______

150. Sơ đồ quá trình biệt hoá dòng hồng cầu:

Tiền nguyên hồng cầu


Ļ

Nguyên hồng cầu ưa kiềm

153
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)
Ļ

Nguyên hồng cầu đa sắc


Ļ

Nguyên hồng cầu ưa acid


Ļ

Hồng cầu lưới


Ļ

Hồng cầu trưởng thành

151. Chức năng của bạch cầu hạt trung tính:

Bạch cầu hạt trung tính là hàng rào của cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn sinh
mủ. Chúng rất vận động và thực bào tích cực. Bạch cầu trung tính có thể tiêu hoá,
huyí hoại nhiều loại vi khuẩn, những thành phần nhỏ, và fibrin. Hầu hết các hạt bào
tương của chúng là lysosome chứa enzyme thuyí phân. Các hạt khác chứa các Protein
kháng khuẩn. Ngoài ra, bạch cầu hạt trung tính còn chứa các chất oxy hoá mạnh có
tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Bạch cầu hạt trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi
khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá trình thực bào vi khuẩn, nhiều bạch cầu
trung tính bị chết và tạo thành mủ tại vị trí tổn thương. Mỗi bạch cầu này thực bào tối
đa khoảng 5-20 vi khuẩn.

152. Chức năng của bạch cầu hạt ưa kiềm:

Bạch cầu hạt ưa kiềm có thể phóng thích heparin ngăn cản quá trình đông máu và
thúc đẩy sự vận chuyển mỡ từ máu sau bữa ăn nhiều chất béo. Các tế bào này đóng
vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Do các kháng thể gây phản ứng dị ứng (loại
IgE) có khuynh hướng đến gắn trên bề mặt bạch cầu ưa kiềm. Khi có sự kết hợp giữa
kháng thể này với dị ứng nguyên, bạch cầu ưa kiềm sẽ vỡ ra và giải phóng histamine,
cũng như bradykinin, serotonin, chất phản ứng chậm của sốc phản vệ, enzyme tiêu
protein....tạo nên bệnh cảnh điển hành của dị ứng.

153. Chức năng bạch cầu hạt ưa acid:

Chức năng đầu tiên của bạch cầu hạt ưa acid là khử độc protein lạ nhờ các enzyme
đặc biệt trong hạt bào tương. Bạch cầu ưa acid thường tập trung nhiều ở niêm mạc
đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu-sinh dục để ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập cơ
thể. Chúng có thể tiết ra các chất độc đối với ký sinh trùng. Đặc biệt là các loại sán
máng hoặc giun xoắn. Bạch cầu này còn tập trung ở nơi có phản ứng dị ứng xảy ra,

154
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

chúng tiết ra các enzyme để chống lại tác dụng của histamine và các chất trung gian
khác trong phản ứng dị ứng. Ngoài ra, chúng còn có khả năng thực bào các phức hợp
kháng nguyên-kháng thể. Và vậy, chúng ngăn cản không cho tiến trình viêm lan rộng.

154. Chức năng của bạch cầu mono - đại thực bào:

Các bạch cầu mono chưa thực sự trưởng thành, khả năng tiêu diệt tác nhân nhiễm
khuẩn của chúng còn kém. Nhưng khi vào trong tổ chức, trở thành đại thực bào với
kích thước lớn hơn và nhiều lysosome trong bào tương, chúng có khả năng chống tác
nhân gây bệnh rất mãnh liệt. Khả năng thực bào của chúng mạnh hơn bạch cầu hạt
trung tính nhiều, chúng có thể thực bào khoảng 100 vi khuẩn. Đại thực bào còn có thể
thực bào các thành phần lớn hơn như hồng cầu chết, ký sinh trùng sốt rét. Ngoài ra,
chúng còn có lipase giúp tiêu hoá các vi khuẩn có vỏ bọc lipid dày. Sau khi thực bào,
chúng có thể đẩy các sản phẩm ra và thường sống sót vài tháng. Các đại thực bào
còn có chức năng trình diện kháng nguyên cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.

155. Chức năng của lympho B:

Bạch cầu lympho B bảo vệ cơ thể bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể (qua trung gian
kháng thể). Nó chống lại các loại vi khuẩn và một số virus. Khi có các vi khuẩn xuất
hiện, lympho B nhận diện kháng nguyên tương ứng và được hoạt hoá. Khi đó nó có
khả năng phân bào và biệt hoá thành tương bào (plasma cell). Các tương bào này sẽ
sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn đã xâm nhập. Kháng thểï tiêu diệt các vi khuẩn
hoặc bất hoạt độc tố của chúng. Một số lympho B được sinh ra ở trên không trở thành
tương bào mà trở thành lympho B nhớ sàôn sàng đáp ứng nhanh và mạnh khi có cùng
loại vi khuẩn xâm nhập lần sau.

156. Sơ đồ truyền máu kinh điển:

157. Tai biến sản khoa do bất đồng nhóm máu Rh:

Xảy ra đối với những người phụ nữ Rh âm lấychồng Rh dương. Khi có thai, thai nhi có
thể là Rh dương hoặc âm. Trong lần mang thai Rh dương đầu tiên, một lượng máu Rh
dương của thai nhi sẽ vào tuần hoàn mẹ chủ yếu là lúc sinh và kích thích cơ thể người
mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh. Đứa trẻ sinh ra trong lần này không bị ảnh hưởng
gà cả. Tuy nhiên, đến lần mang thai tiếp theo, kháng thể này sẽ vào tuần hoàn thai
nhi. Nếu đó là thai Rh dương thì kháng thể kháng Rh này có thể làm ngưng kết hồng
cầu thai nhi và gây các tai biến sảy thai, thai lưu, hoặc đứa trẻ sinh ra bị hội chứng
vàng da tan máu nặng. Đôi khi, hồng cầu Rh dương của bào thai có thể vào máu mẹ
trong thai kỳ và kích thích người mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh. Tuy nhiên, trường
hợp này rất hiếm xảy ra.

155
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

158. Cấu trúc cơ bản của tiểu cầu:

Tiểu cầu thực chất là một mảnh tế bào được vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ. Kích thước
2-4µm, không có nhân, bào tương có nhiều hạt. Có 2 loại hạt là: hạt alpha chứa PDGF
có tác dụng giúp liền vết thương, hạt đậm đặc chứa ADP, ATP, Ca ++ và serotonin.
Ngoài ra tiểu cầu còn chứa các enzyme để tổng hợp thromboxane A 2 ; yếu tố ổn
định fibrin, lysosome và các kho dự trữ Ca ++ . Đặc biệt, trong tiểu cầu có các phân
tử actin, myosin, thrombosthenin giúp nó co rút.

159. Sơ đồ sự hành thành prothrombinase theo con đường ngoại sinh

160. Cục máu đông co lại là do:

Tiểu cầu bị giam giữ trong cục máu đông đóng vai trò quan trọng trong việc co cục
máu này, nhờ vào các protein co như thrombosthenin, actin và myosin. Tiểu cầu dính
với các sợi fibrin nên khi co lại chúng làm các sợi này càng nối chặt với nhau. Các tiểu
cầu này còn tiếp tục tiết yếu tố ổn định fibrin làm tăng cường các cầu nối giữa các sợi
fibrin kế cận. Ngoài ra, sự co này còn được thúc đẩy bởi thrombin và Ca ++ được tiết
ra từ các kho dự trữ trong tiểu cầu. Cuối cùng, cục máu đông trở thành một khối nhỏ
hơn và đặc hơn.

156
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ TIM MẠCH


1. A 22. A 43. D 64. E 85. B 106. B 127. S 148. S

2. E 23. E 44. A 65. B 86. B 107. D 128. S 149. S

3. D 24. A 45. C 66. C 87. B 108. A 129. S 150. Đ

4. B 25. B 46. A 67. E 88. B 109. C 130. S 151. S

5. D 26. C 47. E 68. B 89. D 110. E 131. Đ 152. Đ

6. B 27. B 48. D 69. E 90. E 111. E 132. Đ 153. S

7. C 28 .A 49. E 70. A 91. E 112. E 133. S 154. S

8. D 29. B 50. B 71. C 92. E 113. C 134. Đ 155. S

9. C 30. A 51. B 72. A 93. A 114. B 135. S 156. S

10. E 31. C 52. A 73. B 94. C 115 D 136. S 157. Đ

11. B 32. D 53. E 74. E 95. E 116. A 137. S 158. S

12. E 33. D 54. B 75. E 96. A 117. C 138. Đ 159. S

13. A 34. D 55. C 76. C 97. D 118. A 139. Đ 160. Đ

14. D 35. E 56. D 77. B 98. B 119. D 140. S 161. Đ

15. E 36. C 57. E 78. E 99. A 120. D 141. S 162. Đ

16. B 37. B 58. A 79. A 100. D 121. Đ 142. Đ 163. S

17. D 38. A 59. A 80. E 101. E 122. S 143. S 164. S

18. E 39. C 60. C 81. B 102. E 123. S 144. S 165 .Đ

19. A 40. C 61. D 82. B 103. B 124. S 145. S

20. C 41. C 62. B 83 B 104. C 125. Đ 146. Đ

21. B 42. A 63. D 84. E 105. E 126. S 147. S

166. Giúp phân bố lượng máu đến các vùng khác nhau của phổi tỉ lệ thuận với mức
thông khí của chúng

167. Nồng độ oxy phế nang

157
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

168. Sức cản tuần hoàn phổi yếu hơn

169. 0 - 2mmHg

170. Xung huyết và phù phổi.

171. Không

172. 750ml/phút

173. 60-140mmHg

174. sự tiêu thụ oxy

175. Tác dụng trực tiếp là do sự tác động của chất dẫn truyền thần kinh như
acetylcholin và norepinephrin

176. 255 ml/phút

177. Áp suất keo huyết tương: phụ thuộc protein huyết tương , tác dụng kéo nước và
các chất hòa tan vào trong mao mạch. Bình thường khoảng 28mmHg

178. Áp suất thủy tĩnh: có khuynh hướng đẩy nước và các chất hòa tan từ máu sang
dịch kẽ., trị số thay đổi từ 32mmHg ở mao động mạch đến 15mmHg mao tĩnh mạch

179. Do sự co, giãn của cơ thắt tiền mao mạch và cơ trơn thành mao mạch

180. Trao đổi chất

181. Khi vận cơ, sự co của các cơ xung quanh, ép vào tĩnh mạch, phối hợp với các
van khiến cho máu chảy về tim dễ dàng

182. Gây co mạch mạnh đặc biệt ở các tiểu động mạch, làm tăng sức cản ngoại biên
toàn bộ và làm tăng huyết áp

183.Thành tim và mạch máu lớn (hay ở xoang động mạch cảnh và quai động mạch
chủ)

184. Gây co mạch , tăng huyết áp, tăng lưu lượng tim.

185. Receptor đặc hiệu

186. Trong kỳ tâm thu, lưu lượng vành giảm, do cơ thất trái ép mạnh váo mạch máu
trong cơ khi co bóp. Trong kỳ tâm trương, cơ tim giãn hoàn toàn, máu chảy dễ dàng
và nhanh.

187. Do nhịp tim nhanh, thời kỳ tâm trương quá ngắn, không đủ cho máu trở về tim,
do đó thể tích tâm thu giảm và lưu lượng tim giảm, huyết áp giảm.

158
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

188. Thể tich tống máu tăng do đó lưu lượng tim bình thường nên huyết áp bình
thường.

189. Hiệu áp suất giữa hai đầu ống (P1-P2 = P), là động lực đẩy máu qua ống và sức
chống đối lại dòng chảy qua ống còn gọi là sức cản R của hệ mạch.

190. Áp lực mạch là hiệu số giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.

191. Kilopascal (kPa)

192. Tính co thắt

193. Tính đàn hồi giúp máu chảy liên tục tròng lòng mạch

194. Khi thể tích cuối tâm trương tăng, cơ tim giãn ra và sự co bóp mạnh hơn.

195. Nồng độ K+ máu cao làm giảm trương lực tim, tăng cao hơn gây rối loạn dẫn
truyền nhé thất, có thể gây suy tim, rối loạn nhịp và tử vong.

196. Phản xạ Goltz

197. Và sợi dây X không được phân bố ở tâm thất mà chỉ ở tâm nhé

198. Thể tích tống máu tâm thu

199. Tính tự động

200. Nồng độ K+ trong tế bào cơ tim rất lớn, gấp 30 lần so với nồng độ K+ ngoài tế
bào.

159
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ HÔ HẤP
1. C 10. D 19. A 28. D 37. D 46. E 55. D 64. E

2. D 11. D 20. B 29. D 38. B 47. E 56. E 65. E

3. D 12. C 21. C 30. C 39. D 48. A 57. D 66. D

4. D 13. D 22. D 31. B 40. E 49. D 58. C 67. A

5. A 14. E 23. D 32. E 41. A 50. D 59. C 68. E

6. C 15. E 24. D 33. D 42. D 51. A 60. D 69. A

7. C 16. B 25. E 34. A 43. C 52. B 61. A

8. E 17. E 26. C 35. D 44. C 53. B 62. E

9. E 18. E 27. C 36. D 45. C 54. D 63. C

70. Bộ máy hô hấp có nhiều chức năng: chức năng hô hấp, chức năng điều nhiệt,
chức năng thàng bằng kiềm toan, chức năng nội tiết và một số chức năng khác...

71. Hai thành phần quan trọng cấu tạo nên lồng ngực là xương sườn và các cơ hô
hấp.

72. Khi gãy xương sườn, sự thay đổi kích thước của lồng ngực sẽ hạn chế làm giảm
sự co giãn của phổi gây ra khó thở.

73. Đường dẫn khí có các chức năng sau: dẫn không khí đi vào và đi ra, điều hòa
lượng không khí đi vào phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí ở phế nang và bảo vệ
phổi.

74. Tế bào niêm mạc của khí phế quản có hệ thống lông rung, chúng lay động theo
chiều từ trong ra ngoài, có tác dụng đẩy bụi và chất dịch ứ đọng trong đường hô hấp
ra ngoài.

75. Tác dụng của thần kinh tự động lên cơ trơn reissessen: thần kinh giao cảm kích
thích thụ thể 2 làm giãn cơ, thần kinh phó giao cảm kích thích thụ thể muscarinic
làm co cơ.

76. Phổi có 3 đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng trao đổi khí: diện trao đổi lớn,
mạch máu phân bố phong phú, màng hô hấp rất mỏng.

160
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

77. Ở trẻ sơ sinh đẻ non, phổi không có chất surfactant, các phế nang sẽ bị xẹp, vỡ
hoặc tràn dịch gây ra suy hô hấp nặng dẫn đến tử vong, gọi là bệnh màng trong.

78. Hai cơ chế tạo ra áp suất âm khoang màng phổi là: do tính chất đàn hồi của nhu
mô phổivà do sự thay đổi kích thước của lồng ngực khi thở.

79. Thông khí có mục đích đổi mới không khí bên trong phế nang nhằm duy trì sự
chênh lệch phân áp của O 2 và CO 2 giữa phế nang và máu để sự trao đổi khí ở phổi
được xảy ra liên tục.

80. Cơ hoành có diện tích khá rộng, khoảng 250 cm 2 , và vậy chỉ cần hạ xuống 1 cm
là đã làm tăng thể tích lồng ngực lên khoảng 250 ml. Khi cơ hoành co hết mức, nó có
thể hạ xuống 7 - 8 cm làm tăng thể tích lồng ngực tối đa đến 2 lít. Do vậy, cơ hoành
là 1 cơ hô hấp rất quan trọng.

81. Khoảng chết giải phẫu là thể tích không khí chứa trong đường dẫn khí, bình thường
khoảng 150 ml. Khoảng chết sinh lý bằng khoảng chết giải phẫu cộng với thể tích
không khí chứa ở các phế nang bất thường mất khả năng trao đổi khí như: bị xơ hóa,
thuyên tắc mao mạch quanh phế nang...

82. Khi ta hít một lượng không khí vào phổi, không phải toàn bộ thể tích khí này đều
tham gia trao đổi với máu mà phải trừ đi thể tích khoảng chết. Và vậy, khoảng chết
càng lớn thì thể tích không khí thực sự tham gia trao đổi càng giảm, càng bất lợi cho
trao đổi khí.

83. Lượng khí thực sự tham gia trao đổi trong một lần thở là:

700 ml - 160 ml = 540 ml

Thông khí phế nang là: 540 ml x 20 = 10.800 ml

84. O 2 hòa tan là dạng vận chuyển O 2 quan trọng và 2 lý do:

- Tạo nên phân áp O 2 ở trong máu tức là tạo ra động lực cho sự trao đổi O 2

- Đáy là dạng sẽ trực tiếp trao đổi với tổ chức.

85. CO 2 được vận chuyển trong máu dưới 3 dạng: dạng hòa tan (3 ml/100 ml máu

tĩnh mạch), dạng kết hợp với Hb (20%) và dạng HCO 3 - (75%). 86. Khi phân áp CO
2 tăng sẽ làm tăng phân ly HbO 2 , đó là hiệu ứng Bohr ? 87. Khi phân áp O 2 tăng
sẽ làm tăng phân ly HbCO 2 . Ngược lại, khi phân áp O 2 giảm sẽ làm tăng kết hợp
Hb với CO 2 , đó là hiệu ứng Haldane ?

161
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

88. Điều hòa hô hấp là điều chỉnh hoạt động của trung tâm hô hấp để hô hấp hoạt
động phù hợp với từng hoàn cảnh.

89. Trung tâm hô hấp có 2 nhóm nằm ở 2 bên hành cầu não, mỗi nhóm gồm có 3
trung tâm điều khiển hô hấp của nửa lồng ngực cùng bên: trung tâm hít vào nằm ở
phần lưng của hành não, trung tâm thở ra nằm ở phần bụng của hành não, trung tâm
điều chỉnh nằm ở cầu não. Giữa 2 nhóm có sự liên hệ ngang với nhau để 2 nửa lồng
ngực có cùng một nhịp thở.

90. Receptor hóa học ở ngoại vi nằm ở thể cảnh gần chỗ chia nhânh của động mạch
cảnh và ở thể chủ tại quai động mạch chủ. Từ đáy, có các nhânh hướng tâm theo dây
IX (thể cảnh) và dây X (thể chủ) đi lên hành não. Khi nồng độ O 2 máu giảm, nồng
độ H + hoặc CO 2 máu tăng sẽ kích thích vào các receptor này và từ đáy sẽ có luồng
xung động thần kinh theo nhânh hướng tâm đi lên hành não kích thích trung tâm hô
hấp làm tăng thông khí.

91. Cơ chế điều hòa hô hấp của O 2 có ý nghéa quan trọng ở những bệnh nhân suy
hô hấp mãn tính. Ở những bệnh nhân này, vai trò kích thích hô hấp của CO 2 và H +
đã bị mất do các receptor hóa học bị liệt không đáp ứng với CO 2 và H + nữa. Khi đó,
vai trò điều hòa hô hấp của O 2 rất quan trọng. Và vậy, đối với những bệnh nhân này,
khi cho thở O 2 ta nên cho liều thấp lúc bắt đầu và tăng lên dần dần. Nếu cho thở liều
cao ngay từ đầu sẽ làm O 2 trong máu đột ngột tăng lên, mất tác dụng kích thích hô
hấp của O 2 làm bệnh nhân có thể bị ngưng thở.

92. CO 2 kích thích gián tiếp lên trung tâm hô hấp thông qua H + theo cơ chế như
sau: CO 2 dễ dàng đi qua hàng rào máu não vào trong dịch kẽ của não. Ở đó, CO 2
kết hợp với nước tạo thành H 2 CO 3 , H 2 CO 3 sẽ phân ly và H + sẽ kích thích lên
các receptor hóa học nằm ở hành não. Từ đáy, có luồng xung động thần kinh đi đến
kích thích trung tâm hít vào làm tăng thông khí. Và CO 2 đi qua hàng rào máu não dễ
dàng nên cơ chế gián tiếp này đóng vai trò rất quan trọng.

93. Dây thần kinh X có tác dụng điều hòa hô hấp trong trường hợp hô hấp gắng sức
để bảo vệ phế nang khỏi càng ra quá mức. Cơ chế như sau: trong thành phế nang có
các đầu mút nhận cảm của dây X. Khi hít vào hết sức, thành phế nang càng ra sẽ
kích thích vào các đầu mút này, từ đáy có luồng xung động thần kinh hướng tâm theo
dây X đi lên hành não và đến ức chế trung tâm hít vào để hô hấp chuyển sang thì thở
ra.

162
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

94. Khi thân nhiệt tăng lên, sẽ kích thích vào vùng dưới đồi, từ đáy sẽ phát sinh luồng
xung động thần kinh đi đến kích thích trung tâm hít vào làm tăng thông khí, mục đích
để thải nhiệt.

95. Vỏ não có thể điều khiển được trung tâm hô hấp. Và vậy, ta có thể hô hấp chủ
động, điều này có ý nghéa quan trong trong luyện tập. Khi vỏ não bị ức chế (ngủ, gây
mã...), hoạt động hô hấp giảm xuống. Xúc cảm cũng làm thay đổi hô hấp. Quá sợ hãi
có thể gây ngừng thở.

96. S 100. S 104. S 108. Đ 112. S 116. S 120. S

97. Đ 101. S 105. S 109. Đ 113. S 117. Đ

98. Đ 102. S 106. Đ 110. S 114. Đ 118. Đ

99. Đ 103. Đ 107. S 111. Đ 115. Đ 119. S

163
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ TIÊU HOÁ

1. C 10. B 19. D 28. B 37. C 46. C 55. D 64. C

2. D 11. E 20. A 29. A 38. C 47. A 56. C 65. B

3. B 12. D 21. B 30. B 39. D 48. E 57. D 66. E

4. D 13. C 22. E 31. E 40. A 49. B 58. A 67. E

5. E 14. B 23. C 32. B 41. A 50. D 59. E 68. C

6. E 15. B 24. E 33. C 42. C 51. D 60. C 69. A

7. E 16. C 25. C 34. E 43. E 52. D 61. C 70. C

8. D 17. E 26. E 35. A 44. B 53. C 62. D

9. D 18. B 27. E 36. B 45. A 54. A 63. B

71. Bộ máy tiêu hóa có nhiều chức năng: chức năng tiêu hóa, chức năng chuyển hóa,
chức năng nội tiết và một số chức năng khác...

72. Bộ máy tiêu hóa có các hoạt động chức năng sau: hoạt động cơ học, hoạt động
bài tiết dịch và hoạt động hấp thu.

73. Có 2 loại tuyến tiêu hóa:

Tuyến nằm ngoài ống tiêu hóa:

+ Tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi

+ Tuyến tụy

+ Gan, túi mật

Các tuyến nằm ngay trên thành ống tiêu hóa:

+ Tuyến dạ dày

+ Tuyến ruột

+ Một số tuyến nhỏ: tuyến má, tuyến lưỡi...

74. Miệng và thực quản là hai đoạn đầu tiên của ống tiêu hóa, chúng có các chức

164
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

năng tiêu hóa sau: tiếp nhận thức ăn và nghiền xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ, đưa
thức ăn từ miệng xuống đoạn cuối của thực quản sát ngay phía trên tâm vị của dạ
dày, phân giải tinh bột chín.

75. Nhai là một động tác nửa tự động, có lúc nhai được thực hiện tự động nhưng có
khi được thực hiện chủ động.

- Nhai tự động:

- Khi ăn uống bình thường, đó là một phản xạ không điều kiện do thức ăn kích thích
vào niêm mạc miệng tạo nên.

- Nhai chủ động:

- Khi gặp thức ăn cứng khó nhai hoặc trong ăn uống giao tiếp.

76. Nước bọt gồm các thành phần chính sau đây:

- Amylase nước bọt (ptyalin)

- Chất nhầy

- Các ion: có nhiều loại Na + , K + , Ca 2+ , Cl - , HCO 3 - ...

- Một vài thành phần đặc biệt:

+ Các bạch cầu và kháng thể

+ Kháng nguyên nhóm máu ABO

- Một số virus gây ra các bệnh như viêm gan, bệnh AIDS... cũng được tìm thấy trong
nước bọt ở những bệnh nhân mắc các bệnh này.

77. Dạ dày có 2 chức năng tiêu hóa chênh: chứa đựng thức ăn và tiêïp tục tiêu hóa
sơ bộ thức ăn. Dạ dày có thể hấp thu một số chất sau đáy: sắt, nước, glucose và rượu.

78. Khi bị viêm dạ dày, trương lực cơ dạ dày tăng lên, sức chứa đựng của dạ dày
giảm, bệnh nhân ăn mau no và chân ăn.

79. Khi thức ăn trong dạ dày quá acid, tâm vị rất dễ mở ra dù trong thực quản không
có thức ăn, gây ra triệu chứng ợ hơi, ợ chua ở một số bệnh nhân loét dạ dày.

80. Nhu động của dạ dày có 2 tác dụng:

- Nghiền nhỏ thức ăn thêm nữa và trộn đều thức ăn với dịch vị để tạo thành nhũ trấp

- Đẩy phần nhũ trấp nằm ở xung quanh đi xuống hang vị và ép vào khối nhũ trấp này
một áp suất lớn để làm mở môn vị, đẩy nhũ trấp đi xuống tá tràng.

165
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

81. Khi cơ chế đóng mở môn vị mất đi, ví dụ ở bệnh nhân bị hẹp môn vị phải phẫu
thuật nối vị tràng, nhũ trấp từ dạ dày qua lỗ mở thông đi xuống tá tràng ồ ạt, kích thích
tá tràng rất mạnh gây ra hội chứng tràn ngập (dumping syndrome). Hội chứng này có
biểu hiện như sau: sau khi ăn một thời gian ngắn, bệnh nhân có các triệu chứng vã
mồ hôi, da xanh tái, tay chân bủn rủn, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, huyết áp hạ và
có thể ngất.

82. HCO 3 - có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày thông qua 2 cơ chế:

- Trung hòa bớt một phần acid HCl trong dịch vị khi có tình trạng tăng tiết acid.

- Liên kết với chất nhầy tạo thành hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày.

83. Chymosin (còn gọi là rennin, presur hoặc lab- ferment) là enzym tiêu hóa sữa,
có vai trò quan trọng ở những trẻ còn bú mẹ. Nó có tác dụng phân giải một loại protein
đặc biệt trong sữa là caseinogen thành casein làm sữa đông vón lại, casein sẽ được
giữ lại trong dạ dày để pepsin tiêu hóa còn các phần khác trong sữa gọi là nhũ thanh
được đưa nhanh xuống ruột. Nhờ vậy mà dạ dày trẻ tuy nhỏ, nhưng trong một lần bú,
nó có thể thu nhận một lượng sữa lớn hơn thể tích dạ dày rất nhiều.

84. Sản phẩm tiêu hóa protid ở trong dạ dày là 2 loại chuỗi polypeptid dài ngắn khác
nhau:

- Chuỗi dài: gọi là proteose

- Chuỗi ngắn: gọi là pepton

- Chúng có tác dụng kích thích vùng hang dạ dày bài tiết gastrin là một hormon làm
tăng tiết dịch vị.

85. Ngoài tác dụng tăng hoạt tính của pepsin, acid HCl còn có những tác dụng sau:

- Sát khuẩn: tiêu diệt các vi khuẩn từ ngoài đi vào dạ dày theo thức ăn để tránh nhiễm
trùng qua đường tiêu hóa.

- Thủy phân cellulose của rau non

- Góp phần vào cơ chế đóng mở tâm vị và môn vị

86. Yếu tố nội do tế bào viền bài tiết, là một chất cần thiết cho sự hấp thu vitamin B
12 ở trong ruột non. Khi B 12 đi vào dạ dày, nó sẽ được yếu tố nội bọc lấy tạo thành
phức hợp B 12 -yếu tố nội. Khi xuống đến hồi tràng, phức hợp này sẽ được một loại
thụ thể đặc hiệu tiếp nhận và vitamin B 12 được hấp thu vào máu. Do B12 là một
vitamin tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu nên yếu tố này còn được gọi là yếu

166
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

tố nội chống thiếu máu. Khi thiếu yếu tố nội (cắt dạ dày, teo niêm mạc dạ dày...) bệnh
nhân sẽ bị bệnh thiếu máu hồng cầu to (Biermer).

87. Tế bào viền bài tiết acid HCl dưới dạng H + và Cl - . H + được vận chuyển tích
cực từ trong tế bào viền đi vào dịch vị để trao đổi với K + từ dịch vị đi vào dưới tác
dụng của enzym H + -K + ATPase (enzym này còn được gọi là bơm proton).

88. Thần kinh nội tại là các đâm rối Meissner nằm ngay dưới niêm mạc dạ dày, đám
rối này làm bài tiết dịch vị dưới tác dụng kích thích của thức ăn trong dạ dày hoặc từ
những kích thích của thần kinh trung ương.

89. Gastrin-like là một hormon do niêm mạc tá tràng và tụy nội tiết bài tiết, tác dụng
tăng tiết dịch vị tương tự gastrin. Khi bệnh nhân bị u tụy, các tế bào khối u tăng cường
bài tiết gastrin-like dẫn đến tăng bài tiết acid HCl và pepsin gây ra loét dạ dày tá tràng
ở nhiều chỗ (hội chứng Zollinger-Ellison). Để điều trị, phải cắt bỏ khối u.

90. Ruột non có 4 hành thức hoạt động cơ học: co thắt, cử động quả lắc, nhu động
và phản nhu động.

91. HCO 3 - của dịch tụy không phải là enzym tiêu hóa nhưng đóng vai trò rất quan
trọng:

- Tạo môi trường thuận lợi cho các enzym hoạt động

- Trung hòa acid HCl của dịch vị để bảo vệ niêm mạc ruột

- Góp phần vào cơ chế đóng mở môn vị

92. Muối mật là thành phần duy nhất trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa:

- Nhũ tương hóa tryglycerid để lipase trong ruột non có thể phân giải tất cả các
triglycerid trong thức ăn.

- Giúp hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid: acid béo, monoglycerid, cholesterol.
Qua đó, cũng giúp hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K. Khi thiếu muối
mật, sự hấp thu các chất này giảm.

93. Bình thường, lượng cholesterol bài tiết trong dịch mật tương quan với muối mật
nên muối mật giúp cholesterol tan được trong dịch mật. Khi có tình trạng tăng tiết
cholesterol hoặc viêm đường mật, túi mật làm niêm mạc đường mật tăng hấp thu muối
mật thì sự tương quan này mất đi, cholesterol trở nên ưu thế và sẽ kết tủa tạo nên sỏi
cholesterol, gặp nhiều ở các nước Áu Myî hoặc ở những người có chế độ ăn giàu lipid.

94. Ở trẻ bú mẹ, ruột non có khả năng hấp thu một số protein chưa phân giải theo

167
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

cơ chế ẩm bào. Nhờ khả năng này, trẻ em có thể hấp thu các loại kháng thể (γ
globulin) chứa trong sữa mẹ để giúp trẻ chống nhiễm trùng. 95. Na + được hấp thu
trong suốt chiều dài ruột non theo cơ chế tích cực như sau: ở bờ đáy, dưới tác dụng
của bơm Na + (Na + - K + ATPase), Na + được vận chuyển tích cực vào dịch kẽ làm
nồng độ Na + trong tế bào niêm mạc ruột giảm xuống thấp hơn trong lòng ruột tạo ra
một bậc thang chênh lệch điện - hoá. Do vậy, từ trong lòng ruột, Na + khuếch tán qua
bờ bàn chải vào trong tế bào niêm mạc ruột nhờ một loại protein mang.

96. Đ 100. S 104. S 108. Đ 112. S 116. S

97. Đ 101. Đ 105. S 109. S 113. S 117. Đ

98. S 102. Đ 106. S 110. Đ 114. S 118. Đ

99. S 103. S 107. S 111. Đ 115. S 119. Đ

168
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ THẬN
1.C 19.C 37.A 55.C 73.B 91. Sai

2.D 20.A 38.A 56.B 74.C 92. Sai

3.C 21.B 39.C 57.C 75.C 93. Đúng

4.B 22.D 40.C 58.E 76.C 94. Đúng

5.E 23.D 41.C 59.D 77.C 95. Sai

6.E 24.B 42.A 60.D 78.E 96. Đúng

7.A 25.E 43.A 61.E 79.Sai 97. Sai

8.D 26.B 44.B 62.B 80.Sai 98. Đúng

9.C 27.E 45.A 63.C 81.Đúng 99. Sai

10.E 28.C 46.E 64.C 82.Đúng 100. Sai

11.D 29.A 47.A 65.C 83. Đúng 101.


Đúng
12.D 30.A 48.E 66.E 84. Sai
102.
13.C 31.A 49.E 67.C 85. Sai
Đúng
14.E 32.A 50.A 68.D 86. Đúng
103.
15.D 33.D 51.D 69.B 87. Sai Đúng
16.C 34.D 52.E 70.B 88. Đúng

17.A 35.E 53.D 71.C 89. Đúng

18.E 36.E 54.B 72.D 90. Sai

104. cô đặc

105. là lượng dịch, cả hai thận

106. tăng trên, glucose, đái đường

107. Ph, Pb

108. 3 lớp

109. lượng dịch lọc, nephron

169
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

110. 125

111. tái hấp thu, bài tiết

112. lọc, tái hấp thu

113. Tổ chức cạnh cầu thận: Đây là một tổ chức có chức năng đặc biệt do tế bào biểu
mô ống lượn xa và tế bào cơ trơn tiểu động mạch đến của cùng một nephron hợp lại
tạo thành

- Các tế bào biểu mô ở phần đầu ống lượn xa khi tiếp xúc với cầu thận nơi tiểu động
mạch đến đi vào thì trở nên dày đặc hơn gọi là các tế bào dát đặc (macula densa
cells). Những tế bào này chứa bộ máy Golgi và các cơ quan bài tiết này hướng vào
lòng tiểu động mạch đến.

- Các tế bào cơ trơn lớp áo giữa của tiểu động mạch đến tiếp xúc chặt chẽ với các tế
bào dát đặc này và thay đổi hành dạng: chúng phồng lên, trong bào tương chứa nhiều
hạt mịn, đáy là tiền chất của Renin.

114. Thành phần của dịch l lo ọc üc cầu ûthận

Dịch lọc cầu thận có thành phần gần giống huyết tương, không có huyết cầu, lượng
protein trong dịch lọc rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/200 của huyết tương. Và có rất ít
protein (mang điện tích âm) nên theo cân bằng Donnan, các ion âm trong dịch lọc sẽ
cao hơn so với nồng độ của chúng trong huyết tương chừng 5%, còn nồng độ các ion
dương thì lại thấp hơn so với nồng độ của chúng trong huyết tương chừng 5%.

115. Hormon do thận bài tiết:

- Renin có tác dụng chuyển angiotensinogen thành angiotensin I. Angiotensin I đến


phổi, do tác dụng của men chuyển (converting enzyme), biến đổi thành angiotensin
II gây co mạch, gây cảm giác khát, gây tăng tiết ADH, tăng tiết aldosteron, kết quả
gây tăng huyết áp.

- Erythropoietin có tác dụng kích thích tế bào đầu dòng sinh hồng cầu chuyển thành
tiền nguyên hồng cầu và làm tăng sinh hồng cầu.

116. Chức năng tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 quá trình:

- Quá trình lọc ở cầu thận.

- Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu.

- Quá trình bài tiết một số chất từ máu vào ống thận.

Nước tiểu là kết quả của cả 3 quá trình trên.

170
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

117. Màng lọc cầu thận gồm 3 lớp theo thứ tự đi từ lòng mao mạch vào bao Bowman:

- Lớp tế bào nội mô của mao mạch cầu thận có những lỗ nhỏ có kích thước 160A0.

- Màng đáy: là một mạng lưới các sợi collagen và proteoglycan đan chéo nhau tạo
thành, giữa các sợi có các khe nhỏ với kích thước khoảng 110A0.

- Tế bào biểu mô thành bao Bowman:Là những tế bào biểu mô rất to, có những tua
bào tương phát sinh nhiều tua nhỏ. Những tua nhỏ này tạo ra những khe hở với kích
thước khoảng 70A0.

118. - Áp suất thủy tĩnh của mao mạch thận (P H ): có tác dụng đẩy nước và các chất
hòa tan từ mao mạch cầu thận vào bao Bowman. Bình thường, áp suất trong mao
mạch thận khoảng 60 mm Hg.

- Áp suất keo trong mao mạch cầu thận (P K ) Áp suất keo do protein trong mao mạch
tạo nên. Áp suất này có giá trị khoảng 32 mm Hg.

- Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman (P B ) Áp suất này ngăn cản sự lọc. Bình
thường có giá trị khoảng 18 mm Hg.

119.

- Acid amin được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ cấp cùng với Na + .

- Protein được hấp thu theo cơ chế ẩm bào như sau: protein trong dịch lọc tiếp xúc
với tế bào biểu mô tại bờ bàn chải, màng tế bào loîm vào và đưa phân tử protein vào
bên trong tế bào. Tại đó, protein được phân giải thành các acid amin rồi đi vào dịch
kẽ qua màng đáy theo cơ chế khuếch tán dễ dàng. Quá trình vận chuyển này cũng
cần năng lượng nên đáy cũng là một hành thức vận chuyển tích cực.

120. Nồng độ các ion quyết định độ pH, đặc biệt là H + . Thận tham gia điều hòa pH
bằng cách thay đổi mức độ bài tiết H + thông một số hệ đệm trong dịch lòng ống như
HCO 3 - , NH 3 ... Khi dịch lòng ống có pH giảm thấp hơn 4,5 thì quá trình bài tiết H
+ sẽ bị ức chế. Các hệ đệm này có tác dụng trung hòa bớt H + để pH lòng ống không
giảm quá thấp tạo điều kiện cho quá trình bài tiết H + được xảy ra thuận lợi.

171
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ NỘI TIẾT


241.E 260.E 279.D 298.B 317.B 336.A 355.S 374.S

242.D 261.E 280.C 299.C 318.B 337.E 356.S 375.S

243.E 262.C 281.A 300.C 319.E 338.A 357.Đ 376.S

244.A 263.C 282.A 301.A 320.C 339.C 358.S 377.Đ

245.C 264.B 283.B 302.B 321.A 340.D 359.S 378.S

246.E 265.C 284.A 303.C 322.D 341.S 360.Đ 379.Đ

247.B 266.D 285.A 304.A 323.A 342.S 361.S 380.Đ

248.E 267.E 286.E 305.D 324.C 343.Đ 362.S 381.Đ

249.E 268.B 287.E 306.E 325.E 344.S 363.Đ 382.S

250.C 269.B 288.B 307.E 326.C 345.Đ 364.S 383.Đ

251.E 270.A 289.E 308.D 327.C 346.S 365.S 384.S

252.D 271.E 290.A 309.E 328.E 347.Đ 366.S 385.Đ

253.A 272.C 291.C 310.A 329.A 348.S 367.S 386.Đ

254.C 273.E 292.C 311.E 330.E 349.S 368.Đ 387.Đ

255.B 274.D 293.C 312.B 331.C 350.S 369.S 388.S

256.E 275.D 294.D 313.A 332.C 351.Đ 370.Đ 389.Đ

257.E 276.E 295.E 314.D 333.E 352.Đ 371.S 390.S

258.C 277.D 296.E 315.B 334.B 353.Đ 372.Đ

259.E 278.D 297.C 316.B 335.A 354.S 373.S

391. Được bài tiết bởi những tuyến nội tiết chính của cơ thể, đổ vào máu và tạo ra
những tác dụng sinh lý ở các tổ chức xa

392. Tuyến giáp, tủy thượng thận

393. Bề mặt hoặc bên trong màng tế bào hoặc trong nhân

394.ADH

172
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

395. Tác dụng lên tất cả giai đoạn tổng hợp hormon giáp. Dinh dưỡng tuyến giáp,
phát triển hệ thống mao mạch.

396. Lớp bó và lớp lưới bài tiết glucocorticoid và androgen

391. Do ACTH có một phần cấu trúc gần giống MSH nên cũng có tác dụng MSH

398. Dinh dưỡng tinh hoàn, phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng

399. Từ vùng dưới đồi, do nhân trên thị và nhân cạnh não thất bài tiết

400. Calcitonin

401. Dưới 10µg/ngày

402. >400-1000 µg/ngày

403. Nồng độ Ca++ huyết tương

404. Hệ giao cảm

405. Chết trong vài ngày đến vài tuận do rối loạn điện giải và stress

406. Rối loạn huyết áp nhưng sau một thời gian trở về bình thường

407. Tế bào alpha, Tế bào bãta, Tế bào delta, Tế bào PP

408. preproinsulin, đến proinsulin

409. Có tác dụng kích thích tế bào bêta bài tiết insulin

410. Tùy thuộc nồng độ glucose máu

411. Ức chế giải phóng insulin và glucagon; Ức chế bài tiết dịch tiêu hóa, hấp thu thức
ăn tại dạ dày, ruột non

412. Thiếu 21- -Hydroxylase làm sự tổng hợp lệch hướng.

413. U tế bào ưa crom của tủy thượng thận

414. Epinephrin, norepinephrin và dopamin

415. Ức chế sự giải phóng histamin trong các phản ứng kháng nguyên-kháng thể

416. Tăng số lượng -receptor ở tim, tim nhạy cảm với catecholamin nhiều hơn

417. Tăng tổng hợp protein giúp cho sự phát triển và tăng trưởng cơ thể

418.

419. Não, tinh hoàn, tử cung, lách, bạch huyết, tiền yên

173
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

420. Áp suất thẩm thàu và thể tích dịch ngoại bào

421. 421. Hội chứng cường aldosteron tiên phát

422. Cơ chế bài tiết insulin thông qua AMP vòng

423. Bị insulinase phân huyí ở trong gan, thận, cơ và các mô khác

424. Chuyển thành acid béo và chuyển đến mô mỡ để dự trữ.

425. Não không bị ảnh hưởng và chúng độc lập với insulin.

426. Kích thích tế bào bãta bài tiết insuleeb

427. Mô đích hay cơ quan đích

428. T3, T4 và calcitonin

429. Hormon địa phương

430. Đáp ứng AMP vòng xảy ra tại tế bào đích phụ thuộc thành phần cấu trúc trong
tế bào hay hệ thống enzyme có trong tế bào

431. Dưới tác dụng của enzyme phosphodiesterase có trong bào tương tế bào đích

432. Điều hoà trong nội bộ vùng dưới đồi và ức chế bài tiết hormon tương ứng ở tuyến
yên bằng các IH.

433. GH gây dày màng xương ở xương đã cốt hóa

434. Tăng tổng hợp protein, tăng thu nhận acid amin vào tế bào.

435. Estrogen

436. ACTH, MSH, -LPH và -endorphin.

437. Giải phóng AMP vòng trong tế bào ống góp, làm tăng tính thàm màng tế bào đối
với nước.

438. Bệnh to đầu ngón (Acromegaly)

439. Do có một phần cấu trúc ACTH gần giống MSH nên cũng có tác dụng MSH (và
cùng tiền chất là POMC) gây rối loạn sắc tố da.

440. Kích thích sự tổng hợp melanin trong các tế bào hắc tố (melanocyt

174
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ SINH DỤC NAM


1.A 7.E 13. B. 19.A 25. Đúng

2. C 8. C. 14. B. 20. A. 26. Sai

3. C. 9. B. 15. B. 21. Sai 27. Sai

4. A. 10. D 16. A. 22. Đúng 28. Sai

5. D. 11. D. 17. E. 23. Sai 29. Sai

6. A. 12. E. 18. C. 24 Sai 30. Đúng

31.

- Các tế bào Sertoli:

(1) có nhiệm vụ nuôi dưỡng các tế bào sinh tinh, các tinh tử và tinh trùng, tiêu thụ bớt
lượng bào tương của các tinh tử trong quá trình phát triển,

(2) làm trung gian cho tác động của testosterone và FSH,

(3) cung cấp dịch cho sự vận chuyển tinh trùng,

(4) bài tiết hormone inhibin giúp điều hòa quá trình sinh tinh thông qua ức chế bài tiết
FSH,

(5) loại bỏ các tế bào sinh dục bị tổn thương,

(6) tạo hàng rào ngăn cản sự tiếp xúc giữa máu và các tế bào sinh dục.

- Các tế bào Leydig: có nhiệm vụ bài tiết testosterone.

- Túi tinh: Bài tiết dịch kiềm và nhớt chứa fructose, các prostaglandin và các protein.

(1) Tính kiềm của dịch túi tinh giúp trung hòa tính acid ở trong đường sinh dục nữ,

(2) fructose cung cấp nguyên liệu cho tinh trùng sản xuất ATP,

(3) các prostaglandin góp phần vào khả năng sống và vận động của tinh trùng trong
đường sinh dục nữ.

(4) Semenogelin là protein chênh gây ra sự đông vón của tinh dịch sau khi phóng
tinh. Thành phần dịch do túi tinh bài tiết chiếm khoảng 60% thể tích của tinh dịch.

175
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

32. GnRH: gonadotropin releasing hormone, do vùng dưới đồi bài tiết FSH: follicle -
stimulating hormone, do thùy trước tuyến yên bài tiết LH: luteinizing hormone, do thùy
trước tuyến yên bài tiết

33. GnRH: hormone của vùng dưới đồi kích thích giải phóng các hormone hướng sinh
dục của thùy trước tuyến yên LH, FSH

LH: kích thích các tế bào Leydig bài tiết hormone sinh dục nam testosterone.

FSH: kích thích trực tiếp quá trình sinh tinh. FSH và testosterone cùng tác động trên
các tế bào Sertoli để kích thích chúng bài tiết một loại protein gọi là protein gắn
androgen vào lòng ống và trong dịch kẻ bao quanh các tế bào sinh tinh. ABP gắn với
testosterone và giữ cho hormone này luôn luôn có nồng độ cao ở gần các ống sinh
tinh

34. Testosterone:

+ Trong thời kỳ bào thai: (1) kích thích sự phát triển hệ thống ống sinh dục theo hướng
nam và (2) thúc đẩy sự đi xuống của tinh hoàn. (3) Trong não testosterone được
chuyển thành estrogen có vai trò nam hóa trong quá trình phát triển của một số vùng
nhất định trong não bộ của người nam.

+ Ở một số tế bào đích như tuyến tiền liệt và túi tinh, enzyme 5 alpha- reductase
chuyển testosterone thành dyhydrotestosterone (DHT).

+ Ở tuổi dậy thà: testosterone và DHT chi phối (1) sự phát triển của các cơ quan sinh
dục nam, (2) làm tăng sự bài tiết của các tuyến bã, (3) làm dày thanh quản và do đó
làm giọng nói trầm hơn, (4) kích thích quá trình sinh tổng hợp protein, làm khối cơ và
xương của nam phát triển hơn so với nữ, (5) kích thích sự phát triển của các biểu hiện
sinh dục phụ khác như lông, tóc v.v..., (6) làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, (7) kích
thích sự phát triển của các xương dài và cũng làm đóng các đầu sụn (epiphyses), (8)
Kính thích tạo hồng cầu. (9) đóng vai trò chênh trong việc tạo tinh trùng, (10) hành
thành hành vi giới tính nam và (11) sự ham muốn tình dục.

35. Tinh hoàn: Sản sinh tinh trùng qua quá trình nguyên phân, giảm phân và biệt hóa

Mào tinh: Vận chuyển tinh trùng và làm trưởng thành các tinh trùng: tạo cho tinh trùng
khả năng vận động và thụ tinh.

Ống tinh: Tồn trữ tinh trùng

Túi tinh: Sản xuất dịch của túi tinh chứa chất dinh dưỡng, fructose, và prosta-glandin

Tuyến tiền liệt: Sản xuất dịch của tuyến tiền liệt chứa calci, acid citric và kiềm tính

176
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

Tuyến hành niệu: Sản xuất dịch "tiền phóng tinh"

Dương vật: cương và phóng tinh.

36. Không có tinh trùng

Không phát triển cơ quan sinh dục ngoài, không phát triển các đặc điểm sinh dục phụ
do không sản xuất testosterone

Các ảnh hưởng trên quá trình chuyển hóa, phát triển xương dài v.v...

37. Các tinh nguyên bào là những tế bào gốc và khi chúng trải qua nguyên phân, một
số trong chúng vẫn nằm lại cạnh lớp màng đáy đóng vai trò dự trữ cho các quá trình
nguyên phân tiếp theo còn một số sẽ tách ra khỏi lớp màng đáy để bước vào giảm
phân.

38. Túi tinh bài tiết dịch kiềm và nhớt chứa fructose, các prostaglandin và các protein.

Tính kiềm của dịch túi tinh giúp trung hòa tính acid ở trong đường sinh dục nữ, fructose
cung cấp nguyên liệu cho tinh trùng sản xuất ATP, các prostaglandin góp phần vào
khả năng sống và vận động của tinh trùng trong đường sinh dục nữ. Semenogelin là
protein chênh gây ra sự đông vón của tinh dịch sau khi phóng tinh. Thành phần dịch
do túi tinh bài tiết chiếm khoảng 60% thể tích của tinh dịch.

39.Tuyến tiền liệt bài tiết một dịch sữa, hơi acid (pH khỏang 6,5) chứa: citrate (acid
citric bị ion hóa) được tinh trùng sử dụng làm nguyên liệu tạo ATP qua chu trình Krebs,
PSA (prostate-specific antigen: kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt), acid
phosphatase có chức năng chưa roî và nhiều enzyme thủy phân protein như
pepsinogen, lyzozyme, amylase và hyaluronidase. PSA và các enzyme thủy phân
protein khác có tác dụng làm tinh dịch chuyển từ dạng đông vón sang dạng loãng.
Dịch này chiếm khoảng 25% thể tích của tinh dịch.

40. Một người nam khỏe mạnh vẫn có thể duy trì khả năng sinh sản của họ ở độ tuổi
80 - 90. Tuy nhiên do testosterone giảm tổng hợp sẽ làm giảm cơ lực, giảm số lượng
tinh trùng có khả năng sống ít đi và giảm sự ham muốn tình dục. Tuy nhiên số lượng
tinh trùng vẫn dồi dào ở tuổi già.

177
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ SINH DỤC NỮ


41. D 49. C 57. B 65. Sai

42. C 50. D 58. A 66. Đúng

43. A 51. C 59. B 67. Sai

44. C 52. E 60. E 68. Đúng

45. D 53. C 61. Sai 69. Sai

46. C 54. C 62. Sai 70. Sai

47. D 55. D 63. Sai

48. A 56. C 64. Đúng

71. Estrogen: Trong giai đoạn nang noãn estrogen do nang trứng bài tiết, trong giai
đoạn thể vàng: do thể vàng bài tiết. Progesterone: Do thể vàng bài tiết trong giai đoạn
thể vàng

72.

(1) Kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục trong, cơ quan sinh dục ngoài và vú.

(2) Kích thích phát triển hệ thống lông tóc.

(3) Kích thích sự phát triển của các xương dài và đóng sớm của các đầu sụn

(4) Điều khiển việc phân bố mỡ trên cơ thể kiểu người nữ.

73. Quá trình này xảy ra do nồng độ cao của các estrogen ở cuối giai đoạn trước rụng
trứng tác dụng kích thích ngược (positive feedback) trở lại vùng dưới đồi bài tiết GnRH
và thùy trước tuyến yên bài tiết LH, GnRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH
và bài tiết thêm LH. Sự tăng cao nồng độ LH đột ngột làm phá vỡ nang trứng chín và
giải phóng noãn bào cấp II.

74.

Sinh tinh

- Quá trình giảm phân bắt đầu ở tuổi dậy thì

- Song song với quá trình giảm phân là quá trình nguyên phân để có thể duy trì số
lượng tế bào sinh tinh

178
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

- Diễn ra liên tục

- Mỗi ngày có khoảng 100 triệu tinh trùng được hành thành

- Quá trình sinh tinh diễn ra tới tận lúc chết

- Mỗi tinh nguyên bào cho 4 tinh trùng

Sinh trứng

- Giảm phân xảy ra từ rất sớm trong thời kỳ bào thai

- Không xảy ra quá trình nguyên phân của tế bào sinh dục song song với quá trình
giảm phân

- Có tính chu kỳ

- Mỗi chu kỳ kinh chỉ có một trứng chín và rụng

- Chấm dứt vào giai đoạn mãn kinh

- Mỗi noãn nguyên bào chỉ cho 1 trứng

75. Chu kỳ kinh được tính từ ngày có kinh đầu tiên và kéo dài từ 24 đến 35 ngày, trung
bình là 28 ngày, được chia làm 4 giai đoạn: (1) giai đoạn hành kinh, (2) giai đoạn trước
rụng trứng, (3) giai đoạn rụng trứng và (4) giai đoạn sau rụng trứng. 76. Quá trình này
xảy ra do nồng độ cao của các estrogen ở cuối giai đoạn trước rụng trứng tác dụng
kích thích ngược (positive feedback) trở lại vùng dưới đồi bài tiết GnRH và thùy trước
tuyến yên bài tiết LH, GnRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và bài tiết
thêm LH. Sự tăng cao nồng độ LH đột ngột làm phá vỡ nang trứng chín và giải phóng
noãn bào cấp II.

77. Một vài phụ nữ có cảm giác phừng mặt, ra nhiều mồ hôi, nhức đầu, rụng tóc, đau
cơ, khô âm đạo, mất ngủ, suy nhược, lên cán, tính khí thất thường 78. Ở phụ nữ trong
độ tuổi khoảng từ 40 đến 50, buồng trứng bắt đầu đáp ứng kém với các hoócmôn sinh
dục của thùy trước tuyến yên làm nồng độ progesterone và estrogen giảm do đó các
nang trứng không trải qua được quá trình phát triển bình thường dẫn đến giai đọan
mãn kinh. Những thay đổi trong việc giải phóng GnRH và sự giảm đáp ứng với GnRH
của các tế bào thùy trước tuyến yên trong việc bài tiết LH cũng góp phần vào thời kỳ
mãn kinh.

79. Tại tử cung lớp chức năng của nội mạc tử cung bị bong ra, chảy máu, hiện tượng
này xảy ra do lượng progesteron và estrogen giảm mạnh làm co thắt các động mạch
xoắn của lớp chức năng trong nội mạc tử cung dẫn đến sự hoại tử của lớp này. Dịch

179
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

kinh khoảng 50 - 150 ml gồm máu, dịch nhày, các tế bào biểu mô và dịch tổ chức
xuất phát từ nội mạc tử cung sẽ đổ từ trong khoang tử cung đi qua cổ tử cung và âm
đạo để ra ngoài. Ở thời điểm này nội mạc tử cung rất mỏng và chỉ còn lại lớp nền. Giai
đoạn này kéo dài từ ngày thứ nhất đến ngày thứ năm của chu kỳ kinh.

80. Niêm mạc âm đạo chứa một lượng lớn glycogen, khi bị phân hủy sẽ hành thành
các acid hữu cơ tạo nên một môi trường có pH thấp làm ngăn cản sự phát triển của vi
khuẩn, tuy nhiên điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng sống và hoạt động của tinh
trùng.

180
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ MANG THAI


81. D. 87. E. 93. A. 99. C. 105. Sai

82. B. 88. A. 94. D. 100. C. 106. Đúng

83. A. 89. B. 95. A. 101. Sai 107. Đúng

84. A. 90. D 96. C. 102. Sai 108. Sai

85. C. 91. E. 97. C. 103. Sai 109. Sai

86. E. 92. D. 98. E. 104. Đúng 110. Đúng

111.

- hCG: human chorionic gonadotropin

- Đầu tiên sẽ do các tế bào lá nuôi (trophoblast cell) của túi phôi bài tiết ngay từ trước
khi làm tổ trong nội mạc tử cung và sau đó do bánh nhau bài tiết.

112.

- Dưới tác dụng của hCG, thể vàng ở phụ nữ đang mang thai sẽ vẫn tiếp tục hoạt
động, gia tăng kích thước lên gấp hai lần trong hai tháng đầu của thai kỳ và tăng
cường bài tiết estrogen và progesterone.

- Kích thích tuyến thượng thận của thai nhi tổng hợp các hormone steroid.

- Ở thai nam, hCG kích thích tinh hoàn tổng hợp và bài tiết testosterone dẫn đến sự
hành thành các biểu hiện đặc trưng cho giới ở thai nam và ảnh hưởng đến sự di chuyển
của tinh hoàn từ ổ bụng đi xuống bìu.

- Ức chế các tế bào lympho của mẹ và làm giảm khả năng đào thải miễn dịch đối với
thai nhi

113.

(1) Kích thích sự phát triển nội mạc tử cung và kích thích các tuyến trong nội mạc tử
cung bài tiết các chất dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của phôi.

(2) Ức chế sự co bóp của tử cung qua đó ngăn ngừa hiện tượng sẩy thai.

114.

181
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

- Khi người phụ nữ mang thai, hCG do tế bào lá nuôi và bánh nhau bài tiết sẽ tiếp tục
duy trì hoạt động của thể vàng, estrogen và progesterone vẫn tiếp tục được bài tiết.

- Nồng độ estrogen và progesterone cao trong máu mẹ đã ức chế sự bài tiết GnRH
(gonadotropin-realeasing hormone) của vùng dưới đồi và do đó ức chế giải phóng LH
(luteinizing hormone) và FSH (follicle-stimulating hormone) của tuyến yên.

- Nồng độ thấp của LH và FSH trong thai kỳ sẽ không đủ kích thích các nang trứng
phát triển do đó trong suốt thai kỳ không xảy ra hiện tượng rụng trứng và hành kinh.

115.

- hCG

- Estrogen

- Progesterone

- hCS (human chorionic somatomammotropin)

- Relaxin

116.

Trong hai tháng đầu của thai kỳ, thể vàng bài tiết relaxin dưới tác dụng kích thích của
hCG. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, relaxin sẽ do bánh nhau bài tiết.Relaxin có tác
dụng làm giãn các dây chằng của khung chậu để chuẩn bị cho cuộc đẻ và cùng với
progesteron ức chế sự co bóp của tử cung trong thai kỳ.

117.

- Sau tháng thứ ba của thai kỳ, tuyến tụy của sản phụ tăng cường bài tiết insulin do
sự giảm đáp ứng của sản phụ với insulin.

- Tình trạng không nhạy cảm với insulin trong thời kỳ mang thai có thể nặng đến nỗi
gây ra tình trạng đái tháo đường tạm thời. Sau khi sinh, sự nhạy cảm của cơ thể mẹ
đối với insulin trở lại bình thường.

118.

- Sự gia tăng aldosterone trong thai kỳ hết sức cần thiết để duy trì đủ lượng natri trong
máu mẹ, phần lớn lượng natri này cung cấp cho sự phát triển của thai. Sự lưu giữ natri
cùng với sự tích nước ở sản phụ giúp duy trì thể tích huyết tương của mẹ và thai ở mức
cao.

119.

182
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

- Trọng lượng của cơ thể đạt tới mức lớn nhất trong quý III. Mặc dù sự khác nhau trong
việc tăng cân của từng cá nhân là rất lớn, nhìn chung sản phụ trung bình tăng khoảng
từ 9 đến 11 kg. Khi sinh toàn bộ thai, bánh nhau và dịch ối chiếm khoảng từ 4,5 kg
đến 7 kg.

- Trong quý này tử cung đạt tới kích thước lớn nhất, ở tư thế đứng tử cung của sản phụ
nhô về phía trước làm thay đổi trọng tâm của cơ thể. Để bù lại, sản phụ thường đi với
tư thế đầu và vai ngã lui sau gây ra đau lưng. Sự gia tăng kích thước của tử cung cũng
gây ra đè ép trên bàng quang làm cho sản phụ phải đi tiểu từ 4 đến 5 lần mỗi đêm,
gây mất ngủ và làm mệt mỏi thêm. Sự gia tăng áp lực lên trên các mạch máu chi dưới
gây ra vọp bẻ ở chân và sự chèn ép cơ hoành có thể làm sản phụ thở hơi ngắn hơn.

- Trong quý này các cơ tử cung trêi qua các cơn co ngắn có tính chu kỳ gọi là cơn co
Braxton-Hicks. Trong các tuần cuối của thai kỳ , thai thay đổi vị trí trong tử cung với
đầu chúc xuống khung chậu để chuẩn bị cho cuộc đẻ.

120.

- Trong quý này sản phụ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Những triệu chứng này
được gọi là ốm nghén. Chúng biến mất trong vòng vài tháng đầu của thai kỳ. Những
thay đổi khác xảy ra trong thời kỳ này là đi tiểu thường xuyên do tử cung đang lớn đè
vào bàng quang, vú lớn và mềm hơn, âm đạo tăng bài tiết. Sản phụ không thể cảm
thấy những thay đổi đang xảy ra trong tử cung ở quý này của thai kỳ.

183
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

SINH LÝ THẦN KINH


1. D 26. E 51. D 76. C 101. B 126. C 151. S 176. S 201. S

2. E 27. D 52. A 77. E 102. E 127. C 152. Đ 177. Đ 202. Đ

3. B 28. D 53. E 78. C 103. D 128. D 153. S 178. S 203. S

4. D 29. A 54. C 79. D 104. E 129. B 154. Đ 179. S 204. Đ

5. E 30. A 55. C 80. B 105. D 130. D 155. S 180. S 205. S

6. C 31. E 56. E 81. C 106. A 131. B 156. Đ 181. S 206. Đ

7. D 32. C 57. E 82. C 107. D 132. A 157. S 182. S 207. S

8. E 33. D 58. B 83. C 108. C 133. C 158. S 183. Đ 208. Đ

9. E 34. D 59. E 84. C 109. E 134. A 159. Đ 184. S 209. S

10. D 35. D 60. D 85. A 110. D 135. D 160. S 185. S 210. Đ

11. E 36. C 61. E 86. B 111. B 136. D 161. S 186. S 211. S

12. B 37. A 62. C 87. B 112. B 137. E 162. S 187. Đ 212. Đ

13. C 38. D 63. D 88. A 113. D 138. S 163. S 188. S 213. Đ

14. A 39. E 64. E 89. E 114. D 139. Đ 164. Đ 189. Đ 214. Đ

15. E 40. C 65. E 90. D 115. E 140. S 165. S 190. Đ 215. Đ

16. E 41. D 66. A 91. D 116. E 141. S 166. S 191. S 216. S

17. D 42. E 67. E 92. E 117. B 142. Đ 167. Đ 192. S 217. S

18. B 43. C 68. A 93. D 118. E 143. S 168. S 193. S 218. Đ

19. E 44. D 69. D 94. C 119. E 144. Đ 169. S 194. S 219. Đ

20. A 45. C 70. D 95. B 120. C 145. S 170. S 195. Đ 220. S

21. C 46. B 71. E 96. D 121. E 146. Đ 171. Đ 196. Đ

22. A 47. B 72. A 97. E 122. D 147. Đ 172. S 197. Đ

23. A 48. B 73. E 98. A 123. E 148. S 173. Đ 198. S

24. D 49. A 74. B 99. E 124. E 149. Đ 174. S 199. Đ

25. E 50. C 75. A 100. D 125. A 150. Đ 175. S 200. Đ

184
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

221. Hệ thần kinh có các chức năng cơ bản sau: chức năng cảm giác, chức năng vận
động, chức năng thực vật và chức năng hoạt động thần kinh cao cấp.

222. Về mặt cấu trúc, xy náp được chia làm 2 loại: xy náp thần kinh-thần kinh và xy
náp thần kinh-cơ quan. Về mặt cơ chế dẫn truyền, xy náp cũng được chia làm 2 loại:
xy náp điện và xy náp hóa.

223. Xy náp hóa học đóng vai trò quan trọng và 2 lý do: chiếm đa số trong hệ thần
kinh và chỉ cho xung động thần kinh truyền đi theo một chiều.

224. Túi xy náp là các túi nhỏ nằm trong cúc tận cùng, bên trong túi có chứa chất hóa
học đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự dẫn truyền xung động thần kinh đi qua
xy náp gọi là chất trung gian hóa học.

225. Một số chất trung gian hóa học thường gặp là: acetylcholin, epinephrin,
norepinephrin, glutamat, GABA...

226. Khe xy náp là khoảng hở giữa phần trước và phần sau xy náp, tại đáy có chứa
các enzym đặc hiệu có chức năng phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa sự
dẫn truyền qua xy náp. Khi các enzym này bị bất hoạt, cơ thể có thể gặp nguy hiểm.

227. Trên màng sau xy náp có chứa một cấu trúc đặc biệt đóng vai trò tiếp nhận chất
trung gian hóa học gọi là receptor. Receptor là một loại protein xuyên màng gồm có
2 thành phần:

- Thành phần gắn vào chất trung gian hóa học

- Thành phần nối với các kãnh ion hoặc nối với các enzym

228. Khi một điểm trên màng nơ ron bị kích thích, tại điểm đó sẽ chuyển sang điện
thế động (+ 35 mV) trong khi những điểm ở gần đó vẫn ở trong tình trạng điện thế
nghè (- 70 mV). Và vậy, báy giờ giữa điểm kích thích và các điểm kế cận có một sự
chênh lệch về điện thế. Sự chênh lệch điện thế này trở thành tác nhân kích thích
những điểm xung quanh chuyển sang điện thế động. Những điểm này chuyển sang
điện thế động lại tiếp tục kích thích những điểm kế tiếp. Cứ như vậy, điện thế động
được truyền đi khắp nơ ron và được gọi là sự dẫn truyền xung động thần kinh.

229. So với tốc độ dẫn truyền trong sợi trục (50-100 m/s), tốc độ dẫn truyền qua xy
náp chậm hơn rất nhiều (khoảng 5.10 -5 m/s) do cơ chế dẫn truyền khác nhau: ở sợi
trục theo cơ chế điện học còn ở xy náp theo cơ chế hóa học.

230. Một xung động thần kinh muốn truyền qua được xy náp phải có đủ cả 2 điều kiện
sau:

185
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

- Phải có một lượng nhất định chất trung gian hóa học giải phóng vào khe xy náp khi
xung động thần kinh truyền đến cúc tận cùng

- Sau khi giải phóng ra, chất trung gian hóa học phải gắn vào được receptor ở phần
sau xy náp

231. Cấu tạo một cung phản xạ tủy gồm có 5 bộ phận:

- Bộ phận nhận cảm

- Đường truyền về

- Tủy sống

- Đường truyền ra

- Cơ quan đáp ứng

232. Khi khâm phản xạ gán, để hạn chế ảnh hưởng của vỏ não, ta phải có các biện
pháp sau:

- Hướng dẫn bệnh nhân để tay chân ở tư thế buông lỏng, không co cơ

- Không để bệnh nhân chú ý đến động tác thàm khâm bằng cách bảo bệnh nhân nhìn
đi chỗ khác hoặc vừa khâm vừa hỏi chuyện

- Dùng nghiệm pháp Jendrasik khi khâm phản xạ chi dưới: bảo bệnh nhân móc 2 tay
vào nhau và cố sức kéo mạnh đồng thời ta goî để tàm phản xạ chi dưới.

233. Dấu hiệu Babinski có ý nghéa rất quan trọng, càn cứ vào dấu hiệu này, ta có thể
xác định một tổn thương thần kinh thuộc loại trung ương hay ngoại biên. Khi có dấu
hiệu Babinski thì chắc chắn bó tháp bị tổn thương và như vậy đáy là tổn thương trung
ương. Ngược lại, nếu không có dấu hiệu Babinski thì tổn thuơng ngoại biên.

234. Dịch não tủy có các chức năng sau:

- Chức năng dinh dưỡng và đào thải: dịch não tủy trao đổi vật chất 2 chiều với tổ chức
thần kinh trung ương bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng và lấyđi các chất thải
sinh ra trong quá trình chuyển hóa

- Chức năng bảo vệ: dịch não tủy có chức năng bảo vệ tổ chức thần kinh thông qua 2
cơ chế:

+ Ngăn cản không cho các chất độc lọt vào tổ chức thần kinh

+ Đóng vai trò như một hệ thống đệm để bảo vệ não và tủy khỏi bị tổn thương mỗi khi
bị chấn thương.

186
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

235. Dịch não tủy trong bệnh viêm màng não mủ có các thay đổi như sau:

- Màu sắc: hơi mờ hoặc đục như nước vo gạo

- Áp lực: tăng

- Bạch cầu: rất tăng, có thể trên 1000 bạch cầu/mm 3 , trung tính ưu thế

- Protein: tăng nhiều

- Glucose: giảm

- NaCl: bình thường

- Vi khuẩn: soi tươi có thể thấy vi khuẩn (50%), cày dương tính (80%)

236. Vùng vận động và cảm giác của vỏ não hoạt động theo các qui luật sau đây:

- Qui luật bắt chéo: bán cầu não bên này chi phối vận động và cảm giác của nửa thán
bên kia

- Qui luật ưu thế: những cơ quan nào hoạt động nhiều và cảm giác tinh tế thì chiếm
vùng vỏ não rộng hơn

- Qui luật lộn ngược: vùng vỏ não phía trên chi phối vận động và cảm giác của các bộ
phận phía dưới cơ thể. Ngược lại, vùng vỏ não phía dưới chi phối các bộ phận phía
trên.

237. Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic
receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin. Tuy
nhiên, mức độ và hành thức đáp ứng của các receptor đối với 2 chất này rất khác
nhau. Dựa vào mức độ và hành thức đáp ứng đó, người ta chia các receptorn này ra
2 loại:

- noradrenergic receptor: gồm có 1 và 2

- noradrenergic receptor: gồm có 1 và 2

238. Receptor tiếp nhận acetylcholin của hệ phó giao cảm được gọi là cholinergic
receptor. Dựa vào tính chất dược lý, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:

- Muscarinic receptor: chịu tác dụng kích thích của muscarin, một loại độc tố của năm
độc. Muscarinic receptor phân bố chủ yếu ở cơ trơn và mạch máu, chúng bị ức chế
bởi atropin.

187
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

- Nicotinic receptor: chịu tác dụng kích thích của nicotin nhưng không chịu tác dụng
của muscarin. Nicotinic receptor được phân bố ở hạch giao cảm cũng như hạch phó
giao cảm và không bị ức chế bởi atropin.

239. Thán nơ ron có chức năng dinh dưỡng cho nơ ron. Ngoài ra, thán nơ ron có thể
là nơi phát sinh xung động thần kinh và cũng có thể là nơi tiếp nhận xung động thần
kinh truyền đến nơ ron.

240. Xy náp hay còn gọi là khớp thần kinh, đó là nơi tiếp xúc giữa 2 nơ ron với nhau
hoặc giữa nơ ron với tế bào cơ quan mà nơ ron chi phối.

241. Khi nơ ron bị kích thích liên tục thì đến một lúc nào đó mặc dù vẫn tiếp tục kích
thích nhưng sự dẫn truyền qua xy náp sẽ bị ngừng lại, hiện tượng đó gọi là mỏi xy
náp.

242. Sở dé có hiện tượng mỏi xy náp là do số lượng túi xy náp trong cúc tận cùng là
có hạn nên khi bị kích thích liên tục, chất trung gian hóa học được giải phóng hết và
không tổng hợp lại kịp. Và vậy, dù kích thích vẫn tiếp tục nhưng không có chất trung
gian hóa học giải phóng ra nên phần sau xy náp sẽ không đáp ứng nữa.

243. Hiện tượng mỏi xy náp có tác dụng bảo vệ các xy náp, tránh cho chúng khỏi làm
việc quá sức, có thời gian để hồi phục.

244. Thông qua tác dụng phân giải chất trung gian hóa học, các enzym tại khe xy náp
có 2 ý nghĩa sinh lý sau:

- Bảo vệ phần sau xy náp khỏi bị tác động kéo dài của chất trung gian hóa học.

- Cắt đứt các đáp ứng kéo dài không cần thiết của cơ thể.

245. Reserpin làm phóng thích từ từ epinephrin và norepinephrin vào khe xy náp để
các enzym phân hủy dần dần, giảm dự trữ 2 chất này trong cúc tận cùng nên làm
giảm dẫn truyền qua các xy náp này.

246. Khi nhiễm độc phospho hữu cơ, phospho hữu cơ sẽ ức chế enzym phân giải
acetylcholin là acetylcholinesterase gây ứ đọng nặng và láu dài acetylcholin. Như vậy,
nhiễm độc phospho hữu cơ chênh là nhiễm độc acetylcholin.

247. Cơ chế tác dụng của atropin trong điều trị nhiễm độc phospho hữu cơ là atropin
chiếm lấyreceptor của acetylcholin làm mất tác dụng của acetylcholin.

248. Cơ chế tác dụng của tenormin trong điều trị nhịp tim nhanh là tenormin chiếm
lấyreceptor 1 của norepinephrin tại xy náp thần kinh giao cảm-hệ thống nút của tim,
ức chế tác dụng tăng nhịp tim của norepinephrin.

188
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

249. Cơ chế tác dụng của atropin trong điều trị cơn đau do co thắt cơ trơn đường tiêu
hóa là do atropin chiếm lấyreceptor của acetylcholin tại xy náp thần kinh phó giao
cảm-cơ trơn đường tiêu hóa, ức chế tác dụng co cơ trơn của acetylchlin.

250. Cơ chế tác dụng của physostigmin trong điều trị bệnh nhược cơ là do
physostigmin ức chế enzym phân giải acetylcholin là acetylcholinesterase gây ứ đọng
acetylcholin tại xy náp thần kinh vận động-cơ vân và kích thích làm co cơ vân.

251. Một đặc điểm quan trọng của đường tháp là bắt chéo: đường tháp xuất phát từ
vỏ não bên này sẽ chi phối vận động cho nửa thán ở bên kia. Và vậy, khi não bị tổn
thương, ta có thể dựa vào vị trí liệt nửa người để chẩn đoán não bị tổn thương bên
nào.

252. Đường ngoại tháp xuất phát từ các nhân vận động dưới vỏ (nhân tiền đành, nhân
đỏ, củ não sinh tư...), sau đó đi xuống tủy sống rồi theo rễ trước đến chi phối các vận
động tự động (trương lực cơ, phản xạ thàng bằng, phối hợp động tác...), ví dụ động
tác tay đánh đàng xa khi đi.

253. Đường cảm giác sáu có ý thức xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gán, cơ,
khớp (thoi cơ, thể Golgi), theo rễ sau đi vào tủy sống rồi theo 2 bó Goll và Burdach đi
lên vỏ não, cho vỏ não cảm giác về áp lực, trọng lượng, vị trí không gian và tình trạng
hoạt động của các bộ phận trong cơ thể (cảm giác bản thể) để vỏ não có thể điều hòa
các động tác chủ động được chênh xác mà không cần nhìn bằng mắt.

254. Đường cảm giác sáu không có ý thức xuất phát từ các bộ phận nhận cảm ở gân,
cơ, khớp (thoi cơ, thể Golgi), theo rễ sau đi vào tủy sống rồi theo 2 bó Gowers và
Flechsig đi lên tiểu não, cho tiểu não cảm giác về trương lực cơ để tiểu não tham gia
điều hòa các động tác tự động thông qua đường ngoại tháp.

255. Đường dẫn truyền xúc giác xuất phát từ các bộ phận nhận cảm xúc giác trên da
và niêm mạc (tiểu thể Meissner và tiểu thể Pacini) rồi theo rễ sau đi vào tủy sống,
sau đó đi lên đồi thị và tận cùng ở vỏ não đối bên. Đường này dẫn truyền cảm giác
xúc giác thô sơ, còn gọi là bó Dejerin trước.

256. Đường cảm giác nóng lạnh và cảm giác đau xuất phát từ các bộ phận nhận cảm
nóng lạnh trên da (tiểu thể Ruffini, tiểu thể Krause) và các bộ phận nhận cảm đau ở
ngoại vi rồi theo rễ sau đi vào tủy sống, sau đó đi lên đồi thị và tận cùng ở vỏ não đối
bên, còn gọi là bó Dejerin sau.

257. Phản xạ là hoạt động cơ bản của hệ thần kinh, đó là những đáp ứng của cơ thể
đối với các kích thích thông qua hệ thần kinh.

189
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

258. Cung phản xạ tủy là cung phản xạ có phần thần kinh trung ương là tủy sống.

259. Có 4 loại phản xạ tủy:

- Phản xạ trương lực cơ

- Phản xạ thực vật (phản xạ bài tiết mồ hôi, đại tiện, tiẻu tiện, phản xạ sinh dục...)

- Phản xạ gân

- Phản xạ da

260. Cách khâm phản xạ Babinski như sau: gãi dọc bờ ngoài lòng bàn chân bắt đầu
từ phía gót và vòng về phía ngón cái. Bình thường, các ngón chân cụp xuống (không
có dấu hiệu Babinski). Nếu có hiện tượng ngón cái vểnh lên và các ngón khác xòe ra
như nan quạt thì kết luận có dấu hiệu Babinski.

261. Phản xạ Babinski ít có giá trị ở trẻ dưới 2 tuổi và ở lứa tuổi này bình thường vẫn
có thể có dấu hiệu Babinski.

262. Nói hành não là một trung tâm thần kinh đóng vai trò sinh mạng và hành não là
trung tâm của nhiều phản xạ sinh mạng như phản xạ hô hấp, phản xạ tim mạch.

263. Hành não chứa trung tâm hô hấp nên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
điều hòa hô hấp. Khi hành não bị tổn thương, hô hấp bị rối loạn dẫn đến tử vong.

264. Thí nghiệm duỗi cứng mất não: cắt ngang não của một con thỏ ở ranh giới giữa
hành não và não giữa ta sẽ thấy tất cả các cơ của con vật đều tăng trương lực và chức
năng của nhân đỏ đã mất và nhân tiền đành phát huy tác dụng. Con vật sẽ có tư thế
dặc biệt: các chân duỗi thẳng, lưng cong lại, đầu và đuôi gập về phía lưng. Hiện tượng
đó gọi là duỗi cứng mất não.

265. Tiểu não nhận cảm giác thăng bằng từ mã cung của tai trong (bó tiền đành-tiểu
não) và nhận cảm giác trương lực cơ từ đường cảm giác sâu không có ý thức (bó tủy-
tiểu não chéo và thẳng). Tiểu não sẽ truyền các xung động đi xuống (qua các bó tiểu
não-tiền đành, tiểu não-nhân đỏ) để điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ
thể.

266. Vận động chủ động thực chất do vỏ não điều khiển (vùng vận động). Tuy nhiên,
các xung động từ vùng vận động của vỏ não trước khi đi xuống tủy sống đều gửi một
phần đi đến tiểu não. Đồng thời, tiểu não cũng nhận một phần cảm giác sâu có ý thức
từ dưới đi lên (bó Goll và Burdach). Và vậy, tiểu não cũng tham gia điều hòa các động
tác chủ động.

190
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

267. Đường ngoại tháp xuất phát từ vùng tiền vận động và các nhân xâm dưới vỏ trước
khi đi xuống tủy sống đều gửi các xung động đi đến tiểu não, từ đó tiểu não góp phần
điều hòa các động tác tự động.

268. Vùng dưới đồi là một tổ chức thần kinh có chức năng quan trọng. Về mặt giải
phẫu, nó liên quan chặt chẽ với các phần khác của hệ thần kinh và đặc biệt có mối
liên hệ mật thiết với tuyến yên, một tuyến nội tiết rất quan trọng. Và vậy, vùng dưới
đồi đóng vai trò như một cầu nối trung gian giữa 2 hệ thống thần kinh và nội tiết để
thống nhất chúng thành một hệ thống điều hòa chung đối với cơ thể. Có thể xem vùng
dưới đồi như là một nơi chuyển mã thần kinh-nội tiết.

269. Vùng dưới đồi là trung tâm cao cấp của hệ thần kinh thực vật:

- Phía trước: trung tâm của phó gaio cảm, khi kích thích vùng này có thể gây ngừng
tim và chết

- Phía sau: trung tâm của giao cảm, khi kích thích vùng này sẽ gây ra các biểu hiện
cường giao cảm: tim nhanh, giãn đồng tử...

270. Phía trước của vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng, khi kích thích vào vùng
này sẽ gây những biểu hiện tăng thải nhiệt: thở nhanh, ra mồ hôi, giãn mạch... Khi
thân nhiệt tăng sẽ kích thích vào trung tâm này. Phía sau của vùng dưới đồi là trung
tâm chống lạnh, khi kích thích sẽ gây ra những biểu hiện tăng sản nhiệt và giảm thải
nhiệt: co mạch, tăng huyết áp, tim nhanh...

271. Từ 2 não thất bên ở 2 bán cầu đại não, dịch não tủy theo lỗ Monro đổ vào não
thất III nằm ở gian não. Từ não thất III, dịch não tủy theo cống Sylvius đổ vào não thất
IV nằm ở hành-cầu não. Từ đáy, dịch não tủy theo các lỗ Magendie và Luschka đi
vào khoang dưới nhện rồi bao bọc xung quanh hệ thần kinh trung ương. Sau đó, dịch
não tủy được các mao mạch hấp thu trở lại để đi vào tuần hoàn chung.

272. Vỏ não là trung tâm của nhiều chức năng thần kinh quan trọng: chức năng vận
động, chức năng cảm giác, chức năng giác quan, chức năng thực vật và chức năng
hoạt động thần kinh cao cấp.

273. Vùng thị giác của vỏ não gồm các vùng 17, 18 và 19 thuộc thùy chẩm 2 bên:

- Vùng 17: là vùng thị giác thông thường, vùng này cho chúng ta cảm giác ánh sáng
và màu sắc nhưng không cho ta nhận biết vật nhìn thày

- Vùng 18 và 19: là vùng thị giác nhận thức, cho ta nhận biết vật nhìn thày. Khi vùng
này bị tổn thương thì nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.

191
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

274. Vùng thênh giác của vỏ não gồm các vùng 22, 41 và 42 thuộc thùy thái dương 2
bên:

- Vùng 41 và 42: là vùng thênh giác thông thường, vùng này cho chúng ta cảm giác
ánh tiếng động sáng và màu sắc nhưng không cho ta nhận biết vật nhìn thấy

- Vùng 18 và 19: là vùng thị giác nhận thức, cho ta nhận biết vật nhìn thày. Khi vùng
này bị tổn thươngthì nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.

275. Vùng Broca thuộc vùng 44, 45 của thùy trán. Đây là vùng chi phối vận động của
các cơ quan tham gia vào động tác phát âm như: thanh quản, môi, lưỡi... Khi vùng
này tổn thương thì bị chứng câm nhưng vẫn hiểu lời, hiểu chữ. Bệnh nhân nghe và
đọc thì hiểu nhưng không diễn dạt được ý nghĩa của mành bằng lời nói. Tuy nhiên, họ
có thể diễn đạt thông qua chữ viết.

276. Vùng Wernicke nằm ở thùy thái dương, đây là một vùng rất quan trọng trong việc
hình thành tiếng nói và tư duy. Và vậy, còn gọi là vùng hiểu ngôn ngữ, vùng hiểu biết...
Vùng này không chỉ chi phối lời nói mà còn cho ta hiểu lời, hiểu chữ. Khi vùng
Werrnicke tổn thương sẽ bị chứng câm kèm thêm không hiểu lời, hiểu chữ...

277. Vùng lời nói phân bố không đều ở 2 bán cầu. Ở người thuận tay phải (chiếm
90%), vùng Broca và Wernicke phát triển rất rộng bên bán cầu trái, bán cầu phải
không đáng kể và bán cầu trái được gọi là bán cầu ưu thế. Ở người thuận tay trái
(10%), ưu thế 2 bán cầu đều nhau. Số người ưu thế bán cầu phải rất ít.

278. Chất trung gian hóa học của hệ giao cảm khác nhau giữa 2 sợi trước hạch và
sau hạch: sợi trước hạch là acetylcholin, sợi sau hạch là norepinephrin. Tuy nhiên,
sợib sau hạch giao cảm đi đến tuyến mồ hôi và một số mạch máu cơ vân thì chất
rung gian hóa học là acetylcholin.

279. Hệ phó giao cảm có 2 trung tám:

- Trung tâm cao: nằm phía trước vùng dưới đồi

- Trung tâm thấp: nằm ở 2 nơi:

+ Phía trên: nằm ở thán não, theo các dây thần kinh sọ III, VII, IX, X đi đến các cơ
quan ở vùng mặt và các tạng trong ổ bụng

+ Phía dưới: ở sừng bên chất xâm tủy sống từ đốt cùng 2 đến đốt cùng 4 rồi theo dây
thần kinh chậu đi đến phần dưới ruột già, bàng quang và cơ quan sinh dục.

280. Hệ giao cảm có 2 trung tám:

192
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ CÓ ĐÁP ÁN (YHỌCTOÀNTẬP1.0)

- Trung tâm cao: nằm phía sau vùng dưới đồi

- Trung tâm thấp: nằm ở sừng bên chất xâm tủy sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng
3.

193

You might also like