You are on page 1of 7

ĐỀ THI SINH LÝ BỆNH

Câu 1: Đa số bệnh lý tự miễn là do:


a) Phối hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường
b) Khiếm khuyết tế bào lympho B
c) Khiếm khuyết gen
d) Rối loạn nội tiết

Câu 2: Đáp ứng miễn dịch thứ phát qua kháng thể tốt hơn đáp ứng nguyên phát là do:
a) Kháng thể được tạo ra từ cả tế bào lympho B lẫn tế bào T
b) Không cần sự giúp đỡ của tế bào lympho TH
c) Đáp ứng miễn dịch được tạo ra nhanh hơn và mạnh hơn
d) Hoạt hóa được bổ thể

Câu 3: Kháng thể di chuyển được qua sữa mẹ


a) IgE
b) IgA
c) IgD
d) IgG

Câu 4: Các cơ chế sau đây góp phần hình thành dịch cổ trướng ở bệnh nhân xơ gan, NGOẠI TRỪ:
a) Dịch bạch huyết ứa ra từ bề mặt gan do biến dạng và tắc nghẽn các tiểu xoang gan và mạch bạch
huyết ở gan
b) Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
c) Giảm albumin huyết tương
d) Tăng tính thấm thành mạch

Câu 5: Viêm mũi dị ứng là


a) Quá mẫn type II
b) Quá mẫn type III
c) Quá mẫn type IV
d) Quá mẫn type I

Câu 6: Thành phần chủ yếu gây xơ vữa động mạch dẫn đến cao huyết áp
a) Chylomicron
b) IDL
c) LDL
d) HDL

Câu 7: Dấu hiệu sao mạch, rụng long, teo tinh hoàn ở bệnh nhân xơ gan là do giảm chuyển hóa hormone:
a) Estrogen
b) Insulin
c) Glucagon
d) Thyroxin

Câu 8: Trong xơ gan, Albumin trong huyết tương bị giam do các cơ chế sau đây, NGOẠI TRỪ:
a) Giảm tổng hợp Albumin tại gan
b) Albumin bị thoát vào dịch cổ trướng
c) Chức năng thận bị suy làm Albumin thấy ra nước tiểu
d) Bệnh nhân ăn ít protein

Câu 9: Suy thận mạn là tình trạng giảm chức năng thận
a) Ít nhất là từ 3 – 6 tháng
b) Nhiều nhất là từ 3 – 6 tháng
c) Trong khoảng 3 tuần
d) Trong khoảng 3 tháng

Câu 10: Triệu chứng cơ năng chính của suy tim trái là:
a) Khó thở
b) Hồi hộp
c) Đau ngực
d) Ho ra máu

Câu 11: Hô hấp trong gồm những giai đoạn nào?


a) Khuếch tán khí và vận chuyển khí
b) Thông khí, khuếch tán khí và vận chuyển khí
c) Thông khí và khuếch tán khí
d) Vận chuyển khí và trao đổi khí tại mô

Câu 12: Các phân loại thiếu máu sau dựa vào cơ chế bệnh sinh, NGOẠI TRỪ:
a) Thiếu máu do giảm sản xuất
b) Thiếu máu tán huyết
c) Thiếu máu hồng cẩu nhỏ, nhược sắc
d) Thiếu máu do mất máu

Câu 13: Rối loạn cân bằng xuất nhập nước trong cơ thể sẽ biểu hiện bằng
a) Tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ Natri trong cơ thể
b) Tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ Natri trong huyết tương
c) Tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ Kali trong cơ thể
d) Tình trạng tăng hay giảm thể tích nước trong cơ thể

Câu 14: Các phát biểu sau đây đều phù hợp với bệnh lý tự miễn, NGOẠI TRỪ:
a) Có thể xảy ra trên người bị khiếm khuyết di truyền về hiện tượng chết theo chương trình
b) Thường qua trung gian quá mẫn cảm type I
c) Nhiều người trong gia đình có thể cùng mắc bệnh
d) Thường kết hợp với 1 allele HLA đặc biệt

Câu 15: Yếu tố dịch thể trong miễn dịch thích nghi
a) Protein C phản ứng
b) Kháng thể
c) Interferon
d) Bổ thể

Câu 16: Nguyên nhân nào sau đây gây khó thở nhiều hơn ở thì thở ra?
a) U thanh quản
b) U khí quản
c) Co thắt cơ trơn tiểu phế quản
d) Phù nề nắp thanh môn

Câu 17: Một bệnh nhân không nhớ rõ mình đã được chích ngừa bệnh X hay chưa. Bạn sẽ kiểm tra lớp
kháng thể nào trong máu bệnh nhân này?
a) IgA
b) IgM
c) IgG
d) IgD

Câu 18: Phản ứng huyết tán trong truyền máu không phù hợp nhóm máu (ABO) là:
a) Quá mẫn type III
b) Quá mẫn type IV
c) Quá mẫn type II
d) Quá mẫn type I

Câu 19: Dung nạp miễn dịch trung ương đối với kháng nguyên của bản thân (tự kháng nguyên) được tạo
nên khi
a) Các lympho trưởng thành gặp kháng nguyên ở cơ quan lympho trung ương
b) Các lympho chưa trưởng thành gặp tự kháng nguyên ở cơ quan lympho trung ương
c) Các lympho chưa trưởng thành gặp kháng nguyên ở cơ quan lympho trung ương
d) Các lympho trưởng thành gặp tự kháng nguyên ở cơ quan lympho trung ương

Câu 20: Cơ chế chính của phù trong viêm là:


a) Giảm áp suất keo
b) Tăng áp suất thủy tĩnh
c) Tăng tính thấm thành mạch
d) Tắc mạch bạch huyết

Câu 21: Kháng thể IgA chịu trách nhiệm chính trong miễn dịch chống lại vi sinh vật xâm nhập qua đường
niêm mạc, xuất hiện trong
a) Chất tiết, sữa mẹ, không có trong huyết thanh
b) Chất tiết, không có trong huyết thanh
c) Chất tiết, không có trong sữa mẹ
d) Chất tiết, sữa mẹ và huyết thanh

Câu 22: Đặc điểm nào sau KHÔNG PHẢI của miễn dịch bẩm sinh?
a) Có trí nhớ miễn dịch
b) Đáp ứng tức thì
c) Có rất sớm từ đơn bào
d) Gồm nhiều thành phần tế bào và dịch thể

Câu 23: Kháng thể bảo vệ chống lại các tác nhân gây nhiễm thường là
a) Kháng thể trung hòa (neutralizing)
b) Tự kháng thể
c) Kháng thể độc tế bào
d) Không đặc hiệu
Câu 24: Các nguyên nhân sau đây có thể gây ra nhiễm toan chuyển hóa, NGOẠI TRỪ:
a) Tiểu đường
b) Suy thận
c) Tiêu chảy
d) Nôn ói kéo dài

Câu 25: Mất máu cấp tính có đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
a) Mất cả hồng cầu và huyết tương
b) Vàng da nặng
c) Có khả năng bù trừ khi mất dưới 10% thể tích tuần hoàn
d) Thiếu máu đẳng sắc, đẳng bào

Câu 26: Sự chọn lọc clone xảy ra khi kháng nguyên đặc hiệu kết hợp với:
a) Tế bào lympho T
b) Tế bào mast
c) Bạch cầu hạt ái toan
d) Bạch cầu hạt trung tính

Câu 27: Cơ sở sinh học của việc sử dụng dung dịch oresol trong điều trị tiêu chảy do enterotoxin của V.
cholera
a) Sự hấp thu ion Clo không bị ảnh hưởng
b) Sự hấp thu Na đi kèm glucose không bị ảnh hưởng
c) Sự hấp thu Na trung tính không bị ảnh hưởng
d) Sự hấp thu Na tạo điện thế không bị ảnh hưởng

Câu 28: Hô hấp ngoài gồm các giai đoạn nào?


a) Thông khí và khuếch tán khí
b) Thông khí, khuếch tán khí và vận chuyển khí
c) Khuếch tán khí và vận chuyển khí
d) Vận chuyển khí và trao đổi khí tại mô

Câu 29: Đặc điểm triệu chứng khó thở trong suy tim trái
a) Giảm khó thở khi nằm
b) Khó thở về đêm
c) Khó thở thì hít vào
d) Giảm khó thở khi hoạt động

Câu 30: Trong xơ gan, Albumin trong huyết tương bị giảm do các cơ chế sau đây ngoại trừ

a) Giảm tổng hợp Albumin tại gan


b) Albumin bị thoát vào dịch cổ trướng
c) Chức năng thận bị suy làm albumin tháy ra nước tiểu
d) Bệnh nhân ăn ít protein

Câu 31: Chỉ tiêu sau cho phép phân biệt hồng cầu nhược sắc hay đẳng sắc:
a) MCH
b) RBC
c) MCV
d) Hct

Câu 32: Trong quá trình hoạt hóa lympho T bởi tế bào trình diện kháng nguyên, tín hiệu nào sau đây giúp
lympho T tăng sinh (nhân dòng):
a) Interleukin – 2
b) CD28 và B7
c) CD40 và CD40L
d) CD4 và HLA lớp II

Câu 33: Thụ thể TCR trên bề mặt tế bào T nhận diện
a) Cytokines
b) Nhóm phù hợp mô
c) Kháng thể
d) Interleukin – 2

Câu 34: Kháng thể đặc hiệu có thể tìm thấy trong huyết thanh sau khi tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên
a) 10 phút
b) 3 – 5 tuần
c) 1 giờ
d) 5 – 7 ngày

Câu 35: Thất bại trong việc bất hoạt hoặc loại trừ các tế bào phản ứng với kháng nguyên của bản thân sẽ
dẫn đến:
a) Chọn lọc âm tính
b) Tự miễn
c) Dung nạp
d) Chọn lọc dương tính

Câu 36: Chẩn đoán hội chứng thiếu máu khi:


a) Chóng mặt khi thay đổi tư thế
b) Giảm số lượng hồng cầu và/ hoặc hemoglobin
c) Khó thở khi gắng sức
d) Mệt mỏi mạn tính

Câu 37: Đáp ứng miễn dịch thụ động liên quan đến việc truyền
a) Huyết thanh
b) Bổ thể
c) Tế bào lympho
d) Tế bào thực bào

Câu 38: Trong phân loại của Gel và Coombs, phản ứng quá mẫn type II là
a) Phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào
b) Phản ứng phản vệ và atopy
c) Phản ứng do phức hợp miễn dịch
d) Phản ứng do kháng thể độc tế bào
Câu 39: Giả thuyết về cơ chế sinh bệnh của hôn mê gan do NH 3 là giả thuyết về
a) Chất dẫn truyền thần kinh giả
b) Mất cân bằng trong chất dẫn truyền kích thích / ức chế
c) Rối loạn chuyển hóa
d) Chất độc

Câu 40: Kháng thể IgE có thể gắn lên tế bào nào sau đây?
a) Tế bào lympho B và lympho T
b) Tế bào mast và bạch cầu ái toan
c) Tế bào mast và bạch cầu trung tính
d) Tế bào mast và bạch cầu ái kiềm

Câu 41: Kết quả cận lâm sàng nào sau đây hướng chẩn đoán là giảm natri huyết giả tạo
a) Giảm lipid máu
b) Giảm protein huyết
c) Giảm đường huyết
d) Truyền mannitol

Câu 42: Yếu tố KHÔNG làm tăng đường huyết


a) Glucocorticoid
b) Insulin
c) Growth hormone
d) Glucagon

Câu 43: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG đối với dị ứng hải sản?
a) Hiện tượng phản vệ có thể xảy ra ngay lần đầu ăn hải sản
b) Dị ứng hải sản là một bệnh lý quá mẫn tức khắc
c) IgG đóng vai trò trung tâm trong hiện tượng phản vệ đối với hải sản
d) Cơ địa dị ứng là một yếu tố nguy cơ của bệnh này

Câu 44: Cơ chế hành động của ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ là
a) Kháng thể
b) Interferon
c) Bổ thể
d) CRP

Câu 45: Hiện tượng phản vệ xảy ra khi có liên kết chéo giữa các thụ thể IgE trên bề mặt:
a) Tế bào lympho B
b) Bạch cầu đơn nhân
c) Bạch cầu ái toan
d) Tế bào mast

Câu 46: pH máu bình thường dao động trong một giới hạn rất hẹp từ
a) 7,55 – 7,65
b) 7,45 – 7,55
c) 7,25 – 7,35
d) 7,35 – 7,45
Câu 47: Bệnh lý do giới hạn gen cấu trúc:
a) Gây đột biến các nucleotide trong gen cấu trúc
b) Do các yếu tố bên ngoài như rối loạn gen
c) Không ảnh hưởng đến chuỗi polypeptide
d) Gây ra bệnh thiếu máu Địa Trung Hải

Câu 48: Thiếu máu đẳng sắc đẳng bào có thể gặp trong bệnh lý:
a) Thiếu máu thiếu sắt
b) Thiếu máu do thiếu vitamin B12
c) Thalassemia
d) Thiếu máu do xuất huyết

Câu 49: Theo phân loại của Gel và Coombs, phản ứng quá mẫn type IV là
a) Phản ứng do phức hợp miễn dịch
b) Phản ứng phản vệ và atopy
c) Phản ứng do kháng thể độc tế bào
d) Phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào

Câu 50: Tế bào T CD4 KHÔNG hoạt hóa thành loại tế bào nào sau đây
a) T độc tế bào
b) Th2
c) Th1
d) Th17

Câu 51: Cơ chế gây phù


a) Giảm tính thấm thành mạch
b) Giảm áp suất thủy tĩnh
c) Tăng áp suất keo
d) Tăng áp suất thẩm thấu

Câu 52: Đáp ứng miễn dịch đối với phấn hoa thường liên quan đến:
a) Bệnh lý tự miễn
b) Phản ứng chống lại nhóm phù hợp mô
c) Rối loạn cơ chế dung nạp miễn dịch
d) Phản ứng quá mẫn cảm

Câu 53: Tín hiệu nào là tín hiệu đồng kích thích trong quá trình trình diện kháng nguyên cho lympho T?
a) CD28 và B7
b) Phân tử kết dính VCAM – 1 và VLA – 4
c) Interleukin – 2
d) CD4 vả MHC – II

Câu 54: Đặc tính sau giúp tế bào trình diện kháng nguyên liên quan chặt chẽ với miễn dịch thích nghi:
a) Nhận diện đa dạng các kháng nguyên
b) Có trí nhớ
c) Nhận diện đặc hiệu kháng nguyên
d) Xử lý và trình diện kháng nguyên

You might also like