You are on page 1of 10

ĐỀ THI ONLINE SINH LÝ 5

ĐỀ THI 50 CÂU HỎI


Nhận xét về tiểu cầu:
2 điểm

A. Tích điện dương rất mạnh.


B. Được tạo từ tế bào khổng lồ nên có nhân rất lớn.
C. Chứa plasminogen.
D. Làm co cục máu không hoàn toàn.
E. Có khả năng kết dính, kết tụ và giải phóng nhiều hoạt chất trong tiểu cầu.

CD4 là dấu ấn của tế bào nào sau đây?


2 điểm

A. Tế bào B
B. Tế bào T gây độc
C. Tế bào T hỗ trợ
D. Đại thực bào đã được kích hoạt
E. Tế bào tiền thân của bạch cầu hạt trung tính.

Các nguyên nhân sau có thể làm tăng tạo huyết khối, trừ
2 điểm

A. Xơ vữa động mạch.


B. Đa hồng cầu.
C. Nhiễm khuẩn.
D. Suy tim.
E. Dùng aspirin

Hematocrit của một mẫu máu xét nghiệm cho kết quả 41%, có nghĩa là:
2 điểm

A. Hemoglobin chiếm 41% trong huyết tương.


B. Huyết tương chiếm 41% thể tích máu toàn phần.
C. Các thành phần hữu hình chiếm 41% thể tích máu toàn phần.
D. Hồng cầu chiếm 41% thể tích máu toàn phần

Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào T hỗ trợ?


2 điểm

A. Được kích hoạt bởi sự trình diện kháng nguyên của tế bào bị nhiễm
B. Cần sự có mặt của một hệ thống tế bào B hoạt động hiệu quả
C. Tiêu diệt vi khuẩn bằng cách thực bào
D. Được kích hoạt nhờ sự trình diện kháng nguyên của đại thực vào hay tế bào tua (dendritic
cell)

Suy giảm chức năng cơ quan nào sau đây không liên quan đến quá trình sản sinh
hồng cầu
2 điểm

A. Thận
B. Gan
C. Tụy
D. Dạ dày

Hiện tượng gì xảy ra sau khi đại thực bào trình diện kháng nguyên?
2 điểm

A. Sản xuất trực tiếp kháng thể


B. Hoạt hóa tế bào T gây độc
C. Tăng hiện tượng thực bào
D. Hoạt hóa T helper

Các yếu tố sau đều tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, trừ:
2 điểm

A. Sắt.
B. Yếu tố Steel.
C. Vitamin B12.
D. Bilirubin.
E. Acid folic.

Vai trò của Ca2+ trong đông máu là:


2 điểm

A. Hoạt hoá yếu tố XII.


B. Hoạt hoá yếu tố V.
C. Hoạt hoá yếu tố VII.
D. Hoạt hoá yếu tố X.
E. Hoạt hoá yếu tố von Willebrand

Một bệnh nhân nam 34 tuổi bị tâm thần phân liệt than bị mệt mỏi kéo dài trong vòng 6
tháng nay. Bệnh nhân vẫn ăn ngon miệng nhưng từ chối ăn rau củ được 1 năm vì
bệnh nhân nghe thấy những giọng nói nói rằng rau củ bị tẩm thuốc độc. Khám thực
thể và khám thần kinh đều bình thường. Nồng độ Hb là 9.1g/dl, số lượng bạch cầu là
10.000/μl, và MCV là 122. Chẩn đoán có khả năng nhất là gì?
2 điểm

A. Mất máu cấp


B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm
C. Thiếu máu bất sản
D. Thiếu máu tán huyết
E. Thiếu acid folic

Các chất chống đông: EDTA là chất chống tạo huyết khối trong cơ thể do làm giảm
nồng độ ion Ca2+ trong máu.
2 điểm

A. Đúng
B. Sai

Bệnh lý nào dẫn đến thiếu yếu tố IX mà có thể điều trị bằng tiêm tĩnh mạch vitamin K?
2 điểm

A) Hemophilia cổ điển
B) Viêm gan B
C) Tắc ống dẫn mật
D) Thiếu gen antithrombin III

Khi xảy ra quá trình viêm:


2 điểm

A. Bạch cầu hạt trung tính có mặt ngay sau vài phút
B. Đại thực bào mô là những tế bào trưởng thành có thể bắt đầu ngay quá trình thực bào.
C. Tăng huy động bạch cầu trung tính từ tuỷ xương và các kho dự trữ
D. Bạch cầu mono tập trung nhanh chóng tại vùng viêm
E. Đáp ứng của bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào với quá trình viêm thông qua cơ chế điều
hoà ngược âm tính.

Hiện tượng nào không xảy ra trong quá trình cầm máu:
2 điểm

A. Thành mạch tổn thương, bộc lộ lớp collagen dưới nội mô


B. Các chất gây co mạch được giải phóng
C. Tiểu cầu kết dính – kết tụ vào nơi tổn thương.
D. Một mạng lưới fibrin đan xem với nút tiểu cầu
E. A + B + C + D đều tham gia

Hiện tượng nào trong phản ứng viêm xảy ra đầu tiên khi có vi khuẩn xâm nhập qua
da:
2 điểm

A. Lympho B được hoạt hóa sản xuất kháng thể đặc hiệu
B. Histamin được giải phóng gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch
C. Thực bào bởi bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào với sự hoạt hóa của hệ thống bổ
thể
D. Các đại thực bào xuyên mạch và hóa ứng động tới vùng bị nhiễm khuẩn
E. Opsonin hóa
Nguyên nhân làm nồng độ Hb ở nam thường cao hơn ở nữ trong cùng độ tuổi là:
2 điểm

A. Thời gian bán huỷ hồng cầu ở nữ ngắn hơn ở nam.


B. Sự đáp ứng của tiền nguyên hồng cầu với erythropoietin ở nữ giảm.
C. Số tế bào gốc trong tuỷ xương nữ ít hơn nam.
D. Lượng testosteron ở nữ thấp hơn nam.
E. Nữ bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Co mạch: Do sự xuất hiện điện thế hoạt động tại nơi tổn thương gây co cơ trơn thành
mạch.
2 điểm

A. Đúng
B. Sai

Hầu hết CO2 được vận chuyển trong máu dưới dạng:
2 điểm

A. Hoà tan trong huyết tương.


B. Gắn với nhóm -NH2 của protein huyết tương.
C. Gắn với nhóm -NH2 của globin.
D. Gắn với Cl-.
E. Ở dạng NaHCO3

Bạch cầu ưa base có thể:


2 điểm

A. Tiêu hoá dị nguyên trực tiếp.


B. Gây hoá ứng động âm tính với bạch cầu ưa acid.
C. Hạn chế các biểu hiện của dị ứng, viêm.
D. Được hoạt hoá bởi sự kết hợp của dị nguyên và IgG trên bề mặt.
E. Được hoạt hoá bởi sự kết hợp của dị nguyên và IgE trên bề mặt tế bào.

Heparin có tác dụng:


2 điểm

A. Ức chế các yếu tố đông máu.


B. Ức chế sự hình thành phức hệ protrombinase.
C. Ức chế a2-macroglobulin.
D. Ức chế thrombin.
E. Ức chế protrombin

Vị trí thăm dò quá trình tạo máu ở người trưởng thành


2 điểm

A. Gan
B. Lách
C. Tuỷ đỏ xương
D. Tủy xương dẹt
E. Nang bạch huyết

Phân tử bề mặt đòi hỏi rất phù hợp giữa người cho và người nhận mô được gọi là
2 điểm

A. Kháng nguyên hòa hợp mô


B. lymphokin
C. interleukin
D. interferon
E. Kháng thể

Nguyên nhân làm số lượng hồng cầu ở nam thường cao hơn ở nữ trong cùng độ tuổi
là:
2 điểm

A. Thời gian bán huỷ hồng cầu ở nữ ngắn hơn ở nam.


B. Sự đáp ứng của tiền nguyên hồng cầu với erythropoietin ở nữ giảm.
C. Số tế bào gốc trong tuỷ xương nữ ít hơn nam.
D. Lượng testosteron ở nữ thấp hơn nam.
E. Nữ bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Các nguyên nhân sau có thể làm giảm quá trình cầm máu, trừ:
2 điểm

A. Đông máu rải rác trong lòng mạch.


B. Giảm số lượng tiểu cầu.
C. Thiếu các yếu tố đông máu.
D. Xơ vữa động mạch.
E. Xơ gan.

Trong quá trình đáp ứng miễn dịch:


2 điểm

A. Các đại thực bào có vai trò đặc biệt trong việc khởi động quá trình miễn dịch.
B. Bạch cầu lympho B có chức năng miễn dịch tế bào.
C. Các cytokin do lympho B tiết ra sẽ "khuếch đại" tác dụng phá huỷ kháng nguyên lên nhiều lần.
D. Bạch cầu lympho T có chức năng miễn dịch dịch thể.
E. Các kháng thể do lympho T sản xuất ra sẽ tác dụng trực tiếp lên kháng nguyên hoặc thông
qua hệ thống bổ thể để tiêu diệt kháng nguyên.

Bạch cầu hạt trung tính có đặc tính sau:


2 điểm

A. Có khả năng khử độc protein lạ.


B. Có khả năng bám mạch và xuyên mạch.
C. Mỗi bạch cầu trung tính có khả năng thực bào khoảng 100 vi khuẩn.
D. Có khả năng giải phóng ra plaminogen.
E. Có khả năng giải phóng héparine vào máu

Erythropoietin được sản xuất tăng lên khi: Bệnh nhân bị suy trục tuyến yên - tuyến
giáp.
2 điểm

A. Đúng
B. Sai

Sự hoạt hóa hệ thống bổ thể sẽ gây ra tác động nào?


2 điểm

a) Tác nhân vi sinh vật gắn với IgG


b) Bất hoạt bạch cầu ưa acid
c) Giảm hàm lượng bổ thể trong mô
d) Sinh ra các chất hóa hướng động

Câu nào đúng khi nói về tế bào T gây độc (cytotoxic T cell)?
2 điểm

A. Cần sự có mặt của hệ thống tế bào B hoạt động hiệu quả


B. Cần có mặt của một hệ thống lympho T trấn áp (hay T ức chế, suppressor T cell) hoạt động
hiệu quả
C. Được kích hoạt bởi sự trình diện kháng nguyên của tế bào nhiễm
D. Tiêu diệt vi khuẩn bằng cách khởi đầu quá trình thực bào bởi đại thực bào

Thải loại mảnh ghép nhân tạo mãn tính bắt đầu từ hoạt động của tế bào hiệu ứng đầu
tiên?
2 điểm

a) Đại thực bào đã được hoạt hóa


b) T helper
c) T độc (cytotoxic T cell)
d) Tế bào gai (tế bào nhánh)

Các nguyên nhân sau có thể làm giảm phức hệ protrombinase do thiếu Vitamin K, trừ
2 điểm

A. Xơ gan.
B. Viêm cầu thận.
C. Tắc ống mật chủ hoàn toàn.
D. Ăn uống thiếu dầu, mỡ.

Quá trình đông máu: Sự ổn định fibrin là do yếu tố XIII được yếu tố XII hoạt hoá.
2 điểm

A. Đúng
B. Sai
Một trong số các bệnh sau là do thiếu yếu tố VIII:
2 điểm

A. Hemophillie A.
B. Hemophillie B.
C. Hemophillie C.
D. Hemophillie D

Đông máu nội sinh:


2 điểm

A. Xảy ra nhanh và mạnh hơn so với con đường đông máu ngoại sinh.
B. Có sự tham gia của yếu tố VII.
C. Có sự tham gia của yếu tố thromboplastin của mô.
D. Tiểu cầu được hoạt hoá bởi yếu tố III.
E. Xảy ra khi máu tiếp xúc với thành ống nghiệm

Chức năng của IL-2 trong đáp ứng miễn dịch là gì?
2 điểm

A. Gắn và trình diện kháng nguyên


B. Kích thích sự tăng sinh của tế bào T
C. Giết các tế bào đã nhiễm virus
D. Cần thiết trong đáp ứng phản vệ

Một bênh nhân nhi 3 tuổi thường xuyên bị nhiễm trùng tai, được phát hiện thấy hàm
lượng immunoglobulin giảm và không đáp ứng với vaccine giải độc tố uốn ván.
Nhưng đứa trẻ có phản ứng da bình thường (da đỏ chậm và sau đó cứng) với một
kháng nguyên phổ biến ngoài môi trường. Vậy dòng tế bào nào đang không thực hiện
chức năng bình thường?
2 điểm

A. Đại thực bào


B. Tế bào T hỗ trợ (T helper)
C. Tế bào T gây độc (cytotoxic T cell)
D. Tế bào B

Chức năng của bạch cầu lympho B:


2 điểm

A. Sản xuất kháng thể dịch thể vào máu.


B. Biệt hoá thành tương bào - các tương bào sản xuất kháng thể.
C. Biệt hoá thành nguyên bào lympho -> nguyên tương bào -> các tương bào sản xuất kháng thể
D. Hoạt hoá bạch cầu lympho T.

Chức năng của các kháng thể dịch thể là:


2 điểm
A. Nhận biết kháng nguyên đặc hiệu.
B. Kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu tạo phức hợp KN-KT.
C. Tấn công trực tiếp kháng nguyên bằng phản ứng ngưng kết, trung hoà, kết tủa, làm vỡ tế
bào...
D. Hoạt hoá hệ thống bổ thể.
E. Cả A, B, C, D.

Sau khi đặt một người vào trong môi trường có oxy thấp, thì cần bao lâu để số lượng
hồng cầu lưới tăng lên?
2 điểm

A. 6 tiếng
B. 12 tiếng
C. 3 ngày
D. 5 ngày
E. 2 tuần

Về nguồn gốc bạch cầu: Bạch cầu mono có nguồn gốc từ các đại thực bào mô biệt
hoá tại tuỷ xương.
2 điểm

A. Đúng
B. Sai

Tế bào T độc (T giết) không có đặc tính sau:


2 điểm

A. Mang phân tử kháng nguyên bề mặt là CD8


B. Có khả năng tiêu diệt vật lạ trong khoảng cách xa thông qua việc bài tiết kháng thể
C. Bài tiết perforin và enzym tiêu diệt vật lạ
D. Những phần tế bào tổn thương bị phá hủy tham gia vào quá trình chết tự nhiên
E. Tiêu diệt cả những tế bào bị tổn thương bới các tế bào phá hủy trung gian

Khi xảy ra quá trình viêm:


2 điểm

A. Bạch cầu hạt trung tính có mặt ngay sau vài phút
B. Đại thực bào mô là những tế bào trưởng thành có thể bắt đầu ngay quá trình thực bào.
C. Tăng huy động bạch cầu trung tính từ tuỷ xương và các kho dự trữ
D. Bạch cầu mono tập trung nhanh chóng tại vùng viêm
E. Đáp ứng của bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào với quá trình viêm thông qua cơ chế điều
hoà ngược âm tính.

Quá trình đông máu trong ống nghiệm bị hạn chế hoặc bị ngăn cản khi:
2 điểm

A. Nhiệt độ của máu tăng đến 37oC.


B. Cho thêm vào trong máu thromboplastin.
C. Cho thêm vào trong máu heparin.
D. Cho thêm vào trong máu citrat calci.
E. Cho thêm vào trong máu Cephalin và Kaolin

HbO2 tăng giải phóng O2 khi:


2 điểm

A. Nồng độ 2,3 DPG trong máu giảm.


B. Phân áp CO2 trong máu giảm.
C. PH máu giảm.
D. Nhiệt độ máu giảm.
E. Phân áp O2 trong máu tăng

Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Giảm khi dùng chloramphenicol
0 điểm

A. Đúng
B. Sai

Một bé trai 2 tuổi chảy máu rất nhiều từ một vết thương nhỏ, trước đó từng bị chảy
máu chân răng. Ông ngoại của bé cũng có rối loạn máu chảy. Khám lâm sàng phát
hiện gối có sưng nhẹ và có tụ dịch trong khớp gối. Bạn dự đoạn bệnh nhân thiếu yếu
tố đông máu nào?
2 điểm

a) Chất hoạt hóa prothrombin


b) Yếu tố II
c) Yếu tố VIII
d) Yếu tố X

Một bé gái 9 tuổi bị chảy nước mũi và ngứa mắt vào mùa xuân hằng năm. Một BS
chuyên ngành dị ứng thực hiện phản ứng da, sử dụng một hỗn hợp chứa phấn hoa
cỏ. Trong vòng vài phút cô bé có biểu hiện đỏ và sưng cục bộ vùng kiểm tra. Phản
ứng này có khả năng nhất do?
2 điểm

A. Phức hợp kháng nguyên- kháng thể được hình thành trong mạch máu tại da
B. Kích hoạt BC hạt trung tính nhờ kháng nguyên được tiêm vào
C. Kích hoạt tế bào T helper CD4 và sản sinh ra kháng thể đặc hiệu
D. Kích hoạt tế bào T gây độc để phá hủy kháng nguyên

Sự kết dính bạch cầu vào lớp nội mạc:


2 điểm

A. Nhờ sự giảm các selectin


B. Phụ thuộc vào sự hoạt hóa các integrin
C. Nhờ sự ức chế phóng thích histamin
D. Nhiều hơn ở hệ tuần hoàn động mạch so với tuần hoàn tĩnh mạch
Các chức năng sau là của bạch cầu hạt ưa acid, trừ:
2 điểm

A. Giải phóng những dạng oxy hoạt động có thể giết ký sinh trùng.
B. Giải phóng ra một polypeptid giết ký sinh trùng là MBP.
C. Giải phóng ra chất gây hoá ứng động với bạch cầu ưa base
D. Giải phóng ra histaminase để khử hoạt histamin do bạch cầu ưa base giải phóng.
E. Giải phóng enzym thuỷ phân từ các hạt của tế bào.

Hồng cầu có những chức năng sau, trừ:


2 điểm

A. Vận chuyển O2.


B. Vận chuyển CO2.
C. Vận chuyển kháng thể.
D. Điều hoà thăng bằng acid – base.
E. Mang các kháng nguyên quy định nhóm máu.

Quay lại

Gửi
Không bao giờ gửi mật khẩu thông qua Google Biểu mẫu.
Biểu mẫu này đã được tạo ra bên trong College. Báo cáo Lạm dụng

 Biểu mẫu

You might also like