You are on page 1of 27

ĐỀ 1 DA17YDK

Câu 1: Biểu hiện tại chỗ của viêm ngoại trừ:

A. Nhiễm toan C. Sốt


B. Đau D. Phù nề
Câu 2: Cận lâm sàng trong bệnh lý nhiễm toan chuyển hóa:
A. PCO2 giảm, H+ giảm, pH tăng, HCO3- giảm
B. PCO2 tăng, H+ tăng, pH giảm, HCO3- giảm
C. HCO3- giảm, H+ tăng, pH giảm, PCO2 giảm
D. HCO3- tăng, H+ giảm, pH tăng, PCO2 giảm
Câu 3: Rối loạn giai đoạn thông khí do rối loạn cơ hô hấp là cơ chế của các bệnh sau đây, ngoại trừ:
A. Sốt bại liệt
B. Hen phế quản
C. Cổ chướng
D. Gù vẹo cột sống
Câu 4: Các cơ chế sau đây làm tăng NH3 máu ở bệnh nhân xơ gan, ngoại trừ:
A. Chức năng gan suy giảm làm giảm quá trình tạo ure từ NH3
B. Khi có tình trạng nhiễm toan và tăng kali
C. Khi có nhiều protein trong ruột, vi trùng đường ruột sẽ chuyển hóa các aa tạo thành NH3
D. Khi có suy thận kèm theo, vi trùng đường ruột sẽ phân hủy ure thành NH3
Câu 5: Rối loạn chuyển hóa glucid trong sốt, ngoại trừ:
A. Tăng đường huyết
B. Tăng acid lactic
C. Tăng chuyển hóa glucid
D. Tăng dự trữ glycogen
Câu 6: Theo con đường kinh điển, yếu tố được hoạt hóa đầu tiên là:
A. C1
B. Yếu tố B
C. C3
D. Phân tử MBL
Câu 7: Chức năng của giai đoạn vận chuyển là:
A. Tb sử dụng O2 để chuyển hóa các chất tạo ATP và CO2
B. Sự lưu thông khí thụ động qua lại màng phế nang và mao mạch phổi
C. Đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 giữa phế nang và môi trường ngoài
D. Quá trình đưa O2 từ phế nang đến các tb và đem CO2 từ tb đến phế nang theo chiều ngược lại
Câu 8: Biểu hiện “quá mẫn” trong một đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn:
A. Là kết quả của tương tác trực tiếp giữa lymphokin với kháng nguyên
B. Là kết quả của một phản ứng viêm do lymphokin kích thích gây ra (type III)
C. Là kết quả của phản ứng giữa kháng thể với kháng nguyên (type II)
D. Là do kháng thể IgE gây ra (type I)
Câu 9: Phù phổi cấp gây rối loạn hô hấp giai đoạn nào?
A. Hô hấp tế bào
B. Khuyếch tán
C. Thông khí
D. Vận chuyển oxi
Câu 10: Thành phần của dịch viêm, có các tính chất sau, ngoại trừ:
A. Thành phần chủ yếu của dịch viêm là protein
B. Dịch viêm có kháng thể, bạch cầu, fibrinogen nên có thể tạo thành một hàng rào phòng thủ bao vây và
tiêu diệt các yếu tố gây viêm
C. Dịch viêm còn có nhiều bạch cầu trung tính và đại thực bào
D. Thành phần trong dịch viêm nhiều nên phản ứng Rivalta (+), lúc đó protein trong dịch viêm đã vượt
15mg/l (>25mg/l)
Câu 11: Bệnh nhân hoạt động nhẹ cũng cảm thấy khó thở, phân loại suy hô hấp theo lâm sàng, bệnh
nhân này suy hô hấp mức độ nào:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 12: Đặc tính đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
A. Có tính đặc hiệu
B. Có trí nhớ miễn dịch
C. Chỉ hiện diện từ động vật có xương sống
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Tiêu chảy cấp có thể đưa đến các rối loạn sau, ngoại trừ:
A. Nhiễm độc thần kinh
B. Nhiễm toan
C. Rối loạn huyết động
D. Thiếu máu
Câu 14: Thành phần tham gia hoạt hóa bổ thể theo đường tắt. Chọn câu sai:
A. C3
B. C5
C. C1
D. Yếu tố B
Câu 15: Cơ chế gây tiêu chảy của salmonella là:
A. Tiêu chảy do tổn thương niêm mạc
B. Tiêu chảy tiết dịch
C. Tiêu chảy do tăng nhu động
D. Tiêu chảy thẩm thấu
Câu 16: Các yếu tố chính tham gia điều hòa và ổn định glucose máu là, chọn câu sai:
A. Thận
B. Nội tiết
C. Thần kinh
D. Gan

Câu 17: Phân loại quá mẫn theo Gel và Coombs. Chọn câu sai:

A. Type II: Phản ứng quá mẫn do kháng thể độc tế bào
B. Type IV: Phản ứng quá mẫn qua kháng thể
C. Type III: Phản ứng quá mẫn do phức hợp
D. Type I: Phản ứng phản vệ và atopy
Câu 18: Lympho bào T có thể nhận diện kháng nguyên:
A. Chỉ khi kháng nguyên đã kết hợp với kháng thể đặc hiệu
B. Chỉ khi kháng nguyên đã bị xử lý và trình diện lên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên
C. Chỉ khi các lympho bào T ở trạng thái hoạt hóa
D. Ngay cả khi kháng nguyên chưa xử lý
Câu 19: Đặc tính của kháng nguyên:
A. Tính sinh miễn dịch
B. Tính đặc hiệu
C. A, B đúng
D. A, B sai
Câu 20: Cận lâm sàng trong bệnh lý nhiễm toan hô hấp
A. [HCO3-] tăng, [H+] tăng, pH giảm, PCO2 tăng
B. [HCO3-] giảm, [H+] tăng, pH giảm, PCO2 giảm
C. PCO2 tăng, [H+] tăng, pH giảm, [HCO3-] giảm
D. PCO2 giảm, [H+] giảm, pH tăng, [HCO3-] giảm
Câu 21: Thành phần chính tạo nên áp lực keo của máu là:
A. Apha-globulin
B. Albumin
C. Beta-globulin
D. Gamma-globulin
Câu 22: Trường hợp nào sau đây tủy sinh tăng tạo hồng cầu?

A. Lên vùng núi cao


B. Suy dinh dưỡng
C. Suy tủy xương
D. Suy thận mạn

Câu 23. Hemophilia là đột biến di truyền theo?


A. Gen lặn trên NST giới tính X
B. Gen lặn NST thường
C. Gen trội NST thường
D. Gen lặn trên NST giới tính Y

Câu 24. Đặc điểm của đáp ứng miễn dịch thì 2
A. Chậm hơn, mạnh hơn
B. Chậm hơn, yếu hơn
C. Nhanh hơn, mạnh hơn
D. Nhanh hơn, yếu hơn

Câu 25. Các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngoại trừ:
A. Prostagladin
B. Ion bicarbonate
C. Dịch nhầy
D. Pepsin

Câu 26. Loại kháng thể nào sau đây trong cấu trúc có 2 chuỗi nặng epsilon
A. IgM
B. IgE
C. IgA
D. IgG

Câu 27. Thời gian của viêm mạn


A. > 2 tuần
B. < 1 tuần
C. > 10 ngày
D. > 1 tuần
Câu 28. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là bệnh rối loạn về gen
A. Rối loạn gen chuyển hóa
B. Rối loạn gen cấu trúc
C. Rối loạn gen tổng hợp
D. Rối loạn gen điều hòa
Câu 29. Thành phần đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. Chọn câu sai
A. Bổ thể
B. Bạch cầu đa nhân trung tính
C. Bạch cầu ái toan
D. Lympho
Câu 30. Bán kháng nguyên (hapten) là chất
A. Tự nó không gay miễn dịch
B. Có tính đặc hiệu
C. Cần kết hợp với chất mang mới có thể sinh miễn dịch
D. Tất cả đều đúng
Câu 31. Theo con đường tắt, yếu tố hoạt hóa C5 là
A. C4b2a3b
B. C3b
C. C3b3b
D. C3bBb3b
Câu 32. Cơ quan lympho trung ương, CHỌN CÂU SAI
A. Là nơi mà lympho lần đầu tiên thể hiện thụ thể kháng nguyên và trưởng thành về mặt chức năng
B. Có trong hệ thống miễn dịch da và hệ thống miễn dịch niêm mạc
C. Bao gồm tủy xương và tuyến ức
D. Còn được gọi là cơ quan lympho sơ cấp
Câu 33. Yếu tố nào sau đây gây tăng đường huyết, CHỌN CÂU SAI
A. Glucocorticoid
B. Glucagon
C. Insulin
D.Cường giao cảm
Câu 34. Một cặp vợ chồng trong đó vợ nhóm máu A và chồng nhóm máu B, con của cặp vợ chồng này có
thể thuộc nhóm máu nào:
A. Nhóm O
B. Nhóm AB
C. Nhóm B
D. Cả 3 lựa chọn trên đều đúng
Câu 35. Chọn câu đúng, rối loạn cân bằng tiết dịch dạ dày – tá tràng:
A. Giảm yếu tố bảo vệ, tăng yếu tố tấn công
B. Giảm yếu tố bảo vệ, yếu tố tấn công bình thường
C. Tăng yếu tố tấn công, yếu tố bảo vệ bình thường
D. A,B,C đều đúng
Câu 36: Yếu tố làm tăng tổng hợp protid là
A. Suy dinh dưỡng
B. Bỏng
C. Đái tháo đường
D. Cường tuyến yên
Câu 37. Kiểu thở Kussmaul thường gặp trong trường hợp nào
A. Kiềm chuyển hóa
B. Toan chuyển hóa
C. Kiềm hô hấp
D. Toan hô hấp
Câu 38. Phản ứng dị ứng xảy ra khi
A. Khi có sự kết hợp của IgE gắn trên bề mặt tế bào mast với dị nguyên (allergen) xâm nhập
B. Khi có sự kết hợp của IgE tự do với dị nguyên (allergen) xâm nhập
C. Khi có sự gia tăng tổng hợp IgE
D. Khi có sự tác động của lymphokin do lympho bào T mẫn cảm sản xuất ra
Câu 39. Các rối loạn chức phận trong sốt, ngoại trừ:
A. Tăng tiết dịch tiêu hóa
B. Nhức mỏi toàn thân
C. Tăng thông khí
D. Tăng nhịp tim
Câu 40: Kháng thể chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch thì đầu là
A. IgD
B. IgG
C. IgM
D. IgE
Câu 41: Hình thức đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn có vai trò bảo vệ cơ thể
trong trường hợp nào dưới đây:
A. Nhiễm vi khuẩn lỵ
B. Nhiễm vi khuẩn lao
C. Nhiễm virus
D. Cả 3 lựa chọn trên đều đúng
Câu 42: Cơ chế gây tiêu chảy của V.cholerae là
A. Tiêu chảy do tổn thương niêm mạc
B. Tiêu chảy tiết dịch
C. Tiêu chảy thẩm thấu
D. Tiêu chảy do tăng nhu động ruột
Câu 43. Loại kháng thể nào sau đây trong cấu trúc có 2 chuỗi nặng alpha
A. IgM
B. IgG
C. IgA
D. IgE
Câu 44. Nguyên nhân của hiện tượng đỏ trong viêm
A. Do xung huyết
B. Do tăng chuyển hóa
C. Do sự tăng tính thấm thành mạch
D. Do sự ứ đọng acid lactic
Câu 45. Cổ chướng gây rối loạn hô hấp ở giai đoạn nào:
A. Khuếch tán
B. Hô hấp tế bào
C. Vận chuyển oxi
D. Thông khí
Câu 46. Thời gian tồn tại của kháng thể trong đáp ứng miễn dịch thì hai
A. 1 tuần
B. 2-3 tuần
C. 4 tuần
D. Nhiều tháng nhiều năm
Câu 47. Cơ chế hình thành dịch cổ trướng trong xơ gan là
A. Giảm tính thấm thành mạch
B. Tăng áp lực keo
C. Tăng áp lực thủy tĩnh
D. Giảm Aldosteron
Câu 48. Cặp yếu tố nào sau đây thuộc về yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày-tá tràng
A. Sự tưới máu phong phú và prostaglandin
B. HCL và Somatostastin
C. HCL và Pepsinogen
D. Pepsin và chất nhầy
Câu 49. Trong các cơ quan dưới đây, cơ quan nào là cơ quan lympho trung ương
A. Tuyến ức
B. Hạch lympho vùng hầu họng
C. Lách
D. Hạch mạc treo ruột
Câu 50. Đặc điểm của giai đoạn sốt tăng là
A. Sản nhiệt/thải nhiệt > 1
B. Mồ hôi ra nhiều
C. Huyết áp tăng nhẹ
D. Tiểu nhiều
Câu 51. Cơ chế gây tiêu chảy của hội chứng đại tràng kích thích là
A. Tiêu chảy thẩm thấu
B. Tiêu chảy do tăng nhu động
C. Tiêu chảy tiết dịch
D. Tiêu chảy do tổn thương niêm mạc
Câu 52. Trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
A. Có thể có sự tham gia của kháng thể, trong đó nhất thiết phải có sự kết hợp đặc hiệu của kháng thể với
kháng nguyên tương ứng
B. Không có sự tham gia của kháng thể, vì kháng thể là một yếu tố của đáp ứng miễn dịch thể dịch đặc
hiệu (với khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng)
C. Có thể có sự tham gia của kháng thể, nhưng không có sự kết hợp đặc hiệu của kháng thể với kháng
nguyên tương ứng
D. Có sự tham gia của kháng thể với vai trò là yếu tố hoạt hóa trực tiếp một số cơ chế đáp ứng không đặc
hiệu như hiện tượng thực bào, sản xuất bổ thể, sản xuất interferon.

Câu 53. Kháng thể tham gia quá mẫn type 1 (dị ứng, sốc phản vệ)
A. IgM, IgD
B. IgG
C. IgE, IgG
D. IgG, IgM
Câu 54. Yếu tố có tác dụng bảo vệ thành mạch trong xơ vữa động mạch là
A. Chylomicron
B. LDL
C. HDL
D. Triglycerid
Câu 55. CLS sau đây [HCO3-] giảm, [H+] tăng, pH giảm, PCO2 giảm gặp trong dạng rối loạn toan kiềm
nào
A. Kiềm chuyển hóa
B. Toan chuyển hóa
C. Toan hô hấp
D. Kiềm hô hấp
Câu 56. CLS sau đây [HCO3-] giảm, [H+] giảm, pH tăng, PCO2 giảm gặp trong dạng rối loạn toan kiềm
nào
A. Kiềm chuyển hóa
B. Toan chuyển hóa
C. Toan hô hấp
D. Kiềm hô hấp
Câu 57. Tính đặc hiệu của kháng nguyên là
A. Khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể
B. Kích hoạt tế bào lympho T tham gia đáp ứng miễn dịch
C. A,B đúng
D. A,B sai
Câu 58. Cơ quan lympho trung ương
A. Bao gồm hạch bạch huyết và lách
B. Có trong hệ thống miễn dịch da và hệ thống miễn dịch niêm mạc
C. Còn được gọi là cơ quan lympho thứ cấp
D. Bao gồm tủy xương và tuyến ức
Câu 59. Trong hội chứng kém hấp thu, biểu hiện vọp bẻ, yếu cơ là do
A. Kém hấp thu mỡ
B. Mất nhiều kali
C. Giảm hấp thu vitamin D và canxi
D. Thiếu vitamin B12, sắt
Câu 60. Nguyên nhân của phù nề trong viêm là
A. Do sự tăng tính thấm thành mạch
B. Do xung huyết
C. Do tăng chuyển hóa
D. Do sự ứ đọng acid lactic

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
ĐỀ 2
1. Trong cơ chế gây sốt sẽ có hiện tượng nào sau đây xảy ra:
a. Tăng sinh nhiệt, tăng thải nhiệt
b. Giảm sinh nhiệt, tăng thải nhiệt
c. Tăng sinh nhiệt, giảm thải nhiệt
d. Giảm sinh nhiệt, giảm thải nhiệt
2. Chức năng của giai đoạn thông khí:
a. Tế bào sử dụng O2 để chuyển hóa các chất tạo ATP và CO2
b. Đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 giữa phế nang và môi trường ngoài
c. Quá trình đưa O2 từ phế nang đến các tế bào và đem CO2 từ tế bào đến phế nang theo chiều ngược lại
d. Sự lưu thông khí thụ động qua lại màng phế nang và mao mạch phổi
3. Hapten là
a. Là một “kháng nguyên không hoàn chỉnh”: hapten có khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể chống
hapten, nhưng lại không kếp hợp được với kháng thể đó
b. Một loại kháng nguyên đặc biệt, có thể phản ứng với nhiều loài kháng thể khác nhau
c. Là một “kháng nguyên không hoàn chỉnh”: hapten không có khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể
chống hapten
d. Có thể trở nên có tính sinh miễn dịch nếu được phân cắt bằng các enzym thích hợp
4. Cơ quan lympho trung ương, chọn câu sai:
a. Bao gồm tủy xương và tuyến ức
b. Là nơi mà tế bào lympho lần đầu tiên thể hiện thụ thể kháng nguyên và trưởng thành về mặt chức
năng
c. Có trong hệ thống miễn dịch da và hệ thống miễn dịch niêm mạc
d. Còn được gọi là cơ quan lympho sơ cấp
5. Bản chất của kháng thể:
a. Globulin
b. Lipoprotein
c. Albumin
d. Glycoprotein
6. Cơ quan lympho ngoại biên
a. Có trong tủy xương và tuyến ức
b. Còn được gọi là cơ quan lympho sơ cấp
c. Là nơi mà tế bào lympho lần đầu tiên thể hiện thụ thể kháng nguyên và trưởng thành về mặt chức
năng
d. Có trong hạch bạch huyết, lách
7. Kháng thể thuộc lớp nào có khả năng gây phản ứng ngưng kết mạnh nhất
a. IgM
b. IgD
c. IgA
d. IgG
8. Rối loạn chuyển hóa chức năng trong sốt:
a. Khi nhiệt độ tăng 1 độ C thì chuyển hóa tăng 3,3%, tiêu thụ oxy giảm 13%
b. Khi nhiệt độ tặng 1 độ C thì chuyển hóa tăng 3,3%, tiêu thụ oxy tăng 13%
c. Khi nhiệt độ tăng 1 độ C thì chuyển hóa tăng 13%, tiêu thụ oxy giảm 3,3%
d. Khi nhiệt độ tăng 1 độ thì chuyển hóa tăng 13%, tiêu thụ oxy tăng 3,3%
9. Phản ứng kết tủa tương đối nhạy cảm dùng để phát hiện
a. Kháng thể
b. Phức hợp kháng nguyên-kháng thể
c. Kháng nguyên
d. Bổ thể
10. Trong mỗi phân tử IgG có bao nhiêu vị trí kết hợp kháng nguyên
a. 4
b. 1
c. 2
d. 10
11. Kháng thể IgA tiết trong lòng ống tiêu hóa thường tham gia vào các hiện tượng
a. Opsonin hóa
b. Hiệu quả ADCC
c. Làm tan tế bào vi khuẩn
d. Trung hòa độc tố và ngăn cản sự bám của vi khuẩn, viruss vào niêm mạc ống tiêu hóa
12. Chọn câu sai
a. Vùng tủy đỏ của lách chứa chủ yếu là hồng cầu, đại thực bào, tế bào hình sao, một ít tế bào lympho và
tương bào
b. Vùng tủy đỏ của lách chứa những mô dày đặc tế bào lympho
c. Vùng lách trắng chứa những mô dày đặc tế bào lympho
d. Lách là cơ quan lọc máu quan trọng của cơ thể
13. Trong quá trình hoạt hóa bổ thể
a. Nhất thiết phải có sự hoạt hóa của thành phần bổ thể C1
b. Nhất thiết phải có thể sự kết hợp của kháng nguyên với kháng thể đặc hiệu
c. Tất cả các thành phần bồ thể đều được hoạt hóa
d. Có thể không cần đến sự kết hợp của kháng nguyên với kháng thể đặc hiệu
14. Cơ quan lympho ngoại biên, chọn câu sai:
a. Là nơi xảy ra đáp ứng của tế bào lympho và kháng nguyên lạ
b. Có trong hệ thống miễn dịch da và hệ thống miễn dịch niêm mạc
c. Còn được gọi là cơ quan lympho thứ cấp
d. Bao gồm tủy xương tuyến ức
15. Hoạt động của kháng thể opsonin hóa:
a. Là đặc hiệu, vì bản chất của hoạt động này là sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể
b. Không đặc hiệu, vì kháng thể opsonin hóa có thể gắn lên nhiều loại tế bào thực bào khác nhau
c. Là không đặc hiệu, vì kháng thể opsonin hóa có thể kết hợp với nhiều vật lạ khác nhau
d. Là không đặc hiệu, vì hoạt động này tham gia vào hiện tượng thực bào, một cơ chế đáp ứng miễn dịch
không đặc hiệu
16. Khi ở trạng thái đói, tế bào alpha tuyến tụy sẽ:
a. Tăng tiết insulin
b. Giảm tiết insulin
c. Tăng tiết glucagon
d. Giảm tiết glucagon
17. Hoạt tính của bổ thể có đặc điểm:
a. Không có tính đặc hiệu với loài nhưng có tính đặc hiệu với kháng nguyên
b. Không có tính đặc hiệu với kháng nguyên nhưng có tính đặc hiệu với loài
c. Không có tính đặc hiệu với kháng nguyên cũng như không có tính đặc hiệu với loài
d. Mang tính đặc hiệu với kháng nguyên và đặc hiệu loài
18. Chức năng của giai đoạn khuếch tán là:
a. Đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 giữa phế nang và môi trường ngoài
b. Tế bào sử dụng O2 để chuyển hóa các chất tạo ATP và CO2
c. Quá trình đưa O2 từ phế nang đến các tế bào và đem CO2 từ tế bào đến phế nang theo chiều ngược lại
d. Sự lưu thông khí thụ động qua lại màng phế nang và mao mạch phổi
19. Đường huyết ở mức bình thường của cơ thể
a. 4-6 mmol/l
b. 5,6-6,5 mmol/l
c. 5,6-6,5 mg/dL
d. 4-6 mg/Dl
20. Sự tổn thương do hoạt hóa bổ thể thường được giới hạn trong khu vực bổ thể được kích hoạt do
a. Thời gian bán hủy ngắn của các bộ thể và khả năng bị bất hoạt nhanh chóng của chúng
b. Nồng độ rất thấp của các thành phần bổ thể bị bất hoạt trong huyết thanh
c. Không có khả năng kích hoạt hệ thống với sự hiện diện của IgG
d. Một khi được kích hoạt, các hoạt động gây tổn thương của bổ thể là không đặc hiệu
21. Một phân tử kháng thể IgG đơn phân trong huyết thanh có bao nhiêu chuỗi polypeptide
a. 10
b. 2
c. 4
d. 1
22. Rối loạn giai đoạn thông khí do rối loạn cơ học hô hấp là cơ chế của các bệnh sau đây, ngoại trừ:
a. Sốt bại liệt
b. Hen phế quản
c. Cổ chướng
d. Gù vẹo cột sống

23. Biểu hiện toàn thân của viêm cấp, ngoại trừ:
a. Nhiễm toan
b. Tăng bạch cầu
c. Sốt
d. Gia tăng lượng protein huyết tương
24.
25. Triệu chứng của đái tháo đường:
a. Đau họng, nôn ói, táo bón, chướng bụng
b. Chán ăn, táo bón, sụt cân
c. Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, tăng cân nhanh
d. Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh
26. Đặc điểm của giai đoạn sốt tăng:
a. Huyết áp tăng nhẹ
b. Sản nhiệt/ thải nhiệt <1
c. Tiểu nhiều
d. Mồ hôi ra nhiều
27. Các rối loạn chức phận trong sốt, ngoại trừ:
a. Tăng thông khí
b. Nhức mỏi toàn thân
c. Tăng nhịp tim
d. Tăng tiết dịch tiêu hóa
28. Một phân tử kháng thể IgA tiết cấu tạo bởi
a. 8 chuỗi polypeptide và một mảnh tiết (secretory component)
b. 5 chuỗi polypeptide
c. 4 chuỗi polypeptide
d. 9 chuỗi polypeptide và một mảnh tiết
29. Chất gây sốt nội sinh thường gặp nhất là:
a. INF-a
b. Prostaglandin
c. Interleukin-1
d. Lymphokines
30. Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm bao gồm các hiện tượng sau đây, ngoại trừ:
a. Sự hình thành dịch rỉ viêm
b. Bạch cầu xuyên mạch
c. Tổn thương tổ chức
d. Rối loạn vận mạch
31. Trong trường hợp nào sau đây, một mạng lưới lớn được hình thành
a. Lượng kháng thể vượt mức
b. Tỉ lệ kháng nguyên và kháng thể ở mức tối ưu
c. Kháng nguyên vượt mức
d. Không có câu đúng
32. Các rối loạn có thể gặp trong sốt ngoại trừ
a. Tăng tiêu thụ oxy
b. Tăng acid lactid
c. Giảm thông khí
d. Giảm dự trữ glycogen
33. Lớp kháng thể nào có trọng lượng phân tử lớn nhất
a. IgM
b. IgE
c. IgA
d. IgG
34. Có bao nhiêu hormone chính có khả năng làm giảm đường huyết
a. 3
b. 2
c. 4
d. 1
35. Các hormone có khả năng làm tăng đường huyết:
a. Glucagon
b. Adrenalin và Nor-adrenalin
c. GH, corticotropin
d. Tất cả đều đúng
36. Tế bào nào sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên khi đường huyết hạ thấp (dưới 2,5mmol/l)
a. Gan
b. Thận
c. Não
d. Beta-tuyến tụy
37. Trong quá trình phát triển cá thể, lớp kháng thể nào được tổng hợp sớm nhất
a. IgM
b. IgG
c. IgA
d. IgE
38. Một kháng nguyên gây miễn dịch trên động vật thí nghiệm được coi là có tính “lạ” cao khi
a. Được sử dụng lần đầu trên động vật thí nghiệm
b. Có kích thước phân tử lớn
c. Được cấu tạo bởi nhiều loại axit amin khác nhau
d. Có nguồn gốc từ một động vật khác có sự khác biệt xa về mặt di truyền với động vật thí nghiệm
39. Thiếu hụt lipoprotein lipase làm tăng chủ yếu
a. Chylomicron
b. IDL
c. LDL
d. VLDL

40. Triglyceride và Cholesterol do cơ quan nào tổng hợp sản xuất


a. Mật
b. Gan
c. Thận
d. Tuyến tụy

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
X

ĐỀ THIẾU 8 CÂU
9. Đặc điểm nào sau đây là đặc trưng của viêm mạn?
A. Sự thành lập u hạt
B. Sự gia tăng bạch cầu
C. Gia ,tăng lượng protein huyết tương
D. Nhiễm toan
10. Loại KN phổ biến nhất trong tự nhiên và có tính KN tốt nhất có bản chất là
A. Lipid B. Muối khoáng
C.Protein D. Glucid

11. Nguyên nhân của nóng trong viêm là

A. Do xung huyết

B. Do sự tăng tính thấm thành mạch

C. Do tăng chuyển hóa

D. Do sự ứ động acid lactic

12. Các biểu hiện thích nghi của cơ thể với tình trạng suy hô hấp, ngoại trừ

A. Thở nhanh, sâu B. Giảm nhịp tim

C. Tăng số lượng hồng cầu D. Tăng chuyển hóa

13. Bán KN (hapten) là

A. Bản chất các kháng nguyên này thường là protein

B. Là những kháng nguyên tự có khả năng kích thích sinh kháng thể

C. Khi gặp kháng thể, không có khả năng kết hợp đặc hiệu

D. Bản chất các KN này thường là acid nucleic, lipid hoặc polysaccarid
14. Quá mẫn type III, chọn câu sai

A. Shock phản vệ là phản ứng của quá mẫn type I

B. Là phản ứng quá mẫn chậm

C. Phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào

D. Tế bào T kết hợp với KN

15. Thời gian của viêm mạn là

A. >10 ngày B. >1 tuần

C. >2 tuần D. <1 tuần

16. Các yếu tố chính tham gia điêu hòa và ổn định glucose máu là, chọn câu sai

A. Gan B. Thần kinh

C. Nội tiết D. Thận

17. Đặc tính chung của các cytokin là

A. Cytokin được bài tiết với lượng nhỏ và tự hạn chế

B. Các phản ứng của cytokin thường đa hướng và trùng lập

C. Cytokin này thường ảnh hưởng đến sinh tổng hợp và tác động của cytokin khác

D. Tất cả đều đúng

18. Các rối loạn chuyển hóa trong sốt, ngoại trừ

A. Tăng sử dụng lipid B. Giảm tổng hợp protein

C. Tăng chuyển hóa năng lượng D. Giảm đường huyết

19. Phù phổi cấp gây rối loạn hô hấp ở giai đoạn nào

A. Vận chuyển oxi B. Khuyết tán

C. Thông khí D. Hô hấp tế bào

20. Các triệu chứng của hạ đường huyết, chọn câu sai
A. Run tay chân B. Nhịp tim nhanh

C. Vã mồ hôi D. Liệt ruột

21. Thành phần của dịch viêm có các tính chất sau, ngoại trừ

A. Dịch viêm còn có nhiều bạch cầu trung tính và đại thực bào

B. Thành phần chủ yếu của dịch viêm là protein

C. Thành phần trong dịch viêm nhiều nên phản ứng Rivalta (+), lúc đó protein trong dịch viêm đã vượt mức
15mg/l

D. Dịch viêm có kháng thể, bạch cầu, fibrinogen nên có thể tạo thành một hàng rào phòng thủ bao vây và
tiêu diệt các yếu tố gây viêm

22. Chọn câu sai về kháng thể IgG

A. Chỉ phân bố trong lòng mạch

B. Là kháng thể duy nhất được truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai

C. Cấu tạo từ chuỗi nhẹ Kappa hoặc Lamda và hai chuỗi nặng Gamma

D. Gây độc qua trung gian tế bào phụ thuộc kháng thể (giúp tế bào K diệt tế bào đích)

23. Quá mẫn type II, chọn câu sai

A. Kháng thể thuộc lớp IgE

B. Làm tế bào đích bị ly giải

C. KN lạ hoặc tự KN trên tế bào

D. Tổn thương này giới hạn ở các tế bào và mô mang KN

24. Chọn câu sai về kháng thể IgA

A. Có hai loại IgA trong huyết thanh chủ yếu ở dạng monome và IgA tiết (sIgA) luôn có dạng dime

B. IgA có quai trò chống bám dính hoặc chống xâm nhập của các vi khuẩn qua đường niêm mạc

C. Có khả năng diệt khuẩn

D. Là kháng thể chính trong bệnh lý quá mẫn type I hay dị ứng

25. Biểu hiện tại chỗ của viêm, ngoại trừ


A. Nhiễm toan B. Sốt

C. Đau D. Phù nề

26. Chọn câu đúng về kháng thể IgA

A. IgA có vai trò chống bám dính hoặc xâm nhập của các vi khuẩn qua đường niêm mạc

B. Ngưng kết hồng cầu cùng loài trong trường hợp nhóm máu ABO, ngưng kết vi khuẩn

C. Xuất hiện sớm vào tháng thứ 5 của thai nhi

D. Là kháng thể chính trong bệnh lý quá mẫn type I hay dị ứng

27. Nguyên nhân của hiện tượng đỏ trong viêm là

A. Do ứ động acid lactic (xưng)

B. Do tăng chuyển hóa (nóng)

C. Do sự tăng tính thấm thành mạch (phù nề)

D. Do xung huyết (đỏ)

28. Quá mẫn type III, chọn câu đúng

A. Kháng thể IgG, IgM

B. Tự KN thường gây ra phản ứng quá mẫn type III

C. Phức hợp KN-KT lắng đọng ở mô và cơ quan

D. Tất cả đều đúng

29. Chức năng của giai đoạn vận chuyển là

A. Quá trình đưa O2 từ phế nang đến các tế bào và đem CO2 từ tế bào đến phế nang theo chiều ngược lại

B. Sự lưu thông khí thụ động qua lại màng phế nang và mao mạch phổi

C. Đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 từ phế nang và môi trường ngoài

D. Tế bào sử dụng O2 để chuyển hóa các chất tạo ATP và CO2

30. Chức năng của giai đoạn thông khí là

A. Quá trình đưa O2 từ phế nang đến các tế bào và đem CO2 từ tế bào đến phế nang theo chiều ngược lại
B. Tế bào sử dụng O2 để chuyển hóa các chất tạo ATP và CO2

C. Sự lưu thông khí thụ động qua lại màng phế nang và mao mạch phổi

D. Đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 từ phế nang và môi trường ngoài

31. Chức năng của giai đoạn khuyết tán là

A. Đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 từ phế nang và môi trường ngoài

B. Sự lưu thông khí thụ động qua lại màng phế nang và mao mạch phổi

C. Quá trình đưa O2 từ phế nang đến các tế bào và đem CO2 từ tế bào đến phế nang theo chiều ngược lại

D. Tế bào sử dụng O2 để chuyển hóa các chất tạo ATP và CO2

32. Rối loạn giai đoạn thông khí do rối loạn cơ học hô hấp là cơ chế của các bệnh sau đây, ngoại trừ

A. Hen phế quản B. Cổ chướng

C. Sốt bại liệt D. Gù vẹo cột sống

33. Chọn câu đúng về kháng thể IgM

A. Không thể hoạt hóa bổ thể

B. IgM gần như chỉ có mặt trong tế bào

C. Ngưng kết hồng cầu cùng loài trong trường hợp nhóm máu ABO, ngưng kết vi khuẩn

D. Chỉ xuất hiện khi trẻ được sinh ra

34. Các bệnh sau đây do nguyên nhân tự miễn, ngoại trừ

A. Lupus ban đỏ hệ thống

B. Viêm tuyến giáp mạn Hashimoto

C. Vô tinh trùng tiên phát tự miễn

D. Tự ký

35. Yếu tố có tác dụng bảo vệ thành mạch trong Xơ vữa động mạch là

A. Chylomicron B. HDL

C. LDL D. Triglycerid
36. Nguyên nhân của phù nề trong viêm là

A. Do tăng chuyển hóa

B. Do xung huyết

C. Do sự ứ động acid lactic

D. Do sự tăng tính thấm thành mạch

37. Các biểu hiện thích nghi của cơ thể với tình trạng suy hô hấp, ngoại trừ

A. Thở nhanh, sâu B. Tăng chuyển hóa

C. Tăng số lượng hồng cầu D. Giảm nhịp tim

38. Tràn dịch màng phổi gây rối loạn hô hấp ở giai đoạn nào

A. Khuyết tán B. Thông khí

C. Vận chuyển oxi D. Hô hấp tế bào

39. Rối loạn chuyển hóa glucid trong sốt, ngoại trừ

A. Tăng acid lactic B. Tăng chuyển hóa glucid

B. Tăng dự trữ glycogen D. Tăng đường huyết

40. Cổ chướng gây rối loạn hô hấp ở giai đoạn nào

A. Hô hấp tế bào B. Thông khí

C. Vận chuyển oxi D. Khuyếch tán

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
X X X X X X X X
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

ĐỀ 452
1. Các biểu hiện thích nghi của cơ thể với tình trạng suy hô hấp, ngoại trừ
A. Tăng số lượng hồng cầu
B. Thở nhanh, sâu
C. Tăng chuyển hóa
D. Giảm nhịp tim
2. Rối loạn chuyển hóa năng lượng trong sốt
A. Khi nhiệt độ tăng 1℃ thì chuyển hóa tăng 3,3%, tiêu thụ oxy giảm 13%
B. Khi nhiệt độ tăng 1℃ thì chuyển hóa tăng 13%, tiêu thụ oxy tăng 3,3%
C. Khi nhiệt độ tăng 1℃ thì chuyển hóa tăng 13%, tiêu thụ oxy giảmp 3,3%
D. Khi nhiệt độ tăng 1℃ thì chuyển hóa tăng 3,3%, tiêu thụ oxy tăng 13%
3. Trong các kháng thể sau đây, kháng thể nào có khả năng cố định bổ thể mạnh nhất
A. IgA tiết B. IgG
C.IgM D. IgA huyết thanh

4. Các nguyên nhân gây thiếu máu do tủy giảm sản xuất, chọn câu sai

A. Xơ tủy, cốt hóa tủy, ung thư

B. Thiếu nguyên liệu: Fe, aicd folic, vitamin B12

C. Thiếu G6PD, pyruvate kinase

D. Thiếu erypropoietin

5. Những tế bào nào dưới đây có thể tham gia trực tiếp vào đáp ứng miễn dịch chống giun, ký sinh trùng

A. Tế bào plasma B. Đại thực bào

C. Tế bào ái toan D. Tế bào ái kiềm

6. Đặc điểm của tế bào trình diện kháng nguyên

A. Nhất thiết phải có khả năng thực bào

B. Nhất thiết phải có thụ thể giành cho kháng nguyên trên bề mặt

C. Có kháng nguyên phù hợp tổ chức trên bề mặt

D. Cả bốn lựa chọn trên đều đúng

7. Tính đặc hiệu của kháng nguyên được quy định bởi

A. Kích thước phân tử kháng nguyên

B. Các nhóm chức hóa học trong phân tử kháng nguyên

C. Toàn bộ phân tử kháng nguyên

D. Các quyết định kháng nguyên

8. Khi ở trạng thái đói, tế bào alpha tuyến tụy sẽ


A. Giảm tiết insullin B. Tăng tiết glucagon

C. Tăng tiết insullin D. Giảm tiết glucagon

9. Đặc điểm của giai đoạn sốt đứng là

A. Tiểu nhiều B. Nhiệt độ vẫn còn cao

C. Sản nhiệt/thải nhiệt <1 D. Mồ hôi ra nhiều

10. Trên bệnh nhân đái tháo đường, sẽ có hiện tượng đường huyết tăng thải theo đường niệu, quá trình
này sẽ kéo theo nước gây ra hiện tượng

A. Đái máu B. Lợi tiểu thẩm thấu

C. Thiểu niệu D. Tiểu bọt

11. Kháng thể IgE có thể gắn lên bề mặt của các tế bào nào sau đây

A. Bạch cầu trung tính B. Bạch cầu ái kiềm

C. Bạch cầu ái toan D. Lympho bào B

12. Vị trí hoạt hóa bổ thể được xác định bởi

A. Vị trí của thụ thể Fc

B. Vị trí của các tế bào dendritic ( tế bào DC )

C. Vị trí phức hợp kháng thể - kháng nguyên đặc hiệu

D. A và C đúng

13. Bệnh nhân hoạt động nhẹ cũng cảm thấy khó thở, phân loại suy hô hấp theo lâm sàng, bệnh nhân
này suy hô hấp mức độ nào?

A. Độ 2 B. Độ 3

C. Độ 1 D. Độ 4

14. Lympho bào B có thể nhận diện kháng nguyên.

A. Ngay khi kháng nguyên chưa bị xử lý

B. Khi kháng nguyên đã bị xử lý và trình diện lên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên.

C. Chỉ khi lympho bào ở trạng thái hoạt hóa.


D. Chỉ khi hỗ trợ của lympho bào T

15. Cơ chế hình thành dịch cổ trướng trong xơ gan, ngoại trừ?

A. Tăng áp lực keo

B. Tăng tính thấm thành mạch

C. Cường Aldosteron thứ phát

D. Tăng áp lực thủy tĩnh

16. Bệnh lí thiếu máu gây không có hoặc khiếm khuyết chuỗi alpha, beta, giảm tổng hợp chuỗi
hemoglobin, hủy hoại hồng cầu là

A. Bệnh hồng cầu di truyền Minkowki Chaufard

B. Bệnh hồng cầu hình liềm (HbS)

C. Bệnh Thalassemia

D. Thiếu G6PD, Pyruvate kinase

17. Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm bao gồm các hiện tượng sau đây, ngoại trừ

A. Sự hình thành dịch rỉ viêm

B. Bạch cầu xuyên mạch

C. Tổn thương tổ chức

D. Rối loạn vận mạch

18. Tất cả những điều sau đây là đúng đối với các phân tử IgE, ngoại trừ

A. IgE là globulin miễn dịch có mặt ít nhất trong huyết thanh

B. IgE đi qua nhau thai và tham gia cố định bổ thể

C. IgE có liên quan đến việc làm trung gian cho các phản ứng miễn dịch chống kí sinh trùng

D. IgE là nhiếm immunoglobulin chính liên quan đến phản ứng dị ứng

19. Cơ quan lympho trung ương, chọn câu sai

A. Là nơi mà tế bào lympho lần đầu tiên thể hiện thụ thể kháng nguyên và trưởng thành về mặt chức năng

B. Có trong hệ thống miễn dịch da và hệ thống miễn dịch niêm mạc


C. Bao gồm tủy xương và tuyến ức

D. Còn được gọi là cơ quan lympho sơ cấp

20. Phân loại suy hô hấp theo lâm sàng được chia làm bao nhiêu mức độ

A. 4 mức độ B. 3 mức độ C. 5 mức độ D. 2 mức độ

21. Interferon

A. Có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách không đặc hiệu

B. Có khả năng hợp tác với các KT trong cơ chế gây tan tế bào đích

C. Có bản chất là globulin huyết thanh nhưng không phải là kháng thể

D. Có hoạt tính chống viuss không đặc hiệu

22. Quá mẫn type II, chọn câu sai

A. Làm tế bào đích bị ly giải

B. Tổn thương xảy giới hạn ở các tế bào và mô mang KN

C. KT thuộc lớp IgE

D. KN lạ hoặc tự KN trên tế bào

24. Thành phần bổ thể có tính chất hóa ứng động mạnh đối với bạch cầu trung tính là

A. Bổ thể C5b B. Bổ thể C3

C. Bổ thể C3b D. Bổ thể C5a

25. Tất cả những điều sau đây là đúng đối với kháng thể IgM, ngoại trừ

A. IgM xuất hiện trên bề mặt tế bào lympho

B. IgM cố định bổ thể

C. IgM tham gia trung gian phản ứng dị ứng

D. IgM bản chất là glycoprotein

26. Thành phần chính tạo nên áp lực keo của máu là
A. γ - globulin B. Albumin

C. Β - globulin D. α - globulin

27. Nguyên nhân gây xuất huyết mạn tính là, chọn câu sai

A. Rong kinh, rong huyết B. Trĩ

C. Giun móc D. Xuất huyết tiêu hóa

28. Biểu hiện toàn thân của viêm cấp, ngoại trừ

A. Gia tăng lượng protein huyết tương

B. Nhiễm toan

C. Tăng bạch cầu

D. Sốt

29. Lymphokine

A. Có khả năng kết tủa tế bào vi khuẩn

B. Do một số lympho bào T sản xuất ra khi phản ứng với kháng nguyên

C. Có tính đặc hiệu với kháng nguyên

D. Có khả năng tác động lên đại thực bào, làm tăng khả năng thực bào

30. Quá mẫn cảm type I, chọn câu đúng

A. Xảy ra từ từ, ngay sau khi tiếp xúc với KN lần đầu

B. Tế bào mast không có vai trò gì trong phản ứng quá mẫn type I

C. Shock phản vệ là bệnh cảnh của quá mẫn type I

D. KT thuộc lớp IgG

31. Cơ quan lympho ngoài biên, chọn câu sai

A. Có trong hệ thống miễn dịch da và hệ thống miễn dịch niêm mạc

B. Còn được gọi là cơ quan lympho thứ cấp

C. Bao gồm tủy xương và tuyến ức


D. Là nơi xảy ra đáp ứng của tế bào lympho và KN lạ

32. Đặc điểm của giai đoạn sốt tăng là

A. Huyết áp tăng nhẹ B. Tiểu nhiều

C. Sản nhiệt/thải nhiệt <1 D. Mồ hôi ra nhiều

33. Chất gây sốt nội sinh thường gặp là

A. Interleukin-1 B. Lymphokine

C. INF alpha D. Prostaglandin

34. Kháng thể tham gia quá mẫn type I (dị ứng, shock phản vệ)

A. IgG, IgM B. IgE, IgG C. IgG D. IgM, IgD

35. Các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn khuyết tán, chọn câu đúng nhất

A. Chỉ số Broca tỉ lệ nghịch với trọng lượng, tỉ lệ thuận với chiều cao

B. PaO2 tăng theo tuổi

C. Ái lực của Hb giảm khi nhiệt độ tăng, pH tăng

D. Người có chỉ số Broca thấp có PaO2 cao hơn người có chỉ số Broca cao

36. Trong quá trình phát triển cad thể, lớp kháng thể nào được tổng hợp sớm nhất

A. IgE B. IgM C. IgA D. IgG

37. Cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng do thuốc kháng viêm non-steroid, ngoại trừ

A. Giảm tiết bicarbonate B. Tăng sinh tế bào

C. Tăng tiết HCl D. Cơ chế bẫy ion

38. Các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngoại trừ

A. Ion bicarbonate B. Dich nhầy

C. Prostaglandin D. Pepsin

39. Các trường hợp bệnh lý sau đây, vàng da là do tăng billirubin tự do, ngoại trừ

A. Vàng da do tán huyết


B. Vàng da do thuốc flavaspidic aicd, novobiocin

C. Vàng da do tắc mật

D. Vàng da ở trẻ sơ sinh

40. IgM huyết thanh có thể tồn tại dưới dạng

A. Pentamer B. Polymer C. Dimer D. Monomer

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

You might also like