You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II – 22.

23

Câu 1: Oxygen được tạo ra từ quá trình quang tổng hợp có nguồn gốc từ
A. H2O. B. CO2. C. C6H12O6. D. NADPH.
Câu 2: Sản phẩm của pha sáng tham gia vào chu trình Calvin là
A. ATP và NADPH. B. ATP và O2. C. NADPH và O2. D. NADP+ và ATP.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình quang tổng hợp?
A. Quá trình quang tổng hợp diễn ra theo 2 pha là pha phụ thuộc ánh sáng (pha sáng) và pha không phụ thuộc
ánh sáng (chu trình Calvin).
B. Trong quang tổng hợp, pha không phụ thuộc ánh sáng (chu trình Calvin) vẫn có thể diễn ra trong
điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài.
C. Trong quang tổng hợp, có sự chuyển hóa vật chất từ chất vô cơ thành chất hữu cơ và sự chuyển hóa năng
lượng từ quang năng thành hóa năng.
D. Sản phẩm của quá trình quang tổng hợp là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp khác đồng thời là
nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 4: Quang khử khác quang tổng hợp ở điểm là
A. không sử dụng năng lượng ánh sáng.
B. không có sự thải khí oxygen.
C. có dùng H2O là chất cho electron.
D. có giai đoạn khử CO2 thành chất hữu cơ.
Câu 5: Phân giải các chất trong tế bào là
A. quá trình chuyển hoá các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của
hormone.
B. quá trình chuyển hoá các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác
của enzyme.
C. quá trình chuyển hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của
hormone.
D. quá trình chuyển hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của
enzyme.
Câu 6: Tổng hợp các chất trong tế bào là
A. quá trình chuyển hoá những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong tế bào với sự
xúc tác của enzyme.
B. quá trình chuyển hoá những chất phức tạp thành những chất đơn giản diễn ra trong tế bào với sự xúc tác
của enzyme.
C. quá trình chuyển hoá những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra ngoài tế bào với sự xúc tác
của enzyme.
D. quá trình chuyển hoá những chất phức tạp thành những chất đơn giản diễn ra ngoài tế bào với sự xúc tác
của enzyme.
Câu 7: Quá trình tổng hợp các chất trong tế bào có vai trò là
A. hình thành các chất để xây dựng tế bào và tích lũy năng lượng cho tế bào.
B. hình thành các chất để xây dựng tế bào và giải phóng năng lượng cho tế bào.
C. hình thành các chất xúc tác sinh học và tích lũy năng lượng cho tế bào.
D. hình thành các chất xúc tác sinh học và giải phóng năng lượng cho tế bào.
Câu 8: Quá trình tổng hợp các chất trong tế bào có thể chia thành 2 giai đoạn là:
Giai đoạn 1: Tổng hợp các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
Giai đoạn 2: Tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng từ các chất hữu cơ đơn giản.
Quá trình tổng hợp ở sinh vật dị dưỡng diễn ra theo
A. giai đoạn 1. B. giai đoạn 2.
C. cả hai giai đoạn 1 và 2. D. giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2.
Câu 9: Nhóm sinh vật có khả năng quang tổng hợp là
A. thực vật, nấm, một số loài vi khuẩn. B. thực vật, tảo, tất cả các loài vi khuẩn.
C. thực vật, tảo, một số loài vi khuẩn. D. thực vật, nguyên sinh động vật.
Câu 10: Quá trình quang tổng hợp ở thực vật và tảo diễn ra ở bào quan là
A. lục lạp. B. ti thể. C. ribosome. D. lưới nội chất.
Câu 11: Tế bào phân giải glucose để giải phóng năng lượng theo hai con đường là
A. hô hấp tế bào và lên men.
B. lên men lactic và hô hấp kị khí.
C. lên men rượu và hô hấp kị khí.
D. lên men rượu và lên men lactic.
Câu 12: Cho các giai đoạn sau:
(1) Oxi hoá pyruvic acid và chu trình Krebs
(2) Đường phân
(3) Chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP
Trình tự sắp xếp đúng thể hiện các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là
A. (1) → (2) → (3). B. (1) → (3) → (2). C. (2) → (1) → (3). D. (2) → (3) →
(1).
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hô hấp tế bào?
A. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng từng phần thông
qua một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử.
B. Tùy vào nhu cầu năng lượng của cơ thể mà tốc độ của quá trình hô hấp tế bào có thể diễn ra nhanh hay
chậm.
C. Quá trình hô hấp tế bào ở mọi loài sinh vật đều có giai đoạn đường phân diễn ra trong tế bào chất
và hai giai đoạn còn lại diễn ra ở trong ti thể.
D. Trong 3 giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP là giai
đoạn tổng hợp được nhiều ATP nhất.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự lên men?
A. Quá trình lên men diễn ra trong điều kiện tế bào có oxygen.
B. Lên men là hình thức phân giải chỉ xảy ra đối với vi sinh vật.
C. Quá trình lên men không xảy ra giai đoạn chuỗi truyền electron.
D. Hiệu quả năng lượng của quá trình lên men cao hơn so với hô hấp tế bào.
Câu 15: Đối với quá trình tổng hợp, quá trình phân giải có vai trò là
A. cung cấp năng lượng.
B. cung cấp nguyên liệu phù hợp.
C. cung cấp năng lượng và nguyên liệu phù hợp.
D. cung cấp năng lượng và chất xúc tác sinh học.
Câu 16: Quá trình phân giải, không có oxi được tiến hành ở tế bào chất của tế bào thực vật và giải phóng
CO2. Đó là quá trình gì?
A. Hô hấp hiếu khí B. Lên men êtylic C. Hô hấp kị khí D. Lên men lactic
Câu 17: Điều nào KHÔNG xảy ra trong quá trình phản ứng tối của quang hợp?
A. sử dụng NADPH B. sử dụng ATP C. tổng hợp glucozơ D. khử oxi để tạo ra nước
Câu 18: Truyền tin giữa các tế bào là
A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
Câu 19: Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp
A. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể.
B. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.
C. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể.
D. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.
Câu 20: Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm
A. truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.
B. truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.
C. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết.
D. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết.
Câu 21: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế
bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã
và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Sự truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được thực hiện theo
hình thức nào sau đây?
A. truyền tin cận tiết. B. truyền tin nội tiết.
C. truyền tin qua synapse. D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.
Câu 22: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế
bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã
và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào tiết là
A. tế bào tuyến giáp. B. tế bào cơ.
C. tế bào hồng cầu. D. tế bào tiều cầu.
Câu 23: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế
bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã
và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào đích là
A. tế bào tuyến giáp. B. tế bào cơ.
C. tế bào hồng cầu. D. tế bào tiều cầu.
Câu 24: Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là
A. tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.
B. truyền tin nội bào → tiếp nhận → đáp ứng.
C. tiếp nhận → đáp ứng → truyền tin nội bào.
D. truyền tin nội bào → đáp ứng → tiếp nhận.
Câu 25: Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành
A. thụ thể màng và thụ thể nội bào.
B. thụ thể màng và thụ thể trong nhân.
C. thụ thể màng nhân và thụ thể trong nhân.
D. thụ thể ngoài màng và thụ thể trong màng.
Câu 26: Hormone estrogen, testosterone có bản chất là steroid. Thụ thể tế bào của những hormone thuộc loại
nào sau đây?
A. Thụ thể màng. B. Thụ thể ngoài màng.
C. Thụ thể nội bào. D. Thụ thể ngoại bào.
Câu 27: Tại sao phân tử tín hiệu chỉ gây đáp ứng tế bào ở một hoặc một số loại tế bào đích nhất định?
A. Vì tế bào phải có thụ thể tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.
B. Vì tế bào phải có hình dạng tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.
C. Vì phân tử tín hiệu có thụ thể đặc hiệu để nhận biết tế bào đích tương thích.
D. Vì phân tử tín hiệu chỉ có khả năng đi qua màng của tế bào đích tương thích.
Câu 28: Chu kì tế bào là
A. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến
khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
B. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế
bào đạt kích thước tối đa.
C. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế
bào già và chết đi.
D. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào
phân chia thành tế bào mới.
Câu 29: Trình tự các pha trong chu kì tế bào là
A. Pha G1 → Pha G2 → Pha S → Pha M. B. Pha M → Pha G1 → Pha S → Pha G2.
C. Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M. D. Pha M → Pha G1 → Pha G2 → Pha S.
Câu 30: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở pha S của chu kì tế bào?
A. Tế bào ngừng sinh trưởng.
B. DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi.
C. Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.
D. Các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng của tế bào.
Câu 31: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất
hiện ở
A. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa). B. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau).
C. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối). D. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối).
Câu 32: Chu kì tế bào được kiểm soát chặt chẽ bởi những điểm kiểm soát là
A. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát M.
B. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.
C. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.
D. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2.
Câu 33: Vai trò của các điểm kiểm soát trong trong chu kì tế bào là
A. giúp tăng tốc độ phân chia của tế bào.
B. giúp giảm tốc độ phân chia của tế bào.
C. giúp đảm bảo sự chính xác của chu kì tế bào.
D. giúp đảm bảo sự tiến hóa của chu kì tế bào.
Câu 34: Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn
và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở
A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối.
Câu 35: Tại sao có sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật?
A. Vì tế bào động vật có lysosome. B. Vì tế bào động vật có trung thể.
C. Vì tế bào thực vật có lục lạp. D. Vì tế bào thực vật có thành tế bào.
Câu 36: Cho các vai trò sau:
(1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.
(2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.
(3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào.
(4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính.
Số vai trò của quá trình nguyên phân là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Bệnh ung thư xảy ra là do
A. sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.
B. sự giảm tốc độ phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.
C. sự mất khả năng phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.
D. sự tăng cường số lượng các điểm kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.
Câu 38: Cho các biện pháp sau:
(1) Khám sức khoẻ định kì.
(2) Giữ môi trường sống trong lành.
(3) Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…
(4) Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện hợp lí.
Số biện pháp có tác dụng phòng tránh ung thư là
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào giao tử.
C. Tế bào sinh dục chín. D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 40: Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội trải qua
A. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
B. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
C. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
D. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
Câu 41: Các giao tử được hình thành qua giảm phân có bộ nhiễm sắc thể
A. đơn bội (n). B. lưỡng bội (2n). C. tam bội (3n). D. tứ bội
(4n).
Câu 42: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào của giảm phân?
A. Kì đầu I. B. Kì giữa I. C. Kì đầu II. D. Kì giữa II.
Câu 43: Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều có 2 lần phân bào liên tiếp.
B. Đều có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Đều có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Đều có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 44: Giao tử là
A. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật
đa bào.
B. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa
bào.
C. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành hợp
tử ở sinh vật đa bào.
D. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành
hợp tử ở sinh vật đa bào.
Câu 45: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra
A. 4 tinh trùng. B. 1 tinh trùng. C. 2 tinh trùng. D. 3 tinh trùng.
Câu 46: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh trứng sẽ tạo ra
A. 4 tế bào trứng. B. 2 tế bào trứng và 2 thể cực.
C. 1 tế bào trứng và 3 thể cực. D. 3 tế bào trứng và 1 thể cực.
Câu 47: Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa
đực là con la. Con la sẽ có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n = 62. B. 2n = 64. C. 2n = 63. D. 2n = 126.
Câu 48: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?
A. Nhiệt độ. B. Hormone sinh dục.
C. Chất dinh dưỡng. D. Căng thẳng thần kinh.
Câu 49: Để làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật có thể sử dụng mẫu vật nào sau
đây?
A. Tinh hoàn châu chấu. B. Cánh châu chấu.
C. Mắt châu chấu. D. Chân châu chấu.
Câu 50: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 51: Quan sát một tế bào lúa nước đang trong quá trình phân bào nguyên phân, người ta quan sát thấy có
24 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Tế bào này đang ở
A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối.
Câu 52: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì đầu I.
B. Kì giữa I.
C. Kì giữa II.
D. Kì đầu II.
Câu 53: Ở ruồi giấm 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy các nhiễm sắc thể xếp thành hai hàng trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tế bào này đang ở
A. kì giữa của quá trình nguyên phân.
B. kì cuối của quá trình nguyên phân.
C. kì giữa I của quá trình giảm phân.
D. kì giữa II của quá trình giảm phân.
Câu 54: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là
A. tính toàn năng của tế bào. B. khả năng biệt hoá của tế bào.
C. khả năng phản biệt hoá của tế bào. D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế
bào.
Câu 55: Tế bào sinh dưỡng của thực vật khi được kích hoạt phản biệt hoá sẽ hình thành
A. mô sẹo. B. mô biểu bì. D. mô sinh sản. C. mô sinh dưỡng.
Câu 56: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế
bào?
A. Tính toàn năng của mỗi loại tế bào động vật là giống nhau.
B. Hầu hết các loại tế bào thực vật đều có khả năng phản biệt hóa.
C. Tính toàn năng của tế bào động vật cao hơn tế bào thực vật.
D. Tất cả các dòng tế bào động vật có khả năng phản biệt hóa.
Câu 57: Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng
như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào sau đây của tế bào thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ
thuật này?
A. Tính toàn năng. B. Khả năng biệt hoá.
C. Khả năng phản biệt hoá. D. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa.
Câu 58: Vi nhân giống là
A. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng mới.
B. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm nhân nhanh các giống cây trồng.
C. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm giảm tốc độ sinh sản của thực vật có hại.
D. một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng siêu nhỏ.
Câu 59: Cho các bước tiến hành sau:
(1) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo
(2) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc các tế bào lá non của cây mẹ
(3) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con hoàn chỉnh
(4) Đem cây con trồng ngoài thực địa
(5) Đem cây con trồng trong vườn ươm
Trình tự các bước của quy trình vi nhân giống là
A. (2) → (3) → (1) → (5) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (4) → (5).
C. (2) → (1) → (3) → (5) → (4). D. (2) → (1) → (3) → (4) → (5).
Câu 60: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo mô, cơ quan thay thế
(2) Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene
(3) Nhân bản vô tính ở động vật
Các thành tựu chính của công nghệ tế bào động vật gồm
A. (1) và (2). B. (1) và (3).
C. (2) và (3). D. (1), (2) và (3).
Câu 61: Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình
A. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào
sinh dưỡng ban đầu.
B. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh
dưỡng ban đầu.
C. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh
dục chín ban đầu.
D. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh
dục chín ban đầu.
Câu 62: Cho các đặc điểm sau:
(1) Có kích thước nhỏ bé, thường không nhìn thấy bằng mắt thường.
(2) Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường.
(3) Có khả năng hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh.
(4) Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.
Số đặc điểm chung của vi sinh vật là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 63: Vi sinh vật có thể phân bố trong các loại môi trường là
A. môi trường đất, môi trường nước.
B. môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.
D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
Câu 64: Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung
khai thác?
A. Có kích thước rất nhỏ.
B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài.
C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.
D. Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường.
Câu 65: Căn cứ để phân loại các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là
A. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp vật chất.
B. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp năng lượng.
C. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp vật chất.
D. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp năng lượng.
Câu 66: Căn cứ vào nguồn năng lượng, các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
A. tự dưỡng và dị dưỡng. B. quang dưỡng và hóa dưỡng.
C. quang dưỡng và dị dưỡng. D. hóa dưỡng và tự dưỡng.
Câu 67: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO 2 thì sẽ có kiểu dinh
dưỡng là
A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hóa tự dưỡng.
Câu 68: Tảo, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là
A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hoá tự dưỡng.
Câu 69: Mục đích của phương pháp phân lập là
A. tách riêng từng loại vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.
B. tạo ra chủng vi sinh vật mới từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.
C. thống kê số lượng vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.
D. nhân nhanh sinh khối vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.
Câu 70: Cho các bước sau:
(1) Chuẩn bị mẫu vật
(2) Quan sát bằng kính hiển vi
(3) Thực hiện phản ứng hoá học để nhận biết các chất có ở vi sinh vật
(4) Pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc
Các bước trong phương pháp nghiên cứu đặc điểm hoá sinh của vi sinh vật là
A. (1), (2). B. (1), (3).
C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1: Cho sơ đồ sau:

Nêu tên các chất X, Y, T, H và tên các quá trình chuyển hóa tương ứng với các chất đó. Năng lượng được
chuyển hóa trong các quá trình đó như thế nào?
* Tên các chất X, Y, T, H là:
- X là H2O hoặc CO2.
- Y là CO2 hoặc H2O.
- T là Pyruvic acid.
- H là Ethanol.
* Tên các quá trình chuyển hóa tương ứng với các chất:
- Quá trình X + Y → Glucose là quá trình quang tổng hợp.
- Quá trình Glucose → T là quá trình đường phân.
- Quá trình T → X + Y khi có O2 là quá trình hô hấp tế bào.
- Quá trình T → H khi không có O2 diễn ra ở nấm men là quá trình lên men.
* Năng lượng được chuyển hóa trong các quá trình trên:
- Quá trình quang tổng hợp: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong các
chất hữu cơ.
- Quá trình hô hấp tế bào: Năng lượng hóa học trong glucose được chuyển hóa thành năng lượng hóa học
dễ sử dụng tích trữ trong ATP và năng lượng nhiệt.
- Quá trình lên men: Năng lượng hóa học trong trong glucose được chuyển hóa thành năng lượng hóa học
trong ATP và chất hữu cơ (ethanol).

Câu 2: Tại sao khi tập thể dục hoặc lao động nặng thì chúng ta lại thở mạnh?
Khi tập thể dục hoặc lao động nặng, các cơ hoạt động liên tục đòi hỏi phải được cung cấp một lượng lớn
năng lượng ATP. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ATP, tế bào tăng cường hoạt động hô hấp tế bào. Mà
quá trình hô hấp tế bào cần oxygen và đào thải CO2 thông qua việc chúng ta hít thở. Do đó, chúng ta sẽ thở
mạnh hơn để tăng cường cung cấp oxygen và đào thải khí CO2 ra ngoài.
Câu 3: Nêu đặc điểm của các giai đoạn trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
* Quá trình truyền thông tin giữa tế bào tuyến nội tiết và tế bào đích gồm ba giai đoạn: tiếp nhận, truyền tin
nội bào và đáp ứng.
- Giai đoạn tiếp nhận: Các phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích và làm hoạt hóa
thụ thể. Đối với thụ thể bên trong tế bào, phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành
phức hợp tín hiệu – thụ thể. Đối với thụ thể màng, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.
- Giai đoạn truyền tin nội bào:
+ Thụ thể màng sau khi được hoạt hóa dẫn đến sự hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành chuỗi
tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào.
+ Khi thụ thể bên trong tế bào chất được hoạt hoá, phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động
đến DNA và hoạt hoá sự phiên mã gene nhất định.
- Giai đoạn đáp ứng: Sự truyền tin nội bào dẫn đến kết quả là những thay đổi trong tế bảo dưới nhiều dạng
khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình trao đổi một hoặc một số chất,
tăng cường vận chuyển qua màng tế bào, phân chia tế bào,...

Câu 4: Trình bày diễn biến của quá trình nguyên phân, giảm phân.
*Những diễn biến nguyên phân:
+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Thoi phân bào xuất hiện.
+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: 2 chromatid trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế
bào.
+ Kì cuối: NST dãn xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
*Những diễn biến giảm phân:
Giảm phân I:
+Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
+Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
+Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành. 
=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ
NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
+Kì đầu II: NST co xoắn.
+Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
+Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
+Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
Câu 5: Điền thông tin vào bảng sau:

Các kì Bộ NST Trạng thái NST Số lượng tâm động Số chromatid


Kì đầu nguyên phân 2n Đóng xoắn và co ngắn. 2n 4n
Kì giữa nguyên phân 2n Đóng xoắn cực đại và xếp 1 2n 4n
hàng trên mpxđ.
Kì sau nguyên phân 2n 2 chromatid của NST phân li 4n 0
đồng đều thành 2 NST đơn di
chuyển về 2 cực tế bào.
Kì cuối nguyên phân 2n Dãn xoắn. 2n 0
Kì đầu giảm phân I 2n Tiếp hợp và trao đổi chéo. 2n 4n
Kì giữa giảm phân I 2n Xếp hàng ở mặt phẳng xích 2n 4n
đạo.
Kì sau giảm phân I 2n Di chuyển về 2 cực của tế 2n 4n
bào.
Kì cuối giảm phân I n Các cặp NST không tương n 2n
đồng được hình thành.
Kì đầu giảm phân II n Đóng xoắn và co ngắn n 2n
Kì giữa giảm phân II n Xếp hàng ở mặt phẳng xích n 2n
đạo.
Kì sau giảm phân II n 2 chromatid của NST phân li 2n 0
đồng đều thành 2 NST đơn di
chuyển về 2 cực tế bào.
Kì cuối giảm phân II n Dãn xoắn. n 0

Câu 6: Hãy liệt kê các cách điều trị và biện pháp nhằm giảm nguy cơ mắc ung thư.
* Một số biện pháp nhằm giảm nguy cơ mắc ung thư:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích, …
- Có chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau quả; hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn
nhiều muối; tránh lạm dụng đồ uống có đường; không ăn thực phẩm mốc hay ôi thiu; thực phẩm nhiễm
hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng; …
- Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn :))
- Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV,…
- Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ung thư.
- Giữ cho môi trường sống trong lành; phát triển nông nghiệp sạch nhằm đào tạo nguồn lương thực,
thực phẩm an toàn.

Câu 7: Vì sao người ta thường áp dụng kĩ thuật vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây quý hiếm như
các cây dược liệu, cây gỗ quý, cây thuộc loài nằm trong Sách Đỏ (ví dụ: lan kim tuyến, sâm ngọc linh,…)?
Nêu ý nghĩa của vi nhân giống?
*Nguyên nhân áp dụng kĩ thuật vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây quý hiếm: Những loài cây này
có khả năng tái sinh trong tự nhiên thấp. Trong khi đó, sử dụng phương pháp vi nhân giống thì chỉ cần
một mảnh lá, thân, rễ,… của cây mẹ có thể tái sinh thành hàng loạt các cây con trong một thời gian ngắn,
từ đó vừa bảo tồn được gen của các loài cây này vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người.
*Ý nghĩa của kĩ thuật vi nhân giống:
+ Tạo ra số lượng lớn cây giống trong một thời gian ngắn và diện tích nhỏ.
+ Bảo tồn được một số nguồn gen thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tạo ra các giống cây sạch bệnh virus (kĩ thuật nuôi cấy mô phân sinh, tạo hạt giống nhân tạo).
+ Tạo ra nguyên liệu khởi đầu cho các quy trình nuôi dịch huyền phù tế bào thực vật, chuyển gene vào tế
bào thực vật.

Câu 8: Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn carbon, có mấy kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật? Đó là những
kiểu dinh dưỡng nào? Cho ví dụ tương ứng với từng kiểu dinh dưỡng.
*Có 4 kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật:
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn carbon là CO2.
+ VD: Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn carbon là chất hữu cơ.
+ VD: Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là từ chất vô cơ, nguồn carbon là CO2.
+ VD: Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxy hóa hydrogen, lưu huỳnh, sắt.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là từ chất vô cơ, nguồn carbon là từ chất hữu cơ.
+ VD: Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn.

You might also like