You are on page 1of 169

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC
HÙNG VƯƠNG 2018 - 2019
Môn: Sinh học lớp 10
ĐỀ ĐỀ XUẤT (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có 04 trang)

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào


a. Để xác định mức độ phân nhánh (liên kết α-1,6-glycoside) trong amilopectin người
ta tiến hành như sau:
- Mẫu amilopectin được xử lí methyl hóa toàn bộ với một chất methyl hóa (methyl iodine) thế
nhóm H trong OH bằng gốc CH3, chuyển sang –OCH3. Sau đó, tất cả các liên kết glycoside
trong mẫu được thủy phân trong dung dịch acid.
- Dựa vào lượng 2,3-di-O-methylglucose người ta xác định được số điểm phân nhánh trong
amilopectin. Giải thích cơ sở của quy trình này?

CH2OH
H O H
OCH3 H
OH OH
H OCH3
2,3-di-O-methylglucose
b. Tại sao phần lớn thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối?
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
Nấm men là một sinh vật lý tưởng để nghiên cứu các quá trình của tế bào như phát triển
và di truyền. Nó có thể sinh trưởng cả trên nguồn carbon, có thể lên men kể cả không phải
nguồn carbon lên men. Với tính chất này, người ta có thể tách và phân tích các đột biến nấm
men khác nhau gắn với chức năng nhất định của các bào quan trong tế bào.
a. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng chuỗi dài), đột
biến có khiếm khuyết ở bào quan nào?
b. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên glycerol, đột biến có khiếm khuyết ở bào
quan nào?
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
1. Trong quang hợp (ở thực vật C3):
a. Vị trí cấu tạo trong lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp nhất ?
b. Quan sát đồ thị và cho biết : Hai chất 1 và 2 có tên là gì ? Giải thích ?
Che tối
Chiếu sáng
Nồng độ các chất

11

2 Thời gian
2

1
2. “Mặc dù quá trình electron vòng có thể là một đồ thừa của tiến hóa để lại” nhưng nó cũng
đóng một vai trò có lợi cho thực vật bậc cao. Bằng kiến thức của mình, em hãy chứng minh
điểm kém tiến hóa và ưu điểm của nó.
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
Citrate được hình thành bởi sự ngưng tụ của acetyl-CoA với oxaloacetate, xúc tác bởi citrate
synthase:

a. Khi lượng oxaloacetate bão hòa, hoạt động của citrate synthase từ mô tim heo cho thấy
sự phụ thuộc theo nồng độ acetyl-CoA, như thể hiện trong biểu đồ (hình a). Khi succinyl-CoA
được thêm vào, đường cong dịch chuyển sang phải và sự phụ thuộc rõ rệt hơn.

Trên cơ sở những quan sát này, đề xuất cách succinyl-CoA điều chỉnh hoạt động của citrate
synthase. Citrate synthase kiểm soát tỷ lệ hô hấp tế bào trong mô tim heo như thế nào?
b. Carboxyl hóa pyruvate bởi pyruvat carboxylase xảy ra với tỷ lệ rất thấp, trừ khi được
acetyl-CoA kích hoạt theo hướng tích cực, enzyme allosteric này được hoạt hóa. Nếu bạn chỉ
ăn một bữa ăn nhiều chất béo (triacylglycerols) và ít carbohydrate (glucose), làm thế nào ngăn
chặn quá trình oxy hóa glucose tạo CO2 và H2O, nhưng tăng quá trình oxy hóa của acetyl-
CoA có nguồn gốc từ acid béo.
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
5.1. Truyền tin tế bào
a. Cấu trúc minh họa dưới đây là một thụ thể thuộc họ adrenergic và các protein hoặc
phân tử tham gia vào quá trình truyền tín hiệu của nó:

Điền vào chỗ trống


1. G-protein (cấu trúc dị phức 3) là…….
2. Phân tử có cấu trúc và chức năng giống rhodopsin là………
3. Enzyme sử dụng cơ chất ATP là………
b. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của hai loại thuốc A và B đến quá trình truyền
tin qua xinap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng thuốc A thì gây
tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học), sử dụng thuốc B thì gây ức

2
chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza. Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào
đến hoạt động của cơ xương?
5.2. Phương án thực hành
Khi nghiên cứu bệnh tiêu chảy, các nhà nghiên cứu phát hiện trong đường ruột người
bệnh có 2 chủng phẩy khuẩn Vibrio 1 và Vibrio 2. Họ đã thực hiện thí nghiệm xác định cơ
chế gây bệnh của hai chủng vi khuẩn này. Tế bào biểu mô ruột của người được nuôi cấy giống
nhau và chia thành 3 lô: lô đối chứng (không bị lây nhiễm) và 2 lô lây nhiễm với hai chủng vi
khuẩn. Mỗi lô được chia thành 3 nhóm mà môi trường nuôi cấy không có hoặc có bổ sung
một trong hai chất: MDC (chất ức chế nhập bào phụ thuộc vào protein bao) hoặc filipin (chất
ức chế nhập bào không phụ thuộc vào protein bao). Nồng độ E nội bào được xác định sau 60
phút thí nghiệm (tính bằng picomole/mg protein tổng số). Kết quả thu được như ở bảng dưới
đây.

Lô thí nghiệm Môi trường bổ sung chất ức chế nhập


bào

Không có MDC Filipin

Tế bào lây nhiễm với Vibrio 1 17 12 14

Tế bào lây nhiễm với Vibrio 2 400 390 15

Tế bào đối chứng 14 13 15

Mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI?


A. Vibrio 2 là chủng gây bệnh.
B. Độc tố của Vibrio gây bệnh xâm nhập vào tế bào theo cơ chế phụ thuộc protein bao.
C. Độc tố của Vibrio gây bệnh có hoạt tính adenylyl cyclase.
D. Vibrio 1 có tác dụng hoạt hóa thụ thể kết cặp G protein.
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
a. Nocodazole ức chế trùng hợp microtubule, một quá trình cần thiết cho sự hình thành thoi
phân bào. Bằng cách điều trị các tế bào động vật có vú với nocodazole trong một thời gian và
sau đó rửa nocodazole ra khỏi môi trường, bạn có thể đồng bộ hóa số lượng tế bào. Khi có
mặt nocodazole trong chu kỳ tế bào, các tế bào dừng lại tại pha nào? Cơ chế nào chịu trách
nhiệm dừng tiến trình chu kỳ tế bào khi có tác động của nocodazole.
b. Để tạo ra một quần thể gồm các tế bào ở cùng một giai đoạn của chu kì, một nhà khoa
học lợi dụng khả năng ức chế ribonucleotide reductaza của thymine nồng độ cao.
Ribonucleotide reductase có chức năng chuyển ribonucleotide thành deoxyribonucleotide,
nguồn nguyên liệu cho sự tổng hợp ADN. Thymine nồng độ thấp không có hoạt tính ức chế.
Với dòng tế bào có thời gian pha G1, S, G2, M lần lượt là 10.5h, 7h, 4h, 0.5h, quy trình tạo ra
quần thể tế bào như trên là:
1. Ban đầu, bổ sung lượng lớn thymine vào môi trường nuôi tế bào.
2. Sau 18h, loại bỏ bớt thymine.
3. Sau 10h tiếp theo, lại bổ sung một lượng lớn thymine.
Sau thí nghiệm, các tế bào thu được đang ở giải đoạn nào của chu kì tế bào? Giải thích.
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
Barbara là một sinh viên 19 tuổi đại học sống trong ký túc xá. Vào tháng Giêng, cô có triệu
chứng đau họng, nhức đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh và ho. Sau khi bị sốt, ho ngày càng tăng và đau
nhức trong nhiều ngày, Barbara nghi ngờ rằng cô bị bệnh cúm. Cô đi đến trung tâm y tế tại
trường đại học của mình. Bác sỹ nói với Barbara rằng triệu chứng của cô có thể là do một loạt
các bệnh như cúm, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao. Ông tiến hành chụp X – quang
và thấy một chất nhầy có trong phổi trái, kết quả cho thấy dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Sau

3
khi chẩn đoán Barbara bị viêm phổi, bác sỹ cho cô điều trị với amoxicillin, một kháng sinh
thuộc nhóm β - lactam giống penicillin. Hơn một tuần sau đó, mặc dù tuân theo đầy đủ chỉ
dẫn, Barbara vẫn cảm thấy yếu và không hoàn toàn khỏe mạnh. Theo tìm hiểu, Barbara biết
rằng có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể gây viêm phổi.
a. Theo bạn việc Barbara sử dụng amoxicillin trong điều trị nhưng không hiệu quả thì bác
sỹ sẽ có kết luận gì về chủng gây bệnh ?
b. Theo bạn, hướng tiếp cận chữa trị mà bác sỹ sẽ thực hiện để điều trị cho Barbara khi biết
nguyên nhân là do một chủng vi khuẩn gây bệnh ?
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
a. Một thí nghiệm mô tả quá trình tạo CH4 ở đáy đầm lầy được tiến hành như sau: Cho vào
bình kín một chất hữu cơ vừa là nguồn cacbon vừa là nguồn electron, bổ sung các chất nhận
electron, nitrat (NO3-), sunphat (SO42-), CO2 và một ít đất lấy ở đáy đầm lầy. Trong hai ngày
đầu, người ta không phát hiện được CH4 trong bình, nhưng ngày thứ ba và thứ tư thấy CH 4
xuất hiện trong bình với hàm lượng tăng dần. Hãy giải thích hiện tượng trên.
b. Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy
liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có khả năng sinh enzim A,
một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi
chủng xạ khuẩn để thu được lượng enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do chọn?
Câu 9 (2,0 điểm). Virus
Vòng đời của HIV là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn bao gồm tương tác giữa
protein HIV-1 và các đại phân tử của tế bào chủ. Giai đoạn đầu tiên của chu kì gồm sự xâm
nhiễm vào tế bào chủ và sự gắn bộ gen của nó vào hệ gen tế bào chủ. Giai đoạn cuối của vòng
đời gồm điều hòa biểu hiện sản phẩm gen của virus, tiếp theo là sự sản sinh các hạt virus. Hệ
protein HIV có 20 phân tử khác nhau, chỉ một trong số chúng là mục tiêu của hệ miễn dịch.
Các đại phân tử miễn dịch được minh họa trong hình dưới đây.

a. Hãy giải thích tại sao gen tổng hợp protein A đang trải qua quá trình tiến hóa nhanh
(nhanh hơn nhiều so với quá trình tiến hóa của gen C) dẫn đến các biến thể là cho các kháng
thể hình thành trước không gắn vào được.
b. Do thiếu (hoặc số lượng giảm nhiều) của tế bào T hỗ trợ, đáp ứng miễn dịch thể dịch bị
tê liệt và không thể loại bỏ sự lây nhiễm HIV. Tế bào T có vai trò gì trong đáp ứng miễn dịch
của cơ thể người? Số lượng tế bào T như thế nào có trong một bệnh nhân bị nhiễm HIV?
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Hãy phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm.
Nếu có 2 chủng cúm H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có thể tạo thành
các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1 đã có ở người và H7N3 là chỉ gây bệnh ở gia cầm, bạn
hãy dự đoán chủng mới nào có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.
b. Giả sử một người nuôi rắn bị rắn độc cắn và được điều trị bằng huyết thanh kháng
lọc rắn. Tại sao việc điều trị cho lần cắn thứ 2 có thể khác đi?
-------------- Hết ----------------
Họ và tên thí sinh:……………………………………….………….SBD:………………….
Họ và tên giám thị số 1: ……………………………….…………………………………….
Họ và tên giám thị số 2: ………………………………….………………………………….

4
Người ra đề: Vũ Thị Yến – Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ
SĐT: 0975726202

5
SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2018 - 2019
HÙNG VƯƠNG Môn: Sinh học lớp 10

6
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Hướng dẫn chấm có 08 trang)

Câu Nội dung Điểm

1 a. Để xác định mức độ phân nhánh (liên kết α-1,6-glycoside) trong amilopectin người ta
tiến hành như sau:
- Mẫu amilopectin được xử lí methyl hóa toàn bộ với một chất methyl hóa (methyl
iodine) thế nhóm H trong OH bằng gốc CH3, chuyển sang –OCH 3. Sau đó, tất cả các
liên kết glycoside trong mẫu được thủy phân trong dung dịch acid.
- Dựa vào lượng 2,3-di-O-methylglucose người ta xác định được số điểm phân nhánh
trong amilopectin. Giải thích cơ sở của quy trình này?

CH2OH
H O H
OCH3 H
OH OH
H OCH3
2,3-di-O-methylglucose
Hướng dẫn chấm:
- Amilopectin có cấu trúc phân nhánh, tại điểm phân nhánh có mặt liên kết α-1,6-
glycoside. Có nghĩa là amilopectin có cả cấu trúc mạch thẳng với liên kết α-1,4-
glycoside và cấu trúc mạch nhánh với liên kết α-1,6-glycoside.
- Khả năng methyl hóa chỉ thực hiện được ở vị trí nhóm OH tự do => khi thủy phân liên
kết glycoside bởi dung dịch acid tạo được 2 sản phẩm 2,3-di-O-methylglucose (glucose
tham gia vào liên kết tại vị trí C số 1, 4 và 6) và 2,3,6-tri-O- methylglucose (glucose
tham gia vào liên kết tại vị trí C số 1, 4).
=> từ hàm lượng 2,3-di-O-methylglucose xác định được mức độ phân nhánh trong
amilopectin. 0,5đ

b. Tại sao phần lớn thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối?
Hướng dẫn chấm:
Môi trường tác động đến độ bền của các liên kết ion:
- Ở tinh thể muối khô, liên kết hình thành trong phân tử muối là liên kết ion => thuốc
0,5đ
bền vững, không bị phân hủy.
- Khi hòa vào nước, các liên kết ion yếu đi nhiều vì mỗi ion bị chia sẻ một phần bởi các
mối tương tác của nó với phân tử nước => thuốc tan ra, cơ thể dễ hấp thụ.

0,5đ

0,5đ

7
2 Nấm men là một sinh vật lý tưởng để nghiên cứu các quá trình của tế bào như phát
triển và di truyền. Nó có thể sinh trưởng cả trên nguồn carbon, có thể lên men kể cả
không phải nguồn carbon lên men. Với tính chất này, người ta có thể tách và phân tích
các đột biến nấm men khác nhau gắn với chức năng nhất định của các bào quan trong tế
bào.
a. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng chuỗi
dài), đột biến có khiếm khuyết ở bào quan nào?
Hướng dẫn chấm:
- Ta thấy nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp năng
lượng cho hoạt động của tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết ở ty thể
và peroxisome.
- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được β-oxy hóa tại peroxisome, cắt
oleat là thành acetyl-CoA.
- Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng lượng
cho tế bào. 0,5đ

b. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên glycerol, đột biến có khiếm
khuyết ở bào quan nào? 0,25đ
Hướng dẫn chấm:
- Ty thể vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn. 0,25đ
- Glycerol được phân cắt tạo thành acetyl-CoA, tạo năng lượng thông qua chu trình
Krebs và chuỗi truyền electron.

0,5đ
0,5đ

3 1. Trong quang hợp (ở thực vật C3):


a. Vị trí cấu tạo trong lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp nhất ?
b. Quan sát đồ thị và cho biết : Hai chất 1 và 2 có tên là gì ? Giải thích ?

Chiếu sáng Che tối


Nồng độ các chất

11

2 Thời gian

Hướng dẫn chấm:


a. Nơi có độ pH thấp nhất: trong xoang tilacoit.

8
b. - 1: APG; 2: Ri1,5DP.
- Giải thích:
+ Pha sáng không tạo ra APG, pha tối tạo ra APG và khi che tối sản phẩm của pha sáng
không đủ cho pha tối hoạt động nên APG không chuyển thành AlPG=> APG tăng.
Trong suốt pha sáng chu trình Calvin đó đảm bảo cho hàm lượng Ri 1,5 DP không đổi. 0,25đ
+ Trong điều kiện che tối Ri 1,5 DP bị phân huỷ. Mặt khác RiDP nhận CO2 thành APG
nhưng không được tái tổng hợp => hàm lượng bị giảm. 0,25đ
2. “Mặc dù quá trình electron vòng có thể là một đồ thừa của tiến hóa để lại” nhưng nó
cũng đóng một vai trò có lợi cho thực vật bậc cao. Bằng kiến thức của mình, em hãy
chứng minh điểm kém tiến hóa và ưu điểm của nó.
0,25đ
Hướng dẫn chấm:
- Dòng electron vòng luôn đi cùng quá trình photphoryl hóa vòng. Nó chỉ tạo ATP mà
không tạo ra NADPH và O2.
- Ở thực vật bậc cao có sự tồn tại của cả hai quá trình photphoryl hóa vòng và không
0,25đ
vòng (quá trình này tạo NADPH, ATP và O2 do quá trình quang phân li nước).
+ Khi cây bị thiếu nước, trong cây chỉ xảy ra quá trình photphoryl hóa vòng để tạo ATP
cho quá trình quang hợp.
+ Quá trình electron vòng có chức năng bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do ánh sáng
mạnh. Bằng thực nghiệm, người ta thấy rằng các cây bị đột biến không thể thực hiện
được dòng electron vòng có khả năng sinh trưởng tốt trong ánh sáng yếu, nhưng không
sinh trưởng tốt nơi có ánh sáng mạnh.
+ Ở thực vật C4, tại tế bào bao bó mạch, khi axit malic (C4) bị tách CO2 để tạo thành axit
pyruvic (C3) và axit pyruvic được chuyển về lại tế bào thịt lá để tái tạo PEP (C4) cần sử 0,25đ
dụng ATP. ATP này được tạo ra từ dòng electron vòng xảy ra trong tế bào bao bó mạch
và do không tạo ra oxi nên ở thực vật C4 không xảy ra hô hấp sáng như ở thực vật C3.
0,125đ

0,125đ

0,25đ

0,25đ

4 Citrate được hình thành bởi sự ngưng tụ của acetyl-CoA với oxaloacetate, xúc tác bởi
citrate synthase:

a. Khi lượng oxaloacetate bão hòa, hoạt động của citrate synthase từ mô tim heo cho

9
thấy sự phụ thuộc theo nồng độ acetyl-CoA, như thể hiện trong biểu đồ (hình a). Khi
succinyl-CoA được thêm vào, đường cong dịch chuyển sang phải và sự phụ thuộc rõ rệt
hơn.

Hình a

Trên cơ sở những quan sát này, đề xuất cách succinyl-CoA điều chỉnh hoạt động của
citrate synthase. Citrate synthase kiểm soát tỷ lệ hô hấp tế bào trong mô tim heo như thế
nào?
Hướng dẫn chấm:
- Ta thấy, khi thêm succinyl- CoA hoạt tính của citrate synthase giảm. Như vậy succinyl-
CoA như một chất ức chế cạnh tranh, làm giảm tổng hợp citrate khi sản phẩm dư thừa.
- Citrate synthase là enzyme dị lập thể, chúng được điều hòa bởi acetyl-CoA và succinyl-
CoA. Hoạt tính của chúng dựa vào nhu cầu trao đổi chất của tế bào.
b. Carboxyl hóa pyruvate bởi pyruvat carboxylase xảy ra với tỷ lệ rất thấp, trừ khi
được acetyl-CoA kích hoạt theo hướng tích cực, enzyme allosteric này được hoạt hóa.
Nếu bạn chỉ ăn một bữa ăn nhiều chất béo (triacylglycerols) và ít carbohydrate
(glucose), làm thế nào ngăn chặn quá trình oxy hóa glucose tạo CO 2 và H2O, nhưng
tăng quá trình oxy hóa của acetyl-CoA có nguồn gốc từ acid béo. 0,5đ
Hướng dẫn chấm:
- Đây là con đường tiêu hóa acid béo nhưng không tăng cường phân giải theo con đường
hiếu khí, đây là cơ chế dự trữ năng lượng.
0,5đ
- Sản phẩm acetyl- CoA có nguồn gốc từ acid béo được tạo ra liên tục. Nhưng ngăn chặn
quá trình oxy hóa glucose.
- Acetyl-CoA được tạo ra từ acid béo sẽ đưa ngược trở lại tạo oxaloacetate nhờ enzyme
pyruvate carboxyla, sau đó tạo thành phosphoenol pyruvate nhờ PEP carboxyla. Vừa
giúp duy trì lượng thấp acetyl-CoA vừa ngăn chặn quá trình oxy hóa.

0,25đ

0,25đ

10
0,5đ

5 5.1. Truyền tin tế bào


a. Cấu trúc minh họa dưới đây là một thụ thể thuộc họ adrenergic và các protein
hoặc phân tử tham gia vào quá trình truyền tín hiệu của nó:

Điền vào chỗ trống


1. G-protein (cấu trúc dị phức 3) là…….
2. Phân tử có cấu trúc và chức năng giống rhodopsin là………
3. Enzyme sử dụng cơ chất ATP là………
Hướng dẫn chấm:
1. B 2. A 3. E
(Đúng 2/3 đáp án: 0,25đ)
b. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của hai loại thuốc A và B đến quá trình
truyền tin qua xinap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng
thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học), sử 0,5đ
dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza. Hãy cho biết các
thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương?
Hướng dẫn chấm:
- Thuốc A làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thụ thể ở màng sau xinap
bị kích thích liên tục và cơ tăng cường co giãn, gây mất nhiều năng lượng.
- Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza, dẫn đến axetincolin không bị
phân hủy và kích thích liên tục lên cơ. Cơ co giãn liên tục gây mất nhiều năng lượng và cuối
cùng ngừng co (liệt cơ), có thể dẫn đến tử vong.
5.2. Phương án thực hành
Khi nghiên cứu bệnh tiêu chảy, các nhà nghiên cứu phát hiện trongđường ruột người
bệnh có 2 chủng phẩy khuẩn Vibrio 1 và Vibrio 0,25đ
họ đã thực hiện thí nghiệm xác định cơ chế gây bệnh của hai chủng vi khuẩn này. Tế
bào biểu mô ruột của người được nuôi cấy giống nhau và chia thành 3 lô: lô đối chứng
(không bị lây nhiễm) và 2 lô lây nhiễm với hai chủng vi khuẩn. Mỗi lô được chia thành 3
nhóm mà môi trường nuôi cấy không có hoặc có bổ sung một trong hai chất: MDC (chất 0,25đ
ức chế nhập bào phụ thuộc vào protein bao) hoặc filipin (chất ức chế nhập bào không
phụ thuộc vào protein bao). Nồng độ E nội bào được xác định sau 60 phút thí nghiệm

11
(tính bằng picomole/mg protein tổng số). Kết quả thu được như ở bảng dưới đây.

Lô thí nghiệm Môi trường bổ sung chất ức chế nhập


bào

Không có MDC Filipin

Tế bào lây nhiễm với Vibrio 1 17 12 14

Tế bào lây nhiễm với Vibrio 2 400 390 15

Tế bào đối chứng 14 13 15

Mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI?


E. Vibrio 2 là chủng gây bệnh.
F. Độc tố của Vibrio gây bệnh xâm nhập vào tế bào theo cơ chế phụ thuộc protein
bao.
G. Độc tố của Vibrio gây bệnh có hoạt tính adenylyl cyclase.
H. Vibrio 1 có tác dụng hoạt hóa thụ thể kết cặp G protein.
Hướng dẫn chấm:
A. Đúng vì ta thấy lượng cAMP tăng ngang so với đối chứng (390), lượng cAMP biểu
thị cho việc tăng biểu hiện khi có tác nhân kích thích, mà ở đây là độc tố vibrio.
B. Sai chưa chắc chắn vì ở vibrio 1, chủng này không gây tác động đích (nồng độ
cAMP) ở cả hai trường hợp protein bao và không phụ thuộc protein bao.
C. Sai độc tố không có khả năng như một chất xúc tác và ở đây, độc tốt chỉ tác động lên
thụ thể màng, kích hoạt G-PROTEIN, và sau đó là enzyme adenylyl cyclase để tạo ra
cAMP.
D. Sai vì không có biểu hiện bệnh.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

6 a. Nocodazole ức chế trùng hợp microtubule, một quá trình cần thiết cho sự hình
thành thoi phân bào. Bằng cách điều trị các tế bào động vật có vú với nocodazole trong
một thời gian và sau đó rửa nocodazole ra khỏi môi trường, bạn có thể đồng bộ hóa số

12
lượng tế bào. Khi có mặt nocodazole trong chu kỳ tế bào, các tế bào dừng lại tại pha
nào? Cơ chế nào chịu trách nhiệm dừng tiến trình chu kỳ tế bào khi có tác động của
nocodazole.
Hướng dẫn chấm:
Dựa vào giả thuyết ta thấy
- Nocodazole là thuốc làm ức chế quá trình trùng hợp vi ống. Gây cản trở sự phân bào
bình thường. Tế bào sẽ dừng lại tại pha M.
- Pha M có điểm kiểm soát APC/C (phức hệ xúc tiến kỳ sau) sẽ chịu trách nhiệm làm 0,5đ
dừng chu kỳ tế bào nếu có xảy ra sai sót.
b. Để tạo ra một quần thể gồm các tế bào ở cùng một giai đoạn của chu kì, một
nhà khoa học lợi dụng khả năng ức chế ribonucleotide reductaza của thymine nồng độ 0,5đ
cao. Ribonucleotide reductase có chức năng chuyển ribonucleotide thành
deoxyribonucleotide, nguồn nguyên liệu cho sự tổng hợp ADN. Thymine nồng độ thấp
không có hoạt tính ức chế. Với dòng tế bào có thời gian pha G1, S, G2, M lần lượt là
10.5h, 7h, 4h, 0.5h, quy trình tạo ra quần thể tế bào như trên là:
1. Ban đầu, bổ sung lượng lớn thymine vào môi trường nuôi tế bào.
2. Sau 18h, loại bỏ bớt thymine.
3. Sau 10h tiếp theo, lại bổ sung một lượng lớn thymine.
Sau thí nghiệm, các tế bào thu được đang ở giải đoạn nào của chu kì tế bào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
- Thymine nồng độ cao gây ức chế ribonucleotide reductase, do đó, sự bổ sung thymine
nồng độ cao gây tạm dừng các tế bào đang ở pha S, không cho tiếp tục chu kì tế bào.
- Ban đầu, một lượng lớn Thymine được bổ sung vào môi trường nuôi, gây tạm dừng pha
S, các tế bào ở các pha khác vẫn trải qua chu kì tế bào bình thường.
- Sau 18h, do tổng thời gian G2, M và G1 là 15h nên tất cả các tế bào lúc này đang ở các
giai đoạn của pha S. Sự loại bỏ Thymine giúp tất cả tế bào lại tiếp tục trải qua chu kì
bình thường. 0,25đ
- Sau 10h tiếp theo, do thời gian pha S là 7h nên tất cả tế bào lúc này đều đã ra hoàn
thành pha S và đang trải qua các pha khác của chu kì tế bào. Sự bổ sung lượng lớn
Thymine khiến cho các tế bào này không thể bước vào pha S sau này. Như vậy, toàn bộ
tế bào lúc này đã bị đồng hóa tại cuối pha G2. 0,25đ

0,25đ

0,25đ

7 Barbara là một sinh viên 19 tuổi đại học sống trong ký túc xá. Vào tháng Giêng, cô
có triệu chứng đau họng, nhức đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh và ho. Sau khi bị sốt, ho ngày càng
tăng và đau nhức trong nhiều ngày, Barbara nghi ngờ rằng cô bị bệnh cúm. Cô đi đến

13
trung tâm y tế tại trường đại học của mình. Bác sỹ nói với Barbara rằng triệu chứng của
cô có thể là do một loạt các bệnh như cúm, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao.
Ông tiến hành chụp X – quang và thấy một chất nhầy có trong phổi trái. Kết quả cho
thấy dấu hiệu của bệnh viêm phổi, một tình trạng mà trong đó phổi có chất nhầy. Sau
khi chẩn đoán Barbara bị viêm phổi, bác sỹ cho cô điều trị với amoxicillin, một kháng
sinh thuộc nhóm β - lactam giống penicillin. Hơn một tuần sau đó, mặc dù tuân theo đầy
đủ chỉ dẫn, Barbara vẫn cảm thấy yếu và không hoàn toàn khỏe mạnh. Theo tìm hiểu,
Barbara biết rằng có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể gây viêm phổi.
Amoxicillin tác động lên thành peptidoglycan của tế bào vi khuẩn.
a. Theo bạn việc Barbara sử dụng amoxicillin trong điều trị nhưng không hiệu quả
thì bác sỹ sẽ có kết luận gì về chủng gây bệnh ?
b. Theo bạn, hướng tiếp cận chữa trị mà bác sỹ sẽ thực hiện để điều trị cho Barbara
khi biết nguyên nhân là do một chủng vi khuẩn gây bệnh ?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Nhóm kháng sinh β - lactam là các chất ức chế sự tổng hợp thành peptidoglican của vi
khuẩn do đó ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, vi khuẩn dễ bị các yếu tố bên ngoài tấn
công hơn.
- Có nhiều giả thuyết đặt ra về chủng gây bệnh này:
+ Chủng gây bệnh là các virus, do virus có vỏ ngoài là capsit nên không chịu tác động
của amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.
+ Chủng gây bệnh là nấm, do thành tế bào của nấm không phải peptidoglican do đó
không chịu tác động của amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.
+ Chủng gây bệnh là các vi khuẩn nhóm mycoplasma không có thành tế bào nên không
chịu tác động của amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh. 0,5đ
+ Chủng gây bệnh là các vi khuẩn thông thường, tuy nhiên chúng có khả năng kháng
kháng sinh loại β - lactam: có plasmid qua định enzim phân cắt kháng sinh loại β -
lactam, thay đổi cấu hình vị trí liên kết của kháng sinh họ β - lactam, có các kênh trên
màng tế bào bơm kháng sinh β - lactam ra ngoài.
b. Khi biết bệnh là do một chủng vi khuẩn gây nên, ta có thể trị bằng các cách:
- Sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhiều tác dụng như phân cắt thành tế bào, 0,25đ
ức chế sự tổng hợp thành tế bào, ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
- Sử dụng các phago để tiêu diệt vi khuẩn. Phago là các loại virus chỉ lây nhiễm tế bào vi
khuẩn nên có thể sử dụng để tiêu diệt tế bào vi khuẩn mà không sợ chúng lây nhiễm cho 0,25đ
người.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

14
8 a. Một thí nghiệm mô tả quá trình tạo CH4 ở đáy đầm lầy được tiến hành như sau:
Cho vào bình kín một chất hữu cơ vừa là nguồn cacbon vừa là nguồn electron, bổ sung
các chất nhận electron, nitrat (NO3-), sunphat (SO42-), CO2 và một ít đất lấy ở đáy đầm
lầy. Trong hai ngày đầu, người ta không phát hiện được CH 4 trong bình, nhưng ngày
thứ ba và thứ tư thấy CH 4 xuất hiện trong bình với hàm lượng tăng dần. Hãy giải thích
hiện tượng trên.
Hướng dẫn chấm:
- Trong bình có chất hữu cơ làm nguồn cacbon và nguồn cho e - thì O2 (trong bình) là
chất nhận e- hiệu quả nhất những vi khuẩn hiếu khí sẽ sử dụng O 2 là chất nhận e-, sản
sinh ra H2O và CO2. Oxi đồng thời ức chế các quá trình khác.
- Khi O2 hết, trong điều kiện môi trường kị khí các vi khuẩn nitrat và sunphat lúc này sẽ 0,25đ
phát triển, lấy NO2- và SO42- làm chất nhận điện tử cuối cùng
NO2- + e- + H+ N2 + H2O
SO42- + e- + H+ S + H2O hoặc H2S + H2O
- Sau khi nitrat và sunphat hết, CO 2 mới được dùng làm chất nhận e - cuối cùng, do tính
kém hiệu quả của nó. Nhóm vi sinh vật sinh metan sử dụng CO 2 để nhận e- như phương 0,5đ
trình trên, sản sinh ra CH 4. Lúc này chỉ còn lại vi khuẩn sinh metan nên nó cứ thế phát
triển sinh sôi tạo ra ngày càng nhiều CH4.
b. Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương pháp nuôi
0,25đ
cấy liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có khả năng sinh
enzim A, một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương pháp nuôi
cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải
thích lí do chọn?
Hướng dẫn chấm:
- Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, người ta thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và
lấy đi một lượng dịch nuôi tương đương, tạo được môi trường ổn định, do vậy vi sinh vật
sinh trưởng ổn định ở pha lũy thừa. Enzim là sản phẩm bậc I được hình thành ở pha tiềm
phát và pha lũy thừa, vì vậy chọn phương pháp nuôi cấy liên tục là thích hợp nhất, thu
được lượng enzim A cao nhất.
- Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục (từng mẻ), sự sinh trưởng của vi sinh vật diễn
ra theo đường cong gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong. Chất kháng
sinh là sản phẩm bậc II được hình thành ở pha cân bằng, pha này cho lượng kháng sinh
0,5đ
nhiều nhất (nuôi cấy liên tục không có pha cân bằng), vì vậy chọn phương pháp nuôi cấy
không liên tục là thích hợp nhất, thu được lượng kháng sinh B cao nhất.

0,5đ

9 Vòng đời của HIV là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn bao gồm tương tác
giữa protein HIV-1 và các đại phân tử của tế bào chủ. Giai đoạn đầu tiên của chu kì
gồm sự xâm nhiễm vào tế bào chủ và sự gắn bộ gen của nó vào hệ gen tế bào chủ. Giai
đoạn cuối của vòng đời gồm điều hòa biểu hiện sản phẩm gen của virus, tiếp theo là sự
sản sinh các hạt virus. Hệ protein HIV có 20 phân tử khác nhau, chỉ một trong số chúng
là mục tiêu của hệ miễn dịch. Các đại phân tử miễn dịch được minh họa trong hình dưới

15
đây.

a. Hãy giải thích tại sao gen tổng hợp protein A đang trải qua quá trình tiến hóa
nhanh (nhanh hơn nhiều so với quá trình tiến hóa của gen C) dẫn đến các biến thể là
cho các kháng thể hình thành trước không gắn vào được.
b. Do thiếu (hoặc số lượng giảm nhiều) của tế bào T hỗ trợ, đáp ứng miễn dịch thể
dịch bị tê liệt và không thể loại bỏ sự lây nhiễm HIV. Tế bào T có vai trò gì trong đáp
ứng miễn dịch của cơ thể người? Số lượng tế bào T như thế nào có trong một bệnh nhân
bị nhiễm HIV?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Sinh vật luôn biến đổi sao cho có lợi với chúng đó được coi là sự thích nghi của HIV
trong việc trốn tránh hệ miễn dịch của vật chủ.
- Đột biến luôn phát sinh nhưng chính những tế bào của hệ miễn dịch vật chủ khi phát
hiện những virus có thụ thể giống như trước đây sẽ tiêu diệt còn lại những virus có thụ
thể biến đổi khác thì sẽ tiếp tục sinh sôi.
- Chọn lọc tự nhiên giúp chúng giữ lại những đột biến có lợi hay quá trình thay đổi nào
có lợi cho chúng. Ở đây, sự thay đổi các thụ thể do gen protein A tổng hợp có lẽ được
biến đổi để thích nghi tốt hơn. Cứ như vậy sự biến đổi liên tục của thụ thể sẽ là một lợi
thế với virus nên gen quy định protein A biến đổi nhanh hơn gen C.
b.
- Tế bào T đặc biệt là T độc và T hỗ trợ có chức năng quan trọng trong đáp ứng miễn
0,25đ
dịch.
+Tế bào T hỗ trợ là tế bào trung gian kích thích tế bào T thực hiện miễn dịch tế bào và
kích thích tế bào B thực hiện miễn dịch dịch thể khi gặp kháng nguyên.
0,25đ
+ Tế bào T độc thực hiện tiêu diệt tế bào nhiễm độc bằng việc tiết profin và granzyme
tiêu hủy tế nhiễm bệnh.
- Số lượng tế bào T thay đổi không nhiều trong thời gian đầu nhưng bắt đầu từ giai đoạn
0,5đ
triệu chứng trở về sau thì số lượng giảm mạnh. Do sự phá vỡ các cấu trúc tế bào miễn
dịch của virus HIV.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

10 a. Hãy phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền

16
nhiễm. Nếu có 2 chủng cúm H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có thể
tạo thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H2N1 đã có ở người và H7N3 là chỉ gây
bệnh ở gia cầm, em hãy dự đoán chủng mới nào có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cộng đồng.
Hướng dẫn chấm:
- Phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm:
+ Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật xâm nhập vào mô của cơ thể.
+ Bệnh nhiễm trùng là bệnh chỉ xảy ra khi vi sinh vật sinh sản đủ mức gây ảnh hưởng có 0,25đ
hại đến cơ thể. 0,25đ
+ Bệnh truyền nhiễm cũng là bệnh nhiễm trùng nhưng lây từ người này sang người khác.
- Các chủng được tạo thành có thể là: H2N1, H7N3, H2N3 và H7N1. 0,25đ
+ H2N1 là chủng đã có ở người nên có thể gây ra bệnh dịch ở người.
+ H7N3 là chủng cúm gia cầm, không gây bệnh cho người.
+ H2N3 và H7N1 là các chủng mới, nếu nhiễm vào người thì các kháng nguyên của chúng 0,25đ
là hoàn toàn mới với người, nên có thể gây dịch lớn ra toàn vùng, đôi khi là đại dịch rất
nghiêm trọng. 0,25đ
b. Giả sử một người nuôi rắn bị rắn độc cắn và được điều trị bằng huyết thanh 0,25đ
kháng lọc rắn. Tại sao việc điều trị cho lần cắn thứ 2 có thể khác đi?
Hướng dẫn chấm:
- Nếu người nuôi rắn đã miễn dịch với các protein trong huyết thanh kháng lọc rắn, lần
tiêm khác có thể làm khởi phát một quá trình đáp ứng miễn dịch nặng nề không tốt cho
người được tiêm.
- Trong khi đó, việc điều trị có thể khác đi vì lúc này hệ miễn dịch của người nuôi rắn
cũng có thể sản sinh được các kháng thể có thể trung hòa được nọc độc của rắn.

0,25đ

0,25đ

17
SỞ GD&ĐT TỈNH THÁI NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NGUYÊN NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Môn thi: Sinh học - Lớp 10
(Đề thi gồm 04 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học tế bào


a. Hình 1 mô phỏng ba chất A, B, C là các pôlisaccarit.
Hãy cho biết tên của các chất A, B, C? So sánh cấu trúc và vai trò của ba chất đó trong
tế bào?

b. Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng là yếu tố gây nguy hiểm cho chính
cơ thể người?
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Erythrôpôêtin (EPO) là loại hoocmôn kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. EPO là
một loại prôtêin tiết, được glycô hóa. Cấu trúc nào làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn
thiện EPO? Vai trò của các cấu trúc đó?

18
b. Ở tế bào nhân thực, ti thể có màng kép, bộ máy gôngi có màng đơn. Nếu ti thể mất
đi một lớp màng còn bộ máy gôngi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến
chức năng của chúng?
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục lạp và đưa vào môi
trường tương tự như chất nền lục lạp. Theo dõi pH của môi trường
chứa tilacôit ở các điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện
ở hình 2. Trong đó (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời
điểm một chất X được thêm vào môi trường đang được chiếu sáng

Hình 2
a. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH của môi
trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu sáng? Giải thích?
b. X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa oxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubiscô
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
a. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim. Axit
xucxinic là cơ chất của enzim xucxinat đêhyđrôgenaza. Axit malônic là một chất ức
chế của enzim này. Làm thế nào để xác định được axit malônic là chất ức chế cạnh
tranh hay chất ức chế không cạnh tranh?
b. Vì sao êlectrôn không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH 2 tới O2 mà cần có
chuỗi truyền điện tử trong hô hấp? Điều gì xảy ra nếu không có chuỗi truyền điện tử
nhưng có cơ chế làm giảm pH của xoang gian màng?
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Có một số loại phân tử tín hiệu là hoocmôn ơstrôgen, testôsterôn, insulin, hãy xác
định loại thụ thể phù hợp với từng loại phân tử tín hiệu? Giải thích?
b. Một nhà khoa học tiến hành nuôi cấy nấm men bằng cách trộn các tế bào nấm men
vào dung dịch glucôzơ có nồng độ 10g/l. Sau đó dung dịch này được phân thành 2

19
bình A và B. Trong bình A, nhà khoa học cho dòng khí gồm nitơ và ôxi đi vào. Trong
bình B, cho vào một dòng khí chỉ có nitơ. Các thiết bị phân tích cho phép thực hiện
một tổng kết định lượng được tóm tắt trong bảng sau:

Lô I II

Thể tích ôxi sử dụng 0,75 lít 0,0 lít

Thể tích CO2 sinh ra 0,74 lít 0,23 lít

Lượng rượu (etanol) sinh ra 0,0 gam 0,46 gam

Lượng glucôzơ đã dùng 1,0 gam 1,0 gam

Lượng nấm men sinh ra (khối lượng khô) 0,56 gam 0,02 gam

Ngoài ra, nhà khoa học còn tiến hành quan sát các tế bào lấy từ bình A và bình B dưới
kính hiển vi điện tử, thu được kết quả như sau:
+ Tế bào nấm men ở bình A có nhiều ti thể và kích thước ti thể lớn.
+ Tế bào nấm men ở bình B có ít ti thể và kích thước ti thể nhỏ.
Hãy cho biết:
- Kết quả định lượng lô I, lô II thuộc bình nào?
- Phân tích kết quả thí nghiệm từng lô và giải thích sự khác nhau đó?
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
a. Năm 1970, Potu Rao và Robert Johnson đã làm thí nghiệm như sau:
- Cho lai tế bào ở pha G1 với tế bào ở pha S, nhân G1 ngay lập tức tổng hợp ADN.
- Cho lai tế bào ở pha G2 với tế bào ở pha S, nhân G2 không thể bắt đầu tổng hợp ADN
ngay cả khi có tế bào chất của tế bào pha S.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?
b. Một nhà khoa học đã tinh sạch ADN thu được từ các tế bào mô cơ ở các pha khác
nhau trong chu kỳ tế bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà khoa học đã tách và đo riêng rẽ
lượng ADN của nhân và của ti thể. Hãy cho biết hàm lượng tương đối của ADN nhân
và ADN ti thể trong các tế bào thay đổi như thế nào ở các pha khác nhau cùa chu kì tế
bào? Giải thích.
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật.

20
Dưa cải muối chua là món ăn quen
thuộc của chúng ta. Vi sinh vật
thường thấy trong dịch lên men gồm
vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi.
Hình dưới đây thể hiện số lượng tế
bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm
vi sinh vật khác nhau và giá trị pH
trong quá trình lên men lactic dưa
cải. Ôxi hòa tan trong dịch lên men
giảm theo thời gian và được sử dụng
hết sau ngày thứ 22.
Hình 3

a. Nguyên nhân nào làm giá trị pH giảm từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba?
b. Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26 và giảm mạnh
sau ngày thứ 26?
c. Vì sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá
trình lên men?
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
a. Trong nuôi cấy vi sinh vật không liên tục, độ dài của pha lag phụ thuộc vào những yếu tố
nào?

b. Khi cấy chuyển vi khuẩn Aerobacter


aerogenes từ môi trường nước thịt sang
môi trường chỉ chứa hỗn hợp hai loại
muối amôn và nitrat, không có nguồn
cung cấp nitơ nào khác. Sự sinh trưởng
của chúng được mô tả theo hình 4.

Hình 4

- Hãy cho biết tên gọi của hiện tượng sinh trưởng này. Trong các giai đoạn (1) và (2)
vi khuẩn Aerobacter aerogenes sử dụng loại muối nào?

21
- Giải thích tại sao sự sinh trưởng của vi khuẩn Aerobacter aerogenes lại có dạng như
vậy?
Câu 9 (2,0 điểm). Virut
Năm 2002, giáo sư Wimmer đã tiến hành thí nghiệm tổng hợp nhân tạo genome virut
bại liệt ARN (+) rồi cho lây nhiễm vào chuột. Kết quả virut nhân lên làm cho chuột bị
tiêm nhiễm bệnh bại liệt.
Gần đây, một nhà khoa học trẻ cũng tiến hành tách genome của virut cúm A H5N1
gồm 8 phân tử ARN (-) rồi cho lây nhiễm vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp
của gia cầm với hi vọng thu được kết quả gây bệnh cho gia cầm để nghiên cứu.
Nghiên cứu 2 thí nghiệm trên và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tại sao thí nghiệm của giáo sư Wimmer lại thành công?
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ có thành công hay không? Vì sao?
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Tại sao việc sản xuất và sử dụng vacxin phòng chống một loại virut gây bệnh ở
động vật có vật chất di truyền là ARN thường khó khăn và hiệu quả không cao?
b. Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lý do giải thích tại sao điều trị bằng liệu pháp
tiêm kháng sinh có hiệu quả cao hơn liệu pháp dùng chính kháng sinh đó nhưng theo
đường uống?

………………HẾT………………
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh:


…………………

22
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào

a.
* Tên của ba chất: A- Tinh bột; B- Glycôgen; C- Xenlulôzơ 0, 25
* So sánh:
- Giống nhau:
+ Cùng có cấu tạo đa phân, đơn phân là các phân tử glucôzơ. 0, 25
- Khác nhau:

Hợp chất Cấu trúc Vai trò của các


hợp chất

Tinh bột Các glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 Là chất dự trữ
glucôzit tạo thành mạch Amylôzơ không phân nhánh và trong tế bào 0,25
các mạch Amylôpectin phân nhánh. thực vật.

Glycôgen Các glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 Là chất dự trữ
glucôzit tạo thành mạch phân nhánh nhiều. trong tế bào 0,25
động vật.

Xenlulôzơ Các glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 Cấu trúc thành
glucôzit không phân nhánh tạo thành sợi, tấm rất bền tế bào thực vật. 0,25
chắc.

b. Côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho cơ thể là do:
- Côlestêrôn là thành phần xây dựng nên màng tế bào 0,25
- Côlestêrôn là nguyên liệu để chuyển hóa thành các hoocmôn sinh dục quan trọng như
testostêrôn, ơstrôgen…nên chúng rất cần cho cơ thể
0,25
- Côlestêrôn khi quá thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa động
mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến bị đột quỵ
0,25

Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào

23
a.
- EPO là một loại prôtêin tiết, được glycô hóa → EPO là một loại glicôprôtêin 0,2
- Các cấu trúc làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO gồm: lưới nội chất trơn, lưới 0,2
nội chất hạt, bộ máy Gôngi.
- Cacbonhiđrat tổng hợp từ lưới nội chất trơn. 0,2
- mARN được tổng hợp trong nhân qua màng nhân đến lưới nội chất hạt. Các prôtêin sau
khi được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt sẽ được tập trung vào lòng túi để vận chuyển
0,2
đến bộ máy Gôngi.
- Tại bộ máy Gôngi chúng tiếp tục được gắn thêm cacbonhidrat (glycô hóa) tạo
glicôprôtêin sau đó đến màng sinh chất và giải phóng ra ngoài bằng xuất bào. 0,2

b.
+ Ti thể:
- Nếu ti thể chỉ còn 1 lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp ATP. Nếu mất
màng trong thì không tổng hợp được ATP, nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp
ATP sẽ giảm.
0,25
- Do ti thể có hai lớp màng, giữa là xoang gian màng. Nhờ đặc điểm này giúp ti thể thực
hiện chức năng tổng hợp ATP, dòng H+ đi từ xoang gian màng qua ATP sylthetaza vào
chất nền ti thể, tổng hợp ATP.
+ Bộ máy gôngi: 0,25

- Nếu bộ máy gôngi có màng kép sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết. Các
túi tiết không được hình thành hoặc hình thành chậm làm các quá trình trao đổi chất khác
trong tế bào bị ảnh hưởng.
0,25
- Do bộ máy gôngi có chức năng thu gom, chế biến và phân phối nhiều sản phẩm trong tế
bào. Trong quá trình này thường xuyên có sự thu nhận, chuyển giao và bài xuất các túi
tiết.

0,25

Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. pH của môi trường chứa tilacôit tăng lên so với trước khi chiếu sáng. 0,25
- Giải thích:

24
+ Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp (hoạt hóa chuỗi truyền e).
+ Chuỗi truyền điện tử ở màng tilacôit sẽ hoạt động và bơm ion H + từ môi trường bên ngoài vào trong xoang tilacôit.
+ Nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacôit giảm nên pH tăng lên so với trước khi chiếu sáng. 0,25
b.
0,25
- (3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
- Giải thích:
+ Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa II với hệ quang hóa I sẽ ngăn cản quá trình vận chuyển ion H + vào trong xoang
tilacôit 0,25
+ Vì vậy, nồng độ H+ trong môi trường chứa tilacôit tăng (do các ion H + được vận chuyển vào xoang tilacôit sẽ lại được đi ra ngoài môi
trường qua kênh ATP synthetaza và tổng hợp lên ATP)

+ Kết quả pH ở môi trường chứa tilacôit giảm.


0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 4. (2 điểm). Dị hóa

a.
+) Phân biệt:
- Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất.
Khi có mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính và dẫn 0,25
đến kìm hãm hoạt động của enzim. Do phức hệ enzim - chất ức chế rất bền vững, như vậy
không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa.
- Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của
enzim mà kết hợp với enzim gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm hoạt động 0,25
làm nó không phù hợp với cấu hình của cơ chất.
+) Làm tăng nồng độ cơ chất (axit xucxinic), xem xét tốc độ của phản ứng tăng lên hay
không.
0,25
Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì axit malônic là một chất ức chế cạnh tranh.

25
b. 0,25
+ Êlectrôn không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH2 tới O2 mà cần có chuỗi
truyền điện tử trong hô hấp. 0,25
- Khi truyền qua chuỗi truyền điện tử năng lượng được giải phóng từ từ từng phần nhỏ
qua nhiều chặng.
0,25
- Nếu truyền trực tiếp sẽ xảy ra hiện tượng "bùng nổ nhiệt " đốt cháy tế bào.
+ Quá trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra vì khi pH xoang gian màng giảm thì nộng độ H +
0,25
cao và như vậy phức hệ ATP - synthetaza tiếp tục hoạt động theo cơ chế hóa thẩm.
0,25

Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành

a.
- Có hai loại thụ thể :
+) Thụ thể trong màng sinh chất là các phân tử prôtêin xuyên màng. 0,25
+) Thụ thể bên trong tế bào là các protein thụ thể trong tế bào chất hoặc trên màng nhân 0,25
tế bào đích.
- Hoocmôn ơstrôgen, testosterôn là các hoocmôn sterôit, tan trong lipit, có thể đi qua lớp
phôtpholipit kép vì vậy phù hợp với thụ thể là prôtêin trong tế bào.
0,25
- Insulin là prôtêin có kích thước lớn, không qua được màng → phù hợp với thụ thể là
prôtêin trong màng sinh chất.
0,25
b.
* Lô I thuộc bình A, lô II thuộc bình B
0,5
* Giải thích
- Lô I: Sử dụng 1,0 gam đường và 0,75 lít O 2 tạo ra 0,74 lít CO2 và 0,56 gam sinh khối
khô của nấm men, trong điều kiện hiếu khí (Có O 2) nấm men đã thực hiện hô hấp hiếu
khí, ức chế lên men, không có etanol sinh ra, sinh trưởng nhanh tạo sinh khối lớn. 0,25
- Lô II: Sử dụng 1,0 gam đường trong điều kiện không có O 2 thì tạo ra 0,23 lít CO2, 0,46
gam etanol và 0,02 gam sinh khối khô của nấm men vì trong điều kiện kị khí, nấm men
thực hiện quá trình lên men thu được etanol và ít năng lượng nên sinh trưởng chậm, sinh
khối tăng ít. 0,25

26
Câu 6 (2 điểm). Phân bào

a.
- Nhân G1 ngay lập tức tổng hợp ADN chứng tỏ tế bào chất của tế bào pha S chứa các 0,25
yếu tố khởi động quá trình nhân đôi của ADN trong nhân G1.
- Nhân G2 không tổng hợp được ADN do ADN đã nhân đôi, tế bào có cơ chế kiểm soát 0,25
ngăn cản việc bắt đầu một pha S mới trước khi diễn ra nguyên phân.
- Cơ chế kiểm soát này không cho tế bào ở pha G 2 quay lại pha S và chặn ADN nhân đôi
0,25
khi chưa qua nguyên phân.
b. - ADN trong nhân tế bào
+ Ở pha G1: hàm lượng ADN không thay đổi do các gen trong tế bào xảy ra quá trình
phiên mã và dịch mã để tổng hợp các chất cần cho tăng trưởng kích thước và chuẩn bị 0,25
tổng hợp ADN.
+ Pha S: diễn ra quá trình tổng hợp ADN hàm lượng tăng dần trong pha S và đạt đến
lượng gấp đôi so với pha G1 khi kết thúc pha S.
0,12
+ Pha G2 hàm lượng ADN gấp đôi bình thường.
+ Pha M: Nhân tế bào phân chia, sự phân ly nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào và kết thúc
0,12
phân chia nhân sẽ tạo ra 2 nhân tế bào có lượng ADN tương đương và giảm một nửa
so với pha G2, trở về bằng pha G1. Sự phân chia tế bào chất sẽ tạo nên 2 tế bào con, trong 0,25
mỗi tế bào, lượng ADN sẽ không đổi so với tế bào ban đầu ở pha G1.
- ADN trong ti thể:
+ Hàm lượng ADN tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M, vì trong tế bào đang tăng
trưởng để chuẩn bị cho phân chia, ADN ty thể nhân đôi độc lập với ADN nhân. Khi tế
bào tăng trưởng về kích thước và lượng các chất, ADN ti thể cũng nhân đôi liên tục tăng
dần, vì thế hàm lượng ADN ti thể cũng tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M.
0,25
+ Ở pha M khi tế bào chất phân chia, ADN ti thể sẽ được phân chia tương đối đồng đều
về hai tế bào con. Ở mỗi tế bào con hàm lượng ADN trở về tương đương tế bào ban đầu.

0,25

Câu 7 (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật.

a.

27
- pH giảm do lượng axit được vi sinh vật tạo ra nhiều và giải phóng vào môi trường,
trong đó chủ yếu là axit lactic do vi khuẩn lactic sinh ra, ngoài ra còn có các axit hữu cơ 0,25
khác như axit pyruvic, các axit trung gian trong chu trình crep…
- Tương ứng với đồ thị: vi khuẩn lactic tăng nhanh số lượng từ ngày 1 đến ngày 3 (đạt số
0,25
lượng cao nhất vào khoảng ngày 5, 6).
b.
- Môi trường có độ pH từ 3,5 – 4,0 thuận lợi cho sự phát triển của nấm men → Nấm men
sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10, và đạt số lượng lớn nhất vào khoảng ngày 22 – 26.
- Ôxi hòa tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được sử dụng hết sau ngày thứ 0,25
22. 0,25
- Nấm men chuyển từ hô hấp hiếu khí sang hô hấp kị khí nên quá trình sinh trưởng giảm.
Độ pH thấp duy trì lâu (dưới 3,5) ức chế sự sinh trưởng của nấm men → Số lượng nấm
0,25
men giảm mạnh sau ngày 26.
c.
Nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên men:
- Nấm sợi có khả năng chịu đựng cao với môi trường có độ pH thấp (pH dưới 3,5).
0,25
- Càng về cuối quá trình lên men, sự hoạt động mạnh của vi khuẩn lactic và nấm men làm
môi trường lên men càng trở nên ưu trương. Nấm sợi có khả năng chịu áp suất thấm thấu 0,25
cao. 0,25

Câu 8 (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.

a. Trong nuôi cấy VSV không liên tục, độ dài của pha lag phụ thuộc:
- Tuổi của giống: tế bào làm giống trẻ thì pha lag thường ngắn, tế bào làm giống càng già 0,5
thì pha lag càng dài.
- Thành phần môi trường:
+ Pha lag sẽ kéo dài hơn khi cấy vi khuẩn vào môi trường có thành phần hoàn toàn mới. 0,25
+ Pha lag sẽ được rút ngắn (thậm chí không có) nếu cấy vào môi trường mới nhưng có 0,25
cùng thành phần và điều kiện nuôi cấy với hệ thống nuôi cấy trước đó
b.
* Đây là hiện tượng sinh trưởng kép.

28
- Giai đoạn 1: vi khuẩn sử dụng muối amôn (NH4+ ). 0,25
- Giai đoạn 2: vi khuẩn sử dụng muối nitrat ( NO3-). 0,25
* Giải thích:
- Khi cấy chuyển vi khuẩn từ môi trường nước thịt sang môi trường chứa hỗn hợp cả hai
loại muối thì amôn được đồng hoá trước do vi khuẩn đã có sẵn hệ enzim để chuyển hóa 0,25
NH4+ (trước đó có trong nước thịt). Giai đoạn này ức chế việc tổng hợp cảm ứng hình
thành enzim nitrat reductaza.
- Sau khi hết muối amôn trong môi trường thì vi khuẩn sẽ tổng hợp enzim nitrat
reductaza  muối nitrat mới được sử dụng. 0,25

Câu 9 (2 điểm). Virut

a. Thí nghiệm của giáo sư Wimmer thành công vì virut ông tạo ra giống với virut bại liệt 0,25
trong tự nhiên.
- Do trình tự nuclêôtit của ARN (+) của virut bại liệt giống với trình tự mARN (nên gọi 0,25
là sợi +) nên khi xâm nhập vào tế bào chúng hoạt động giống như mARN.
- Chúng tiến hành dịch mã tạo ARN pôlymeraza rồi dùng enzim sao chép, phiên mã nhân
0,25
lên trong tế bào chất tạo các thành phần của virut mới.
- ARN (+) → ARN (-) → ARN (+)
0,25
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ không thành công, virut tổng hợp nhân tạo của nhà
khoa học trẻ không lây nhiễm được.
- ARN (-) được tổng hợp nhân tạo khác với mARN (bổ sung với trình tự mARN nên gọi 0,25
là sợi -). 0,25
- Virut chứa ARN (-) luôn mang theo enzim ARN pôlymeraza phụ thuộc ARN để tổng
hợp mARN từ genôm ARN (-).
0,25
- Khi cho lây nhiễm ARN (-) của virut vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của
gia cầm thì chúng không hoạt động được do thiếu enzim ARN pôlymeraza phụ thuộc
ARN mà virut mang theo. 0,25

Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch

29
a.
Việc sản xuất và sử dụng vacxin phòng chống một loại virut gây bệnh ở động vật có vật 0,25
chất di truyền là ARN thường khó khăn và hiệu quả không cao.
- Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn so với ADN → Virut có vật chất di 0,25
truyền là ARN dễ phát sinh các đột biến hơn so với virut có vật chất di truyền là ADN.
- Enzim sao chép từ ARN thành ARN hoặc ARN thành ADN do hệ gen của virut qui
định và thường đem theo trong quá trình xâm nhập tế bào chủ, các enzim này không có
chức năng đọc sửa → Nếu đột biến phát sinh không được sửa chữa → Tạo thành thể đột
biến. 0,25
- Qui trình nghiên cứu sản xuất vacxin cần thời gian nhất định và chỉ có tác dụng cao khi
tính kháng nguyên của virut không biến đổi.
0,25
b.
- Dùng đường uống, một phần kháng sinh bị ảnh hưởng bởi axit dạ dày, bị phân hủy bởi
enzim và mất chức năng.
0,25
- Dùng đường uống, kháng sinh có thể có kích thước phân tử lớn nên hiệu quả đi vào tế
bào biểu mô ruột từ đó vào máu không cao.
- Bệnh tả kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nên kháng sinh có thể bị nôn ra hoặc không tồn
tại trong đường tiêu hóa đủ thời gian. 0,25
- Tế bào niêm mạc ruột bị tổn thương, khả năng hấp thụ thuốc kháng sinh giảm
- Tiêm trực tiếp vào máu, nó sẽ đi đến hầu hết mọi ngõ ngách của cơ thể nơi có mạch 0,25
máu nhỏ nhất, trong đó có cả khu vực sống của vi khuẩn.
(HS nêu được 4/5 ý đạt điểm tối đa của câu)

0,25

Người ra đề: Nguyễn Mạnh Quỳnh

30
ĐT liên hệ : 0983997816

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ KỲ THI DUYÊN HÀI ĐỒNG BẰNG


NỘI BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP NĂM HỌC 2018 - 2019

31
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN THI: SINH HỌC 10

Thời gian: 180 phút

(Đề thi gồm 04 trang)

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học TB

a. Trong tế bào nhân thực có các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ,
photpholipit, ADN và prôtêin. Những đại phân tử nào có cấu trúc đa phân? Kể
tên đơn phân và liên kết hóa học đặc trưng của các đại phân tử đó.

b. Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới
dạng mỡ?

Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc TB

a. Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chủ yếu là photphotlipit và
prôtêin. Trình bày các chức năng của prôtêin trong màng sinh chất?

b. Ở động vật có ba tổ chức dưới tế bào có chứa axit nucleic. Phân biệt axit
nucleic của ba tổ chức đó?

Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Đồng hóa)

Tảo đơn bào Chlorella được dung để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai
hợp chất hữu cơ X và Y thuộc chu trình Calvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào
môi trường nuôi và đo tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một
lượng CO2 (không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO 2 bị tiêu thụ hết,
nguồn sáng bị tắt và 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi tảo (thời điểm thể
hiện bằng đường nét đứt ở hình A).

- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung
cấp một lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện
bằng nét đứt trên hình B) không bổ sung thêm bất kì nguồn CO2 nào.

32
Hình A Hình B

a. Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích?

b. Nồng độ chất Y chứa phóng xạ và không chứa phóng xạ thay đổi như thế nào
sau khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm 1?

Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Dị hóa)

a. Trình bày cấu trúc phân tử ATP? Năng lượng ATP được tế bào sử dụng trong
những hoạt động sống chủ yếu nào?

b. Trong tế bào thực vật, ATP được tạo ra những vị trí nào? Nêu điểm khác nhau
cơ bản trong cơ chế tổng hợp ATP ở các vị trí đó.

Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin TB và Phương án thực hành

a. Adrenalin là một loại hoocmoon gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân
giải glicogen thành glucozo; còn Testosteron là hoocmon sinh dục ảnh hưởng
đến sự hình thành các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận
và truyền đạt thông tin của hai hoocmon trên có gì khác nhau?

33
b. Lấy 1 ml dịch chiết khoai tây cho vào ống nghiệm số 1 và 2; lấy 1ml hồ tinh
bột cho vào ống nghiệm số 3 và 4. Sau đó nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử Lugol vào ống
nghiệm số 1 và 3; nhỏ 1 ml thuốc thử Benedict vào ống nghiệm số 2 và 4. Đun
sôi 5 ml tinh bột với 1 ml HCl trong vài phút; để nguội rồi trung hòa bằng
NaOH (thử bằng giấy quỳ). Sau đó lấy lần lượt 1 ml dịch cho vào ống nghiệm số
5 và số 6; rồi nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử Lugol vào ống số 5; nhỏ 1 ml thuốc thử
Benedict vào ống số 6. Quan sát sự thay đổi màu của 6 ống nghiệm và giải
thích.

Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào (Lý thuyết)

a. Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào bao gồm các thành phần nào? Nêu cơ chế
hoạt động chung của các thành phần đó?

b. Nêu ý nghĩa điểm chốt G1 và điểm chốt G2 trong chu kì tế bào?

Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, CHVC của VSV

Trong ao hồ, người ta thường gặp các vi sinh vật sau: vi khuẩn hiếu khí
Pseudomonas, tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn sunfat, vi khuẩn sinh metan, vi
khuẩn lưu huỳnh màu tía.

a. Trình bày sự phân bố của các vi sinh vật đó trong ao hồ.

b. Giải thích phương thức sống của các nhóm vi sinh vật: tảo lục, vi khuẩn lam,
vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV.

a. Người ta nuôi cấy vi khuẩn trong một môi trường thường xuyên được bổ sung
dinh dưỡng và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. Một chủng thể thực khuẩn
(virus) được bổ sung vào môi trường đã gây ra sự biến động số lượng của cả vi
khuẩn và virut như hình dưới đây:

34
Hãy mô tả và giải thích kết quả quan sát được ở thí nghiệm trên?

b. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, chủng I có khả năng sinh enzim A; chủng II có


khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương án nuôi cấy (liên tục hoặc không
liên tục) cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng sản phẩm cao nhất. Giải
thích.

Câu 9 (2,0 điểm). Virut

a. Hệ gen của các retrovirut (như HIV) và virut ADN mạch kép phiên mã ngược
(như HBV) đều có enzim phiên mã ngược. Hãy chỉ ra những điểm giống và
khác nhau trong quá trình tổng hợp ADN của chúng.

b. HIV có 3 gen chính có chức năng khác nhau (gen gag, gen pol, gen env). Đột
biến làm hỏng gen nào trong ba gen trên thì sẽ làm HIV không xâm nhập được
vào tế bào chủ? Giải thích.

Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

a. Người chia kháng thể thành 5 lớp khác nhau (IgA,M,E,D,G) nhưng lại nói cơ
thể có hàng vạn hàng triệu kháng thể khác nhau, cứ có kháng nguyên là lại sinh
ra kháng thể tương ứng. Nói như vậy có gì mâu thuẫn? Giải thích.

b. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào
bị nhiễm virut? Giải thích?

Hết -

35
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm)

Người ra đề

Vương Văn Huệ

(0975955915)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ KỲ THI DUYÊN HÀI ĐỒNG


NỘI BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP NĂM HỌC 2018 - 2019

36
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN THI: SINH HỌC 10

Thời gian: 180 phút

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học TB

a. Trong tế bào nhân thực có các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ,
photpholipit, ADN và prôtêin. Những đại phân tử nào có cấu trúc đa phân? Kể
tên đơn phân và liên kết hóa học đặc trưng của các đại phân tử đó.

b. Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới
dạng mỡ?

 Thang điểm:

STT Nội dung Điểm

a Những đại phân tử có cấu trúc đa phân: tinh bột, xenlulôzơ, ADN
và prôtêin.

- Tinh bột: α-glucôzơ, liên kết α-1,4 glicozit (amilozo) và liên kết 0,25
α-1,6 glicozit (amilopectin)

- Xenlulozo: β-glucozo, liên kết β-1,4 glicozit.


0,25
- ADN: nuclêôtit, liên kết photphodieste.
0,25
- Prôtêin: axit amin, liên kết peptit.
0,25

b - Động vật hoạt động nhiều do đó cần nhiều năng lượng. Trong 0,50
khí đó năng lượng chứa trong tinh bột sẽ không đủ cung cấp cho
hoạt động của động vật.

Năng lượng chứa trong mỡ nhiều hơn năng lượng chứa trong tinh
bột => quá trình ôxy hóa lipit sẽ cho nhiều năng lượng hơn tinh
bột (gấp đôi).

- Lipit là những phân tử không phân cực, kị nước => khi vận 0,25

37
chuyển không phải vận chuyển kéo theo nước.

- Ngoài ra, mỡ có thể dự trữ được trong thời gian dài, mỡ có chức 0,25
năng làm đệm cơ học, chống lạnh, chống thấm, …

Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc TB

a. Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chủ yếu là photphotlipit và
prôtêin. Trình bày các chức năng của prôtêin trong màng sinh chất?

b. Ở động vật có ba tổ chức dưới tế bào có chứa axit nucleic. Phân biệt axit
nucleic của ba tổ chức đó?

 Thang điểm

STT Nội dung Điểm

a Prôtêin trong màng có nhiều chức năng: 1,0

- Chức năng vận chuyển các chất qua màng.


- Chức năng enzim.
- Chức năng thu nhận và truyền đạt thông tin.

- Chức năng nhận biết tế bào.


- Chức năng nối kết.

- Chức năng neo màng.

b - Ba tổ chức đó là: ribôxôm, ty thể và nhân. 0,25

- Phân biệt axit nucleic của ba tổ chức: ribôxôm, ty thể và nhân: 0,75

Tiêu chí Ribôxôm Ty thể Nhân

Loại axit rARN ADN ADN

Số mạch 1 mạch 2 mạch 2 mạch

38
Đặc điểm Xoắn Trần, dạng Liên kết với
vòng. histon, mạch
thẳng.

Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Đồng hóa)

Tảo đơn bào Chlorella được dung để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai
hợp chất hữu cơ X và Y thuộc chu trình Calvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào
môi trường nuôi và đo tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một
lượng CO2 (không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO 2 bị tiêu thụ hết,
nguồn sáng bị tắt và 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi tảo (thời điểm thể
hiện bằng đường nét đứt ở hình A).

- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung
cấp một lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện
bằng nét đứt trên hình B) không bổ sung thêm bất kì nguồn CO2 nào.

Hình A Hình B

39
a. Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích?

b. Nồng độ chất Y chứa phóng xạ và không chứa phóng xạ thay đổi như thế nào
sau khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm 1?

 Thang điểm:

STT Nội dung Điểm

a - Chất X là Axit phosphoglyceric (APG), Chất Y là RIDP 0,50

- Giải thích:

+ Ở thí nghiệm 1: KHi 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi 0,50
sẽ xảy ra phản ứng cacboxyl hóa RiDP và tạo thành APG (APG
chứa 14C). Khi không có ánh sáng nên pha sáng không xảy ra,
không có sự cung cấp ATP và NADPH dẫn đến APG không bị
chuyển hóa thành các chất khác trong chu trình Calvin  chất
này tích lũy làm tăng tín hiệu phóng xạ, tương ứng với chất X trên
hình A  X là APG.

+ Ở thí nghiệm 2: Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết, phản ứng chuyển hóa 0,50
RiDP thành APG bị dừng lại, gây tích lũy RiDP (chứa 14C). Mặt
khác, trong điều kiện có ánh sáng, pha sáng cung cấp ATP và
NADPH cho các phản ứng chuyển hóa APG (chứa 14C) theo chu
trình Calvin và tái tạo RiDP  RiDP có đánh dấu phóng xạ tăng
lên, tương ứng với chất Y trên hình B  Y là RiDP.

b Nồng độ của chất Y (RiDP) không đánh dấu phóng xạ giảm đi 0,50
sau khi tắt ánh sáng. Còn chất Y không đánh dấu phóng xạ không
được sinh ra nên không có sự thay đổi.

40
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Dị hóa)

a. Trình bày cấu trúc phân tử ATP? Năng lượng ATP được tế bào sử dụng trong
những hoạt động sống chủ yếu nào?

b. Trong tế bào thực vật, ATP được tạo ra những vị trí nào? Nêu điểm khác nhau
cơ bản trong cơ chế tổng hợp ATP ở các vị trí đó.

 Thang điểm

STT Nội dung Điểm

A - Cấu trúc ATP: 0,50

+ 1 Phân tử ATP gồm 1 bazo nito Adenin; 1 đường Ribozo, 3


gốc photphat.

+ 1 phân tử ATP có 2 liên kết cao năng,.... 0,50


- Năng lượng ATP được sử dụng: Sinh công cơ học, tổng hợp các
chất hữu cơ, vận chuyển các chất, dẫn truyền xung thần kinh,...

b – Trong tế bào thực vật ATP được tổng hợp ở tế bào chất, ti thể, 0,25
lục lạp.

- Khác nhau: 0,25


+ Ở tế bào chất: phosphoryl hóa mức cơ chất, chuyển một nhóm
photphat linh động từ một chất hữu cơ khác đã được phosphoryl
hóa tới ADP tạo ATP.
0,25
+ Ở ti thể: phosphoryl hóa oxi hóa, năng lượng từ phản ứng oxi
hóa khử trong hô hấp được sử dụng để gắn nhóm photphat vô cơ
vào ADP. 0,25

+ Ở lục lạp: phosphoryl hóa quang hóa, năng lượng ánh sáng
được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng tích lũy trong liên
kết ADP và nhóm photphat vô cơ tạo thành ATP.

41
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin TB và Phương án thực hành

a. Adrenalin là một loại hoocmoon gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân
giải glicogen thành glucozo; còn Testosteron là hoocmon sinh dục ảnh hưởng
đến sự hình thành các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận
và truyền đạt thông tin của hai hoocmon trên có gì khác nhau?

b. Lấy 1 ml dịch chiết khoai tây cho vào ống nghiệm số 1 và 2; lấy 1ml hồ tinh
bột cho vào ống nghiệm số 3 và 4. Sau đó nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử Lugol vào ống
nghiệm số 1 và 3; nhỏ 1 ml thuốc thử Benedict vào ống nghiệm số 2 và 4. Đun
sôi 5 ml tinh bột với 1 ml HCl trong vài phút; để nguội rồi trung hòa bằng
NaOH (thử bằng giấy quỳ). Sau đó lấy lần lượt 1 ml dịch cho vào ống nghiệm số
5 và số 6; rồi nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử Lugol vào ống số 5; nhỏ 1 ml thuốc thử
Benedict vào ống số 6. Quan sát sự thay đổi màu của 6 ống nghiệm và giải
thích.

 Thang điểm

STT Nội dung Điểm

a Khác nhau:

Tiêu chí Đối với Adrenalin Đối


với Testosteron 0,50

Thụ thể Thụ thể đặc trưng ở Thụ thể đặc trưng ở tế
trên màng tế bào. bào chất.

0,50
Cơ chế Phức hợp adrenalin – Phức hợp testosteron –
thụ thể hoạt hóa protei thụ thể đi vào nhân tế
màng  hoạt hóa bào và hoạt hóa các gen
enzim Adeninxiclaza, quy định tổng hợp các
xúc tác hình thành enzim và protein gây
AMP vòng  AMP phát triển các tính trạng

42
vòng kích hoạt các sinh dục thứ cấp ở nam
enzim phân giải giới.
glicogen thành glucozo.

b Nhận xét:

- Ống 1 màu xanh tím nhạt, ống 3 màu xanh tím đậm. Vì cả hai 0,25
ống nghiệm đều có chứa tinh bột nên bắt màu với thuốc thử
Lugol tạo màu xanh, nhưng lượng tinh bột trong ống 3 nhiều hơn.

- Ống 2 và ống 4 không có sự thay đổi màu do Benedict không


0,25
phải thuốc thử nhận biết tinh bột.

- Ống 5: có màu của thuốc thử Lugol do tinh bột bị thủy phân
thành glucozo nên không bắt màu với Lugol. 0,25

- Ống 6: có kết tủa màu đỏ gạch do tinh bột bị thủy phân thành
glucozo => chúng khử Cu2+ trong thuốc thử Benedict thành Cu2O 0,25
kết tủa đỏ gạch.

Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào (Lý thuyết)

a. Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào bao gồm các thành phần nào? Nêu cơ chế
hoạt động chung của các thành phần đó?

b. Nêu ý nghĩa điểm chốt G1 và điểm chốt G2 trong chu kì tế bào?

 Thang điểm

STT Nội dung Điểm

A - Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào gồm cyclin và kinaza phụ


thuộc cyclin (Cdk).

+ Cyclin: là protein đặc biệt, có vai trò kiểm soát hoạt tính 0,50
photphoryl hóa của Cdk đối với các protein đích.

43
+ Cdk: là các protein kinaza phụ thuộc cyclin, có vai trò phát
động các quá trình đáp ứng bằng cách gây photphoryl hóa nhiều 0,50
protein đặc trưng (kích hoạt hoặc ức chế bằng cách gắn nhóm
photphat.

- Cơ chế chung:
0,50
Khi cyclin liên kết với Cdk hình thành một phức hệ (MPF) thì
Cdk ở trạng thái hoạt tính, kích thích hàng loạt các protein =>
kích thích tế bào vượt qua điểm kiểm saots và khi cyclin tách
khỏi Cdk thì Cdk không có hoạt tính.

Như vậy bằng cơ chế tổng hợp và phân giải protein cyclin cùng
cơ chế tạo phức hệ và giải thể phức hệ cyclin – Cdk tế bào điều
chỉnh chu kì sống của mình.

b - Điểm chốt G1: kiểm tra hoàn tất sự tăng trưởng, phát động quá 0,25
trình nhân đôi ADN.

- Điểm chốt G2: kiểm tra hoàn tất quá trình nhân đôi ADN, phát 0,25
động đóng xoắn NST, hình thành vi ống.

Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, CHVC của VSV

Trong ao hồ, người ta thường gặp các vi sinh vật sau: vi khuẩn hiếu khí
Pseudomonas, tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn sunfat, vi khuẩn sinh metan, vi
khuẩn lưu huỳnh màu tía.

a. Trình bày sự phân bố của các vi sinh vật đó trong ao hồ.

b. Giải thích phương thức sống của các nhóm vi sinh vật: tảo lục, vi khuẩn lam,
vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

 Thang điểm:

44
STT Nội dung Điểm

a Sự phân bố của các vi sinh vật:

- Lớp mặt là tảo lục, vi khuẩn lam 0,25

- Lớp kế tiếp là vi khuẩn hiếu khí như Pseudomonas 0,25

- Lớp trung gian là vi khuẩn lưu huỳnh màu tía 0,25

- Lớp đáy là vi khuẩn sunfat, vi khuẩn sinh metan 0,25

b Phương thức sống đều là quang tự dưỡng:

- Tảo lục, vi khuẩn lam: vi sinh vật hiếu khí, quang hợp thải oxi 0,50

- Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía: vi sinh vật kỵ khí, quang hợp 0,50
không thải oxi, sử dụng cơ chất H2S hoặc S làm nguồn cho e.

Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV.

a. Người ta nuôi cấy vi khuẩn trong một môi trường thường xuyên được bổ sung
dinh dưỡng và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. Một chủng thể thực khuẩn
(virus) được bổ sung vào môi trường đã gây ra sự biến động số lượng của cả vi
khuẩn và virut như hình dưới đây:

Hãy mô tả và giải thích kết quả quan sát được ở thí nghiệm trên?

45
b. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, chủng I có khả năng sinh enzim A; chủng II có
khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương án nuôi cấy (liên tục hoặc không
liên tục) cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng sản phẩm cao nhất. Giải
thích.

 Thang điểm:

STT Nội dung Điểm

a - Trước khi bổ sung virut, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh, 0,25
tăng nhanh số lượng.

- Sau khi bổ sung virut, số lượng quần thể vi khuẩn giảm mạnh 0,50
chứng tỏ virut này là virut đặc hiệu đối với chủng vi khuẩn thí
nghiệm, virut xâm nhập nhân lên và làm tan hàng loạt tế bào vi
khuẩn.

- Ở giai đoạn sau quần thể vi khuẩn lại phục hồi số lượng, chứng 0,25
tỏ vi rirut này là virut ôn hòa, nó tích hợp hệ gen vào tế bào chủ
và không tiêu diệt hoàn toàn tế bào chủ, các vi khuẩn mang
provirut tăng sinh trong môi trường duy trì số lượng cân bằng với
nguồn dinh dưỡng bổ sung thường xuyên.

- Quần thể virut khi mới xâm nhập môi trường chúng nhân lên
làm tan tế bào chủ, giải phóng virut mới ra môi trường nên số 0,25
lượng virut môi trường tăng nhanh.

- Ở giai đoạn sau virut chuyển pha ôn hòa, tích hợp gen vào tế
bào chủ nên số lượng giảm mạnh. Ở pha ôn hòa vẫn có một số 0,25
virut được sinh ra, duy trì một số lượng virut ngoại môi trường ổn
định ở mức thấp.

b - Chủng I sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục. Vì xạ khuẩn 0,25
sinh enzim vào pha lag và pha log để thích nghi, sinh trưởng =>

46
vì vậy càng kéo dài pha log thì lượng enzim thu được càng nhiều.

- Chủng II sử dụng phương pháp nuôi cấy không liên tục. Vì xạ 0,25
khuẩn sinh kháng sinh vào phân cân bằng và pha suy vong để
chống lại các yếu tố gây hại đối với xạ khuẩn => vì vậy phải nuôi
cây không liên tục để xuất hiện pha cân bằng và pha suy vong.

Câu 9 (2,0 điểm). Virut

a. Hệ gen của các retrovirut (như HIV) và virut ADN mạch kép phiên mã ngược
(như HBV) đều có enzim phiên mã ngược. Hãy chỉ ra những điểm giống và
khác nhau trong quá trình tổng hợp ADN của chúng.

b. HIV có 3 gen chính có chức năng khác nhau (gen gag, gen pol, gen env). Đột
biến làm hỏng gen nào trong ba gen trên thì sẽ làm HIV không xâm nhập được
vào tế bào chủ? Giải thích.

 Thang điểm:

STT Nội dung Điểm

a  Giống nhau: 0,50

- Diễn ra trong tế bào chất.

- Sử dụng enzim phiên mã ngược ADN polymeraza phụ thuộc ARN của
virut.

- Sử dụng các nucleootit, ATP, các enzim khác của tế bào chủ.

- Sử dụng ARN của virut để tổng hợp ADN mạch kép.

 Khác nhau

Virut retro phiên mã ngược Virut ADN kép phiên mã ngược (HBV)
(HIV)

B1: Sử dụng enzim phiên mã B1: Sử dụng enzim phiên mã của tế bào 0,50

47
ngược của virut để tổng hợp để tổng hợp tiền genom virut là ARN (+)
ADN kép trong tế bào chất trong nhân tế bào

B2: ADN kép tích hợp vào B2: Ra tế bào chất, dùng enzim phiên mã 0,50
NST trong nhân rồi từ đó ngược của virut để phiên mã ARN (+)
phiên mã tạo ARN nhờ thành ADN (-) rồi sau đó tạo ADN kép.
Enzim của tế bào chủ

b Chức năng của 3 gen: gen gag mã hóa cho protein capsit; gen pol mã hóa 0,50
cho enzim phiên mã ngược và intergrase; gen env mã hóa cho protein gai
bề mặt (gp120). Vì vậy khi gen env bị đột biến thì HIV không thể nhận ra
và gắn lên bề mặt tế bào chủ được.

Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

a. Người chia kháng thể thành 5 lớp khác nhau (IgA,M,E,D,G) nhưng lại nói cơ
thể có hàng vạn hàng triệu kháng thể khác nhau, cứ có kháng nguyên là lại sinh
ra kháng thể tương ứng. Nói như vậy có gì mâu thuẫn? Giải thích.

b. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào
bị nhiễm virut? Giải thích?

 Thang điểm:

STT Nội dung Điểm

a - Nói như vậy không có gì mâu thuẫn vì dựa vào trình axit amin ở 0,50
vùng cố định người ta chia thành 5 lớp kháng thể khác nhau.

- ở mỗi lớp vùng biến đổi lại rất khác nhau tạo ra nhiều kháng thể 0,50
khác nhau đặc hiệu với kháng nguyên ở mỗi lớp. Vì thế lượng
kháng thể trong cơ thể là rất lớn.

b Điểm bất lợi của tế bào thực vật khi bị nhiễm virus đó là:

- Tế bào thực vật có cầu sinh chất là protein dạng ống, nối các tế

48
bào với nhau, có chức năng truyền thông tin và truyền các vật 0,50
chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.

- Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virut xâm nhập được vào tế 0,50
bào, chúng có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào
khác qua cầu sinh chất, thậm chí một số loại virus còn có khả
năng kích hoạt tế bào tiết ra các protein mở rộng cầu sinh chất để
chúng đi qua. Chính vì vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn
bộ cây.

Hết -

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm)

Người ra đề

Vương Văn Huệ

(0975955915)

49
50
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
QUÝ ĐÔN CHUYÊN

TỈNH BÌNH ĐỊNH KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC
BỘ

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT LẦN THỨ XII, NĂM 2019

(Đề thi gồm 10 câu, 08 trang)


ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10

Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm) Thành phần hóa học tế bào

1. Ure và -mercaptoetanol là hai hợp chất gây biến tính protein. -


mercaptoetanol oxi hóa liên kết disunphit, trong khi ure phá vỡ tất cả các liên
kết yếu (không phải liên kết cộng hóa trị) bên trong phân tử protein. Để tìm hiểu
cấu trúc bậc bốn của một phân tử protein, người ta tiến hành thí nghiệm xử lý
phân tử protein này bằng hai hợp chất trên rồi tiến hành phân tích sản phẩm thu
được. Kết quả thí nghiệm thu được như sau:
Thí nghiệm 1: Khi không xử lý hóa chất chỉ thu được một protein duy
nhất có khối lượng 160 kilodanton (kDa).
Thí nghiệm 2: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M thu được hai protein có
khối lượng tương ứng là 100 kDa và 60 kDa.

51
Thí nghiệm 3: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M bổ sung -
mercaptoetanol thu được hai protein có khối lượng tương ứng là 50 kDa và 15
kDa. Dựa vào kết quả thí nghiệm trên hãy cho biết:
a) Phân tử protein này có khối lượng bao nhiêu?
b) Phân tử protein này được cấu tạo từ bao nhiêu chuỗi polypeptit và bao
nhiêu loại chuỗi polypeptit? Khối lượng mỗi loại chuỗi polypeptit là bao nhiêu?
c) Các tiểu phần protein 100 kDa và 60 kDa có cấu tạo như thế nào?
2. Endorphin là một chất giảm đau tự nhiên do tuyến yên và các tế bào não khác
tiết ra. Khi chất này liên kết vào thụ thể của nó trên bề mặt các tế bào não,
endorphin làm giảm đau và tạo ra cảm giác khoan khoái. Morphin là thuốc có
hiệu quả giảm đau tương tự và cũng liên kết vào thụ thể của endorphin. Tại sao
cả hai chất endorphin và morphin đều có thể liên kết vào thụ thể của endorphin?

Câu 2: (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào

Hãy tưởng tượng rằng em đang nghiên cứu một protein màng được nêu
trong sơ đồ dưới đây. Em chuẩn bị các túi nhân tạo chỉ chứa protein này trên
màng túi. Các túi sau đó đã được xử lý cắt bởi enzyme protease nằm gần màng
hoặc đã được thấm trước khi xử lý với protease. Các peptide thu được sau đó đã
được phân tách bằng SDS-PAGE.

a) Hãy xác định mặt ngoài, mặt trong của màng túi? Giải thích.

52
b) Ở đường chạy số 3 trong bản gel điện di SDS-PAGE phân đoạn nào
(lớn hay nhỏ) có tính ưa nước, phân đoạn nào có tính kị nước? Giải thích.

Câu 3: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng
hóa)

Các nhà khoa học tách riêng tilacoit của lục lạp và đưa vào môi trường
tương tự như chất nền của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacoit ở
các điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện ở hình bên dưới. Trong đó,
(i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào
môi trường đang được chiếu sáng.

a) Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút


tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH của môi trường
chứa tilacoit thay đổi như thế nào so với trước khi
chiếu sáng? Giải thích.

b) X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới


đây? Giải thích.

(1) Quá trình photphorin hóa oxi hóa.

(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco.

(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I


và II.

(4) Quá trình phân hủy NADPH.

Câu 4: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)

Năm 1992, người ta đã khám phá ra cách thức thi thể tạo ra ATP. Điện tử
được chuyển từ succinate, malate và ascorbate (vitamin C) đến oxy. Các phức
hệ I  IV lần lượt dùng năng lượng để bơm proton qua màng trong ti thể (hình
1). Độ bão hòa oxy

53
của một dịch huyền phù từ ti
thể, được xử lý với các cơ chất
và các chất độc gồm kali
cyanua (KCN), rotenone hoặc
antimycin A (AA) tại các thời
điểm được đánh dấu và theo Hình 1
trình tự thời gian (hình 2).

(a) (b) (c)

(d) (e) (g)


Hình 2
a) Hãy cho biết các chất kali cyanua, rotenone và antimycin A đã ức chế
những phức hệ nào?
b) Khi bị ngộ độc cyanua có thể sử dụng malate để điều trị được hay
không? Vì sao?

54
c) Các chất độc tạo ra các lỗ trên màng ti thể đã tác động như thế nào đến
sự tiêu thụ oxy? Giải thích.

Câu 5: (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành

5.1. Truyền tin tế bào: (1,0 điểm)

Jessica đang phân tích một con đường truyền tin (vẽ ở hình dưới đây) dẫn
đến phát sinh ung thư với hy vọng tìm ra chất ức chế ngăn cản con đường này và
ứng dụng nó trong điều trị ung thư.

a) Các thành phần của con đường truyền tin gồm A, B và C thường được
hoạt hóa qua các phản ứng phosphoryl hóa và phản phosphoryl hóa. Bằng các cơ
chế nào mà các protein A, B và C có thể được phosphoryl hóa hoặc phản
phosphoryl hóa?

b) Thí nghiệm nào dưới đây có thể chứng minh rằng đường truyền tin này
theo chiều từ B→C, nhưng không theo chiều từ C→B? Giải thích.

(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.

(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.

(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.

(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.

55
(5) Tạo đột biến tăng cường biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều phân
tử C hoạt hóa hơn.

(6) Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát được đáp
ứng tế bào.

c) Nếu con đường truyền tin này hoạt động mạnh trong các tế bào ung
thư, thì ở tế bào bình thường con đường này có thể tham gia vào các quá trình
nào?

5.2. Phương án thực hành: (1,0 điểm)

Cho 2 bình thủy tinh, mỗi bình chứ 100ml môi trường nuôi cấy giống như
nhau. Người ta lấy vi khuẩn Pseudomonas fluorescens từ cùng một khuẩn lạc,
cấy vào hai bình thủy tinh nói trên. Trong quá trình nuôi cấy, một bình được cho
lên máy lắc (bình A), lắc liên tục, còn bình kia thì để tĩnh (bình B). Sau một thời
gian nuôi cấy, ở một bình, ngoài chủng vi khuẩn gốc (chủng được cấy vào bình
lúc ban đầu), người ta còn phân lập được thêm 2 chủng vi khuẩn có đặc điểm
hình thái và một số đặc tính khác, khác hẳn với chủng gốc. Trong bình còn lại,
sau một thời gian, người ta vẫn chỉ thấy có một chủng vi khuẩn gốc mà không
phát hiện một chủng nào khác.

a) Hãy cho biết bình nào (A hay B) có thêm 2 chủng vi khuẩn mới? Giải
thích tạo sao lại đi đến kết luận như vậy?

b) Thí nghiệm này chứng minh điều gì?

Câu 6: (2,0 điểm) Phân bào

Hoạt tính của các enzyme Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase xác định
trạng thái phosphoryl hoá của tyrosine 15 trong hợp phần Cdk1 của M-Cdk. Khi
tyrosine 15 bị phosphoryl hoá, M-Cdk sẽ bị bất hoạt; khi tyrosine 15 không bị
phosphoryl hóa, M-Cdk ở trạng thái hoạt động (Hình A). Hoạt tính của các
enzyme Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase cũng bị điều khiển bởi quá trình
phosphoryl hoá.

56
Sự điều hoà các hoạt tính này có thể được nghiên cứu ở các dịch chiết
noãn ếch. Trong các dịch chiết này, Wee1 kinase ở trạng thái hoạt động và
Cdc25 phosphatase ở trạng thái bất hoạt. Do vậy, M-Cdk bị bất hoạt vì hợp phần
Cdk1 bị phosphoryl hoá ở tyrosine 15. M-Cdk trong các dịch chiết này có thể
được hoạt hoá nhanh chóng bằng axit okadaic, là một chất ức chế của enzyme
serine/threonine phosphatases. Sử dụng các kháng thể đặc hiệu cho Cdk1, Wee1
kinase, và Cdc25 phosphatase, có thể xác định được trạng thái phosphoryl hoá
của chúng bằng những thay đổi về sự di chuyển của chúng trên gel điện di (Hình
B). Dạng phosphoryl hoá của các protein này thường di chuyển chậm hơn dạng
không bị phosphoryl hoá của protein đó.

a) Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết các enzyme Wee1 kinase và
Cdc25 phosphatase ở trạng thái hoạt động khi nào? Giải thích.

b) Điều gì sẽ xảy ra nếu M-Cdk ở trạng thái hoạt động có thể phosphoryl
hoá Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase?

Câu 7: (2,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật

57
Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương, người ta
lấy 4 đĩa petri trong đó có đặt giấy thấm tẩm dung dịch khoáng. Các đĩa petri
được đánh dấu A, B, C và D. Cả 4 đĩa đều chứa dung dịch khoáng, nhưng chỉ có
đĩa C chứa đầy đủ tất cả các thành phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây đậu tương. Các đĩa còn lại thiếu một thành phần khoáng.
Người ta cho vi khuẩn Rhizobium vào đĩa A, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B
và vi khuẩn Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào đĩa D. Sau đó, người đặt
các hạt đậu tương lấy từ một giống vào trong các đĩa. Vài ngày sau, tất cả các
hạt đều nảy mầm. Hai tuần sau khi hạt nảy mầm, người ta thấy chỉ có các cây ở
đĩa A và C sinh trưởng bình thường, các cây ở đĩa B và D đều chết. Trong suốt
quá trình thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong điều kiện môi
trường như nhau. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

Câu 8: (2,0 điểm) Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực chống
vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta
tẩm ướt một khoanh giấy thấm tròn với dịch chứa 2mg chất kháng sinh tương
ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch nuôi cấy vi khuẩn
Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình 1 dưới đây. Được biết 5 chất
kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác nhau như số liệu trình
bày trên hình 2.

58
a) Hãy sắp xếp hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại
thuốc kháng sinh (A  E) theo thứ tự giảm dần? Giải thích.
b) Ở liều dùng 2mg, kháng sinh nào (A  E) vừa an toàn cho người sử
dụng vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao? Giải thích.

Câu 9: (2,0 điểm) Virút

Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut cúm
A/H3N2 chỉ lây truyền bệnh ở người. Giả sử, người ta tạo được virut lai bằng
cách tách hệ gen (ARN) của virut cúm A/H5N1 ra khỏi cỏ capsit của nó, rồi
chuyển vào đó hệ gen (ARN) của virut cúm A/H3N2.

a) Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo ra
(thế hệ 0) sau khi xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng virut cúm A có hệ gen
ARN (-) và phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn ARN hệ gen của nó.

b) Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải
thích.

c) Nếu gen mã hóa gai glicoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng


gốc A/H5N1 thì phần lớn virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây
nhiễm ở người như thế nào? Giải thích.

Câu 10: (2,0 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch

1. Năm 2002, Bruno Lemaitre và các cộng sự ở Pháp đã đưa ra một chiến
lược mới để đánh giá chức năng của một peptide kháng khuẩn đơn lẻ. Họ bắt
đầu với một dòng ruồi quả đột biến có các mầm bệnh được nhận diện nhưng tín
hiệu có thể kích hoạt các đáp ứng miễn dịch tự nhiên đã bị chặn. Kết quả là các
ruồi quả đột biến không tạo ra bất kì peptide kháng khuẩn nào. Các nhà nghiên
cứu sau đó bằng công nghệ di truyền đã tạo ra một số ruồi quả đột biến biểu hiện
số lượng lớn một peptide kháng khuẩn đơn lẻ, là drosomycin hoặc defensin. Các
nhà khoa học đã gây nhiễm các ruồi quả khác nhau bằng nấm Neurospora
crassa và theo dõi sự sống sót qua thời gian 5 ngày. Họ lặp lại quy trình để gây

59
nhiễm trùng bằng vi khuẩn Micrococcus luteus. Và họ thu được kết quả như sơ
đồ bên dưới.

Từ kết quả trên có thể rút ra được kết luận gì?

2. Trong bệnh nhược cơ, các kháng thể gắn và chặn các thụ thể
acetylcholin ở các xinap thần kinh – cơ, làm ngăn cản co cơ. Bệnh này được
phân loại đúng nhất là một bệnh thiếu hụt miễn dịch, bệnh tự miễn hay phản ứng
dị ứng? Giải thích.

3. Thiếu hụt đại thực bào ảnh hưởng ra sao tới các hoạt động bảo vệ bẩm
sinh và thu được của một người?

------------------HẾT------------------

Người ra đề: Đặng Văn Tẫn – 0386.823.595

60
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
QUÝ ĐÔN CHUYÊN

TỈNH BÌNH ĐỊNH KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC
BỘ

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT LẦN THỨ XII, NĂM 2019

(HDC gồm 10 câu, 13 trang)


ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10

Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu Nội dung đáp án Điểm

1 1. Ure và -mercaptoetanol là hai hợp chất gây biến tính protein. -


mercaptoetanol oxi hóa liên kết disunphit, trong khi ure phá vỡ tất cả các
liên kết yếu (không phải liên kết cộng hóa trị) bên trong phân tử protein.
Để tìm hiểu cấu trúc bậc bốn của một phân tử protein, người ta tiến hành
thí nghiệm xử lý phân tử protein này bằng hai hợp chất trên rồi tiến hành
phân tích sản phẩm thu được. Kết quả thí nghiệm thu được như sau:
Thí nghiệm 1: Khi không xử lý hóa chất chỉ thu được một protein
duy nhất có khối lượng 160 kilodanton (kDa).
Thí nghiệm 2: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M thu được hai
protein có khối lượng tương ứng là 100 kDa và 60 kDa.

61
Thí nghiệm 3: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M bổ sung -
mercaptoetanol thu được hai protein có khối lượng tương ứng là 50 kDa
và 15 kDa. Dựa vào kết quả thí nghiệm trên hãy cho biết:
a) Phân tử protein này có khối lượng bao nhiêu?
b) Phân tử protein này được cấu tạo từ bao nhiêu chuỗi polypeptit
và bao nhiêu loại chuỗi polypeptit? Khối lượng mỗi loại chuỗi polypeptit là
bao nhiêu?
c) Các tiểu phần protein 100 kDa và 60 kDa có cấu tạo như thế nào?
2. Endorphin là một chất giảm đau tự nhiên do tuyến yên và các tế bào não
khác tiết ra. Khi chất này liên kết vào thụ thể của nó trên bề mặt các tế
bào não, endorphin làm giảm đau và tạo ra cảm giác khoan khoái.
Morphin là thuốc có hiệu quả giảm đau tương tự và cũng liên kết vào thụ
thể của endorphin. Tại sao cả hai chất endorphin và morphin đều có thể
liên kết vào thụ thể của endorphin?

1. a) Phân tử protein này có khối lượng: 160kDa. 0,25

b) Phân tử protein này được cấu tạo từ 6 chuỗi polypeptit. 0,25

Có 2 loại chuỗi polypeptit: 0,25

+ Chuỗi có khối lượng 50 kDa.

+ Chuỗi có khối lượng 15 kDa. 0,25

c. Tiểu phần protein 100 kDa được cấu tạo từ 2 chuỗi polypeptit giống nhau có
khối lượng 50 kDa thông qua liên kết disunphit. 0,25
Tiểu phần protein 60 kDa được cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptit giống nhau có
khối lượng 15 kDa thông qua liên kết disunphit.
0,25
2. Hai chất endorphin và morphin đều có thể liên kết vào thụ thể của endorphin
vì: hai phân tử này có hình dạng không gian giống nhau.

62
0,5

2 Hãy tưởng tượng rằng em đang nghiên cứu một protein màng được
nêu trong sơ đồ dưới đây. Em chuẩn bị các túi nhân tạo chỉ chứa protein
này trên màng túi. Các túi sau đó đã được xử lý cắt bởi enzyme protease
nằm gần màng hoặc đã được thấm trước khi xử lý với protease. Các
peptide thu được sau đó đã được phân tách bằng SDS-PAGE.

a) Hãy xác định mặt ngoài, mặt trong của màng túi? Giải thích.

b) Ở đường chạy số 3 trong bản gel điện di SDS-PAGE phân đoạn nào (lớn
hay nhỏ) có tính ưa nước, phân đoạn nào có tính kị nước? Giải thích.

a) – Các phân đoạn ở đường chạy số 2 trong bản gel điện di là khi túi được xử
lý bởi enzyme protease nằm ở gần màng. Mà ta thấy có 3 phân đoạn nhỏ, 2
phân đoạn lớn  3 phân đoạn nhỏ này chỉ có thể là a, c, e.
0,5
 Mặt chứa các domain a, c, e là mặt ngoài của màng túi.
0,25
Mặt chứa các domain b, d là mặt trong của màng túi.
0,25
b) Ở đường chạy số 3 trong bản gel điện di SDS-PAGE

63
– 4 phân đoạn lớn có tính kị nước. 0,25

Giải thích: vì các phân đoạn này nằm sâu trong lớp phospholipit kép của màng
túi. 0,25
– 5 phân đoạn nhỏ có tính ưa nước. 0,25
Giải thích: vì các phân đoạn này nằm thò vào trong khoang của túi (b, d) và thò
ra mặt ngoài của màng túi (a, c, e).
0,25

3 Các nhà khoa học tách riêng tilacoit của lục lạp và đưa vào môi
trường tương tự như chất nền của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường
chứa tilacoit ở các điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện ở
hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm
một chất X được thêm vào môi trường đang được chiếu sáng.

a) Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10


phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH của
môi trường chứa tilacoit thay đổi như thế nào
so với trước khi chiếu sáng? Giải thích.

b) X có thể là chất ức chế quá trình nào


dưới đây? Giải thích.

(1) Quá trình photphorin hóa oxi hóa.

(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco.

(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang


hóa I và II.

(4) Quá trình phân hủy NADPH.

1. a) – pH của môi trường chứa tilacoit tăng lên so với trước khi chiếu sáng. 0,25

- Giải thích:

64
+ Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp. 0,25

+ Chuỗi truyền điện tử ở màng tilacoit sẽ hoạt động và bơm ion H+ từ môi
trường bên ngoài vào bên trong xoang tilacoit. 0,25
+ Do đó nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacoit giảm nên pH của môi trường
chứa tilacoit tăng lên so với trước khi chiếu sáng.
0,25
b) - (3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II.
0,25
- Giải thích:

+ Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II sẽ ngăn cản quá
trình vận chuyển ion H+ vào trong xoang tilacoit
0,25
+ Vì vậy, nồng độ H+ trong môi trường chứa tilacoit tăng (do các ion H+ được
vận chuyển vào xoang tilacoit sẽ lại được đi ra ngoài môi trường qua kênh ATP
synthetase và tổng hợp nên ATP).

+ Kết quả pH của môi trường chứa tilacoit giảm. 0,25

0,25

4 Năm 1992, người ta đã khám phá ra cách thức thi thể tạo ra ATP. Điện tử
được chuyển từ succinate, malate và ascorbate (vitamin C) đến oxy. Các
phức hệ I  IV lần lượt dùng năng lượng để bơm proton qua màng trong
ti thể (hình 1). Độ bão hòa oxy của một dịch huyền phù từ
ti thể, được xử lý với các cơ
chất và các chất độc gồm kali
cyanua
KCN), rotenone hoặc
antimycin A (AA) tại các thời
điểm được đánh dấu và theo Hình 1
trình tự thời gian (hình 2).

65
(a) (b) (c) (d) (e) (g)
Hình 2
a) Hãy cho biết các chất kali cyanua, rotenone và antimycin A đã ức
chế những phức hệ nào?
b) Khi bị ngộ độc cyanua có thể sử dụng malate để điều trị được hay
không? Vì sao?
c) Các chất độc tạo ra các lỗ trên màng ti thể đã tác động như thế
nào đến sự tiêu thụ oxy? Giải thích.

a) - KCN: ức chế phức hệ I, II và cytocrom c. 0,25

- Rotenone: ức chế phức hệ I. 0,25

- Antimycin A: ức chế phức hệ I và II. 0,25

b) Khi bị ngộ độc cyanua không thể sử dụng malate để điều trị. 0,25

Vì: hợp chất cyanua ức chế phức hệ I nên quá trình vận chuyển điện tử không
diễn ra, do đó quá trình tổng hợp ATP cũng bị ức chế. 0,25
c) Các chất độc tạo ra các lỗ trên màng ti thể sẽ làm tăng sự tiêu thụ oxy. 0,25
Vì các chất độc tạo ra các lỗ trên màng ti thể sẽ làm giảm sự chênh lệch thế
năng H+ dẫn đến làm giảm sự tổng hợp ATP.
0,25
Do đó, để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của tế bào thì phải
tăng cường quá trình vận chuyển điện tử dẫn đến làm tăng sự tiêu thụ oxy.
0,25

5 5.1. Truyền tin tế bào:

Jessica đang phân tích một con đường truyền tin (vẽ ở hình dưới
đây) dẫn đến phát sinh ung thư với hy vọng tìm ra chất ức chế ngăn cản

66
con đường này và ứng dụng nó trong điều trị ung thư.

a) Các thành phần của con đường truyền tin gồm A, B và C thường
được hoạt hóa qua các phản ứng phosphoryl hóa và phản phosphoryl hóa.
Bằng các cơ chế nào mà các protein A, B và C có thể được phosphoryl hóa
hoặc phản phosphoryl hóa?

b) Thí nghiệm nào dưới đây có thể chứng minh rằng đường truyền
tin này theo chiều từ B→C, nhưng không theo chiều từ C→B? Giải thích.

(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.

(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.

(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.

(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.

(5) Tạo đột biến tăng cường biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều
phân tử C hoạt hóa hơn.

(6) Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát được
đáp ứng tế bào.

c) Nếu con đường truyền tin này hoạt động mạnh trong các tế bào
ung thư, thì ở tế bào bình thường con đường này có thể tham gia vào các
quá trình nào?

67
5.2. Phương án thực hành:

Cho 2 bình thủy tinh, mỗi bình chứ 100ml môi trường nuôi cấy
giống như nhau. Người ta lấy vi khuẩn Pseudomonas fluorescens từ cùng
một khuẩn lạc, cấy vào hai bình thủy tinh nói trên. Trong quá trình nuôi
cấy, một bình được cho lên máy lắc (bình A), lắc liên tục, còn bình kia thì
để tĩnh (bình B). Sau một thời gian nuôi cấy, ở một bình, ngoài chủng vi
khuẩn gốc (chủng được cấy vào bình lúc ban đầu), người ta còn phân lập
được thêm 2 chủng vi khuẩn có đặc điểm hình thái và một số đặc tính
khác, khác hẳn với chủng gốc. Trong bình còn lại, sau một thời gian, người
ta vẫn chỉ thấy có một chủng vi khuẩn gốc mà không phát hiện một chủng
nào khác.

a) Hãy cho biết bình nào (A hay B) có thêm 2 chủng vi khuẩn mới?
Giải thích tạo sao lại đi đến kết luận như vậy?

b) Thí nghiệm này chứng minh điều gì?

5.1. Truyền tin tế bào:

a) - Các thụ thể có thể chứa miền hoạt tính enzym xúc tác các phản ứng
phosphoryl hóa và phản phosphoryl hóa.

- Các enzym tham gia vào quá trình phosphoryl hóa hoặc phản phosphoryl hóa
có thể có mặt trong tế bào chất.

- Các protein A, B và C cũng có thể chứa các miền enzym xúc tác cho các phản
ứng phosphoryl hóa hoặc phản phosphoryl hóa.

(Nêu đúng 2 cơ chế trở lên được 0,25 điểm)


0,25
b) Các thí nghiệm 3, 5, 6 là các thí nghiệm có thể chứng sự truyền tính hiệu từ
B→C, chứ không phải từ C→B. Giải thích:

+ (3) cho thấy sự hoạt hóa B sẽ điều hòa trực tiếp lên C.

68
+ (5) cho thấy sự hoạt hóa C phụ thuộc vào mức độ xuất hiện của B.

+ (6) cho thấy sự hoạt hóa C là tín hiệu nằm sau B trên con đường truyền tín
hiệu.

(Nếu nêu và giải thích đúng 2 thí nghiệm trở lên được 0,5 điểm, nếu nêu và giải
thích đúng 1 thí nghiệm được 0,25 điểm)
0,5
c) - Ức chế tế bào gốc biệt hóa.

- Hoạt hóa các yếu tố phiên mã của một gen gây khối u.

- Ức chế biểu hiện của một số gen sửa chữa AND.

(Nêu đúng 2 quá trình trở lên được 0,25 điểm)


0,25
5.2. Phương án thực hành:

a) – Hai bình A và B khi xuất phát thí nghiệm là như nhau và chỉ khác nhau là
1 bình được lắc và 1 bình không được lắc trong khi làm thí nghiệm. Như vậy,
bình nào được lắc sẽ có môi trường trong bình đồng nhất hơn so với bình
không được lắc.

- Trong bình không được lắc, môi trường nuôi cấy vi khuẩn sẽ không đồng 0,25
nhất: phía trên bề mặt sẽ giàu oxi hơn (hiếu khí), giữa ít oxi hơn, dưới đáy gần
như không có oxi (kị khí). Sự khác biệt về môi trường sống là yếu tố để chọn
lọc tự nhiên chọn lọc ra các chủng vi khuẩn thích hợp với từng vùng của môi
trường nuôi cấy.

- Như vậy bình B để tĩnh (không được lắc) là bình có thêm chủng vi khẩn mới.

b) Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều kiện môi trường thay đổi giúp phân 0,25

hóa hình thành nên các đặc điểm thích nghi.

0,5

6 Hoạt tính của các enzyme Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase xác

69
định trạng thái phosphoryl hoá của tyrosine 15 trong hợp phần Cdk1 của
M-Cdk. Khi tyrosine 15 bị phosphoryl hoá, M-Cdk sẽ bị bất hoạt; khi
tyrosine 15 không bị phosphoryl hóa, M-Cdk ở trạng thái hoạt động (Hình
A). Hoạt tính của các enzyme Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase cũng bị
điều khiển bởi quá trình phosphoryl hoá.

Sự điều hoà các hoạt tính này có thể được nghiên cứu ở các dịch
chiết noãn ếch. Trong các dịch chiết này, Wee1 kinase ở trạng thái hoạt
động và Cdc25 phosphatase ở trạng thái bất hoạt. Do vậy, M-Cdk bị bất
hoạt vì hợp phần Cdk1 bị phosphoryl hoá ở tyrosine 15. M-Cdk trong các
dịch chiết này có thể được hoạt hoá nhanh chóng bằng axit okadaic, là một
chất ức chế của enzyme serine/threonine phosphatases. Sử dụng các kháng
thể đặc hiệu cho Cdk1, Wee1 kinase, và Cdc25 phosphatase, có thể xác
định được trạng thái phosphoryl hoá của chúng bằng những thay đổi về sự
di chuyển của chúng trên gel điện di (Hình B). Dạng phosphoryl hoá của
các protein này thường di chuyển chậm hơn dạng không bị phosphoryl
hoá của protein đó.

a) Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết các enzyme Wee1 kinase

70
và Cdc25 phosphatase ở trạng thái hoạt động khi nào? Giải thích.

b) Điều gì sẽ xảy ra nếu M-Cdk ở trạng thái hoạt động có thể


phosphoryl hoá Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase?

a) – Theo hình A, M-Cdk hoạt động khi Wee1 kinase bất hoạt và Cdc25
phosphatase hoạt động. 0,5
- Khi cho axit okadaic vào thì M-Cdk hoạt động  trong môi trường axit
okadaic Wee1 kinase bất hoạt và Cdc25 phosphatase hoạt động.
0,25
- Theo hình B, trong môi trường axit okadaic thì Wee1 kinase và Cdc25
phosphatase đều bị phosphoryl hóa.
0,5
 Wee1 kinase bị bất hoạt khi bị phosphoryl hóa (Wee1 kinase hoạt động khi
không bị phosphoryl hóa) và Cdc25 phosphatase hoạt động khi bị phosphoryl
hóa.

b) Nếu M-Cdk ở trạng thái hoạt động có thể phosphoryl hoá Wee1 kinase và 0,25
Cdc25 phosphatase thì một lượng nhỏ M-Cdk ở trạng thái hoạt động có thể dẫn
đến quá trình hoạt hoá nó nhanh chóng và hoàn toàn.

0,5

7 Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương,
người ta lấy 4 đĩa petri trong đó có đặt giấy thấm tẩm dung dịch khoáng.
Các đĩa petri được đánh dấu A, B, C và D. Cả 4 đĩa đều chứa dung dịch
khoáng, nhưng chỉ có đĩa C chứa đầy đủ tất cả các thành phần khoáng cần
thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Các đĩa còn lại
thiếu một thành phần khoáng. Người ta cho vi khuẩn Rhizobium vào đĩa A,
vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B và vi khuẩn Anabaena azollae lấy từ
bèo hoa dâu vào đĩa D. Sau đó, người đặt các hạt đậu tương lấy từ một
giống vào trong các đĩa. Vài ngày sau, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hai
tuần sau khi hạt nảy mầm, người ta thấy chỉ có các cây ở đĩa A và C sinh

71
trưởng bình thường, các cây ở đĩa B và D đều chết. Trong suốt quá trình
thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong điều kiện môi
trường như nhau. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

- Đĩa A, vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu và tiến hành quá trình cố
định đạm phục vụ cho hoạt động sống của cây. 0,25
- Ở đĩa A, thiếu một nguyên tố khoáng mà khi bổ sung vi khuẩn Rhizobium cây
sinh trưởng bình thường chứng tỏ nguyên tố thiếu là N.
0,25
- Ở đĩa B, vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn dị dưỡng, không có khả năng
cố định nito.
0,25
- Sự thiếu hụt nguyên tố N trong một thời gian dài dẫn đến cây trồng ở đĩa B
chết.

- Đĩa C, dù không có vi sinh vật nhưng được bổ sung đầy đủ các thành phần 0,25

dinh dưỡng khoáng nên cây sống bình thường.

- Đĩa D, vi khuẩn Anabaena azollae có khả năng cố định nito khi cộng sinh với 0,25
bèo hoa dâu.

- Tuy nhiên, loại vi khuẩn Anabaena azollae không có khả năng cộng sinh với 0,25
cây họ đậu nên quá trình cố định đạm không xảy ra và cây chết vì thiếu nito
trong một khoảng thời gian.

0,5

8 Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi
khuẩn gây bệnh Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta
tẩm ướt một khoanh giấy thấm tròn với dịch chứa 2mg chất kháng sinh
tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch nuôi cấy vi khuẩn
Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình 1 dưới đây. Được biết 5
chất kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác nhau như số

72
liệu trình bày trên hình 2.

a) Hãy sắp xếp hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5
loại thuốc kháng sinh (A  E) theo thứ tự giảm dần? Giải thích.
b) Ở liều dùng 2mg, kháng sinh nào (A  E) vừa an toàn cho người
sử dụng vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao? Giải
thích.
a) Theo hình 1:
+ Thuốc kháng sinh E có vùng vi khuẩn không mọc rộng nhất  có hiệu lực
cao nhất.
0,25
+ Thuốc kháng sinh D và C có vùng vi khuẩn không mọc gần bằng nhau,
nhưng nhỏ hơn thuốc kháng sinh E  D và C có hiệu lực bằng nhau, nhưng
thấp hơn E.
+ Thuốc kháng sinh B có vùng vi khuẩn không mọc nhỏ hơn E nhưng lớn hơn
0,25
D và C.
+ Thuốc kháng sinh A không có vùng vi khuẩn không mọc  không có hiệu
lực đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus.
 Hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại thuốc kháng sinh
(A  E) theo thứ tự giảm dần là: E > B > D = C > A. 0,25

b) Ở liều dùng 2mg, chỉ có kháng sinh B là vừa an toàn cho người sử dụng vừa

73
có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao. 0,25
Vì:
+ Kháng sinh A và D sử dụng liều cao mới gây độc đối với người, nhưng
không có hiệu lực hoặc có hiệu lực thấp đối với Staphylococcus aureus.
+ Kháng sinh C sử dụng liều thấp (< 2mg) đã gây độc đối với người và có hiệu 0,25
lực thấp.
+ Kháng sinh E có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus rất cao, nhưng
sử dụng liều thấp (< 1mg) đã gây độc đối với người.
0,25

0,25

0,25

9 Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut
cúm A/H3N2 chỉ lây truyền bệnh ở người. Giả sử, người ta tạo được virut
lai bằng cách tách hệ gen (ARN) của virut cúm A/H5N1 ra khỏi cỏ capsit
của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen (ARN) của virut cúm A/H3N2.

a) Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo
ra (thế hệ 0) sau khi xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng virut cúm A có
hệ gen ARN (-) và phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn ARN hệ gen của
nó.

b) Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không?
Giải thích.

c) Nếu gen mã hóa gai glicoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở


chủng gốc A/H5N1 thì phần lớn virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi
khả năng lây nhiễm ở người như thế nào? Giải thích.

74
a) - Virut cúm sử dụng ARN-polymerase của nó và nguyên liệu của tế bào chủ
để (phiên mã) tổng hợp mARN (ARN+) trên khuôn ARN của nó (ARN-). 0,5
- Các mARN (ARN+) mới được tổng hợp được dùng làm khuôn để tổng hợp
các ARN hệ gen mới (ARN-) của virut, đồng thời được dùng làm khuôn để
0,5
tổng hợp (dịch mã) protein vỏ capsit và vỏ ngoài để lắp ráp thành virut mới.

b) Virut lai thế hệ 1 không lây truyền bệnh ở gia cầm.


0,25
Vì: hệ gen của virut lai thế hệ 0 là từ virut cúm A/H3H2 nên sẽ tạo ra thế hệ 1
là A/N3N2 không lây truyền bệnh ở gia cầm (trừ trường hợp đột biến xảy ra
ngay trong lần tái sinh virut thế hệ 0).

c) Nếu gen mã hóa cho gai H bị đột biến thì phần lớn virut lai không lây nhiễm 0,25
(hoặc giảm) ở người.

Vì: virut không có khả năng đính kết lên tế bào chủ (qua thụ thể) nên không 0,25
xâm nhập được vào tế bào vật chủ.

0,25

10 1. Năm 2002, Bruno Lemaitre và các cộng sự ở Pháp đã đưa ra một


chiến lược mới để đánh giá chức năng của một peptide kháng khuẩn đơn
lẻ. Họ bắt đầu với một dòng ruồi quả đột biến có các mầm bệnh được nhận
diện nhưng tín hiệu có thể kích hoạt các đáp ứng miễn dịch tự nhiên đã bị
chặn. Kết quả là các ruồi quả đột biến không tạo ra bất kì peptide kháng
khuẩn nào. Các nhà nghiên cứu sau đó bằng công nghệ di truyền đã tạo ra
một số ruồi quả đột biến biểu hiện số lượng lớn một peptide kháng khuẩn
đơn lẻ, là drosomycin hoặc defensin. Các nhà khoa học đã gây nhiễm các
ruồi quả khác nhau bằng nấm Neurospora crassa và theo dõi sự sống sót
qua thời gian 5 ngày. Họ lặp lại quy trình để gây nhiễm trùng bằng vi
khuẩn Micrococcus luteus. Và họ thu được kết quả như sơ đồ bên dưới.

75
Từ kết quả trên có thể rút ra được kết luận gì?

2. Trong bệnh nhược cơ, các kháng thể gắn và chặn các thụ thể
acetylcholin ở các xinap thần kinh – cơ, làm ngăn cản co cơ. Bệnh này
được phân loại đúng nhất là một bệnh thiếu hụt miễn dịch, bệnh tự miễn
hay phản ứng dị ứng? Giải thích.

3. Thiếu hụt đại thực bào ảnh hưởng ra sao tới các hoạt động bảo vệ
bẩm sinh và thu được của một người?

1. Từ kết quả trên có thể rút ra kết luận:

- Mỗi peptide trong hai peptide kháng khuẩn tạo ra một đáp ứng miễn dịch bảo 0,5
vệ.

- Hơn nữa, các peptide khác nhau đã bảo vệ chống lại các mầm bệnh khác
nhau. Drosomycin có hiệu quả chống lại N. crassa và defensin có hiệu quả
chống lại M. luteus.
0,5
2. Bệnh nhược cơ được coi là một bệnh tự miễn.
0,25
Vì hệ miễn dịch sinh ra các kháng thể chống lại các phân tử tự thân (các thụ
thể acetylcholin).

3. Một người bị thiếu hụt đại thực bào sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng. Các 0,25

nguyên nhân có thể là các đáp ứng bẩm sinh thiếu hụt, do giảm thực bào và
viêm nhiễm, và do các đáp ứng miễn dịch thu được thiếu hụt, do thiếu các đại
thực bào để trình diện các kháng nguyên với các tế bào T hỗ trợ.

76
0,5

------------------HẾT------------------

Người ra đề: Đặng Văn Tẫn – 0386.823.595

77
SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG

LÊ QUÝ ĐÔN BẮC BỘ

NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ ĐỀ NGHỊ Môn: SINH HỌC 10

(Đề thi gồm 5 trang)

Câu 1. (2,0 0điểm)

a. Nêu một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu việt hơn
ARN trong vai trò là “vật chất mang thông tin di truyền”.

78
b. Phân tích các yếu tố chủ yếu tham gia vào xoắn cuộn tạo nên cấu trúc không
gian đặc thù của protein?

Câu 2. (2,00 điểm)

Cho sơ đồ sau để mô tả các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan
ở một tế bào thực vật.

Bào quan 2 Bào quan 1

Biết rằng A, B, C, D là kí hiệu của các giai đoạn (pha) và 1, 2, 3 là kí hiệu của
các chất được tạo ra.

a. Hãy cho biết tên gọi của bào quan 1 và 2; các giai đoạn A, B, C, D; các chất 1,
2, 3 trong sơ đồ trên.

b. Trình bày kết quả của giai đoạn C trong sơ đồ.

c. Tại sao khi nhu cầu ATP của tế bào giảm thì hô hấp tế bào cũng sẽ giảm theo?

d. Tại sao sự sống lại sử dụng enzym để xúc tác cho các phản ứng sinh hóa mà
không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng diễn ra nhanh hơn?

Câu 3. (2,00 điểm)

Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở
thực vật. Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con
đường này được thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích?

Câu 4. (2.00 điểm)

79
a. Hình dưới mô tả hóa thẩm gắn kết chuỗi chuyền electron với tổng hợp ATP.
Nếu phức hệ IV không hoạt động thì hóa thẩm có thể tạo ra ATP không và nếu
như vậy tốc độ tổng hợp sẽ khác nhau như thế nào? (1đ)

b. Sự thiếu oxy có ảnh hưởng như thế nào lên quá trình thể hiện ở hình trên?
Giải thích. (1đ)

Câu 5. (2.00 điểm)

a. Ađrênalin là một loại hoocmôn gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân
giải glycôgen thành glucôzơ, còn hoocmôn testosterone hoạt hóa các gen quy
định tổng hợp enzim gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới.
Cơ chế thu nhận và truyền đạt thông tin qua màng đối với 2 loại hoocmôn này
có gì khác nhau?

b. Một số hợp chất hữu cơ chưa được kiểm tra để xác định loại phân tử có mặt.
Hoàn thành bảng dưới đây, cho biết nguyên liệu từ 1 đến 5 là chất gì trong các
chất sau: protein, tinh bột, chất béo, đường khử hay amino acid. (+ là kết quả
dương tính)

Nguyên Thử nghiệm Thử Thử Thử nghiệm Thử


liệu Benedict nghiệm nghiệm Ninhydrin nghiệm
Lugol Biuret Sudan IV

80
1. ? - - + - -

2. ? + - - - -

3. ? - + - - -

4. ? - - - + -

5. ? - - - - +

Câu 6. (2.00 điểm)

Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của
một cơ thể động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào.

a. Hãy cho biết các hình 1, 2, 3, 4 tương ứng với các pha nào của chu kì tế bào?
Giải thích.

b. Nếu tế bào bị xử lí bằng hóa chất cônsisin gây ức chế hình thành thoi phân
bào thì đồ thị ở hình nào bị thay đổi? Thay đổi như thế nào? Giải thích.

Câu 7. (2.00 điểm)

Người ta cấy trực khuẩn Gram âm Proteus vuigaric có khả năng phân giải
protein mạnh trên môi trường dịch thể có thành phần sau (g/l)
Thành phần cơ sở: NH4Cl – 1; K2HPO4 – 1; MgSO4.7H2O – 0,2; CaCl 2 –
0,01; H2O – 1 lít;
Các nguyên tố vi lượng như Mn, Mo, Cu, Zn, Co ( mỗi loại 2.10-6 – 2.10-5)
Thành phần bổ sung (g/l)

81
Chất bổ Các loại môi trường
sung A B C D

Glucose 0 5 5 5

Axit 0 0 10-4 0
nicotinic

Cao nấm 0 0 0 5
men

a. Các môi trường A,B,C,D thuộc về loại môi trường gì? Phù hợp cho loại vi
sinh vật nào? Biết Proteus vulgaris chỉ phát triển ở môi trường C,D.
b. Axit nicotinic giữ vai trò gì đối với Proteus vulgaris?
c. Vai trò của cao nấm men trong môi trường D là gì?

Câu 8. (2.00 điểm)

a. Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật, độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc
vào những yếu tố nào?

b. Tại sao vi khuẩn ưa kiềm sinh trưởng được trong điều kiện pH cao?

c. Nghiên cứu kiểu hô hấp của vi khuẩn gây mủ xanh (Pseudomonas


aeruginosa), người ta cấy sâu chúng vào môi trường A (có nước thịt và gan,
glucôzơ và 6g thạch) và môi trường B (là môi trường A + 2g KNO 3). Sau khi
nuôi ở nhiệt độ 35ºC trong 24h, kết quả:

+ ống nghiệm có môi trường A: vi khuẩn chỉ phát triển trên bề mặt

+ ống nghiệm có môi trường B: vi khuẩn phát triển trên toàn bộ môi
trường.

- Xác định kiểu hô hấp của vi khuẩn trên.

- Con đường phân giải glucôzơ của vi khuẩn và chất nhận electron cuối cùng
trong ống nghiệm chứa môi trường A là gì?

82
- Vì sao ở ống nghiệm chứa môi trường B vi khuẩn có thể sống ở toàn bộ
môi trường, chất nhận electron cuối cùng ở ống nghiệm chứa môi trường B là
gì?

Câu 9. (2,00 điểm)

a. Mô tả 2 cách mà một virut sẵn có có thể trở thành một virut mới?
b. Về mặt trực quan, TMV có thể được phân lập từ tất cả các sản phẩm thuốc lá
thương phẩm, nhưng tại sao sự lây nhiễm TMV không gây thêm mối nguy hại
đối với những người hút thuốc lá?
Câu 10: (2,00 điểm)
Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau về: hệ gen, nơi phiên mã,
enzim dùng cho phiên mã, nơi sao chép, enzim dùng cho sao chép, dạng genom
trung gian cho quá trình sao chép trong tế bào chủ của virut cúm và virut HIV?

------------- Hết -------------

* Thí sinh không được sử dụng tài liệu

* Cán bộ coi thi không giải thích gì them

Người làm đề và đáp án

NGUYỄN THỊ THU BA

Số điện thoại 0.777.543.369

83
84
SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

85
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG

LÊ QUÝ ĐÔN BẮC BỘ

NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỀ NGHỊ Môn: SINH HỌC 10

(Đề thi gồm 7 trang)

Câu 1. (2,0 0điểm)

a. Nêu một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu
việt hơn ARN trong vai trò là “vật chất mang thông tin di truyền”.
- ARN có thành phần đường là ribose khác với thành phần đường của ADN
là deoxyribose. Đường deoxyribose không có gốc –OH ở vị trí C2’. Đây là
gốc hóa học phản ứng mạnh và có tính ưa nước → ARN kém bền hơn ADN 0,25

trong môi trường nước.


- Thành phần bazơ của ARN là uracil (U) được thay thế bằng tymin (T)
trong ADN.Về cấu trúc hóa học, T khác U vì được bổ sung thêm gốc metyl (-
CH3). Đây là gốc kị nước, kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép, giúp phân tử
ADN bền hơn ARN.
- ADN thường có cấu trúc dạng sợi kép, trong khi ARN thường có cấu trúc 0,25

mạch đơn giúp các cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ dàng hơn  thông tin di
truyền ít có xu hướng tự biến đổi hơn.
- Bazơ nitơ uracil (U) chỉ cần 1 biến đổi hóa học duy nhất (hoặc amin hóa
hoặc metyl hóa) để chuyển hóa tương ứng thành xitôzin (C) và timin (T);
trong khi đó, timin (T) cần 1 biến đổi hóa học (loại mêtyl hóa) để chuyển 0,25

thành uracil (U), nhưng cần 2 biến đổi hóa học (vừa loại mêtyl hóa và loại
amin hóa; khó xảy ra hơn) để chuyển hóa thành xitôzin (C)  vì vậy, ADN có
khuynh hướng lưu giữ thông tin bền vững hơn.

86
b. 0,25
Các yếu tố chủ yếu tham gia vào xoắn cuộn tạo nên cấu trúc không gian
đặc thù của protein:
- Các liên kết hóa học: Liên kết hydro giữa các gốc amino (-NH) và carboxyl
(-COO) của các axit amin ở các vị trí khác nhau trên cùng chuỗi polypeptit,
liên kết disulfit giữa các Cystein trong cùng chuỗi polypeptit, các tương tác ưa
nước và kị nước, miền giàu axit amin kị nước có xu hướng bị nước “đẩy” vào
trong tạo nên phần “lõi” của phân tử, miền giàu axit amin ưa nước có xu
hướng được nước “kéo” ra ngoài, liên kết Vander Waals, liên kết tĩnh điện
giữa các gốc amino acid.
- Thành phần và trình tự axit amin tham gia vào chuỗi polipeptit: Các axit
amin tham gia hình thành liên kết hidro (trừ Proline), các axit amin tham gia
0,25
hình thành liên kết disulfit (Cystein), các nhóm axit amin phân cực hay không
phân cực, tích điện hay không tích điện.
- Sự phân bố các miền của chuỗi polipeptit xuyên màng, phần xuyên màng
thường là miền giàu axit amin không phân cực/kị nước. 0,25

- Hoạt động của một nhóm protein đặc biệt gọi là chaperon.

0,25

0,25

Câu 2. (2,00 điểm)

a. - Bào quan 1 là ty thể, bào quan 2 là lục lạp 0,25

- A: pha sáng, B là pha tối, C là đường phân, D là chu trình Krebs 0,25

87
- Chất: 1 là CO2; 2 là O2, 3 là Glucôzơ

b. C là giai đoạn đường phân, kết thúc giai đoạn đường phân, 1 phân tử đường 0,25
Glucôzơ bị biến thành 2 axit piruvic giải phóng 2ATP và 2 NADH. 0,25
c. Trong giai đoạn đường phân, enzym xúc tác quan trọng nhất là enzym
fructozokinaza. Enzym này được điều hòa theo cơ chế ức chế ngược, tức là khi
0,25
Axetyl CoA dư thừa thì enzym này sẽ giảm hoặc ngừng hoạt động.

- Khi nhu cầu ATP của tế bào giảm, lượng ATP được tích lũy nhiều. Mặt khác
khi lượng ATP tích lũy nhiều thì chuỗi truyền e trên màng ti thể diễn ra chậm
làm cho chu trình Krebs diễn ra chậm lại. Điều này sẽ làm dư thừa axit citric.
Axit citric và ATP được sinh ra nhiều sẽ trở thành nhân tố ức chế enzym
fructozokinaza làm quá trình đường phân chậm lại từ đó là hô hấp tế bào giảm.
0,25
d. Sự sống lại sử dụng enzym để xúc tác cho các phản ứng sinh hóa mà không
chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng diễn ra nhanh hơn vì:

- Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt độ của
phản ứng thì đồng thời cũng làm biến tính prôtêin và làm chết tế bào.

- Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng, không phân biệt 0,125

phản ứng nào cần thiết hoặc không cần thiết làm tăng nhiệt độ.

- Enzym được lựa chọn vì enzym xúc tác cho các phản ứng bằng cách giảm 0,125
năng lượng hoạt hóa của các phản ứng khiến các phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.

- Enzym có tính đặc hiệu đối với từng loại phản ứng nhất định nên phản ứng 0,125
nào cần thiết thì enzym sẽ xúc tác cho phản ứng đó.

0,125

Câu 3. (2,00 điểm)

88
Con đường vận chuyển điện tử

- Vận chuyển e- vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu năng
lượng như sau: Từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd) → phức hệ 0,25
cytochrome→ plastocyanin → P700.

- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được thực
0,25
hiện theo cơ chế hóa thẩm.

- Do sự xuất hiện gradient proton ở hai phía của màng thylakoid đã kích
hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton từ xoang trong thylakoid ra xoang ngoài
(stroma), từ đó ATP được tổng hợp nhờ ATP synthase. 0,25

- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ plastoquinon
(Pq) bơm H+ từ ngoài màng thylakoid vào xoang trong màng, tạo ra thế năng
proton nhất định để thực hiện sự tổng hợp ATP.
0,25

Câu 4. (2.00 điểm)

a.

- Lúc đầu, một số ATP có thể được tạo ra, bởi vì sự chuyền electron có thể tiếp
tục cho đến tận phức hệ III và một gradient H+ nhỏ có thể được tăng lên. 0,50
- Ngay sau đó, không nhiều electron có thể được chuyển cho phức hệ III vì nó
không thể bị tái oxy hóa do chuyển electron của nó cho phức hệ IV.
0,50
b.

- Phosphoryl hóa oxy hóa sẽ dừng lại hoàn toàn, quá trình này không tạo ra
ATP.

89
- Không có oxy để “kéo” electron xuôi theo chuỗi chuyền electron, H+ không 0,50
được bơm vào khoảng gian màng của ty thể và hóa thẩm không xảy ra.

0,50

Câu 5. (2.00 điểm)

a. Hoocmôn ađrêlanin:

- Không trực tiếp qua màng, nên được tế bào đích thu nhận nhờ các thụ thể đặc 0,25
trưng trên màng → phức hệ Ađrêlanin – thụ quan.

- Phức hệ Ađrêlanin – thụ quan hoạt hóa pr Gs màng → hoạt hóa ezim 0,25
adenicylaza → xúc tác chuyển hóa ATP thành AMP vòng → AMP vòng kích
hoạt các enzim phân giải glycôgen thành glucôzơ.

* Hoocmôn testostereon:

- Là loại hoocmôn steroid được vận chuyển qua màng vào trong tế bào chất →
liên kết với các thụ quan nội bào → phức hệ testostereon – thụ quan. 0,25

- Phức hệ này đi vào nhân tế bào và hoạt hóa các gen qui định tổng hợp các
enzim và prôtêin gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam.

0,25

b. Các chất từ 1 → 5 trong bảng tương ứng với:


1. Prôtêin thử nghiệm Biuret cho kết quả dương tính. 0,20
2. Đường khử thử nghiệm Benedict cho kết quả dương tính. 0,20
3. Tinh bột thử nghiệm Lugol cho kết quả dương tính. 0,20
4. Amino acid thử nghiệm Ninhydrin cho kết quả dương tính. 0,20
5. Chất béo thử nghiệm Sudan IV cho kết quả dương tính. 0,20

90
Câu 6. (2.00 điểm)

a. Trong chu kì tế bào, hàm lượng ADN ổn định ở mức 2C vào pha G1, sau
đó, tăng lên 4C ở pha S, ổn định ở mức 4C ở pha G2. Trong pha M, hàm lượng 0,50
ADN trong tế bào ổn định ở mức 4C trong giai đoạn kì đầu đến kì sau. Sang kì
cuối, hàm lượng ADN lại giảm về 2C.

Vì thế, thứ tự các hình tương ứng với pha G1, S, G2, M là: hình 2, hình 4,
hình 3, hình 1. 0,50

b. Nếu bị xử lí consisin làm mất khả năng hình thành thoi phân bào, khi đó,
NST không phân li trong nguyên phân, các pha khác bình thường. 0,50

Do đó, đồ thị hình 1 bị thay đổi, đường cong chuyển sang dạng nằm ngang ở
mức 4C. Khi đó không có hình 1 mà chỉ còn lại 3 hình với thứ tự là hình 2, hình 0,50
4, hình 3.

Câu 7. (2.00 điểm)

a. Phân biệt môi trường:

- Môi trường A là môi trường tối thiểu, chỉ phù hợp với vi khuẩn tự dưỡng 0,25
cacbon và nguyên dưỡng.

- Môi trường B là môi trường tổng hợp, phù hợp với vi khuẩn dị dưỡng
cacbon và nguyên dưỡng.
0,25
- Môi trường C là môi trường tổng hợp, phù hợp với vi khuẩn dị dưỡng
0,25
cacbon và nguyên dưỡng.

- Môi trường D là môi trường bán tổng hợp vì cao nấm men không rõ thành
phần. 0,25

b. Axit nicotinic là nhân tố sinh trưởng vì thiếu nó môi trường A, B vi khuẩn

91
không phát triển được. 0,50

c. Trong nấm men có chứa axit nicotinic vì trong môi trường D chỉ thêm nấm
men và vi khuẩn khuyết dưỡng này phát triển được. 0,50

Câu 8. (2.00 điểm)

a. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào các yếu tố:

Giống, tuổi giống và thành phần môi trường. 0,25

(Nếu giống già thì phải kéo dài pha tiềm phát để vi khuẩn thích nghi thông qua 0,50
tổng hợp ARN, enzym... hoặc nếu cấy vi khuẩn vào môi trường có nguồn
cacbon mới, thì vi khuẩn sẽ được cảm ứng tạo enzym mới để sử dụng cho
nguồn C mới còn enzym cũ không được tạo thành)

b. pH cao có khả năng làm biến tính prôtein và phá vỡ ARN, nhưng ở vi khuẩn
ưa kiềm có sự vận chuyển H+ vào tế bào để duy trì độ trung tính cho chất
nguyên sinh. 0,50

c.

- VK mủ xanh là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.

- Con đường phân giải glucôzơ là con đường Entner-Doudo-roff (ED). Chất 0,25
nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử.

- Trong ống nghiệm chứa môi trường B chúng phát triển ở phần dưới ống 0,25
nghiệm được vì vi khuẩn này đã chuyển sang hô hấp nitrat, chúng sử dụng
(NO3-) làm chất nhận electron cuối cùng nhờ enzym nitrat reductaza dị hóa.
0,25

Câu 9. (2,00 điểm)

92
a.
- Đột biến có thể dẫn đến hình thành một chủng virut mới mà hệ miễn dịch
không tấn công hiệu quả, ngay cả khi con vật đó đã bị phơi nhiễm với chủng
0,50
gốc.
- Một virut cũng có thể chuyển từ một loài vật chủ này sang vật chủ mới.Ngoài
ra, một virut hiếm có thể phát tán rộng nếu như quần thể vật chủ không còn cách 0,50
li như trước.
b. Người không phải loài vật chủ của virut TMV nên virut này không thể truyền
nhiễm ở người.

1,00

Câu 10: (2,00 điểm)

Giống nhau:
- Hệ gen đều là ARN.
0,25
- Quá trình phiên mã trùng với quá trình sao chép.
0,25
- Nơi phiên mã, nơi sao chép: trong nhân tế bào.
- Enzim phiên mã, sao chép: đều có sự tham gia của enzim do virut mang theo 0,25
(Virut cúm: ARN polimeraza phụ thuộc ARN của virut, Virut HIV: enzym
phiên mã ngược (RT)
0,25
Virut cúm Virut HIV

Hệ gen ARN (-) ARN (+) hai sợi và phiên mã


ngược

Enzim phiên ARN polimeraza phụ thuộc ARN polimeraza phụ thuộc ADN
mã, sao chép ARN của virut của tế bào 0,25

Dạng genom Antigenom là ARN sợi ADN dạng sợi kép


trung gian dương 0,50

93
0,25

------------- Hết -------------

* Thí sinh không được sử dụng tài liệu

* Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Người làm đề và đáp án

NGUYỄN THỊ THU BA

Số điện thoại 0.777.543.369

94
95
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII, NĂM 201
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
BẰNG BẮC BỘ Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 02 trang)
ĐỀ ĐỀ NGHỊ

CÂU NỘI DUNG Số điểm

Câu 1 Hãy giải thích tại sao ADN lại được chọn để thực hiện chức năng lưu giữ,
bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền ở hầu hết sinh vật chứ không phải 2.0
là ARN?

Câu 2 Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được
2.0
chức năng: dung hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?

Câu 3 a. Nêu các bằng chứng lý thuyết chứng tỏ ôxy sinh ra trong quá trình
quang hợp có nguồn gốc từ nước. 2.0
b. Chứng minh hô hấp sáng làm giảm khoảng 50% năng suất quang hợp.

Câu 4 Tại sao quá trình hô hấp ở sinh vật nhân sơ giải phóng ra 38 ATP nhưng ở
2.0
sinh vật nhân thực tạo ra 36-38ATP?

Câu 5 a. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp
ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho biết đó
là chất nào? Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo cách này? 2.0
b. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất
truyền tin đó?

Câu 6 Những năm 1970, các nhà khoa học ở Trường Đại học Colorado đã làm 2.0
thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha

96
S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay vào pha S.

- Thí nghiệm 2: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha
M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào pha M.

Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả ?

Câu 7 Xạ khuẩn có những đặc điểm gì ? Tại sao người ta dễ nhầm xạ khuẩn và
2.0
nấm mốc. Phân biệt chúng trên môi trường nuôi cấy như thế nào?

Câu 8 Cho dòng vi khuẩn lắc tíc đồng hình vào bình A, dòng vi khuẩn lắc tíc dị
hình vào bình B (bình A, B đều chứa dung dịch Glucôzơ).
a. Nhận xét kết quả ở 2 bình trên.
b. Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh nhận
xét như sau:
- Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại 2.0
- Các loại rau quả đều có thể muối dưa
- Muối dưa càng để lâu càng ngon
- Muối rau quả phải cho một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối
(lượng muối từ 4-6% khối lượng khô của rau)
Nhận xét trên đúng hay sai? Hãy giải thích?
Câu 9 Câu 4. Vật chất di truyền của virut là axit nucleic hay protein? Franken và
2.0
Conrat đã làm thế nào để xác định được vật chất di truyền của virut?

Câu 10 Thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng thể?
Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng như thế nào đến kỹ thuật
2.0
ghép mô, cơ quan. Người ta làm gì để giảm thiểu những ảnh hưởng đó
trong quá trình cấy ghép?

97
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII, NĂM 201
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
BẰNG BẮC BỘ Thời gian làm bài: 180 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM (Đề này có 10 câu; gồm 02 trang)

Số
Câu Thành phần kiến thức
điểm
1. Thành Hãy giải thích tại sao ADN lại được chọn để thực hiện chức năng lưu 2,0
phần
hóa học giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền ở hầu hết sinh vật chứ
tế bào không phải là ARN?

Hướng dẫn chấm:

Vì ADN có các đặc điểm sau:

- ADN được cấu tạo từ 2 mạch, còn ARN được cấu tạo từ một mạch (0.25)

- ADN thường có dạng chuỗi kép phức tạp, ổn định còn ARN có cấu trúc
xoắn đơn giản hơn nhiều(0.25)

98
- ADN có một số lượng lớn liên kết hiđrô nên dù chuyển động nhiệt có phá
vỡ các liên kết nằm 2 đầu của phân tử, hai mạch đơn vẫn được gắn với nhau
bởi các liên kết ở vùng giữa(0.25)

- Chỉ trong trường hợp những điều kiện rất khắc nghiệt (nhiệt độ cao hơn
hẳn nhiệt độ sinh lý) mới có sự phá vỡ đồng thời quá nhiều liên kết hiđrô
khiến phân tử không còn giữ được cấu hình ban đầu, phân tử bị biến tính.
Còn ARN có ít liên kết hiđrô (nhiều nhất rARN chỉ có 70%) nên kém bền
hơn ADN. (0.25)

- ADN mang điện tích âm thường gắn kết với các prôtein mang điện tích
dương (H1, H2A, H3B, H4) nên được bảo vệ tốt hơn ARN không được bảo
vệ(0.5)

- ADN được bảo quản trong nhân, ở đó thường không có enzim phân hủy
chúng, trong khi đó ARN thường tồn tại ở ngoài nhân - nơi có nhiều enzym
phân hủy axit nuclêic. (0.5)
2. Cấu Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện 2,0
trúc tế
bào được chức năng: dung hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải
thích?

Hướng dẫn chấm

* Dung hợp màng:

- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn
quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài). Tính kị nước của lớp kép
phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín. (0.25)

+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành
màng kín, còn phần tách ra hình thành túi tiết kín. (0.25)

+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ
dàng hòa nhập thành một. (0.25)

- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand
– chất gắn) hoặc từ môi trường trong (protein tương thích trên màng túi tiết),

99
khởi động quá trình biến dạng màng. (0.25)

* Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng(0.25)

- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử
của khối chất nền ngoại bào ở mặt ngoài màng. (0.25)

- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với
một phân tử chất nền ngoại bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi
trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên trong của protein
gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền thông tin
vào bên trong tế bào. (0.5)
3. a. Nêu các bằng chứng lý thuyết chứng tỏ ôxy sinh ra trong quá trình
Chuyển quang hợp có nguồn gốc từ nước.
hóa vật
chất và b. Chứng minh hô hấp sáng làm giảm khoảng 50% năng suất quang hợp
năng Hưỡng dẫn chấm:
lượng a. - Phản ứng quang phân ly nước: 2H2O → 4H+ + 4 e + O2 (0.5)
trong tế
bào - Ở vi khuẩn quang hợp, quá trình quang hợp không sử dụng nguyên liệu là 2,0
(Đồng H2O thì không tạo ra O2: H2S + CO2 → CH2O + S + H2O(0.5)
hóa) b. - Khi không có hô hấp sáng, theo chu trình Canvin
CO2 + RuBP (C5) → 2C3 (→ Tổng hợp chất hữu cơ) (0.5)
- Khi có hô hấp sáng: O 2 + RuBP(C5) → 1C3 (→Tổng hợp chất HC) + 1C 2
(→HH sáng ) → Hô hấp sáng làm giảm khoảng 50% năng suất quang hợp.
(0.5)
4. Tại sao quá trình hô hấp ở sinh vật nhân sơ giải phóng ra 38 ATP nhưng 2,0
Chuyển ở sinh vật nhân thực tạo ra 36-38ATP?
hóa vật Hướng dẫn chấm:
chất và * Quá trình hô hấp ở sinh vật nhân sơ giải phóng ra 38 ATP nhưng ở sinh
năng vật nhân thực tạo ra 36- 38ATP vì ở sinh vật nhân thực:
lượng
trong tế + Trong quá trình hô hấp hiếu khí, các sản phẩm trung gian tạo ra trong quá
bào (Dị trình đường phân, oxy hóa pyruvate, chu trình Crebs không nhất thiết phải
hóa) đi hết tất cả con đường hô hấp hiếu khí, nó có thể rẽ nhánh sang một quá
trình chuyển hóa khác, do vậy không thể tính được số ATP tuyệt đối tạo ra
từ một phân tử glucose hô hấp…….. (0.5)
+ Quá trình phosphoryl hóa ADP để tạo thành ATP không liên kết trực tiếp
với các phản ứng sinh hóa có trong quá trình phân giải đường, do vậy có
một hệ số sai lệch nhất định giữa năng lượng giải phóng và số lượng ATP
tạo ra, đồng thời số proton tạo ra bởi thủy phân NADH và FADH2 cũng
không là một số nguyên……………………. (0.5)
+ NADH được tạo ra trong tế bào chất ở đường phân không được vận

100
chuyển vào trong ty thể để cùng với NADH tạo ra bởi chu trình Crebs tham
gia vào ETC mà nó phải thông qua quá trình chuyển electron đổi qua màng
ty thể. Sự chuyển đổi này có thể khiến 1NADH tế bào chất thành 1NADH ty
thể hoặc 1FADH2 ty thể, nên không thể biết chính xác số phân tử lực khử đi
vào ty thể………. (0.5)
+ Sự vận chuyển electron trên chuỗi ETC không cung cấp toàn bộ lực PMF
cho quá trình phosphoryl hóa tại ATP synthase mà có thể nó cung cấp cho
các quá trình khác. (0.5)
5. a. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các
Truyền
tin tế đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho
bào + biết đó là chất nào? Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo
Phương
án thực cách này?
hành
b. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất
truyền tin đó?

Hướng dẫn chấm:

a. Chất truyền tin thứ 2 đó là ion Ca2+ (0.25)


* Các giai đoạn của quá trình truyền tin:
- Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể kết cặp G- protein làm hoạt hóa G-
protein. G-prtein được hoạt hóa liên kết với photpholipaza C(0.25)

- Photpholipaza C được hoạt hóa cắt PIP2 thành:


2,0
+ DAG hoạt động như chất truyền tin thứ 2 ở con đường khác. (0.25)
+ IP3 đi đến liên kết kết với kênh ion Ca2+ dẫn đến mở kênh(0.25)
- Ion Ca2+ từ luới nội chất theo gradient đi vào bào tương hoạt hóa protein
tiếp theo từ đó gây các đáp ứng của tế bào(0.25)

b.Thiết kế thí nghiệm:


- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
- Bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp ứng co cơ và bổ sung thêm chất
ức chế hoạt tính enzim photpholipaza C ở mô cơ 1(0.25)

- Sau đó thấy kết quả


+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương không
thay đổi (0.25)

+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương tăng. (0.25)

101
6. Phân Những năm 1970, các nhà khoa học ở Trường Đại học Colorado đã làm
bào
(Không thí nghiệm:
thi bài
tập - Thí nghiệm 1: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở
nguyên pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay vào pha S.
phân,
giảm - Thí nghiệm 2: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở
phân,
pha M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào pha M.
hiệu suất
thụ tinh) Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả ?

Hướng dẫn chấm:

- Trong 2 thí nghiệm, khi cho dung hợp tế bào ở G1 với tế bào ở S thấy cả 2
đều ở pha S, dung hợp tế bào ở pha G1 với tế bào ở M thấy cả 2 đều ở M.
Điều đó chứng tỏ, việc chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá trình phân
bào không phụ thuộc vào trạng thái của NST mà phụ thuộc vào các chất xúc
tác có trong tế bào chất. (0.5)
2,0
- Các chất có trong tế bào chất xúc tác quá trình chuyển tiếp giữa các giai
đoạn của quá trình phân bào là các Cyclin và các enzim Kinaza phụ thuộc
Cyclin (Cdk). (0.5)

- Trong chu kì tế bào, có 3 điểm chốt để điều khiển quá trình phân bào.
Những tế bào nào không qua được điểm chốt sẽ bị dừng lại. Muốn đi qua
mỗi điểm chốt, trong tế bào chất của tế bào cần sự có xúc tác của Cdk tương
ứng. Nhưng Cdk thường là bất hoạt khi ko được liên kết với Cyclin nên
trong tế bào chất cần có các phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng. (0.5)

- Khi dung hợp tế bào ở G1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp
Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G1 để vào S nên tế
bào ở G1 vào pha S. (0.25)

- Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp
Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên tế
bào ở G1 vào pha M. (0.25)
7. Cấu Xạ khuẩn có những đặc điểm gì ? Tại sao người ta dễ nhầm xạ khuẩn và 2,0
trúc, nấm mốc. Phân biệt chúng trên môi trường nuôi cấy như thế nào

102
chuyển Hướng dẫn chấm:
hóa vật
chất của - Xạ khuẩn là VK G+, sống hiếu khí, hoại sinh, phần lớn không gây bệnh.
VSV - Cấu tạo dạng sợi (khuẩn ty), đơn bào(0.25)
- Khuẩn lạc của chúng có hình phóng xạ từ tâm, có nhiều màu sắc: vàng,
nâu, xám, trắng,đỏ... (0.25)
- Sinh sản bằng bào tử được hình thành trên đỉnh sợi khí sinh bằng cách đứt
đoạn, đặc biệt bào tử còn có gai hoặc có lông. (0.25)
- Xạ khuẩn là Nhóm VK sinh được nhiều loại kháng sinh nhất( 80% kháng
sinh hiện nay) (0.25)
* Dễ nhầm xạ khuẩn với nẫm mốc là do cơ thể xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi
(khuẩn ty) giống như sợi nấm. (0.5)
* Phân biệt xạ khuẩn trên môi trường nuôi cấy dựa trên hình dạng của khuẩn
lạc và màu sắc khuẩn lạc: khuẩn lạc của chúng có hình phóng xạ từ tâm, có
nhiều màu sắc: vàng, nâu, xám, trắng,đỏ... (Nấm mốc: khuẩn lạc không có
hình phóng xạ) (0.5)
8. Sinh Cho dòng vi khuẩn lắc tíc đồng hình vào bình A, dòng vi khuẩn lắc tíc dị 2,0
trưởng, hình vào bình B (bình A, B đều chứa dung dịch Glucôzơ).
sinh sản
của VSV a. Nhận xét kết quả ở 2 bình trên.
b. Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh
nhận xét như sau:
- Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại
- Các loại rau quả đều có thể muối dưa
- Muối dưa càng để lâu càng ngon
- Muối rau quả phải cho một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối
(lượng muối từ 4-6% khối lượng khô của rau)
Nhận xét trên đúng hay sai? Hãy giải thích?
Hướng dẫn chấm:
- Bình A có quá trình lên men lactic đồng hình là quá trình lên men đơn
giản, chỉ tạo thành axit lactic, không có CO2. (0.5)
- Bình B có quá trình lên men lactic dị hình là quá trình lên men phức tạp,
ngoài tạo ra axit lactic còn có rượu etylic, axit axetic, CO2. (0.5)
Giải thích
- Sai: VK lactic không phá hoại tế bào và chất nguyên sinh của rau quả mà
có tác dụng chuyển glucôzơ ở dung dịch muối rau quả thành axit lactic
(0.25)
- Sai: Các loại rau quả dùng để lên men lactic phải có một lượng đường tối

103
thiểu để sau khi muối có thể hình thành một lượng axit lactic 1-2% (độ
pH=4-4.5%) (0.25)
- Sai: Khi để lâu dưa quá chua vi khuẩn lactic cũng bị ức chế. Nấm men,
nấm sợi phát triển làm giảm chua -> vi khuẩn thối phát triển làm hỏng dưa.
(0.25)
- Sai: Muối có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, rút lượng nước và đường
trong rau quả ra dung dịch cho vi khuẩn lactic sử dụng, đồng thời ức chế sự
phát triển của vi khuẩn lên men thối. (0.25)
9. Virut Vật chất di truyền của virut là axit nucleic hay protein? Franken và
Conrat đã làm thế nào để xác định được vật chất di truyền của virut?
Hướng dẫn chấm:
Vật chất di truyền của virut là axit nucleic.
(0.55)
- Thí nghiệm của Franken và Conrat:
+ Chọn 2 chủng virut A và B đều có khả
năng gây bệnh khảm thuốc lá, nhưng khác
nhau ở các vết tổn thương trên lá. (0.5) 2,0

+ Tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai


chủng virut A và B. (0.25)

+ Lấy axit nucleic của chủng A trộn với protein của chủng B →virut lai.
(0.25)
+ Cho nhiễm chủng virut lai vào cây → cây bị bệnh. (0.25)
+ Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A. (0.25)
10. Bệnh Thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng thể?
truyền
Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng như thế nào đến kỹ
nhiễm,
miễn thuật ghép mô, cơ quan. Người ta làm gì để giảm thiểu những ảnh hưởng
dịch đó trong quá trình cấy ghép?
Hướng dẫn chấm: 2,0
- Kháng nguyên, kháng thể:
+ Kháng nguyên là loại hợp chất lạ có khả năng gây ra trong cơ thể sự trả
lời miễn dịch. Các hợp chất này có thể là protein, độc tố thực vật, động vật,
các enzim, một số polisaccarit…(0.25)

104
+ Kháng thể là những protein được tổng hợp nhờ các tế bào limphô.
Chúng tồn tại tự do trong dịch thể hoặc dưới dạng phân tử nằm trong màng
tế bào chất của tế bào limphô. (0.25)
- Cơ chế tác động của kháng thể:
+ Trung hoà độc tố do lắng kết. (0.25)
+ Dính kết các vi khuẩn hay các tế bào khác. (0.25)
+ Làm tan các vi khuẩn khi có mặt của chúng trong huyết thanh bình
thường. (0.25)
+ Dẫn dụ và giao nộp các vi khuẩn cho quá trình thực bào. (0.25)
- Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép
mô, cơ quan: (0.25)
Việc cấy ghép mô, cơ quan khó thực vì các cơ quan ghép (tim, thận,
gan, da…) chứa nhiều kháng nguyên hơn cả huyết tương và trên hồng cầu
nên chúng thường bị hệ thống miễn dịch của cơ thể đào thải.
- Biện pháp khắc phục là chọn mô, cơ quan ghép phù hợp để hạn chế phản
ứng kháng nguyên – kháng thể: (0.25)
+ Các mô trong cùng cơ thể.
+ Sử dụng mô ghép giữa những người cùng huyết thống, nhất là những
người sinh đôi cùng trứng.
+ Đối chiếu kháng nguyên của cơ thể người cho và người nhận.
+ Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Tổng 20,0

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC KỲ THI OLYMPIC CÁC TRƯỜNG THPT
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII

105
ĐỀ GIỚI THIỆU Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào


a. Hãy so sánh vai trò của tubulin và actin trong phân bào nhân thực với vai
trò của các protein giống tubulin và giống actin trong phân đôi ở vi khuẩn.
b. Cho 4 ví dụ về khả năng kết hợp với các chất khác của cellulose tại các loại
mô khác nhau trong cơ thể thực vật.
Câu 2. (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào
a. Những bộ phận nào tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực vật
trong quá trình phân bào? Nêu chức năng của các bộ phận đó.
b. Trồng một cây đậu tương và một cây ngô trong hai chuông thủy tinh kín ở
điều kiện ánh sáng cao. Tiến hành đánh dấu phóng xạ nguyên tử Cacbon trong
phân tử CO2 đưa vào. Theo dõi dấu phóng xạ, thấy nó xuất hiện ở những bào
quan nào trong tế bào lá của mỗi cây? Nêu chức năng của các bào quan trong
quá trình đó.
Câu 3. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng
hóa)
a. Chất nào cho H+ và e- trực tiếp vào chu trình Canvin? Tại sao nước không
cho H+ và e- trực tiếp vào chu trình Canvin mà phải qua chất đó. Mô tả con
đường chuyền e- từ nước vào chu trình Canvin.
b. Có thể sử dụng enzim pyruvat dikinase để phân biệt thực vật C 3 và C4
không? Giải thích. Thiết kế thí nghiệm (nếu được).
Câu 4. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
4.1. ATP được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào, bởi quá trình thuỷ
phân ATP (hình 4.1) giải phóng nhiều năng lượng cung cấp cho các quá trình
chuyển hoá khác. Tuy nhiên, một học sinh cho rằng, lý thuyết trên là sai. Bạn
cho rằng, sự phá vỡ một liên kết hoá học sẽ tiêu tốn năng lượng, chứ không phải
giải phóng năng lượng. Vì vậy, năng lượng cung cấp cho các phản ứng chắc
chắn không đến từ sự thuỷ phân ATP.

Hình 4.1: Phản ứng thuỷ phân ATP (ΔG = - 7.3 kcal/mole)
a) Theo em, nhận định của bạn học sinh đúng hay sai? Giải thích.
b) Dưới đây là phản ứng đầu tiên trong quá trình đường phân:
Glucose + Pi  Glucose 6 - phosphate + H2O (ΔG = 3.3 kcal/mole)

106
Với ΔG dương, phản ứng trên rất khó xảy ra tự phát, dẫn đến đường phân
xảy ra với tốc độ rất thấp. Tế bào thay đổi ΔG bằng cách nào?
4.2. Một số chất có thể ức chế chuỗi truyền
điện tử và ATP synthase trong hô hấp tế bào.
Dưới đây là tác động của một số chất độc:
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O 2,
bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của ATP
synthase.
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.
Hãy cho biết, ở đồ thị bên, X, Y có thể là những chất nào? Giải thích.
Câu 5. (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
5.1. Truyền tin tế bào
John Horowitz và các cộng sự đã nghiên cứu hormone kích thích chuyển
hóa melanocyte (MSH), gây những thay đổi về màu da của ếch. Các tế bào da
được gọi là các tế bào sắc tố chứa chất màu nâu melanocyte trong các bào quan
được gọi là melanosome. Da sáng màu khi các melanosome chụm xung quanh
nhân tế bào sắc tố. Khi ếch gặp môi trường tối màu, tăng sản sinh MSH làm các
thể melanosome phân tán trên toàn bào tương, làm da tối và giúp ếch không rõ
với vật săn mồi. Để xác định vị trí của các thụ thể kiểm soát chùm melanosome,
các nhà nghiên cứu đã tiêm MSH vào trong các tế bào sắc tố hoặc vào trong
dịch kẽ xung quanh. Kết quả thu được như hình sau:

a) Thụ thể của MSH nằm ở đâu?


b) Nếu xử lý tế bào sắc tố với một chất ngăn phiên mã thì tế bào có tiếp tục
đáp ứng với MSH không? Giải thích.
5.2. Phương án thực hành.
Điện di 2 chiều được sử dụng để phân tách protein hoặc các chuỗi
polypeptide dựa vào kích thước và điểm đẳng điện (pI) của chúng. Cụ thể, lần
điện di thứ nhất phân tách các chất thông qua điểm đẳng điện, và lần thứ hai là
qua kích thước với chiều chạy vuông góc với lần thứ nhất. Biết rằng, điểm đẳng
điện của một chuỗi polypeptide là pH mà tại đó tổng điện tích của chuỗi bằng 0.
Điểm đẳng điện được quyết định bởi pKa của các nhóm chức có trong chuỗi.
Dưới đây là trình tự của 2 chuỗi peptide ngắn (chiều từ đầu N đến đầu C). Bảng
5.2 liệt kê khối lượng phân tử và pKa của một số amino acid.

107
Peptide A: Gly – Arg – Phe
Peptide B: Arg – Gly – Ser

Bảng 5.2: Tính chất của một số


amino acid
a) Chỉ ra các giá trị pKa nào ảnh hưởng đến pI của mỗi chuỗi peptide. Từ
đó, dự đoán khả năng phân tách 2 chuỗi peptide trên qua lần điện di thứ
nhất.

b) Hình bên thể hiện một bản điện di 2 chiều. Hãy


dự đoán vị trí của các chuỗi peptide sau hai lần
điện di (nằm ở vùng nào trong 4 vùng A, B, C,
D)?

Câu 6. (2,0 điểm) Phân bào


6.1. Cdc28 là một protein thuộc nhóm G1-Cdk. Ngoài ra, Cdc28
còn có chức năng phosphoryl hoá Rad9 ở tế bào nấm men. Dạng
dephosphoryl hoá của Rad9 có khả năng kết hợp cùng các protein sửa
sai khác để sửa các hư hỏng trong ADN, đồng thời dephosphoryl hoá
các G2-Cdk. Hình 6.1 thể hiện kết quả nuôi, hai nhóm tế bào nấm men
trong điều kiện chiếu tia UV, trong đó có một nhóm mang đột biến
cdc28* gây tăng biểu hiện của Cdc28.
Hãy dự đoán tác động của đột biến cdc28* đối với sự sinh sản và
hình dạng của tế bào nấm men, từ đó chỉ ra đâu là nhóm tế bào trong
hình 6.1 mang đột biến trên?

Hình 6.1
6.2. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn, các phân tử kiểu
actin có chức năng trong quá trình phân chia tế bào chất.
b) Trong kì sau, sự di chuyển nhiễm sắc thể liên quan đến sự ngắn đi các
vi ống thể động ở đầu cực của thoi.
c) Trong chu kì tế bào, hoạt tính MPF đạt cực đại trong kì giữa.
d) Tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực vật có phức hệ
Gongi, lưới nội chất và vi ống cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo.
Câu 7. (2,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa của vi sinh vật

108
Phân tích kiểu dinh dưỡng của các chủng vi khuẩn I và II dựa vào sự quan sát
khi nuôi cấy chúng trên các môi trường A, B, C. Thành phần các môi trường
được tính bằng g/l
Môi trường A: (NH4)2PO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; KH2PO4 - 1,0; NaCl - 5,0;
MgSO4 - 0, 2.
Môi trường B: (NH4)2PO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; KH2PO4 - 1,0; NaCl - 5,0;
MgSO4 - 0, 2 + xitrat trisodic - 2,0.
Môi trường C: (NH4)2PO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; KH2PO4 - 1,0; NaCl - 5,0;
MgSO4 - 0, 2 + biotin - 10-8 , Histidin - 10-5 , Methionin - 2.10-5 , Thiamin - 10-6 ,
Pyridoxin - 10-6 , Axit nicotinic - 10-6, Trytophan - 2.10-5, nguyên tố vi lượng,
Glucose - 5,0.
Sau khi cấy các chủng I và II, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian, nhiệt độ thích
hợp, người ta được các kết quả ghi trong bảng sau:
Môi trường A B C
VSV chủng 1 - + +
VSV chủng 2 - - +
Ghi chú: có mọc ( +), không mọc (-)
a. Môi trường A là loại môi trường gì? Phù hợp với nhóm vi sinh vật nào?
b. Đối với chủng I hãy xác định kiểu dinh dưỡng, nguồn nitơ của nó ?
c. Trong môi trường C, chủng I là chủng nguyên dưỡng hay khuyết dưỡng.
Giải thích?
d. Người ta cấy vào 5ml môi trường B với 10 6 Staphycoccus và 102 loại biến
chủng được gọi là chủng II trong thí nghiệm trên.
d1. Hỏi số lượng tế bào của mỗi chủng trong 1ml tại thời điểm 0 giờ.
d2. Tại sao trong thí nghiệm ban đầu chủng II không mọc được trong môi
trường B, nhưng trong thí nghiệm ở câu (d) này nó lại mọc được. Dự đoán vị trí
mọc của nó so với chủng Staphycoccus trong môi trường B của thí nghiệm này?
Câu 8. (2,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
Để đo nồng độ vi khuẩn có trong dịch X, các nhà nghiên cứu có thể dùng 2
phương pháp:
(1) Pha loãng nhiều bước rồi đo nồng độ dịch cuối cùng Theo đó, lấy 1ml
dịch vi khuẩn ban đầu cho vào 8ml nước ở ống 1, rồi tiếp tục cho đến ống 3. Sau
đó, lấy 1 ml từ ống 3 quét lên đĩa petri rồi ủ trong 5h, sau đó quan sát sự hình
thành khuẩn lạc.

109
1ml 2ml 2ml 1ml, 5h

8ml 8ml 1ml


(2) Đo độ hấp thụ ánh sáng bằng máy quang phổ
Chiếu ánh sáng có bước sóng 600nm và đo độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch
(A600). Đo được A600 của dịch X là 3,75 x 10-7 (A600 = 1 tương đương với 8x108 tế
bào/ml)

600nm
A600

Cho 2 phage lây nhiễm vào 1ml dung dịch X. Biết phage này không làm tan
tế bào khi xuất bào, tế bào mẹ nhiễm phage chỉ truyền phage cho 1 tế bào con.
Thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Thời gian từ khi phage xâm nhập đến
khi chuẩn bị lắp ráp là 10 phút, thời gian phage lắp ráp xuất bào và xâm nhập
vào tế bào khác là 5 phút. Trong một tế bào, một phage gây sinh tổng hợp nên
32 phage mới. Để xác định thời điểm mà số lượng phage bằng số lượng vi
khuẩn, An đã lập phương trình sau, với N là số lượng vi khuẩn ban đầu, t là thời
gian cần thiết để số lượng phage và vi khuẩn đạt bằng nhau.
N x 2t/20 = 2 x 32t/15
a. Tính nồng độ vi khuẩn trong dịch X theo phương pháp (1)
b. Tính nồng độ vi khuẩn trong dịch X theo phương pháp (2)
c. Vì sao lại có sự khác nhau giữa kết quả của 2 phương pháp?
d. Tính t theo phương trình của An.
e. Kết quả t theo phương trình của An có đúng không? Nếu không, khả năng
là do đâu? Thật sự có tồn tại thời điểm mà số phage bằng số vi khuẩn không?
Câu 9. ( 2,0 điểm) Virut
a. Khi nói về các virut cúm A, hãy giải thích:
a1. Vì sao virus cúm gà lại gây ra những đại dịch lớn và khó kiểm soát
trong những năm gần đây?
a2. Để điều trị bệnh cúm người ta sử dụng thuốc Tamiflu (ức chế enzim
neuraminidaza). Hãy cho biết cơ chế tác động của thuốc này.

110
a3. Vì sao sau khi virut cảm lạnh gây bệnh thì bệnh khỏi nhưng virut gây
bệnh bại liệt xâm nhập thì không khỏi bệnh.
b. Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng virut baculo vẫn tồn tại ngoài tế bào
trong thời gian dài và dùng làm chế phẩm thuốc trừ sâu. Hãy giải thích cơ chế
tác động của virut này
Câu 10. (2,0 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của
kháng nguyên, hình thành tương bào và tạo ra kháng thể.
a. Nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.
b. Một số người có đáp ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh
penicillin có thể tử vong trong vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể.
Giải thích.
----------HẾT----------
Người ra đề: Lý Hải Đường
Số điện thoại: 0905341119

111
TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC KỲ THI OLYMPIC CÁC TRƯỜNG THPT
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII
HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu Nội dung Điểm


a. - Trong quá trình phân bào của các tế bào nhân thực:
+ Tubulin tham gia vào hình thành thoi phân bào và di chuyển nhiễm 0,25
sắc thể.
+ Sợi actin có chức năng trong quá trình phân chia tế bào chất. 0,25
- Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn thì ngược lại:
+ Các phân tử kiểu tubulin có tác động tách các tế bào con. 0,25
+ Các phân tử kiểu actin có chức năng di chuyển các nhiễm sắc thể 0,25
con về các cực đối lập của tế bào vi khuẩn.
Câu 1
b. 4 ví dụ về khả năng kết hợp với các chất khác của cellulose tại các
loại mô khác nhau trong cơ thể thực vật.
- Giữa các sợi cellulose chỉ thấm lignhin tạo mô cứng như mạch dẫn. 0,25
- Giữa các sợi cellulose chỉ thấm pectin tạo mô mềm như nhu mô mềm, 0,25
thịt quả.
- Giữa các sợi cellulose chỉ thấm suberin tạo khối mô đàn hồi, không 0,25
thấm nước như mô bần.
- Giữa các sợi cellulose chỉ thấm nước tạo mô sợi. 0,25

112
a. - Những bộ phận tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực 0,25
vật trong quá trình phân bào là: phức hệ Gongi, lưới nội chất và vi ống
cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo.
- Chức năng của các bộ phận đó là:
+ Phức hệ Gongi: Bao gói, chế biến, phân phối sản phẩm… 0,25
+ Lưới nội chất: lưới nội chất hạt tổng hợp protein…; lưới nội chất 0,25
trơn tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, khử độc…
+ Vi ống cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo: phân chia NST 0,25
trong quá trình phân bào…
Câu 2 b. - Đậu tương là cây C3, khi trồng ở điều kiện ánh sáng cao thì xảy ra 0,25
hiện tượng hô hấp sáng, nên dấu phóng xạ xuất hiện ở lục lạp,
peroxixom và ti thể.
- Chức năng: 0,25
+ Lục lạp: hình thành nguyên liệu.
+ Peroxixom: oxi hóa nguyên liệu.
+ Ti thể: giải phóng CO2.
- Ngô là cây C4, khi trồng ở điều kiện ánh sáng cao thì không xảy ra hiện 0,25
tượng hô hấp sáng, nên dấu phóng xạ xuất hiện ở lục lạp.
- Chức năng: quang hợp. 0,25
a. - Chất cho H+ và e- trực tiếp vào chu trình Calvin là NADPH. 0,25
- Nước không cho H+ và e- trực tiếp vào chu trình Calvin mà phải qua 0,25
NADPH vì NADPH có mức năng lượng cao hơn nước và electron của
nó sẵn sàng hơn cho các phản ứng của chu trình Calvin so với phản ứng
của nước.
- Con đường chuyền e- từ nước vào chu trình Calvin:
+ Phân li nước tạo e-, e- qua chuỗi chuyền đến NADP+ tạo NADPH. 0,25
+ NADPH phân li tạo e- để khử CO2 thành đường trong Calvin. 0,25
b. - Có thể sử dụng enzim pyruvat dikinase để phân biệt thực vật C 3 và 0,25
C4.
Câu 3
- Vì thực vật C4 sử dụng axit pyruvic để tái tạo PEP nên cần có loại 0,25
enzim này trong cây, còn thực vật C3 thì không.
- Thiết kế thí nghiệm:
+ Lấy một ít lá tươi của hai cây đem nghiền trong dung dịch đệm thích 0,25
hợp để tách chiết enzim ra khỏi lá. Sau đó cho một lượng nhất định axit
pyruvic vào mỗi dịch chiết.
+ Sau một thời gian xác định, nếu hàm lượng axit này không đổi thì dịch 0,25
chiết không có mặt enzim pyruvat dikinase, vậy dịch chiết đó lấy từ cây
C3. Nếu hàm lượng axit pyruvic giảm thì dịch chiết đó có enzim, vậy
dịch chiết đó lấy từ cây C4.
Câu 4 4.1.a. - Nhận định của bạn học sinh trên là sai. 0,25
- Bạn học sinh đúng ở chỗ, sự phá huỷ một liên kết hoá học cần phải tiêu 0,25
tốn năng lượng. Ở trường hợp này, muốn phá huỷ liên kết phosphate ở
ATP cần tiêu thụ một lượng năng lượng nhất định.
- Tuy nhiên, sự thuỷ phân ATP không chỉ phá huỷ liên kết phosphate mà 0,25

113
còn hình thành lại liên kết P-OH (hình 4.1). Liên kết phosphate là liên
kết cao năng, nên cần ít năng lượng để phá vỡ, bù lại, liên kết P-OH là
liên kết bền, nên khi hình thành sẽ giải phóng nhiều năng lượng. Do đó,
toàn bộ quá trình thuỷ phân ATP sẽ giải phóng chứ không tiêu thụ năng
lượng
4.1.b. - Tế bào làm giảm ΔG của phản ứng bằng cách kết hợp phản ứng 0,25
này với sự thuỷ phân ATP.
- Cụ thể, enzyme Hexokinase tiến hành cả hai phản ứng cùng một lúc,
khiến cho toàn bộ quá trình mang ΔG âm: ΔG = -7.3 + 3.3 = -4.3
(kcal/mole). Lúc này, phản ứng mang tính chất tự phát.
(HS không cần tính ΔG)
(Lưu ý, nếu chỉ nhắc đến enzyme mà không đề cập đến sự kết cặp thuỷ
phân ATP thì không cho điểm, vì bản thân enzyme chỉ làm giảm năng
lượng hoạt hoá, không làm thay đổi ΔG)
4.2. - Sau khi bổ sung chất X, sự tổng hợp ATP và tiêu thụ O 2 bị dừng 0,25
lại, chứng tỏ X có thể là Cyanide hoặc Oligomycin:
+ Cyanide là chất cạnh tranh với oxi, nên gây ảnh hưởng âm tính đến 0,125
chuỗi truyền điện tử, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến ATP synthase.
+ Oligomycin ức chế ATP synthase, qua đó khiến chuỗi truyền điện 0,125
tử bị dừng lại.
- Sau khi bổ sung chất Y, sự tiêu thụ O 2 tiếp tục diễn ra bình thường, 0,25
chứng tỏ proton được vận chuyển qua màng trong ti thể. Tuy nhiên, sự
tổng hợp ATP vẫn không phục hồi, chứng tỏ gradient proton giảm dần
theo thời gian. Vì thế, Y là 2,4 – DNP.
- Nếu chất X là Cyanide thì sau khi bổ sung Y, sự tiêu thụ O 2 vẫn không 0,25
hồi phục vì cạnh tranh vẫn xảy ra. Chứng tỏ, X chỉ có thể là Oligomycin.
Câu 5 5.1.a. Thụ thể của MSH nằm ở màng sinh chất của tế bào. 0,25
5.1.b. - Nếu xử lý tế bào sắc tố với một chất ngăn phiên mã thì tế bào 0,25
vẫn tiếp tục đáp ứng với MSH.
- Vì các hoocmon có thụ thể trên màng sinh chất có thể gây ra đáp ứng 0,25
dẫn đến một thay đổi trong chức năng bào tương hoặc thay đổi trong
dịch mã gen trong nhân.
5.2.a. - Các pKa ảnh hưởng đến pI của mỗi chuỗi: 0,25
Peptide A: 9.60, 1.83, 12.84
Peptide B: 9.04, 2.21, 12.84
- Dựa vào bảng 5.1, điểm đẳng điện của cả 2 chuỗi peptide đều nằm 0,5
trong khoảng từ 9 – 12. Cụ thể, tại pH này, đầu C của chuỗi tích điện
âm, đầu N không tích điện và nhánh R tích điện dương, vì vậy, tổng điện
tích bằng 0. Do đó, không thể phân tách hoàn toàn hai chuỗi peptide này
trong lần điện di thứ nhất.
5.2.b. - Khối lượng phân tử của hai chuỗi peptide lần lượt là: 0,25
+ Peptide A: 57 + 156 + 147 – 18 x 2 = 324 (Dal)
+ Peptide B: 156 + 57 + 87 – 18 x 2 = 264 (Dal)
- Vậy, sau lần điện di thứ 2, peptide A nằm ở vùng D, peptide B nằm ở 0,25

114
vùng B
6.1. - Cdc28 là protein thuộc nhóm G1-Cdk, nên có chức năng thúc đẩy 0,5
tế bào kết thúc G1 và đi vào pha S. Đồng thời, Cdc28 ức chế Rad9, qua
đó giảm dephosphoryl hoá G2-Cdk và sửa sai ADN, do đó, Cdc28 có
chức năng thúc đẩy tế bào bước vào pha M thậm chí khi ADN bị hư
hỏng.
- Vì vậy, đối với đột biến cdc28*, sự tăng biểu hiện Cdc28 khiến tế bào 0,25
trải qua G1 trong thời gian ngắn, thời gian tăng trưởng ít nên kích thước
tế bào nhỏ. Đồng thời, việc tế bào dễ dàng đi vào pha M khiến sự sinh
sản của nấm men tăng cao.
Câu 6
- Do đó, nhóm A là nhóm tế bào mang đột biến cdc28*. 0,25
6.2. a. SAI. Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn, các phân 0,25
tử kiểu actin có chức năng di chuyển các nhiễm sắc thể con về các cực
đối lập của tế bào vi khuẩn.
b. SAI. Trong kì sau, sự di chuyển nhiễm sắc thể liên quan đến sự 0,25
ngắn đi các vi ống thể động ở đầu thể động chứ không phải ở đầu cực
của thoi. 0,25
c.ĐÚNG. 0,25
d.ĐÚNG.
a. Môi trường tối thiểu, chỉ phù hợp với VSV nguyên dưỡng, tự dưỡng. 0,25
b. - Chủng 1 mọc trong môi trường B chứng tỏ nó lấy C từ xitrat
trisodic, mọc được trong môi trường C chứng tỏ nó lấy C từ glucose.
- Và lấy năng lượng từ các phản ứng hóa học.
- Vậy nó có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng . 0,25
- Nguồn Nitơ: từ N vô cơ và N hữu cơ trong các axit amin. 0,25
c. Đó là chủng khuyết dưỡng về các axit amin (Histidin -10 -5 , Methionin 0,25
-2.10-5 , Trytophan) và các vitamin ( biotin , Thiamin , Pyridoxin, Axit
Câu 7 nicotinic ).
d1. - Staphycoccus: (106 . 1): 5 = 2. 105 vi khuẩn/ml 0,125
- Chủng II: (102 . 1): 5 = 20 vi khuẩn/ml 0,125
d2. - Chủng II không phát triển được trong môi trường B khi nuôi riêng, 0,25
chứng tỏ nó thiếu các chất cần thiết.
- Trong thí nghiệm câu (d), khi nuôi chung với Staphycoccus thì nhóm 0,25
vi khuẩn này tổng hợp được chất cần thiết, tiết ra môi trường, nên chủng
II lấy các chất đó từ môi trường vào nên nó phát triển được.
- Vị trí của chủng II là tạo vành khuẩn lạc mờ xung quanh chủng I. 0,25
Câu 8 a. - Hệ số pha loãng là: (1 x 2 x 2)/(9 x 10 x 3) = 2/135 0,25
- Nồng độ dịch X = số khuẩn lạc : (hệ số pha loãng) = 4 : 2/135 = 270 0,25
(vk/l)
b. Nồng độ dịch X: 8 x 108 x 3,75 x 10-7 = 300 (vk/l) 0,25
c. Khác nhau là do việc đo độ hấp thụ của dịch không phân biệt được 0,25
đâu là vi khuẩn sống, đâu là xác vi khuẩn đã chết.
d. Thay N = 270, thay đổi một chút thì được: 300 x 2 t/20 = 2x 32t/15 0,25

115
→ T = 25p
e. - Sau 25 phút, cả vi khuẩn lẫn phage mới chỉ nhân lên 1 lần, theo đó, 0,25
có 540 vi khuẩn và 64 phage, vậy phương trình trên sai.
- Lí do là vì sự tăng số lượng của một thể sinh học là không đều theo 0,25
thời gian, theo đó, trong 20 phút thì chỉ có thời điểm cuối cùng vi khuẩn
mới nhân đôi, phage nhân số lượng chỉ trong 5 phút cuối của 15 phút
trong một chu trình. Kết quả 25 phút trên ám chỉ rằng tại mọi thời điểm
trong 25 phút, sự tăng số lượng luôn diễn ra.
- Sau 30 phút, số lượng phage tăng lên 2048, còn sau 40 phút thì số 0,25
lượng vi khuẩn mới đạt 1080 con, lúc này, phage đã đạt 2048. Như vậy,
không thời điểm nào số lượng hai thể sinh học này bằng nhau vì phage
tăng số lượng nhanh hơn vi khuẩn.
a.1
- Do virus cúm gà rất dễ biến đổi, hình thành những chủng virus mới 0,25
nên các dạng vacxin cũ ít hoặc không còn tác dụng phòng bệnh.
- Nguyên nhân virus cúm dễ biến đổi:
+ Hệ gen gồm 8 phân tử ARN (-) khác nhau, nên khi có hai chủng virus 0,25
cùng xâm nhiễm vào một tế bào thì trong quá trình nhân lên chúng có
thể hoán vị các gen mã hóa các gai cấu tạo vỏ ngoài cho nhau làm hình
thành chủng virus tái tổ hợp.
+ Khi sao chép, virus sử dụng ARN – polymerase không có cơ chế tự 0,25
sửa chữa như ADN – polymerase nên dễ đột biến.
+ Để tổng hợp genom mới, virus cúm xâm nhập vào nhân tế bào chủ, 0,25
cắt một đoạn mARN (đầu có mũ) của tế bào chủ làm đoạn mồi. Vì vậy,
quá trình sao chép tạo nên dạng genom ARN tái tổ hợp.
a.2. Thuốc Tamiflu ức chế enzim neuraminidaza của virut cúm, khiến 0,25
Câu 9 cho virus không thể phá hủy màng tế bào để giải phóng ra khỏi tế bào chủ
ban đầu. Nên virut không nhân lên được, không gây bệnh nữa.
a.3.
- Vì virut cảm lạnh xâm nhập vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, và tế 0,125
bào chủ có khả năng tự sữa chữa đồng thời tế bào còn phân chia nên cơ
thể khỏi bệnh.
- Virut gây bại liệt xâm nhập vào tế bào thần kinh đã biệt hóa, tế bào này 0,125
không còn khả năng phân chia, không tự sữa chữa → bệnh không khỏi.
b. - Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng trong trường hợp này chúng 0,25
vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài là vì virut hình thành các thể
bọc có bản chất prôtêin. Mỗi thể bọc có nhiều virion nên được bảo vệ
trong môi trường tự nhiên ngoài tế bào.
- Khi sâu ăn thức ăn chứa thể bọc, tại ruột có pH kiềm, thể bọc sẽ phân 0,25
rã, giải phóng virion. Virion xâm nhập và nhân lên ở tế bào thành ruột
sau đó lan đến nhiều mô và cơ quan khác.
Câu 10 a. - Trong đáp ứng dịch thể:
+ Kháng nguyên gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra tương bào và tế bào 0,25
nhớ. Tương bào sản xuất ra kháng thể IgG.

116
+ Kháng thể IgG lưu hành trong máu và gắn với kháng nguyên làm 0,5
bất hoạt kháng nguyên qua phản ứng trung hòa, opsonin hóa, hoạt hóa
bổ thể. Tế bào nhớ tạo ra trí nhớ miễn dịch.
- Trong đáp ứng dị ứng:
+ Dị ứng nguyên (kháng nguyên) gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra 0,25
tương bào. Tương bào sản xuất ra kháng thể IgE.
+ Kháng thể IgE gắn vào thụ thể trên các dưỡng bào (tế bào phì). Nếu 0,5
gặp lại dị ứng nguyên đó, kháng thể IgE trên dưỡng bào nhận diện và
gắn với dị ứng nguyên, từ đó kích hoạt dưỡng bào giải phóng ra
histamin và các chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng.
b. Penicillin gây ra phản ứng toàn thân nguy cấp ở những người dị ứng 0,5
quá mức đối với chất này. Phản ứng thể hiện qua sự mất hạt trên diện
rộng, giải phóng lượng lớn histamin và các chất gây dị ứng khác gây
giãn tức thời các mạch máu ngoại vi làm tụt huyết áp, gây ra tử vong.

Người ra đề: Lý Hải Đường


Số điện thoại: 0905341119

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN


THÁI BÌNH DUYÊN HẢI BẮC BỘ

Đề thi đề nghị môn : SINH HỌC - Lớp 10

117
Họ và tên người ra đề thi Thời gian làm bài : 180 phút
Nguyễn Thị Minh Hạnh

Câu 1. Thành phần hóa học cuả tế bào ( 2 điểm )


1) Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao
các nhóm carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở
bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
2) Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các
hiện tượng sau
a) Khi bảo quản rau quả tươi , người ta chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để
trong ngăn đá.
b) Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c) Bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường hình thành các giọt nước.
d) Một số côn trùng ( nhện nước, gọng vó...) có khả năng chạy trên mặt nước mà
không bị chìm
Câu 2 : Cấu trúc tế bào ( 2 điểm )
1) Tính động của màng được quyết định bởi yếu tố nào? Nêu vai trò của
colesteron đối với tính động của màng.
2) Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm
khác nhau rõ nhất ở điềm nào ? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này ?
3) Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế
bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất
trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.
Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - đồng hóa ( 2 điểm )
1) Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau : Đầu tiên lục
lạp được ngâm trong dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacoit đạt
pH = 4, sau đó lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8, lúc
này trong điều kiện tối lục lạp tổng hợp ATP.
a) Giải thích tại sao trong tối lục lạp tổng hợp được ATP?
b) Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tốc độ tổng hợp ATP nếu cho thêm vào
dung dịch một hợp chất khiến cho màng tilacoit tăng tính thấm tự do với các
ion hydrogen?
2) Phân biệt chiều khuyếch tán và số lượng ion H+ ở ty thể và lục lạp qua
ATP syntaza.

118
Câu 4 : Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - dị hóa ( 2 điểm )
1) Tại sao nói axitpyruvic và axetyl coenzym A được xem là sản phẩm trung
gian của quá trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu
cơ từ hai sản phẩm này.
2) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự
nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP?
3) Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử
dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm
tạo ra nhiều ATP hơn?
4) Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình Crep và cho biết ý nghĩa của chu
trình này?

Câu 5 : Truyền tin tế bào ( 2 điểm )


1) Chất adrenalin gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicogen
thành glucozơ, nhưng khi tiêm adrenalin vào tế bào gan thì không gây được đáp
ứng đó.
a) Tại sao có hiện tượng trên ?
b) Trong con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải
glicogen, chất AMP vòng ( cAMP) có vai trò gì?
c) Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải
glicogen .
2) Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi
phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc
trưng của tế bào đã được biệt hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế
bào phải di chuyển đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc
trưng?
Câu 6: Phân bào ( 2 điểm )
1) Giải thích vì sao sự phân bào của vi khuẩn không cần hình thành thoi tơ vô
sắc còn sự phân bào của tế bào nhân thực cần thoi vô sắc ?
2) Trong quá trình phân bào nguyên phân, hãy cho biết ý nghĩa của hiện tượng
sau :
a) NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và tháo xoắn tối đa vào kì cuối.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối .
3) Các nhiễm sắc tử dính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau
trong giảm phân II và trong nguyên phân như thế nào ?Tại sao cohensin ở tâm
động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra vào cuối kỳ giữa của
giảm phân I ?

119
Câu 7 : Cấu trúc và chuyển hóa vật chất của VSV ( 2 điểm )
1) Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ
vào hai bình tam
giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù
nấm men bia
(Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/1ml. Cả hai bình
đều được đậy
nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A
được để trên giá
tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có
thể có về mùi
vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải
thích.
2) Nitrogenaza là hệ enzim cố định nitơ khí quyển có mặt trong một số nhóm vi
sinh vật cố định N2. Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng
để thực hiện cố định N2 ở các loại vi khuẩn sau: Nostoc (1 loại vi khuẩn lam),
Azotobacter (vi khuẩn hiếu khí sống tự do), Rhizobium (một loại vi khuẩn cộng
sinh với cây bộ đậu)
Câu 8 : Sinh trưởng – sinh sản của VSV ( 2 điểm )
1) a) Nhân tố sinh trưởng là gì ? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh
vật khuyết dưỡng ?
b) Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm
thực phẩm ?Lấy vi dụ minh họa ?
2) Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong
các pha khác nhau khi nuôi trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Giải thích
tại sao người ta lại phải nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường này.
Câu 9 : Vi rut ( 2 điểm )
1) Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người và vai trò
của lớp vỏ này đối với virut. Các loại virut có thể gây bệnh cho người bằng
những cách nào?
2) Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vacxin
cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không?
Giải thích.
Câu 10 : Bệnh truyền nhiễm – miễn dịch ( 2 điểm )
Trình bày vai trò của các loại tế bào T độc, tế bào lympho B và T, tế bào T hỗ
trợ trong đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào ở người.

120
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN
THÁI BÌNH DUYÊN HẢI BẮC BỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề thi đề nghị môn : SINH HỌC - Lớp 10

Họ và tên người ra đề thi Thời gian làm bài : 180 phút

Nguyễn Thị Minh Hạnh

Câu 1. Thành phần hóa học cuả tế bào ( 2 điểm )


1) Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao
các nhóm carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở
bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
2) Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các
hiện tượng sau
a) Khi bảo quản rau quả tươi , người ta chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để
trong ngăn đá.
b) Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c) Bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường hình thành các giọt nước.
d) Một số côn trùng ( nhện nước, gọng vó...) có khả năng chạy trên mặt nước mà
không bị chìm
HDC:
1) (1 điểm )
- Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid
được gắn vào màng lưới nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi
sẽ chui vào trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ
máy Golgi nhờ túi tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm
carbohydrate, sau khi hoàn thiện chúng lại được chuyển đến màng tế bào. Vì
nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm ở trong túi tiết nên khi túi tiết dung
hợp với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra phía ngoài
màng tế bào.
2) 4 ý mỗi ý 0,25 điểm
a) Nếu để rau quả tươi trong ngăn đá thì rau quả sẽ nhanh bị hỏng.

121
* Nguyên nhân : Khi ở trong ngăn đá thì ở nhiệt độ 0 oC nên nước trong tế bào
sẽ đóng băng . Sự đóng băng của nước làm tăng thể tích của tế bào dẫn tới vỡ
tế bào.Khi tế bào bị vỡ thì tế bào sẽ chết và rau quả sẽ hỏng.
b) Gió thổi sẽ làm mát cơ thể
* Nguyên nhân : Gió thổi làm tăng tốc độ quá trình thoát hơi nước từ bề mặt
da. Nước khi bay hơi sẽ lấy đi năng lượng nên làm giảm nhiệt trên bề mặt cơ
thể. Gió thổi càng mạnh thì sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn ->
làm giảm nhiệt nhanh hơn -> tạo cảm giác mát hơn khi không có gió.
c) Bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường hình thành các giọt nước
là vì :
* Hơi nước trong không khí quanh cốc nước đá có nhiệt độ cao hơn thành cốc
-> bị mất nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc -> hình thành liên kết Hiđrô giữa
các phân tử nước trên bề mặt cốc -> tạo thành các giọt nước.
d) Một số côn trùng nhện nước , gọng vó... có khả năng chạy trên mặt nước
mà không bị chìm là vì :
* Sự liên kết giữa các phân tử nước bằng liên kết hiđrô tạo sức căng bề mặt
cho khối nước. Lực này tuy yếu nhưng cũng có khả năng đỡ cho một số côn
trùng nhỏ giúp chúng có thể di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm.
Câu 2 : Cấu trúc tế bào ( 2 điểm )
1) Tính động của màng được quyết định bởi yếu tố nào? Nêu vai trò của
colesteron đối với tính động của màng.
2) Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm
khác nhau rõ nhất ở điềm nào ? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này ?
3) Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế
bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất
trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.
HDC
1) ( 0,75 điểm )
* Tính động của màng là khả năng chuyển động của các phân tử protein và
photpholipit quanh vị trí của nó ở trên màng tế bào. Tính động của màng được
quyết định bởi :
- Sự chuyển động kiểu flip – flop của các phân tử photpholipit trong màng.
- Sự chuyển động của một số protein trong màng.

122
- Tỷ lệ giữa các loại phootpholipti chứa axit béo no/ không no
- Tỷ lệ phootpholipit / colesteron
* Vai trò của colesteron đối với tính động của màng :
- Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, các phân tử colesteron sắp xếp xen
kẽ trong lớp kép photpholipit giúp cản trở sự vận động của photpholipit làm
tăng tính ổn định , rắn chắc cho màng( giảm tính động của màng)
- Khi ở nhiệt độ thấp, colesteron lại ngăn cản sự bó chặt đều đặn của
photpholipit làm cản trở sự rắn lại của màng. Do vậy , khi ở nhiệt độ thấp
colesetron có tác dụng làm tăng tính động của màng.
2) ( 0,5 điểm )
Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có
nồng độ khoáng cao hơn hẳn so với thực vật ưa ẩm.
- Ý nghĩa :
+ Đó là một đặc điểm thích nghi với môi trường sống ,thực vật chịu hạn
sống ở vùng đất khô ,tế bào lông hút phải tạo được ASTT cao bằng cách
dự trữ muối khoáng trong không bào mới hút được nước.
+ Mặt khác các ion khoáng trong đất khô hạn bám chặt bề mặt hạt
keo ,cây chịu hạn hút khoáng bằng hình thức trao đổi ionn mạnh hơn cây
ưa ẩm.
3) ( 0,75 điểm )
* Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để
tiết ra ngoài tế bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các
lizôxôm.
*Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình
tổng hợp lipit,
chuyển hoá đường và giải độc.
*Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng
tổng hợp và tiết ra
các kháng thể.
*Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc
Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - đồng hóa ( 2 điểm )
1) Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau : Đầu tiên lục
lạp được ngâm trong dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacoit đạt

123
pH = 4, sau đó lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8, lúc
này trong điều kiện tối lục lạp tổng hợp ATP.
a) Giải thích tại sao trong tối lục lạp tổng hợp được ATP?
b) Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tốc độ tổng hợp ATP nếu cho thêm vào
dung dịch một hợp chất khiến cho màng tilacoit tăng tính thấm tự do với các
ion hydrogen?
2) Phân biệt chiều khuyếch tán và số lượng ion H+ ở ty thể và lục lạp qua
ATP syntaza.
HDC
1) ( 1,25 điểm )
a) Lục lạp có thể tổng hợp ATP trong tối bởi vì thí nghiệm trên đã chứng minh
sự chênh lệch độ pH giữa hai màng tilacoit có thể tổng hợp ATP vì vậy ở đây
không cần phản ứng sáng tạo sự chênh lệch nồng độ H+ vốn cần cho sự tổng
hợp ATP.
b) Tốc độ tổng hợp ATP phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa hai
phía màng của màng tilacoit ( bên ngoài thấp, bên trong cao). Khi bổ sung
thêm vào dung dịch một hợp chất khiến cho màng tilacoit tăng tính thấm tự do
với các ion H+( H+ đi từ trong ra ngoài ) sẽ làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+
giữa hai phía của màng nên tốc độ tổng hợp ATP sẽ chậm lại và cuối cùng thì
dừng lại.
- Hợp chất cho thêm vào đã không cho phép hình thành 1 gradien proton qua
màng nên ATP – syntaza không thể xúc tác để tạo ATP.
2) ( 0,75 điểm )
- Ở ty thể : H+ khuếch tán qua ATP syntaza từ khoảng gian màng ra chất nền
ty thể, cứ 2 ion H+ qua màng tổng hợp 1 ATP.
- Ở lục lạp : H+ khuếch tán từ xoang tilacoit ra chất nền lục lạp, cứ 3 ion
H+ qua màng tổng hợp 1 ATP.
Câu 4 : Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - dị hóa ( 2 điểm )
1) Tại sao nói axitpyruvic và axetyl coenzym A được xem là sản phẩm trung
gian của quá trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu
cơ từ hai sản phẩm này.

124
2) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự
nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP?
3) Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử
dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm
tạo ra nhiều ATP hơn?
4) Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình Crep và cho biết ý nghĩa của chu
trình này?
HDC
1) ( 0,5 điểm )
* Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân có 3C có
mặt ở tế bào chất .
- Axetyl coenzym A có hai cacbon sản sinh từ axit pyruvic loại đi 1 phân
tử CO2.Sản phẩm này có mặt ở trong ty thể.
- Từ axit pyruvic có thể biến đổi thành glyxerol hoặc amin hoá ( kết hợp
với NH3 ) tạo axitamin .Axit pyruvic chuyển hoá thành đường glucozơ ( do
enzym của quá trình đường phân tham gia)
- Axetyl coenzym A có thể tái tổng hợp axit béo ,Axetyl coenzym A tham
gia vào chu trình Kreps tạo các sản phẩm trung gian ,hình thành các chất hữu cơ
khác nhau
- Các sản phẩm trung gian tiếp tục loại thải H+ và điện tử trong dãy hô hấp
để tạo ATP trong ty thể.
2) ( 0,5 điểm )
*Vì không tiêu tốn oxi. Khi cơ thể vận động mạnh các tế bào cơ co cùng
một lúc thì hệ tuần hoàn chưa cung cấp đủ lượng oxi cho hô hấp hiếu khí, khi đó
giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí, kịp đáp ứng ATP mà không cần oxi (0.
5điểm)
3) ( 0,5 điểm )
* Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu là từ các axit béo.
(1điểm)
Axit béo có tỉ lệ oxi/ cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ. Vì vậy, ,khi
hô hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, mà khi
hoạt động mạnh lượng oxi mang tới tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động
của hệ tuần hoàn  mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ
lại không sử dụng mõ trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ.
4) ( 0,5 điểm )
*Các giai đoạn của chu trình Crep:

125
Axit piruvic trong tế bào chất được chuyển qua màng kép để vào chất nền
của ti thể. Tại đây 2 phân tử axit piruvic bị oxi hóa thành axêtil côenzim A giải
phóng 2 CO2và 2 NADH. Axêtil côenzim A đi vào chu trình Crep với 5 giai
đoạn:
-Từ axêtil côenzimA kết hợp với ôxalôaxêtic để tạo axit xitric có 6C
- Từ axit xitric có 6C qua 3 phản ứng, loại được 1 CO2 và tạo ra 1 NADH cùng
với1axitxêtôglutaric(5C)
- Từ axit xêtôglutaric (5C) loại 1 CO2và tạo ra 1 NADH cùng với axit 4C
- Từ axit 4C qua phản ứng tạo ra 1 phân tử ATP và 1 phân tử FADH2
- Cuối cùng qua 2 phản ứng để tạo được 1 NADH và giải phóng ôxalôaxêtic
(4C)
Cứ 1 phân tử axêtil côenzimA đi vào chu trình Crep cho được 3 phân tử NADH
+ 1ATP + 1 phân tử FADH2 + 2 phân tử CO2
* Ý nghĩa của chu trình Crep
Thông qua chu trình Crep phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng một
phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào. Tạo ra nhiều NADH và
FADH2 đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào. Tạo nguồn cacbon cho các
quá trình tổng hợp. Có rất nhiều hợp chất hữu cơ là sản phẩm trung gian của các
quá trình chuyển hóa.
Câu 5 : Truyền tin tế bào ( 2 điểm )
1) Chất adrenalin gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicogen
thành glucozơ, nhưng khi tiêm adrenalin vào tế bào gan thì không gây được đáp
ứng đó.
a) Tại sao có hiện tượng trên ?
b) Trong con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải
glicogen, chất AMP vòng ( cAMP) có vai trò gì?
c) Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải
glicogen .
2) Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi
phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc
trưng của tế bào đã được biệt hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế
bào phải di chuyển đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc
trưng?

HDC
1) ( 1 điểm )

126
a) - Adrenalin tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể
màng, phức hệ ( adrenalin/thụ thể ) hoạt hóa protein G , protein G hoạt hóa
enzym enzym adenylat cyclaza, enzym này phân giải ATP -> AMP vòng
( cAMP).
- cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và
hoạt hóa enzym glicogen photphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicogen
thành glucozơ. Tiêm Adrenalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do
thiếu thụ thể màng.
b) cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym
photphorylaza phân giải glycogen thành glucozơ, đồng thời có vai trò khuếch
đại thông tin : 1 phân tử Adrenalin -> 104 phân tử cAMP -> 108 phân tử
glucozơ.
c) Ađrenalin -> thụ thể màng -> Protein G -> enzym ađênylat cyclaza ->
cAMP -> các kinaza -> glicogen phosphorylaza -> ( glicogen -> glucozơ )
2) ( 1 điểm )
- Hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào có được là do một số gen
nhất định trong hệ gen của tế bào đó được hoạt hoá trong khi các gen còn lại bị
đóng.
- Việc hoạt hoá những gen này một phần phụ thuộc vào tín hiệu đến từ bên
ngoài (các tín hiệu tiết ra từ các tế bào lân cận).
- Khi đến nơi mới, các tế bào phôi nhận được các tín hiệu hoạt hoá gen tiết
ra từ các tế bào nơi nó định cư sẽ hoạt hoá những gen thích hợp đặc trưng
cho loại tế bào của mô đó.
- Các tín hiệu từ bên ngoài có thể hoạt hoá các gen theo cách: Tín hiệu liên
kết với thụ thể trên màng tế bào rồi truyền thông tin vào trong tế bào chất
sau đó đi vào nhân hoạt hoá các gen nhất định như những yếu tố phiên mã.
- Hoặc tín hiệu có thể trực tiếp đi qua màng sinh chất rồi liên kết với thụ
thể trong tế bào chất. Phức hợp này sau đó đi vào nhân liên kết với
promoter như một yếu tố phiên mã làm hoạt hoá gen.
Câu 6: Phân bào ( 2 điểm )
1) Giải thích vì sao sự phân bào của vi khuẩn không cần hình thành thoi tơ vô
sắc còn sự phân bào của tế bào nhân thực cần thoi vô sắc ?
2) Trong quá trình phân bào nguyên phân, hãy cho biết ý nghĩa của hiện tượng
sau :
a) NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và tháo xoắn tối đa vào kì cuối.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối .

127
3) Các nhiễm sắc tử dính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau
trong giảm phân II và trong nguyên phân như thế nào ?Tại sao cohensin ở tâm
động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra vào cuối kỳ giữa của
giảm phân I ?
HDC
1) ( 0,5 điểm )
* Tế bào vi khuẩn không cần có sự hình thành thoi vô sắc là vì :
- Tế bào vi khuẩn có mezoxôm ( là cấu trúc được hình thành do màng sinh chất
gấp khúc tạo nên ). Phân tử ADN dạng vòng của vi khuẩn bám lên mezoxom và
khi tế bào phân chia thì mezoxom này giãn ra và kéo ADN về hai cực của tế
bào.
- Tế bào vi khuẩn có bộ NST là một phân tử ADN trần, kép , vòng. Chính vì
vậy, khi phân bào thì phân tử ADN này nhân đôi và tách ra và hướng về hai cực
của tế bào để hình thành hai tế bào con.
* Tế bào nhân thực cần có sự hình thành thoi vô sắc là vì :
- Tế bào nhân thực có bộ NST gồm nhiều NST và cấu trúc phức tạp.Chính vì
vậy cần phải có thoi vô sắc để kéo NST tiến về hai cực của tế bào.Giúp cho quá
trình phân chia NST cho các tế bào con một cách đồng đều.
- Tế bào nhân thực có kích thước lớn và có nhiều bào quan nên cần phải có thoi
vô sắc để phân chia NST được đồng đều.
2) ( 0,75 điểm )
a) NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và tháo xoắn tối đa vào kì cuối có ý
nghĩa :
- Vào kỳ sau, NST trượt về hai cực tế bào. Vì vậy sự đóng xoắn cực đại của
NST vào kỳ giữa sẽ giúp cho quá trình phân li của NST về hai cực của tế bào
được thuận lợi .
- Vào kỳ cuối, NST tháo xoắn cực đại là để thực hiện chức năng .Khi tháo
xoắn ,các enzym mới tiếp xúc được với phân tử ADN để thực hiện chức năng
sinh học phiên mã và tái bản.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối có ý nghĩa :
- Sự biến mất của màng nhân là để giải phóng NST vào tế bào chất để NST tiếp
xúc trực tiếp với thoi tơ vô sắc và thực hiện phân chia NST cho các tế bào con .
- Sự xuất hiện màng nhân vào kỳ cuối là để bảo quản NST trước các tác nhân
của môi trường và để điều hòa hoạt động của các gen trên NST .
3) ( 0,75 điểm )
- Các nhiễm sắc tử được gắn với nhau dọc theo chiều dài của chúng bằng các
phức protein được gọi là cohensin.

128
- Trong nguyên phân, sự gắn kết này kéo dài tới tận cuối kỳ giữa, khi enzym
phân hủy cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cựa đối lập
của tế bào.
- Trong giảm phân ,sự gắn kết các nhiễm sắc tử được giải phóng qua hai bước :
+ Trong kỳ sau I,cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các NST tương đồng
tách nhau ra .
+ Trong kỳ sau II , cohensin được loại bỏ ở tâm động cho phép các NST tử tách
rời nhau ra
+ Cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai
vào cuối kỳ giữa I vì có protein shugoshin bảo vệ cohensin khỏi bị phân hủy ở
tâm động.
Câu 7 : Cấu trúc và chuyển hóa vật chất của VSV ( 2 điểm )
1) Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ
vào hai bình tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml
dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào
nấm men/1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở
35oC trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc
liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục
và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải thích.
2) Nitrogenaza là hệ enzim cố định nitơ khí quyển có mặt trong một số nhóm vi
sinh vật cố định N2. Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng
để thực hiện cố định N2 ở các loại vi khuẩn sau: Nostoc (1 loại vi khuẩn lam),
Azotobacter (vi khuẩn hiếu khí sống tự do), Rhizobium (một loại vi khuẩn cộng
sinh với cây bộ đậu)
HDC
1) ( 1 điểm )
* Bình thí nghiệm A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so với ở bình B:
Trong bình A để trên giá tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn
tế bào phía dưới sẽ có ít ôxi nên chủ yếu tiến hành lên men etylic, theo phương
trình giản lược sau: Glucôzơ →2etanol + 2CO2 + 2ATP. Vì lên men tạo ra ít
năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp,
tạo ra nhiều etanol.
* Bình thí nghiệm B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình thí
nghiệm A: Do để trên máy lắc thì ôxi được hoà tan đều trong bình nên các tế
bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương trình giản lược như sau: Glucôzơ +
6O2 → 6H2O + 6CO2 + 38ATP. Nấm men có nhiều năng lượng nên sinh
trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình dẫn đến đục hơn, tạo ra ít
etanol và nhiều CO2.
* Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: Chủ yếu là lên men, chất
nhận điện tử là chất hữu cơ, không có chuỗi truyền điện tử, sản phẩm của lên

129
men là chất hữu cơ (trong trường hợp này là etanol), tạo ra ít ATP.
* Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình B: Chủ yếu là hô hấp hiếu khí,
do lắc có nhiều ôxi, chất nhận điện tử cuối cùng là oxi thông qua chuỗi truyền
điện tử, tạo ra nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
2) ( 1 điểm )
* Nostoc:
+ Có các dị bào nang (heterocyte), màng rất dày  ngăn không cho O2 xâm
nhập vào  thực hiện cố định đạm.
+ Dị bào nang không xảy ra PSII của pha sáng quang hợp  không giải phóng
O2
+ Nostoc có các không bào khí  chìm hoặc nổi để tránh nơi có nhiều O2 hoặc
tìm nơi có ánh sáng.
* Azotobacter:
+ Tế bào có màng dày  ngăn không cho O2 vào ồ ạt.
+ Màng sinh chất hình thành nếp gấp  tạo túi  nitrogenaza hoạt động trong
đó
+ Túi có enzim hydrogenaza  xúc tác phản ứng H+ + O2  H2O  không ảnh
hưởng đến hoạt động của enzim cố định đạm.
* Rhizobium:
+ Vi khuẩn vào trong tế bào rễ cây  hình thành thể giả khuẩn: Bacterioid, thể
giả khuẩn tiết hem; tế bào rễ cây tiết pr Noduline.
+ Noduline + Hem  leghemoglobin  hấp thụ O2 và giải phóng từ từ cho thể
giả khuẩn hoạt động cố định đạm và hô hấp.
Câu 8 : Sinh trưởng – sinh sản của VSV ( 2 điểm )
1) a) Nhân tố sinh trưởng là gì ? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh
vật khuyết dưỡng ?
b) Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm
thực phẩm ?Lấy vi dụ minh họa ?
2) Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong
các pha khác nhau khi nuôi trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Giải thích
tại sao người ta lại phải nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường này.
HDC
1) ( 1,25 điểm )
a) Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ cần cho sự sinh trưởng của vi sinh
vật nhưng vi sinh vật không tự tổng hợp được . Vì vậy, để sinh trưởng thì các vi
sinh vật này cần được cung cấp những chất hữu cơ đó.

130
- Vi sinh vật nguyên dưỡng : là những vi sinh vật sinh trưởng được trong môi
trường tối thiểu không cần nhân tố sinh trưởng .
- Vi sinh vật khuyết dưỡng : ngoài môi trường tối cần bổ sung nhân tố sinh
trưởng cần thiết mới phát được.
b) Vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm :
* Nguyên tắc :
+ VSV khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng .
+ Tốc độ sinh trưởng của VSV tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng
-> Khi đưa vi sinh vật khuyết dưỡng về một nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực
phẩm, nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì VSV phát triển càng mạnh -> người
ta dựa vào số lượng VSV so với số lượng VSV sinh trưởng trong môi trường
chuẩn ( đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định được xác định -> từ đó có thể
xác định được hàm lượng chất đó trong thực phẩm.
* Ví dụ : Khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng
vi sinh vật khuyết dưỡng với axit riboflavin. Nuôi cấy trên môi trường của thực
phẩm sau đó xác định lượng VSV từ môi trường nuôi cấy -> đối chiếu với mức
chuẩn để xác định nồng độ riboflavin trong thực phẩm -> có thể sử dụng các
chủng VSV khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực
phẩm ( hoặc các chất có hại trong thực phẩm ) .
2) ( 0,75 điểm )
* Nguyên nhân :
- Pha tiềm phát : VSV nuôi cấy phải trải qua một giai đoạn cảm ứng thích nghi
với môi trường , VSV phải tổng hợp ra những loại enzym để phân giải các chất
dinh dưỡng trong môi trường nên số lượng cá thể của quần thể hầu như không
tăng.
- Pha lũy thừa : các tế bào VSV đã đồng bộ hóa về hình thái ; sinh lý ; môi
trường sống thuận lợi. VSV phân chia nhanh số lượng tăng theo cấp số mũ , tốc
độ phân chia không thay đổi.
- Pha cân bằng : môi trường thiếu chất dinh dưỡng và bị ô nhiễm do các sản
phẩm sinh ra từ chuyển hóa . Số lượng cá thể sinh ra đủ bù cho số lượng các thể
chết đi.
- Pha suy vong : nguồn dinh dưỡng trong môi trường đã cạn kiệt và bị ô nhiễm
nặng nên vi sinh vật bị chết hoặc hết nội bào tử dẫn đến suy vong quần thể
* Giải thích :
Nuôi cấy VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục để xác định thời gian
phát triển của mỗi giai đoạn từ đó người ta có thể xác định thời điểm thu nhận
sinh khối vi sinh vật là hiệu quả nhất trong nuôi cấy liên tục.

131
Câu 9 : Vi rut ( 2 điểm )
1) Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người và vai trò
của lớp vỏ này đối với virut. Các loại virut có thể gây bệnh cho người bằng
những cách nào?
2) Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vacxin
cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không?
Giải thích.
HDC
1) ( 1 điểm )
* Nguồn gốc của lớp màng (vỏ ngoài) của virut tuỳ thuộc vào loài virut, có thể
từ màng ngoài của tế bào hoặc màng nhân hoặc mạng lưới nội chất. Màng bọc
của virut đã bị biến đổi so với màng của tế bào chủ do một số protein của tế bào
chủ sẽ bị thay thế bởi một số protein
của chính virut, các protein này được tổng hợp trong tế bào chủ nhờ hệ gen của
virut.
* Lớp màng có chức năng bảo vệ virut khỏi bị tấn công bởi các enzim và các
chất hoá học khác khi nó tấn công vào tế bào cơ thể người (VD: nhờ có lớp
màng mà virut bại liệt khi ở trong đường ruột của người chúng không bị enzim
của hệ tiêu hoá phá huỷ.)
* Lớp màng giúp cho virut nhận biết tế bào chủ thông qua các thụ thể đặc hiệu
nhờ đó mà chúng lại tấn công sang các tế bào khác.
* Gây đột biến, phá huỷ tế bào làm tổn thương các mô và gây sốt cao...
2) ( 1 điểm )
* Vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất di truyền được nhân bản
nhờ ARN polimeraza phụ thuộc ARN (dùng ARN làm khuôn để tổng hợp nên
ADN- còn gọi là sao chép ngược).
* Enzim sao chép ngược này không có khả năng tự sửa chữa nên vật chất di
truyền của virut rất dễ bị đột biến.
* Cần phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virut nào gây ra. Nếu
chủng virut vẫn trùng hợp với chủng của năm trước thì không cần đổi vacxin.
* Nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vacxin mới. VD: Năm
trước là virut H5N1 năm sau là H1N1 thì đương nhiên năm sau phải dùng
vacxin để chống virut H1N1.
Câu 10 : Bệnh truyền nhiễm – miễn dịch ( 2 điểm )
Trình bày vai trò của các loại tế bào T độc, tế bào lympho B và T, tế bào T hỗ
trợ trong đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào ở người.
HDC
* (0,5 điểm )

132
Tế bào T độc tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bằng cách
tiêu diệt các tế và tác nhân lạ lây nhiễn như vi khuẩn, vi rut cũng như cũng có
thể tiêu diệt một số tế bào ung thư ở người .
* ( 0,75 điểm )
Tế bào T hỗ trợ sau khi nhận ra kháng nguyên từ tế bào trình diện kháng
nguyên sẽ
- Tiết ra một số chất như cytokin, interferon ...kích hoạt T độc và hệ thống
miễn dịch
- Tiếp xúc và kích hoạt tế bào B chuyển thành tương bào sản xuất kháng
thể và tế bào nhớ B; kích hoạt tế bào T chuyển thành tế bào T độc mang thụ thể
tế bào T và tế bào nhớ T .
* ( 0,75 điểm )
Tế bào lympho B tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể bằng cách sản xuất các
kháng thể đặc hiệu kháng nguyên. Tế bào lympho T tham gia đáp ứng miễn dịch
tế bào nhờ có thụ thể tế bào T đặc hiệu kháng nguyên liên kết trên màng tế bào .

================================================================================
=

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC


HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
KHỐI 10 - Năm 2019
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Thời gian làm bài: 180 phút
TRƯỜNG P.T VÙNG CAO VIỆT BẮC
(đề này có 04 trang, gồm 10 câu)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
-------------------

Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào

1. Tính chất song song và ngược chiều trong cấu trúc hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép ADN
được thể hiện như thế nào? Tính chất đó chi phối đến hoạt động di truyền như thế nào?

2. Phân tử Ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit amin, có 4 cầu đisulfua.

Ở pH = 7, t 0 =37°C, dùng β-mecaptoetanol dư để khử 4 cầu đisulfua và ure để phá vỡ các


liên kết khác. Kết quả làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác. Nếu thẩm tích dung dịch này
để loại β-mecaptoetanol và ure, hoạt độ enzim tăng dần đến phục hồi hoàn toàn. Nếu oxi hóa
enzim đã mất cầu –S-S- trong môi trường có ure rồi mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ
phục hồi 1%. Hãy giải thích?

133
Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào

1. Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát của tế bào, chúng tiến hành phân chia liên
tục tạo các khối u. Trong liệu pháp hóa trị liệu, người ta thường dùng vinblastine hay
vincristine (chiết xuất từ cây dừa cạn) để gây ra hiện tượng phân giải các vi ống. Tuy nhiên,
các thuốc trên đều có tác dụng phụ như: ức chế sự phân chia tế bào và ảnh hưởng đến hoạt
động thần kinh, rụng tóc, nôn mửa liên tục. Hãy nêu nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ đó.

2. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng thời
gian người tiến hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận
thấy theo thời gian pH của dung dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi vào tế bào teo thời
gian cũng gia tăng. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế
bào.

Câu 3. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào – Đồng hóa

1. Thế nào là điều hòa dị lập thể? Giải thích cách thức điều hòa dị lập thể của enzyme.
2. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực vật. Khi
không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này được thực hiện
theo cơ chế nào?

Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào – Dị hóa

Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxi, rồi sau đó được
chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxi. Nồng độ của 3 chất:
glucose-6-phosphate, axit lactic và fructose-1,6–
diphosphate được đo ngay sau khi loại bỏ oxi khỏi môi trường nuôi cấy và
được biểu diễn ở đồ thị hình bên. Hãy ghép các đường cong 1, 2,
3 trên đồ thị phù hợp với sự thay đổi nồng độ 3 chất trên. Giải
thích?

Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành

Epinephrine là một hoocmon được tiết ra từ tuyến thượng thận, có tác dụng kích thích phân
giải glycogen thành glucozơ-1-photphat bằng cách hoạt hóa enzim glycogen photphorylaza có

134
trong bào tương của tế bào.

1. Enzim glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn nào của quá trình truyền tin bắt
đầu từ epinephrine?

2. Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen và glycogen photphorylaza đựng
trong ống nghiệm thì glucozơ-1-photphat có được tạo thành không? Vì sao?

Câu 6: (2 điểm) Phân bào

1. Cho các kiểu chu kỳ tế bào A, B, C và D khác nhau (như hình vẽ). Hãy cho biết mỗi kiểu chu kỳ
tương ứng với một trong bốn loại tế bào nào dưới đây? Giải thích.
Loại 1: Tế bào biểu bì ở người.
Loại 2: Tế bào phôi loài nhím biển phát triển đến giai đoạn 64 tế bào.
Loại 3: Tế bào tuyến nước bọt của ruồi giấm Drosophila.
Loại 4: Hợp bào của mốc nhầy.

2.Muốn
xác
định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một chất được đánh dấu
bằng tritium chất đó là chất nào? Trình bày nguyên lý của phương pháp này?

Câu 7 ( 2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV

Sau đây là kết quả nuôi cấy hai chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường nuôi cấy khác
nhau:

A B C

Chủng I - + -

Chủng II - - +

Chủng I + Chủng II + + +

A: môi trường tối thiểu (+): có mọc khuẩn lạc

135
B: A + biotin (-): không mọc khuẩn lạc

C: A + lizin

1. Nhận xét về nhu cầu dinh dưỡng của chủng I và chủng II với biotin và lizin. Tên gọi kiểu
dinh dưỡng của mỗi chủng với mỗi chất?

2. Vì sao khi nuôi cấy chung, chủng I và chủng II đều mọc khuẩn lạc trên môi trường tối
thiểu?

Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng,sinh sản của VSV

1. Khi E.Coli được nuôi trên môi trường chứa hỗn


hợp glucozơ và lactozơ, sự tăng trưởng của vi
khuẩn được ghi lại theo đồ thị bên. Căn cứ vào đồ
thị, hãy cho biết:

- Nồng độ glucôzơ trong môi trường nuôi cấy cao


nhất và thấp nhất ở thời điểm nào? Giải thích.

- Vào thời điểm nào của quá trình nuôi cấy thì

vi khuẩn tiết ra enzym Galactosidaza. Giải thích.

2. Cho vi khuẩn phản nitrat hóa vào bình nuôi cấy đựng dung dịch KNO3 , glucôzơ và các
nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng, sau đó đậy kín bình lại. Sau một thời gian hãy nhận xét
về sự biến đổi của hàm lượng ôxi, N2 và CO2. Giải thích.

Câu 9. ( 2 điểm ) Virut

1. Mặc dù HIV và HBV (Vi rút viêm gan B) có vật chất di truyền là khác nhau, nhưng sau khi
xâm nhập vào tế bào người, chúng đều tổng hợp ADN để có thể cài xen vào hệ gen của người.
Hãy nêu những điểm giống nhau trong quá trình tổng hợp ADN của chúng.

2. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và sống kí sinh trong một số loại tế bào chủ nhất
định, trong một số mô nhất định?

3. Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải
nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?

Câu 10. (2 điểm ) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch


1. Trình bày vai trò của các loại tế bào T độc, tế bào lympho B và T, tế bào T hỗ trợ trong đáp
ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào ở người?

136
2. Trẻ em mới sinh thường được tiêm chủng ngay. Tuy nhiên, sau một thời gian phải đi tiêm
nhắc lại. Vì sao?

137
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SINH

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ KHỐI 10 - Năm 2019

TRƯỜNG P.T VÙNG CAO VIỆT BẮC Thời gian làm bài: 180 phút

ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đáp án này có 12 trang, gồm 10 câu)

-------------------

Câu 1 (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào

1. Tính chất song song và ngược chiều trong cấu trúc hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép
ADN được thể hiện như thế nào? Tính chất đó chi phối đến hoạt động di truyền như thế
nào?

2. Phân tử Ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit amin, có 4 cầu đisulfua. Ở
pH = 7, t 0 =37 0 C, dùng β-mecaptoetanol dư để khử 4 cầu đisulfua và ure để phá vỡ
các liên kết khác. Kết quả làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác. Nếu thẩm tích dung
dịch này để loại β-mecaptoetanol và ure, hoạt độ enzim tăng dần đến phục hồi hoàn
toàn. Nếu oxi hóa enzim đã mất cầu –S-S- trong môi trường có ure rồi mới thẩm tích
loại ure, hoạt độ enzim chỉ phục hồi 1%. Hãy giải thích.

Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điể


u m

1 1 - Tính chất song song: Các nucleotit trên hai mạch của phân tử 0,25
ADN liên kết theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T bằng hai
liên kết hidro; G liên kết X bằng ba liên kết hidro, hai mạch ADN
xoắn song song và cách đều nhau.

- Tính chất ngược chiều: Một mạch có chiều 3‘-5‘, một mạch có
chiều 5‘-3‘. 0,25

- Trong hoạt động di truyền:

+ Trong nhân đôi ADN: Mạch mới được tổng hợp từ mạch khuôn
có chiều 3‘-5‘ tổng hợp mạch mới liên tục theo chiều 5‘-3‘; mạch
mới được tổng hợp từ mạch khuôn theo chiều 5‘-3‘ được tổng
0,5
hợp gián đoạn theo chiều 5‘-3‘.

138
+ Trong phiên mã: Mạch gốc có chiều 3‘-5‘ thực hiện phiên mã
tổng hợp mARN có chiều 5‘-3‘

+ Trong dịch mã: Bộ ba đối mã trên tARN có chiều 3‘-5‘ khớp


với bộ ba mã sao trên mARN có chiều 5‘-3‘ dịch thành axit amin
trong chuỗi polipeptit.

2 2. Phân tử ribonucleaza

- Phân tử ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit amin,


có 4 cầu đisulfua, dùng β-mecaptoetanol dư để khử 4 cầu đisulfua
và ure để phá vỡ các liên kết khác do vậy phân tử ribonucleaza
0,5
mất cấu trúc không gian (biến tính) nên enzim mất hoạt tính.

- Kết quả làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác. Nếu thẩm tích
dung dịch này để loại β-mecaptoetanol và ure, hoạt độ enzim tăng
dần đến phục hồi hoàn toàn và do loại bỏ tác nhân biến tính vì
vậy phân tử ribonucleaza, không khôi phục được cấu trúc, do vậy
enzim không có chức năng xúc tác.
0,25
- Oxi hóa enzim đã mất cầu –S-S- trong môi trường có ure rồi
mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ phục hồi 1%, vì trong
điều kiện phục hồi cầu -S-S theo nhiều cách khác nhau, trong đó
chỉ có một cách giống với cách ban đầu

0,25

Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào

1. Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát của tế bào, chúng tiến hành phân
chia liên tục tạo các khối u. Trong liệu pháp hóa trị liệu, người ta thường dùng
vinblastine hay vincristine (chiết xuất từ cây dừa cạn) để

gây ra hiện tượng phân giải các vi ống. Tuy nhiên, các thuốc trên đều có tác dụng phụ
như: ức chế sự phân chia tế bào và ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, rụng tóc, nôn
mửa liên tục. Hãy nêu nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ đó.

139
2. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng
khoảng thời gian người tiến hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào
hấp thu và nhận thấy theo thời gian pH của dung dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi
vào tế bào teo thời gian cũng gia tăng. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận
chuyển chất X vào trong tế bào.

Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điể


u m

2 1 a. Cơ chế tác động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp vi ống
do vậy sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

+ Hệ thống lông nhung của ruột bị tổn thương, kém linh động, 0,25
khả năng hấp thu và vận động của ruột trở nên

kém hơn rất nhiều và dẫn đến nôn mửa liên tục……..

+ Hệ thống vi ống hỗ trợ cho các tế bào vận chuyển protein tiết
0,25
kéo dài sợi tóc bị tổn thương, các cấu trúc

nuôi tóc không còn hoạt động dẫn đến rụng tóc………….

+ Quá trình phân chia tế bào bị ức chế nghiêm trọng do không


tổng hợp được vi ống cho sự vận động của nhiễm sắc thể và các
bào quan, cơ thể gầy đi rất nhiều…. 0,25
+ Hệ thống vi ống có vai trò nâng đỡ cơ học vô cùng quan trọng
cho các sợi trục của các tế bào neuron, khi các cấu trúc cơ học
0,25
này bị tổn thương và không tổng hợp mới sẽ dẫn đến hiện tượng
teo dây thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến các hoạt động thần
kinh.

140
- Chất X được vận chuyển qua kênh vào tế bào cùng với sự vận 0,25
chuyển của ion H + từ môi trường vào bên trong tế bào

- Điều này thể hiện ở chỗ pH của môi trường bên ngoài cũng tăng 0,25
lên cùng với sự gia tăng lương chất X được vận chuyển vào trong
tế bào.

- Sự gia tăng của pH đồng nghĩa với sự sụt giảm về nồng độ ion H
+. 0,25

- Như vậy các tế bào trong cây cần phải bơm H + ra bên ngoài tế
bào để làm gia tăng nồng độ H + bên ngoài tế bào. Sau đó H + 0,25
khuếch tán qua kênh trên màng cùng với chất X vào trong tế bào
(cơ chế đồng vận chuyển)

Câu 3. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Đồng hóa

1. Thế nào là điều hòa dị lập thể? Giải thích cách thức điều hòa dị lập thể của enzyme.

2. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực vật.
Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này được
thực hiện theo cơ chế nào?

141
Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điể


u m

3 1 - Khái niệm điều hòa dị lập thể là thuật ngữ mô tả trường hợp 0,5
chức năng của một protein sẽ bị thay đổi, khi có một chất liên
kết vào vị trí nhất định của một protein làm ảnh hưởng đến khả
năng liên kết của protein đó ở một vị trí khác với phân tử khác.

- Enzyme được điều hòa kiểu dị lập thể thường được cấu tạo từ
nhiều tiểu đơn vị, mỗi tiểu đơn vị có trung tâm hoạt động riêng.
Toàn bộ phức hệ enzyme luôn dao động giữa hai trạng thái hoạt 0,25
động và không hoạt động.

- Khi chất ức chế liên kết vào vị trí dị lập thể của một tiểu đơn
vị, khiến trung tâm hoạt động của tiểu đơn vị này cũng như
trung tâm hoạt động của tất cả các tiểu đơn vị trong phức hệ
enzyme bị khóa ở dạng bất hoạt. Ngược lại, khi có chất hoạt hóa
liên kết vào vị trí dị lập thể sẽ làm cho các tiểu đơn vị được cố
định ở trạng thái hoạt động sẵn sàng liên kết với cơ chất.
0,25

- Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử
giàu năng lượng như sau: từ P700 → chất nhận sơ cấp → 0,5
ferredoxin (Fd)→ phức hệ cytochrome → plastocyanin → P700.

- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng
vẫn được thực hiện theo cơ chế hóa thẩm: Do sự xuất hiện
gradient proton ở hai phía của màng thylacoid đã kích hoạt bơm
proton hoạt động đẩy proton từ xoang trong thylacoid ra xoang 0,25
ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng hợp nhờ ATP synthase.

- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ


plastoquinon (Pq) bơm H + từ ngoài màng

142
0,25

143
Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Dị hóa

Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxi, rồi sau đó được
chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxi. Nồng độ của 3
chất: glucose-6-phosphate, axit lactic và fructose- 1,6–
diphosphate được đo ngay sau khi loại bỏ oxi khỏi môi trường nuôi cấy và
được biểu diễn ở đồ thị hình bên. Hãy ghép các đường
cong 1, 2, 3 trên đồ thị phù hợp với sự thay đổi nồng độ
3 chất trên. Giải thích.

Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điể


u m

4 Tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxy, rồi sau 0,5
đó được chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxy thì tế bào sẽ
chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men. Quá trình này không có
chu trình crep và chuỗi chuyền electron nên lượng ATP bị giảm
mạnh, ATP chỉ được hình thành qua đường phân nhờ photphorin
hóa mức cơ chất.

- Đường cong số 1: tăng nhanh trong 0,5 phút đầu sau đó không
đổi chứng tỏ đây là sự thay đổi nồng độ của axit lactic vì khi tế
0,5
bào cơ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men thì axit piruvic
tạo ra do đường phân sẽ được chuyển thành axit lactic làm cho
lượng axit lactic tăng dần lên. Axit lactic xuất hiện ngay từ phút
số 0 chứng tỏ ngay từ đầu tế bào cơ đã thực hiện quá trình lên
men.

- Đường cong số 2: ứng với sự thay đổi nồng độ fructozo - 1,6 –


diphotphat vì trong 0,5 phút đầu đổi nồng độ fructozo - 1,6 –
diphotphat tăng lên do glucozo-6-photphat chuyển thành nhưng 0,5
từ phút thứ 0,5 khi lượng glucozo-6-photphat giảm mạnh sẽ
không glucozo-6-photphat thành fructozo - 1,6 – diphotphat.

- Đường cong số 3: ứng với sự thay đổi nồng độ của glucozo-6-


photphat vì lượng ATP giảm mạnh dẫn tới quá trình photphorin

144
hóa glucozo thành glucozo-6-photphat bị giảm nhanh so với khi
tế bào còn hô hấp hiếu khí, thêm vào đó glucozo-6-photphat vẫn
chuyển thành fructozo - 1,6 –diphotphat
0,5

Câu 5: (2 điểm) ( Truyền tin + Phương án thực hành)

Epinephrine là một hoocmon được tiết ra từ tuyến thượng thận, có tác dụng kích thích
phân giải glycogen thành glucozơ-1-photphat bằng cách hoạt hóa enzim glycogen
photphorylaza có trong bào tương của tế bào.

1. Enzim glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn nào của quá trình truyền
tin bắt đầu từ epinephrine?

2. Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen và glycogen photphorylaza
đựng trong ống nghiệm thì glucozơ-1-photphat có được tạo thành không? Vì sao?

Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điểm


u

5 1 1. Enzim glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn thứ 3 0,5
của quá trình truyền tin bắt đầu từ epinephrine.

+ GĐ1: Epinephrine gắn với thụ thể trên màng tế bào.

+ GĐ2: Thông tin được truyền vào trong tế bào.

+ GĐ3: Giai đoạn đáp ứng. Enzim glycogen photphorylaza hoạt 0,5
động để phân giải glycogen thành glucozơ-1-photphat.

145
2. - Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen và 0,5
glycogen photphorylaza đựng trong ống nghiệm thì glucozơ-1-
photphat không dược tạo ra.

- Giải thích: Enzim glycogen photphorylaza chỉ được hoạt hóa sau
khi epinephrine gắn với thụ thể trên màng tế bào và gây ra quá trình
truyền tin vào trong tế bào. 0,5

Trong ống nghiệm không có tế bào nên epinephrine không hoạt


hóa được enzim glycogen photphorylaza .

146
Câu 6: (2 Điểm) Phân bào

1. Cho các kiểu chu kỳ tế bào A, B, C và D khác nhau (như hình vẽ). Hãy cho biết mỗi kiểu
chu kỳ tương ứng với một trong bốn loại tế bào nào dưới đây? Giải thích.
Loại 1: Tế bào biểu bì ở người.
Loại 2: Tế bào phôi loài nhím biển phát triển đến giai đoạn 64 tế bào.
Loại 3: Tế bào tuyến nước bọt của ruồi giấm Drosophila.
Loại 4: Hợp bào của mốc nhầy.

b.Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một chất
được đánh dấu bằng tritium chất đó là chất nào? Trình bày nguyên lý của phương pháp
này?

Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điểm


u

6 1 Nhận biết 0,5


- Chu kỳ D - Loại 1: Tế bào biểu bì ở người.
- Chu kỳ A - Loại 2: Tế bào phôi loài nhím biển phát triển đến
giai đoạn 64 tế bào.
- Chu kỳ C - Loại 3: Tế bào tuyến nước bọt của ruồi giấm
Drosophila.
- Chu kỳ B - Loại 4: Hợp bào của mốc nhầy.
Giải thích
A- Không có G1 và G2, chỉ có pha S, M và phân chia TBC -
điều này phù hợp với sự phân cắt của hợp tử khi đang di
chuyển trong ống dẫn trứng (tăng số lượng TB nhưng hầu như
không tăng về kích thước khối phôi để phôi di chuyển trong

147
ống dẫn trứng được dễ dàng)  ứng với TB phôi loài nhím
biển phát triển đến giai đoạn 64 tế bào
0,25
B- Không có phân chia TBC chỉ có nhân đôi và phân chia nhân
tạo ra tế bào có nhiều nhân ứng với kiểu phân chia của mốc
nhầy khi tạo hợp bào.
C- Không có pha M và phân chia TBC trong khi pha S vẫn
diễn ra bình thường do đó ADN được nhân đôi nhiều lần tạo
ra NST khổng lồ  ứng với TB tuyến nước bọt ruồi giấm.
D- Nguyên phân với các giai đoạn diễn ra bình thường G1- S
- G2 - M - Phân chia TBC  ứng với kiểu phân chia của TB
điển hình  TB biểu bì ở người. 0,25

0,25

0,25

2 Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào,
người ta sử dụng một chất được đánh dấu bằng tritium chất
đó là :

- Chất chứa tritium là timin


0,25
- Nguyên lý của phương pháp đó

+ Cơ sở: Ở pha G của gian kỳ, tế bào sinh trưởng mạnh ADN
được phiên mã A,U,G,X được sử dụng nhiều nhưng không dùng
đến T. Pha S là giai đoạn ADN tự nhân đôi cần A,T,G,X (không
có U) 0,25
+ Phương pháp đo: ở tế bào trong môi trường có đầy đủ chất
dinh dưỡng trong đó Timin được đánh dấu phóng xạ. Xác định
khoảng thời gian tế bào hấp thụ Timin do đó xác định được độ
dài Pha S

148
Câu 7 ( 2 điểm) ( Cấu trúc chuyển hóa vật chất và năng lượng cuả VSV)

Sau đây là kết quả nuôi cấy hai chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường
nuôi cấy khác nhau:

A B C

Chủng I - + -

Chủng II - - +

Chủng I + Chủng II + + +

A: môi trường tối thiểu (+): có mọc khuẩn lạc

B: A + biotin (-): không mọc khuẩn


lạc

C: A + lizin

a. Nhận xét về nhu cầu dinh dưỡng của chủng I và chủng II với biotin và lizin. Tên
gọi kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng với mỗi chất?

b. Vì sao khi nuôi cấy chung, chủng I và chủng II đều mọc khuẩn lạc trên môi
trường tối thiểu?

Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điể


u m

7 1 - Chủng I: không thể sống được nếu thiếu biotin  0,5


biotin là nhân tố sinh trưởng cho chủng I  chủng I :
đơn khuyết dưỡng biotin
-Chủng II: không thể sống được nếu thiếu lizin 
lizin là nhân tố sinh trưởng cho chủng II  Chủng II:
0,5
đơn khuyết dưỡng axit amin lizin

149
-Khi nuôi cấy chung trong môi trường tối thiếu cả 2 0,25
chủng đều phát triển bình thường vì:
-Biotin là sản phẩm chuyển hóa của trao đổi chất của
chủng II, chúng lại được sử dụng làm nhân tố sinh 0,25
trưởng cho chủng I phát triển
-Lizin là sản phẩm chuyển hóa trao đổi chất của chủng
I, chúng được sử dụng làm nhân tố sinh trưởng cho
chủng II phát triển
 Đồng sinh trưởng 0,25

0,25

Câu 8 (2,0 điểm) Sinh trưởng và sinh sản ở VSV

1. Khi E.Coli được nuôi trên môi trường chứa hỗn hợp
glucozơ và lactozơ, sự tăng trưởng của vi khuẩn được ghi
lại theo đồ thị bên. Căn cứ vào đồ thị, hãy cho biết:

- Nồng độ glucôzơ trong môi trường nuôi cấy cao nhất và


thấp nhất ở thời điểm nào? Giải thích.

- Vào thời điểm nào của quá trình nuôi cấy thì vi khuẩn
tiết ra enzym Galactosidaza. Giải thích.

2. Cho vi khuẩn phản nitrat hóa vào bình nuôi cấy đựng dung dịch KNO3 , glucôzơ và
các nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng, sau đó đậy kín bình lại. Sau một thời gian hãy
nhận xét về sự biến đổi của hàm lượng ôxi, N2 và CO2. Giải thích.

Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điểm


u

150
8 1 - Nồng độ glucose cao nhất ở thời điểm bắt đầu nuôi cấy (0phút) : khi 0,25
đó vi khuẩn chưa sử dụng glucose.

- Nồng độ glucose thấp nhất ở khoảng thời gian 100 phút : khi đó vi 0,25
khuẩn sử dụng hết glucose

- Theo đồ thị thì ở khoảng sau phút thứ 100, nguồn dinh dưỡng glucozo
0,5
đã cạn kiệt vi khuẩn sử dụng lactozo, lúc này enzym Glactosidaza được
tiết ra.

2 - Nhận xét: Hàm lượng O2 giảm, hàm lượng N2 và CO2 tăng. 0,25

- Ban đầu vi khuẩn hô hấp hiếu khí nên sử dụng hết ôxi có trong bình.

- Vi khuẩn chuyển sang hô hấp khị khí, sử dụng NO3- làm chất nhận 0,25
điện tử và giải phóng N2.

- Hô hấp hiếu khí và kị khí đều thải CO2. 0,25

0,25

Câu 9. ( 2 điểm ) ( Virut)

1. Mặc dù HIV và HBV (Vi rút viêm gan B) có vật chất di truyền là khác nhau,
nhưng sau khi xâm nhập vào tế bào người, chúng đều tổng hợp ADN để có thể cài
xen vào hệ gen của người. Hãy nêu những điểm giống nhau trong quá trình tổng hợp
ADN của chúng.

2. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và sống kí sinh trong một số loại tế bào
chủ nhất định, trong một số mô nhất định?

3. Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật
mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?

Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điể

151
u m

9 1 - Diễn ra trong tế bào chất. 0,5

0,25
- Sử dụng ARN của virut và enzim phiên mã ngược ADN
polymeraza phụ thuộc ARN của virut(reverse trancriptase )
0,25
để tổng hợp ADN mạch kép.

- Sử dụng các nuclêôtit, ATP, các enzim khác của tế bào chủ.

2 - Tính đặc hiệu: mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và kí sinh 0,25
trong một số loại tế bào chủ nhất định (thụ thể của virut phải
thích hợp với thụ thể của tế bào chủ).

- Tính hướng mô: một số virut chỉ có thể nhân lên trong tế
0,25
bào của một số mô nhất định.

Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào 0,5
3 tế bào thực vật bởi vì thành tế bào thực vật dày và không có
thụ thể.

Câu 10 (2,0 điểm ) (Bệnh truyền nhiễm + Miễn dịch)

1. Trình bày vai trò của các loại tế bào T độc, tế bào lympho B và T, tế bào T hỗ trợ
trong đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào ở người?

2. Trẻ em mới sinh thường được tiêm chủng ngay. Tuy nhiên, sau một thời gian phải đi
tiêm nhắc lại. Vì sao?

Hướng dẫn chấm

Câu Ý Nội dung Điểm

10 1 - Tế bào T độc tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào 0.5
bằng cách tiêu diệt các tế bào và tác nhân lạ lây nhiễm như vi khuẩn,
152
virus…cũng như có thể tiêu diệt một số tế bào ung thư của người.

- Tế bào T hỗ trợ sau khi nhận ra kháng nguyên từ tế bào trình diện
kháng nguyên sẽ:

+Tiết 1 số chất như cytokin, interleukin, interferon…kích hoạt T độc và 0.25


hệ thống miễn dịch

+ Tiếp xúc và kích hoạt tế bào B chuyển (biệt hóa) thành tương bào sản
xuất kháng thể và tế bào nhớ B, kích hoạt tế bào T chuyển (biệt hóa)
thành tế bào T độc mang thụ thể tế bào T và tế bào nhớ T( ngoài ra còn 0.25
có tế bào ức chế T)

-Tế bào lympho B tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể bằng cách sản
xuất các kháng thể đặc hiệu kháng nguyên.Tế bào Lympho T tham gia
đáp ứng miễn dịch tế bào nhờ có thụ thể tế bào T đặc hiệu kháng nguyên
liên kết trên màng tế bào.

2 Sau sinh một thời gian, lượng kháng thể mẹ truyền cho đã giảm và hệ
miễn dịch của con đã hoàn thiện hơn, cần tiêm chủng nhắc lại để tự 0.5
cơ thể trẻ tổng hợp nên kháng thể và tế bào nhớ.

0.5

Người ra đề: Ma Thị Thu Lệ - SĐT: 0989.953.351

Người phản biện đề: Bùi Thị Thu Thủy - SĐT: 0984.883.775

153
Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
Tỉnh Hải Dương

154
ĐỀ GIỚI THIỆU MÔN SINH HỌC 10
( Chọn HSG Duyên Hải Bắc Bộ)
Câu 1.( 2 điểm)
a) Phân biệt 3 cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzim có thể phục hồi và
cách nhận biết mỗi cơ chế dựa vào động học enzim.
b) Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu
trúc không gian đó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ
thuật di truyền, người ta tạo được 2 phân tử protein đơn phân có trình tự axit
amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử
protein này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau không? Tại sao?
Câu 2(2 điểm)
Protein kinase 2 phụ thuộc cyclin (Cdk2, cyclin-dependent protein kinase 2)
tham gia kiểm soát chu kỳ tế bào ở động vật có vú. Cdk2 có thể tạo phức hợp
với cyclin A và có thể được phosphoryl hóa bởi một protein kinase khác. Để xác
định vai trò của cyclin A và sự phosphoryl hóa đối với chức năng của Cdk2,
người ta tinh sạch dạng không phosphoryl hoá (Cdk2) và phosphoryl hoá (P-
Cdk2). Sau đó, trộn mỗi dạng với cyclin A theo các cách khác nhau và với 32P-
ATP rồi tiến hành thử nghiệm sự phosphoryl hóa trên cơ chất histone H1. Kết
quả được trình bày ở hình bên. Lượng phosphate phóng xạ gắn với histone H1
đo được ở làn điện di 1 và 3 lần lượt bằng 3% và 2% so với làn 5. Kết quả xác
định hằng số phân ly (Kd) của hai dạng Cdk2 và P-Cdk2 với ATP, ADP, cyclin
A và histone H1 được thể hiện ở bảng dưới đây.
Kd (μM)
Thành phần
ATP ADP Cyclin A Cơ chất histone H1

Cdk2 0,25 1,4 0,05 Không phát hiện

P-Cdk2 0,12 6,7 0,05 100

Cdk2 + Cyclin A ~ ~ ~ 1,0

P-Cdk2 + Cyclin A ~ ~ ~ 0,7

(~ : không có dữ liệu)

a) Từ kết quả thí nghiệm, Cdk2 cần những điều kiện gì để phosphoryl hoá hiệu
quả histone H1? Những điều kiện này có tác động như thế nào đối với hoạt
động phosphoryl hóa của Cdk2? Giải thích.

155
b) Nồng độ ATP và ADP trong tế bào bình thường trong khoảng từ 0,1 đến 1,0
mM. Giả thiết sự liên kết của cyclin A với Cdk2 hoặc P-Cdk2 không làm thay
đổi ái lực của mỗi dạng này đối với ATP và ADP. Sự thay đổi ái lực của hai
dạng (Cdk2 và P-Cdk2) đối với ATP và ADP trong thí nghiệm trên ảnh
hưởng thế nào đến hoạt động phosphoryl hóa histone H1 của Cdk2? Giải
thích.
Câu 3( 2 điểm)
Tảo đơn bào Chlorella được dùng để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai
hợp chất hữu cơ X và Y thuộc chu trình Canvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào
môi trường nuôi và đo tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp
một lượng CO2 (không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO2 bị tiêu
thụ hết, nguồn sáng bị tắt và 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi tảo
(thời điểm thể hiện bằng đường nét đứt ở Hình C8.1).
- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung
cấp một lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện
bằng nét đứt trên Hình C8.2), không bổ sung thêm bất kỳ nguồn CO2 nào.

Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2


Tín hiệu phóng xạ (dpm)

Tín hiệu phóng xạ (dpm)

CO2, sáng 14CO ,


2 tối 14CO ,
2 sáng Sáng

Y
X
Y X
0 0

Thời gian Thời gian

(dpm: số lần nhấp nháy của tín hiệu phóng xạ/phút)


Hình C8.1 Hình C8.2
a) Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích.
b) Nồng độ chất Y thay đổi như thế nào trước và sau khi tắt nguồn sáng trong
thí nghiệm 1?

156
c) Tại sao tín hiệu phóng xạ của chất X luôn lớn hơn Y trong điều kiện có cả
ánh sáng và 14CO2 ở thí nghiệm 2?
Câu 4(2 điểm)
Khả năng hấp thu saccarôzơ của một chủng vi khuẩn sống ở biển được xác
định bằng việc nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường có saccarôzơ (là
nguồn cacbon duy nhất) được đánh dấu phóng xạ l4C trong thời gian ngắn. Sau
đó, các tế bào được thu, rửa và đo sự có mặt cùa saccarozo đã được đánh dấu
phóng xạ 14C. Sự hấp thu saccarôzơ theo thời gian được đo ở các môi trường có
bổ sung Na+, K+; Lí+; Na+ và chất X (chất ức chế tạo građien H+). Kết quả
nghiên cứu khả năng hấp thu saccarôzơ của các tế bào vi khuẩn này được thể
hiện ở bảng dưới đây.

a) Vẽ đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ giữa khả năng hấp thu saccarozơ theo
của tế bào vi khuẩn ở các môi trường trên.
b) Hãy cho biết sự hấp thu saccarôzơ ở vi khuẩn trên đựơc thực hiện
the0 cơ chế nào? Giải thích?
c) Giải thích tác động của K , Li+ lên sự hấp thu saccarôzơ
Câu 5
Khi một enzim có mặt ở một loài vi khuẩn, thì con đường chuyên hoá mà
enzim đó tham gia thường tồn tại trong loài vi khuẩn này. Bảng 3.1 là tên
enzim và phản ứng mà enzim xúc tác được sử dụng làm chỉ thị cho sự xuất

157
hiện của các con đườmg chuyển hóa mà nó tham gia. Bảng 3.2 thể hiện sự
có mặt hay vắng mặt của một số enzim ở bốn loài vi khuẩn khác nhau 1,2,
3 và 4.
Bảng 3.1 Enzim và phản ứng xúc tác tương ứng

Bảng 3.2 Sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của mỗi loại enzim trong từng loài
vi khuẩn

Hãy cho biết:

a) Loài vi khuẩn nào KHÔNG thể thực hiện được hô hấp hiếu khí? Giải thích.

b) Các sản phẩm chính mỗi loài vi khuẩn tạo hóa glucozơ.

Câu 6(2 điểm)


a)các tế bào nhận biết nhau bằng dấu “chuẩn” có trên màng sinh chất. theo em
dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến
màng sinh chất như thế nào?

158
b)một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucozo liên kết với nhau
bằng liên kết glicozit thành mạch thẳng không phân nhánh . Tên hóa học của
loại polisaccarit này là gì và ở nấm chất hóa học nào thay thế vai trò của loại
polisaccazit này?
c) nhờ vào tín hiệu nào mà protein được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt gắn
được vào màng của lưới nội chất?
Câu 7(2điểm)
a)vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ sống và phát triển được trong điều kiện
không có ô xy phân tử. Nếu phân tích thành phần hóa học của tế bào thì dựa vào
yếu tố nào để xác định vi sinh vật là hiếu khí hay kị khí bắt buộc.
b)nội độc tố và ngoại độc tố được tạo ra từ những nhóm vi sinh vật nào? phân
biệt bản chất hóa học, khả năng gây độc, tính bền nhiệt của hai loại độc tố này.
c) hình thức sinh sản chủ yếu của nấm men là gì?
Câu 8(2điểm)
a) trình bày vai trò của các loại vi ống trong quá trình phân chia tế bào
b) thế nào là sự cố đầu mút và cách khắc phục sự cố đầu mút của các té bào sinh
dục.
Câu 9(2 điểm)
a)trình bày vai trò của tế bào T độc, tế bào T hỗ trợ và tế bào lympho B trong
đáp úng miễn dịch thể dịch và đáp ừng miễn dịch trung gian tế bào.
b)Nêu thành phần cấu tạo và cơ chế hoạt động của interpheron.
Câu 10(2 điểm) một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên
các đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào…
a) hãy cho biết chất đó là chất nào? Hãy cho biết các giai đoạn của quá trình
truyền tin theo chất này.
b) hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền tin
đó.
Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương
ĐÁP ÁN ĐỀ GIỚI THIỆU MÔN SINH HỌC 10
Chọn học sinh giỏi Duyên Hải Bắc Bộ)
c) Câu 1(2 điểm) Phân biệt 3 cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzim có
thể phục hồi và cách nhận biết mỗi cơ chế dựa vào động học enzim.
d) Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu
trúc không gian đó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ
thuật di truyền, người ta tạo được 2 phân tử protein đơn phân có trình tự axit

159
amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử
protein này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm:
a) Ba cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzim có thể phục hồi và cách nhận biết: `
- Ức chế cạnh tranh: Chất ức chế liên kết vào trung tâm hoạt động (TTHĐ) của
enzyme (cạnh tranh với cơ chất).(0,25)
Nhận biết : KM tăng (ái lực giảm) và Vmax không đổi. (0,25)
- Ức chế không cạnh tranh: Chất ức chế liên kết với phức hợp enzim-cơ chất
(không phải enzim tự do) ở vị trí khác TTHĐ, ảnh hưởng đến TTHĐ dẫn đến giảm
hoạt tính xúc tác của enzim. (0,25)
Nhận biết : KM không thay đổi và Vmax giảm.(0,25)
- Ức chế kiểu hỗn hợp: Chất ức chế đồng thời liên kết được vào cả TTHĐ và vào vị
trí khác (enzim tự do và phức hợp enzim-cơ chất).(0,25)
Nhận biết: đồng thời KM tăng (hoặc ái lực giảm) và Vmax giảm.(0,25)
b)Không. Vì: Liên kết peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C; hai chuỗi polipeptit
dù có trình tự giống nhau nhưng ngược chiều sẽ có các gốc R hướng về các phía khác
nhau và vì vậy sẽ có cấu trúc bậc 2, 3 và 4 hoàn toàn khác nhau, dẫn đến hoạt tính của
protein nhiều khả năng bị thay đổi hoặc mất.
Câu 2(2 điểm)
Protein kinase 2 phụ thuộc cyclin (Cdk2, cyclin-dependent protein kinase 2)
tham gia kiểm soát chu kỳ tế bào ở động vật có vú. Cdk2 có thể tạo phức hợp
với cyclin A và có thể được phosphoryl hóa bởi một protein kinase khác. Để xác
định vai trò của cyclin A và sự phosphoryl hóa đối với chức năng của Cdk2,
người ta tinh sạch dạng không phosphoryl hoá (Cdk2) và phosphoryl hoá (P-
Cdk2). Sau đó, trộn mỗi dạng với cyclin A theo các cách khác nhau và với 32P-
ATP rồi tiến hành thử nghiệm sự phosphoryl hóa trên cơ chất histone H1. Kết
quả được trình bày ở hình bên. Lượng phosphate phóng xạ gắn với histone H1
đo được ở làn điện di 1 và 3 lần lượt bằng 3% và 2% so với làn 5. Kết quả xác
định hằng số phân ly (Kd) của hai dạng Cdk2 và P-Cdk2 với ATP, ADP, cyclin
A và histone H1 được thể hiện ở bảng dưới đây.
Kd (μM)
Thành phần
ATP ADP Cyclin A Cơ chất histone H1

Cdk2 0,25 1,4 0,05 Không phát hiện

P-Cdk2 0,12 6,7 0,05 100

160
Cdk2 + Cyclin A ~ ~ ~ 1,0

P-Cdk2 + Cyclin A ~ ~ ~ 0,7

(~ : không có dữ liệu)

a) Từ kết quả thí nghiệm, Cdk2 cần những điều kiện gì để phosphoryl hoá hiệu
quả histone H1? Những điều kiện này có tác động như thế nào đối với hoạt
động phosphoryl hóa của Cdk2? Giải thích.
b) Nồng độ ATP và ADP trong tế bào bình thường trong khoảng từ 0,1 đến 1,0
mM. Giả thiết sự liên kết của cyclin A với Cdk2 hoặc P-Cdk2 không làm thay
đổi ái lực của mỗi dạng này đối với ATP và ADP. Sự thay đổi ái lực của hai
dạng (Cdk2 và P-Cdk2) đối với ATP và ADP trong thí nghiệm trên ảnh
hưởng thế nào đến hoạt động phosphoryl hóa histone H1 của Cdk2? Giải
thích.
Hướng dẫn chấm:
a) Cyclin A (sự liên kết với cyclin A) và sự phosphoryl hoá Cdk2 là những điều kiện
cần thiết cho Cdk2 phosphoryl hoá hiệu quả histone H1. (0,25)
Theo hình đã cho, khi thiếu cyclin A (làn 1) hay sự phosphoryl hoá Cdk2 (làn 3)
lượng histone H1 được phosphoryl hoá đều rất thấp. Một mình Cdk2 (làn 2) hay
cyclin A (làn 4) không gây ra sự phosphoryl hóa histone H1. (0,25 điểm)
Sự phosphoryl hoá Cdk2 có tác dụng tăng cường hoạt tính protein kinase của nó để
phosphoryl hoá histone H1, cyclin A tăng cường sự liên kết của Cdk2 với histone H1.
(0,25 điểm)
Theo hình đã cho, P-Cdk2 tăng cường hoạt tính phosphoryl hóa histone H1 (làn 5) so
với Cdk2 (làn 3). (0,25)
Theo bảng, cyclin A liên kết chặt với cả hai dạng của Cdk2 (K d = 0,05). Khi thiếu
cyclin A, P-Cdk2 liên kết yếu với histone H1 (K d = 100). Khi có cyclin A, nó tăng ái
lực của P-Cdk2 với histone H1 lên rất nhiều (Kd = 0,7, tăng hơn 100 lần). (0,25
điểm)
b) Sự thay đổi ái lực của hai dạng (Cdk2 và P-Cdk2) với ATP và ADP không ảnh
hưởng đến chức năng của Cdk2.
(0,25 điểm)
Vì nồng độ ATP và ADP trong tế bào cao hơn rất nhiều so với hằng số phân ly đo
được nên vị trí gắn với ATP gần như bão hoà bất kể trạng thái phosphoryl hoá của
Cdk2. ADP có ái lực với Cdk2 và P-Cdk2 thấp hơn rõ rệt (từ 5 đến 50 lần) so với ATP
nên không ảnh hưởng đến sự liên kết của Cdk2 và P-Cdk2 với ATP.(0,5)
Câu 3( 2 điểm)
Tảo đơn bào Chlorella được dùng để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai
hợp chất hữu cơ X và Y thuộc chu trình Canvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào
môi trường nuôi và đo tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau:
161
- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp
một lượng CO2 (không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO2 bị tiêu
thụ hết, nguồn sáng bị tắt và 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi tảo
(thời điểm thể hiện bằng đường nét đứt ở Hình C8.1).
- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung
cấp một lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện
bằng nét đứt trên Hình C8.2), không bổ sung thêm bất kỳ nguồn CO2 nào.

Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2


Tín hiệu phóng xạ (dpm)

Tín hiệu phóng xạ (dpm)


CO2, sáng 14CO ,
2 tối 14CO ,
2 sáng Sáng

Y
X
Y X
0 0

Thời gian Thời gian

(dpm: số lần nhấp nháy của tín hiệu phóng xạ/phút)


Hình C8.1 Hình C8.2
a) Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích.
b) Nồng độ chất Y thay đổi như thế nào trước và sau khi tắt nguồn sáng trong
thí nghiệm 1?
c) Tại sao tín hiệu phóng xạ của chất X luôn lớn hơn Y trong điều kiện có cả
ánh sáng và 14CO2 ở thí nghiệm 2?
Hướng dẫn chấm:
a) Chất X là axit phosphoglyceric (APG hoặc 3- phosphoglycerate)(0,25)
Chất Y là ribulose 1,5-bisphosphate (RuPB hoặc ribulose 1,5-diphosphate)
(0,25 điểm)
- Giải thích:
+ Ở thí nghiệm 1: Khi 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi sẽ xảy ra phản ứng
cacboxy hóa ribulose 1,5-bisphosphate (RuBP) và tạo thành axit phosphoglyceric
(APG chứa 14C). Mặt khác, do không có ánh sáng nên pha sáng không xảy ra,
không có sự cung cấp ATP và NADPH dẫn đến APG không bị chuyển hóa thành

162
các chất khác trong chu trình Canvin dẫn đến chất này sẽ bị tích lũy làm tăng tín
hiệu phóng xạ, tương ứng với chất X trong trên hình 1. Vậy, X là axit
phosphoglyceric. (0,5 điểm)
+ Ở thí nghiệm 2: Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết, phản ứng chuyển hóa RuBP thành APG bị
dừng lại, gây tích lũy RuBP (chứa 14C). Mặt khác, trong điều kiện có ánh sáng, pha
sáng cung cấp ATP và NADPH cho các phản ứng chuyển hóa APG (chứa 14C) theo
chu trình Canvin và tái tạo RuBP. Từ hai điều này cho thấy RuBP đánh dấu phóng
xạ tăng lên, tương ứng với chất Y trên hình 2. Vậy, Y là ribulose 1,5-bisphosphate.
(0,5 điểm)
b) Nồng độ của chất Y (RuBP) không đánh dấu phóng xạ giảm khi sau tắt ánh sáng.
Còn chất Y không đánh dấu phóng xạ không được sinh ra nên không có sự thay
đổi.
(0,25 điểm)
c) Trong điều kiện có ánh sáng và 14CO2, tảo sẽ thực hiện cả pha sáng và pha tối của
quang hợp làm tăng lượng APG và RuBP có đánh dấu phóng xạ. Chỉ có 5/6 AlPG
sinh ra từ APG sẽ được dùng để tái tạo RuBP. Do đó, tín hiệu của APG luôn lớn hơn
RuBP trong điều kiện này. (0,25)
câu 4(2 điểm)
Khả năng hấp thu saccarôzơ của một chủng vi khuẩn sống ở biển được xác
định bằng việc nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường có saccarôzơ (là
nguồn cacbon duy nhất) được đánh dấu phóng xạ l4C trong thời gian ngắn. Sau
đó, các tế bào được thu, rửa và đo sự có mặt cùa saccarozo đã được đánh dấu
phóng xạ 14C. Sự hấp thu saccarôzơ theo thời gian được đo ở các môi trường có
bổ sung Na+, K+; Lí+; Na+ và chất X (chất ức chế tạo građien H+). Kết quả
nghiên cứu khả năng hấp thu saccarôzơ của các tế bào vi khuẩn này được thể
hiện ở bảng dưới đây.

163
a) Vẽ đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ giữa khả năng hấp thu saccarozơ theo
của tế bào vi khuẩn ở các môi trường trên.
b) Hãy cho biết sự hấp thu saccarôzơ ở vi khuẩn trên đựơc thực hiện
the0 cơ chế nào? Giải thích?
c) Giải thích tác động của K , Li+ lên sự hấp thu saccarôzơ
hướng dẫn chấm
a) 0,5)
Vẽ và chú thích đầy đủ các trục tung, hoành và tọa độ.

Thời gian (phút)

b)- Sự hấp thụ saccarôzơ được thực hiện theo cơ chế đồng vận chuyển
(Na/ saccarôzơ).(0,25)
- Sự hấp thụ saccarôzơ là tích cực tiêu tốn năng lượng (ATP).(0,25)
- Sự hấp thụ đạt hiệu quả cao khi có mặt Na+ và bị ức chế khi có mặt của
X một chất ức chế tạo gradient prorton, ức chế tạo ATP.(0,25)
c) Sự có mặt của Li+ và K+ sự hấp thu saccarôzơ không tăng cao như sự
có mặt cùa Na .(0,25)
- Giải thích là các ion này được vận chuyển chậm qua hệ thống đồng vận
chuyển Na*/saccarôzơ dẫn đến saccarôzơ được hấp thu chậm.(0,5)

Câu 5(2.0)
Khi một enzim có mặt ở một loài vi khuẩn, thì con đường chuyên hoá mà
enzim đó tham gia thường tồn tại trong loài vi khuẩn này. Bảng 3.1 là tên
enzim và phản ứng mà enzim xúc tác được sử dụng làm chỉ thị cho sự xuất

164
hiện của các con đườmg chuyển hóa mà nó tham gia. Bảng 3.2 thể hiện sự
có mặt hay vắng mặt của một số enzim ở bốn loài vi khuẩn khác nhau 1,2,
3 và 4.
Bảng 3.1 Enzim và phản ứng xúc tác tương ứng

Bảng 3.2 Sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của mỗi loại enzim trong từng loài
vi khuẩn

Hãy cho biết:

a) Loài vi khuẩn nào KHÔNG thể thực hiện được hô hấp hiếu khí? Giải
thích.

b) Các sản phẩm chính mỗi loài vi khuẩn tạo hóa glucozơ.

Hướng dẫn chấm

165
a) – các VK không thể thực hiện được hô hấp hiếu khí gồm: loài 1, loài 2, loài 3
(0,25)

- giải thích

do loài 1 và loài 2 thiếu xitocrom oxidaza là enzim chính trong thành phần
của quá trình hô hấp hiếu khí ( chuỗi truyền điện tử)(0,5)

do loài 3 thiếu enzim xitrat sinthetaza của chu trình Crep (0,25)

b. – loài 1: tạo rượu ethanol, CO2, ATP 0,25)

- Loài 2 tạo axit lactic, ATP. (0,25)

- Loài 3 tạo axit lactic, ATP.(0,25)

- Loài 4 khi có mặt oxi tạo CO2 và H2O, còn khi không có mặt oxi tạo thành
ethanol CO2 vả ATP (0,25)

Câu 6(2.0)
Hướng dẫn chấm
a) -Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein (0,25)
- protein được tổng hợp ở riboxom mạng lưới nội chất hạt và đưa vào xoang
của mạng lưới. protein được đóng gói trong túi tiết và đưa từ mạng lưới nội chất
hạt sang bộ máy golgi (0,25)
- tại bộ máy golgi protein được gắn thêm hợp chất saccarit tạo glycoprotein.
Glycoprotein được đóng gói trong túi tiết và đưa tới màng sinh chất. (0,25)
b)
- xenlunozo (0,25)
- kitin (0,25)
- trong kitin gluco liên kết với N- axetylglucozamin (0,25)
c) dấu hiệu giúp protein gắn vào thụ thể của màng lưới nội chất hạt là đoạn
peptit tín hiệu ở đầu của phân tử protein. (0,5)
Câu 7(2.0 điểm)
hướng dẫn chấm
a)(0,5)
-vì vi khuẩn kị khí bắt buộc thiếu enzim catalaza, superoxit dismutaza nên
không phân giải được H2O2 là chất độc với chúng. (0,25)
166
- dựa vào hàm lượng của enzim catalaza, superoxit dismutaza. (0,25)
b)
Ngoại độc tố Nội độc tố
-chủ yếu do khuản gram dương - chủ yếu do vi khuẩn gram âm
0,25
-các protein hòa tan - tổ hợp các loại lipit, saccarit,
polipeptit hòa tan
0,25
-độc tính mạnh - độc tính yếu
0,25
-không bền với nhiệt - bền với nhiệt
0,25
c) hình thức sinh sản chủ yếu của nấm men là nảy chồi
0,5
Câu 8(2.0)
a) vai trò của các loại vi ống
-vi ống thể động dóng vai trò dẫn đường cho NST, phối hợp với thể động đế
di chuyển NST về hai cực của tế bào ở kì sau của phân bào. (0,5)
- vi ống không thể động đóng vai trò đẩy tế bào kéo dài về hai phía, tạo điều
kiện cho phân tách tế bào mẹ thành hai tế bào con. ( 0,5)
b) sự cố dầu mút
- sự cố đầu mút là hiện tượng xảy ra trong quá trình tái bản AND mạch kép
không vòng. Sau tái bản, đoạn mối ở đàu tận c ùng của AND bị loại bỏ
nhưng không được bổ sung bằng đoạn AND thay thế . theo các thế hệ nhân
đôi thì đàu mút các phân tử AND ngắn dần. (0,5)
- khắc phục ở tế bào sinh dục: tái bản bổ sung đoạn AND bị mất nhờ hoạt
tính của enzim telomeraza. (0,5)
Câu 9( 2.0 điểm)
a. vai trò của T độc, T hỗ trợ, tế bào lympho B
- tế bào Tđộc tham gia miễm dịch qua trung gian tế bào bằng cách tiêu diệt
tế bào và tác nhân lây nhiễm như vi rút, vi khuẩn….cũng như tiêu diệt tế bào
ung thư ở người. (0.25)
- tế bào T hỗ trợ sau khi nhận ra kháng nguyên từ tế bào trình diện kháng
nguyên sẽ:

167
+ tiết một số chất như cytokin, interleukin, interpheron… kích hoạt tế bào T
độc và hệ thống miễn dịch.(0,25)
+ tiếp xúc và kích hoạt tế bào B chuyển thành tương bào và sản sinh kháng
thể và tế bào B nhớ. kích hoạt tế bào T chuyển thành tế bào T độc và tế bào
Tnhớ. .(0,25)
- tế bào B tham gia đáp ứng miễn dịch thể dịch bằng cách sản xuất kháng
thể đặc hiệu kháng nguyên. Tế bào T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào
nhowqf có thụ thể đặc hiệu kháng nguyên liên kết trên màng tế bà.(0,25)
b) thành phần cấu tạo và cơ chế hoạt động của interferon
- interferon lbanr chất là glicoprotein gồm 2 thành phần là protein và
hydratcacbon (0,25)
- cơ chế hoạt động: interferon chỉ có tác dụng chống vi rút ở bên trong tế
bào. Khi vi rút xâm nhập vào trong tế bào gen mã hóa cho IFN hoạt động và
IFN được tổng hợp và được đưa ra ngoài tế bào.(0,25)
- IFN sau khi dduocj đưa ra ngoài tế bào, IFN liên kết với thụ thể của các
tế bào lân cận truyền tín hiệu vào nhân cảm ứng tổng hợp enzim ngăn cản
tổng hợp protein của vỉut(0,5)
Câu 10(2.0 điểm)
a) chất truyền tin thứ 2 là Ca++ với các giai đoạn sau
+ phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể G- protein làm G-protein hoạt hóa.G-
protein hoạt hóa lien kết với enzim photpholipazaC. (0,25)
+ photpholipazaC hoạt hóa cắt PIP2 thành DAG và IP3. (0,25)
+ IP3 liên kết với thụ thể kênh Ca++ trên màng của mạng lưới nội chất trơn
làm kênh Ca++ mở. ion Ca++ khuyeechs tán từ mạng lưới nội chất trơn vào
bào tương của tế bào chất. sự tăng nồng độ ion Ca++ trong bào tương hoạt
hóa các protein phụ thuộc Ca dẫn đến các đáp ứng khác nhau trong các tế
bào ở các mô khác nhau.(0,5)
b) thiết kế thí nghiệm
- tách hai mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí.(0,25)
- Bổ sung vào 2 mẫu thí nghiệm phân tử tín hiệu gây dáp ứng co cơ.0,25)
- Bổ sung vào một mẫu chất ức chế enzim phopholipaza C. (0,25)
- Kết quả: mô không có chất ức chế enzim co cơ còn mô có chất ức chế
enzim không co. (0,25)

168
169

You might also like