You are on page 1of 8

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG - LẦN 1

TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG NĂM HỌC 2022 – 2023


Môn: Sinh - Lớp 10 - Chương trình chuẩn
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Mã đề thi
Họ và tên:………………………………….Số báo danh:……….............……..…… 268

Câu 1.
Đồ thị dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng với nồng độ cơ chất. Đường nét đứt biểu thị tốc
độ chuyển hóa cơ chất A thành sản phẩm tăng khi nồng độ cơ chất tăng. Đường nét liền biểu thị quan hệ
giữa nồng độ cơ chất A với tốc độ phản ứng khi nồng độ cơ chất tăng nhưng có mặt của chất B ở nồng độ cố
định.

Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Chất B là chất ức chế cạnh tranh.
(2) Nếu lượng cơ chất A được giữ không đổi còn nồng độ chất B tăng dần thì tốc độ phản ứng giảm dần.
(3) Nếu lượng cơ chất A tăng, nồng độ chất B giữ không đổi thì tốc độ phản ứng tăng dần.
(4) Chất B là enzyme.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 2. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây?
A. Dễ di chuyển nên phát tán nhanh, đồng thời ít tiêu hao năng lượng nên sinh trưởng sinh sản nhanh
B. Tỷ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất mạnh nên sinh trưởng, sinh sản nhanh
C. Tỷ lệ S/V nhỏ, giúp tế bào trao đổi chất dễ dàng nên phân bố rất rộng
D. Sử dụng ít năng lượng nên khả năng sinh trưởng rất nhanh chóng
Câu 3. Những bào quan nào sau đây của tế bào nhân thực được xếp vào hệ thống nội màng?
(1) Lysosome (2) Không bào (3) Màng nhân (4) Ti thể (5) Ribosome

(6) Lưới nội chất (7) Lục lạp (8) Bộ máy golgi (9) Màng tế bào (10) Peroxysome

A. (7), (2), (3), (6), (8), (4). B. (9), (2), (3), (6), (8), (1).
C. (7), (2), (3), (6), (8), (9). D. (5), (2), (3), (6), (7), (10).
Câu 4.
Hình dưới là sơ đồ siêu cấu trúc của tế bào nhân thực.

Trang 1/8 - Mã đề 268


Nhận định nào sau đây không chính xác
A. Cấu trúc E trong hình có khả năng tổng hợp một số protein mà các protein này không được các gen trong
nhân mã hóa?
B. Nếu bạn nhận được ảnh hiển vi điện tử chụp tế bào tuyến tụy. Cấu trúc F trong hình trên sẽ có nhiều ở tế
bào này.
C. Khi các tế bào sinh trưởng, diện tích bề mặt của mỗi tế bào sẽ gia tăng. Cấu trúc F trong hình trên là vị trí
để tổng hợp lipid cho màng sinh chất?
D. Erythropoietin (EPO) là một loại hoocmon kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. EPO là một protein tiết
được glyco hóa nhiều. Cấu trúc A trong hình trên là vị trí để hoàn thiện quá trình glyco hóa của EPO?
Câu 5. Khi nói về các các phân tử sinh học, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Cấu trúc bậc hai của protein có sự tham gia của các liên kết hydrogen giữa các nguyên tử trong chuỗi
polypeptide.
B. Sáp là một loại polysaccharide có chức năng hạn chế sự thoát hơi nước của cây.
C. Cấu trúc của phân tử phospholipid có 3 acid béo gắn với glycerol, nhóm hydroxyl thứ 3 của glycerol gắn
kết với nhóm phosphate tích điện âm.
D. Phân tử cellulose, gồm nhiều đơn phân cùng loại là glucose liên kết với nhau bằng liên kết β -1,4
glycoside.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(1) Ngành y học phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp
tế bào gốc,…
(2) Ngành thủy sản giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển; bảo
đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
(3) Ngành công nghệ thực phẩm áp dụng các kĩ thuật hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản
phẩm (gạo, trái cây, thủy sản,…).
(4) Ngành dược học sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng và chữa trị nhiều
bệnh ở người.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 7. Để nghiên cứu hình thức vận chuyển ion A và ion B qua màng tế bào, người ta đã thay đổi nồng độ các
chất này ở bên ngoài và đo tốc độ vận chuyển các chất đó vào trong các tế bào của cùng một mô. Kết quả thí
nghiệm thu được như sau:
Nồng độ bên ngoài tế bào (mmol/l) 10 20 30 40 50 60 70
Tốc độ vận chuyển Ion A 2,5 5 7,5 10 12 12,5 12,5
(µmol/phút) Ion B 10 10 10 10 10 10 10
Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Ion A được vận chuyển theo hình thức khuếch tán qua kênh protein.
(2) Sự vận chuyển ion B đã đạt mức bão hòa hoặc ion B được vận chuyển theo hình thức chủ động.
(3) Nếu tế bào bị hỏng bộ máy Golgi thì quá trình vận chuyển ion A và ion B qua màng sẽ bị ảnh hưởng.
(4) Sự vận chuyển ion B cần tiêu tốn năng lượng ATP.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
+
Câu 8. Cho các chất sau: Estrogen, insulin, K , O2. Chất nào khuếch tán qua lớp phospholipid kép?
A. Insulin, K+. B. Estrogen, Insulin. C. Estrogen, K+. D. Estrogen, O2.
Câu 9. Cho các bước trong qui trình làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân thực như sau:
(1) Dùng kim mũi mác tạo vết cắt hình vuông nhỏ ở mặt trong của vảy hành/lá thài lài tía. Sử dụng kim mũi
mác tách nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bì).
(2) Đặt lớp tế bào vừa tách được lên lam kính vào chỗ giọt nước cất đã nhỏ sẵn.
(3) Nhỏ 1 giọt xanh methylene và đậy lamen lên lam kính, để yên trong 2 - 3 phút.
(4) Tách một vảy hành hoặc lá thài lài tía.

Trang 2/8 - Mã đề 268


(5) Thấm khô tiêu bản và đặt lên bàn kính hiển vi, sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào giữa thị trường kính
hiển vi rồi quay vật kính 10x để quan sát vùng có mẫu vật. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất (1 lớp tế
bào) để quan sát các tế bào biểu bì, sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát rõ hơn.
Thứ tự các bước trong quy trình làm thí nghiệm trên là:
A. 2 → 1 → 3→ 4 → 5. B. 5 → 2 → 3→ 4 → 1. C. 4 → 1 → 2→ 3 → 5. D. 4 → 3 → 2→ 2 → 5.
Câu 10. Cho các hợp chất sau: α - glucose, β - glucose, amino acid, fructose, ribose, glycerol, acid béo,
nitrogenous base, deoxyribose.
Từ các hợp chất trên có thể tổng hợp được các phân tử, cấu trúc nào sau đây?
A. Tinh bột, cellulose, mỡ, sucrose, chuỗi polipeptit.
B. Tinh bột, cellulose, mỡ, sucrose, DNA.
C. Tinh bột, cellulose, mỡ, sucrose, RNA.
D. Tinh bột, cellulose, mỡ, sucrose, phospholipid.
Câu 11. Các lực liên kết khác nhau rất cần thiết để duy trì cấu trúc bậc 3 của protein. Hình dưới đây cho thấy
một số kiểu liên kết hóa học điển hình trong cấu trúc bậc 3 của phân tử protein.

Tên của các liên kết ở các vị trí (1), (2), (3), (4) và (5) lần lượt là:
A. (1): Liên kết cộng hóa trị; (2): Liên kết van der Waals; (3): Liên kết hydrogen; (4): Cầu disulphide; (5):
Liên kết ion.
B. (1): Liên kết van der Waals; (2): Liên kết cộng hóa trị; (3): Liên kết hydrogen; (4): Cầu disulphide; (5):
Liên kết ion.
C. (1): Liên kết cộng hóa trị; (2): Liên kết van der Waals; (3): Liên kết ion; (4): Cầu disulphide; (5): Liên
kết hydrogen.
D. (1): Liên kết cộng hóa trị; (2): Liên kết ion; (3): Liên kết hydrogen; (4): Cầu disulphide; (5): Liên kết van
der Waals.
Câu 12. Khi nói về cấu trúc của màng tế bào, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Màng của tế bào nhân thực gồm các thành phần chính là phospholipid, protein và cholesterol.
B. Tính động của màng phụ thuộc vào tỉ lệ phospholipid/ cholesterol.
C. Diện tích màng tế bào sẽ thay đổi trong chu kì tế bào.
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến mức độ ổn định của màng tế bào.
Câu 13. Ba phân tử DNA dưới đây cùng có mặt trong một dung dịch. Nếu gây biến tính bằng cách từ từ tăng
nhiệt độ của dung dịch. Thứ tự các phân tử bị biến tính (từ nhanh nhất đến chậm nhất) đúng là?

A. 1→3→2 B. 3→1→2 C. 2→3→1 D. 1→2→3


Câu 14. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao là
A. Tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái.
B. Phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → sinh quyển.
C. Tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → sinh quyển

Trang 3/8 - Mã đề 268


D. Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ
sinh thái.
Câu 15. Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về len men, hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí?
(1) Chất nhận điện tử cuối cùng trong quá trình lên men là một chất hữu cơ.
(2) Lên men tạo ra ít năng lượng ATP hơn so với hô hấp kị khí.
(3) Chất nhận điện tử cuối cùng trong hô hấp kị khí là phân tử oxygen.
(4) Đều trải qua giai đoạn đường phân, chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron.
A. (2), (4). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (3), (4).
Câu 16. Cho bảng sau
Các ngành nghề (Cột A) Thành tựu (Cột B)
1. Y – dược học a. Sử dụng vết máu để lại trên hiện trường để truy tìm ra chủ nhân thông
qua giải trình tự DNA.
2. Pháp y b. Sản xuất ra các loại thuốc hướng đích tác động đến các loại protein
riêng để điều trị ung thư.
3. Nông – lâm – ngư nghiệp c. Ứng dụng vi khuẩn Shewanella oneidensis làm sạch nước nhiễm thủy
ngân.
4. Công nghệ thực phẩm d. Ứng dụng quá trình lên men sản xuất sữa chua.
5. Môi trường e. Nhân bản vô tính tạo cừu Đôly.
Nội dung tương ứng của cột A phù hợp với cột B là:
A. 1b; 2a; 3e; 4d; 5c. B. 1a; 2c; 3d; 4b; 5e.
C. 1e; 2b; 3d; 4c; 5a D. 1a; 2b; 3e; 4c; 5d.
Câu 17. Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
(1) Protein (2) Tinh bột (3) Cholesterol (4) Phospholipid
(5) Lactose (6) RNA (7) DNA (8) Nucleotide
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 18. Giả sử phân lập được các thực bào từ một mẫu máu và nuôi cấy những tế bào này trong một ống
nghiệm. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng với các tế bào E. coli. Nếu
ức chế bơm proton trên màng lysosome bởi một chất ức chế đặc hiệu, điều nào sau đây xảy ra?
A. Sự nuốt vi khuẩn E. coli của các thực bào bị ức chế.
B. Nếu các lysosome - thực bào hình thành, các enzyme tiêu hóa của chúng bị bất hoạt.
C. Các thực bào có thể tiết các mảnh vỡ của tế bào bị tiêu hóa ra ngoài tế bào.
D. Các thực bào không nhận ra E. coli thông qua thụ thể.
Câu 19. Cho tinh bột, glycogen, glucose và protein vào 4 lọ nhưng không dán nhãn. Với các dụng cụ đầy đủ,
chỉ dùng 2 loại hóa chất nào sau đây có thể phân biệt 4 chất trên.
A. KI và benedict. B. Quỳ tím và bioret.
C. Benedict và bioret. D. KI và benzen.
Câu 20. Khi nói về vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống có bao nhiêu phát biểu sau
đây là đúng?
(1) Phổ biến kiến thức sinh học cơ bản liên quan đến bảo vệ sự đa dạng sinh vật, khai thác tài nguyên thiên
nhiên hợp lí,… cho người dân.
(2) Cung cấp các cơ sở khoa học cho chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với phát
triển bền vững.
(3) Xây dựng các bộ luật về bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên.
(4) Xây dựng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 21. Tại sao cùng một loại tín hiệu lại có thể gây ra các đáp ứng khác nhau ở các loại tế bào khác nhau?
A. Cùng một loại tín hiệu nhưng độ nhạy cảm với thụ thể ở các tế bào khác nhau là khác nhau.
B. Do tín hiệu làm thay đổi con đường truyền tín hiệu ở các tế bào khác nhau là khác nhau.
C. Do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào khác nhau là khác
nhau.

Trang 4/8 - Mã đề 268


D. Các phân tử truyền tin trong con đường truyền tín hiệu ở các tế bào khác nhau sẽ biến đổi cấu hình khác
nhau khi nhận 1 loại tín hiệu.
Câu 22. Xét bốn ti thể A, B, C, D có cùng thể tích. Ti thể A thuộc tế bào da, ti thể B thuộc tế bào cơ tim, ti thể
C thuộc tế bào xương, ti thể D thuộc tế bào bạch cầu. Ti thể nào có diện tích bề mặt của màng trong lớn nhất?
A. Ti thể D B. Ti thể A. C. Ti thể B D. Ti thể C
Câu 23. Trong số các phân tử sinh học sau, loại nào có chức năng đa dạng nhất?
A. Carbonhydrate. B. Lipid. C. DNA. D. Protein.
Câu 24. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là:
A. Adenosine, đường deoxyribozơ, 2 nhóm phosphate.
B. Adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate.
C. Adenin, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate.
D. Adenosine, đường ribose, 2 nhóm phosphate.
Câu 25. Bào quan nào trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước nhanh
chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng?
A. Màng sinh chất. B. Lục lạp. C. Thành tế bào. D. Không bào.
Câu 26. Khi nói về quang hợp trong tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Bản chất pha sáng của quang hợp là chuyển năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng
lượng trong ATP và NADPH.
(2) Phân tử oxygen được giải phóng từ pha tối có nguồn gốc từ phân tử nước.
(3) Quang hợp giúp điều hòa hàm lượng O2 và CO2 trong khí quyển.
(4) Phương trình tổng quát của pha sáng là 12H2O + 18NADP+ + 12ADP + 12Pi  18NADPH + 12ATP +
6O2.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 27. Bản chất sự truyền tín hiệu bên trong tế bào là gì?
A. Là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong tế bào với môi trường
B. Là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào
C. Là sự chuyển đổi thông tin di truyền giữa tế bào và tế bào
D. Là sự chuyển đổi tín hiệu giữa tế bào với môi trường nội bào
Câu 28. Điểm giống nhau giữa quang hợp với hoá tổng hợp là
A. đều sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ.
B. đều sử dụng nguồn năng lượng của ánh sáng.
C. đều sử dụng nguồn năng lượng từ các phản ứng hoá học.
D. đều sử dụng nguồn carbon là CO2.
Câu 29. Ở tế bào nhân thực có các bào quan sau:
1. Lysosome 2. Không bào 3. Lục lạp 4. Ti thể 5. Ribosome
Những bào quan nào có cấu tạo màng đơn?
A. 1, 5. B. 1, 2. C. 2, 5. D. 3, 4.
Câu 30. Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm của hạt ta nên sử dụng phương pháp nghiên cứu
nào?
A. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
B. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
C. Phương pháp giải phẫu.
D. Phương pháp quan sát.
Câu 31. Khi nói về hô hấp hiếu khí có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng ?
(1) H2O là chất khử.
(2) Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng oxy hóa khử.
(3) Đường phân diễn ra trong ti thể của tế bào nhân thực.
(4) Một phân tử pyruvate đi vào chu trình krebs giải phóng thành 2 phân tử CO2, 3NADH, 1 FADH2 và 1
ATP.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Trang 5/8 - Mã đề 268


Câu 32. Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng
sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng
thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng, tiếp nữa là tầng cây thân leo,
cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng
nhiệt đới". Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?
A. Hệ thống mở. B. Hệ thống tự điều chỉnh.
C. Thế giới sống liên tục tiến hóa. D. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
Câu 33. Khi nói về các cấp độ tổ chức của thế giới sống, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Thế giới sống liên tục tiến hóa dựa trên cơ sở là di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên.
B. Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức của vật chất có đầy đủ chức năng của sự sống.
C. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
D. Đặc tính nổi trội được hình thành do các bộ phận cấu thành của một cấp bậc tương tác với nhau.
Câu 34. Khi phân tích thành phần % nucleotide của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta
thu được bảng số liệu sau:
Loài A G T C U
I 21 29 21 29 0
II 29 21 29 21 0
III 21 21 29 29 0
IV 21 29 0 29 21
V 21 29 0 21 29
Cho các nhận định sau về vật chất di truyền ở các loài sinh vật:
(1) Loài I và loài II có vật chất di truyền là DNA cấu trúc 2 mạch.
(2) Loài III có vật chất di truyền là DNA cấu trúc 1 mạch.
(3) Loài IV có vật chất di truyền là RNA cấu trúc 2 mạch.
(4) Loài V có vật chất di truyền là RNA cấu trúc 1 mạch.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35. Khi nói về lipid có bao nhiêu phát biểu sau là đúng ?
(1) Ở hươu bắc cực, màng tế bào gần móng chứa nhiều axit béo no và cholesterol hơn so với màng tế bào
phía trên.
(2) Trong mỡ chứa nhiều acid béo no, trong dầu chứa nhiều acid béo không no.
(3) Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thế hấp thụ được các vitamin A,B, C, K.
(4) Các phân tử dầu, mỡ và sáp chứa các nguyên tố hóa học là: C, H, N, O.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 36. Khi nói về các nguyên tố hóa học và nước, có bao nhiêu nhận định sau đây là sai?
(1) Carbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống.
(2) Nguyên tố vi lượng là nguyên tố cơ thể cần 1 lượng nhỏ nhưng rất quan trọng vì chúng cấu tạo nên các
hợp chất xây dựng nên tế bào.
(3) Mỗi phân tử nước có một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen.
(4) Nhờ tính phân cực nên nước có khả năng hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
+
Câu 37. Trong các loại phân tử tín hiệu như ơstrogen, testosteron, insulin, K . Loại phân tử tín hiệu nào phù
hợp với thụ thể nằm bên trong tế bào chất ?
A. Ostrogen, K+. B. Testosteron, insulin.
+
C. Testosteron, K . D. Ostrogen, testosteron.
Câu 38. Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng khi nói “Tại sao động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới
dạng glycogen mà không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose?”
(1) Glycogen dễ huy động khi cần cung cấp năng lượng.
(2) Glycogen dễ phân giải tạo năng lượng.
(3) Glucose không thể dự trữ trong cơ thể động vật.
(4) Glycogen là hợp chất chứa các nguyên tố đa lượng chính.
Trang 6/8 - Mã đề 268
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 39. Một đoạn phân tử DNA có 3000 nucleotide. Tỉ lệ 2 loại nucleotide của DNA là T/C = ¼. Mạch 2 của
DNA có C – G = 20%, T – A =10%. Tỉ lệ % số nucleotide loại C của mạch 2 là bao nhiêu?
A. 40%. B. 60%. C. 10%. D. 50%.
Câu 40. “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì
một trong các nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu nên có thể vỡ mạch máu.
B. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzyme trong cơ thể.
C. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu cho người bệnh.
D. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzyme dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức.
Câu 41. Giả sử có 1 phản ứng được xúc tác bởi 1 loại enzyme. Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên trong trường
hợp nào sau đây?
A. Thay đổi độ pH của môi trường. B. Giảm nồng độ cơ chất.
C. Giảm nhiệt độ của môi trường. D. Tăng nồng độ enzyme.
Câu 42. Phát triển bền vững là:
A. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận với nhu cầu của các thế hệ tương lai.
B. sự phát triển chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến khả
năng thoả mãn nhu câu của thế hệ hiện tại.
C. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
D. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
Câu 43. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các ……………. và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu trên.
A. thực vật sống. B. động vật sống. C. con người. D. cơ thể sống.
Câu 44. Nội dung nào sau đây không thuộc học thuyết tế bào?
A. Tất cả các tế bào đều có hình thái giống nhau.
B. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cơ bản cấu tạo nên sinh vật.
C. Tất cả các tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước đó
D. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 45. Vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương. Người ta tiến hành thí nghiệm sau:
Cho vi khuẩn Bacillus subtilis vào 2 ống nghiệm A và B đều có lyzozyme. Ống nghiệm A chứa nước cất, ống
nghiệm B chứa dung dịch đường sucrose đẳng trương. Khi nói về thí nghiệm này, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dịch trong ống nghiệm A trở nên trong suốt rất nhanh.
B. Dịch trong ống nghiệm B độ đục hầu như không thay đổi
C. Tế bào trong ống nghiệm B có dạng hình cầu.
D. Lyzozyme trực tiếp phá bỏ màng sinh chất của tế bào vi khuẩn.
Câu 46. Một phân tử Glucose bị oxy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Kreps, nhưng hai quá trình
này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ glucose nằm ở
A. trong FAD+. B. trong NADH và FADH2.
C. trong O2. D. trong phân tử NAD+.
Câu 47. Bào quan chỉ có ở tế bào động vật là
A. bộ máy Golgi. B. ti thể. C. lysosome. D. ribosome.
Câu 48. Cho các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học như sau:
(1) Quan sát và đặt câu hỏi.
(2) Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
(3) Phân tích kết quả.
(4) Xây dựng giả thuyết.
(5) Rút ra kết luận.
Thứ tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là
A. 2-5-1-3-4. B. 2-1-3-4-5. C. 1-2-3-4-5. D. 1-4-2-3-5.
Câu 49. Khi nói về tế bào nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
Trang 7/8 - Mã đề 268
(1) Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh và đã xuất hiện 1 số bào quan có màng bao bọc.
(2) Roi được cấu tạo tử bó sợi polysaccharide, là cơ quan vận động của tế bào.
(3) Vi khuẩn Gram âm khi nhuộm Gram có màu đỏ.
(4) Thiếu plasmid, tế bào nhân sơ vẫn có thể sinh trưởng bình thường.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 50. Khi nói về cấu trúc tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
(1) Tất cả các tế bào vi khuẩn đều có màng, tế bào chất và nhân.
(2) Tất cả các tế bào của cơ thể người đều có nhân tế bào.
(3) Ở tế bào động vật, DNA chỉ được phân bố trong nhân tế bào.
(4) Ở tế bào nhân thực, tất cả các bào quan đều có màng bao bọc.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
-------- HẾT--------

Trang 8/8 - Mã đề 268

You might also like