You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HP ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN MÔN THI : SINH HỌC – LỚP 10


(Đề có 4 trang) Thời gian bàm bài : 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên....................................................SBD ........................STT............. Mã đề thi: 806
Phần trắc nghiệm: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi:
Câu 81. Khi nói về chu kì tế bào, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Tế bào thuộc các mô khác nhau có thời gian chu kì tế bào khác nhau.
(2) Sự khác nhau về thời gian của chu kì tế bào chủ yếu phụ thuộc vào thời gian của pha G2.
(3) Sự nhân đôi ADN, nhiễm sắc thể, nhân đôi trung tử diễn ra vào pha S.
(4) Pha G1 ra sự tổng hợp prôtêin histon, prôtêin của thoi phân bào(tubulin...).
(5) Pha G2 diễn ra sự phân ly của NST về hai cực tế bào.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 82. Trong quá trình nguyên phân, hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất ở kỳ giữa vì chúng
A. đã tự nhân đôi. B. tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
C. xoắn và co ngắn cực đại. D. chưa phân ly về các cực tế bào.
Câu 83. Hình bên mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ lên
hoạt tính của enzim. Có bao nhiêu nhận định sau đây
đúng?
(1) Trong khoảng nhiệt độ từ 100C đến 370C thì nhiệt
độ tăng thì hoạt tính của enzim tăng.
(2) Hoạt tính của enzim cao nhất ở nhiệt độ
tối ưu, tại đó tốc độ phản ứng xảy ra nhanh
nhất.
(3) Khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tối ưu (> 370C),
hoạt tính của enzim giảm dần rồi bị mất hẳn.
(4) Mỗi loại enzim có một nhiệt độ tối ưu
khác nhau.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 84. Khi nói về ti thể và lục lạp của tế bào nhân thực:
(1) Lục lạp đảm nhận chức năng quang hợp, còn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp.
(2) Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi, còn màng trong của lục lạp thì trơn, không gấp nếp.
(3) Ti thể không có hệ sắc tố, còn lục lạp có hệ sắc tố.
(4) Ti thể có ở tế bào động vật và thực vật, còn lục lạp có ở tế bào thực vật.
(5) Ti thể có chứa ADN còn lục lạp không chứa ADN.
Số đặc điểm đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 85. Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là
A. được cấu tạo từ nhiều đơn phân là các nuclêôtit. B. có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit.
C. đại phân tử, có cấu trúc đa phân. D. có cấu trúc một mạch.
Câu 86. Giả sử có 3 loại nuclêôtit A, T, G. Trong điều kiện nhân tạo người ta đã tổng hợp được một đoạn phân
tử ADN xoắn kép. Đoạn ADN này có bao nhiêu loại nuclêôtit?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 87. Cho các thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực:
(1) Ti thể. (2) bộ máy gôngi. (3) Màng sinh chất. (4) Lục lạp.
(5) Màng nhân. (6) Lưới nội chất hạt. (7) Lưới nội chất trơn.
Cấu trúc nào KHÔNG phải là thành phần của hệ thống màng nội bào?
A. (1), (4). B. (1), (2), (4). C. (6), (7). D. (2), (6), (7).
Câu 88. Loại đơn phân nào KHÔNG phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin
Câu 89. Trong số các bào quan sau:
1. Ti thể. 2. Ribôxôm. 3. Không bào. 4. Lục lạp.
Số bào quan có màng kép là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 90. Vinblastine là một thuốc hóa trị liệu tiêu chuẩn để chữa ung thư. Do nó can thiệp vào sự tập hợp vi ống,
hiệu quả của nó phải liên quan tới
A. ức chế tổng hợp prôtêin. B. ức chế tổng hợp ADN.
C. ức chế hình thành rãnh phân cắt trên màng tế bào. D. ngăn cản hình thành thoi phân bào.
Sinh, Mã đề: 806, 5/9/2019. Trang 1 / 4
Câu 91. Sử dụng các axitamin được đánh dấu phóng xạ làm nguyên liệu cho các tế bào tuyến tụy tổng hợp
prôtêin, nhờ đó có thể xác định được vị trí của prôtêin mới được tổng hợp. Enzim(prôtêin) do các tế bào tuyến
tụy tiết ra có thể đi theo con đường nào?
A. Lưới nội chất hạt→ lizôxôm→túi tiết liên kết với màng sinh chất.
B. Bộ máy gôngi → lưới nội chất hạt → lizôxôm.
C. Nhân→ lưới nội chất hạt→ bộ máy gôngi.
D. Lưới nội chất hạt→ bộ máy gôngi→ túi tiết liên kết với màng sinh chất.
Câu 92. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu AaBbDdXY(mỗi chữ cái ứng
với một nhiễm sắc thể đơn). Trong trường hợp giảm phân bình thường, kí hiệu bộ nhiễm sắc thể trong giao tử
nào sau đây KHÔNG chính xác?
A. aBDY. B. abdX. C. AbDX. D. ABdXY.
Câu 93. Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các axit amin trong phân tử prôtêin là
A. liên kết peptit. B. liên kết este. C. liên kết hidrô. D. liên kết hoá trị .
Câu 94. Các crômatit trong nhiễm sắc thể kép không tách ra ở tâm động và mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp
tương đồng phân li ngẫu nhiên về một cực của tế bào. Hoạt động nói trên của nhiễm sắc thể xảy ra ở
A. kì sau giảm phân II. B. kì cuối của giảm phân I.
C. kì sau của nguyên phân. D. kì sau của giảm phân I.
Câu 95. Kì trung gian gồm những pha theo trình tự
A. S→ G1→ G2. B. G1→ G2→ S. C. G1→ S→ G2. D. G2→ G1→ S.
Câu 96. Quá trình quang hợp có hai pha là pha sáng và pha tối. Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào sau đây của
pha sáng?
A. O2, ATP. B. O2, NADPH, ATP.    C. NADPH, ATP.      D. NADPH, O2.
Câu 97. Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây A) xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm duy
nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 3 đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế
bào M) của cây A, người ta phát hiện trong tế bào M các nhiễm sắc thể đơn chia thành hai nhóm đều nhau mỗi
nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Trong
số các nhận định sau nhận định nào chính xác?
(1) Bộ NST của cây A là 2n = 12.
(2) Tế bào M đang đang ở kì sau của nguyên phân.
(3) Tế bào M đang đang ở kì sau của giảm phân 2.
(4) Kết thúc phân bào, tế bào M tạo ra tế bào con có bộ NST n = 6.
(5) Kết thúc phân bào, tế bào M tạo ra tế bào con có bộ NST 2n = 14.
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (5). D. (2), (3), (4).
Câu 98. Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbXDY giảm phân bình thường tạo giao tử, theo lí thuyết, số loại
giao tử tối đa là
A. 4. B. 2. C. 6. D. 8.
Câu 99. Cho các chất sau: (1) Ca2+,(2) CO2, (3) glucose, (4) ARN, (5) H2O.
Hãy sắp xếp các chất đó theo thứ tự giảm dần khả năng khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép của màng sinh chất.
A. (5)→ (2)→ (4)→ (1)→ (3). B. (2)→ (5)→ (3)→ (1)→ (4).
C. (1)→ (5)→ (3)→ (2)→ (4). D. (5)→ (2)→ (3)→ (1)→ (4).
Câu 100. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về
rất nhiều đặc tính. Nguyên nhân là
A. kiểu xoắn α hay β của chuỗi polypeptit trong cấu trúc bậc 2 của các prôtêin này.
B. số lượng và cách liên kết của chuỗi pôlypeptit trong cấu trúc bậc 4 của các prôtêin này.
C. trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1của các prôtêin này khác nhau.
D. kiểu xoắn α hay β của chuỗi pôlypeptit tiếp tục xoắn trong cấu trúc bậc 3 của các prôtêin này.
Câu 101. Một số thông tin về ARN:
(1) ARN được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit.
(2) Trong cấu trúc có liên kết bổ sung A với U và G với X.
(3) Tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin.
(4) Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm để dịch mã.
Những đặc điểm đúng với cấu tạo và chức năng của tARN?
A. (1), (3). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 102. Đôi cấu trúc, chức năng nào không ghép được với nhau?
A. Lizôxôm; sự tiêu hóa nội bào. B. Gôngi; vận chuyển prôtêin.
C. Ribôxôm; sự tổng hợp prôtêin. D. Vi ống; sự co cơ.
Sinh, Mã đề: 806, 5/9/2019. Trang 2 / 4
Câu 103. Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm:
A. Không có màng bao bọc, chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.
B. Có ribôxôm, một số vi khuẩn còn có thêm các phân tử plasmit.
C. Có prôtêin và hai lớp phôtpholipit.
D. Có màng nhân, chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.
Câu 104. Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu
A. hóa tự dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. quang dị dưỡng. D. hóa dị dưỡng.
Câu 105. Gà có 2n=78. Số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào ở kì giữa của giảm phân 1 là
A. 140 nhiễm sắc thể đơn. B. 78 nhiễm sắc thể kép. C. 78 nhiễm sắc thể đơn. D. 39 nhiễm sắc thể kép.
Câu 106. Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể KHÔNG xuất hiện trạng thái kép ở các kì:
A. Kì sau và kì cuối. B. Kì giữa và kì cuối. C. Kì đầu và kì sau. D. Kì đầu và kì giữa.
Câu 107. Prôtêin là loại hợp chất hữu cơ có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì prôtêin:
(1) Có cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân.
(2) Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi pôlipeptit.
(3) Cấu trúc không gian nhiều bậc.
(4) Giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
Phương án đúng:
A. (1), (3), (4). B. (2), (3) (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).
Câu 108. Nhiệt độ biến tính (Tm) là nhiệt độ cần đạt để 2 mạch của phân tử ADN tách nhau ra. Dưới đây là
nhiệt độ biến tính của ADN ở một số loài sinh vật khác nhau nhưng có tổng số nuclêotit bằng nhau. Hãy sắp xếp
các loài sinh vật có tỉ lệ các loại nuclêotit A + T/ G + X theo mức độ tăng dần.

Loài sinh vật A B C D E

Tm 360C 780C 560C 830C 440C

A. E → C → B → D → A. B. D → B → A → E→ C.
C. A → E→ C → B→ D. D. D → B→ C → E→ A.
Câu 109. Hoạt động nào KHÔNG tiêu tốn năng lượng ATP?
A. Sinh công cơ học. B. Tổng hợp các chất. C. Vận chuyển thụ động. D. Vận chuyển chủ động.
Câu 110. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng
bội đang phân bào. Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái
A, a, B, b, kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát
biểu nào sau đây đúng?

A. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của giảm phân II.
B. Khi kết thúc quá trình phân bào thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội.
C. Hai tế bào đều đang ở kì giữa của nguyên phân.
D. Bộ nhiễm sắc thể ban đầu của tế bào 1 là 2n = 8, của tế bào 2 là 2n= 4.
Câu 111. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong vì:
A. Không cân đối giữa chất dinh dưỡng và chất độc hại.
B. Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.
C. Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
D. Vi sinh vật tiết lượng chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Câu 112. Người ta sử dụng một chuỗi polinuclêotit có T + X \ A + G = 2/3 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một
chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các loại
nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 40%, T + X = 60%. B. A + G = 25%, T + X = 75%.
C. A + G = 75%, T + X = 25%. D. A + G = 60%, T + X = 40%.
Câu 113. Tế bào nào là thích hợp nhất để nghiên cứu lizôxôm?
A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào cơ. C. Tế bào thần kinh. D. Tế bào bạch cầu.
Câu 114. Cho các đại phân tử sau: (1)ADN. (2)ARN. (3) Prôtêin. (4)Tinh bột. (5) Xenlulôzơ. (6)Lipit.

Sinh, Mã đề: 806, 5/9/2019. Trang 3 / 4


Những đại phân tử vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù:
A. (1), (2), (3.), (4), (5). B. (1), (2), (3.), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (3.). D. (1), (2), (3.), (4).
Câu 115. Cấu trúc nào là chung cho tế bào động vật và thực vật?
A. Trung tử. B. Ty thể. C. Thành tế bào. D. Không bào trụng tâm.
Câu 116. Trong đường tiêu hóa của người, môi trường nuôi cấy vi khuẩn thuộc loại môi trường
A. nuôi cấy không liên tục. B. môi trường bán tổng hợp.
C. nuôi cấy liên tục. D. tự nhiên.
Câu 117. Các chất ức chế thường tác động đến enzim bằng những cách nào sau đây?
(1) Làm biến đổi trung tâm hoạt động của enzim.
(2) Gắn vào trung tâm hoạt động của enzim.
(3) Gắn với cơ chất làm mất cơ chất của enzim.
(4) Làm thay đổi độ pH của môi trường.
A. (2) (3) (4). B. (1) (2) (4). C. (1) (2) (3). D. (1) (3) (4).
Câu 118. ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì:
(1) ATP là một hợp chất cao năng.
(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho
các chất đó để tạo thành ADP.
(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào.
(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.
Những giải thích đúng trong các giải thích trên là
A. (3), (4).     B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (2), (3).    D. (2), (3), (4).    
Câu 119. Các cặp trình tự nuclêôtit nào dưới đây có thể tạo thành một đoạn AND xoắn kép?
A. 5’- ATGXT- 3’và 5’- TAXGA- 3’. B. 5’- ATGXA- 3’và 5’- AGXAT- 3’.
C. 5’- ATGXT- 3’và 5’- AGXAT- 3’. D. 5’- ATGXT- 3’và 5’- AXGAT- 3’.
Câu 120. Một nhóm tế bào ruồi giấm có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể là AaBbDdXX (XX là cặp nhiễm sắc thể giới
tính) giảm phân bình thường người ta đếm được 64 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào, kết
thúc quá trình giảm phân thì số giao tử được tạo ra là:
A. 8. B. 64. C. 16. D. 32.
------------------------------------------ Hết -------------------------------------------

Sinh, Mã đề: 806, 5/9/2019. Trang 4 / 4

You might also like