You are on page 1of 12

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT

CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 04 trang)
Ngày thi: 20/4/2019

Câu 1 (2,0 điểm):


1. Trong các phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 3 hoặc cấu trúc bậc 4, nhóm R của các amino
axit có thể tham gia hình thành nên các loại liên kết nào?
2. Một phân tử prôtêin hoạt động chức năng ở lưới nội chất hạt (ER) nhưng cần được sửa
đổi ở bộ máy gôngi trước khi nó có thể thực hiện được chức năng. Nêu tóm tắt đường đi của
prôtêin này trong tế bào từ khi nó được tổng hợp.
Câu 2 (2,0 điểm):
1. Khi thiết kế các loại thuốc đi qua màng tế bào, các nhà khoa học thường gắn vào thuốc
nhóm methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi thiết kế
thuốc cần hoạt động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm tích điện để giảm
khả năng thuốc đi qua màng vào trong tế bào. Giải thích?
2. Thành tế bào thực vật có vai trò quan trọng trong sự tăng kích thước tế bào cùng với sự
hỗ trợ của một bào quan có trong tế bào, bào quan đó là gì? Nêu cấu trúc và chức năng của
bào quan này.
Câu 3 (2,0 điểm):
1. Tảo đơn bào Chlorella được sử dụng để nghiên cứu sự có mặt của cacbon đồng vị phóng
xạ (14C) có trong 2 hợp chất hữu cơ X và Y thuộc chu trình Canvin bằng cách bổ sung 14CO2
vào môi trường nuôi cấy Chlorella và đo tín hiệu phóng xạ trong 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Chlorella được nuôi cấy trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một
lượng CO2 (không chứa 14C) nhất định. Ngay khi CO 2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị tắt và
14
CO2 được bổ sung vào môi trường của Chlorella (thời điểm thể hiện bằng đường nét đứt ở
hình A).
- Thí nghiệm 2: Chlorella được nuôi cấy trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung
cấp một lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt ở
hình B) không bổ sung thêm bất kì nguồn CO2 nào.

1
Hình A Hình B
Cho biết tên của chất X và chất Y trong thí nghiệm này. Giải thích?
2. Trong phản ứng pôlyme hóa các đại phân tử sinh học, có 2 cơ chế cơ bản như hình sau:

- Dạng I (Type I): Gốc hoạt hóa (X) được giải phóng từ chuỗi đang kéo dài.
- Dạng II (Type II): Gốc hoạt hóa (X) được giải phóng từ một đơn phân tham gia kéo dài
chuỗi.
a. Dựa vào hình trên, hãy cho biết, trong tế bào ADN và ARN được tổng hợp theo dạng
nào? Giải thích.
b. Giải thích tại sao chuỗi pôlinuclêôtit luôn được tổng hợp theo chiều 5’→3’?
Câu 4 (2,0 điểm):
1. Giả sử một chủng nấm men có thể sinh trưởng trong môi trường với nguồn cacbon là
oleat (acid béo có mạch cacbon dài) nhờ khả năng phân giải oleat theo con đường β ôxi hóa.
Chúng cũng có thể sinh trưởng trên nguồn cacbon là glycerol. Khi bị đột biến, nấm men này
không thể sinh trưởng trên môi trường với nguồn cacbon là oleat. Thể đột biến này có
khiếm khuyết ở bào quan nào? Giải thích.
2. Một số chất hóa học có thể ức chế chuỗi
chuyền êlectron và ATP synthase trong hô
hấp tế bào. Dưới đây là tác động của một số
chất đó:
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O 2,
bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của
ATP synthase.
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ prôton hai bên màng trong ti thể.
2
Cho biết, ở biểu đồ hình bên, X và Y có thể là những chất nào? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Nhiều phân tử tín hiệu ở động vật, gồm cả các chất dẫn truyền thần kinh, các yếu tố sinh
trưởng, hoocmôn, gây đáp ứng ở các tế bào đích thông qua các con đường truyền tín hiệu
làm tăng nồng độ Ca2+ trong tế bào chất. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của
các phân tử như inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol (DAG). Hãy cho biết:
a. Tại sao trong điều kiện bình thường, lượng Ca 2+ ở trong tế bào chất thường thấp hơn
nhiều lần so với dịch ngoại bào và xoang lưới nội chất?
b. Các giai đoạn truyền tin qua màng với Ca2+ đóng vai trò là chất truyền tin thứ 2.
2. Nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường khác nhau, cho kết quả sau:
Môi trường
Chủng vi khuẩn A B C
Chủng I - + -
Chủng II - - +
Chủng I + Chủng II + + +

A: Môi trường tối thiểu (+): Có mọc khuẩn lạc


B: A + biotin (-): Không mọc khuẩn lạc
C: A + lizin
Cho biết nhu cầu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn này đối với biotin và lizin. Kiểu dinh
dưỡng của mỗi chủng là gì?
Câu 6 (2,0 điểm):
1. Các đồ thị sau đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN nhiễm sắc thể ở các pha khác nhau
của chu kì tế bào ở thực vật lưỡng bội.

Nếu xử lí tế bào này bằng cônxisin để ức chế sự hình thành thoi phân bào thì đồ thị nào trên
đây bị thay đổi? Giải thích.
2. Nêu cơ chế phân tử giúp điều chỉnh chu kì tế bào ở điểm kiểm soát G2.

Câu 7 (2,0 điểm):


3
1. Trong các nốt sần của cây họ Đậu, để cố đinh N2, vi khuẩn Rhizobium phải cần điều kiện
kị khí và cần được cung cấp ATP. Tuy nhiên, cả tế bào rễ cây họ Đậu và Rhizobium đều
hiếu khí. Để giải quyết mâu thuẫn này, cây họ Đậu và vi khuẩn Rhizobium đã có những đặc
điểm thích nghi nào?
2. Một người phụ nữ có con bị viêm phổi do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae.
Người mẹ này đã tự mua kháng sinh penicillin cho con mình uống. Sau một thời gian, đứa
trẻ vẫn không khỏi bệnh. Người này cho rằng vi khuẩn gây bệnh cho con mình đã nhờn
thuốc. Nhận định của người phụ nữ này đúng hay sai? Giải thích.
Câu 8 (2,0 điểm):
1. Gây đột biến một chủng nấm men kiểu dại, người ta thu được các thể đột biến suy giảm
hô hấp do thiếu xitocrom oxidaza là một enzim của chuỗi chuyền êlectron.
Trong công nghiệp sản xuất rượu, nếu sử dụng các thể đột biến này sẽ có điểm gì ưu thế hơn
so với chủng kiểu dại? Giải thích.
2. Khi cấy chuyển vi khuẩn Aerobacter aerogenes từ môi
trường nước thịt sang môi trường cơ bản có chứa muối
amôn và muối nitrat. Trong môi trường mới, quần thể vi
khuẩn sinh trưởng theo đồ thị hình bên.
a. Nêu tên của hiện tượng sinh trưởng này.
b. Nguồn dinh dưỡng nitơ của vi khuẩn Aerobacter
aerogenes ở mỗi giai đoạn trên đồ thị là gì? Giải thích.

Câu 9 (2,0 điểm):


1. Tại sao bệnh do vi rút gây ra thường nguy hiểm?
2. Nêu những điểm khác nhau của quá trình phiên mã và quá trình sao chép trong tế bào chủ
ở virut có hệ gen ARN (+) sợi đơn và virut có hệ gen ADN sợi kép về: nơi phiên mã và
enzim phiên mã, nơi sao chép và enzim sao chép.
Câu 10 (2,0 điểm):
1. Phân biệt đáp ứng viêm và đáp ứng dị ứng về: sự giải phóng histamine, sản sinh kháng
thể IgE, tính đặc hiệu và sự trình diện kháng nguyên.
2. Trình bày vai trò của tế bào T độc, tế bào T hỗ trợ và tế bào lympho B trong đáp ứng
miễn dịch thể dịch và đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào.

……………. Hết ……………….

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh: ...............................

4
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LẦN THỨ XII, NĂM 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM


ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(HDC gồm 06 trang)
Ngày thi: 20/4/2019

CÂU NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐIỂM

Câu 1 1.

(2,0 điểm) - Nhóm R của amino axit tham gia vào hình thành nên các liên kết trong các bậc cấu
trúc bậc 3 và bậc 4 của phân tử prôtêin.

- Các loại liên kết:

+ Liên kết kị nước: Được hình thành giữa các nhóm R kị nước (không phân cực)
0,25
thường quay vào trong lõi prôtêin để tránh tiếp xúc với nước.

+ Liên kết Vande Van: Khi các nhóm R không phân cực của các axit amin nằm sát
nhau thì liên kết Vande Van liên kết chúng lại với nhau.

+ Liên kết hiđrô: Được hình thành giữa các nhóm R phân cực. 0,25
+ Liên kết ion: Hình thành giữa các nhóm R tích điện âm và dương 0,25
+ Liên kết disunphit (-S-S) được hình thành giữa các axit amin Xistein 0,25
(HS nêu được 4/5 ý cho điểm tối đa)

2.

- mARN được tổng hợp trong nhân tế bào, rồi sau đó đi qua lỗ màng nhân để thực
hiện dịch mã ở riboxom trên lưới nội chất hạt
0,25
- Quá trình tổng hợp protein ở xoang lưới nội chất hạt và được biến đổi ở đó

- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, chuyển sang bộ máy Golgi nhờ
túi tiết ( túi vận chuyển ). 0,25

- Tại đây, protein tiếp tục được được biến đổi sau khi hoàn thiện, chúng lại nhờ 1 túi
vận chuyển khác mang nó trở lại ER, nơi nó thực hiện chức năng.

5
0,25

0,25

Câu 2 1.

(2,0 điểm) - Màng tế bào là màng phôtpholipit: đầu ưa nước hướng ra ngoài, đầu kị nước quay
vào trong và hướng vào nhau  chất kị nước đi qua màng dễ dàng, chất ưa nước
0,5
khó đi trực tiếp qua màng.

- Thuốc bị gắn thêm nhóm –CH 3 là nhóm chức kị nước nên thuốc sẽ có tính chất kị
nước  dễ dàng qua lớp phôtpholipit kép vào trong tế bào.
0,25
- Thuốc bị gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính ưa nước nên khó đi qua màng tế bào
 hoạt động bên ngoài tế bào.

0,25
2.

- Đó là không bào.

- Cấu tạo: Là bao quan có màng đơn bao bọc, bên trong chứa thành phần các chất
khác nhau tùy từng loại tế bào như: sắc tố, các chất hòa tan, chất dự trữ.... 0,25

- Chức năng: rất đa dạng:

+ Tế bào lông hút: Không bào chứa chất tan tạo Ptt giúp rễ hút nước 0,25

+ Tế bào cánh hoa: Chứa sắc tố → hấp dẫn côn trùng

+ Tế bào đỉnh sinh trưởng : tích nhiều nước -> tế bào dài ra nên sinh trưởng nhanh

+Tế bào của một số loại cây mà động vật không dám ăn: Chứa chất độc, chất phế
thải nhằm bào vệ thực vật.
0,5

Câu 3 1.

6
(2,0 điểm) - Chất X là Axit phosphoglyceric (APG), Chất Y là RIDP 0,5

- Giải thích:

+ Ở thí nghiệm 1: Khi 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi cấy sẽ xảy ra phản
ứng cacboxyl hóa RiDP và tạo thành APG (APG chứa 14C). Khi không có ánh sáng nên
pha sáng không xảy ra, không có sự cung cấp ATP và NADPH dẫn đến APG không bị
chuyển hóa thành các chất khác trong chu trình Calvin  chất này tích lũy làm tăng
tín hiệu phóng xạ, tương ứng với chất X trên hình A  X là APG. 0,5

2.

a.

- ADN và ARN được tổng hợp theo dạng II.

- Vì trong nhân đôi ADN hoặc tổng hợp ARN, Từ vị trí 3’OH của đường của đơn phân
cuối, các nucleotide hoặc ribonucleotide ở dạng triphosphat (dNTP hoặc NTP) sẽ loại
2 gốc phosphat (gốc hoạt hóa X) để liên kết với 3’OH đó tạo thành liên kết
phosphodieste. 0,25

b.

Chuỗi polynucleotide luôn có chiều từ 5’->3’ vì: 0,25

- Liên kết phosphodieste chỉ được hình thành bằng cách liên kết gốc P tại C5’ của
nucleoti phía sau với 3’OH của nucleotit kế trước.

- Quá trình hình thành chuỗi polynucleotide xảy ra theo cách II ở trên nên nucleotit
tự do hoạt hóa của môi trường không thể liên kết với chuỗi polinucleotide tại 5’P mà
bắt buộc phải tại C3’OH của chuỗi.

0,25

0,25

Câu 4 1.

(2,0 điểm) - Nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là chúng không thể sử dụng oleat
làm nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra
đột biến khiếm khuyết ở ty thể và peroxisome. 0,5

- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được β-oxy hóa tại peroxisome,
tạo thành acetyl-CoA.
7
- Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể để đi vào chu trình Krebs cung cấp năng 0,25
lượng cho tế bào.

2.
0,25
- Sau khi bổ sung chất X, sự tổng hợp ATP và tiêu thụ O 2 bị dừng lại, chứng tỏ X có
thể là Cyanide hoặc Oligomycin:

- Cyanide là chất cạnh tranh với oxi, nên gây ảnh hưởng âm tính đến chuỗi truyền
điện tử, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến ATP synthase. Oligomycin ức chế ATP
synthase, qua đó khiến chuỗi truyền điện tử bị dừng lại. 0,25
- Sau khi bổ sung chất Y, sự tiêu thụ O 2 tiếp tục diễn ra bình thường, chứng tỏ proton
được vận chuyển qua màng trong ti thể. Tuy nhiên, sự tổng hợp ATP vẫn không phục
hồi, chứng tỏ gradient proton giảm dần theo thời gian. Vì thế, Y là 2,4 – DNP.
0,25
- Nếu chất X là Cyanide thì sau khi bổ sung Y, sự tiêu thụ O 2 vẫn không hồi phục vì
cạnh tranh vẫn xảy ra. Chứng tỏ, X chỉ có thể là Oligomycin.

0,25

0,25

Câu 5 1.

(2,0 điểm) - Các ion Ca2+ được vận chuyển tích cực từ tế bào chất vào phần xoang của lưới nội
chất trơn và ra dịch ngoại bào; trong một số điều kiện, các bơm trên màng ti thể
chuyển Ca2+ vào trong ti thể. 0,25

- Khi tế bào đích (ví dụ tế bào cơ trơn) bị kích thích bởi xung thần kinh

+ Khi tín hiệu tác động đến thụ thể bắt cặp G-protein, G-protein bị phosphoryl hóa
và hoạt hóa phospholipase C 0,25

+ Enzyme phospholipase C cắt một loại phôtpholipit trên màng sinh chất có tên là
PIP2 thành DAG và IP3 (chất truyền tin thứ 2).
0,25
+ IP3 gắn vào kênh Ca2+ trên màng ER và hoạt hóa kênh, Ca 2+ sẽ chuyển từ xoang ER
vào tế bào chất dẫn đến những biến đổi trong tế bào gây đáp ứng co cơ.

2.
0,25
a. Chủng I: không thể sống được nếu thiếu biotin  biotin là nhân tố sinh trưởng
cho chủng I

b. Chủng I : đơn khuyết dưỡng biotin

c. Chủng II: không thể sống được nếu thiếu lizin  lizin là nhân tố sinh trưởng cho 0,25

8
chủng II 0,25

d. Chủng II: đơn khuyết dưỡng axit amin lizin. 0,25

0,25

Câu 6 1.

(2,0 điểm) a. Nếu bị xử lí consisin làm mất khả năng hình thành thoi phân bào, khi đó, NST 0,5
không phân li trong nguyên phân, các pha khác bình thường.

b. Do đó, đồ thị hình 1 bị thay đổi, đường cong chuyển sang dạng nằm ngang ở mức
4C. Khi đó không có hình 1 mà chỉ còn lại 3 hình với thứ tự là hình 2, hình 4, hình 3.
0,5
2.

- Có 2 thành phần là Cyclin và kinaza phụ thuộc cyclin (Cdk):

+ Cyclin được tổng hợp từ cuối pha S qua G2 và được tích lũy dần đạt nồng độ cao
nhất trong pha M.

+ Cdk được quay vòng sử dụng lại trong chu kì tế bào……………………..

+ Khi Cyclin tích lũy kết hợp với Cdk tạo ra một lượng phân tử MPF đủ để tế bào đi
qua điểm kiểm soát G2 để bước vào M.
0,25
+ MPF kích hoạt pha M thông qua photphoryl hóa các protein khác nhau. Hoạt tính
của MPF cực đại ở kì giữa.

+ Kì sau Cyclin của MPF bị phân hủy kết thúc M. Tế bào bước vào G1 ở kì trung gian.

0,25

0,25

0,25

Câu 7 1.

(2,0 điểm) - Tầng bao bọc bên ngoài nốt sần của rễ cây được lignin hoá khiến hạn chế sự 0,25
khuếch tán của ôxi vào bên trong nốt sần.

- Lượng ôxi trong nốt sần được hạn chế sao cho đủ đối với tế bào rễ cây và vi khuẩn
hô hấp nhưng không ức chế enzym nitrogenase. 0,25

- Vi khuẩn Rhizobium khi vào trong tế bào được bao bọc trong túi màng để hạn chế
tiếp xúc với ôxi tạo điều kiện cho enzym nitrogenase cố định nitơ.
0,25
- Tế bào rễ cây có một loại protein leghemoglobin liên kết với oxi làm giảm lượng ôxi

9
tự do trong nốt sần, tạo điều kiện kị khí nhưng lại vận chuyển oxi và điều tiết lượng
ôxi cho các tế bào vi khuẩn để hô hấp tổng hợp ATP cho quá trình cố định nitơ.

2.
0,25
- Nhận định của người mẹ đứa trẻ này không đúng.

- Penicillin là kháng sinh ức chế sự tổng hợp thành peptidoglycan của vi khuẩn, ngăn
cản sự nhân lên của vi khuẩn.

- Mycoplasma pneumonia là vi khuẩn cực nhỏ, gây bệnh viêm phổi ở người, chúng
không có thành tế bào peptidoglycan như những chủng vi khuẩn khác  không chịu
tác động của kháng sinh này. 0,25

 Do đó, đứa con không khỏi bệnh không phải là do nhờn thuốc. 0,25

0,5

Câu 8 1.

(2,0 điểm) - Nấm men (kiểu dại) là vi sinh vật kị khí không bắt buộc. Trong điều kiện thiếu O 2,
nấm men sẽ lên men rượu. Trong điều kiện có O 2, nấm men sẽ tiến hành hô hấp
0,25
hiếu khí.

- Do đó, phải duy trì điều kiện kị khí để tiến hành lên men. Trong công nghệ lên men
rượu, việc duy trì điều kiện kị khí đòi hỏi chi phí thực hiện.
0,25
- Chủng nấm men đột biến thiếu enzim xitocrom oxidaza (là một thành phần của
chuỗi vận chuyển điện tử) dẫn tới chuỗi vận chuyển điện tử bị ngừng trệ. Chu trình
Crep cũng bị ngừng vì thiếu NAD + từ chuỗi vận chuyển điện tử. Do đó chủng nấm
men đột biến này lên men rượu ngay cả khi có O 2.

- Việc sử dụng chủng nấm men đột biến có ưu thế trong việc đơn giản hóa điều kiện
0,25
lên men vì không cần phải duy trì điều kiện kị khí như đối với nấm men kiểu dại.

2.

- Đây là hiện tượng sinh trưởng kép.

- Giai đoạn 1: vi khuẩn sử dụng muối amôn (NH 4+ ). Giai đoạn 2: vi khuẩn sử dụng
muối nitrat ( NO3-).

- Khi cấy chuyển vi khuẩn từ môi trường nước thịt sang môi trường chứa hỗn hợp cả 0,25
hai loại muối thì amôn được đồng hoá trước do vi khuẩn đã có sẵn hệ enzim để
10
chuyển hóa NH4+ (trước đó có trong nước thịt). Giai đoạn này ức chế việc tổng hợp
cảm ứng hình thành enzim nitrat reductaza.

- Sau khi hết muối amôn trong môi trường thì vi khuẩn sẽ tổng hợp enzim nitrat
reductaza  muối nitrat mới được sử dụng.
0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 9 1.

(2,0 điểm) - Vi rút kí sinh bên trong tế bào nên hệ thống miễn dịch của tế bào không thể phát
huy tác động. Muốn tiêu diệt vi rút phải phá hủy cả tế bào chủ.
0,25

- Khi xâm phập được vào tế bào chủ, vi rút điều khiển toàn bộ hệ thống sinh tổng
hợp của tế bào chủ chuyển sang tổng hợp các thành phần của vi rút làm rối loạn
hoạt động của tế bào, có thể dẫn đến phá hủy tế bào.

- Vi rút có phương thức sinh sản đặc biệt nên nhân lên rất nhanh chóng và lây lan
nhanh. 0,25

- Vi rút rất dễ phát sinh biến dị (đặc biệt là các virut có ARN và các Retrovirus) làm
xuất hiện các chủng vi rút mới. Do đó việc sản xuất vacxin luôn theo sau sự xuất hiện
các chủng vi rút mới.
0,25
2.

Virut ARNss(+) Virut ADNds

Nơi phiên mã Tế bào chất tế bào chủ Nhân tế bào chủ


0,25
Enzim phiên mã ARNpolimeraza phụ thuộc ARN polimeraza phụ thuộc
11
ARN virut ADN của tế bào

Nơi sao chép Tế bào chất tế bào chủ Trong nhân tế bào chủ

Enzim sao chép ARN polimeraza phụ thuộc ADN polimeraza phụ thuộc
ARN của tế bào ADN của virut
0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 10 1.

(2,0 điểm) Tiêu chí Đáp ứng viêm Đáp ứng dị ứng

Sự giải phóng histamine Có Có 0,25

Sản sinh kháng thể IgE Không Có 0,25

Tính đặc hiệu Không Có 0,25


Sự trình diện kháng nguyên Không Có
0,25
2.

+ Tế bào Tđộc tham gia miễm dịch qua trung gian tế bào bằng cách tiêu diệt tế bào
0,25
và tác nhân lây nhiễm như vi rút, vi khuẩn….cũng như tiêu diệt tế bào ung thư.

+ Tế bào T hỗ trợ sau khi nhận ra kháng nguyên từ tế bào trình diện kháng nguyên sẽ
tiết một số chất như cytokin, interleukin, interpheron… kích hoạt tế bào T độc và hệ
0,25
thống miễn dịch

+ Tiếp xúc và kích hoạt tế bào B chuyển thành tương bào và sản sinh kháng thể và tế
bào B nhớ. kích hoạt tế bào T chuyển thành tế bào T độc và tế bào Tnhớ. 0,25
+ Tế bào B tham gia đáp ứng miễn dịch thể dịch bằng cách sản xuất kháng thể đặc
0,25
hiệu kháng nguyên. Tế bào T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào nhớ có thụ thể đặc
hiệu kháng nguyên liên kết trên màng tế bào.

------------ HẾT --------------

12

You might also like