You are on page 1of 12

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 10

NĂM 2017
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 04 trang, gồm 10 câu)

Câu 1.(2,0 điểm)


Hãy sắp xếp các chất sau vào các nhóm lipit (lipit đơn giản, lipit phức tạp và lipit
dẫn xuất): steroid, mỡ, glicolipit, photpholipit, sáp, dầu, terpen, carotenoid,
lipoprotein. Cho biết sản phẩm thủy phân của mỗi nhóm?

Câu 2. (2,0 điểm)


a. Một sinh vật không có màng nhân và ti thể vừa mới được phát hiện. Nhiều khả
năng hơn cả sinh vật này có những bộ phận nào sau đây: Lizoxom, mạng lưới nội chất,
lục lạp, bộ máy Golgi, riboxom. Nêu cấu trúc và chức năng của những bào quan đó.
b. Hãy kết cặp giữa các thành phần phân tử (a – f) ở cột bên phải với các cấu trúc
của tế bào có vai trò duy trì hình thái của tế bào ở cột bên trái (1 – 4). Mỗi cấu trúc của
tế bào có thể có nhiều hơn một thành phần phân tử.

1. Khung xương tế bào a. Cadhêrin


2. Thành tế bào b. Xenlulôzơ
3. Mối nối Dexmôzôm c. Côlagen
4. Chất nền ngoại bào d. Actin
e. Kêratin
f. Lignin

Câu 3. (2,0 điểm)


Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên lục lạp
được ngâm trong một dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacôit đạt pH = 4,
lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8. Lúc này, trong điều kiện tối,
lục lạp tạo ATP.
a. Hãy mô tả kết quả thí nghiệm trên bằng việc vẽ phóng to phần màng tilacôit
trong cốc thí nghiệm chứa dung dịch pH = 8 với sự hoạt động của enzym ATP
synthetaza. Đánh dấu các vùng có nồng độ H + cao và nồng độ H+ thấp, chỉ ra chiều
prôtôn đi qua màng và biểu diễn phản ứng mà ở đó ATP được tổng hợp.
b. Phân tử ATP được hình thành bên trong màng tilacôit hay bên ngoài màng
tilacôit? Giải thích tại sao trong tối lục lạp có thể tổng hợp được ATP.
Câu 4.(2,0 điểm)
a. Những câu sau đây đúng hay sai ? Hãy giải thích.
a1. Một phân tử bị oxi hóa khi mất một electron.
a2. Đường phân diễn ra trong ti thể của tế bào nhân thực.
a3. FAD và FAD+ mang các electron trong chuỗi chuyền electron sang chu trình
Crep.
a4. Nếu oxi được cung cấp một thời gian ngắn thì một tế bào người vẫn có thể
chế tạo được một số ATP.
a5. Chu trình Crep có thể tạo ra một số ATP không cần chuỗi chuyền electron.
a6. Chu trình Crep chuyển hóa glucozo thành axit piruvic.
b. Phần lớn năng lượng thu được từ các phản ứng oxi hóa thuộc chu trình Crep
được tích lũy trong những phân tử nào? Năng lượng từ những phân tử đó được dùng
để tổng hợp ATP như thế nào?

Câu 5. (2,0 điểm)


Adrenalin là một loại hoocmon gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải
glycogen thành glucozo, còn hoocmon testosterone hoạt hóa các gen quy định tổng
hợp enzim gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận
và truyền đạt thông tin qua màng đối với 2 loại hoocmon này có gì khác nhau.

Câu 6. (2,0 điểm)


Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của một cơ thể
động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào.

a. Hãy cho biết các hình 1, 2, 3, 4 tương ứng với các pha nào của chu kì tế bào?
Giải thích.
b. Nếu tế bào bị xử lí bằng hóa chất cônsisin gây ức chế hình thành thoi phân bào
thì đồ thị ở hình nào bị thay đổi? Thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 7. (2,0 điểm)
Có bốn hỗn hợp vi sinh vật được thu thập từ các điểm khác nhau quanh trường
học và mỗi hỗn hợp được tiến hành nuôi cấy trên môi trường cung cấp đầy đủ các
nguyên tố thiết yếu (ở dạng các chất ion hóa) chỉ trừ nguồn cacbon. Môi trường nuôi
cấy ban đầu rất trong (không bị đục) và được nuôi lắc trong tối 24 giờ (giai đoạn I).
Mẫu nuôi cấy sau đó được chuyển ra nuôi ngoài sáng 24 giờ (giai đoạn II), rồi sau đó
lại chuyển vào tối 24 giờ (giai đoạn III). Độ đục của 4 mẫu vi sinh được theo dõi và
ghi nhận ở cuối mỗi giai đoạn với kết quả như sau:

Mẫu Ở cuối mỗi giai đoạn


I II III
1 Trong Trong Trong
2 Trong Hơi đục Hơi đục
3 Hơi đục Đục hơn Rất đục
4 Hơi đục Hơi đục Hơi đục

Trong những nhóm vi sinh vật sau đây (a - d), nhiều khả năng chúng có trong các
mẫu đã cho.
a - vi sinh vật quang tự dưỡng.
b - vi sinh vật hóa tự dưỡng.
c - vi sinh vật chứa các hạt tích lũy trong tế bào dưới dạng các thể vùi.
d - vi sinh vật chứa các màng tylacoit trong tế bào của chúng.
Hãy xác định trong từng mẫu (1 - 4) tồn tại nhóm vi sinh vật nào (a - d) trong các
nhóm vi sinh vật đã cho trên? Giải thích.
Câu 8. (2,0 điểm)
Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi
khuẩn này trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0g NH 4Cl, 1,0g K2HPO4,
0,2g MgSO4, 0,1g CaCl2, 5,0g Glucozo, các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn
(mỗi loại 2.10-5gam) và thêm nước vào vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các
hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm
370C và giữ trong 24h, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở+ axit folic => không sinh trưởng
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở+ pyridoxin => không sinh trưởng
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở+ axit folic+ pyridoxin => có sinh trưởng
a. Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng, nguồn cacbon, chất cho electron, các chất
thêm vào môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streptococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng
nào?
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn
Streptococcus faecalis?
Câu 9. (2,0 điểm)
a. Có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như vi khuẩn được không? Giải
thích?
b. Có một số protein cũng có thể lây nhiễm, gây bệnh. Chúng được gọi là gì? Đặc
điểm của các loại protein này?
c. Hãy phân biệt phương thức lây truyền ngang và truyền dọc của các virut ở thực
vật?
d. Phage SPO1 là loại phage độc (phage làm tan) đối với vi khuẩn Bacillus subtilis
(một loại vi khuẩn Gram (-). Dịch huyền phù Bacillus subtilis trong môi trường đẳng
trương có bổ sung lyzôzim có bị nhiễm phage SPO1 hay không? Vì sao?

Câu 10. (2,0 điểm)


Dấu hiệu của hiện tượng vết thương bị nhiễm trùng là nóng đỏ, sưng lên và hình
thành mủ. Em hãy giải thích cơ chế của hiện tượng này ?

-------------------HẾT-------------------
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 10
NĂM 2017
Thời gian làm bài 180 phút

ĐÁP ÁN
Câu 1.(2,0 điểm)
Hãy sắp xếp các chất sau vào các nhóm lipit (lipit đơn giản, lipit phức tạp và lipit
dẫn xuất): steroid, mỡ, glicolipit, photpholipit, sáp, dầu, terpen, carotenoid,
lipoprotein. Cho biết sản phẩm thủy phân của mỗi nhóm ?

Câu Nội dung Điểm


* Lipit đơn giản: Mỡ, sáp, dầu. 0,25
- Sản phẩm thủy phân: Glicerol, axit béo. 0,25
* Lipit phức tạp: glicolipit, photpholipit, lipoprotein. 0,25
1 - Sản phẩm thủy phân: Alcol, axit béo dài, chất không phải lipit 0,50
(cacbohidrat, photpho hay protein)
* Lipit dẫn xuất: Steroid, terpen, carotenoid. 0,25
- Sản phẩm thủy phân: dẫn xuất từ sự thủy phân của 2 loại lipit đơn 0,50
giản và lipit phức tạp.

Câu 2. (2,0 điểm)


a. Một sinh vật không có màng nhân và ti thể vừa mới được phát hiện. Nhiều khả
năng hơn cả sinh vật này có những bộ phận nào sau đây: Lizoxom, mạng lưới nội chất,
lục lạp, bộ máy Golgi, riboxom. Nêu cấu trúc và chức năng của những bào quan đó.
b. Hãy kết cặp giữa các thành phần phân tử (a – f) ở cột bên phải với các cấu trúc
của tế bào có vai trò duy trì hình thái của tế bào ở cột bên trái (1 – 4). Mỗi cấu trúc của
tế bào có thể có nhiều hơn một thành phần phân tử.

1. Khung xương tế bào a. Cadhêrin


2. Thành tế bào b. Xenlulôzơ
3. Mối nối Dexmôzôm c. Côlagen
4. Chất nền ngoại bào d. Actin
e. Kêratin
f. Lignin
Câu Ý Nội dung Điểm
2 a - Đó là riboxom 0,25
- Cấu trúc: + Ribôxôm là bào quan không có màng bao bọc, 0,25
cấu tạo từ prôtêin và rARN.
+ Ribôxôm của tế bào sinh vật này là thể 70S (Ri 70S = 50S 0,25
+ 30 S)
- Chức năng: Là nơi tổng hợp prôtêin. 0,25
b 1. d 0,25
2. b, f 0,25
3. a, e 0,25
4. b, c, f 0,25

Câu 3. (2,0 điểm)


Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên lục lạp
được ngâm trong một dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacôit đạt pH = 4,
lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8. Lúc này, trong điều kiện tối,
lục lạp tạo ATP.
Hãy mô tả kết quả thí nghiệm trên bằng việc vẽ phóng to phần màng tilacôit trong
cốc thí nghiệm chứa dung dịch pH = 8 với sự hoạt động của enzym ATP synthetaza.
Đánh dấu các vùng có nồng độ H + cao và nồng độ H+ thấp, chỉ ra chiều prôtôn đi qua
màng và biểu diễn phản ứng mà ở đó ATP được tổng hợp.
Phân tử ATP được hình thành bên trong màng tilacôit hay bên ngoài màng
tilacôit? Giải thích tại sao trong tối lục lạp có thể tổng hợp được ATP.

Câu Nội dung Điểm


a. 1,00
3

b. - ATP tạo ra bên ngoài tilacôit. 0,25


- Lục lạp có thể tạo ATP trong tối bởi vì thí nghiệm trên đã chứng 0,50
minh sự chênh lệch độ pH giữa hai màng tilacôit có thể tạo ra
ATP; - vì vậy, ở đây không cần phản ứng sáng tạo nên sự chênh 0,25
lệch nồng độ H+ vốn cần cho sự tổng hợp ATP.
Câu 4.(2,0 điểm)
a. Những câu sau đây đúng hay sai ? Hãy giải thích.
a1. Một phân tử bị oxi hóa khi mất một electron.
a2. Đường phân diễn ra trong ti thể của tế bào nhân thực.
a3. FAD và FAD+ mang các electron trong chuỗi truyền electron sang chu trình
Crep.
a4. Nếu oxi được cung cấp một thời gian ngắn thì một tế bào người vẫn có thể
chế tạo được một số ATP.
a5. Chu trình Crep có thể tạo ra một số ATP không cần chuỗi truyền electron.
a6. Chu trình Crep chuyển hóa glucozo thành axit piruvic.
b. Phần lớn năng lượng thu được từ các phản ứng oxi hóa thuộc chu trình Crep
được tích lũy trong những phân tử nào? Năng lượng từ những phân tử đó được dùng
để tổng hợp ATP như thế nào?

Câu Ý Nội dung Điểm


a a1. Đúng. 0,125
a2. Sai. Vì đường phân xảy ra trong tế bào chất. 0,125
+
a3. Sai. Vì FAD và FAD mang electron từ đường phân và 0,25
4 chu trình Crep vào chuỗi chuyền electron.
a4. Đúng. 0,125
a5. Đúng. 0,125
a6. Sai. Vì quá trình đường phân sẽ chuyển hóa glucozo 0,25
thành axit piruvic.
b Đó là NADH và FADH2 0,25
- Những chất này đóng vai trò là những chất cho điện tử 0,25
trong chuỗi truyền điện tử để tổng hợp ATP tại ti thể.
- Năng lượng được giải phóng trong quá trình truyền điện tử
được dùng để tạo sự chênh lệch về nồng độ H + giữa hai phía 0,50
màng của ti thể, sau đó H+ đi qua kênh ATP synthetaza tổng
hợp nên ATP.

Câu 5. (2,0 điểm)


Adrenalin là một loại hoocmon gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải
glycogen thành glucozo, còn hoocmon testosterone hoạt hóa các gen quy định tổng
hợp enzim gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận
và truyền đạt thông tin qua màng đối với 2 loại hoocmon này có gì khác nhau.
Câu Nội dung Điểm
* Đối với adrenalin
- Không trực tiếp qua màng, nên được tế bào đích thu nhận nhờ các 0,50
thụ thể đặc trưng trên màng →phức hệ Adrenalin – thụ quan.
- Phức hệ Adrenalin – thụ quan hoạt hóa pr Gs màng → hoạt hóa
enzim adenicylaza → xúc tác chuyển hóa ATP thành AMP vòng → 0,50
AMP vòng kích hoạt các enzim phân giải glycogen thành glucozo.
5 * Đối với testosterone
- Là loại hoocmon steroid được vận chuyển qua màng vào trong tế
bào chất → 0,50
liên kết với các thụ quan nội bào → phức hệ testosterone – thụ quan.
- Phức hệ này đi vào nhân tế bào và hoạt hóa các gen qui định tổng
hợp các enzim và protein gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ 0,50
cấp ở nam.

Câu 6. (2,0 điểm)


Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của một cơ thể
động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào.

a. Hãy cho biết các hình 1, 2, 3, 4 tương ứng với các pha nào của chu kì tế bào?
Giải thích.
b. Nếu tế bào bị xử lí bằng hóa chất cônsisin gây ức chế hình thành thoi phân bào
thì đồ thị ở hình nào bị thay đổi? Thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu Ý Nội dung Điểm
a - Trong chu kì tế bào, hàm lượng ADN ổn định ở mức 2C 0,75
vào pha G1, sau đó, tăng lên 4C ở pha S, ổn định ở mức 4C ở
pha G2. Trong pha M, hàm lượng ADN trong tế bào ổn định
6 ở mức 4C trong giai đoạn kì đầu đến kì sau. Sang kì cuối,
hàm lượng ADN lại giảm về 2C.
- Vì thế, thứ tự các hình tương ứng với pha G1, S, G2, M là:
hình 2, hình 4, hình 3, hình 1. 0,25
b - Nếu bị xử lí consisin làm mất khả năng hình thành thoi phân
bào, khi đó, NST không phân li trong nguyên phân, các pha 0,50
khác bình thường.
- Do đó, đồ thị hình 1 bị thay đổi, đường cong chuyển sang
dạng nằm ngang ở mức 4C. Khi đó không có hình 1 mà chỉ 0,50
còn lại 3 hình với thứ tự là hình 2, hình 4, hình 3.
Câu 7. (2,0 điểm)
Có bốn hỗn hợp vi sinh vật được thu thập từ các điểm khác nhau quanh trường
học và mỗi hỗn hợp được tiến hành nuôi cấy trên môi trường cung cấp đầy đủ các
nguyên tố thiết yếu (ở dạng các chất ion hóa) chỉ trừ nguồn cacbon. Môi trường nuôi
cấy ban đầu rất trong (không bị đục) và được nuôi lắc trong tối 24 giờ (giai đoạn I).
Mẫu nuôi cấy sau đó được chuyển ra nuôi ngoài sáng 24 giờ (giai đoạn II), rồi sau đó
lại chuyển vào tối 24 giờ (giai đoạn III). Độ đục của 4 mẫu vi sinh được theo dõi và
ghi nhận ở cuối mỗi giai đoạn với kết quả như sau:
Mẫu Ở cuối mỗi giai đoạn
I II III
1 Trong Trong Trong
2 Trong Hơi đục Hơi đục
3 Hơi đục Đục hơn Rất đục
4 Hơi đục Hơi đục Hơi đục
Trong những nhóm vi sinh vật sau đây (a - d), nhiều khả năng chúng có trong các
mẫu đã cho.
a - vi sinh vật quang tự dưỡng.
b - vi sinh vật hóa tự dưỡng.
c - vi sinh vật chứa các hạt tích lũy trong tế bào dưới dạng các thể vùi.
d - vi sinh vật chứa các màng tylacoit trong tế bào của chúng.
Hãy xác định trong từng mẫu (1 - 4) tồn tại nhóm vi sinh vật nào (a - d) trong các
nhóm vi sinh vật đã cho trên? Giải thích.
Câu 7 Nội dung Điểm
- Mẫu 1: Không có nhóm vi sinh vật nào trong 4 nhóm trên. Vì 0.25
trong cả 3 giai đoạn nuôi cấy, mẫu 1 vẫn trong suốt không có 0.25
thay đổi gì.
- Mẫu 2: nhóm a và d. Vì: 0.125
+ Ở giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 2 vẫn trong suốt chứng 0.125
tỏ trong mẫu không có nhóm c.
+ Nhưng khi chuyển sang giai đoạn II (ngoài ánh sáng) mẫu 2 0.125
trở nên hơi đục; chứng tỏ trong mẫu chứa nhóm vi sinh vật có
khả năng quang hợp  mẫu 2 chứa nhóm a và d.
+ Ở giai đoạn III (trong tối), độ đục không thay đổi. Do đó ở 0.125
mẫu 2 chỉ chứa nhóm a và d.
- Mẫu 3: Chứa cả 4 nhóm a, b, c, d. Vì: 0.125
+ Giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 3 từ trạng thái trong suốt 0.125
chuyển sang hơi đục  mẫu 3 có nhóm c.
+ Giai đoạn II (ngoài ánh sáng), mẫu 3 trở nên đục hơn chứng tỏ 0.125
mẫu 3 có nhóm a và d.
+ Giai đoạn III (trong tối), mẫu 3 rất đục, độ đục tăng dần  0.125
mẫu 3 có nhóm b.
 Mẫu 3 có cả 4 nhóm vi sinh vật trên.
- Mẫu 4: có nhóm b và c. Vì: 0.125
+ Giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 4 từ trạng thái trong suốt 0.125
chuyển sang hơi đục  mẫu 4 có nhóm c.
+ Giai đoạn II (ngoài ánh sáng), mẫu 4 độ đục không thay đổi 0.125
 mẫu 4 không có nhóm a và d.
+ Giai đoạn III (trong tối), mẫu 4 vẫn bị hơi đục như giai đoạn 0.125
I, II  chứng tỏ mẫu 4 có nhóm b.
 Mẫu 4 có nhóm b và c.
Câu 8. (2,0 điểm)
Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi
khuẩn này trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0g NH 4Cl, 1,0g K2HPO4,
0,2g MgSO4, 0,1g CaCl2, 5,0g Glucozo, các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn
(mỗi loại 2.10-5gam) và thêm nước vào vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các
hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm
370C và giữ trong 24h, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở+ axit folic => không sinh trưởng
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở+ pyridoxin => không sinh trưởng
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở+ axit folic+ pyridoxin => có sinh trưởng
a. Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng, nguồn cacbon, chất cho electron, các chất
thêm vào môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streptococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào?
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn
Streptococcus faecalis?
Câu Ý Nội dung Điểm
8 a Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng:
- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng 0.25
lượng được tạo ra từ chuyển hóa glucozo thành axit lactic
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozo là nguồn cacbon kiến
tạo nên các chất của tế bào.
- Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucozo là 0.25
nguồn cho electron trong lên men lactic đồng hình.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết 0.25
dưỡng, thiếu 1 trong 2 chất trên vi khuẩn không phát triển được. 0.25
b Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò :
- Các chất axit folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng với các vi 0.5
khuẩn nêu trên; vi khuẩn không thể tự tổng hợp được các chất này
nên thiếu 1 trong 2 chất đó thì chúng không sinh trưởng được.
+ Axit folic là một loại vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và 0.25
pirimidin.
+ Pyridoxin là vitamin B 6 giúp chuyển amin của các axit amin. 0.25

Câu 9. (2,0 điểm)


a. Có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như vi khuẩn được không? Giải
thích?
b. Có một số protein cũng có thể lây nhiễm, gây bệnh. Chúng được gọi là gì? Đặc
điểm của các loại protein này?
c. Hãy phân biệt phương thức lây truyền ngang và truyền dọc của các virus ở thực
vật?
d. Phage SPO1 là loại phage độc (phage làm tan) đối với vi khuẩn Bacillus subtilis
(một loại vi khuẩn Gram (-). Dịch huyền phù Bacillus subtilis trong môi trường đẳng
trương có bổ sung lyzôzim có bị nhiễm phage SPO1 hay không? Vì sao?

Câu Ý Nội dung Điểm


- Không thể nuôi cấy được. 0.25
a - Vì virut sống ký sinh nội bào bắt buộc chúng chỉ nhân lên được 0.25
trong tế bào sống.
- Các prôtêin này gọi là prion. 0.25
- Đặc điểm của prion:
+ Prion hoạt động rất chậm, thời gian ủ bệnh của nó ít nhất 0.125
mười năm đến khi bệnh biểu hiện triệu chứng (vì vậy rất khó xác
b định được các nguồn lây nhiễm trước khi những trường hợp biểu
hiện bệnh đầu tiên xuất hiện).
+ Prion rất khó bị phá hủy; chúng không bị bất hoạt hay phân
9
hủy khi đun nấu bình thường. 0.125

- Theo con đường di truyền ngang, cây có thể bị lây nhiễm bởi 0.25
một virus có nguồn gốc từ bên ngoài qua các vết thương trên biểu
mô của cây gây ra bởi các loài động vật ăn thực vật ; hoặc qua các
c vết xước.
- Theo con đường di truyền dọc, cây con có thể được truyền
virus từ cây bố (hoặc mẹ) qua hạt (sinh sản hữu tính) hoặc do sự lây 0.25
nhiễm qua các cành chiết/ ghép (sinh sản vô tính).
Vi khuẩn Bacillus subtilis không bị nhiễm phage SPO1 vì: 0.25
Lyzôzim làm tan thành tế bào của vi khuẩn Bacillus subtilis, trong
d môi trường đẳng trương, tế bào vi khuẩn bị mất thành sẽ trở thành tế 0.25
bào trần, không có thụ thể cho phage bám vào.

Câu 10. (2,0 điểm)


Dấu hiệu của hiện tượng vết thương bị nhiễm trùng là nóng đỏ, sưng lên và hình
thành mủ. Em hãy giải thích cơ chế của hiện tượng này ?

Câu Nội dung Điểm


10 - Hiện tượng nóng đỏ và sưng lên là do:
+ Các phân tử histamine được giải phóng bởi dưỡng bào tại các mô bị 0.25
tổn thương làm các mạch máu lân cận dãn và tăng tính thấm;
+ Đồng thời các phân tử báo hiệu được giải phóng từ tế bào đại thực bào
làm tăng thêm dòng máu đến vị trí bị tổn thương 0.25
 Kết quả là tăng cung cấp máu tại chỗ gây nóng đỏ, các mao mạch
phồng lên gây rỉ dịch vào mô xung quanh, làm sưng lên. 0.25
- Hiện tượng tích mủ: do xác tế bào bạch cầu, đại thực bào, xác vi khuẩn
và mãnh vỡ tế bào tích tụ lại. 0.25

-------HẾT-----

You might also like