You are on page 1of 18

SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XIV
ĐÁP ÁN ĐỀ
ĐỀ XUẤT MÔN: SINH HỌC - LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2,0 điểm). SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, SINH SẢN, CẢM ỨNG Ở
THỰC VẬT:
1. a. Hình sau là cấu trúc cắt dọc rễ cây. Em hãy kể
tên các cấu trúc từ 1 đến 4.
b. Để xác định vai trò của cấu trúc 3 và 4 đối với tính
hướng trọng lực của rễ, một học sinh đã làm thí
nghiệm cắt bỏ 1 phần của rễ chính của cây giá đỗ, sau
đó ghim cây giá đỗ nằm ngang và theo dõi trong vài
ngày. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Vị trí bị cắt của rễ Giữ nguyên Cắt bỏ cấu trúc Cắt bỏ cấu trúc 4
chính 3 và 4
Sự kéo dài rễ Có Không Có
Tính hướng trọng lực Có Không Không
Từ kết quả thí nghiệm trên hãy nhận xét về vai trò của cấu trúc 3 và 4.
c. “Sỏi thăng bằng” là cấu trúc có vai trò quan trọng trong tính hướng trọng lực của cây.
Đó thực chất là loại bào quan nào? Trình bày cơ chế tác động của “sỏi thăng bằng” đối
với tính hướng trọng lực của cây.
2. Loài thực vật B thường ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Một học
sinh làm phép thử nhằm giúp cây ra hoa vào mùa đông bằng cách xử lý một số cây đã
trưởng thành bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp ánh sáng đỏ, chia 1 đêm dài thành
2 đêm ngắn nhưng không có cây nào ra hoa. Em hãy đưa ra 2 giả thuyết giúp bạn học
sinh giải thích hiện tượng trên và đề xuất thí nghiệm để kiểm chứng.
Hướng dẫn chấm:
1.1.a 1- Miền trưởng thành, 2- Miền hút, 3- Miền sinh trưởng, 4- Mền chóp 0,25
rễ.
1.1.b - Cấu trúc 3 có vai trò quan trọng trong sự kéo dài của rễ do khi cắt cấu 0,25
trúc 3 thì rễ không dài ra được.
- Cấu trúc 4 có vai trò quan trọng trong tình hướng trọng lực do khi bỏ
4 thì cây mất khả năng hướng trọng lực.
1.1.c - “Sỏi thăng bằng” thực chất là các hạt bột lạp nằm ở đai chóp rễ. 0,25
- Cơ chế tác động của “sỏi thăng bằng” tới tính hướng trọng lực của
cây: Do tác dụng của trọng lực, các hạt sỏi thăng bằng lắng xuống 0,25
dưới, đè lên mạng lưới nội chất trơn => Thay đổi tính thấm của mạng
lưới nội chất với Ca2+=> Nồng độ Ca2+ trong tế bào chất tăng => Thay
đổi sự di chuyển của Auxin => Auxin tập trung nhiều ở phía dưới của
rễ cây, ức chế sinh trưởng của rễ ở phía dưới => Rễ cây sinh trưởng
uốn cong xuống dưới (hướng đất dương).
1.2. - Loài B thường không ra hoa vào mùa đông, cây thí nghiệm là cây
trưởng thành nhưng việc bật tia sáng đỏ vào giữa đem không hiệu quả
=> 2 giả thuyết:
+ Giả thuyết 1: B là cây ngày dài, không ra hoa trong điều kiện ngày 0,25
ngắn của mùa đông. Việc bật ánh sáng đỏ không có hiệu quả là do thời
gian chiếu sáng chưa đủ dài, lượng hormone ra hoa và phytocome tích
luỹ chưa đủ.
+ Giả thuyết 2: B là cây trung tính, B không ra hoa vì các điều kiện khí 0,25
hậu vào mùa đông (nhiệt độ, độ ẩm,..) không phù hợp với sự ra hoa của
B.
- Thí nghiệm kiểm chứng:
+ Giả thuyết 1:
Trồng các cây B ở cùng độ tuổi, cùng trong điều kiện mùa đông, thay đổi 0,25
thời gian chiếu ánh sáng đỏ vào giữa đêm ở mỗi cây. Các điều kiện khác
giống nhau ở các cây. Nếu có cây ra hoa thì giả thuyết 1 đúng.
+ Giả thuyết 2: Bố trí 2 lô thí nghiệm với các cây trưởng thành cùng độ
tuổi. Lô thứ nhất để trong điều kiện nhiệt độ và độ âmr mùa đông, lô còn
lại để trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm mùa hè. Các điều kiện khác
giống nhau ở 2 lô thí nghiệm. Nếu lô thứ nhất cây không ra hoa mà lô thứ 0,25
2 ra hoa thì giả thuyết 2 đúng.

Câu 2 (2,0 điểm). TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT:


1. Trẻ sinh non thường khó hấp thụ chất béo vào máu. Trong một nghiên cứu trẻ sinh
non từ 11 đến 14 ngày tuổi, có 9 trẻ sinh non được được bú sữa bò và 9 trẻ sinh non
khác bú sữa mẹ. Người ta thấy rằng trẻ sinh non được nuôi bằng sữa bò hấp thụ 60%
chất béo, trong khi trẻ sinh non được nuôi bằng sữa mẹ hấp thụ 75% chất béo. Biểu
đồ ở hình 2 mô tả nồng độ muối mật trong tá tràng của trẻ sơ sinh vào ngày thứ 14,
ngay trước bữa ăn và trong ba giờ sau bữa ăn. Nồng độ muối mật bình thường đối
với một em bé ở độ tuổi đó cũng được biểu thị trong biểu đồ.
a. So sánh nồng độ muối mật sau bữa
ăn của trẻ bú sữa bò với trẻ bú sữa
mẹ.
b. Phân tích số liệu từ biểu đồ trên,
hãy đưa ra nhận định về ảnh
hưởng của sữa bò và sữa mẹ đối
với trẻ sơ sinh.

2. Hình dưới mô tả cơ chế tiêu hoá ở dạ dày trâu bò:


a. Quá trình nhai lại được thực
hiện như thế nào?
b. Cỏ là thức ăn nghèo protein
nhưng thịt trâu bò thì ngược
lại. Trâu bò đã làm thế nào
tận dụng tối đa lượng protein
có trong cỏ?
Hướng dẫn chấm:
2.1.a Trong 10 phút đầu tiên ngay sau bữa ăn, nồng độ muối mật ở 2 nhóm 0,5
trẻ đều giảm đáng kể.
Nồng độ muối mật của trẻ bú sữa mẹ thường ít hơn so với trẻ bú sữa bò.
So với nồng độ muối mật bình thường của một em bé cùng độ tuổi thấy
rằng trẻ bú sữa mẹ có nồng độ muối mật không bao giờ vượt quá mức
bình thường nhưng ở trẻ bú sữa bò lại tăng.
Thời gian từ 60 đến 120 phút nồng độ muối mật ở trẻ bú sữa bò gần như
bình thường.
2.1.b Qua phân tích số liệu từ biểu đồ cho thấy nồng độ muối mật cần để tiêu 0,5
hoá sữa bò nhiều hơn so với tiêu hoá sữa mẹ nhưng hiệu suất hấp thu lại
kém hơn. Vì vậy sữa mẹ giúp trẻ hấp thu tốt hơn sữa bò.
2.2.a 0,5được
- Từ dạ cỏ thức ăn được chuyển sang dạ tổ ong theo từng búi nhỏ và
ợ lên miệng để nhai lại khi động vật nghỉ ngơi.
- Thức ăn sau khi nhai lại được đưa xuống dạ lá sách. Dạ lá sách hấp thu
bớt nước và chuyển thức ăn xuống dạ múi khế.
2.2.b - Tận dụng tối đa lượng Urê: Urê đi theo đường máu vào tuyến 0,5
nước bọt. Urê trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ dày
sử dụng.
- Vi sinh vật trong dạ cỏ tận dụng tối đa lượng Nitrogen có trong
cỏ để tạo sinh khối vi sinh vật.
- Khi thức ăn xuống dạ múi khế, vi sinh vật bị tiêu hoá, cung cấp
hàm lượng lớn axit amin cho trâu bò.

Câu 3 (2,0 điểm). HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT:


1. Lươn nước ngọt thường lấy ôxi qua mang
nhưng khi ra khỏi môi trường nước nó có thể
sống được một thời gian dài bằng cách hô hấp
qua da. Đồ thị hình bên cho thấy mức độ bão
hòa oxi trong máu và sự cung cấp oxi nhờ các
cơ quan khác nhau khi lươn bị đưa ra khỏi
nước. Trong các đường đồ thị (A, B, C, D),
đường nào tương ứng với hàm lượng O 2 cung cấp qua mang; hàm lượng O2 cung cấp qua
da; tổng số máu bão hòa O2? Giải thích.
2. Bảng số liệu sau mô tả ảnh hưởng của nhịp hô hấp và thể tích khí lưu thông đến thể
tích thông khí phế nang của một người trong 2 trạng thái hô hấp khác nhau (A và B). Biết
trong đường dẫn khí chứa 1 thể tích khí không tham gia trao đổi và khoảng không trong
những đường dẫn khí này gọi là khoảng chết giải phẫu. Hãy trình bày cách xác định và
cho biết kết quả của các ô số liệu (1), (2), (3), (4) còn thiếu trong bảng.
Trạng Nhịp hô Thể tích Thể tích Thể tích Khoảng chết
thái hấp khí lưu thông khí thông khí phế giải phẫu
(nhịp/ thông phút nang (ml)
phút) (ml/ lần thở) (ml/ phút) (ml/ phút)
A 20 300 (1) 3000 (2)
B (3) 500 6000 (4)

Hướng dẫn chấm:


3.1 Khi ra khỏi nước, hô hấp qua mang giảm, hô hấp qua da tăng lên, do đó:
- O2 cung cấp qua mang- đường B: hàm lượng O2 giảm dần theo thời gian 0,25
lươn ra khỏi nước.
- O2 cung cấp qua da- đường C: hàm lượng O2 tăng dần theo thời gian 0,25
lươn ra khỏi nước.
- Tổng số máu bão hòa O2- đường A: giảm dần theo thời gian, tuy nhiên 0,25
tại mỗi thời điểm luôn có giá trị lớn nhất.

0,25
3.2 (1): V thông khí phút = V khí lưu thông x nhịp = 20 x 300= 6000ml/phút 0,25
(3): Nhịp hô hấp= V thông khí phút/ V khí lưu thông= 6000/500= 12
nhịp/ phút 0,25
(2): Khoảng chết giải phẫu= (V thông phí phút- V thông khí PN)/nhịp=
(6000-3000)/20= 150ml
(4) V thông khí phế nang= (V khí lưu thông- Khoảng chết GP) x nhịp= 0,25
(500-150) x 12= 4200 ml
0,25

Câu 4 (2,0 điểm). SINH LÝ MÁU, TUẦN HOÀN:


Hình dưới thể hiện mối tương quan giữa áp suất tâm thất trái, áp suất động mạch chủ và áp
suất tâm nhĩ trái trong chu kì tim của một bệnh
nhân khiếm khuyết về van tim bên trái ở trạng thái
2
Áp
nghỉ ngơi. Kí hiệu từ 1 đến 5 chỉ các giai đoạn khác su 3
ất
nhau trong một chu kì tim. Hãy cho biết: (m 1
m
a. Mỗi giai đoạn 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với giai Hg 5
) 4
đoạn nào của chu kì tim (tâm nhĩ co, tâm thất co
Thời gian
đẳng tích, tâm thất co tống máu, tâm thất giãn đẳng
tích, giãn chung)?
b. Bệnh nhân này bị hở hay hẹp van tim nào? Giải thích.
c. Biết thể tích máu ở tâm thất trái ngay khi kết thúc tống máu là 50ml, khi đầy máu là
160ml, lưu lượng máu trung bình qua van tim bị khiếm khuyết là 100ml/giây. Tính lưu
lượng máu trong vòng tuần hoàn lớn của bệnh nhân này.
Hướng dẫn chấm:
4.a Xác định các giai đoạn trong chu kì tim: 0,25
1: Tâm thất co đẳng tích
2: Tâm thất co tống máu
3: Tâm thất giãn đẳng tích
4: Giãn chung
5: Tâm nhĩ co
4.b - Người bệnh bị hở van động mạch chủ. 0,25
- Kết quả cho thấy, áp lực động mạch chủ lúc tâm thu là 140 mmHg; còn 0,25
lúc cuối tâm trương là 65 mmHg (sự chênh lệch về áp lực là 75 mmHg)
→ có dòng máu trở lại tâm thất trái từ động mạch chủ lúc tâm trương.
4c - Thể tích tâm thu = 160 - 50 = 110 (ml), là thể tích máu rời khỏi tim 0,25
trong mỗi lần co bóp. 0,25
- Từ đồ thị, thời gian van động mạch chủ mở khoảng 0,20 giây; chu kì
tim kéo dài 0,75 giây. Thời gian có dòng máu từ động mạch chủ trở về
tâm thất = 0,75 - 0,2= 0,55 (giây). 0,25
- Thể tích máu trở lại tim qua van tim bị khiếm khuyết = 100 (ml/giây) × 0,25
0,55 (giây) = 55 (ml). 0,25
- Thể tích máu vào vòng tuần hoàn lớn = thể tích tâm thu - thể tích máu
trở lại tim = 110 - 55 = 55 (ml)
- Lưu lượng máu trong vòng tuần hoàn lớn = thể tích máu vào vòng tuần
hoàn lớn × nhịp tim = 55 (ml) × [60 : 0,75 (nhịp/phút)] = 4400 (ml/phút)
Câu 5 (2,0 điểm). BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI:
Chất S có tác dụng ức chế đặc hiệu sự bài tiết của các ion H + ở các tế bào ống thận;
Để nghiên cứu tác dụng này của chất S trong mối liên quan với môi trường nội môi,
người ta đã tiến hành tiêm chất S với liều lượng có tác dụng lên chuột thí nghiệm.
Hãy cho biết ở chuột được tiêm chất S như trên thì các thành phần sau (a-d) thay
đổi như thế nào? Giải thích.
a. Thể tích nước tiểu.
b. Nồng độ ion HCO3- trong máu.
c. Nồng độ của ion K+ trong máu.
d. Nồng độ của ion H2PO4- trong nước tiểu.

Hướng dẫn chấm:


5.a - Thể tích nước tiểu tăng lên. 0,25
- Vì: Chuột được tiêm chất S làm giảm bài tiết H + ở tế bào ống thận
→ giảm tái hấp thu Na+ ở tế bào ống thận → Na+ ở nước tiểu nhiều
0,25
→ tăng giữ nước → tăng thể tích nước tiểu.

- Nồng độ ion HCO3- trong máu giảm xuống. 0,25


- Vì: Tế bào ống thận bài tiết H +và tái hấp thu HCO3- theo hai chiều
5.b
ngược nhau. Chất S làm giảm bài tiết H + →giảm tái hấp thu HCO3-
vào máu. 0,25
- Nồng độ của ion K+ trong máu tăng lên.
0,25
- Vì: Dòng di chuyển của ion Na+ và K+ ở tế bào ống thận và ngược
5.c
chiều nhau. Chất S làm giảm bài tiết H +→giảm tái hấp thu Na+
0,25
→giảm dòng K+ đi ra nước tiểu → tăng tích tụ K+ trong máu.
- Nồng độ của ion H2PO4- trong nước tiểu giảm.
- Chất S làm giảm bài tiết H + → giảm lượng H+ trong nước tiểu → 0,25
5.d
giảm phản ứng đệm giữa H + và H2PO4- trong nước nước tiểu: H+ + 0,25
HPO42- → H2PO4- → nồng độ H2PO4- trong nước tiểu giảm.

Câu 6 (2,0 điểm). SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, SINH SẢN, CẢM ỨNG Ở
ĐỘNG VẬT:
1. Các phát biểu sau đây về sinh sản là đúng hay sai? Giải thích.
a. Các hormone LH và FSH từ tuyến yên và testosterone từ tế bào Sertoli tham gia vào
quá trình sinh tinh.
b. Ở người mãn kinh, sau một thời gian nồng độ hormone FSH tăng lên
c. Vai trò của hormone HCG trong thời kỳ đầu của thai kỳ là ngăn cản quá trình rụng
trứng bằng cách ngăn chặn việc sản xuất estrogen.
d. Trong quá trình thụ tinh, các chất thoát ra từ vỏ hạt tạo nên màng thụ tinh.
2. Cho sơ đồ như hình dưới đây:
Hãy xác định:
a. Sơ đồ trên mô tả cấu trúc nào? Tên các cấu trúc (1),
(2), (3), (4) trong hình.
b. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của
chất A và chất B đến hoạt động của synape thần kinh
– cơ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Chất A
gây ức chế kênh Ca2+, chất B phân giải enzyme
acetylcholinesterase. Hãy giải thích hậu quả xảy ra khi
dùng 2 chất này tác động lên quá trình xảy ra ở
hình bên.

Hướng dẫn chấm:


6.1.a Đúng. Sự ức chế bơm Cl- làm tăng HCO3- trong máu, dẫn đến tăng 0,25
pH máu.
6.1.b Đúng. Các ion HCO3- và H + được tạo ra do phản ứng chuyển hóa 0,25
CO2 với H2O. Sự gia tăng CO2 sẽ dẫn đến sự gia tăng các phản vận
chuyển H + / Na + và HCO3 / Cl– qua biểu mô mang.
6.1.c Sai. Khi chuỗi vận chuyển điện tử bị chặn, việc sản xuất ATP bị 0,25
giảm gây ra sự giảm dòng Na + và dòng ra HCO3- vì cả bơm Na + /
H + và HCO3- / Cl- đều sử dụng ATP.
6.1.d Đúng. Trong quá trình nhiễm kiềm, tế bào biểu mô tăng tổng hợp 0,25
một protein phản lực Cl- / HCO3 chính để xuất HCO3- từ dịch cơ
thể để đổi lấy Cl-.
6.2.a 1- Màng trước xi náp. 0,25
2- Túi/ Bóng chứa chất trung gian hoá học.
3- Thụ thể.
4- Màng sau synape
6.2.b - Ca2+ có tác dụng giải phóng acetylcholin từ bóng synape ra khe 0,25
synape => tác động vào màng sau synape => xuất hiện điện động
trên màng sau của synape.
- Chất A ức chế kênh Ca2+ --> Ca2+ không đi vào chùy synape --> 0,25
thiếu Ca2+ => quá trình giải phóng chất trung gian hóa học
(acetylcholine) giảm => xung thần kinh không truyền qua các noron
=> không có cảm giác.
- Chất B phân hủy enzyme acetylcholinesterase làm cho chất trung 0,25
gian hóa học là acetylcholine không bị phân hủy, tích tụ nhiều ở
màng sau synape gây hưng phấn liên tục --> co cơ liên tục --> cơ
cứng.

Câu 7 (2,0 điểm). BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH:


1. Dấu hiệu của hiện tượng vết thương bị nhiễm trùng là nóng đỏ, sưng lên và hình thành
mủ. Em hãy giải thích cơ chế của hiện tượng này ?
2. Đồ thị sau phản ánh sự thay đổi hàm lượng RNA và hai loại kháng thể IgG và IgM của
bệnh nhân nhiễm Sars-CoV2 trong quá trình bị nhiễm và phục hồi:
a. Để phát hiện sớm người bị nhiễm virus, người ta có hai phương pháp là RT- PCR và
xét nghiệm kháng thể. Tại sao phương pháp xét nghiệm RT-PCR lại cho kết quả sớm
và chính xác hơn phương pháp xét nghiệm kháng thể?
b. Người ta có thể sử dụng huyết tương của người đã điều trị khỏi Sars – CoV2 để điều
trị cho người bệnh. Thực chất của phương pháp điều trị này là sử dụng thành phần
nào trong cơ thể người đã điều trị khỏi bệnh? Phương pháp này khác gì so với
phương pháp sử dụng vaccine?
Hướng dẫn chấm:
7.1 - Hiện tượng nóng đỏ và sưng lên là do :Các phân tử histamine được 0,25
giải phóng bởi dưỡng bào tại các mô bị tổn thương làm các mạch máu
lân cận dãn và tăng tính thấm đồng thời các phân tử báo hiệu được giải
phóng từ tế bào đại thực bào làm tăng thêm dòng máu đến vị trí bị tổn
thương, kết quả là tăng cung cấp máu tại chỗ gây nóng đỏ, các mao
mạch phồng lên gây rỉ dịch vào mô xung quanh, làm sưng lên.
- Hiện tượng tích mủ: do xác tế bào bạch cầu, đại thực bào, xác vi
khuẩn và mãnh vỡ tế bào tích tụ lại. 0,25
7.2.a - Ngay từ khi mới xâm nhập cơ thể, nồng độ RNA virus đã tăng 0,25
nhanh. Vì vậy xét nghiệm sự có mặt virus bằng RT – PCR sẽ chuẩn
xác vì đánh giá ngay được vật chất di truyền của virus. Tuy nhiên
trong vài ngày đầu, nồng độ virus quá nhỏ, phương pháp này vẫn có
thể cho kết quả âm tính mặc dù cơ thể có virus.
- Test kháng thể kiểm tra sự có mặt của protein kháng virus trong 0,5
mãu cơ thể chủ. IgM chỉ xuất hiện sau 7 ngày nhiễm và có nồng độ
cao nhất ở 17 ngày (với người khỏi bệnh), còn IgG chỉ bắt đầu xuất
hiện sau 14 ngày nhiễm. Do đó, nếu test này thực hiện trên bệnh
nhân ở giai đoạn sớm sẽ cho kết quả âm tính dù bệnh nhân có virus.
7.2.b - Kháng thể có trong huyết tương được sử dụng để điều trị cho người 0,25
bệnh là IgG vì sau khi điều trị khỏi, nồng độ IgM giảm và mất hẳn
nhưng nồng độ IgG vẫn cao và duy trì ổn định trong máu.
- Sử dụng vaccine là phương pháp đưa kháng nguyên đặc trưng của 0,25
virus vào cơ thể người chưa nhiễm bệnh (thường kháng nguyên này
là các gai glicoprotein của virus), khi đó người được tiêm sẽ tạo ra
phản ứng đề kháng, làm tăng nồng độ kháng thể kháng virus trong
máu đồng thời kích hoạt trí nhớ miễn dịch. Khi virus thực sự xâm
nhập, cơ thể nhanh chóng tạo kháng thể chống virus nên có thể tiêu
diệt virus từ ngay giai đoạn đầu.
- Sử dụng huyết tương của người đã khỏi bệnh là phương pháp tận
dụng lượng kháng thể vốn có trong cơ thể người cho huyết tương 0,25
để hỗ trợ điều trị cho người bệnh từ đó tăng khả năng chống chịu.
Tuy nhiên phương pháp này không kích hoạt trí nhớ miễn dịch của
người được tiêm.

Câu 8 (2,0 điểm). NỘI TIẾT:


Hormone Cortizol của miền vỏ tuyến trên thận kích thích phân giải protein và lipit.
Bảng dưới đây cho biết mức nồng độ các hoocmôn Cortizol, ACTH (hormone kích thích
vỏ tuyến trên thận) và CRH (hormone giải phóng hướng vỏ tuyến trên thận) ở 6 mẫu máu
xét nghiệm (kí hiệu B1 – B6).
Mẫu
B1 B2 B3 B4 B5 B6
Hoocmôn
Cortizol Thấp Thấp Bình thường Cao Thấp Cao
ACTH Cao Thấp Bình thường Cao Thấp Cao
CRH Cao Thấp Bình thường Cao Cao Thấp
a. Hãy cho biết bốn mẫu nào trong sáu mẫu (B1 – B6) tương ứng với bốn bệnh nhân
được chẩn đoán: (1) Ưu năng tuyến yên, (2) Giảm nhạy cảm của thụ thể với ACTH ở vỏ
tuyến trên thận, (3) Bị stress kéo dài, (4) Tăng nhạy cảm của thụ thể với Cortizol ở vùng
dưới đồi. Giải thích.
b. Ưu năng tuyến trên thận kéo dài (mạn tính) ảnh hưởng đến kích thước tuyến yên và
khối lượng cơ thể như thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
8.a - B6: Ưu năng tuyến yên.
Ưu năng tuyến yên làm tăng tiết ACTH kích thích vỏ trên thận tăng 0,5
tiết cortizol. Cortizol cao ức chế vùng dưới đồi giảm tiết CRH.
- B1: Giảm nhạy cảm của thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận.
Giảm nhạy cảm với ACTH, làm giảm tiết cortizol. Cortizol thấp 0,5
giảm ức chế vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên. Kết quả là CRH
và ACTH cao.
- B 4: Bị stress kéo dài. 0,25
Stress kích thích liên tục vùng dưới đồi tăng tiết CRH, dẫn đến tăng
tiết ACTH. ACTH cao kích thích tăng tiết cortizol.
- B 2: Tăng nhạy cảm của thụ thể với cortizol ở vùng dưới đồi. 0,25
Tăng nhạy cảm với cortizol làm tăng tín hiệu ức chế vùng dưới đồi
giảm tiết CRH, dẫn đến giảm tiết ACTH. ACTH thấp giảm kích
thích tiết cortizol.
8.b - Ưu năng tuyến trên thận mạn tính làm tiết liên tục cortizol ở nồng 0,25
độ cao, do đó, liên tục ức chế lên thùy trước tuyến yên, làm giảm
kích thước tuyến yên.
- Cortizol cao tăng phân giải prôtêin và lipit làm giảm khối lượng cơ 0,25
thể.
Câu 9 (2,0 điểm). DI TRUYỀN BIẾN DỊ CẤP ĐỘ PHÂN TỬ:
a. Để xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một
loại nucleotide được đánh dấu phóng xạ. Cho biết tên của loại nucleotide và nguyên lý
của phương pháp nói trên.
b. Hãy nêu cơ chế để một gen tiền ung thư (proto-oncogen) có thể chuyển thành
gen ung thư (oncogen) khi gen đó không có sự thay đổi về trình tự nucleotide.
c. Sử dụng hoá chất 5-bromouracil để gây đột biến ở Operon Lac của E.coli, thu
được đột biến ở giữa vùng mã hoá của gen Lac Z. Nêu hậu quả của đột biến này đối với
sản phẩm của các gen cấu trúc.
Hướng dẫn chấm:
- Tên nucleotide: Thymine (T) 0,25
- Nguyên lý:
+ Pha G1 và G2 : DNA phiên mã thường xuyên, sử dụng nhiều
9.a A,U,G,X nhưng không dùng T. 0,25
+ Pha S: ADN nhân đôi cần A,T,G,X. Nucleotit loại T chỉ dùng ở
pha này  Khoảng thời gian tế bào hấp thụ T tương ứng độ dài pha 0,25
S.
9.b - Lặp gen: nhiều bản sao của gen có thể làm tăng mức độ biểu hiện 0,25
của gen. 0,25
- Đột biến ở vùng promotor hoặc trình tự tăng cường: tăng mức độ
biểu hiện gen.
- Chuyển đoạn: đưa gen tiền ung thư đến vị trí được điều khiển bởi 0,25
promoter hoạt động mạnh  tăng mức độ biểu hiện của gen.
- Mất đoạn hoặc đột biến mất chức năng liên quan đến trình tự điều 0,25
hoà âm tính các gen ung thư: có thể hoạt hoá các gen tiền ung thư
thành các gen ung thư.
- 5- bromouracil gây đột biến thay thế ở gen Lac Z  sản phẩm của 0,25
gen cấu trúc Lac Y và Lac A không ảnh hưởng, tạo ra sản phẩm bình
thường
- Đột biến ở gen Lac Z có thể:
+ Là đột biến câm: sản phẩm của gen Lac Z là enzyme galactosidase 0,25
9.c
tạo ra bình thường
+ Là đột biến nhầm nghĩa: nên sản phẩm của gen Lac Z là enzyme 0,25
galactosidase có thể biến đổi làm giảm hoặc tăng hoạt tính; không
được tạo ra hoặc tạo ra ngắn hơn bình thường và thường mất chức
năng.
Câu 10 (2,0 điểm). ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN:
Một phòng thí nghiệm có 10 chủng vi khuẩn E. coli mang các đột biến khác nhau nằm
trên operon lac của các vi khuẩn này. Mỗi chủng vi khuẩn mang một trong 5 đột biến:
lacZ-, lacY-, lacI- , lacIs (lacIs mã hóa chất ức chế có thể bám vào operator nhưng không
thể bám vào chất cảm ứng), hoặc lacO- (Operator của operon lac đột biến làm chất ức chế
không thể bám vào nó). Biết rằng chủng số 6 là một thể đột biến lacZ-.
Phân lập đoạn DNA mang operon lac từ mỗi chủng (gọi là chủng cho) và biến nạp
đoạn DNA này vào các chủng khác, tạo ra chủng lưỡng bội từng phần (gọi là chủng
nhận). Sau đó, các chủng nhận được nuôi trên môi trường tối thiểu chứa lactose là nguồn
carbon duy nhất . Sự sinh trưởng của các chủng được ghi lại trong ảnh dưới đây ( dấu “+”
biểu thị chủng đang sinh trưởng, dấu “-“ biểu thị chủng không sinh trưởng được).
Hãy xác định kiểu gene đột biến liên quan đến operon lac của tất cả các chủng vi
khuẩn trên? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
- Các chủng lưỡng bội từng phần có kết quả sinh trưởng giống nhau 0,5
chứng tỏ đột biến đã xảy ra ở cùng vị trí trên gene  (1,8), (2,4),
(3,10), (5,9) và (6,7) là những nhóm đột biến chung.
- Vẽ lại kết quả lai lưỡng bội từng phần: 0,5
1,8 2,4 3,10 5,9 6,7
1,8 - - - + -
2,4 - + + + +
3,10 - + - + +
5,9 + + + + + 0,25
6,7 - + + + -
- LacIS mã hóa enzyme bám vào promoter nhưng không bám vào chất
cảm ứng  gây tắt biểu hiện với tất cả các chủng nhận ngoài trừ
trường hợp chủng nhận đột biến ở operater  0,25
Chủng (1,8) đột biến ở LacIS và chủng (5,9) đột biến ở lacO-. 0,25
(0,5 điểm)
- Chủng đột biến số 6 là lacZ - là 6  chủng đột biến số 7 cũng là đột 0,25
biến ở lacZ-.
- Chủng đột biến ở lacY- khác nhau khi bổ sung cho nhau sẽ tạo thành
chủng bổ sung có operon luôn không biểu hiện enzyme permease 
không sinh trưởng được  chủng (3,10).
(0,25
điểm)
- Chủng đột biến ở lacI- khác nhau khi bổ sung cho nhau sẽ tạo thành
chủng bổ sung có operon luôn hoạt động  sinh trưởng được 
chủng (2,4).

-------- HẾT --------

You might also like