You are on page 1of 4

Trường THPT Nam Sách GV: Nguyễn Thị Hài

KHẢO SÁT HSG 12 – ĐỀ SỐ 24


Câu 1. (1,0 điểm).
1. Trong quá trình phân chia tế bào, giai đoạn phân chia tế bào chất có sự khác biệt giữa tế bào thực vật và
tế bào động vật. Em hãy chỉ ra sự khác biệt và giải thích vì sao lại có sự khác biệt đó.
2. Trong quá trình nguyên phân, hiện tượng NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và tháo xoắn cực đại vào
kì cuối có ý nghĩa gì ?
Câu 2. (1,0 điểm).
Ở một loài động vật, người ta xét 3 cặp NST thường và 1 cặp NSY giới tính (XX ở giới đực và XY ở giới
đực). Quan sát quá trình giảm phân tại vùng chín của loài này có kiểu gen AaBbDdX EfXeF, người ta thấy
khoảng 1/3 số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen tạo ra các loại giao tử mới. Theo lí thuyết, cá thể này cần
tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa. Biết rằng
mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường.
Câu 3. (1,0 điểm)
Các câu sau đây đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.
1. Ở người, trong quá trình biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng nhất.
2. Ở người, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở dạ dày.
3. Trong miệng có enzym tiêu hoá cả tinh bột sống và tinh bột chín.
4. Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì túi mật không tiết enzym tiêu
hoá.
Câu 4. (2,0 điểm)
Trong một thí nghiệm xác định khả năng chịu sáng của thực vật, người ta đã chiếu sáng với cường
độ như nhau vào 3 cây A, B, C thuộc ba loài khác nhau. Kết quả thu được:
- Cây A không thải ra CO2 và cũng không hấp thụ CO2.
- Cây B hấp thụ CO2, không thải CO2.
- Cây C chỉ thải CO2.
1. Thí nghiệm trên dựa trên chỉ tiêu sinh lí nào của cơ thể thực vật?
2. Dựa vào chỉ tiêu sinh lí đó, hãy cho biết cây A, B, C thuộc các nhóm thực vật nào?
3. Để đạt hiệu suất quang hợp cao cần phải trồng những cây này ở đâu?
Câu 5. (1 điểm).
Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào? Tại sao quá trình truyền tin qua xináp chỉ truyền theo
một chiều từ màng trước sang màng sau mà không theo chiều ngược lại?
Câu 6. (2 điểm)
1. Cho bảng liệt kê tỉ lệ tương đối của các bazơ nitơ có trong thành phần axit nuclêic được tách chiết từ các
loài khác nhau:
Loại Ađênin Guanin Timin Xitôzin Uraxin
I 21 29 21 29 0
II 29 21 29 21 0
III 21 21 29 29 0
IV 21 29 0 21 29
Hãy cho biết dạng cấu trúc vật chất di truyền của các loài nêu trên.
2. Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen chủ yếu phát sinh quá trình nhân đôi ADN ?
Câu 7. (2 điểm)
1. Trên phân tử mADN có bazơ guanin trở thành dạng hiếm thì qua quá trình tự nhân đôi sẽ gây đột biến
thay thế cặp G - X thành cặp A - T. Trên một gen có bazơ nitơ guanin dạng hiếm G *, gen này tiến hành
nhân đôi 3 lần liên tiếp 2 lần.
a. Hãy viết sơ đồ mô tả cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G - X bằng cặp A - T của bazơ nitơ dạng
hiếm.
b. Trong các gen được tạo ra có bao nhiêu gen bị đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T.
2. Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:
Côđon 5’AAA3’ 5’XXX3’ 5’GGG3’ 5’UUU3’ hoặc 5’XUU3’ hoặc 5’UXU3’
5’UUX3’ 5’XUX3’
Axit amin Lizin (Lys) Prôlin (Pro) Glixin (Gly) Phêninalanin Lơxin (Leu) Xêrin (Ser)
tương ứng (Phe)
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axit
amin: Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc
bằng guanin (G). Hãy xác định trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc và mạch bổ sung của gen trước khi bị
đột biến.

-------------------Hết -----------------------
Gợi ý làm bài:

A. Quy định chung


- Điểm bài làm được làm tròn đến 0,25.
- Một ý có 2 nội dung với biểu điểm 0,25, HS làm được ½ ý cho 0,125 điểm.
B. Quy định cụ thể

Câu Ý Nội dung Điểm


1. (1,0 1 (0,5 - Ở tế bào động vật có sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế 0,25
điểm). điểm) bào, bắt đầu từ ngoài vào trung tâm.Còn ở tế bào thực vật có sự hình
thành vách ngăn từ trong ra.
- Nguyên nhân có sự khác nhau : tế bào thực vật có thành xenlulôzơ 0,25
rất vững chắc hạn chế khả năng vận động của tế bào.
2 (0,5 - Vào kì sau, NST trượt về 2 cực của tế bào. Vì vậy, sự đóng xoắn 0,25
điểm) cực đại của NST vào kì giữa sẽ giúp cho quá trình phân li của NST
về 2 cực của tế bào không bị đứt gãy (tránh đột biến NST).
- Vào kì cuối, NST tháo xoắn cực đại là để giúp các enzim tiếp xúc 0,25
được với phân tử ADN để thực hiện quá trình nhân đôi ADN và
phiên mã.
2. * Số giao tử tối đa của cá thể trên :
(1,0 - Xét cá thể có kiểu gen AaBbDdXEfXeF có :
điểm). + Có 3 cặp NST thường, mỗi cặp cho tối đa 2 loại giao tử. 0,25
+ Có 1 cặp NST giới tính XEfXeF cho tối đa 4 loại giao tử. và Số giao
tử tổi đa của cá thể : 23 . 4 = 24 loại.
* Do XX là giới đực, XY là giới cái và cá thể có kiểu gen
AaBbDdXEfXeF là cá thể đực.
- Từ 1 tế bào sinh tinh giảm phân sẽ cho tối đa 4 loại tinh trùng. 0,25
- Gọi số tế bào sinh dục cần tìm là a. ta có : 1/3a giảm phân cho 4
loại giao tử và 2/3a giảm phân cho 2 loại giao tử à (1/3a x 4) + (2/3a 0,25
x 2) = 32 à a = 12.
Vậy cá thể này cần tối thiểu 12 tế bào sinh dục chín tham gia giảm 0,25
phân để thu được số loại giao tử tối đa.
3. 1 Sai. Tiêu hóa hóa học là quan trọng nhất, vì quá trình này biến đổi 0,25
(1,0 thức ăn thành những chất đơn giản cuối cùng, hấp thụ được vào cơ
điểm) thể.
2 Sai. Quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở ruột non vì ruột có đủ các 0,25
loại enzym để biến đổi tất cả thức ăn về mặt hoá học.
3 Sai. Trong miệng chỉ có enzym tiêu hoá tinh bột chín thành manto. 0,25
Ở ruột non mới có enzym amilaza tiêu hoá được cả tinh bột sống và
chín.
4 Đúng. Mật do gan tạo ra. Túi mật chỉ là nơi chứa chứ không tiết mật. 0,25
Mật giúp phân nhỏ các giọt mỡ để biến đổi mỡ nhanh hơn thành axit
béo và glixerol.
Chú ý: Đúng không cần giải thích vẫn cho điểm, sai không giải thích không được
điểm.
4. - Chỉ tiêu sinh lý nhận biết các cây là điểm bù ánh sáng: 0,5
(2,0 - Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp
điểm). bằng cường độ hô hấp. (Trên điểm bù ánh sáng cường độ quang hợp
lớn hơn cường độ hô hấp và ngược lại).
- Cây A không thải cũng không hấp thụ CO2 chứng tỏ cường độ ánh 0,25
sáng này là điểm bù ánh sáng của cây: Cây hô hấp phân giải các sản
phẩm của quang hợp tạo ATP cung cấp cho cơ thể đồng thời giải
phóng CO2 và H2O. Do cuờng độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
nên CO2 thải ra trong hô hấp được sử dụng hết trong quang hợp do
đó cây không thải và không hấp thụ CO2. Vậy cây A là cây trung
tính.
- Cây B chỉ hấp thụ CO2 chứng tỏ cường độ ánh sáng này cao hơn 0,25
điểm bù ánh sáng của cây, khi đó cường độ quang hợp lớn hơn
cường độ hô hấp nên CO2 thải ra từ hô hấp không đủ cung cấp cho
cây quang hợp ở cường độ ánh sáng đó vì vậy cây phải lấy thêm CO2
từ bên ngoài môi trường để tiến hành quá trình tổng hợp vật chất.
Vậy cây B là cây ưa bóng
- Cây C chỉ thải CO2 điều này cho thấy cường độ ánh sáng này thấp 0,25
hơn điểm bù ánh sáng của cây, khi đó cường độ hô hấp lớn hơn
cường độ quang hợp: CO2 thải ra không những đủ cung cấp cho hoạt
động quang hợp tạo sản phẩm tích luỹ mà còn dư thừa nên có hiện
tượng thải ra ngoài. Vậy cây C là cây ưa sáng.
Muốn trồng cây này đạt hiệu suất cao cần dựa vào điềm bù ánh sang
của từng cây để chọn địa điểm trồng thích hợp. 0,25
- Cây A là cây trung tính có thể trồng ở mọi địa điểm. 0,5
- Cây B là cây ưa bóng nên trồng có cường độ ánh sáng yếu. VD:
trồng dưới tán các cây khác… - Cây C là cây ưa sáng trồng ở nơi có
cường độ ánh sáng cao. VD: trên đỉnh đồi, hay nơi quang đãng…

4
(0,25)
5. (1 1 Quá trình truyền tin qua xináp gồm: - Xung thần kinh đi đến làm 0,25
điểm). (0,75 Ca2+ đi vào trong chùy xinap.
điểm)
- Ca2+ đi vào làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng 0,25
trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap đến màng
sau.
- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap làm xuất 0,25
hiện điện thế hoạt động ở màng sau và lan truyền đi tiếp.
2 - Truyền tin qua xinap chỉ theo một chiều từ màng trước qua màng 0,25
(0,25 sau vì: Chỉ ở chùy xinap mới có các bóng chứa chất trung gian hóa
điểm) học, chỉ ở màng sau xinap mới có các thụ quan tiếp nhận các chất
này. Vì vậy xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ
cảm đến cơ quan đáp ứng.
6. 1 Dựa trên cơ sở của nguyên tắc bổ sung của các bazơ nitơ: nếu ADN 0,25
(2 (1,0 (hoặc ARN) có cấu trúc 2 mạch khớp bổ sung thì số nu G = X, A =
điểm) điểm) T → vật chất di truyền của các loài :
- Loài I: Do G = X = 29, A = T = 21 nên có ADN xoắn kép.
- Loài II: Do G = X = 21, A = T =29 nên có ADN xoắn kép. 0,25
- Loài III: Do A ≠ T, G ≠ X → ADN mạch đơn . 0,25
- Loài IV: Do vật chất di truyền không có nuclêôtit T, do A ≠ U, G ≠ 0,25
X → ARN sợi đơn.
2 (1,0 - Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. Những 0,25
điểm) biến đổi này thường liên quan đến một cặp nuclêôtit (đột biến điểm)
hay một số cặp nuclêôtit.
Vì: - Khi phân tử ADN không nhân đôi thì 2 mạch của ADN xoắn 0,25
kép nên có cấu trúc bền vững, các tác nhân đột biến khó có thể làm
thay đổi cấu trúc của ADN.
- Trong quá trình nhân đôiADN, tác nhân đột biến có thể tác động 0,25
làm biến đổi cấu trúc của bazơ nitơ làm cho các nuclêôtit của môi
trường lắp ráp không theo NTBS với nuclêôtit trên mạch khuôn gây
đột biến gen.
- Trong quá trình nhân đôi ADN có thể xảy ra những sai sót ngẫu 0,25
nhiên của enzim ADN polimeraza làm cho một số nuclêôtit được
lắp ráp không theo NTBS với nuclêôtit trên mạch khuôn gây đột
biến gen. Tuy nhiên, khi nhân đôi ADN vẫn có thể phát sinh đột biến
gen bởi virút, yếu tố di truyền vận động nhưng với xác suất rất thấp.
1 a. Sơ đồ mô tả cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G - X bằng cặp 0,25
7. (2 (1,0 A - T của bazơ nitơ dạng hiếm : G* - X à G* - T à A - T.
điểm) điểm)
b. Số gen bị đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T: - Số gen 0,25
con tạo thành là 22 = 4 gen.
- Trong đó có ½ gen bình thường (không bị đột biến) ; ½ số gen còn 0,25
lại có 1 gen ở dạng tiền đột biến (G* - T) (vì quá trình nhân đôi của
ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn, trong các phân tử ADN
con luôn có một phân tử ADN có mang bazơ nitơ dạng hiếm của
ADN ban đầu).
- Số gen bị đột biến là ½ .4 - 1 = 1 gen. 0,25
2 *Trình tự axit amin của gen đột biến: Pro - Gly - Lys - Phe. 0,25
(1,0 và Trình tự mARN đột biến: 5’XXX GGG AAA UUX 3’
điểm) Hoặc 5’XXX GGG AAA UUU3’
- Trình tự nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen đột biến: 3’GGG XXX 0,25
TTT AAG 5’ Hoặc 3’GGG XXX TTT AAA 5’
Mà đột biến làm thay thế 1 nuclêôtit A trên mạch mã gốc bằng G. 0,25
Nên: Mạch mã gốc của gen đột biến là: 3’ GGG XXX TTT AAG 5’
Mạch mã gốc của gen ban đầu là: 3’ GGG XXX TTT AAA 5’ Mạch 0,25
bổ sung của gen ban đầu là: 3’ XXX GGG AAA TTT 5’

-------------------Hết -----------------------

You might also like