You are on page 1of 7

este

Câu 1: Este nào sau đây có mùi chuối chín?


A. Etyl fomat B. Benzyl axetat C. Isoamyl axetat D. Etyl butirat
Câu 2: Tên gọi của CH3CH2COOCH3 là
A. metyl propionat B. propyl axetat
C. etyl axetat D. metyl axetat
Câu 3: Đun nóng este HCOOCH3 với một lương vừa đủ dung dịch NaOH sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH B. HCOONa và CH3OH
C. HCOONa và C2H5OH D. CH3COONa và C2H5OH
Câu 4: Cho các este sau: etyl fomat (1); vinyl axetat (2); triolein (3); metyl acrylat (4); phenyl axetat (5). Dãy gồm
các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (5)
Câu 5:
Cho các phát biểu sau:
Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Phân tử amilozơ có mạch phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn như lò xo.
Phenol ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
Số phát biểu sai là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 6: Cho các chất sau: triolein, tristearin, tripanmitin, vinyl axetat, metyl axetat. Số chất tham gia phản ứng cộng
H2 (Ni, to) là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 7: Công thức phân tử tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 (n ≥ 3). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2n–2O2 (n ≥ 4).
Câu 8: Cho các phát biểu sau :
(a), Triolein có khả năng cộng hiđro khi có xúc tác Ni
(b), Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ
(c), Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
(d), Tristearin , triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 9: Số este có công thức phân tử C5H10O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là?
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 10: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:
A. 6 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 11: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại trieste được tạo
ra tối đa là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 12: Este X có công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các điều kiện sau :
⎯⎯
→ Y1 + Y2
X + H 2 O ⎯

t  , xt
Y1 + O2 ⎯⎯⎯ → Y2 + H 2 O
Tên gọi của X là :
A. iso-propyl fomat B. n-propyl fomat C. etyl axetat D. metyl propionat
Câu 13: Chất hữu cơ X mạch thẳng có CTPT C4H6O2.
+ ddNaOH
Biết X ⎯⎯⎯⎯ → A ⎯⎯⎯⎯⎯ → Etilen
o
NaOH , CaO , t

Công thức cấu tạo của X là


A. CH3COOCH=CH2 B. CH2=CH-CH2-COOH
C. CH2=CH-COOCH3 D. HCOOCH2-CH=CH2
Câu 14: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
C. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). D. Dung dịch NaOH (đun nóng).
Mức độ vận dụng - Đề 1
Câu 15: Đun nóng 0,2 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn
dung dịch thu được ancol etylic và 19,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là?
A. CH3COOC2H5 B. C2H3COOC2H5 C. C2H5COOCH3 D. C2H5COOC2H5
Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,3 mol (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch KOH dư thu được m gam muối. Giá
trị của m là
A. 264,6 gam. B. 96,6 gam. C. 88,2 gam. D. 289,8 gam.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol
H2O. Cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 18,28 gam. B. 27,14 gam. C. 27,42 gam. D. 25,02 gam.
Câu 18: Cho 8,88 gam chất chứa nhân thơm X có công thức C2H3OOCC6H3(OH)OOCCH3 vào 200 ml KOH 0,9M
đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được b gam chất rắn khan. Giá trị của b là
A. 14,64. B. 16,08. C. 15,76. D. 17,2.
Câu 19: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 50 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra
một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X?
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 20: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu
được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt
cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 24,6 B. 20,5 C. 16,4 D. 32,8
Câu 20: Đáp án A
Do thủy phân X thu được muối natri axetat nên 2 este là este của axit axetic.
nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,6 mol
=> n ancol = nH2O – nCO2 = 0,2 mol
Số C trong mỗi ancol: 0,4/0,2 = 2
Vậy 2 ancol là: CH3CH2OH (x mol) và C2H4(OH)2 (y mol)
x + y = 0,2
46x + 62y = 10,8
=> x = y = 0,1
Este là: CH3COOC2H5 (0,1 mol) và (CH3COO)2C2H4 (0,1 mol)
=> nCH3COONa = 0,3 mol
m = 0,3.82 = 24,6 gam
Câu 21: Có các chất sau : 1. Tinh bột, 2. Xenlulozơ, 3. Saccarozơ, 4. Fructozơ. Khi thủy phân các chất trên thì những
chất nào chỉ tạo thành glucozơ :
A. 1,2 B. 2,3 C. 1,4 D. 3,4
Câu 22: Cacbohidrat X có đặc điểm:
− Bị thủy phân trong môi trường axit
− Thuộc loại polisaccarit
− Phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ
Cacbohidrat X là ?
A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Xenlulozơ D. Tinh bột
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
(f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 24: Cho 500ml dung dịch glucozo phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 1,08 gam Ag.
Nồng độ của dung dịch glucozo đã dùng là:
A. 0,20M B. 0,10M C. 0,02M D. 0,01M
Câu 25: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại
monosaccarit là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng
+
+ H 2 O , H ,t o
+Y , xt ,t
Xenlulozo ⎯⎯⎯⎯ ⎯
→ X ⎯menruou
⎯⎯⎯ →Y ⎯⎯ ⎯⎯ → Z ⎯⎯⎯ ⎯
→T
o
mengiam

Công thức của T là:


A. CH3COOH B. CH3COOC2H5 C. C2H5COOH D. C2H5COOCH3
Câu 27: Cho các nhận xét sau:
(1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%.
(2) Có thể phân biệt glucozơ và frucozơ bằng phản ứng tráng gương.
(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccacozơ đều cho cùng một loại monosaccarit.
(4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói.
(6) Mặt cắt củ khoai lang tác dụng với I2 cho màu xanh tím.
(7) Saccazozơ là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và frucozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng
ruột phích.
Số nhận xét đúng là:
A. 4 B. 7 C. 5 D. 6
Câu 28: Có các phát biểu sau:
(1) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(2) Các sản phẩm thủy phân xenlulozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(3) Dung dịch fructozo hòa tan được Cu(OH)2.
(4) Công thức phân tử tổng quát của cacbohiđrat là Cn(H2O)m.
(5) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(6) Phân tử saccarozơ được tạo bởi gốc β-glucozo và α-fructozo.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5

Câu 29: Cho các phát biểu sau:


(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit;
Phát biểu đúng là
A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (2) và (4).
Câu 9: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, amilozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit
là:
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh
B. Glucozơ bị oxi hóa bởi H2 (Ni, to).
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Saccarozơ không bị thủy phân.
Câu 11: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào lát cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu
A. đỏ. B. xanh tím. C. nâu đỏ. D. hồng.
Câu 33: Trong phân tử của cacbohidrat luôn có
A. Nhóm chức xeton B. Nhóm chức axit C. Nhóm chức ancol D. Nhóm chức andehit
Câu 34: Saccarozo có thể tác dụng với các chất nào sau đây
A. H2/Ni,to; AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2, dd H2SO4 loãng, t0
C. H2SO4 loãng nóng, H2/Ni,to D. Cu(OH)2; AgNO3/NH3
Câu 35: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ
hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 75g kết tủa. Giá trị của m là
A. 65. B. 75. C. 8. D. 55.
Câu 35: Đáp án B
C6H10O5 -> C6H12O6 -> 2CO2 -> 2CaCO3
½ .0,75.100/81 <- 0,75 mol
=> m = 75g
Câu 36: Từ 16,2 kg gạo có chứa 81% tinh bột có thể sản xuất được V lít ancol etylic 230, biết hiệu suất của cả quá
trình lên men đạt 75%, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của V là
A. 30,375 lít B. 37,5 lít. C. 40,5 lít . D. 24,3 lít.
Câu 36: Đáp án A
Khối lượng tinh bột là:
mtinh bột=16,2.81/100=13,122 (g).
(C6 H10 O5 )n → nC6 H12 O6 → 2nC2 H5 OH
Theo sơ đồ trên số mol rượu theo lí thuyết điều chế được là:
13,122 75
nC2 H10O5 ( LT ) = .2 = 0,162(kmol ) → nC2 H10O5 (TT ) = 0,162. = 0,1215(kmol )
162 100
m 0,1215.46
Thể tích của rượu nguyên chất là: VC2 H5OH = = = 6,98625(l ).
d 0,8
100
Thể tích rượu 23o thu được là: 6,9825. = 30,375(l ).
23
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu
được 1,8 gam nước. Giá trị của m là
A. 6,20 B. 5,25 C. 3,60 D. 3,15
Câu 37: Đáp án D
4 chất Xenlulozơ , tinh bột, fructozơ, glucozơ, đều thuộc cacbohi đrat => CTTQ: Cn(H2O)m

Bản chất đốt cháy các chất này là quá trình đốt cháy Cacbon: C + O2 ⎯⎯ →CO2
0
t

Từ PTHH: => nC = nO2 = 2,52 : 22,4 = 0,1125 (mol)


BTKL: m = mC + mH2O = 0,1125. 12 + 1,8 = 3,15 (g)
Câu 38: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đậm đặc có H2SO4 đặc, nóng xúc tác. Để có
29,7 kg xenlulozơ trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric, hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị của m là
A. 42 kg. B. 21 kg. C. 30 kg. D. 10 kg.
Câu 38: Đáp án B
n xenlulozơ trinitrat = 29,7 : 297 = 0,1 k . mol
Theo PTHH => n HNO3 = 0,3 mol
ntt 0,3
H% = .100%  90% = .100% => n Lý thuyết = 1/3 k. mol
nlt nlt
=> m HNO3 = 1/3 . 63 = 21 kg
Câu 39: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống 2-3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3 – 4 giọt etanol, vào ống thứ hai 3 – 4 giọt glixerol, vào ống thứ ba 2 ml
dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ cả ba ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 2, Trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2.
(b) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.
(c) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 3: glucozơ đã phản ứng với Cu(OH)2 cho phức đồng glucozơ
Cu(C6H10O6)2.
(d) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 1 và thứ 2 đều có hiện tượng: kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 2 tạo ra chất [C3H5(OH)2O]2Cu (đồng (II) glixerat).
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 40: Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi
phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch đồng nhất.
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng
nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
Cho các nhận định sau đây
(a) Sau bước 1, trong cốc thu được một loại monosaccarit.
(b) Phản ứng xảy ra trong bước 1 là phản ứng thuận nghịch
(c) Có thể thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%
(d) Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.
(e) Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước nóng.
(f) Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.
Số nhận định đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

You might also like