You are on page 1of 2

Trường THPT Bà Điểm Lớp 12

ĐỀ 4 TỔNG ÔN CHƯƠNG 1 VÀ CHƯƠNG 2


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Công thức của xenlulozơ là
A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H7O2(OH)2]n. C. [C6H5O2(OH)5]n. D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 2: Số nguyên tử oxi trong một phân tử triglixerit là
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 3: Glucozơ và fructozơ đều
A. Có phản ứng tráng bạc. B. Có nhóm –CH=O trong phân tử.
C. Có công thức phân tử C6H10O5. D. Thuộc loại đisaccarit.
Câu 4: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch
NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thủy phân của X trong môi trường kiềm không có khả năng hoà tan
Cu(OH)2. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. CH3CH(OH)CH(OH)CHO. B. HCOOCH2CH2CH2OH.
C. HCOOCH2CH(OH)CH3. D. CH3COOCH2CH2OH.
Câu 5: Muốn chuyển chất béo từ thể lỏng sang thể rắn, người ta tiến hành
A. Đun chất béo với H2 (xúc tác Ni). B. Đun chất béo với dung dịch HNO3.
C. Đun chất béo với dung dịch NaOH. D. Đun chất béo với dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 6: Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi
A. Một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
B. Một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
C. Hai gốc α-fructozơ.
D. Hai gốc α-glucozơ.
Câu 7: Cho các phát biểu sau
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường bazơ là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 8: Chất X có cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. Etyl axetat. B. Metyl propionat. C. Propyl axetat. D. Metyl axetat.
Câu 9: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 10: Mệnh đề không đúng là
A. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
B. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 11: Cho este đa chức X có công thức phân tử C6H10O4 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm
một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc và có nhánh. Số công thức cấu
tạo phù hợp của X là
A. 1. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 12: Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là:
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 13: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A. HCOONa. B. C2H5COONa. C. C2H5ONa. D. CH3COONa.

GV: Nguyễn Thị Vân Anh 1


Trường THPT Bà Điểm Lớp 12
Câu 14: Ancol etylic được điều chế từ glucozơ bằng phương pháp lên men với hiệu suất là 90%. Hấp thụ toàn bộ
lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam glucozơ vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết
khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 405. B. 324. C. 450. D. 297.

Câu 15: Chất béo tristearin có công thức là


A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 16: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2 (Ni, to). B. AgNO3 trong NH3. C. Nước brom. D. Cu(OH)2.
Câu 17: Cho các phát biểu sau
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất lỏng, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 18: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit
béo đó là
A. C17H31COOH và C17H33COOH. B. C15H31COOH và C17H35COOH.
C. C17H33COOH và C17H35COOH. D. C17H33COOH và C15H31COOH.
Câu 19: Polime X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot
hợp chất màu xanh tím. Polime X là
A. Saccarozơ. B. Glicogen. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột.
Câu 20: Cho các chuyển hoá sau
xuùc taùc
(a) X + H2O  Y(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → amoni gluconat + Ag + NH4NO3
xuùc taùc aùnh saùng
(c) Y  E + Z (d) Z + H2O  chaát dieäp luïc X+G
X, Y và Z lần lượt là
A. xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit. B. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic.
C. tinh bột, glucozơ và ancol etylic. D. xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic.
Câu 21: Este X hai chức, mạch hở, phân tử có chứa 4 liên kết π. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol (phân tử
có 5 liên kết π). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 3,9 mol O2 thu được 3,64 mol CO2.
Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,54 mol E cần vừa đủ 690 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của m là
A. 69,92. B. 80,36. C. 77,84. D. 84,02.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)


Câu 1 (1 điểm): Viết phương trình phản ứng xảy ra
a. Isopropylaxetat + H2O ( H+ , t0 )
b. Tristearin + NaOH t0

Câu 2 (1 điểm): Đốt cháy este no đơn chức, mạch hở có mol oxi cần dùng để đốt cháy đúng bằng mol CO2 tạo thành.
Hãy gọi tên este trên

Câu 3 (1điểm): Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol
H2O. Mặt khác, cho 17,72 gam X phản ứng vừa đủ với b mol Br2. Giá trị của b là bao nhiêu?

GV: Nguyễn Thị Vân Anh 2

You might also like