You are on page 1of 4

ÔN KIỂM TRA GIỮA HK I- NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: HÓA HỌC 12


Câu 1: Chọn câu phát biểu sai?
A. Tristearin là chất béo ở trạng thái rắn ở nhiệt độ thường.
B. Lipit là chất béo.
C. Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
D. Lipit là các hợp chất hữu cơ không tan trong nước.
Câu 2: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C17H33COOH.Số loại trieste
được tạo ra tối đa là:
A. 4 B. 6 C. 3 D. 5

Câu 3: Cho m gam glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư, có đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 43,2 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 22,5 B. 36 C. 18 D. 27
Câu 4: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
A. HCOOC2H5 là một este no, đơn chức.
B. Các este thường dễ bay hơi và có mùi thơm đặc trưng.
C. So với ancol tương ứng este có nhiệt độ sôi cao hơn.
D. Các este tan tốt trong nước vì chúng tạo được liên kết hidro với nước.
Câu 5: Fructozo không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2/Ni,to B. Cu(OH)2 C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 6: Lên men một tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành etanol, hiệu suất của mỗi quá trình quá trình
là 80%. Khối lượng etanol thu được là:
A. 431,605kg B. 215,802kg C. 345,284kg D. 674,383kg

Câu 7: Cho anilin lần lượt tác dụng với: dung dịch HBr, dung dịch KOH, dung dịch Ba(NO3)2, dung dịch
Br2, khí O2 (to). Số phản ứng hoá học xảy ra:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam một este A thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,40 gam H2O. Công thức
phân tử của A là:
A. C2H4O2 B. C3H6O2 C. C4H8O2 D. C5H10O2

Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng?


A. Trong hạt của thực vật thường có nhiều tinh bột.
B. Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ quá trình cây hút khí O2, thải khí CO2.
C. Dung dịch I2 vào một lát chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím.
D. Xenlulozơ tan được trong nước Svayde.
Câu 10: Đun nóng 48 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic xúc tác H2SO4 đặc, to thu được 47,24 gam
etylaxetat, hiệu suất của phản ứng este hoá là:
A. 80% B. 60% C. 75% D. 50%
Th.S Lê Thị Thu Hương- SĐT: 03680.111.671 1
Câu 11: Triolein có thể tác dụng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch NH4Cl B. H2 (Ni,to) C. Cu(OH)2 D. Dung dịch NaCl.
Câu 12: Sản phẩm thu được khi cho HCOOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH dư là:
A. HCOONa,CH3CHO B. HCOOH, CH3CHO
C. HCOONa, CH2=CH-CHO D. HCOOH, CH2=CH-CHO
Câu 13: Chất X có công thức C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COONH3CH3 B. CH3CH(NH2)COOH
C. NH2CH2CH2COOH D. CH2=CH-COONH4
Câu 14: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức là đồng phân cấu và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn
m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc) thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E
với dung dịch NaOH dư thì có tối đa 2,40 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 5,32 gam hai
muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là:
A. 2,72 gam B. 2,46 gam C. 3,28 gam D. 1,64 gam

Câu 15: X là một amino axit (chứa 1 nhóm amino, có trong tự nhiên). Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với
25 gam dumg dịch NaOH 3,2%. Biết 0,01 mol X tác dung với HCl thu được 1,835 gam muối khan. Công
thức cấu tạo của X là:
A. HOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH B. NH2-C2H3-(COOH)2
C. (NH2)2-C2H3-COOH D. HOOC-CH2-CH2CH(NH2)-COOH.

Câu 16: Khi nghiên cứu cachohidrat X ta nhận thấy:


-X không tham gia phản ứmg träng guơng
-X thủy phân trong nưóc tạo ra hai sản phẩm monosaccarit. Vậy X là:
A. tinh bột B. saccarozơ C. glucozơ D. xenlulozơ.
Câu 17: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là:
A. mật ong. B. mật mía. C. đường phèn. D. đường kính.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Chất béo là đieste của glyxerol với axit béo.
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
(f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu đúng là:
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Th.S Lê Thị Thu Hương- SĐT: 03680.111.671 2


Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 este CH 3COOC2H5 và C2H5COOCH3 cần vừa đủ 200
ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là
A. 17,6 gam. B. 8,8 gam. C. 26,4 gam. D. 13,2 gam.

Câu 20: Cho các chất: glixerol, anilin, saccarozơ, glucozơ chưa dán nhãn được kí hiệu bằng các chữ cái X,
Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với thuốc thử ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng
X, Y, T Cu(OH)2 lắc nhẹ Dung dịch xanh lam
Z Nước brom Kết tủa trắng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. anilin, glixerol, saccarozơ, glucozơ. B. saccarozơ, anilin, glucozơ, glixerol.
C. glixerol, saccarozơ, anilin, glucozơ. D. glixerol, glucozơ, anilin, saccarozơ.
Câu 21: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y và 1 este mạch hở hai chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam
A cần vừa đủ 0,25 mol O2 thu được 3,24 gam H2O. Mặt khác 5,8 gam A tác dụng vừa đủ với 0,09 mol
NaOH, thu được 2,62 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử cacbon, cô cạn dung dịch thu được m gam hỗn
hợp T gồm 2 muối. Giá trị của m là
A. 6,60. B. 6,78. C. 5,92 D. 5,24.

Câu 22: Công thức phân tử của N,N-đimetylmetanamin là:


A. C3H10N2. B. C3H9N. C. C4H11N. D. C2H8N2.
Câu 23: Để phản ứng với dung dịch hỗn hợp X gồm 0,01 mol axit glutamic và 0,01 mol amino axit Y cần
vừa đúng 150ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch Z. Toàn bộ Z phản ứng vừa đủ với 100 ml dung
dịch NaOH 0,6M thu được 5,065 gam hỗn hợp muối. CTPT của amino axit Y là:
A. C4H10N2O3. B. C5H11NO2. C. C4H9NO2. D. C5H12N2O2.

Th.S Lê Thị Thu Hương- SĐT: 03680.111.671 3


Câu 24: Công thức cấu tạo của alanin là:
A. H2NCH(CH3)COOH. B. H2NCH2CH2COOH.
C. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH.
Câu 25: Hidro hóa hoàn toàn trilinolein bằng lượng dư H 2 (Ni, to), sau phản ứng thu được chất nào sau
đây?
A. (C15H33COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5.
Câu 26: Cho 1,770 gam amin no, đơn chức, mach hở X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,865 gam muối. CTPT của X là:
A. C4H11N. B. C3H9N. C. CH5N. D. C2H7N.

Câu 27: X và Y có công thức phân tử C 2H8N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ
đơn chức và các chất vô cơ. Y tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ đa chức và các chất vô
cơ. Số đồng phân của X và Y lần lượt là:
A. 2; 1. B. 1;1. C. 1; 2. D. 2; 2.

Câu 28: Dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường có thể phân biệt được cặp chất nào sau dây?
A. Hồ tinh bột và glucozơ. B. Glucozơ và sobitol.
C. Saccarozơ và fructozơ. D. Fructozơ và glixerol.
Câu 29: Amin X có CTPT C4H11N. X tác dụng với HCl tạo ra muối RNH 3ClR’. Số đồng phân của X thỏa
mãn điều kiện là:
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8

Câu 30: Chia m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ thành hai phần bằng nhau. Phần 1: Hoà tan hết
5,88 gam Cu(OH)2. Phần 2: tác dụng dung dịch chứa 11,2 gam Br 2. Phần trăm về khối lượng của glucozơ
trong X là:
A. 34,48% B. 27,32% C. 30,30% D. 42,42%

Th.S Lê Thị Thu Hương- SĐT: 03680.111.671 4

You might also like