You are on page 1of 4

Trường THPT Nam Sách GV: Nguyễn Thị Hài

KHẢO SÁT HSG 12 – ĐỀ SỐ 20


Câu 1( 2.0 điểm):
. a.Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa R thì có
thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc?
b. Gen M qui định tổng hợp enzim M chuyển hóa sắc tố trắng thành sắc tố đỏ làm cho hoa có màu
đỏ . Gen này bị đột biến thành gen ( M/ ) khác không tổng hợp được en zim M nên không chuyển hóa được
sắc tố trắng thành đỏ làm cho hoa có màu trắng.
b1.Dạng đột biến trên là đột biến trội hay lặn? Giải thích?
b2 .Nguyên nhân nào làm cho gen đột biến( M/) không tổng hợp được enzim M
Câu 2( 2.0 điểm):
Người ta thí nghiệm gây đột biến ở một giống cây hạt kín lưỡng bội, giao phấn, bằng cách xử lý vào đỉnh
chồi. Trên một cây còn non được xử lý đã xẩy ra một đột biến. Cây này lớn lên, tạo quả ,cho hạt. Đem các
hạt của nó gieo ra, người ta thấy mọc lên các cây con lưỡng bội, tam bội và cả tứ bội
a. Hãy giải thích hiện tượng trên và dự đoán tác nhân được dùng trong thí nghiêm?
b .Các dạng tam bội, tứ bội trên có thể duy trì trong sản xuất bằng cách nào ?
Câu 3( 1.0 điểm):
a. Phân biệt hướng động và ứng động không sinh trưởng của cây?
b.Vì sao xung thần kinh chỉ truyền qua khe xináp hóa học theo một chiều từ màng trước xináp đến
màng sau xináp? Giải thích tại sao atropin có tác dụng giảm đau đớn ở người.
Câu 4( 2.0 điểm):
a. Ở gà mái, sự không phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân I hoặc ở giảm phân II sẽ cho ra những
loại trứng nào?
b.Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết thúc lần phân
bào 3; trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp
nhiễm sắc thể.
- Tìm số lượng tế bào con hình thành?
- Tính tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường.
- Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu
nhiễm sắc thể đơn mới?
c.Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các loại giao tử khác nhau về tổ hợp các nhiễm sắc thể
Câu 5( 1.0 điểm):
a. Tại sao thực vật C4 và thực vật CAM không có hô hấp sáng?
b. Vào giữa trưa nắng, ánh sáng dồi dào cường độ quang hợp tăng hay giảm? Giải thích?
Câu 6( 2.0 điểm):
a. Tại sao ở động vật, thức ăn không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp thụ mạnh dần ở những
phần của ruột non?
b. Nhịp tim là gì? Ở người trưởng thành nhịp tim là bao nhiêu? Tại sao ở động vật đẳng nhiệt,
những loài có kích thước càng nhỏ nhịp tim lại càng cao hơn so với loài có kích thước lớn hơn?

----------------------- Hết ------------------------


Gợi ý làm bài – đề số 20
Câu 1
- Nếu đột biến xảy ra ở gen R có thể dẫn đến các hậu quả sau:
* Xảy ra đột biến câm: hậu quả cuối cùng của các dạng đột biến này là operon Lac hoạt động bình thường
→ không có thay đổi gì liên quan đến sự biểu hiện của các gen cấu trúc.
Gồm hai các trường hợp:
+ đột biến trong gen này không làm thay đổi trình tự axit amin trong protein ức chế
+ đột biến thay đổi axit amin trong chuỗi polypeptit của protein ức chế không làm thay đổi khả năng liên
kết của protein ức chế với trình tự chỉ huy (O).
* Xảy ra đột biến làm giảm khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy → sự biểu hiện của
các gen cấu trúc tăng lên.
* Xảy ra đột biến làm mất hoàn toàn khả năng liên kết của protein ức chế hoặc protein ức chế không được
tạo ra → các gen cấu trúc biểu hiện liên tục.
* Xảy ra đột biến làm tăng khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy→sự biểu hiện của các
gen cấu trúc giảm đi
- Gen M/ không tổng hợp được enzim nên gen không tạo ra sản phẩm nên đây là đột biến lặn
- Gen M/ không tổng hợp được enzim do 1 trong 2 nguyên nhân sau:
+ Do đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen làm vùng điều hòa bị biến đổi không phù hợp với enzim
ARN polimeraza => Gen M/ không có khả năng phiên mã nên không tổng hợp được enzim
+ Do đột biến xảy ra ở vị trí bộ ba mở đầu của gen làm cho bộ ba mở đầu của của gen bị thay đổi dẫn đến
bộ ba mở đầu của của mARN tương ứng bị thay đổi thành bộ ba mới=> mARN không được dịch mã nên
en zim không tổng hợp được
Câu 2
Giải thích:
* Theo giả thiết, đột biến xẩy ra trên đỉnh chồi (đỉnh sinh trưởng) của một cây còn non nên lúc đó cây chưa
ra hoa, như vậy đột biến đó là đột biến ở tế bào sinh dưỡng. Những tế bào đột biến này phát triển, biểu
hiện thành cành đột biến đa bội trên cây lưỡng bội. Như vậy trên cây lưỡng bội có cả cành đột biến và
cành không đột biến ( tạo ra từ những đỉnh chồi không xử lí đột biến)
+ Từ cành đột biến sẽ phát triển tạo các hoa, mang các tế bào mầm sinh dục đột biến. Qua quá trình phát
triển, những tế bào mầm sinh dục có trong bầu noãn và bao phấn của các hoa (mọc lên từ cành đột biến
đó) đã giảm phân cho ra các giao tử đột biến đa bội.
+ Từ cành không đột biến những tế bào mầm sinh dục có trong bầu noãn và bao phấn của các hoa đã giảm
phân cho ra các giao tử đơn bội ( n)
-Trên cành bị đột biến:
. Hạt phấn chứa nhân sinh sản 2n thụ phấn cho tế bào noãn cầu 2n tạo nên hợp tử 4n , phát triển thành cây
tứ bội (4n)
♂(2n) + ♀(2n) → hợp tử 4n → cây con 4n
. Hạt phấn đột biến chứa nhân sinh sản 2n thụ phấn cho tế bào noãn cầu đơn bội (n) ở những hoa bình
thường, hoặc hạt phấn bình thường (n) thụ phấn cho noãn 2n, sẽ tạo nên hợp tử 3n, từ đó phát triển thành
cây tam bội (3n).
+ Trên các cành không bị đột biến: hạt phấn chứa nhân sinh sản đơn bội (n) thụ phấn cho noãn cầu bình
thường (n), sẽ tạo hợp tử 2n, phát triển thành cây lưỡng bội (2n).
♂(n) + ♀(n) → hợp tử 2n → cây con 2n

* Dự đoán tác nhân:


Vì đột biến xẩy ra là đột biến đa bội nên tác nhân đã gây nên đột biến đó là chất Cônsixin, vì Cônsixin có
tác dụng cản trở sự hình thành thoi tơ vô sắc, dẫn đến gây đột biến đa bội
* Cách duy trì dạng tứ bội trong sản xuất :
+ Đối với cây tứ bội , vì nó có khả năng sinh sản hữu tính, nên
- Có thể duy trì bằng cách cho tự thụ phấn hay giao phấn giữa các cây tứ bội.
- Cũng có thể trì bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (giâm cành, chiết cành, nuôi cấy tế
bào,....)
+ Đối với cây tam bội, hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính, nên chỉ có thể duy trì trong sản xuất
bằng cách cho sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (giâm cành, chiết cành, nuôi cấy tế bào,.,..)
Câu 3
*Phân biệt :
Hướng động Ứng động không sinh trưởng
Hướng Từ một hướng xác Mọi hướng
kích thích định
Thời gian Xảy ra chậm Nhanh
Cơ chế Do sự sinh trưởng Không liên quan đến sinh trưởng
không đồng đều tại hai mà do sự biến đổi sức trương
phía đối diện nhau của nước trong cấu trúc chuyên hóa
cơ quan tiếp nhận kích hoặc do sự lan truyền kích thích
thích cơ học hay hóa chất
ví dụ Vận động hướng sáng Vận động cụp lá của cây trinh nữ
của thân cây khi va chạm

- Xung thần kinh chỉ truyền qua khe xi náp theo một chiều từ màng trước xináp đến màng sau xináp vì: Ở
bóng xi náp mới chứa chất trung gian hóa học, màng trước xi nap không có thụ thể tiếp nhận chất trung
gian hóa học; màng sau xi nap mới có thụ thể tiếp nhân chất trung gian hóa hoc.
- Atropin là loại thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau đớn ở người vì nó có khả năng phong bế màng sau
xinap làm mất khả năng tác động của acetyl cholin, do đó làm hạn chế hưng phấn và giảm co thắt=> giảm
đau.
Câu 4
- Ở gà mái, cặp NST giới tính là XY
- Số loại trứng tạo ra:
+ Nếu cặp XY không phân li ở kỳ sau giảm phân I: cho 2 loại trứng XY, O
+ Nếu cặp XY không phân li ở kỳ sau giảm phân II:
.Chỉ NST kép XX không phân li: 3 loại trứng XX, O, Y.
. Chỉ NST kép YY không phân li: 3 loại trứng YY, O, X
Cả NST kép YY và XX đều không phân li: 3 loại trứng YY, O, XX

-Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 07 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn.
07 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần( lần4,5,6) tạo ra: 7 x 23 = 56 tế bào.
01 tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48 nhiễm sắc thể tồn tại trong 1 tế bào.
Tế bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy tổng số tế bào con hình thành:
56 + 4 = 60 tế bào
- Tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường bằng 4/56 = 1/14
- Số lượng NST đơn cần cung cấp:
[(23 - 1) x 24] + [(23 - 1) x 24 x 7] + [ (22 - 1) 24 x 2] = 1488 NST

Sự phân li độc lập và trao đổi chéo của các NST kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong giảm
phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 5
- CAM và C4 thích nghi cố định CO2 theo 2 giai đoạn khác nhau : Chu trình C4 và C3
- Có cơ chế dự trữ CO2 là hợp chất 4 C (axít malic)theo chu trình C4 nên khi chuyển sang chu trình C3 thì
không bị cạn kiệt CO2 còn O2 không bị tích lũy=.> luôn đảm bảo nồng độ CO2 cao nên enzim Rubico
không có hoạt tính oxigenaza nên không có hô hấp sáng
* Cường độ quang hợp giảm.
* Giải thích:
+ Do vào trưa nắng, cường độ THN mạnh nên tế bào lỗ khí mất nước => lỗ khí đóng làm quá trình trao đổi
khí ngưng trệ
+ Vào buổi trưa, mặc dù AS dồi dào nhưng tỉ lệ các bước sóng ngắn tăng nên các sắc tố quang hợp ít hấp
thu
+ Khi ánh sáng mạnh => Nhiệt độ cao làm giảm hoạt động của hệ enzim quang hợp
Câu 6
+ Thức ăn không được hấp thụ ở dạ dày vì chưa tiêu hóa hóa học xong, tại dạ dày chỉ có một phần gluxit
và protêin được biến đổi thành những hợp chất tương đối đơn giản.
+ Thức ăn được hấp thụ mạnh ở những phần của ruột non vì:
-Thức ăn đã được biến đổi hoàn toàn thành các đơn phân đễ hấp thụ
- Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên rất lớn nhờ các nếp gấp cực nhỏ của niêm mạc ruột mang rất nhiều lông
hấp thụ cực nhỏ
- Nhịp tim là số lần tim co giãn trong thời gian 1 phút.
- Ở người trưởng thành nhịp tim khoảng 75 lần / phút
. - Động vật có kích thước càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng l.ớn => nhu cầu năng lượng càng lớn=> nhịp tim
càng tăng để đáp ứng kịp thời nhu cầu cao về dinh dưỡng và O2 cho cho cơ thể

You might also like