You are on page 1of 48

LỚP 12

I.Lí thuyết

1. Giải thích vắn tắt cơ chế hình thành dạng tế bào n, 2n. 3n từ dạng tế bào 2n\

- Cơ chế hình thành dạng tế bào n: Từ tế bào 2n NST qua giảm phân hình thành tế
bào n NST.

- Cơ chế hình thành dạng tế bào 2n:

+ Cơ chế nguyên phân: Tế bào 2n thực hiện nguyên phân cho ra tế bào 2n.

+ Kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh: Từ tế bào 2n giảm phân tạo tế bào n NST,
qua thụ tinh 2 tế bào n NST kết hợp với nhau tạo thành tế bào mang 2n NST.

- Cơ chế hình thành tế bào 3n : Giảm phân không bình thường kết hợp với thụ tinh:
+ Tế bào 2n qua giảm phân tất cả các cặp NST nhân đôi nhưng không phân li hình
thành giao tử 2n NST.

+ Qua thụ tinh giao tử 2n NST kết hợp với giao tử mang n NST tạo thành tế bào
mang 3n NST.

2. Khái niệm gen? Tại sao gen được xem là đơn vị di truyền nhỏ nhất?

- Khái niệm gen: Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mà hóa cho một
chuỗi polipeptit hoặc một loại ARN.

- Gen được coi là đơn vị di truyền nhỏ nhất vì:

+ Các gen nằm trên NST là đơn vị không thể chia nhỏ hơn được nữa về phương
diện chức năng.

+ Sự trao đổi chéo không bao giờ diễn ra bên trong gen, chỉ có thể diễn ra giữa các
gen.

+ Tất cả những biến đổi của gen đều làm biến đổi cùng một chức năng di truyền.

3. Vì sao hầu hết các đột biến gen đều là đột biến điểm?
Hầu hết các ĐBG đều là ĐB điểm vì:
- ĐBG xảy ra do sai sót trong quá trình nhân đôi ADN (nhân đôi không theo
nguyên tắc bổ sung). Vì hệ số sai sót là rất thấp nên trên mỗi gen thường chỉ sai sót
ở một cặp nucleotit nào đó.
- Có một số trường hợp ĐBG xảy ra do yếu tố di truyền vận động hoặc do virut
cài xen hệ gen thì sẽ dẫn tới làm biến đổi một đoạn nucleotit, trường hợp này
không thuộc đột biến điểm. Tuy nhiên đột biến do virut hoặc do yếu tố di truyền
vận động thì thường ít xảy ra hơn so với sai sót khi nhân đôi. Mặt khác các đột
biến do yếu tố di truyền vận động và virut thường gây hậu quả nghiêm trọng nên bị
chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
4. Vì sao gen trong ti thể có tần số đột biến cao hơn gen trong nhân tế bào?
Gen ti thể có tần số đột biến cao hơn gen trong nhân là vì:
- ADN ty thể ở dạng trần không liên kết với histon.
- Quá trình tự sao của ADN ti thể không có enzim sửa chữa.
- ADN ty thể nằm trong môi trường có nhiều sản phẩm độc hại từ quá trình trao
đổi chất.
-ADN ty thể có nhiều bản sao và quy định các prôtêin không quan trọng, không
bị áp lực của chọn lọc tự nhiên nên dễ dàng tích lũy các đột biến.
5. Dựa vào mô hình điều hòa hoạt động của operon Lac, hãy cho biết trong
trường hợp nào đột biến sẽ làm cho các gen cấu trúc liên tục phiên mã?
Đột biến làm cho các gen cấu trúc liên tục phiên mã:

- Đột biến ở vùng P của operon làm tăng khả năng liên kết của vùng này với ARN
polimeraza.

- Đột biến ở vùng khởi động của gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng tổng
hợp prôtêin ức chế.

- Đột biến ở gen điều hòa R làm cho prôtêin điều hòa thay đổi cấu trúc không gian
mất khả năng liên kết với vùng vận hành O.

- Đột biến ở vùng vận hành O làm cho vùng này mất khả năng liên kết với prôtêin ức
chế.

6. Bằng cách nào mà NST ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử
ADN dài hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó?
NST ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN có chiều dài hơn rất
nhiều lần so với chiều dài của nó là do sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác
nhau trong nhiễm sắc thể:

- Đầu tiên phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, đường kính vòng xoắn là 2nm. Đây
là dạng cấu trúc cơ bản của phân tử ADN.

- Ở cấp độ xoắn tiếp theo, chuỗi xoắn kép quấn quanh các cấu trúc prôtêin histon
(gồm 8 phân tử histon, 1 3/4 vòng) tạo thành cấu trúc nuclêôxôm, tạo thành sợi cơ
bản có đường kính là 10nm.

- Ở cấp độ tiếp theo, sợi cơ bản xoắn cuộn tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính
là 30nm.

- Các sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn cuộn thành cấu trúc crômtit ở kì trung gian có
đường kính 300nm. Cấu trúc sợi tiếp tục đóng xoắn thành cấu trúc crômatit ở kì
giữa của nguyên phân có đường kính 700nm, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 sắc tử chị
em có đường tính 1400nm

7. Việc dịch mã (tổng hợp prôtêin) có được chính xác hay không phụ thuộc
vào những quá trình nào?
- Quá trình tARN có liên kết được một cách chính xác với loại axit amin mà nó
cần vận chuyển hay không.
- Quá trình liên kết bổ sung có tính đặc hiệu giữa bộ ba mã hóa trên mARN với
bộ ba đối mã trên tARN vận chuyển.
8. Mỗi phân tử Hêmôglôbin là một prôtêin cấu trúc bậc bốn gồm 2 chuỗi
pôlipeptit a và 2 chuỗi pôlipeptit b liên kết với nhau. Nếu đột biến gen dẫn đến
axit amin thứ 6 của chuỗi pôlipeptit b là glutamic bị thay bằng valin thì tế bào
hồng cầu sẽ thay đổi áp suất thẩm thấu tạo hình lưỡi liềm. Cho biết trên
mARN có các bộ ba mã hoá cho các axit amin:

Valin: 5’-GUU-3’; 5’-GUX-3’; 5’-GUA-3’; 5’-GUG-3’;


Glutamic: 5’-GAA-3’; 5’-GAG-3’;
Aspactic: 5’-GAU-3’; 5’-GAX-3’.
Hãy phân tích để xác định cụ thể dạng đột biến xảy ra trong gen mã hoá chuỗi
pôlipeptit b gây nên tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Xét các codon trên mARN thấy:
+ Nuclêôtit thứ nhất của các codon tương ứng với glutamic và valin đều là G, nên
đột biến không liên quan đến nucleotit này.
+ Nếu thay nucleotit thứ ba của các codon tương ứng với glutamic, thì có thể xuất
hiện codon mới là: 5’-GAU-3’; 5’-GAX-3’ , mã hoá cho axit aspactic chứ không
phải valin.
+ Vậy chỉ có thể thay nuclotit thứ 2 trong codon, cụ thể thay A bằng U → Codon

thứ 6 trong gen mã hoá chuỗi b, cặp đã bi thay thế bằng cặp
(dị hoán).
9. Có một đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ
ba 5’-UGG-3’ mã hoá cho axit amin triptophan thành bộ ba 5’-UGA-3’ ở giữa
vùng mã hoá của phân tử mARN. Tuy vậy, trong tế bào lại còn có một đột
biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hoá tARN tạo ra các tARN có thể
“sửa sai” đột biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu
hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc này vẫn đọc được 5’-UGA-3’ như là
bộ ba mã hoá cho triptophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này tham
gia vào quá trình dịch mã của gen b/thường khác quy định chuỗi polipeptit thì
sẽ dẫn đến hậu quả gì?

- Codon mã hoá cho triptophan bình thường là 5’UGG3’ vì vậy, một Trp- tARN
thường có bộ ba đối mã là 5’XXA3’. Nếu tARN mang một đột biến mà bộ ba đối
mã này chuyển thành 5’UXA3’ thì nó sẽ nhận ra mã 5’UGA3’ là bộ ba mã hoá cho
Trp thay vì là bộ ba mã kết thúc.

- Nếu tARN đột biến được dùng để dịch mã các gen bình thường thì ở nhiều gen,
mã UGA vốn được hiểu là mã kết thúc sẽ được tiếp tục dịch mã thành Trp vào đầu
COOH của chuỗi polipeptit và sự dịch mã sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi riboxom
bắt gặp một bộ ba kết thúc khác như (UAA hoặc UAG). Vì vậy, chuỗi polipeptit
được tạo ra sẽ có chiều dài, dài hơn bình thường.

10.Loại đột biến điểm nào chỉ ảnh hưởng đến thành phần của một triplet (bộ
ba mã hoá)? Nêu những điều kiện để đảm bảo cho đột biến đó được di truyền
qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản hữu tính
- Loại đột biến điểm chỉ ảnh hưởng đến thành phần của một triplet (bộ ba mã hoá)
là Đb thay thế 1 cặp nu.

- Điều kiện để đảm bảo cho đột biến đó được di truyền qua các thế hệ cơ thể ở
những loài sinh sản hữu tính:

+ Gen đột biến không gây chết và không làm mất khả năng sinh sản của sinh vật;

+ Đột biến gen xảy ra trong giảm phân tạo giao tử hoặc đột biến trong những lần
nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn 2-8 phôi bào.

11. a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có những loại nào? Loại đột biến cấu
trúc nhiễm sắc thể nào dễ xảy ra nhất trong phân bào giảm phân?

b. Một đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể bị đứt
gãy, hãy cho biết đoạn NST bị đứt gãy có thể gây ra những thay đổi gì trong
cấu trúc của hệ gen.

a. - Các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

+ Mất đoạn + Lặp (thêm) đoạn

+ Đảo đoạn + Chuyển đoạn

- Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dễ xảy ra nhất trong phân bào giảm phân là
đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

b. * Đoạn NST bị đứt gãy có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc của hệ gen là

- Nếu đoạn mất đó không gắn vào nhiễm sắc thể và bị tiêu biến thì hệ gen sẽ bị mất
gen.

- Nếu đoạn đứt ra được gắn vào 1 nhiễm sắc thể khác trong cặp tương đồng làm dư
thừa 1 đoạn NST tạo nên lặp đoạn.

- Nếu đoạn đứt ra gắn trở lại với nhiễm sắc thể ban đầu nhưng theo chiều ngược lại
tạo nên đột biến đảo đoạn.

- Nếu đoạn đứt ra gắn trở lại với NST ban đầu nhưng ở vị trí khác tạo nên đột biến
chuyển đoạn trong 1 nhiễm sắc thể.
- Nếu đoạn bị đứt ra gắn với 1 nhiễm sắc thể không tương đồng tạo ra đột biến
chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể

12. Bản chất hóa học của mối liên hệ ADN -> ARN -> prôtêin?

-ADN là bản mã gốc chứa thông tin di truyền được mã hóa bởi trình tự phân bố các
nuclêôtit

- ADN thực hiện quá trình phiên mã trong nhân tế bào. E đặc hiệu làm tách 2 mạch
đơn của ADN, nuclêôtit trên mạch mã gốc liên kết với các nuclêôtit trong môi
trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A -U; G-X) tạo ra phân tử mARN.

- mARN rời nhân ra tế bào chất làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
Ribôxôm tiếp xúc với mARN và chuyển dịch từng bước trên mARN. Các
axitamin được tARN tương ứng vận chuyển tới ribôxôm thành dòng liên tục, đối
mã của nó khớp với mã bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung nhờ đó các
axitamin được đặt đúng chỗ trong chuỗi pôlipeptit. Các axitamin liên kết với nhau
bằng liên kết peptit. Ribôxôm gặp bộ ba kết thúc thì chuỗi pôlipeptit tổng hợp
xong. Enzim đặc hiệu cắt đứt a.a mở đầu giải phóng chuỗi pôlipeptit.

- Sự phiên mã và dịch mã đòi hỏi sự xúc tác của hệ enzim và năng lượng.

- Khi ADN bị thay đổi cấu trúc do đột biến thì dẫn tới thay đổi cấu trúc hóa học
của m ARN , của prôtêin.
13. Phân biệt hiện tượng trao đổi đoạn và chuyển đoạn NST về nguyên nhân,
cơ chế, vai trò?

Trao đổi đoạn Chuyển đoạn

Nguyên Xảy ra do giảm phân ở kì trước Do rối loạn quá trình trao đổi chất
nhân I, các NST trong cặp tương nội bàonhững biến đổi sinh lí,
đồng nhân đôi bắt cặp với nhau, sinh hóa trong cơ thể do ảnh
tiếp hợp với nhau theo chiều hưởng của những tác nhân phóng
dọc rồi xảy ra hiện tương đứt xạ, hóa chất, nhiệt độ …
đoạn và trao đổi cho nhau các
đoạn bị đứt.

cơ chế đoạn Xảy ra trong phạm vi một Chuyển Chuyển đoạn NST có thể
cặp NST chúng đứt ra các đoạn xảy ra trên 1 cặp NST hoặc giữa
tương ứng trên 2 crômatit khác các đoạn NST thuộc các cặp NST
nguồn gốc rồi trao đổi cho khác nhau. Có 2 hình thức là
nhau, sắp xếp lại gen trong chuyển đoạn tương hỗ và chuyển
phạm vi trừng cặp NST. Các đoạn không tương hỗ.
đoạn NST đứt ra rồi chuyển đổi
cho nhau.

vai trò -Trao đổi đoạn dẫn tới quy luật -Chuyển đoạn làm thay đổi cấu
di truyền hoán vị gen, hình trúc NST tạo nên những tính trạng
thành các biến dị tái tổ hợp, sắp không bình thường (đột biến) đại
xếp lại gen trên NST tạo nên bộ phận có hại. những chuyển
nhóm tính trạng mới. đoạn nhỏ trong tự nhiên khá phổ
biến, những đột biến chuyển đoạn
-Trao đổi đoạn tạo nên nguồn
lớn thường có hại cho sinh vật.
nguyên liệu biến dị di truyền
thứ cấp, xuất hiện với tần số - đột biến chuyển đoạn là nguồn
cao đa dạng, phong phú. biến dị di truyền sơ cấp, xuất hiện
tần số thấp

14. Đặc điểm của mã di truyền? Người ta tổng hợp một gen nhân tạo rồi
chuyển gen đó vào vi khuẩn E.côli. Hoạt động giải mã của gen có diễn ra
trong E. côli không ? giải thích tại sao?

- Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục từng bộ ba nuclêôtit.

- Mã di truyền có tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axitamin nhất
định

- Mã di truyền có tính thoái hóa: nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 loại axitamin( trừ
AUG và UGG)

- Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả sinh giới sử dụng chung bộ mã di truyền.

*Hoạt động giải mã vẫn diễn ra được vì mã di truyền có tính phổ biến chung cho
toàn bộ sinh giới.
15. Các nguyên tắc thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN? Vì sao nói ADN của
sinh vật nhân thực bền vững hơn ARN?
Quá trình tái bản ADN tuân theo ba nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc
bản bảo toàn, nguyên tắc nửa gián đoạn.

- Trong quá trình tái bản ADN mỗi nucleotit trên mạch đơn của ADN mẹ liên kết
với 1 nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A liên kết với T
bằng 2 liên kết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H và ngược lại)

- Trong qúa trình tái bản ADN từ 1 ADN mẹ sau 1 lần tái bản tạo ra 2 ADN con,
trong mỗi ADN có một mạch là của ADN mẹ và một mạch là do mới được tổng
hợp (nguyên tắc bản bảo toàn).

- Vì enzim thực hiện tổng hợp sợi đơn mới diễn ra theo chiều 5’- 3’ nên trên mạch
đơn ADN mẹ có chiều 3’ - 5’ quá trình tổng hợp sợi đơn mới diễn ra liên tục tạo
mạch dẫn đầu - mạch sớm. Trên mạch đơn của ADN mẹ có chiều 5’ - 3’ quá trình
tổng hợp sợi đơn mới diễn ra gián đoạn bằng cách tổng hợp các đoạn ngắn okazaki
theo chiều 5’ - 3’ sau đó các đoạn okazaki được nối lại với nhau tạo nên mạch ra
sau ( nguyên tắc nửa gián đoạn)

*ADN của sinh vật nhân thực bền vững hơn ARN vì:

- ADN có cấu trúc mạch kép còn ARN có cấu trúc mạch đơn.

- ADN có cấu trúc xoắn kép phức tạp hơn ARN.

- ADN liên kết với Pr nên cấu trúc được bảo quản tốt hơn.

- ADN chủ yếu nằm trong nhân, tại đó thường không có enzim phân huỷ chúng,
còn ARN tồn tại ở ngoài nhân nơi có nhiều enzim phân huỷ.

16. a. Khi xảy ra rối loạn trao đổi chéo của nhiễm sắc thể trong kì đầu lần
phân bào I của quá trình giảm phân có thể làm phát sinh các dạng đột biến
cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

b. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, ở một thể đột biến người ta
quan sát được trong mỗi tế bào đều có cặp nhiễm sắc thể số IV và cặp số V
mỗi cặp chứa một chiếc nhiễm sắc thể bị đột biến mất đoạn. Khi cơ thể trên
tiến hành giảm phân tạo giao tử đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo giữa 2
cromatit thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể số I và cặp số III ở kì đầu lần phân bào I;
các cặp nhiễm sắc thể khác giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, xác định tỉ
lệ giao tử đột biến trong tổng số giao tử tạo ra?

a. Các trường hợp rối loạn trao đổi chéo của NST trong kì đầu lần phân bào I của
quá trình giảm phân:
+ Nếu xảy ra trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit thuộc cùng 1 cặp NST tương
đồng → đột biến mất đoạn NST và đột biến lặp đoạn NST
+ Nếu xảy ra trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 cặp NST tương đồng khác nhau
→ đột biến chuyển đoạn tương hỗ
b. Xét riêng từng cặp NST tương đồng khác nhau:
- Cặp NST số IV chứa 1 chiếc NST bị đột biến mất đoạn → 1/2 số giao tử mang
chiếc NST số IV bình thường, 1/2 số giao tử mang chiếc NST số IV bị đột biến
mất đoạn
- Cặp NST số V chứa 1 chiếc NST bị đột biến mất đoạn → 1/2 số giao tử mang
chiếc NST số V bình thường, 1/2 số giao tử mang chiếc NST số V bị đột biến mất
đoạn
- Trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 cặp NST số I và cặp số III ở kì đầu lần
phân bào 1 à gây đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 cromatit thuộc 2 cặp NST
số I và cặp số III:
+ Xét cặp NST số I giảm phân → 3/4 số giao tử mang chiếc NST số I bình thường,
1/4 số giao tử mang chiếc NST số I bị đột biến chuyển đoạn.
+ Xét cặp NST số III giảm phân → 3/4 số giao tử mang chiếc NST số III bình
thường, 1/4 số giao tử mang chiếc NST số III bị đột biến chuyển đoạn.
- Các cặp NST còn lại bình thường, giảm phân bình thường → 100% giao tử chứa
các chiếc NST bình thường ở các cặp này
1 1 3 3 9
x x x 
Tỉ lệ giao tử bình thường trong tổng số giao tử tạo ra = 2 2 4 4 64 ...
9 55
1 
Tỉ lệ giao tử đột biến trong tổng số giao tử tạo ra = 64 64

17. Giải thích các cơ chế dẫn đến việc hình thành biến dị tổ hợp đa dạng và
phong phú trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở loài sinh sản hữu tính?

Các hiện tượng đó là: - Sự trao đổi chéo các NST ở kỳ đầu giảm phân I à hình
thành các NST có sự tổ hợp mới các alen ở nhiều gen
- Kỳ sau giảm phân I: Sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc từ mẹ và bố
trong cặp NST tương đồng 1 cách ngẫu nhiên về 2 cực tế bào à dẫn đến sự tổ hợp
khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ

- Kỳ sau giảm phân II có sự phân li các NST chị em trong cặp NST tương đồng 1
cách ngẫu nhiên về các tế bào con
18. a. Bằng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào, người ta đã thu được một cây
lúa từ một hạt phấn. Hãy cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong các tế bào rễ,
thân và lá của cây lúa đó.

b. Người ta tiến hành nuôi cấy 10 hạt phấn và thu được 10 cây lúa. Nêu các
đặc điểm cơ bản giống nhau và khác nhau giữa các cây lúa đó.

Biết rằng tế bào sinh dưỡng của cây lúa có 24 nhiễm sắc thể.

a. Hạt phấn n =12, nuôi cấy mô thông qua qua trình nguyên phân tạo cây lúa à tế
bào rễ, thân, lá có bộ NST đơn bội n = 12 NSt

b. Từ tế bào mẹ sinh hạt phấn 2n thông qua giảm phân. Ở kỳ sau giảm phân I và
giảm phân II có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST, kết thúc phân bào
giảm phân, mỗi tế bào hạt phấn có 1 NST trong mỗi cặp NST tương đồng.

Nên 10 hạt phấn nuôi cấy mô hình thành nên 10 cây lúa:

+ Giống nhau: đều có bộ NST đơn bội n =12…

+ Khác nhau: kiểu gen khác nhau


19. 1. Liệt kê các dạng đột biến điểm của gen. Trong các dạng đột biến đó,
dạng nào ít gây hại cho cơ thể mang đột biến nhất? Vì sao?

2. a. Trình bày cơ chế gây đột biến gen của hóa chất 5- brom uraxin (5-BU).

b. Gen H chịu tác động của một phân tử 5-BU nên bị đột biến dạng thay thế
một cặp A- T bằng một cặp G- X trở thành alen h. Tổng số alen h tạo thành
tối đa sau 8 lần tự nhân đôi liên tiếp của gen H là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU
chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen nói
trên.

1. Các dạng đột biến điểm của gen:…


+ Mất một cặp nucleotit.

+ Thêm một cặp nucleotit.

+ Thay thế một cặp nucleotit.

- Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit ít gây hại cho cơ thể mang đột biến nhất.
Vì:

+ Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit chỉ làm biến đổi một bộ ba trong gen...

+ Do tính thoái hóa của mã di truyền, côđon mới và cũ có thể cùng mã hóa 1 loại
axit amin nên chuỗi pôlipeptit do gen đột biến mã hóa không bị thay đổi so với
bình thường

2. a. Trình bày cơ chế gây đột biến gen của hóa chất 5-BU: + 5-BU là đồng đẳng
của T à 5-BU vừa có khả năng liên kết với A, vừa có khả năng liên kết với G à
trong quá trình nhân đôi ADN xảy ra lắp ghép sai gây đột biến thay thế cặp A-T
thành G-X…

+ Sơ đồ cơ chế gây đột biến của 5-BU: …

A - T → A - 5-BU → 5-BU - G → G - X (Gen đột biến xuất hiện sau 3 lần


nhân đôi liên tiếp)

b. Số gen con tạo ra sau 8 lần nhân đôi là: 28 = 256.

- Gen đột biến xuất hiện sau 3 lần nhân đôi. Vì 5-BU chỉ có 1 lần thay đổi cấu trúc
nên trong tổng số các gen tạo ra có 1/4 số gen con mang đột biến thay thế cặp
nucleotit. Trong đó, luôn tồn tại 1 gen con chưa đột biến hoàn toàn (chứa cặp 5-BU
- G)

→Số số alen h (gen đột biến thay thế A-T bằng G-X do 5-BU) tạo thành tối đa sau

8 lần tự nhân đôi liên tiếp của gen H =

20. Trong các loại mARN, tARN, rARN loại nào có khả năng tồn tại ngắn
nhất? Loại nào có khả năng tồn tại dài nhất? Tại sao?

* ARN có khả năng tồn tại ngắn nhất, vì:


- mARN chỉ có cấu tạo mạch thẳng, không có các liên kết hidro, trong khi tARN
và rARN đều có hình thành các liên kết hidro giữa các nucleotit kết cặp với nhau
theo nguyên tắc bổ sung.

- mARN làm khuôn mẫu, cần độ chính xác cao nên có lẽ cần thường xuyên thay
mới

* rARN có khả năng tồn tại dài nhất, vì:

- rARN có rất nhiều các cặp nu kết cặp bổ sung bằng các liên kết hidro.

- rARN còn liên kết với protein trong riboxom

21.Mã di truyền là gì? Tại sao mã di truyền là mã bộ ba?


+ Cứ 3 nucleotit cùng loại hay khác loại đứng kế tiếp nhau trên phân tử ADN mã
hóa cho 1 axit amin hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi poolipeptit gọi là mã di
truyền

+ Trong ADN chỉ có 4 loại nucleotit (A, T, G, X) nhưng trong protein lại có
khoảng 20 loại axit amin

+ Nếu 1 nucleotit xác định một axit amin thi có 41= 4 tổ hợp, chưa đủ để mã hóa
cho 20 loại axit amin

+ Nếu 2 nucleotit cùng loại hay khác loại xác định một axit amin thì có 4 2=16 tổ
hợp, chưa đủ để mã hóa cho 20 loại axit amin

+ Nếu 3 nucleotit cùng loại hay khác loại xác định một axit amin thì có 4 3=64 tổ
hợp, thừa đủ để mã hóa cho 20 loại axit amin. Vậy mã di truyền là mã bộ ba

22. a. Hội chứng Đao là kết quả của dạng đột biến NST nào ?

- Đột biến lệch bội dạng thể ba ở NST số 21

b. Cho biết mối liên quan giữa tuổi mẹ và tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Đao?
Hãy giải thích về mối liên quan đó?

- Tỉ lệ con sinh ra bị bệnh Đao tăng theo độ tuổi của người mẹ.

- Ở nữ giới, từ khi mới ra đời đã có các noãn bào I ở giai đoạn giảm phân I, các
noãn bào này tồn tại cho đến khi dậy thì và khi trứng rụng tế bào mới qua giảm
phân I. Những phụ nữ càng lớn tuổi thì thời gian tồn tại của các noãn bào I ở giai
đoạn giảm phân phân càng lâu. Trong thời gian dài đó, trứng chịu tác động của các
nhân tố bất lợi như tia phóng xạ và các tác nhân đột biến khác.

23. Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích.

a. Khi biết trình tự các nuclêôtit trên phân tử mARN thì dựa vào bảng mã di
truyền sẽ suy ra được trình tự các axit amin ở trên chuỗi pôlipeptit.

b. Đột biến điểm là đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit.

c. Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, nếu không theo nguyên tắc bổ
sung thì đều làm phát sinh đột biến gen.

d. Tất cả các đột biến làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào đều
được gọi là đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

a. Sai vì không biết được điểm bắt đầu đọc mã (bộ ba nào là bộ ba mở đầu), trên
phân tử mARN có nhiều bộ ba mở đầu.

b. Đúng.

c. Sai vì nếu phiên mã không theo nguyên tắc bổ sung thì không phát sinh đột biến
gen (Chỉ có nhân đôi ADN mới phát sinh đột biến gen)

d. Sai vì đột biến mất đoạn, lặp đoạn NST cũng làm thay đổi hàm lượng ADN
trong nhân tế bào.
24. a. Nêu đặc điểm của mã di truyền. Đặc điểm nào chứng tỏ sinh vật ngày
nay có chung một nguồn gốc?
b. Trình bày cơ chế phát sinh các thể lệch bội cặp NST giới tính ở người.
a.* Đặc điểm của mã di truyền:

- Mã di truyền là mã bộ ba (...) - Mã di truyền là mã không gối lên nhau (...)

- Mã di truyền có tính đặc hiệu (...) - Mã di truyền có tính thoái hoá (...)

- Mã di truyền có tính phổ biến (...).

* Mã di truyền có tính phổ biến chứng tỏ Sinh vật ngày nay có chung nguồn gốc.
b. - Trong giảm phân phát sinh giao tử của người mẹ, cặp NST giới tính không
phân li --> tạo các giao tử lệch bôi (n + 1) XX và (n-1) 0. Trong phát sinh gt của
người cha --> tạo các gt bình thường (n) mang NST X hoặc Y.

- Trong thụ tinh, có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử bình thường của người
cha với các loại giao tử lệch bội của mẹ --> tạo ra các hợp tử bất thường về cặp
NST giới tính --> thể lệch bội cặp NST giới tính ở người như: XXX; XXY và 0X
(0Y bị chết ở giai đoạn hợp tử).
25. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi
khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là: A, B, C, D. Phân tích
tế bào của bốn thể đột biến người ta thu được kết quả như sau:

Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp

I II III IV V VI

A 3 3 3 3 3 3

B 4 4 4 4 4 4

C 1 2 1 2 2 2

D 2 2 3 2 2 2

a. Xác định tên gọi của bốn thể đột biến A, B, C, D?

b. Nêu cơ chế hình thành dạng thể đột biến D?

c. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể một kép ở loài này?

a.Xác định tên gọi của bốn thể đột biến A, B, C, D? Tên gọi của các thể đột biến:

A: Thể tam bội

B: Thể tứ bội

C: Thể một kép

D: Thể ba.

b.Nêu cơ chế hình thành dạng thể đột biến D?


Cơ chế hình thành dạng đột biến D: Đột biến thể ba ở NST số III được hình thành
do sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử mang hai NST số III (n + 1). Cơ
chế hình thành như sau:

- Ở cơ thể bố (hoặc mẹ), trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cặp NST số III
không phân li (trong giảm phân I hoặc II) tạo giao tử mang hai NST số III (các
NST khác đều bình thường).

- Giao tử mang 2 NST số III (n + 1) khi thụ tinh với giao tử bình thường sẽ tạo ra
hợp tử mang 3 NST số III (thể ba). Hợp tử này phát triển thành thể đột biến.

c. Số loại thể một kép tối đa trong loài: Cn2 = C62 = 15 (loại thể một kép)

26. Trong trường hợp nào đột biến gen không được truyền lại cho đời sau?

Đột biến gen là một loại biến dị di truyền nhưng không phải tất cả các đột biến gen
đều được di truyền cho thế hệ sau. Đột biến gen chỉ được truyền lại cho đời sau
thông qua quá trình sinh sản của cơ thể. Đột biến gen không được truyền lại cho
đời sau trong các trường hợp:

- Đối với những loài sinh sản hữu tính, đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng thì
không được truyền lại cho đời sau vì đột biến đó không đi vào giao tử.

- Đột biến đi vào giao tử nhưng giao tử đó không được thụ tinh. Giao tử không
được thụ tinh do có sức sống kém hoặc bị đào thải bởi yếu tố ngẫu nhiên.

- Đột biến gây chết hoặc làm cho cơ thể bị mất khả năng sinh sản thì cũng không
được truyền lại cho đời sau.

- Đột biến xảy ra ở tế bào chất của cơ thể đực thì không được truyền lại cho đời sau
vì tế bào chất của đực không đi vào hợp tử.

27. Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 20.

1. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể ở thể ba, thể tam bội và thể tứ bội.

2. Phân biệt thể ba và thể tam bội.

3. Đột biến có thể tạo ra bao nhiêu loại thể ba ở loài này.
a.Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 20. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể
ở thể ba, thể tam bội và thể tứ bội?

Số NST ở thể ba: 2n + 1 = 21

Số NST ở thể tam bội: 3n = 30

Số NST ở thể tứ bội: 4n = 40

b.Phân biệt thể ba và thể tam bội.

- Thể ba là thể lệch bội, trong tế bào của thể ba có tổng số 21 NST (có một cặp
NST mang 3 NST, các cặp còn lại có 2 NST).

- Thể tam bội là thể đột biến đa bội, trong tế bào của thể tam bội có tổng số 30
NST (tất các các cặp NST đều chứa 3 NST).

c.Đột biến có thể tạo ra tối đa Cn1 = C101 = 10! (loại thể ba)

28. Nêu hậu qủa của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

• Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường
gây chết đối với thể đột biến.

• Lặp đoạn làm tăng số lượng ge n trên NST, làm mất cân bằng hệ gen nên có thể
gây nên hậu quả có hại cho thể ĐB. Lặp đoạn không gây hậu quả nghiêm trọng
như mất đoạn.

•Đảo đoạn: Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST. Do vậy, đột biến đảo
đoạn NST có thể gây hại cho thể đột biến. Một số thể đột biến NST bị đảo đoạn có
thể bị giảm khả năng sinh sản.

•Chuyển đoạn: Một số gen trên NST này có thể được chuyển sang NST khác dẫn
đến làm thay đổi nhóm gen liên kết. Các thể đột biến chuyển đoạn thường bị
giảm khả năng sinh sản

29.a, Hãy giải thích nguyên nhân dẫn tới mã di truyền có tính đặc hiệu?
b,Tính đặc hiệu của mã di truyền có ý nghĩa gì?
a.Nguyên nhân mã di truyền có tính đặc hiệu là : Khi dịch mã, mỗi bộ ba trên
mARN chỉ liên kết bổ sung với một loại bộ ba đối mã trên tARN; mỗi tARN chỉ
mang một loại axit amin tương ứng. Như vậy, tARN là cầu nối trung gian giữa
bộ ba trên mARN với axit amin trên chuỗi polipeptit. Vì vậy một bộ ba chỉ mã
hóa cho một loại axit amin.

b. - Ý nghĩa: Nhờ tính đặc hiệu của mã di truyền nên từ một phân tử mARN
được dịch thành hàng trăm chuỗi poolipepetit thì tất cả các chuỗi pp này đều
có cấu trúc giống nhau sẽ thực hiện một chức năng do gen quy định.

- Nếu mã di truyền không có tính đặc hiệu thì các chuỗi pp được tổng hợp sẽ có
cấu trúc khác nhau dẫn tới không thực hiện được chức năng do gen quy định =>
gây rối loạn hoạt động sống của tế bào và gây chết tế bào

30. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền ở cấp độ
phân tử? Điều đó có ý nghĩa gì?

- Trong cơ chế tự nhân đôi ADN


Enzim ADN - pôlymêraza di chuyển liên tục trên mạch khuôn theo chiều 3’ 5,
lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc: A mạch gốc – T môi trường, G mạch gốc – X
môi trường và ngược lại, dựa trên mạch khuôn theo chiều 3’ 5’.
- Cơ chế phiên mã:
Enzim ARN - pôlymêraza di chuyển liên tục từ vị trí đặc hiệu trên mạch gốc của
gen theo chiều 3’ 5, lắp ráp các ribônuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung A - U, T -
A, X – G, G-X.
- Cơ chế dịch mã:
Nhờ tARN mang thành dòng liên tục, một đầu mang aa, 1 đầu mang bộ 3 đối mã
vào gặp bộ 3 phiên mã trên mARN, lắp ráp tạm thời theo nguyên tắc bổ sung A -
U, G - X, nhờ đó các aa được lắp ráp chính xác thành chuỗi polipeptit theo đúng
khuôn mẫu của gen
Ý nghĩa: Bảo quản, truyền đạt TTDT qua các thế hệ tế bào cơ thể. TTDT được biểu
hiện ra TT
31. Tại sao đột biến gen chủ yếu được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN? Hãy
đưa ra 2 lí do giải thích tại sao hai gen khác nhau của cùng một loài sinh vật nhân chuẩn
lại có tần số đột biến gen khác nhau.

* Đột biến gen chủ yếu phát sinh trong nhân đôi AND là vì:

- Khi phân tử AND không nhân đôi thì 2 mạch của AND xoắn kép và liên kết với
protein để tạo thành nhiễm sắc thể nên ít bị tác động của tác nhân gây đột biến.
Khi AND xoắn kép thì có cấu trúc bền vững nên tác nhân đột biến khó có thể làm
thay đổi cấu trúc AND.

- Trong quá trình nhân đôi AND, tác nhân đột biến có thể làm biến đổi cấu trúc
của bazo nito làm cho nu môi trường lắp ráp không theo nguyên tắc bổ sung với
nu của mạch khuôn gây đột biến gen.

- Trong quá trình nhân đôi do sự sai sót ngẫu nhiên của enzyme AND polimeraza
làm cho một số nu được lắp ráp không theo NTBS dẫn đến đột biến gen.

Tuy nhiên, AND không nhân đôi thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen bởi
virut, yếu tố di truyền vận động nhưng với tần số thấp.

* Do gen quy định chuỗi poli peptit dài hơn sẽ có tần số đột biến gen lớn hơn,
vì càng có nhiều bộ ba mã hóa thì xác suất xảy ra đột biến càng lớn.

- Tùy theo trình tự nu cụ thể của gen mà có gen dễ xảy ra đột biến (do chứa
những vùng đễ đột biến, tức điểm nóng), có gen khó xảy ra đột biến
32. Nêu cơ chế phát sinh thể tứ bội. Có ý kiến cho rằng, đột biến đa bội chi xảy
ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật. Điều đó có đúng không? Giải thích.

Cơ chế hình thành thể tứ bội:

+ Phương pháp 1: Gây rối loạn cơ chế phân li nhiễm sắc thể trong nguyên
phân: bộ nhiễm sắc thể 2n của tế bào nhân đôi nhưng không phân li tạo tế bào tứ
bội (4n). (0,25đ)

+ Phương pháp 2: Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể đã nhân đôi
nhưng không phân li ở kì sau, sẽ tạo giao tử có 2n. Các loại giao tử này thụ tinh
với nhau sẽ cho hợp tử 4n phát triển thành cây tứ bội.

- Có ý kiến cho rằng đột biến đa bội chỉ xảy ra ở thực vật mà ít xảy ra ở động
vật. Điều đó không đúng. Vì đột biến đa bội xảy ra do rối loạn quá trình phân
litrong quá trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân. Sự phân bào ở tế bào
động vật và tế bào thực vât đều có thể bị rối loạn dẫn tới gây đột biến đa bội NST.
Tuy nhiên, trong tự nhiên thì rất ít gặp thể đột biến đa bội ở động vật, nguyên
nhân là vì ở động vật, hầu hết các đột biến đa bội đều gây chết ở giai đoạn tiền
phôi cho nên không tạo thể đột biến
33. a. Ở sinh vật nhân thực mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự
nuclêôtit được gọi là tâm động; đầu mút và trình tự khởi đầu nhân đôi ADN.
Hãy cho biết ý nghĩa của các vùng trình tự nuclêôtit đó?

b. Ở một phân tử mARN, tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc có tổng số


1500 đơn phân và tỷ lệ A: U: G: X = 1: 3: 2: 4. Khi dịch mã, trên phân tử mARN
này có 8 ribôxôm trượt qua 1 lần. Hãy xác định số liên kết hiđrô được hình
thành tạm thời giữa các bộ ba đối mã với bộ ba mã sao trong quá trình dịch
mã? Biết rằng bộ ba kết thúc trên mARN là 5/UAG3/.

a. Ý nghĩa các vùng trình tự nuclêôtit

- Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực
của TB trong phân bào.

- Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không dính
vào nhau.

- Các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN là những điểm mà tại đó ADN được bắt đầu
nhân đôi.

b. Tính số liên kết hiđrô hình thành trong quá trình dịch mã

* Số nu mỗi loại của mARN

Am = 150 (nu); Um = 450 (Nu). Gm = 300 (Nu); Xm = 600 (Nu)

* Số liên kết hiđrô hình thành tạm thời l

8.[2.(Am + Um)+ 3.(Gm + Xm) - số liên kết hiđrô của bộ ba kết thúc] = 31144 (liên
kết)

34. a. Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ NST kí hiệu AaBbDdEe bị rối loạn phân li
1 cặp NST Dd trong phân bào sẽ tạ ra 2 tế bào con có kí hiệu bộ NST như thế nào?
b. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
c. Vì sao nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào nhưng vẫn được xếp
gọn trong nhân?
d. Nếu gen ban đầu có cặp nucleotit chứa Adenin dạng hiếm (A *) là A* - T, thì sau đột biến
sẽ biến đổi thành cặp nucleotit nào?

a.- TB sinh dưỡng chỉ có quá trình nguyên phân


- Sự rối loạn phân li 1 cặp Dd trong NP sẽ tạo ra 2 TB con có kí hiệu bộ NST là:
AaBbDDddEe và AaBbEe
Hoặc AaBbDDEe và AaBbddEe

b.Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến
Hoặc tiếp hợp, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
c.nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào nhưng vẫn được xếp gọn trong
nhân vì nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ tạo thành NST
d.cặp nucleotit chứa Adenin dạng hiếm (A*) là A* - T sẽ gây ra đột biến thay thế cặp A* - T thành
cặp G - X
35. Khi nuôi vi khuẩn Ecoli trong môi trường có đường Glucôzơ không có đường
lactôzơ thì enzim galactôraza trong vi khuẩn rất thấp. Nhưng khi thiếu đường
glucôzơ mà có đường lactôzơ thì enzim này tăng rất nhanh sau vài phút.

a. Hãy giải thích hiện tượng trên về cơ chế di truyền?

b. Trong quá trình hoạt động trên, đường lactôzơ được gọi là chất gì?

a. Giải thích

- Khi không có đường lactôzơ thì các Protein ức chế không bị bất hoạt nó sẽ liên
kết với vùng vận hành của operon ngăn cản enzim ARN polimeraza thực hiện
phiên mã tạo mARN để làm khuôn mẫu tổng hợp enzim phân giải đường lactozo
nên hàm lượng Enzim gactôzara rất thấp.

- Khi có đường lactôzơ thì các Protein ức chế bị bất hoạt nó sẽ không liên kết với
vùng vận hành của operon. Vì vậy enzim ARN plimeara thực hiện phiên mã tạo
mARN để làm khuôn mẫu tổng hợp enzim phân giải đường lactôzơ nên hàm
hượng Enzim galactôzara tăng nhanh.

b. Đường Lactôzơ đóng vai trò là chất cảm ứng, làm biến đổi cấu hình không gian
của prôtêin ức chế.
36. Người ta đã sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến gen A thành gen a. Khi cặp gen
Aa nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen a ít hơn gen A là 30
nuclêôtit. Hãy xác định:
- Dạng đột biến xảy ra với gen A là gì?
- Hậu quả của dạng đột biến này có thể gây nên đối với phân tử Prôtêin do gen a tổng hợp
như thế nào? (Biết rằng đột biến không liên quan đến mã mở đầu và mã kết thúc
Gọi : NA là số nuclêôtit (Nu) của gen A
Na là số Nu của gen a
Khi cặp gen Aa nhân đôi liên tiếp 4 lần, số Nu môi trường tế bào cung cấp cho gen a ít hơn gen
A 30 Nu
Ta có : (24 - 1) NA - (24 - 1) Na = 30 NA - Na = 2
Vậy gen đột biến a ít hơn gen A 1 cặp Nucleotit → Đột biến xảy ra dạng mất 1 cặp Nucleotit
- Hậu quả :
+ Đột biến làm thay đổi trình tự các Nucleotit kể từ điểm xảy ra đột biến (ĐB dịch khung) .
+ Điểm xảy ra ĐB càng gần vị trí đầu gen, phân tử Prôtêin có số axit amin thay đổi càng nhiều.
+ Nếu ĐB xảy ra càng ở cuối gen thì phân tử Prôtêinin có số axit amin thay đổi càng ít .
+ Nếu ĐB làm xuất hiện mã kết thúc sớm sẽ làm cho quá trình dịch mã dừng lại → chuỗi
polipeptit ngắn lại (nếu số axit amin quá ít sẽ không hình thành phân tử prôtêin)

37. Nêu những nguyên tắc chung trong cơ chế phiên mã và dịch mã. Vì sao trên một
phân tử mARN sẽ tổng hợp được các chuỗi polipeptit có trình tự các axit amin
giống nhau?
* Nguyên tắc chung
+ Nguyên tắc khuôn mẫu ….
+ Nguyên tắc bổ sung …
* Vì mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi mã di truyền chỉ quy định một loại axit amin cho
nên cùng một phân tử mARN thì các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ra giống nhau.
38. Thế nào là mã di truyền? Giải thích vì sao mã di truyền lại có tính đặc hiệu?
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trình tự sắp xếp các
axit amin trong prôtêin.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu vì
+ Ở giai đoạn hoạt hóa các axit amin, mỗi loại tARN chỉ được gắn đặc hiệu với một loại
axit amin. Tính đặc hiệu này do enzim nhận biết bộ ba đối mã có trên tARN.
+ Ở giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit, mỗi loại tARN chỉ được gắn đặc hiệu với một bộ
ba mã sao trên mARN. Tính đặc hiệu này do ribôxôm nhận biết dựa theo nguyên tắc bổ
sung giữa các bazơ nitơ của bộ ba đối mã và bộ ba mã sao.

39. Gen A ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:


Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’;
3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen A quy định tổng hợp có 31
axit amin.

Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào
đúng, phát biểu nào sai? Giải thích?

(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra
alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit
do gen A quy định tổng hợp.

(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng
hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen A quy định tổng hợp.

(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp
chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit
amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen A quy định tổng hợp.

(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng
hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen A quy
định tổng hợp

- Ý (1) đúng vì nếu xảy ra đột biến như vậy thì mã di truyền ở vị trí đó đang mã
hóa axit amin sẽ trở thành mã kết thúc.

- Ý (2) đúng vì đột biến thay thế ở vị trí đó tuy làm mã di truyền thay đổi nhưng
vẫn mã hóa axit amin cũ.

- Ý (3) sai vì nếu xảy ra đột biến như vậy sẽ làm thay đổi từ axit amin thứ 22 trở đi.

- Ý (4) đúng vì đột biến như vậy sẽ làm thay đổi mã di truyền dẫn đến làm thay đổi
axit amin tương ứng.

40. a. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa
của các nguyên tắc đó?
b. Trong các loại ARN, loại ARN nào là đa dạng nhất? Loại ARN nào có số
lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? Loại ARN nào có thời gian tồn tại
ngắn nhất? Giải thích?

* Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:

- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch là mạch cũ
(mạch mẹ) và một mạch mới tổng hợp.

- Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit
trong các mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung: A=T, G≡X.

- Ý nghĩa: Nhờ các nguyên tắc trên, từ phân tử ADN ban đầu tạo ra các phân tử
ADN con giống nhau và giống ADN ban đầu, đảm bảo cho tính đặc trưng của các
phân tử ADN duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào.

b.- m ARN là đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen lại
cho ra một loại mARN.

- Trong tế bào nhân thực, rARN có số lượng nhiều nhất, gen riboxom thường
được lặp lại rất nhiều lần, hơn nữa số lượng riboxom lại rất lớn và riboxom được
dùng để tổng hợp nên tất cả các loại protein của tế bào.

- Loại mARN có thời gian tồn tại ngắn nhất vì mARN chỉ được tổng hợp khi các gen
phiên mã và sau khi chúng tổng hợp xong một số chuỗi polipeptit cần thiết sẽ bị
các enzim của tế bào phân giải thành các nuclêôtit.

tARN và rARN có cấu trúc bền hơn và có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào.

41. Ở một loài thực vật, bố mẹ thuần chủng có bộ nhiễm sắc thể 2n lai với nhau
được F1 có kiểu gen AAaa. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đã có đột
biến xảy ra.

a. Dựa vào đặc điểm của bộ nhiễm sắc thể và kiểu hình của cơ thể lai F 1, hãy
phân biệt đây là một đột biến thể lệch bội hay là một đột biến thể đa bội?

b.Trong mỗi trường hợp đột biến trên, hãy viết sơ đồ lai và giải thích cơ chế
hình thành F1?
a,Bộ NST:

ĐB thể lệch bội: Có 1 cặp NST tương đồng chứa 4 chiếc NST.

ĐB thể đa bội: Tất cả các cặp NST đều chứa 4 chiếc.

* KH của cơ thể lai:

ĐB thể lệch bội: Kích thước các bộ phận không thay đổi nhiều.

ĐB thể đa bội: Kích thước các bộ phận, đặc biệt là cơ quan sinh dưỡng to hơn
nhiều so với cây 2n.

b.- Trường hợp 1: Đột biến thể lệch bội:

+ SĐL: P: 2n x 2n

GP: (n+1) (n-1) (n+1) (n-1)

F 1: Thể bốn nhiễm: (2n+2).

+ Giải thích: P (2n) giảm phân không bình thường, bố có 1 cặp NST nhân đôi
nhưng không phân ly tạo giao tử đột biến (n+1), mẹ cũng có 1 cặp NST đó nhân
đôi nhưng không phân ly tạo giao tử đột biến (n+1). Các giao tử đột biến kết hợp
với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử bốn nhiễm. 0,25

- Trường hợp 2: Đột biến thể đa bội:

+ SĐL:

P: 2n x 2n G: 2n
2n F1: AAaa (Thể tứ bội
(4n) 0,25

+ Giải thích: P (2n) giảm phân không bình thường, tất cả các cặp NST nhân đôi
nhưng không phân ly tạo giao tử đột biến 2n. Các giao tử đột biến kết hợp với
nhau trong thụ tinh tạo hợp tử 4n.
42. a.Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, nếu đột biến xảy ra ở
gen điều hòa R thì có thể dẫn đến những hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện
của các gen cấu trúc?
b. Gen M qui định tổng hợp enzim M chuyển hóa sắc tố trắng thành sắc tố
đỏ làm cho hoa có màu đỏ . Gen này bị đột biến thành gen ( M / ) khác không
tổng hợp được en zim M nên không chuyển hóa được sắc tố trắng thành đỏ
làm cho hoa có màu trắng.
b1.Dạng đột biến trên là đột biến trội hay lặn? Giải thích?
b2 .Nguyên nhân nào làm cho gen đột biến( M/) không tổng hợp được
enzim M
a.- Nếu đột biến xảy ra ở gen R có thể dẫn đến các hậu quả sau:
* Xảy ra đột biến câm: hậu quả cuối cùng của các dạng đột biến này là operon Lac
hoạt động bình thường → không có thay đổi gì liên quan đến sự biểu hiện của các
gen cấu trúc.
Gồm hai các trường hợp:
+ đột biến trong gen này không làm thay đổi trình tự axit amin trong protein ức
chế
+ đột biến thay đổi axit amin trong chuỗi polypeptit của protein ức chế không làm
thay đổi khả năng liên kết của protein ức chế với trình tự chỉ huy (O).
* Xảy ra đột biến làm giảm khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ
huy → sự biểu hiện của các gen cấu trúc tăng lên.
* Xảy ra đột biến làm mất hoàn toàn khả năng liên kết của protein ức chế hoặc
protein ức chế không được tạo ra → các gen cấu trúc biểu hiện liên tục.
* Xảy ra đột biến làm tăng khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ
huy→sự biểu hiện của các gen cấu trúc giảm đi
b.- Gen M/ không tổng hợp được enzim nên gen không tạo ra sản phẩm nên đây
là đột biến lặn
- Gen M/ không tổng hợp được enzim do 1 trong 2 nguyên nhân sau:
+ Do đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen làm vùng điều hòa bị biến đổi
không phù hợp với enzim ARN polimeraza => Gen M/ không có khả năng phiên
mã nên không tổng hợp được enzim
+ Do đột biến xảy ra ở vị trí bộ ba mở đầu của gen làm cho bộ ba mở đầu của của
gen bị thay đổi dẫn đến bộ ba mở đầu của của mARN tương ứng bị thay đổi thành
bộ ba mới=> mARN không được dịch mã nên en zim không tổng hợp được
43. Người ta thí nghiệm gây đột biến ở một giống cây hạt kín lưỡng bội, giao
phấn, bằng cách xử lý vào đỉnh chồi. Trên một cây còn non được xử lý đã xẩy ra
một đột biến. Cây này lớn lên, tạo quả ,cho hạt. Đem các hạt của nó gieo ra,
người ta thấy mọc lên các cây con lưỡng bội, tam bội và cả tứ bội
a. Hãy giải thích hiện tượng trên và dự đoán tác nhân được dùng trong thí
nghiêm?
b .Các dạng tam bội, tứ bội trên có thể duy trì trong sản xuất bằng cách nào ?
a.Giải thích:
* Theo giả thiết, đột biến xẩy ra trên đỉnh chồi (đỉnh sinh trưởng) của một cây còn
non nên lúc đó cây chưa ra hoa, như vậy đột biến đó là đột biến ở tế bào sinh
dưỡng. Những tế bào đột biến này phát triển, biểu hiện thành cành đột biến đa
bội trên cây lưỡng bội. Như vậy trên cây lưỡng bội có cả cành đột biến và cành
không đột biến ( tạo ra từ những đỉnh chồi không xử lí đột biến)
+ Từ cành đột biến sẽ phát triển tạo các hoa, mang các tế bào mầm sinh dục đột
biến. Qua quá trình phát triển, những tế bào mầm sinh dục có trong bầu noãn và
bao phấn của các hoa (mọc lên từ cành đột biến đó) đã giảm phân cho ra các giao
tử đột biến đa bội.
+ Từ cành không đột biến những tế bào mầm sinh dục có trong bầu noãn và bao
phấn của các hoa đã giảm phân cho ra các giao tử đơn bội ( n)
-Trên cành bị đột biến:
. Hạt phấn chứa nhân sinh sản 2n thụ phấn cho tế bào noãn cầu 2n tạo nên hợp
tử 4n , phát triển thành cây tứ bội (4n)
♂(2n) + ♀(2n) → hợp tử 4n → cây con 4n
. Hạt phấn đột biến chứa nhân sinh sản 2n thụ phấn cho tế bào noãn cầu đơn bội
(n) ở những hoa bình thường, hoặc hạt phấn bình thường (n) thụ phấn cho noãn
2n, sẽ tạo nên hợp tử 3n, từ đó phát triển thành cây tam bội (3n).
+ Trên các cành không bị đột biến: hạt phấn chứa nhân sinh sản đơn bội (n) thụ
phấn cho noãn cầu bình thường (n), sẽ tạo hợp tử 2n, phát triển thành cây lưỡng
bội (2n).
♂(n) + ♀(n) → hợp tử 2n → cây con 2n
. * Dự đoán tác nhân:
Vì đột biến xẩy ra là đột biến đa bội nên tác nhân đã gây nên đột biến đó là chất
Cônsixin, vì Cônsixin có tác dụng cản trở sự hình thành thoi tơ vô sắc, dẫn đến gây
đột biến đa bội
b * Cách duy trì dạng tứ bội trong sản xuất :
+ Đối với cây tứ bội , vì nó có khả năng sinh sản hữu tính, nên
- Có thể duy trì bằng cách cho tự thụ phấn hay giao phấn giữa các cây tứ bội.
- Cũng có thể trì bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (giâm cành,
chiết cành, nuôi cấy tế bào,....)
+ Đối với cây tam bội, hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính, nên chỉ có
thể duy trì trong sản xuất bằng cách cho sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (giâm cành,
chiết cành, nuôi cấy tế bào,.,..)
44. Chị Lan lấy chồng được 10 tháng thì mới có thai. Cả gia đình vui mừng,
chăm sóc chu đáo. Bà nội chị Lan rất mong muốn chắt sinh ra khỏe mạnh nên
đã khuyên nhủ chị rất nhiều về chế độ ăn uống, chăm sóc bản thân. Chị phấn
khởi lắm và làm theo những lời khuyên bổ ích của bà nội mình. Tuy nhiên,
trong số rất nhiều lời khuyên đó thì chị đang rất băn khoăn với lời khuyên
sau: “ Trong lúc mang thai, không được ăn thịt thỏ vì sinh con ra sẽ sứt môi
như con thỏ, rồi không được ăn ốc vì con sinh ra sẽ bị lưỡi dày và dài, hay thè
ra như con ốc. Khi thai được 2 tháng thì nên đến thầy lang có kinh nghiệm bắt
mạch kiểm tra giới tính, nếu là con gái ông ấy sẽ có thuốc uống để chuyển
thành con trai vì nhiều trường hợp uống thuốc của ông ấy sinh được con trai
ưng ý.”

1. Chị Lan băn khoăn là liệu lời khuyên đó đúng hay không vì thực tình
chị rất thích ăn món ốc và món thịt thỏ, và thuốc uống có làm thay đổi được
giới tính không?

2. Nếu em được chị Lan hỏi ý kiến về băn khoăn của chị ấy, em sẽ trả lời
bằng cơ sở khoa học như thế nào?

1.Lời khuyên trên chưa đúng

Mọi loại thức ăn đều được phân giải qua tiêu hóa (vd: các aa dùng chung cho hầu
hết các loài…) nên kiểu hình của nguồn thức ăn không ảnh hưởng tới đối tượng sử
dụng nguồn thức ăn đó.

2.* Sứt môi là do đột biến số lượng NST, thể ba trên NST số 13 hoặc 15 chứ không
phải do ăn thịt thỏ…

* Lưỡi dày và dài, hay thè ra là 1 trong những biểu hiện của hội chứng Đao là do
đột biến số lượng NST, thể ba trên NST số 21 chứ không phải do ăn ốc…

* Giới tính được xác định ngay khi hợp tử được hình thành chứ không thể thay đổi
khi thai được 2 tháng nhờ uống thuốc
45. Ở 1 loài thực vật 2n = 14

1. Nếu bị đột biến xảy ra ở cặp NST nào đó tạo thể ba nhiễm, thì số
nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là bao nhiêu, có thể có tối đa
bao nhiêu loại thể ba nhiễm ở loài này?

2. Vì sao tế bào noãn dị bội ( n+1) vẫn có khả năng thụ tinh, trong khi
hạt phấn ( n+1) lại không có khả năng thụ tinh? Cho rằng loài này thụ phấn
nhờ gió.

1. - Số nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là 2n + 1 = 15

- Có thể có tối đa bao nhiêu loại thể ba là C71 = 7 loại

2. - Tham gia quá trình thụ tinh hạt phấn phải di chuyển, còn tế bào noãn nằm cố
định trong bầu nhị của hoa. Vì noãn nằm cố định nên noãn đơn bội n và di bội
(n+1) đều có khả năng thụ tinh.

- Hạt phấn dị bội (n+1) có sức sống thua kém hạt phấn đơn bội n. Khi thụ phấn hạt
phấn (n+1) thường không cạnh tranh nổi hạt phấn đơn bội n nên không được tham
gia thụ tinh cho noãn.

46. Ở 1 loài cây ăn quả lưỡng bội giao phối, khi cho lai các cây BB với các cây
bb được F1. Người ta phát hiện ở F1 có 1 cây mang kiểu gen Bbb. Trình bày cơ
chế hình thành cơ thể có kiểu gen Bbb nói trên? Viết sơ đồ minh họa.

- Cây mang kiểu gen Bbb có thể là thể lệch bội (2n + 1) hoặc thể tam bội (3n)

- Cơ chế hình thành thể 2n + 1 có kiểu gen Bbb:

+ Do rối loạn phân li NST trong giảm phân của cây bb phát sinh giao tử (n + 1) có
thành phần gen trong giao tử là bb

+ Giao tử không bình thường bb kết hợp với giao tử bình thường B tạo ra cơ thể
đột biến lệch bội có kiểu gen Bbb

+ Sơ đồ: P : BB(2n)xbb(2n)

Gp:B(n)bb(n + 1)
F1 Bbb(2n + 1)

- Cơ chế hình thành tam bội (3n) có kiểu gen Bbb:

+ Do rối loạn phân lý NST trong giảm phân của cây bb, phát sinh giao tử đột biến
2n có thành phần kiểu gen bb

+ Giao tử không bình thường bb(2n) kết hợp với giao tử bình thường B(n) tạo ra cơ
thể đột biến tam bội có kiểu gen Bbb

+ Sơ đồ:P : BB(2n) x bb(2n)

Gp: B(n) bb(2n)

F1 Bbb(3n)

47. Tại sao tần số đột biến gen ở sinh vật nhân chuẩn thường rất thấp?

- Những sai sót trên ADN hầu hết được hệ thống các enzim sửa sai trong tế bào

- ADN có cấu trúc bền vững nhờ các liên kết hiđro giữa 2 mạch đơn với số lượng
lớn

- ADN được bảo vệ trong nhân và liên kết với prôtêin histon

- Gen của sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc phân mảnh

48. Trong tự nhiên dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?

2. Những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân
sơ và sinh vật nhân thực.

3. Cây cà chua tứ bội (4n) có kiểu gen Aaaa giảm phân có thể tạo ra những
loại giao tử nào? Vì sao thể tứ bội (4n) lại giảm khả năng hữu thụ so với thể
lưỡng bội (2n)?

1. Đột biến gen phổ biến nhất là thay thế 1 cặp Nu vì:
- Cơ chế phát sinh đột biến dạng thay thế 1 cặp Nu dễ xảy ra hơn ngay cả khi
không có tác nhân đột biến ( do các nuclêotit trong tế bào có thể hở biến thành
dạng hiếm).

- Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế 1 cặp nuclêotit là đột biến
trung tính (do chỉ ảnh hưởng đến một bộ 3treen gen) à dạng đột biến này dễ tồn
tại phổ biến ở nhiều loài.

2. Điểm khác biệt cơ bản trong nhân đôi AND có sinh vật nhân sơ và sinh vật
nhân thực:

Sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân thực

- Chỉ có 1 đơn vị tái bản -Nhiều đơn vị tái bản

- Số lượngEnzim tham gia ít -Có nhiều Enzim tham gia

3. Các kiểu giao tử có thể được sinh ra từ cây cà chua tứ bội Aaaa: AAaa, AAa,
Aaa, AA, Aa, aa, A, a,

- Thể tứ bội (4n) giảm khả năng hữu thụ so với thể lưỡng bội (2n) vì:

+ Thể tứ bội (4n) có sự di chuyền phân ly phức tạp, không ổn định do giảm phân ở
các cá thể này bị rối loạn.

+ Các NST tương đồng tiếp hợp và phân ly một cách ngẫu nhiên à giao tử có số
lượng 0, n, 2n, 3n, 4n nhưng chỉ có giao tử lưỡng bội 2n mới có sức sống.

49. 1. Cho bảng liệt kê tỉ lệ tương đối của các bazơ nitơ có trong thành phần axit nuclêic được tách
chiết từ các loài khác nhau:

Loại Ađênin Guanin Timin Xitôzin Uraxin


I 21 29 21 29 0
II 29 21 29 21 0
III 21 21 29 29 0
IV 21 29 0 21 29
Hãy cho biết dạng cấu trúc vật chất di truyền của các loài nêu trên.
2. Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen chủ yếu phát sinh quá trình nhân đôi
ADN ?

1.Dựa trên cơ sở của nguyên tắc bổ sung của các bazơ nitơ: nếu ADN (hoặc ARN)
có cấu trúc 2 mạch khớp bổ sung thì số nu G = X, A = T → vật chất di truyền của
các loài :

- Loài I: Do G = X = 29, A = T = 21 nên có ADN xoắn kép.

- Loài II: Do G = X = 21, A = T =29 nên có ADN xoắn kép.

- Loài III: Do A ≠ T, G ≠ X → ADN mạch đơn .

- Loài IV: Do vật chất di truyền không có nuclêôtit T, do A ≠ U, G ≠ X → ARN sợi


đơn.

2. - Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. Những biến đổi
này thường liên quan đến một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hay một số cặp
nuclêôtit.

Vì: + Khi phân tử ADN không nhân đôi thì 2 mạch của ADN xoắn kép nên có cấu
trúc bền vững, các tác nhân đột biến khó có thể làm thay đổi cấu trúc của ADN.

+Trong quá trình nhân đôiADN, tác nhân đột biến có thể tác động làm biến đổi
cấu trúc của bazơ nitơ làm cho các nuclêôtit của môi trường lắp ráp không theo
NTBS với nuclêôtit trên mạch khuôn gây đột biến gen.

+Trong quá trình nhân đôi ADN có thể xảy ra những sai sót ngẫu nhiên của enzim
ADN polimeraza làm cho một số nuclêôtit được lắp ráp không theo NTBS với
nuclêôtit trên mạch khuôn gây đột biến gen. Tuy nhiên, khi nhân đôi ADN vẫn có
thể phát sinh đột biến gen bởi virút, yếu tố di truyền vận động nhưng với xác suất
rất thấp

50. 1. Trên phân tử mADN có bazơ guanin trở thành dạng hiếm thì qua quá trình
tự nhân đôi sẽ gây đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T. Trên một gen có
bazơ nitơ guanin dạng hiếm G*, gen này tiến hành nhân đôi 3 lần liên tiếp 2 lần.
a. Hãy viết sơ đồ mô tả cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G - X bằng cặp A - T
của bazơ nitơ dạng hiếm.

b. Trong các gen được tạo ra có bao nhiêu gen bị đột biến thay thế cặp G - X
thành cặp A - T.
2. Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:

Côđon 5’AAA3’ 5’XXX3’ 5’GGG3’ 5’UUU3’ hoặc 5’XUU3’ hoặc 5’UXU3’


5’UUX3’ 5’XUX3’

Axit aminLizin (Lys) Prôlin Glixin (Gly)Phêninalanin Lơxin (Leu) Xêrin


tương (Pro) (Phe) (Ser)
ứng

Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi
pôlipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm
thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Hãy xác định
trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc và mạch bổ sung của gen trước khi bị đột
biến.

1.a.Sơ đồ mô tả cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G - X bằng cặp A - T của
bazơ nitơ dạng hiếm : G* - X à G* - T à A - T.

b. Số gen bị đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T: - Số gen con tạo thành là
22 = 4 gen.

- Trong đó có ½ gen bình thường (không bị đột biến) ; ½ số gen còn lại có 1 gen ở
dạng tiền đột biến (G* - T) (vì quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
bán bảo tồn, trong các phân tử ADN con luôn có một phân tử ADN có mang bazơ
nitơ dạng hiếm của ADN ban đầu).

- Số gen bị đột biến là ½ .4 - 1 = 1 gen.

2. *Trình tự axit amin của gen đột biến: Pro - Gly - Lys - Phe.

và Trình tự mARN đột biến: 5’XXX GGG AAA UUX 3’ Hoặc


5’XXX GGG AAA UUU3’
- Trình tự nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen đột biến: 3 ’GGG XXX TTT AAG 5’
Hoặc 3’GGG XXX TTT AAA 5’

Mà đột biến làm thay thế 1 nuclêôtit A trên mạch mã gốc bằng G. Nên: Mạch mã
gốc của gen đột biến là: 3’ GGG XXX TTT AAG 5’

Mạch mã gốc của gen ban đầu là: 3’ GGG XXX TTT AAA 5’ Mạch bổ sung của gen
ban đầu là: 3’ XXX GGG AAA TTT 5’

51. a. Mã di truyền có đặc điểm gì?

b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở
cấp độ phân tử?

a.- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên
nhau)

- Mã di truyền có tính phổ biến (các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một
vài ngoại lệ)

- Mã di truyền có tính đặc hiệu (một bộ 3 chỉ mã hoá 1 loại axit amin)

- Mã di truyền mang tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1
loại a.a trừ AUG - mêtiônin; UGG - Triptôphan)

b. - Trong cơ chế nhân đôi ADN: trên mỗi mạch đơn của ADN mẹ, các nucleotit lắp
ráp với Nu tự do của môi trường nội bào theo NTBS: A = T; G = X → phân tử ADN
con giống ADN mẹ.

- Trong cơ chế tổng hợp ARN: trên mạch đơn có chiều 3’ - 5’ các nuc lắp ráp với
các nuc tự do theo NTBS: A = U; G = X → ARN mạch đơn có chiều 5’ - 3’

- Trong cơ chế tổng hợp protein: bộ 3 đối mã trên tARN khớp bổ sung với bộ ba
mã sao mARN theo NTBS.

52. a. Thế nào là đột biến lệch bội? Tại sao đột biến lệch bội thường làm giảm
khả năng sinh sản của cơ thể?
b. Ở ngô, hạt phấn thừa 1 NST (n + 1) không có khả năng thụ tinh, nhưng tế bào
noãn thừa 1 NST (n + 1) vẫn thụ tinh bình thường. Các cây ba nhiễm Rrr tạo các
giao tử theo tỷ lệ 1R : 2Rr : 2r :1rr. Nếu R xác định màu đỏ (tức là Rrr là đỏ) và rr
màu trắng. Hãy dự đoán kết quả của các phép lai sau :

1. ♀Rrr x ♂ rr.

2. ♀rr x ♂ Rrr

3. ♀Rrr x ♂ Rrr.

a.- Đột biến lệch bội là đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng NST ở một vài cặp
NST tương đồng. - Do đột biến lệch bội làm mất cân bằng hệ gen nên gây rối loạn
trong quá trình phát sinh giao tử -> giảm khả năng sinh sản.

b. 1. ♀ Rrr x ♂ rr.

Kiểu gen: 1Rr: 2rr;

Kiểu hình 1 màu đỏ: 2 màu trắng

2. ♀ rr x ♂ Rrr

Kiểu gen: 1Rr: 2Rrr: 2rr: 1rrr;

Kiểu hình: 1 màu đỏ: 1 màu trắng

3. ♀ Rrr x ♂ Rrr.

Kiểu gen: 1RR: 2RRr: 4Rr: 5Rrr: 4rr: 2rrr;

Kiểu hình: 2 màu đỏ: 1 màu trắng

II.Bài tập
1. Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa cây có kiểu gen DD với cây có kiểu
gen dd được F1. Người ta phát hiện ở F1 có cây mang kiểu gen Ddd. Trình bày
các cơ chế hình thành cơ thể có kiểu gen Ddd nói trên? Viết sơ đồ lai minh họa.

- Trường hợp 1: Cơ thể có KG: DDd là do đột biến lệch bội:

Cơ chế: P: DD x dd

GP: n + 1(DD) ; n - 1 n(d)

F1: 2n + 1 (DDd) Thể ba

- Trường hợp 2: Cơ thể có KG: DDd là do đột biến đa bội:

Cơ chế: P: DD x dd

GP: 2n (DD) n(d)

F1: 3n (DDd) Thể tam bội

2.a. Trình bày cơ chế phát sinh đột biến thể tam bội? Tại sao thể tam bội lại bất
thụ?

b. Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể
được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào
cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có
bao nhiêu dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể? Hãy viết ký hiệu
bộ NST của các dòng tế bào đó.

a. - Cơ chế phát sinh đột biến thể đa bội lẻ: + Trong quá trình giảm phân tạo giao
tử ở một bên cơ thể bố hoặc mẹ cặp NST tương đồng đã nhân đôi nhưng không
phân li hình thành giao tử lưỡng bội (2n). + Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với
giao tử bình thường (n) hình thành hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội. - Thể
tam bội bất thụ vì: Qúa trình bắt cặp của các NST trong kì đầu I của giảm phân bị
rối loạn nên không tạo được giao tử.

b. - Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột
biến 2n +2; 2n - 2.

- Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu: AaBbDdXY (2n)


AaBbDDddXY (2n+2) AaBbXY (2n-2) AaBbDDXY, AaBbddXY (2n)
3. Lai dòng cây hoa đỏ thuần chủng với dòng cây hoa trắng thuần chủng,
người ta thu được hàng vạn hạt. Khi gieo các hạt này mọc thành cây thì trong
số hàng vạn cây hoa đỏ thấy xuất hiện một cây hoa trắng. Biết tính trạng màu
sắc hoa do một gen quy định. Hãy đưa ra các giả thuyết giải thích sự xuất hiện
cây hoa trắng ở F1?

- Tính trạng do 1 gen quy định, Pt/c lai với nhau, F1 hàng vạn cây hoa đỏ chỉ thấy
xuất hiện một cây hoa trắng chứng tỏ hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

Quy ước: - A cây hoa đỏ, a- cây hoa trắng.

Pt/c Hoa đỏ x hoa trắng

AA aa

G A a

F1 Aa (hoa đỏ).

Cây hoa trắng xuất hiện ở F1 chỉ có thể giải thích là do đột biến giao tử ở cây hoa
đỏ P t/c

- Các giả thuyết: có thể xảy ra 3 trường hợp:

+ Giả thuyết về đột biến gen: Đột biến gen A thành alen a

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cây hoa đỏ P t/c (AA), đột biến gen xảy
ra : alen A bị đột biến gen thành alen a, tạo giao tử a. Qua thụ tinh giao tử này kết
hợp với giao tử a của cây hoa trắng à hợp tử aa phát triển thành cây hoa trắng .

+ Giả thuyết về đb số lượng NST: Đb lệch bội dạng 2n-1

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cây hoa đỏ P t/c (AA), ở 1 TB nào đó
cặp AA không phân li à hình thành 1 giao tử O mang NST chứa A. Giao tử này kết
hợp với giao tử mang a à hợp tử chỉ chứa 1a phát triển thành thể đột biến hoa trắng

+ Giả thuyết về đb cấu trúc NST: Đb mất đoạn mang gen A

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cây hoa đỏ P t/c (AA), 1 giao tử nào đó
xảy ra đột biến cấu trúc NST gây mất đoạn NST mang gen A. Giao tử này kết hợp
với giao tử mang a à hợp tử chỉ chứa 1a phát triển thành thể đột biến hoa trắng.
4. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai con đực AaBb x con cái AaBb.
Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở 1 số tế bào, cặp NST
mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra
bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết cặp
ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa
bao nhiêu a.loại hợp tử lưỡng bội

b. loại hợp tử lệch bội?

a. Trong giảm phân bình thường của cả hai cơ thể đực và cái

P con đực AaBb x con cái AaBb

G AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab

F 1AABB , 2AaBB, 2AABb, 4AaBb, 1Aabb 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb

Mỗi kiểu gen là 1 loại hợp tử vậy ta có 9 loại hợp tử lưỡng bội.

b. Trong giảm phân bình thường của cơ thể đực một số tế bào cặp NST Aa không
phân li trong giảm phân I, con cái diễn ra bình thường.

P con đực AaBb x con cái AaBb

G: AaB,Aab, B, b AB, Ab, aB, ab

F 1AaaBB 2AaaBb 1AaaBB 2AaaBb1 Aaabb 1Aaabb 1ABB 2Abb


1Abb 1aBB 2aBb 1abb

Mỗi kiểu gen là 1 loại hợp tử vậy ta có 12 loại hợp tử lệch bội

5. Một gen cấu trúc dài 5100 A0 và có số nuclêôtit loại A = G . Số lượng liên
kết hiđrô của gen và sản phẩm prôtêin thay đổi như thế nào trong các trường
hợp đột biến sau:

- Mất 1 cặp nuclêôtit

- Thêm 1 cặp nuclêôtit

- Thay thế cặp nuclêôtit loại này bằng cặp nuclêôtit loại khác? Biết rằng vị
trí đột biến xảy ra ở cặp nuclêôtit thứ 4 kể từ bộ ba mở đầu của gen?
Từ đầu bài tính được A = T = 600 (nu), G =X = 900 (nu) Số liên kết hiđrô = 2.
600 + 3 .900 = 3900 (lk) Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh do gen
điều khiển tổng hợp là: 3000 : (2.3) - 2 = 498 a.a

- Mất 1 cặp nuclêôtit: Nếu mất cặp A-T thì số liên kết hiđrô giảm đi 2 (3900 - 2 =
3898 lk) , mất cặp G -X thì số liên kết hiđrô giảm đi 3 lk (3900 - 3 = 3897 lk) so
với gen ban đầu. Cấu trúc của các bộ ba của gen cấu trúc thay đổi, nếu các bộ ba
mới tạo thành mã hóa axitamin khác trước thì sản phẩm prôtêin thay đổi về thành
phần, trình tự phân bố. số lượng ít hơn 1 a.a (498- 1 = 497)

- Thêm 1 cặp nuclêôtit: Nếu thêm cặp A-T thì thêm 2 liên kết hiđrô 2(3900 + 2 =
3902 lk) , Nếu thêm cặp G -X thì thêm 3 liên kết hiđrô (3900 + 3 = 3903 lk) so
với gen ban đầu.

- Cấu trúc của các bộ ba của gen cấu trúc thay đổi, nếu các bộ ba mới tạo thành mã
hóa axitamin khác trước thì sản phẩm prôtêin thay đổi về thành phần, trình tự phân
bố. số lượng a.a là 498

- Thay thế cặp nuclêôtit loại này bằng cặp nuclêôtit loại khác:

Nếu thay thế cắp A-T bằng cặp G -X thì gen đột biến nhiều hơn 1 liên kết
hiđrô(3900 + 1 = 3901 lk) ,

Nếu thay thế cặp G -X bằng cặp A-T thì gen đột biến ít hơn 1 liên kết
hiđrô(3900 - 1 = 3899 lk) so với gen bình thường.

Sản phẩm prôtêin đổi mới về 1 axitamin với điều kiện bộ ba mới tạo thành mã hóa
axitamin khác trước. số lượng a.a vẫn là 498

6. Một cá thể đực có kiểu gen AabbDdEeGg.

a. Hai tế bào của cá thể trên giảm phân bình thường sẽ cho ra tối đa bao nhiêu
loại giao tử?
b. Trong quá trình giảm phân của cơ thể trên, giả sử cặp nhiễm sắc thể mang
cặp gen Aa ở 4% số tế bào không phân li trong giảm phân II, giảm phân I
diễn ra bình thường; cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd ở 8% số tế bào
không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các cặp
nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, tính tỉ lệ giao tử
abdeg được tạo ra từ cơ thể trên?
a. Xét riêng từng cặp gen:
Cặp Aa giảm phân cho 2 loại giao tử: A, a
Cặp bb giảm phân cho 1 loại giao tử: b
Cặp Dd giảm phân à 2 loại giao tử: D, d
Cặp Ee giảm phân à 2 loại giao tử: E, e
Cặp Gg giảm phân à 2 loại giao tử: G, g
- Vậy số loại giao tử tối đa của cơ thể trên là : 2 x 1 x 2 x 2 x 2 = 16 (loại giao tử).
- Do các cặp gen phân li độc lập, một tế bào sinh giao tử đực chỉ tạo được tối đa 2
loại giao tử.
Hai tế bào của cá thể trên giảm phân bình thường sẽ cho ra tối đa số loại giao tử là
2 x 2 = 4 (loại giao tử)
b. Xét riêng từng cặp gen:
- Cặp Aa: Cặp NST mang cặp gen Aa ở 4% số tế bào không phân li trong giảm
phân II, giảm phân I diễn ra bình thường cho tỉ lệ giao tử a =
100%  4%
 48%  0, 48
2 .
- Cặp bb giảm phân cho tỉ lệ giao tử b = 100% = 1.
- Cặp Dd: Cặp NST mang cặp gen Dd ở 8% số tế bào không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường cho tỉ lệ giao tử d =
100%  8%
 46%  0, 46
2 .
- Cặp Ee giảm phân cho tỉ lệ giao tử e = 50% = 0,5.
- Cặp Gg giảm phân cho tỉ lệ giao tử g = 50% = 0,5.
- Tỉ lệ giao tử abdeg = 0,48 x 1 x 0,46 x 0,5 x 0,5 = 0,0552

7. Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit lần lượt là: A:U:G:X =
1:2:3:4. Theo lí thuyết, xác định:
- Số bộ ba tối đa chứa ít nhất 1 nucleotit loại U mã hóa cho các axit amin.
- Xác suất xuất hiện bộ ba UGX.
- Tỉ lệ bộ ba chứa 2 nucleotit loại A mã hóa axit amin.

1. Tổng số bộ ba có thể có là: 43 = 64.

- Số bộ ba không chứa U là: 3 x 3 x 3 = 27.

- Số bộ ba chứa ít nhất 1 nucleotit loại U là: 64 - 27 = 37.


- Số bộ ba chứa ít nhất 1 nucleotit loại U không mã hóa axit amin là: 3 (bộ ba UAA,
UGA, UAG).

→ Số bộ ba chứa ít nhất 1 nucleotit loại U mã hóa axit amin là: 37 - 3 = 34 (bộ ba).

2. Tỉ lệ từng loại nucleotit trên mARN là:

- Xác suất xuất hiện bộ ba UGX =

3. Tỉ lệ bộ ba chứa 2 nucleotit loại A =

- Trong đó có bộ ba UAA không mã hóa axit amin chứa 2A.

Tỉ lệ bộ ba UAA =

- Tỉ lệ bộ ba chứa 2 nucleotit loại A hóa axit amin = 0,027 - 0,002 = 0,025

8. Ở một thực vật lưỡng bội, gen A quy thân cao trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy
định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn cây thân
thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng côsixin tác động lên hợp tử F1 để gây
đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội. Cho rằng
cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội và các giao tử lưỡng bội thụ
tinh bình thường.

a. Cho các cây tứ bội F1 giao phấn tự do. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ
kiểu hình chỉ mang một tính trạng trội ở đời con.

P: AABB ( Cây thân cao, hoa đỏ) × aabb ( Cây thân thấp, trắng)

F1 AaBb ( Cây thân cao, hoa đỏ)

Tứ bội hóa cây F1 thu được cây AAaaBBbb

Cho cây F1 x F1 AAaaBBbb × AAaaBBbb


Tỉ lệ kiểu hình chỉ mang một tính trạng trội ở đời con là: Cây thân cao, hoa trắng
và cây thân thấp hoa đỏ .

Xét riêng từng cặp:

AAaa × AAaa → cho tỉ lệ kiểu hình F2: 35 /36 cây thân cao : 1/36 cây thân thấp.
(Cây AAaa giảm phân cho giao tử 1/6AA , 4/6Aa , 1/6 aa)

BBbb × BBbb → cho tỉ lệ kiểu hình F2: 35/36 hoa đỏ : 1/36 hoa trắng. (Cây BBbb
giảm phân cho các loại giao tử 1/6BB , 4/6Bb , 1/6 bb)

→ Vậy tỉ lệ kiểu hình chỉ mang một tính trạng trội: (35 /36 cây cao x 1/36 hoa
trắng.) + (1/36 cây thấp x 35/36 hoa đỏ) = 70/1296

b. Cho các cây tứ bội F1 giao phấn cây lưỡng bội F1 được F2. Không cần viết sơ đồ
lai hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con.

Phép lai: AAaaBBbb × AaBb

Xét từng cặp AAaa × Aa → cho tỉ lệ phân li kiểu hình F2: 11/12 cây thân cao :
1/12 cây thân thấp. ( cây Aa cho 2 loại giao tử 1/2A, 1/2a)

BBbb × Bb → cho tỉ lệ phân li kiểu hình F2: 11/12 hoa đỏ : 1/12 hoa trắng. ( cây
Bb cho 2 loại giao tử 1/2B, 1/2b)

Tỉ lệ phân li kiểu hình F2 (11/12 cây thân cao : 1/12 cây thân thấp) . (11/12 hoa đỏ :
1/12 hoa trắng.) = 121/144 cây cao, hoa đỏ : 11/144 cây cao, hoa trắng : 11/144
cây thấp, hoa đỏ : 1 /144 cây thấp, hoa trắng.

9. Một gen có chiều dài 3590,4A0 và có 2706 liên kết hiđrô. Gen trên sau khi
bị đột biến rồi thực hiện quá trình phiên mã tạo một phân tử mARN có mã
kết thúc là UAA. Trên phân tử mARN đó có một ribôxôm trượt qua và cần số
lượng từng loại ribônuclêôtit của các bộ ba đối mã ( anticôđon) vào khớp bổ
sung với các codon trên mARN là : rA = 223; rU = 237; rG = 342 và rX = 251.
Xác định dạng đột biến trên?

- Gen bình thường : có tổng số Nuclêôtit (N) N = × 2 = 2112 Ta có 2A +


2G = 2112 (1) 2A + 3G = 2706 (2)
Từ (1) và (2) => A = T = 462 G = X = 594

- Gen đột biến A = T = rA + rU = 223 + 237 + 3 ( 2A và 1U của mã kết thúc) =


463 G = X = rG + rX = 342 + 251 = 593

Vậy đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng một cặp A - T

10. Một gen có 3120 liên kết Hidro, có A= 20% tổng số Nu của gen.
a. Tính chiều dài của gen?
b. Số Nu tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho gen tái sinh 4 đợt liên
tiếp?
c. Xác định dạng đột biến gen, nếu đột biến đó dẫn đến làm mất 1aa và có
thêm 2aa mới trong phân tử Protein hoàn chỉnh?
d. Nếu sau đột biến gen trên, gen đã giảm 8 liên kết H, thì khi gen đột biến tái
sinh liên tiếp 3 đợt, nhu cầu Nu mỗi loại giảm xuống bao nhiêu?

a.Ta có: A= T = 20% à G = X = 50% - 20% = 30%

- Gọi N: Tổng số Nu của gen, ta có: 2. 20% N + 3. 30% N = 3120

Giải ra: N = 2400


b.- Số Nu tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho gen tái sinh 4 đợt liên tiếp

* Ta có số Nu mỗi loại củ gen là: A = T = 2400 . 20% = 480 ( Nu) G = X = 2400 .


30% = 720 ( Nu)

*Khi gen tái sinh 4 đợt môi trường nội bào cần cung cấp cho mỗi loại là:

A = T = 480.( 24 - 1) = 7200 ( Nu)

G = X = 720.( 24 - 1) = 10800 ( Nu)


c.- nếu đột biến đó dẫn đến làm mất 1aa và có thêm 2aa mới trong phân tử Protein
hoàn chỉnh: Đột biến làm mất 1aa nên gen mất 3 cặp Nu Mặt khác xuất hiện thêm
2aa mới, chứng tỏ đã mất 3 cặp Nu ở 3 mã kế tiếp, 6 Nu còn lại tổ hợp mã hóa cho
2 aa mới
d.Nếu sau đột biến gen trên, gen đã giảm 8 liên kết H, thì khi gen đột biến tái sinh
liên tiếp 3 đợt, nhu cầu Nu mỗi loại giảm xuống bao nhiêu
- Gen giảm xuống 8 lkH, chứng tỏ trong 3 cặp Nu bị mất, có 2 cặp G- X và một
cặp A-T - Số Nu từng loại của gen đột biến: A= T = 480 - 1= 479 G = X =720 -
2= 718

-Khi gen đột biến nhân đôi 3 đợt, nhu cầu Nu từng loại giảm xuống trước đột biến:

A= T = 1. ( 23 - 1) = 7 ( Nu) G = X = 2. ( 23 - 1) = 14 ( Nu)
11. Xét cặp alen Aa có chiều dài 5100A0 . Alen A quy định quả ngọt có X = 35%,
alen a quy định quả chua có A = 2/3 X. Cho cây quả ngọt dị hợp tự thụ phấn đã
xuất hiện loại hợp tử lệch bội có kiểu gen Aaa.

-cơ chế hình thành thể lệch bội Aaa

- Số Nu từng loại trong giao tử đột biến

- Cho biết từ cá thể lưỡng bội Aa, phát sinh các đột biến lệch bội và đột biến đa
bội. Trong một phép lai giữa các thể đột biến người ta thu được tỉ lệ kiểu hình 3
cây quả ngọt: 1 cây quả chua. Không cần lập bảng, hãy viết kiểu gen có thể có
của bố mẹ.

a.Kiểu gen của P: Aa x Aa

TH1: Hợp tử Aaa được hình thành do thụ tinh giữa giao tử đột biến Aa với giao tử
bình thường a. Loại giao tử đột biến Aa xuất hiện do NST nhân đôi nhưng không
phân li ở kì sau giảm phân I.

TH2: Hợp tử Aaa được hình thành do sự thụ tinh của giao tử đột biến aa với giao
tử bình thường A. Giao tử đột biến aa xuất hiện do NST kép mang aa đẫ không
phân li ở kì sau giảm phân II

b. N.A = N.a = 5100.2/3.4 = 3000 ( Nu)

Gen A có X = 35% .3000 = 1050 = G => A = T = 3000/2 - 1050 = 450

Gen a có X + A = 1500 , A = 2/3 X => A = T = 600; G = X = 900

Cá thể lệch bội có kiểu gen Aaa tạo các loại giao tử: A, a, Aa, aa. Trong đó Aa và
aa là giao tử đột biến. Số Nu từng loại trong các giao tử đột biến:
• Giao tử Aa: A= T = 450 + 600 = 1050; G = X = 1050 + 900 = 1950

• Giao tử aa: A= T= 600. 2 =1200; G =1200; G = X = 900.2= 1800

c. F1 xuất hiện kiểu hình lặn quả chua chiếm tỷ lệ 1/4 = 1/2 x 1/2

Mỗi bên P cho giao tử lặn với tỷ lệ 1/2.

Vậy kiểu gen của P có thể là một trong 3 trường hợp sau:

P: Aaa x Aaa

P: Aaa x Aaaa

P: Aaaa x Aaaa

12. Ở cà chua, quả đỏ( B) trội hoàn toàn so với quả vàng( b). Các cây tứ bội (4n)
giảm phân tạo giao tử 2n và các cây lưỡng bội (2n) giảm phân tạo giao tử n đều có
khả năng thụ tinh bình thường. Những công thức lai nào của các cây 2n hoặc 4n
cho kết quả phân li theo tỉ lệ 11 đỏ : 1 vàng?

Kết quả lai có tỉ lệ kiểu hình vàng là 1/12 = 1/6 x 1/2.

+ Tỉ lệ giao tử = 1/6 → kiểu gen là BBbb

+ Tỉ lệ giao tử = 1/2 → kiểu gen là Bb hoặc Bbbb

(1) BBbb x Bbbb;

(2) BBbb x Bb

13. Một tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa NST 13 và 18. Một
đoạn của NST 18 chuyển sang gắn vào NST 13 tạo NST mới 13+18 và một đoạn
của NST 13 chuyển sang gắn vào NST 18 tạo NST mới 18+13. Khi tế bào mang
đột biến này giảm phân, những loại giao tử nào được hình thành? Tỷ lệ các giao
tử đột biến là bao nhiêu?

Các loại giao tử và tỷ lệ các loại giao tử.

* Các loại giao tử


+ Giao tử thứ 1: có 1 NST 13 và 1 NST 18 ( bình thường).

+ Giao tử thứ 2: có 1 NST 13 và 1 NST 18+13 .

+ Giao tử thứ 3: có 1 NST 13+18 và 1 NST 18+13.

+ Giao tử thứ 4: có 1 NST 13+18 và 1 NST 18.


* Tỉ lệ các giao tử đột biến: 3/4

14. Cho biết cặp gen Aa nằm trên cặp NSTsố 1, cặp gen Bb nằm trên cặp NST
số 3. Hãy xác định kiểu gen ở đời con của phép lai ♀aaBb × ♂Aabb trong
trường hợp:

a. Các cặp NST phân li bình thường trong giảm phân.

b. Ở giảm phân I của cơ thể mẹ cặp NST số 1 không phân li.

c. Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử mang gen AaBb, cả hai NST kép
trong cặp NST số 3 không phân li.

a. Các cặp NST phân li bình thường trong giảm phân.

- Các cặp NST phân li bình thường thì tạo ra các giao tử bình thường qua thụ tinh
sẽ tạo ra các hợp tử có kiểu gen

♂ (aB,ab) x ♀ (Ab,ab) àAaBb, Aabb, aaBb, aabb.

b. Ở giảm phân I của cơ thể mẹ cặp NST số 1 không phân li.

♂(aB,ab) × ♀(Aab,b) à hợp tử có kiểu gen là: AaaBb, Aaabb, aBb, abb.

c. Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử mang gen AaBb, cả hai NST kép trong cặp
NST số 3 không phân li. Hợp tử có kiểu gen AaBb có cặp NST kép số 3 không
phân li thì cơ thể sẽ là thể khảm.

Có một nhóm TB mang kiểu gen AaBBbb, nhóm TB còn lại mang kiểu gen Aa

15. Ở một loài thực vật, xét cặp gen Dd nằm trên nhiễm sắc thường, mỗi alen
đều có 150 vòng xoắn. Alen D có G = 30%, alen d có số lượng 4 loại nuclêôtit
bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Dd giao phấn với nhau, trong số các hợp tử
thu được, có một loại hợp tử có tổng số nuclêôtit loại A = 1950. Hãy xác định kiểu
gen và cơ chế hình thành loại hợp tử nói trên.
- Tổng số nuclêôtit của gen D bằng tổng số nu gen d = 150 x 20 = 3000
- Số nuclêôtit từng loại gen D: G = X = (30 . 3000)/100 = 900
A = T = 3000/2 - 900 = 600
- Số nuclêôtit từng loại của gen d : A = T = G = X = 3000/4 = 750
→ Hợp tử có tổng số nuclêôtit loại A = 1950 = (600 x 2) + 750
Vậy hợp tử có kiểu gen DDd
* Cơ chế hình thành
- Do rối loạn giảm phân I ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Dd không
phân li trong giảm phân I → tạo giao tử Dd, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường
mang gen D → hình thành hợp tử DDd.
- Do rối loạn giảm phân II ở cơ thể đực hoặc cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Dd
không phân li trong giảm phân II → tạo giao tử DD, giao tử này kết hợp với giao tử bình
thường mang gen d → hình thành hợp tử DDd.

16. Ở một phân tử mARN, tính từ mã mở đầu đến mã kết thúc là 1200 đơn phân và
nuclêôtit loại U = 3A, X = 2G, G =2/3U. Khi dịch mã, trên phân tử mARN có 5
ribôxôm trượt qua 1 lần. Hãy xác định
a. Số axit amin cần cung cấp cho quá trình dịch mã.
b. Số liên kết hiđrô được hình thành giữa anticôđon và côđon trong quá trình dịch
mã. Biết rằng bộ ba kết thúc trên mARN là 5/UAG 3/.
a. Số axit amin cần cung cấp cho quá trình dịch mã. (1200 : 3 - 1) . 5 = 1995
b. Số liên kết hiđrô được hình thành giữa anticôđon và côđon trong quá trình dịch
mã. Biết rằng bộ ba kết thúc trên mARN là 5/UAG 3/.
- Ta có A : U : G : X = 1 : 3 : 2 : 4
→ rA = 1200/10 = 120; rU = 360; rG = 240; rX = 480
→ Số LK hidro là 5 . ( 2rA + 2rU + 3rG + 3rX) = 5.2 ( 120 -1) + 5.2 ( 360 - 1) +
5.3 ( 240 -1) + 5.3.480 = 15.565

17. a. Ở một loài động vật giao phối, giả sử có 1000 tế bào sinh tinh tham gia
giảm phân trong đó có 5 tế bào xảy ra trao đổi chéo không cân ở 1 cặp NST,
cho rằng mọi sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường. Hãy xác
định tỉ lệ giao tử đột biến sinh ra.

b. Xác định bộ ba đối mã khớp với các bộ ba mã sao sau đây:

5/AUG3/; 3/XAG5/; 5/UAA3/; 3/GXA5/


a.- Tổng số giao tử sinh ra: 1000 x 4 = 4000
- 25 tế bào giảm phân có trao đổi chéo không cân tạo ra 50 giao tử bình thường và
50 giao tử đột biến (25 giao tử đột biến mất đoạn; 25 giao tử đột biến lặp đoạn)
- Tỉ lệ giao tử đột biến là: 50 : 4000 = 1,25%

b. Bộ ba đối mã khớp với các bộ ba mã sao sau đây:

Mã sao: 5/AUG3/ 3/XAG5/; 5/UAA3/; 3/GXA5/

Đối mã: 3/UAX5/ 5/GUX3/ Ko mã hoá aa 5/XGU3/.

18. Theo bảng mã di truyền, các codon mã hóa các aa sau

AAA: lys UUU: phe GGG:gly XXX : pro

Cho 1 đoạn mạch bổ sung của 1 đoạn gen ở E.coli có trình tự nu như sau:

3’ GAT-AAA-XXX-TTT-GGG-AAA-XXX-GTA 5’

a. Xác định số lượng, số loại và viết trình tự theo đúng chiều các: triplet,
codon, anticodon tương ứng? Xác định trình tự aa của đoạn chuỗi polypeptit
tương ứng?

b. Nếu đoạn gen trên thực hiện tái bản 3 lần thì tổng số nu và số nu từng loại
môi trường cung cấp cho cả quá trình tái bản là bao nhiêu?

a. *Triplet (các bộ 3/ mạch gốc):

số lượng 8, số loại 6 3’ TAX-GGG-TTT-XXX-AAA-GGG-TTT-ATX 5’

*Codon (các bộ 3/ ARNm):

số lượng 8, số loại 6 5’ AUG-XXX-AAA-GGG-UUU-XXX-AAA-UAG 3’

*Anticodon: (các bộ 3/ ARNt):

số lượng 7, số loại 5 3’UAX5’- 3’GGG5’- 3’UUU5’- 3’XXX5’- 3’AAA5’-


3’GGG5’-3’UUU5’

* Trình tự aa của đoạn chuỗi polypeptit tương ứng:

Foocmet-pro-lys-gly-phe-pro-lys-KT
b. Nếu đoạn gen thực hiện tái bản 3 lần :

3’ TAX-GGG-TTT-XXX-AAA-GGG-TTT-ATX 5’

5’ ATG-XXX-AAA-GGG-TTT-XXX-AAA-TAG 3’

- Tổng số nu của đoạn gen là: N= 48

- Số nu từng loại của đoạn gen là: A=T= 13; G=X = 11

Khi thực hiện tái bản 3 lần thì:

- Tổng số nu MTCC = N.(2k -1) = 48.(23 -1) = 336

- Số nu từng loại MTCC:

Amt = Tmt = A.(2k -1) = 13.(23 -1) = 91

Gmt = Xmt = G.(2k -1) = 11.(23 -1)= 77

You might also like