You are on page 1of 5

Họ và tên: Đào Cẩm Ly

MSSV: 20221064
Lớp: Kỹ thuật Sinh học 03 – K67
Mã lớp học: 739261
GVHD: Cô Phùng Thị Thủy
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA SINH
BÀI 3: XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĐƯỜNG KHỬ TỔNG SỐ
THEO PHƯƠNG PHÁP RODZEVICH.
I, Nguyên tắc của phương pháp
Bài thí nghiệm giúp ta xác định được lượng đường khử tổng có trong mẫu
bằng phương pháp Rodzevich.
Đường khử là các đường còn chứa nhôm OH-hemiacetal (1 nhóm OH và 1
nhóm OR gắn vào cùng một cacbon). Ví dụ như monosacarit, mantoza, fructoza,…
Phương pháp này đựa trên cơ sở trong môi trường kiềm của các đường khử
(glucoza, fructoza, mantoza…) có thể khử dễ dàng oxit đồng II thành oxit đồng I
(Cu2+  Cu1+ ) dưới dạng kết tủa màu đỏ và qua lượng CuSO4 dư (không tham gia
phản ứng) tính được lượng đường khử.
Phản ứng nền: Đường khử + Cu2+/OH-  -COOH + Cu1+
Phản ứng này xảy ra với đường có mạch thẳng, đối với đường có gốc andehit
sẽ phản ứng dễ hơn xeton, do vậy mà đối với đường có gốc andehit thì chỉ cần là kiềm
nhẹ, với xeton thì cần môi trường kiềm mạnh. Cũng nhờ vậy mà có cách phân biệt
chúng.
Cơ chế hoạt động của quá trình xảy ra theo các giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1: phản ứng đường khử và đồng II:
- Khi trộn hai dung dịch felin I và felin II với nhau thì xảy ra phản ứng giữa
chúng.
Đầu tiên tạo thành kết tủa hidroxit đồng màu xanh nhạt.
CuSO4 + 2NaOH = Cu(OH)2 + Na2SO4
- Sau đó Cu(OH)2 tác dụng với muối secnhet tạo thành muối phức hòa tan có
dung dịch màu xanh thẫm.
O-CH-COONa
HO-CH-COONa /
Cu(OH)2 + |  Cu | + H2O
HO-CH-COOK \
O-CH-COOK
 Muối phức trên là một hợp chất không bền, vì thế các đường khử có chứa
nhóm andehit hoặc xeton dễ dàng khử Cu2+ tạo thành kết tủa oxit đồng I màu
đỏ, bản thân đường bị oxi hóa khi cho dung dich đường tác dụng với dung dich
felin.
CHO O- CH-COONa COOH
| / | HO- CHCOONa
(CHOH)4 + 2Cu | +2H2O → CH(OH)4 + | + Cu2O↓
| \ | HO- CHCOOK
CH2OH O-CH-COOK CH2OH

Giai đoạn 2: Xác định lượng đường thông qua lượng Cu2+ phản ứng
 xác định lượng Cu2+ phản ứng từ lượng Cu2+ dư.
Lượng CuSO4 dư (không tham gia phản ứng) cho tác dụng với KI trong
môi trường axit sunfuric sẽ giải phóng ra iod tự do.
2CuSO4 + 4KI + H2SO4  I2 + Cu2I2 + 2K2SO4
Chuẩn độ lượng iod tạo thành bằng tiosulfat natri chuẩn, qua đó tính
được lượng đường khử có trong dung dịch.
I2 + 2Na2S2O3 = Na2S4O6 + 2NaI
II. Tiến hành thí nghiệm
1. Hóa chất
- Dung dịch felin I: 34,64g CuSO4.5H2O/500 ml H2O
- Dung dịch felin II: (173 g secnhet và 50 g NaOH) trong 500 ml H2O
- Dung dịch KI: 30%
- Dung dịch H2SO4: 25%
- Dung dịch Na2S2O3: 0,1N
Chú ý: Trong felin II lại có thêm secnhet vì : muối secnhet có tác dụng giữ ion
Cu2+ trong môi trường kiềm không bị kết tủa dưới dạng Cu(OH)2, mà giữ nó ở
dạng muối phức. Muối phức này kém bền vì thế mà đường khử có thể tác dụng
được để thực hiện phản ứng khử Cu2+→Cu1+.
2. Cách tiến hành
Mẫu thí nghiệm: chuối
a. Chuẩn bị dịch phân tích
- Cân chính xác 5 g mẫu cho vào cối nghiền nhỏ với một lượng nhỏ nước cất;
Chuyển mẫu vào bình tam giác 100 ml. Tráng rửa cối, chày (khoảng 30 ml).
- Cho 1 vài giọt chỉ thị phenolphthalein vào bình
- Trung hoà mẫu bằng NaOH 5% đến pH = 7.
- Chiết đường trong bình ổn nhiệt ở 70-80oC trong 15 phút.
- Làm nguội, kết tủa protein bằng axetat chì 10%.
- Loại chì dư bằng NaH2PO4 bão hoà.
- Chuyển hỗn dịch vào bình định mức 100 ml, định mức tới 100 ml bằng
nước cất.
- Lắc đều, lọc và thu dịch lọc (dịch phân tích)
b. Tiến hành
Mẫu thí nghiệm: Bình tam giác 2 (bình 50ml):
- 1 ml dịch phân tích
- 1 ml Felin 1
- 1 ml Felin 2
- 2 ml nước
- Đun sôi 2 phút, tính từ lúc xuất hiện bọt khí đầu tiên.
- Làm nguội
- 1 ml H2SO425%, lắc đều
- 1 ml KI 30%, lắc đều
- Để phản ứng trong 20 phút.
- Chuẩn độ bằng Na2S2O30,1N đến hết màu iốt (màu trắng sữa)
Mẫu kiểm chứng: Bình tam giác 1 (bình 50ml):
- 3 ml nước cất
- 1 ml Felin 1
- 1 ml Felin 2
- Trộn đều
- Đun sôi 2 phút tính từ lúc xuất hiện bọt khí đầu tiên.
- Làm nguội
- 1 ml H2SO425%, lắc đều
- 1 ml KI 30%, lắc đều
- Để phản ứng trong 20 phút.
- Chuẩn độ bằng Na2S2O30,1N đến hết màu iốt (màu trắng sữa)
III.Kết quả thí nghiệm
1. Tính toán
a. Yêu cầu :
- Tính hàm lượng đường khử tổng số (%), biết rằng cứ 1 ml Na2S2O3 0,1N tiêu
tốn cho định phân tương ứng với 3,3 mg đường khử trong mẫu thử
b. Xử lí
Số liệu đo được:
- Lượng mẫu : 5,01g thu được 100ml dịch
- Mẫu thí nghiệm:
Bình 1: 1,42 ml
Bình 2: 1,40 ml
Trung bình: 1,41 ml
- Mẫu kiểm chứng: 1,84 ml
Tính:
- Lượng Na2S2O3 0,1N (cần tính) = Na2S2O3 0,1N(kiểm chứng) -Na2S2O3 0,1N(thí nghiệm)
= 1,84 – 1,41 = 0,43 ml
- Ta có cứ 1ml Na2S2O3 0,1N => 3,3mg đường khử
 0,43ml => 1,42 mg đường khử trong 1ml dịch
đường
 Trong 100ml dịch có 0,142 g đường khử
 Hàm lượng đường khử tổng số có trong mẫu là :
0,142
% đường khử= *100%=2,83%
5 , 01
Vậy hàm lượng đường khử tổng số có trong 5,01g mẫu là 2,83%
2. Nhận xét
- Theo kết quả thí nghiệm hàm lượng đường khử trong mẫu chuối chín là 2,83% là
gần đúng. Sai số xảy ra trong quá trình thao tác đo, sai số dụng cụ.
- Trong khi chiết do các enzyme có sẵn trong mẫu chuối cùng với nhiệt độ cao có
thể gây hiện tượng thủy phân cá đường không khử thành đường khử gây sai số
dương khi xác định lượng đường khử tổng số.
IV. Chú ý khi thí nghiệm để đạt kết quả chinh xác nhất có thể
- Cần phải trung hòa mẫu đến pH bằng 7 vì nếu
 Môi trường quá axit: các đường không khử dưới tác dụng của nhiệt độ
khi triết cùng với axit sẽ bị thủy phân thành đường khử xảy ra sai số
dương.
 Môi trường quá kiềm: mẫu dễ bị oxi hóa bởi không khí gây thất thoát
đường khử cần xác định xảu ra sai số âm.
- Chiết trong cồn là hiệu quả nhất vì
 pH=7 các enzyme vẫn hoạt động dưới tác dụng của nhiệt độ có thể gây
thủy phân đường không khử thành đường khử
 Trong môi trường cồn (80% etanol) các enzyme sẽ bị vô hoạt hoặc bị ức
chế
- Kết tủa protein bằng chì axetat 10% vì trong phản ứng với Felin 1,2 có
Cu2+/OH- có mặt protein sẽ xảy ra phản ứng Biure làm cho xác định không
đúng lượng Cu(OH)2
- Phải loại bỏ Pb dư vì sẽ xảy ra phản ứng: Pb2+ + 2I- → PbI2 gây khó khăn
khi tính toan.
- Chỉ đun sôi 2 phút tuân thủ đủ 1 ml dịch phân tích,1 ml Felin 1, 1 ml Felin
2, 2 ml nước vì cần xác định lượng đường khử tổng số gồm nhiều loại
đường khác nhau có khối lượng phân tử và thành phần khác nhau nên hệ số
chuyển đổi Na2S2O3 0,1 N qua đường khử là khác nhau. Trong bài này ta
dựa vào hệ số thực nghiệm 1ml Na2S2O3 0,1 N tương ứng với 3,3mg
đường khử nên cần tuân thủ đúng điều kiện.
- Sau khi đun sôi dung dịch vẫn còn màu xanh biếc đặc trưng và có lớp Cu2O
kết tủa màu đỏ gạch là được.
 Nếu dung dịch mất màu hoàn toàn chứng tỏ lượng Felin cho vào
không đủ để oxi hóa hoàn toàn lượng đường cần rút bớt dịch đường
hoặc pha loãng dịch đường
 Nếu không có lớp kết tủa Cu2O cần tang lượng dịch đường giảm
nước cất nhưng vẫn đảm bảo tổng số là 5ml
- Cho H2SO4 vào trước KI để tạo môi trường cho phản ứng CuSO4 + KI
- Chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,1N cho đến khi xuất hiện kết tủa màu trắng sữa.
V. Phạm vi áp dụng của phương pháp
- Những loại đường chứa trong mẫu mà chúng ta có thể xác định được đó là
những loại đường có chứa nhóm aldehyde (-CHO) hoặc xeton (-CO)
như glucose, fructose, maltose, lactose,...
Phương pháp này không xác định được đường saccaroza do saccaroza được cấu
tạo bởi Glucoza-Fructoza liên kết với nhau bằng liên kết α-1,2-glucoside nên
không còn chứa nhóm –OH Hemiaxetan, bởi vậy mà saccaroza không còn tính
khử. ----
Phương pháp này cũng không xác định được lượng tinh bột dù tinh bột vẫn còn
chứa nhóm –OH Hemiaxetan nhưng do cấu trúc tinh bột rất cồng kềnh mà tinh
bột chỉ chứa một đầu khử rất nhỏ so với cấu trúc của nó, nên gần như tính khử
của tinh bột là không đáng kể.

You might also like