You are on page 1of 6

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA SINH

BÀI 2: ĐỊNH TÍNH VÀ KHẢO SÁT VỀ GLUCID


BÀI 6: ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN C VÀ KHẢO SÁT CÁC ENZYME HÔ HẤP

Nhóm: S6 - N3
Thành viên - MSSV:
Lê Trúc Huỳnh - 61900085
Châu Minh Mẫn - 61900109
Mai Thị Hồng Phượng - 61900773
Sokun Sovanndara - 61900895

BÀI 2: ĐỊNH TÍNH VÀ KHẢO SÁT VỀ GLUCID


1. Xác định tính khử của đường đơn bằng phản ứng Fehling
- Hiện tượng: khi cho Fehling A vào ống nghiệm thấy dung dịch có màu xanh
dương của dung dịch fehling A. Cho tiếp fehling B thấy xuất hiện kết tủa xanh
dương, lắc nhẹ ống nghiệm thấy kết tủa tan ngay tạo dung dịch màu xanh đặc
trưng. Đem ống nghiệm đun cách thủy thấy dung dịch dần mất màu xanh dương
đồng thời xuất hiện kết tủa đỏ gạch ở cả 2 ống nghiệm. Cường độ kết tủa ở ống
nghiệm thứ 2 nhiều hơn của ống nghiệm thứ nhất.

Khi chưa đun cách thủy Sau khi đun cách thủy

- Biện luận:
+ Dung dịch fehling A là dung dịch CuSO4 có màu xanh dương của ion
Cu2+ và dung dịch fehling B là dung dịch muối Natri Kali Tartrate
(NaOOC - CHOH - CHOH - COOK) là một muối phức không bền. Người
ta không trộn sẵn fehling A và B làm 1 vì: phản ứng tạo tủa không bền
Cu(OH)2 của 2 dung dịch fehling A và B, tủa dễ bị phân hủy bởi nhiệt tạo
thành CuO có màu đen làm cho thí nghiệm khó quan sát.
+ Phản ứng chứng minh tính khử của gốc -CHO có trong phân tử đường
Glucose và gốc -C=O có trong phân tử đường fructose. Phản ứng tạo
thành kết tủa Cu2O có màu đỏ gạch vì các gốc andehit và ceton khử
Cu2+ trong Cu(OH)2 và Cu1+ .
+ Cường độ tủa ở ống nghiệm 2 nhiều hơn ở ống nghiệm 1 do tính khử của
fructose mạnh hơn của glucose.
2. Xác định tính khử của đường đôi bằng phản ứng Fehling
- Hiện tượng:
+ Ống nghiệm 1: Xuất hiện tủa màu đỏ gạch.
+ Ống nghiệm 2: Xuất hiện tủa màu đỏ gạch.
+ Ống nghiệm 3: Không có hiện tượng.

(Từ trái sang phải số thứ tự ống nghiệm là 1, 2, 3)

- Biện luận:
+ Ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2: Xuất hiện tủa màu đỏ gạch do trong Maltose và
Lactose có nhóm OH glucozit của đường đơn thứ nhất kết kết hợp với nhóm OH
ancol của đường đơn thứ hai thì đường đôi tạo thành mang tính khử. Khi đun
nóng với dung dịch Fehling sẽ cho tủa màu đỏ.
+ Ống nghiệm 3: Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch do trong Saccarose nhóm OH
glucozit của đường đơn thứ nhất kết kết hợp với nhóm OH glucozit của đường
đơn thứ hai, như vậy đường đôi tạo thành không có tính khử. Nhưng trong thí
nghiệm này vẫn tạo một ít kết tủa do hóa chất không tinh khiết hoặc nhiệt độ quá
cao gây phản ứng thủy phân (thành glucose và fructose).
+ Ngoài ra, ống 1 có kết tủa đỏ gạch nhiều hơn ống 2 do maltose được cấu tạo từ
2 phân tử glucose còn lactose được cấu tạo từ 1 phân tử glucose và 1 phân tử
galactose.
3. Chiết xuất glycogen
- Hiện tượng:
+ Gan tươi tan dần trong dung dịch KOH 30% đun nóng tạo dung dịch màu nâu
đỏ.
+ Kết tủa dần hình thành khi thêm lần lượt dung dịch Na2 SO4 10% và cồn 96.
+ Sau ba lần lắng gạn bằng cồn thu được kết tủa có màu trắng ngà.

- Biện luận:
+ Gan là glycogen bản chất là các polisaccarit được bao bọc bởi các mô có bản
chất protein. KOH đóng vai trò là dung môi phá vỡ lớp mô bên ngoài để giải
phóng glycogen cho chuỗi thí nghiệm.
+ Na2 SO4 tạo môi trường trung tính đưa các protein có trong gan đến điểm đẳng
điện tạo kết tủa, cồn 96 tạo điều kiện thuận lợi cho kết tủa glycogen hình thành.
+ Sử dụng cồn 96 để lắng gạn để rửa sạch tối đa tạp chất, thu về kết tủa glycogen
tinh khiết.
4. Thủy phân tinh bột
- Hiện tượng:
● Ống 1: Dung dịch có màu vàng của Iod.
● Ống 2: Lúc đầu khi đun dung dịch không có kết tủa, nhưng khi cho dư một lượng
Fehling B thì dung dịch xuất hiện kết tủa đỏ gạch.

- Biện luận: Tạo màu vì lúc này phân tử Iod được sắp xếp ở bên trong các vòng
xoắn của các sản phẩm dextrin trung gian tạo ra phản ứng màu đặc trưng. Ở ống
1 lúc này tinh bột đã thủy phân hoàn toàn thành maltose và glucose nên sẽ tạo ra
dung dịch có màu vàng của Iod. Ở ống 2 do Cu(OH)2 tác dụng với Fehling B tạo
ra ion Cu2+ làm phản ứng xảy ra nhanh hơn và dung dịch thủy phân hoàn toàn
gồm có maltose và glucose mang tính khử nên khi phản ứng với Fehling có gia
nhiệt dung dịch kết tủa đỏ gạch của Cu2 O. Ngoài ra, ở ống nghiệm 2 của một số
nhóm có màu tím hay vàng nâu do tinh bột chỉ thủy phân đến Amylodextrin hay
Achrodextrin, nhưng vẫn có kết tủa do dextrin là hỗn hợp của các polyme D-
glucose liên kết bởi các liên kết glucozit nên có tính khử và vẫn có tủa xuất hiện.

BÀI 6: ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN C VÀ KHẢO SÁT CÁC ENZYME HÔ HẤP


5. Định lượng vitamin C
- Tính toán:

Hàm lượng vitamin C trong mẫu được tính theo công thức:
(a−b)× 0,88 × 100 × VDM 0,25 − 0,20 × 0,88 × 100 ×100,00
X= = = 4,35 (mg/100g)
10 x V(hay m) 10 × 10,12

Trong đó:

● X là hàm lượng vitamin C (mg/100ml) hoặc (mg/100g).


● a là số mL KIO3/KI 0,01 N dùng chuẩn độ mẫu chứa vitamin C.
● b là số mL KIO3/KI 0,01N dùng chuẩn độ mẫu kiểm chứng.
● 0.08 là số mg acid ascorbic ứng với 1mL dung dịch KIO3/KI
0,01N.
● VDM là thể tích bình định mức.
● V hay m là thể tích hoặc khối lượng mẫu ban đầu.

- Biện luận:
+ Vì thơm là mẫu rắn nên cần chuyển sang dạng lỏng mới có thể chuẩn độ.
+ Vì acid ascorbic có khả năng phản ứng thuận nghịch nhờ nhóm endiol nên khi ta
chuẩn bằng dung dịch KIO3/KI tạo ra iod nhờ đó ta có thể thấy được dung dịch
đổi màu xanh nhờ sự đổi màu của hồ tinh bột, qua đó định lượng iod được tạo ra
cũng như lượng vitamin C ta cần tìm.
6. Các enzyme hô hấp
a. Dehydrogenase
- Hiện tượng:
+ Ống nghiệm 1: Cho thấy màu của dung dịch không thay đổi sau khi bỏ
vào nước ấm 40°C.
+ Ống nghiệm 2: Cho thấy dung dịch xanh methylen nhạt dần do enzyme
dehydrogenase làm xây ra chức năng vận chuyển H từ củ cải.

- Biện luận:
+ Ở ống nghiệm không chứa củ cải ta không thấy hiện tượng gì có nghĩa là các
chất không phản ứng với nhau.
+ Ở ống chứa củ cải ta thấy dung dịch trong ống bị nhạt màu đi là do có quá trình
sinh tổng hợp (tạo ra H) xảy ra H sinh ra trong dung dịch tạo ra môi trường có
pH giảm dần khiến dd màu xanh của chỉ thị xanh methylen từ từ trở nên nhạt
màu theo pH do phản ứng không hoàn toàn nên t chỉ thấy màu xanh nhạt đi chứ
không mất màu.
● Dầu lửa được thêm vào để ngăn cản sự thoát ra của H2 sau khi sinh ra. H được
giữ lại trong dung dịch mới tạo ra môi trường axit làm nhạt màu xanh methylene.
b. Catalase
- Hiện tượng: Ta thấy có sủi bọt khí
- Biện luận: Ta thấy có bọt khí nổi lên. Đó là khí oxi bay lên do trong quá trình
phản ứng tạo ra nhiều khí oxi điều đó chứng tỏ khoai tây đã phản ứng với H 2O2
thành nước và oxi.

You might also like