You are on page 1of 3

Trường THPT Nam Sách GV: Nguyễn Thị Hài

KHẢO SÁT HSG 12 – ĐỀ SỐ 23


Câu 1. (1.5 điểm)
1. Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả năng đó?
2. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng của cây liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của
rễ?
3. Nêu ứng dụng về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt giúp rễ cây hô
hấp tốt hơn?

Câu 2. (1 điểm)
1. Nêu điểm khác biệt rõ nét nhất trong quang hợp ở thực vật C4 và CAM ?
2. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện nào và trình tự diễn ra qua các bào quan nào?

Câu 3. (1 điểm)
1. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò sát?
2. Các loài lưỡng cư như ếch, nhái để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được rất lâu ở dưới nước. Nhờ đâu
chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn da của ếch, từ đó rút ra nhận xét gì?

Câu 4. (1 điểm)
Phân biệt cử động lá ở cây trinh nữ về tác nhân kích thích,cơ chế, tính chất biểu hiện, ý nghĩa trong 2
trường hợp sau:
- Khi va chạm cơ học
- Buổi sáng- buổi chiều

Câu 5. (1.5 điểm)


Nêu điểm khác biệt giữa hai con đường thoát hơi nước qua lá? Tại sao thoát hơi nước qua lá vừa là
một tai họa và cũng là một tất yếu?

Câu 6. ( 2.0 điểm)


1. Trong tự nhiên dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
2. Những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
3. Cây cà chua tứ bội (4n) có kiểu gen Aaaa giảm phân có thể tạo ra những loiaj giao tử nào? Vì sao
thể tứ bội (4n) lại giảm khả năng hữu thụ so với thể lưỡng bội (2n)?

Câu 7. ( 2.0 điểm)


1. Cho biết cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể số 1, cặp Bb nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 3.
Cho phép lai P: ♂ aaBb x ♀ Aabb. Hãy xác định các loại giao tử trong trường hợp cặt NST số 1 ở cơ thể
mẹ rối loạn phân ly ở giảm phân I và cặp NST số 3 ở cơ thể bố rối loạn phân ly ở giảm phân II
2. Người ta nuôi 1 tế bào vi khuẩn Ecoli trong môi trường chứa N 14 (lần thứ 1). Sau 1 thế hệ người ta
chuyển sang môi trường nuôi cấy chứa N 15 (lần thứ 2) để mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các
tế bào đã được tạo ra sang môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi một lần nữa.
a. Hãy tính số phân tử ADN chỉ chứa N14, chỉ chứa N15 và chứa cả N14 và N15 ở lần thứ 3.
b. Thí nghiệm chứng minh điều gì?

---------------- hết ------------------


Gợi ý làm bài – đề số 23
Câu 1. (1.5 điểm)
1. Những vi sinh vật có khả năng cố định nitơ không khí: (0.25 điểm)
+ Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống tự do: cyanobacteria
+ Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống cộng sinh: Rhizobium sống cộng sinh trong rễ cây họ đậu.
- Chúng có khả năng đó vì có Enzim nitrôgenaza nên có khả phá vỡ liên kết 3 bền vững của nit ơ và
chuyển thành NH3 (0.25 điểm)
2. Mối liên quan:
- Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra cá hợp chất trung gian như các axit hữu cơ,
tạo CO2.
- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng. CO 2 tham gia
vào quá trình hút bám trao đổi.
- Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào →
làm tăng khả năng hút nước của tế bào.
3. Ứng dụng thực tiễn
- Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp
hiếu khí (0.25 điểm)
- Hiện nay, người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất. Trồng cây trong dung dịch
(thủy canh), trồng cây trong không khí (khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ
(0.25 điểm).
Câu 2. (1 điểm)
1. Khác biệt rõ nhất trong chu trình cố định CO2:
- Ở thực vật C4: giai đoạn đầu cố định CO2 ở tế bào mô giậu, giai ddaonj sau tái cố định CO 2 ở tế bào
bó mạch và đều xảy ra ban ngày. (0.25 điểm)
- Ở thực vật CAM: giai đoạn đầu cố định CO 2 xảy ra ban đêm, giai đoạn sau tái cố định CO 2 xảy ra
ban ngày và ở một số loại tế bào (tế bào mô giậu) (0.25 điểm)
2. Điều kiện của hô hấp sáng: cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ CO 2 cạn kiệt, nồng độ O2
tích lũy nhiều. (0.25 điểm)
- Trình tự diễn ra: lục lạp à perôxixom à Ti thể. (0.25 điểm).
Câu 3. ( 1 điểm)
1. Vì nhu cầu trao đổi khí của chim và thú lớn hơn lưỡng cư và bò sát.
- Chim và thú là động vật đẳng nhiệt cần nhiều năng lượng để giữ cho thân nhiệt ổn định. (0.25 điểm)
- Chim và thú hoạt động nhiều nên nhu cầu năng lượng cần nhiều. (0.25 điểm)
2. Ếch nhái ngụp lặn được lâu dưới nước là do chúng ngoài hô hấp bằng phổi còn có khả năng hô hấp
bằng da. (0.25 điểm)
- Sơn da ếch, ếch sẽ chết. Chứng tỏ hô hấp bằng da của ếch rất quan trọng. (0.25 điểm)

Câu 4. (1 điểm)

Tiêu chí so Cử động buổi sáng và chiều tối Cử động lá va chạm cơ học
sánh
Tác nhân Ánh sáng Va chạm tác động cơ học (0,25 đ)
kích thích
Cơ chế Do tác động của Auxin dẫn đến sự sinh Do sự thay đổi sức trương nước của tế
trưởng không đồng đều ở mặt trên và mặt bào chuyển hóa (tế bào thể gối) nằm ở
dưới của lá cuống lá và gốc lá chét, không liên
quan đến sựu sinh trưởng.
(0,25 đ)
Tính chất Biểu hiện chậm hơn, có tính chu kì Biểu hiện nhanh hơn, không có tính chu
biểu hiện kì (0,25đ)
Ý nghĩa Giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để quang hợp Giúp lá không bị tổn thương khi có tác
và khép lại vào đêm để giải thoát hơi nước động cơ học.
(0,25 đ)

Câu 5. (1.5 điểm)


- Điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước qua lá. (0.5 điểm)
Con đường qua Cutin Con đường qua khí khổng
- Vận tốc nhỏ -Vận tốc lớn
Không được điều chỉnh - Được điều chỉnh bằng việc đóng
mở khí khổng
- Thoát hơi nước là một tai họa tất yếu:
+ là tai họa vì: trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển phải mất đi 1 lượng nước quá lớn.
+ Là tất yếu vì:
o Thoát hơi nước tạo ra một lực hút để lấy được nước. (0.25 điểm)
o Thoát hơi nước à điều hòa nhiệt độ lá
o Thoát hơi nước à khí khổng mở à trao đổi khí. (0.25 điểm)
Câu 6. ( 2 điểm)
1. Đột biến gen phổ biến nhất là thay thế 1 cặp Nu vì: (0.25 điểm)
- Cơ chế phát sinh đột biến dạng thay thế 1 cặp Nu dễ xảy ra hơn ngay cả khi không có tác nhân đột
biến ( do các nuclêotit trong tế bào có thể hở biến thành dạng hiếm). (0.25 điểm)
- Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế 1 cặp nuclêotit là đột biến trung tính (do chỉ ảnh
hưởng đến một bộ 3treen gen) à dạng đột biến này dễ tồn tại phổ biến ở nhiều loài. (0.25 điểm)
2. Điểm khác biệt cơ bản trong nhân đôi AND có sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực:
Sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân thực
- Chỉ có 1 đơn vị tái bản -Nhiều đơn vị tái b ản (0.205 đ)
- Số lượngEnzimth amgia ít -Có nhiều Enzim tham gia (0.25 điểm)
3. Các kiểu giao tử có thể được sinh ra từ cây cà chua tứ bội Aaaa: AAaa, AAa, Aaa, AA, Aa, aa, A, a,
o. (0.25 đ)
- Thể tứ bội (4n) giảm khả năng hữu thụ so với thể lưỡng bội (2n) vì:
+ Thể tứ bội (4n) có sự di chuyền phân ly phức tạp, không ổn định do giảm phân ở các cá thể này bị rối
loạn. (0.25 đ)
+ Các NST tương đồng tiếp hợp và phân ly một cách ngẫu nhiên à giao tử có số lượng 0, n, 2n, 3n, 4n
nhưng chỉ có giao tử lưỡng bội 2n mới có sức sống.
Câu 7. ( 2 điểm)
1. Giao tử cơ thể mẹ: (Aa,0) x b = Aab, b. (0.25 đ)
- Giao tử cơ thể bố: (BB, bb, B, b, 0) x a = aBB, abb, aB, ab, a. (0.25 đ)
2.
a. - 4 phân tử chỉ chứa N14, không phân tử nào chỉ chứa N15. (0.25 đ)
- 12 phân tử chứa cả N14 và N15. (0.25 đ)
b. Thí nghiệm chứng minh: ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn (0.5 đ)

You might also like