You are on page 1of 8

ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI DỰ TUYỂN NĂM 2020

Câu 1. (1,5 điểm)


Hãy cho biết các chất sau đây: Nước, etanol, metan, clorofoc, clorua natri
a) Chất nào được vận chuyển qua màng theo hình thức khuếch tán qua lớp kép lipit, chất nào khuyếch
tán qua kênh protein. Giải thích vì sao?
b) Nêu đặc điểm của cơ chế vận chuyển các chất trên.
c) Sự vận chuyển các chất qua màng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GIẢI:
a). Các chất metan, cloroc, etanol khuyếch tán qua lớp lipit vì metan, clorofoc là những chất không phân
cực, còn etanol phân cực yếu có gốc không phân cực chiếm ưu thế.
Nước, muối clorua natri khuyếch tán qua kênh protein vì đây là những chất phân cực và chất tích điện.
Những chất phân cực và tích điện bị hút giữ ở vùng ưa nước của lớp kép lipit nên không khuyếch tán qua
lớp lipit được (0.5 đ)
b). Các chất trên được vận chuyển theo cơ chế thụ động. Đặc điểm của cơ chế này là vận chuyển theo chiều
gradient nồng độ, vận chuyển theo một chiều, phụ thuộc vào nồng độ và không tiêu tốn năng lượng (0.25
đ)
c). Sự vận chuyển các chất qua màng phụ thuộc vào (0.75 đ):
- Nhu cầu sinh lý của tế bào
- Khối lượng phân tử, các chất có khối lượng nhỏ được vận chuyển dễ dàng hơn các chất có khối lượng
lớn
- Phụ thuộc vào đường kính ion, các ion có đường kính nhỏ vận chuyển qua màng dễ hơn
- Hệ số phân tán ( khả năng hòa tan trong lipit lớn dễ khuyếch tán qua màng hơn)
- Khả năng hydrat hóa ( mức độ hydrat hóa nhỏ dễ vận chuyển hơn).
Câu 2. (1,5điểm)
Khi ngâm các mô tế bào biểu bì của củ hành (đã được thu hoạch 1 thời gian) và lá thài lài tía trong dung
dịch đường saccarôzơ 0,1M, sau đó cho lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi thấy tế bào lá thài
lài tía và tế bào củ hành co nguyên sinh.
a) Giải thích hiện tượng trên?
b) Loại tế bào nào co nguyên sinh nhanh hơn? Giải thích.
GIẢI
a). Khi ngâm tế bào củ hành và lá thài lài tía vào trong dung dịch đường saccarozo có nồng độ cao hơn
dịch bào, nước trong tế bào vận chuyển ra bên ngoài làm cho tế bào mất nước khối nguyên sinh chất co,
kéo theo màng nguyên sinh chất co tách khỏi vách tế bào gây hiện tượng co nguyên sinh (0.5 đ).
b). Tế bào lá thài lài tía co nguyên sinh nhanh hơn do có độ nhớt nhỏ hơn tế bào củ hành. Bởi vì lá thài lài
tía còn ở trên cây nên hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh hơn củ hành ở trạng thái ngủ nghỉ (1,0 đ).

Câu 3. (1,5điểm)
a) Người ta nuôi cấy nấm men, vi khuẩn uốn ván và vi khuẩn sinh khí mê tan trong môi trường có sục
khí ôxi. Dự đoán sự sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật này. Giải thích.
b) Tại sao cồn ở nồng độ 70% lại có tác dụng diệt khuẩn hiệu qủa hơn so với cồn 100%?
GIẢI
a/ Nấm men sinh trưởng được vì nấm men là sinh vật kị khí không bắt buộc, còn 2 vi khuẩn còn lại sẽ bị
chết. (0,5điểm)
- Ở vi sinh vật quá trình photphorin hóa khi có mặt của ôxi phân tử các enzim vận chuyển điện tử từ cơ chất
đến ôxi sẽ tạo thành các chất như H2O2 hoặc ion superôxidismute, các chất này rất độc cho cơ thể cần phải
khử độc ngay. (0,25điểm)
- Các sinh vật hiếu khí có chứa các enzim catalaza hoặc superôxidismutaza nên chúng có thể phân giải các
chất độc trên, còn vi khuẩn uốn ván hay vi khuẩn sinh khí mê tan không chứa các enzim này do đó bị chết
khi môi trường có chứa ôxi phân tử. (0,25điểm)
b/ Vì: - Cồn làm biến tính các protein và dẫn đến sự chết của tế bào.
- Tuy nhiên ở nồng độ 100% cồn làm kết tủa prôtêin trên bề mặt tế bào vi khuẩn 1 cách nhanh chóng
và giảm khả năng vào trong tế bào của cồn nên hiệu quả bị giảm. (0,5điểm)
Câu 4. (1,5điểm)
Giải thích vì sao khi hạt lúa bảo quản có độ ẩm khoảng 13% hạt không nẩy mầm, còn khi ngâm hạt hút
đủ nước khoảng 20-25% thì hạt nẩy mầm? Nêu các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của
hạt?
GIẢI
Khi hàm lượng nước trong hạt lúa còn 13% hạt không nẩy mầm được là là do sự tương tác giữa gibberellin
và axit abscisic, trong đó lượng axit abscisic lớn hơn gibberellin nên hạt ở trạng thái ngủ (0.5 đ).
- Khi ngâm hạt vào nước, hạt hút đủ một lượng nước cần thiết thì gibberellin sẽ chuyển từ dạng liên kết
sang dạng tự do hoặc gibberellin được tổng hợp mới trong phôi hạt, chiếm ưu thế hơn axit abscisic. Do
đó gibberellin từ trong phôi hạt sẽ khuếch tán ra lớp alơron hoạt hóa các enzym thủy phân, các enzim
này sẽ đi vào nội nhũ phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành các hợp chất đơn giản cung cấp
nguyên liệu cho quá trình hô hấp, từ đó tổng hợp trở lại các hợp chất hữu cơ phức tạp kiến tạo nên cây
mầm (0.75 đ).
- Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình nẩy mầm là: Nhiệt độ, nước, oxy, pH , CO2 (0.25 đ).
Câu 5. (1,5đ) Câu 5. (1,5đ) Sự khử cacbon được thực hiện theo 3 con đường: Chu trình Calvin, Hatch-
Slack, CAM.
a) Hãy cho biết hiệu suất quang hợp của các chu trình? Giải thích?
b) Nêu những điểm giống và khác nhau giữa chu trình Hatch-Slack và CAM.

a). Hiệu suất quang hợp của chu trình CAM nhỏ hơn chu trình Calvin và chu trình Calvin nhỏ hơn chu
trình trình Hatch- Slack. Hiệu suất quang hợp chu trình CAM nhỏ hơn chu trình Calvin là do quá trình
đồng hóa sơ cấp xảy ra vào ban đêm nước thoát ra ít và CO2 xâm nhập vào cũng ít hơn, đồng thời chất
nhận photpho enolpyruvat được tái tạo từ tinh bột nên làm tiêu hao sản phẩm tích lũy do quang hợp nhiều
hơn chu trình Calvin. Chu trinh Hatch- Slack tập trung CO2 nhiều hơn, không có hô hấp sáng và chất nhận
CO2 tái tạo từ pyruvat nên sản phẩm quang hợp tích lũy nhiền hơn (0.5 đ).
b). (1.0 đ)
– Những điểm giống nhau:
+ Chất nhận CO2 là photpho enolpyruvat
+ Sản phẩm đầu tiên là axit oxalo axetic và malic
+ Đồng hóa cacbon thứ cấp theo chu trình Calvin
+ Hầu như không có hô hấp sáng.
- Những điểm khác nhau:
+ Đồng hóa cacbon sơ cấp ở chu trình CAM xảy ra vào ban đêm còn đồng hóa cacbon thứ cấp xảy ra vào
ban ngày, còn chu trình Hatch- Slack đồng hóa cacbon sơ cấp xảy ra ở tế bào thịt lá còn đồng hóa cacbon
thứ cấp xảy ra ở tế bào bao quanh bó mạch.
+ Chất nhận photpho enolpyruvat ở chu trình CAM tái tạo từ tinh bột còn chu trình Hatch- Slack từ pyruvat
+ Hiệu suất quang hợp, điểm no ánh sáng, lượng nước sử dụng và nhiệt độ thích hợp đối với cường độ
quang hợp cũng khác nhau.

Câu 6. (2 điểm)
Cho 3 loại lá khác nhau: Lúa nước, ngô, trúc đào, dựa vào thí nghiệm thoát hơi nước qua lá để đánh giá
khả năng chịu hạn của 3 loại cây trên.
a) Trình bày thí nghiệm để xác định lượng nước thoát qua 3 loại lá trên?
b) Sắp xếp khả năng chịu hạn của 3 loại cây trên.
c) Giải thích khả năng thoát hơi nước liên quan đến cấu tạo hình thái giải phẩu của lá.
Giải:
a). Thí nghiệm để xác định lượng nước qua lá: Dùng giấy clorua coban và lam kính kẹp ở 2 mặt lá, dựa
vào mức độ chuyển màu của giấy clorua coban từ màu gạch cua sang màu xanh da trời. Nếu lá nào có giấy
clorua coban biến đổi màu nhiều hơn thì cường độ thoát hơi nước lớn hơn và khả năng chịu hạn kém hơn.
Cũng có thể dùng phương pháp cân nhanh khối lượng lá, sau đó để 2-4 giờ cân lại và xác định lượng nước
thoát ra. Khối lượng nước thoát ra bằng khối lượng lá ban đầu trừ khối lượng lá sau khi để thoát hơi nước.
(1 điểm)
b). Khả năng chịu hạn của 3 loại lá: lá lúa < lá ngô < lá trúc đào (0,5 điểm)
c). Khả năng thoát hơi nước qua lá phụ thuộc váo lớp cutin, lớp sáp, số lượng khí khổng và kích thước khí
khổng. Lá nào có lớp cutin hoặc lớp sáp phủ ở lớp biểu bì dày hoặc số lượng khí khổng ít, lổ khí nhỏ thì
cường độ thoát hơi nước thấp.
Lá trúc đào có phủ lớp cutin dày và lổ khí nhỏ nên cường độ thoát hơi nước nhỏ nhất và khả năng chịu hạn
lớn nhất. Còn lá ngô có phủ lớp sáp mỏng trên bề mặt biểu bì và quang hợp theo chu trình C4 nên khả năng
chịu hạn tốt hơn cây lúa sống trong môi trường thủy sinh và quang hợp theo chu trình C3. (0,5 điểm)

Câu 7: Khi nuôi cấy chung ba chủng vi khuẩn Streptococcus lactis (A, B và C) trong cùng một bình nuôi
cấy tĩnh ở 37oC, người ta thu được các đườngcong sinh trưởng biểu diễn ở hình 4. Khi nuôi cấy tĩnh ba
chủng này riêng rẽ trong điều kiện tương tự, người ta thu được các đường cong sinh trưởng biểu diễn ở
hình 5.
a. A ở hình 4 và A hình 5 khác nhau như thế nào? Giải thích.
b. B ở hình 4 và B hình 5 khác nhau như thế nào? Giải thích.
Câu 8: Hai quần thể rắn nước thuộc cùng một loài. Quần thể I sống trong môi trường đất ngập nước có số 1000 cá
thể, số cá thể của quần thể II là 300 (sống trong hồ nước). Biết rằng, gen quy định tính trạng màu sắc vảy có hai
alen: alen A quy định có sọc trên thân là trội hoàn toàn so với alen a quy định không sọc; quần thể I có tần số alen
A là 0,8; quần thể II có tần số alen a là 0,3.
a) Do hai khu vực sống gần nhau, nên 25% cá thể của quần thể đất ngập nước di cư sang khu vực hồ và có 20% cá thể
từ hồ di cư sang khu đất ngập nước. Việc di cư này diễn ra đồng thời trong thời gian ngắn và cũng không làm thay
đổi sức sống, sức sinh sản của các cá thể. Hãy tính tần số các alen của hai quần thể sau khi di - nhập cư.
b) Người ta đào một con mương lớn nối liền khu đất ngập nước với hồ nước nên các cá thể của hai quần thể dễ
dàng di chuyển qua lại và giao phối ngẫu nhiên tạo thành một quần thể mới. Biết rằng quần thể mới không chịu
tác động của bất kỳ nhân tố tiến hóa nào. Hãy tính tần số các alen và thành phần kiểu gen của nó sau một mùa
sinh sản.
c) Khi môi trường sống thay đổi, kiểu hình không sọc trở nên bất lợi và bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn. Xác
định tần số alen sau 5 thế hệ của quần thể 1.
d) Cho các con đực của quần thể 1 giao phối với các con cái của quần thể 2. Xác định tần số alen của quần thể ở
thế hệ F2.

Câu 9:
Sơ đồ biểu thị tác động của các hormon ở chuột, + kích thích, - ức chế, * chưa rõ.
a. Ức chế nơ ron NPY/AGRP hoặc ức chế nơ ron POMC/CART thì khối lượng cơ thể thay đổi như thế nào? Giải
thích.
b. Nếu chuột bị hỏng thụ thể Y2R thì khối lượng cơ thể như thế nào? Giải thích.
c. Nếu chuột bị giảm Ghrelin. Thì khối lượng cơ thể như thế nào? Giải thích.
d. Nếu tăng độ nhạy cmả của thụ thể LEPR, thì lượng leptin tăng hay giảm? Giải thích.

Ức chế nơ ron NPY: giảm cảm giác thèm ăn, khối lượng cơ thể giảm.
Ức chế nơ ron POMC: tăng cảm giác thèm ăn, khối lượng cơ thể tăng.
b. PYY ức chế NPY, nếu hỏng thụ thể thì sẽ tăng cảm giác them ăn, khối lượng cơ thể sẽ tăng.
c. Hoocmon leptin nhạy cảm hơn, NPY bị ức chế nhiều hơn, chuột ăn ít hơn, ít mỡ hơn, ít leptin hơn.

Câu 10. (2,0 điểm)


1) Sinh thái học gọi các sự kiện làm thay đổi cấu trúc quần xã như bão tố, hỏa hoạn, ngập lụt, hoạt động
của con người, sinh vật khai thác nguồn sống của chính mình… là “nhiễu loạn”. Tại sao nhiễu loạn ở
mức cao hay thấp đều làm giảm độ đa dạng loài? Tại sao nhiễu loạn ở mức trung bình làm tăng độ đa
dạng loài?
2) Đa dạng sinh học là gì? Nêu ba nguy cơ chính mà hoạt động của con người hiện nay có thể trực
tiếp gây nên sự suy thoái đa dạng sinh học.
Ý Nội dung Điểm
- Nhiễu loạn ở mức độ cao thường làm cho nhiều loài trong quần xã bị tuyệt chủng. Dẫn đến 0,25
1) hình thành quần xã mới, trong đó có một số loài sống sót qua nhiễu loạn sẽ chiếm ưu thế.
- Nhiễu loạn ở mức độ thấp cho phép các loài ưu thế cạnh tranh tốt hơn, dẫn đến loại trừ 0,25
một số loài kém ưu thế ra khỏi quần xã.
- Nhiễu loạn ở mức độ trung bình tạo điều kiện cho phần lớn các loài cùng chung sống 0,5
trong quần xã, bởi vì trong điều kiện này sức cạnh tranh của loài ưu thế bị hạn chế làm nó
không đủ mạnh để loại trừ các loài khác ra khỏi quần xã.
2) - Đa dạng sinh học gồm: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. 0,25
Ba guy cơ chính mà các hoạt động của con người có thể trực tiếp gây nên sự suy thoái đa
dạng sinh học:
- Phá hủy môi trường sống. Ví dụ như phá rừng làm rẫy, chuyển đổi các hệ sinh thái tự 0,25
nhiên thành hệ sinh thái nông nghiệp, đô thị hóa, gây ra các vụ cháy rừng … làm thu hẹp,
thậm chí phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật trong tự nhiên.
- Di chuyển các loài sinh vật. Việc con người săn bắt và vận chuyển các loài sinh vật rời 0,25
xa khu phân bố tự nhiên của chúng, dẫn đến việc chúng không còn được kiểm soát bởi
các thiên địch hoặc các vật bắt mồi tự nhiên của chúng, phá vỡ các lưới thức ăn tự nhiên,
phá vỡ các mối tương tác giữa các loài trong các quần xã.
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Việc khai thác quá mức nhiều loài sinh vật phục 0,25
vụ nhu cầu của con người làm suy giảm các quần thể động vật và thực vật, thậm chí đẩy
chúng đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị tuyệt chủng hoàn toàn.

Câu 11. (2,0 điểm)


1) Sau khi một khu rừng bị cháy rụi để lại vùng đất trống thì loài có chiến lược chọn lọc nào (K hay r)
sẽ xâm chiếm vùng đất trống đầu tiên?
Loài có kiểu tăng trưởng quần thể theo chọn lọc K và loài có kiểu tăng trưởng quần thể theo chọn
lọc r có những điểm đặc trưng khác nhau nào?
2) Xét các nhân tố sau: cấu trúc tuổi của quần thể, kiểu phân bố cá thể của quần thể, khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường, sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể, mức độ cạnh tranh
giữa các cá thể trong quần thể. Trong đó, nhân tố nào là nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng
số lượng cá thể của quần thể?
Ý Nội dung Điểm
- Chọn lọc r. Bởi vì cây mọc trên đất vừa bỏ hoang thì kích thước quần thể ban đầu của 0,5
1. chúng thấp hơn nhiều so với nguồn sống, nên ít cạnh tranh nhau → ưu tiên cho chọn lọc r.
Kiểu tăng trưởng theo tiềm năng Kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi
(chọn lọc r) trường bị giới hạn (chọn lọc K)
- Kích thước cơ thể nhỏ. - Kích thước cơ thể lớn. 0,25
- Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến - Tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu tiên 0,25
sớm. đến muộn.
- Chu kì sinh sản ngắn, sức sinh sản cao. - Chu kì sinh sản dài, sức sinh sản thấp. 0,25
- Không chăm soc con non hoặc chăm súc - Bảo vệ và chăm súc con non tốt. 0,25
con non kém.
2. Là: khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Vì nhân tố đó có tác dụng chi phối các 0,5
nhân tố khác.

Câu 12: (1,5 điểm)


Vì sao nói ở các loài giao phối, đơn vị tiến hoá cơ sở là quần thể chứ không phải là cá thể hay loài?
- qt là đvị tiến hóa, đơn vị ss của loài trong tự nhiên
- qt đa hình về kg, kh
- qt có qtr dtr ổn định, cách li tương đối với các qt khác trong loài.
- qt có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa.
cá thể: mỗi cá thể chỉ là một kg, khi kg đó bị biến đổi, cá thể có thể bị chết hoặc mất khả năng ss,
đời sống cá thể có giới hạn, qt tồn tại lâu dài.
loài: trong tự nhiên loài tồn tại như một hệ thống qt, cách li tương đối với nhau.
qt là hệ gen mở, loài là hệ gen kín, không trđ vốn gen với loài khác.
Câu 13: (3,0 điểm)
Câu 14: (1,5 điểm) Nếu nói rằng trong tự nhiên “mối quan hệ khác loài có loài được lợi, loài bị hại hoặc
không được lợi cũng không bị hại” thì có hoàn toàn chính xác hay không? Giải thích.
TL (1,0 điểm)
* Trong quan hệ khác loài có loài sẽ được lợi, có loài sẽ bị hại hoặc không lợi cũng không hại là
không chính xác vì:
- Các mối quan hệ sinh thái đều là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, biểu hiện sự thích
nghi của các lời sinh vật.
- Giá trị có lợi hay có hại, hoặc không có lợi cũng không bị hại chỉ mang tính cá thể và cũng chỉ
giới hạn trong một khoảng thời gian, không gian nhất định. Các trị số gọi là có lợi hay có hại đối
với từng cá thể trong các mối quan hệ khác loài là trị số đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển cho
cả hệ thống sống mà các cá thể đó là thành viên.
- Còn đối với các cấp độ tổ chức sống trên mức cá thể thì tất cả các mối quan hệ đều có giá trị
về sự cân bằng sinh thái và tiến hóa của sinh vật, đảm bảo cho môi trường phát triển bền vững.
Câu 15: (1,5 điểm) Một đột biến thay thế nucleotit trên gen qui định chuỗi polipeptit α-globin của
hemoglobin ở người làm cho chuỗi polipeptit mất chức năng. Tuy nhiên, phiên bản ARN sơ cấp được phiên
mã từ gen này vẫn có chiều dài bình thường.
a) Nêu hai giả thuyết giải thích cơ chế đột biến làm ngắn chuỗi polipeptit này.
b) Trình bày cách chứng minh giả thuyết.
TL
a) Giả thuyết 1: đột biến bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc.
Giả thuyết 2: đột biến làm thay đổi vị trí cắt intron trong quá trình tạo ra mARN làm cho mARN
ngắn hơn so với bình thường.
Giả thuyết 3: thay thế axit amin, làm mất chức năng của prôtêin này.
b) Dùng phương pháp điện di ARN: So sánh các băng điện di mARN (sau khi đã được cắt bỏ
intron) của gen bình thường với các băng điện di mARN của gen đột biến, nếu băng điện di
mARN đột biến di chuyển xa hơn so với mARN bình thường thì đột biến làm thay đổi vị trí cắt
intron. Nếu hai băng điện di có vị trí giống nhau thì đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.

Câu 16. Một số loài động vật quý hiếm ở nước ta đang có nguy cơ tuyệt chủng. Hãy nêu các nguyên nhân
gây ra hiện tượng này.
Nêu một số giải pháp để khắc phục hiện tượng này.

You might also like