You are on page 1of 11

ĐỀ NGÀY 1

1. Tế bào (3,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

V1-2015

Đánh dấu axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng
xạ. Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu
phóng xạ có thể xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào? Cho biết chức năng của các cấu
trúc đó.

Hướng dẫn chấm


- Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó dấu phóng xạ xuất hiện ở các
túi vận chuyển của lưới nội chất hạt, rồi đến bộ máy Golgi, đến các túi vận chuyển của Golgi.
Tiếp theo, dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, hoặc ở màng sinh chất, hoặc ở
bên ngoài tế bào.(0,25 điểm)

- Chức năng của các cấu trúc:

+ Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin và chuyển prôtêin tới bộ máy Golgi.
(0,25 điểm)

+ Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển prôtêin đến bộ máy Golgi.
(0,25 điểm)

+ Bộ máy Golgi có chức năng làm biến đổi prôtêin như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất
khác nhau, sau đó xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác. (0,25 điểm)

+ Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử prôtêin đến các bào
quan của tế bào hoặc đến màng sinh chất, hoặc đưa ra bên ngoài tế bào.(0,25 điểm)

Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài
tế bào, nhận biết giữa các tế bào, tạo hình dạng tế bào…
(0,25 điểm

Câu 2 (2,0 điểm)

2.1. Lấy 2 ống nghiệm và cho vào mỗi ống nghiệm các: ti thể, dung dịch đệm chứa ADP, Pi,
glucose, O2. Giả sử quá trình hô hấp tế bào có thể diễn ra. Nếu bỏ thêm vào ống nghiệm 1:
Oligomycin và ống nghiệm 2: 2,4-dinitrophenol(DNP) thì kết quả như thế nào? Giải thích và
so sánh hiệu quả của 2 chất trên.

Hướng dẫn chấm:

- Ở ống nghiệm 1: Oligomycin ức chế enzyme ATP synthase bằng cách tương tác với tiểu
đơn vị F0 ( của ATP synthase) (0,25 điểm)
làm giảm hoặc không cho lực vận động proton H+ đi qua phức hệ ATP synthase làm giảm
hoặc không tổng hợp được ATP(0,25 điểm)
- Ở ống nghiệm 2: 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và
giải phóng 1 proton H+ vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient
proton) giảm sự tổng hợp ATP(0,25 điểm)
 Xét về hiệu quả làm giảm sự tổng hợp ATP thì Oligomycin hiệu quả hơn 2,4-dinitrophenol
(DNP) (0,25 điểm)

2.2. Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phôtpholipit kép để tiến hành thí nghiệm
xác định tính thấm của màng này với glixêrol và ion Na + nhằm so sánh với tính thấm của
màng sinh chất.

a) Hãy dự đoán kết quả và giải thích.

b) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?

Hướng dẫn chấm:

a)

- Glixêrol đi qua cả hai màng, vì glixêrol là chất không phân cực có thể thấm qua lớp
phôtpholipit kép có cả ở hai màng. (0,25 điểm)

- Ion Na+ chỉ qua màng sinh chất vì nó là chất tích điện, kích thước nhỏ → được vận chuyển
qua kênh phagơ ôn hòa prôtein đặc hiệu. Còn màng nhân tạo do thiếu kênh prôtein nên
Na+ không qua được. (0,25 điểm)

b)
2. Vi sinh (3 điểm)

Câu 3 (2,0 điểm)

V1.2012

a) Tại sao ở người việc tìm thuốc chống virut khó khăn hơn nhiều so với việc tìm
thuốc chống vi khuẩn? Hãy cho biết việc tìm thuốc chống loại virut nào sẽ có triển vọng
hơn. Giải thích.
b) Nêu tóm tắt một số ứng dụng thực tiễn của virut đối với đời sống con người.
Trả lời

a)

- Vi khuẩn là sinh vật nhân sơ có nhiều đặc điểm khác biệt với tế bào nhân thực vì thế thuốc
kháng sinh chống vi khuẩn tập trung vào các khác biệt đó để vẫn tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh
mà tránh tác động có hại đến tế bào người. (0,25 điểm)

Ví dụ, đích tác động của các kháng sinh là ngăn cản tổng hợp thành tế bào, ức chế ribôxôm 70S,
ARN polimeraza của vi khuẩn vv. (0,25 điểm)

- Virut không có cấu tạo tế bào nên chúng thường phải sử dụng vật liệu của các tế bào người
để nhân lên trong tế bào người.Vì vậy thuốc chống virut cũng rất độc với các tế bào người.
Tuy vậy, một số loại virut có hệ gen là mARN nên cần phải mang theo enzim riêng của mình
vào trong tế bào người để nhân bản ARN tạo ra các virut mới vì trong tế bào người không có
loại enzim này. (0,25 điểm).

Vì vậy, các thuốc chống lại virut gây bệnh loại này sẽ có hiệu quả hơn vì đích tác động của
thuốc là những loại có tác dụng ức chế enzim đặc hiệu của virut sẽ ngăn cản sự tổng hợp vật
chất di truyền của virut mà không tác động có hại nhiều lên tế bào người. (0,25 điểm)

b) - Sử dụng enzim phiên mã ngược trong kĩ thuật di truyền. (0,25 điểm).

- Tạo chế phẩm sinh học để diệt trừ sâu hại. (0,25 điểm)

- Tạo vacxin để phòng trừ các bệnh do virut gây ra. (0,25 điểm)

- Sử dụng làm vectơ chuyển gen (thử nghiệm thay thế gen bệnh ở người hoặc sử dụng phage
làm thể truyền). (0,25 điểm)

3. SLTV (5,5 điểm)

Câu 4 (1,0 điểm)

Nêu sự khác nhau trong chuỗi chuyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và
trên màng ti thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
Hướng dẫn chấm:
- Sù kh¸c biÖt
Trên màng tilacoit Trên màng ti thể Điểm
Các điện tử (e) đến từ diệp lục Các điện tử (e) sinh ra từ quá trình dị 0,25
hoá (quá trình phân huỷ chất hữu cơ)
Năng lượng có nguồn gốc từ ánh Năng lượng được giải phóng từ việc 0,25
sáng đứt gãy các liên kết hoá học trong các
phân tử hữu cơ
Chất nhận điện tử cuối cùng là Chất nhận điện tử cuối cùng là O2 0,25
NADP+
Trên màng tilacoit Trên màng ti thể Điểm
Các điện tử (e) đến từ diệp lục Các điện tử (e) sinh ra từ quá trình dị hoá 0,25
(quá trình phân huỷ chất hữu cơ)
Năng lượng có nguồn gốc từ ánh sáng Năng lượng được giải phóng từ việc đứt 0,25
gãy các liên kết hoá học trong các phân
tử hữu cơ
Chất nhận điện tử cuối cùng là Chất nhận điện tử cuối cùng là O2 0,25
NADP+
- Năng lượng được dùng để chuyển tải H+ qua màng, khi dòng H+ chuyển ngược lại, ATP
được hình thành (0,25điểm).

Câu 5 (1,5 điểm)

a) Năng suất kinh tế cây trồng là khối lượng sinh khối tích lũy trong các bộ phận của cây mà
con người sử dụng như: củ, quả, thân, bắp, hạt... Có thể sử dụng chất điều hòa sinh trưởng chủ
đạo nào để nâng cao năng suất kinh tế của cây cà chua, cây lúa, cây mía? Giải thích.

b) Trình bày các biện pháp để tăng năng suất cây trồng?

Hướng dẫn chấm:


- Cây cà chua cần tăng số lượng và khối lượng quả, do đó sử dụng nhóm chất kích thích sinh
trưởng auxin để tăng cường tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, kích thước quả. (0,25 điểm)
- Cây lúa cần làm tăng số nhánh và khối lượng bông lúa, cần sử dụng nhóm cytokinin để
kích thích sự đẻ nhánh, làm chậm sự hóa già và tăng cường hoạt động của lá đòng để kéo
dài thời gian quang hợp. (0,25 điểm)
- Cây mía cần tăng cường sinh trưởng thân, nên sử dụng nhóm gibberellin để kích thích
sinh trưởng chiều dài thân và lóng. (0,25 điểm)
b)
- Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống và kĩ thuật. (0,25 điểm)
- Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật và phân bón, tưới
nước. (0,25 điểm)
- Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ
thuật. (0,25 điểm)
Câu 6 (1,5 điểm)

Đồ thị dưới đây thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng O2 giải phóng và cường độ ánh
sáng. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết

a) Các điểm A, B, C là gì ?

b) Khi cây sống trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp hơn điểm A thì cây sinh trưởng như
thế nào?

c) Bằng cách nào xác định được điểm A và điểm C ? Giải thích.

Hướng dẫn chấm:

a)

- A là điểm bù ánh sáng,B là điểm thể hiện cường độ quang hợp cao nhất của cây; C là điểm
no ánh sáng. (0,25 điểm)

-Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp hơn điểm A, cây có cường độ hô hấp lớn hơn cường
độ quang hợp, không tích lũy được chất hữu cơ nên sinh trưởng kém, dần dần sẽ chết. (0,25
điểm)

- Cơ sở để xác định điểm A và C: Điểm bù ánh sáng (A) là điểm có cường độ quang hợp và
cường độ hô hấp bằng nhau (lượng CO2 hấp thụ được trong quang hợp bằng lượng CO2 giải
phóng trong hô hấp). Điểm no ánh sáng (C) là điểm có cường độ quang hợp đạt cao nhất.
(0,25 điểm)

Cách tiến hành:

Đo đồng thời cường độ quang hợp (thông qua lượng CO2) của cây và cường độ ánh sáng
tương ứng. (0,25 điểm)

Tại điểm bù ánh sáng, dòng CO2 cung cấp đầu vào và đầu ra bằng nhau. (0,25 điểm)
Tại điểm no ánh sáng, hiệu số lượng CO2 đầu vào và đầu ra đạt trị số dương cao nhất (0,25
điểm)

(Lưu ý: Nếu thí sinh trình bày cách khác nhưng đúng bản chất và giải thích đúng thì vẫn cho
điểm)

Câu 7 (1,5 điểm)

Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C 3 và một loài thực
vật C4) để so sánh giữa hai loài về mối liên hệ giữa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy
trong cây. Các cây thí nghiệm giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh
khối khô) được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các
giá trị trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau
3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng dưới đây.
Loài cây Loài A Loài B
Chỉ tiêu Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
Lượng nước hấp thụ (L) 2,57 2,54 2,60 3,70 3,82 3,80
Lượng sinh khối khô tăng thêm
10,09 10,52 11,30 7,54 7,63 7,51
(g)
a) Mỗi loài A và loài B là thực vật C3 hay C4? Giải thích.
b) Dựa vào điểm bù CO2 của thực vật C3 và C4, giải thích kết quả thí nghiệm trên.
Hướng dẫn chấm:
a) - Cây loài A là thực vật C4 còn cây loài B là thực vật C3. (0,25 điểm)
- Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/sinh khối khô tích lũy ở cây loài A xấp
xỉ 250/1, còn ở cây loài B xấp xỉ 500/1. Điều này cho thấy, loài A có nhu cầu nước thấp
hơn là thực vật C4; loài B có nhu cầu nước cao hơn là thực vật C3.
- Mặt khác trong cùng một thời gian, hiệu suất tích lũy chất khô của các cây trong nhóm A
cao hơn nhóm B. (0,25 điểm)
b) - Theo phương trình quang hợp, để loài A và B tổng hợp được 170g đường (tương đương 1
phân tử C6H12O6) chỉ cần 216g nước (tương đương 12 phân tử H 2O), tỷ lệ H2O hấp thụ/
C6H12O6 tổng hợp xấp xỉ 1 :1. Trong khi, loài A và B có tỷ lệ H2O hấp thụ/C6H12O6 tổng
hợp là 250-500/1. Chứng tỏ, phần lớn nước hấp thụ vào cây bị thoát ra ngoài khí quyển.
(0,25 điểm)
- Để các cây loài B có thể tiến hành quang hợp, tích lũy chất hữu cơ thì nồng độ CO2 trong lá
của các cây trong nhóm này phải cao hơn điểm bù CO2. Do điểm bù CO2 của cây loài B
(thực vật C3) cao hơn nhiều so với điểm bù CO2 của cây loài A (thực vật C4) nên khí khổng
ở cây loài B phải mở nhiều hơn (kể cả số lượng và thời gian) để lấy CO2. (0,25
điểm)
- Khí khổng mở càng nhiều để lấy CO2 kéo theo hơi nước từ trong lá thoát ra càng nhiều
khiến cho cây loài B cần hấp thụ nhiều nước hơn (500g) so với loài A (250g) để tổng hợp 1
g được chất khô. (0,25 điểm)
5. SLĐV(8,0 điểm)

Câu 8 (2,0 điểm)

Thận là nơi xảy ra quá trình lọc máu mạnh mẽ. Ở đó, các chất dư thừa trong máu được thải
theo nước tiểu ra ngoài cơ thể. Ngược lại, các chất cần thiết cho cơ thể được tái hấp thu trở lại
dịch mô và máu. Hình A thể hiện đơn giản các ống thận và các mạch máu liên quan. Bảng B
thể hiện sự có mặt hoặc không có mặt của các chất X, Y, Z ở mỗi cấu trúc từ 1 đến 6 ở hình
A.
1
A 6 B
5 Cấu Các chất
trúc X Y Z
4
1 Có Có Có
2 2 Có Có Có
3 Có Không có Không có
4 Có Không có Không có
3 5 Có Có Không có
6 Có Có Không có

Hãy cho biết:

a) Ở người khỏe mạnh bình thường, chất X, Y, Z tương ứng với thành phần nào trong các
thành phần sau: glucôzơ, urê, axit amin, protein, ion Na+, tế bào hồng cầu? Giải thích.

b) Quá trình tiết và tái hấp thu ở các cấu trúc nào trong các cấu trúc 3, 4, 5, 6 có vai trò quan
trọng trong điều hòa pH máu? Giải thích

Hd:

- Chất X là urê và ion Na+, các chất này có mặt ở trong máu và tất cả các phần của đơn vị
thận. (0,25 điểm).

- Chất Y là glucôzơ và axit amin, các chất này được lọc qua nang Bowman nhưng được tái
hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần (5), vì vậy chúng không có mặt ở (4) và (3). (0,25 điểm).

- Chất Z là prôtêin và tế bào hồng cầu, những thành phần này có mặt ở trong máu, nhưng có
kích thước lớn nên không được lọc qua ở cầu thận. (0,25 điểm).

b)

- Cấu trúc 5 là ống lượn gần CÓ vai trò quan trọng trong điều hòa pH máu. (0,25 điểm).

Các tế bào biểu mô ống lượn gần vận chuyển tiết H+ cũng như tổng hợp và tiết amonia giúp
lấy H+ trong dịch lọc trở thành NH4+. Ống lượn gần tái hấp thu mạnh HCO3- đóng góp thêm
cho cân bằng pH. (0,25 điểm).

- Cấu trúc 4 là ống lượn xa CÓ vai trò quan trọng trong điều hòa pH máu thông qua điều hòa
pH thông qua điều hòa chế tiết H+ và tái hấp thu HCO3-.(0,25 điểm).

- Cấu trúc 3 là ống góp có vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu miền tủy thận và thể tích máu
thông qua tái hấp thu NaCl và urê và điều hòa tái hấp thu nước. (0,25 điểm).

Cấu trúc 6 là nang Bowman là nơi nhận dịch lọc thụ động từ quản cầu thận. Cả cấu trúc 3 và
6 KHÔNG có vai trò quan trọng trong điều hòa pH máu. (0,25 điểm).

Câu 9 (2,0 điểm)

Để tìm hiểu vai trò của một loại hormone đối với cơ thể, các nhà khoa học đã tiến hành
tiêm liên tục hormone này cho chuột thí nghiệm trong 2 tuần, sau đó xác định khối lượng cơ
thể và khối lượng các tuyến nội tiết của chuột. Kết quả thí nghiệm đối với hai loại hormone
(kí hiệu là H1, H2) và của nhóm đối chứng (tiêm nước muối sinh lí) được thể hiện ở bảng sau
đây.
Đối chứng Hormone H1 Hormone H2
Tuyến yên (mg) 13,1 8,1 15,5
Tuyến giáp (mg) 250 500 249
Tuyến trên thận
40 38 85
(mg)
Dựa vào kết quả thí nghiệm hãy cho biết: H1 và H2 là hormone nào? Giải thích.

Hướng dẫn chấm


a. - H1: TSH-.(0,25 điểm).
+ Tuyến trên thận không đổi hoặc thay đổi ít → H1 không liên quan đến tuyến trên thận. -.
(0,25 điểm).
+ Tuyến giáp tăng kích thước rất nhiều → H1 là hoocmôn kích thích tuyến giáp → H1 là
TSH. -.(0,25 điểm).
+ Khi tiêm TSH sẽ kích thích tuyến giáp tạo TH → tăng ức chế ngược lên vùng dưới đồi →
TRH giảm → giảm kích thích tuyến yên. -.(0,25 điểm).
- H2: CRH-.(0,25 điểm).
+ Tuyến giáp không thay đổi nhiều → H2 không liên quan đến tuyến giáp-.(0,25 điểm)..
+ Tuyến yên và tuyến trên thận đều tăng mạnh về khối lượng → H1 là hoocmôn kích thích cả
tuyến trên thận và tuyến yên → H2 là CRH. -.(0,25 điểm).
+ Khi CRH tăng → tăng kích thích tuyến yên tạo ACTH→ ACTH kích thích tuyến trên thận
làm tuyến trên thận tăng kích thước. -.(0,25 điểm).

Câu 10 (2,0 điểm)

Bốn hình vẽ dưới đây mô tả sơ đồ áp lực - thể tích của tâm thất trái qua các pha khác
nhau của chu kì tim.

Hình 10.1 Hình 10.2


Hình 10.3 Hình 10.4

Hãy cho biết, hình nào thể hiện các bệnh: hở van nhĩ thất;hẹp van nhĩ thất; hở van tổ
chim và hẹp van tổ chim. Giải thích.

Nội dung Điểm

Trong đồ thị áp lực thể tích, đồ thị bình thường lần lượt biểu diễn các pha: Pha co
đẳng tích; tống máu; giãn đẳng tích; hút máu

a)

Hở van nhĩ thất

- Hình 10.2. Hở van nhĩ thất làm giảm áp suất tâm thu và tăng lượng máu cuối tâm
trương do một phần lượng máu bị bơm vào tâm nhĩ bây giờ quay trở lại tâm thất. 0,25

- Thể tích máu trong tim ở thời kì co và giãn đẳng tích không ổn định do có vị trí
hở khiến máu di chuyển qua các buồng tim. 0,25

b)

Hẹp van nhĩ thất

- Hình 10.4. Hẹp van nhĩ thất làm giảm lượng máu cuối tâm trương và giảm lượng 0,25
máu cuối tâm thu do tim bị kích co bóp mạnh lên để đấy đủ lượng máu và động
mạch.

- Áp lực không thay đổi nhiều so với bình thường; thể tích trong pha co và dãn 0,25
đẳng tích không thay đổi.

c)

Hở van tổ chim

- Hình 10.1. Hở van tổ chim làm một lượng máu từ động mạch trở lại tim sau khi 0,25
tống máu → tăng áp suất tâm thu do tăng thể tích máu cuối tâm trương.

- Thể tích máu trong tim ở thời kì co và giãn đẳng tích không ổn định do có vị trí
hở khiến máu di chuyển qua các buồng tim. 0,25

d)
Hẹp van tổ chim

- Hình 10.3. Hẹp van tổ chim làm giảm lượng máu mà tâm thất đẩy đi được trong 0,25
một chu kì tim → tăng thể tích cuối tâm thu.

- Do máu đẩy đi ít → tim bị điều hòa co nhanh và mạnh lên khiến cho áp lực tăng
cao. Thể tích máu trong tim không thay đổi trong suốt trong pha co và dãn đẳng 0,25
tích.

Câu 11(1,0 điểm)

Cho các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Khi vận chuyển trong mạch, Hemoglobin giải phóng từ từ các phân tử O2 khi nó đi từ
phổi đến cơ.
b) Thành dày của động mạch giúp bơm máu đi khắp cơ thể.
c) Mỗi tế bào hồng cầu có thể kết hợp với 8 nguyên tử oxy.
d) Tế bào hồng cầu có diện tích bề mặt lớn để nhiều phân tử O2 có thể bám lên được.
Hướng dẫn:

a) - Sai. Phân áp ôxi cao ở phổi và thấp ở cơ và không thay đổi khi máu chảy từ phổi tới cơ →
ôxi không giải phóng từ từ trong quá trình di chuyển, chỉ khi đến mao mạch ở mô hô hấp mới
giải phóng ôxi. (0,25 điểm)

b) - Sai. Động mạch không có chức năng bơm máu. (Bơm máu là nhờ tim) (0,25 điểm)

c) - Sai. Mỗi phân tử Hb có thể liên kết với 8 nguyên tử ôxi. (Một tế bào hồng cầu có khoảng
hơn 200 triệu phân tử Hb). (0,25 điểm)

d) - Sai. Tế bào hồng cầu có diện tích bề mặt lớn → cho phép nhiều ôxi khuếch tán qua (ôxi
không đính vào bề mặt mà nằm trong tế bào chất của hồng cầu)

Câu 12(1,0 điểm)

Một người thường xuyên sử dụng thuốc aspirin để chữa bệnh. Thuốc này có tính axít và
làm giảm pH máu. Hãy cho biết khi bệnh nhân dùng thuốc thì:
a) Đường cong phân li ôxihêmôglôbin của bệnh nhân này sẽ khác biệt như thế nào so với
khi không dùng thuốc? Giải thích.
b) Hoạt động hô hấp của bệnh nhân có bị ảnh hưởng không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a) - Đường cong phân li của ôxihêmôglôbulin sẽ dịch chuyển về phía phải so với đường
cong phân li của người bình thường. (0,25 điểm)
(Thí sinh có thể vẽ hình, nếu đúng cho điểm như đáp án)
- Vì pH máu giảm làm giảm ái lực của Hb với ôxi dẫn đến làm tăng phân li ôxi.
(0,25 điểm)
b) - Hoạt động hô hấp tăng. (0,25 điểm)
- pH máu giảm gây kích thích lên thụ thể hoá học ở xoang động mạch cảnh và cung
động mạch chủ, đồng thời kích thích lên thụ thể hoá học trung ương, từ đó gây tăng nhịp và
độ sâu hô hấp.
(0,25 điểm

You might also like